Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đánh giá kết quả cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật ở người cao tuổi tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.25 KB, 9 trang )

Đánh giá kết quả cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật ở người cao tuổi
tại Bệnh viện Quân y 103
Evaluating the results of laparoscopic cholecystectomy for cholecystitis in
elderly patients in 103 military hospital
Nguyễn Dũng, Lê Quang Trí
Bệnh viện Quân y 7A
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật ở
người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mơ tả, có theo dõi
dọc trên 63 bệnh nhân có tuổi từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán là viêm túi mật do sỏi
đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh Viện Quân Y
103 từ tháng 01/2017 đến tháng 4/2019. Kết quả: tuổi trung bình là 67,49 ± 6,43. Tỷ lệ
nữ giới mắc bệnh sỏi túi mật cao hơn ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ bằng 1/1,17. Kết quả
sớm sau mổ đạt tỷ lệ tốt là 98,41%; Trung bình là 1,59%; khơng có kết quả kém và tử
vong. Kết luận: Phẫu thuật cắt túi mật nội soi hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm túi
mật ở người cao tuổi.
Từ khóa: cắt túi mật nội soi.
Summary
Objective: Evaluating the results of laparoscopic cholecystectomy for
cholecystitis in elderly patients. Subject and method: cross sectional design with 63
patients over 60 years old and diagnose with cholecystitis treated by laparoscopic
cholecystectomy surgery at 103 Military Hospital from January 2017 to April 2019.
Result: The average age is 67.49 ± 6.43. The rate of women suffering from gallstones is
higher in men with the rate of male / female equal 1 / 1.17. Early results after surgery
achieved a good rate of 98.41%; The average is 1.59%; No poor results and death.
Conclusion: laparoscopic cholecystectomy is effective and safe in the treatment of
cholecystitis elderly patients.
Keywords: laparoscopic cholecystectomy.
1. Đặt vấn đề
Bệnh lý sỏi túi mật thường gặp ở cả các nước đang phát triển và phát triển. là
một bệnh lý phổ biến ở các nước châu Âu- Mỹ. Tại Mỹ, bệnh sỏi túi mật chiếm khoảng


10% dân số (khoảng 20 triệu người mắc) và mỗi năm có thêm khoảng một triệu người
mới có sỏi túi mật được phát hiện.
Ở Việt Nam tỷ lệ sỏi túi mật chiếm 21%- 36% và thường có triệu chứng lâm sàng
nghèo nàn, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi do phản ứng với bệnh tật kém, 60-80% khơng
có triệu chứng, Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ bệnh sỏi túi mật ở nước ta có
xu hướng tăng lên, việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý, kịp thời đã làm giảm đáng kể
những biến chứng nặng nề như: viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, hoại tử túi
mật.
Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc và kinh nghiệm của
phẫu thuật viên, phẫu thuật cắt túi mật nội soi ngày càng được áp dụng để điều trị bệnh
lý sỏi túi mật. Tuy nhiên đặt vấn đề với sỏi túi mật ở người cao tuổi thì ở người cao tuổi


ngồi vấn đề tuổi tác có sự suy giảm và rối loạn các chức năng sinh lý thì đa số người
cao tuổi đều có bệnh mạn tính, thậm chí kết hợp nhiều bệnh lý khác nhau; Đồng thời có
nhiều bệnh nhân đã từng trải qua một hoặc vài lần mổ trước đây cho nên về giải phẫu
và chức năng các cơ quan có sự thay đổi đáng kể. Hơn nữa, hiện nay tỷ lệ người cao
tuổi ở nước ta có xu hướng ngày càng gia tăng, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu
với mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật
do sỏi ở người cao tuổi.
2. Đối tượng và phương pháp
2.1. Đối tượng: 63 bệnh nhân có tuổi từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán là viêm
túi mật do sỏi đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh
Viện Quân Y 103 từ tháng 01/2017 đến tháng 4/2019.
Tiêu chuẩn nhận bệnh:
- Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, được chẩn đốn viêm túi mật do sỏi.
- Siêu âm có sỏi túi mật.
- Lâm sàng khơng có tắc mật.
- Bệnh nhân được phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật do sỏi tại
Bệnh Viện Quân Y 103.

- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ.
Tiêu chuân loại trừ:
- Những bệnh nhân dưới 60 tuổi.
- Những bệnh nhân sỏi túi mật kết hợp với sỏi đường mật ở vị trí khác.
- Những bệnh nhân sỏi túi mật khơng được điều trị phẫu thuật cắt túi mật nội soi.
- Những trường hợp cắt túi mật nội soi do bệnh lý khác của túi mật: polyp túi mật.
2.2. Phương pháp
Nghiên cứu: cắt ngang không đối chứng, kết hợp hồi cứu và tiến cứu.
- Hồi cứu từ 1/2017 đến 10/2018 có 53 bệnh nhân.
- Tiến cứu 11/2018 đến 4/2019 có 10 bệnh nhân.
Quy trình kỹ thuật:
- Chuẩn bị bệnh nhân: Vệ sinh toàn thân, vệ sinh vùng mổ. Bệnh nhân phải nhịn
ăn, sử dụng kháng sinh và dịch truyền trước mổ.
- Đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu
- Vô cảm: Gây mê nội khí quản có sử dụng giãn cơ.
- Kỹ thuật
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, hơi nghiêng trái, đầu cao dốc
khoảng 300. Phẫu thuật viên đứng bên trái bệnh nhân, người phụ đứng bên trái phẫu
thuật viên.
+ Bệnh nhân được bơm khí CO2 vào ổ bụng bằng phương pháp mở, qua
trocar đặt ở dưới rốn với áp lực tối đa 12mmHg, lưu lượng 2,5L/phút.


Ảnh 1. Các vị trí đặt Trocar
Ảnh 2. Vị trí các Trocar trong mổ
Trocar thứ nhất: Rạch da đường vòng cung ngay dưới rốn dài 1cm, dùng kìm
kẹp săng hoặc răng chuột nâng cao thành bụng, mở cân theo đường rạch da, dùng pince
tách rộng vết mổ, đưa Trocar 10mm đầu tù vào ổ bụng và tiến hành bơm hơi ổ bụng.
Qua Trocar này đưa Camera vào quan sát kiểm tra ổ bụng, gan, đường mật, túi mật để
xác định chẩn đốn và tiên lượng tình hình phẫu thuật trên cơ sở thực trạng vùng túi

mật.
Trocar thứ 2: Mở đường ngang dưới mũi ức dài 1cm, đặt trocar 10mm vào ổ
bụng dưới sự giám sát của camera. Qua Trocar này để đưa các dụng cụ phẫu thuật như
kéo, móc, kìm phẫu tích, kìm kẹp clip.
Trocar thứ 3: Rạch dài 5mm ở dưới bờ sườn phải nằm trên đường nách dưới,
dưới sự kiểm soát của camera đặt Trocar 5mm vào ổ bụng; qua trocar này để đưa kẹp
phẫu tích và kẹp túi mật.
Trong trường hợp phẫu thuật khó khăn thì đặt thêm 1 trocar 5mm ở mạng sườn
phải ngang rốn để kẹp đáy túi mật nâng lên tạo thuận lợi cho việc phẫu tích.
3. Kết quả
Nghiên cứu cho thấy: Tuổi trung bình 67,49 ± 6,43 tuổi, nhóm tuổi từ 60 – 69
tuổi chiếm tỷ lệ đa số 68,25%. Nữ giới gặp nhiều hơn nam giới với tỷ lệ nam/nữ là
1/1,17.
Kết quả siêu âm về số lượng sỏi: Tỷ lệ sỏi túi mật nhiều viên hay gặp với tỷ lệ
50BN (79,37%).
Trên siêu âm dấu hiệu túi mật to chiếm 19,05%. Dầy thành túi mật có 26 bệnh
nhân, chiếm tỷ lệ 41,27 %. Có 01 trường hợp siêu âm phát hiện dịch quanh túi mật
(1,59%)
Bảng 1. So sánh siêu âm với phẫu thuật
Siêu âm
Phẩu thuật
Số bệnh
Tỷ lệ
Số bệnh Tỷ lệ (%)
Kết quả
nhân
(%)
nhân
Bình thường
51

80,95
43
68,25
To
12
19,05
19
30,16
Kích thước túi mật
Teo
0
0
01
1,59
Dày
26
41,27
43
68,25


Thành túi mật

Không dày
37
58,73
20
31,75
1 viên
13

20,63
13
20,63
Số lượng sỏi
2 viên
01
1,59
0
0
Nhiều viên
49
77,78
50
79,37
Nhận xét: Số bệnh nhân có kích thước túi mật bình thường trên siêu âm là 51
Bệnh nhân, chiếm 80.95%; thành túi mật dầy là 26 bệnh nhân ( 41,27%); số lượng sỏi
từ 2 viên trở lên là 50 Bệnh nhân (79,37%). Số bệnh nhân có túi mật bình thường quan
sát trong phẩu thuật là 43 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 68,25%. Thành túi mật dầy là 43 bệnh
nhân, chiếm 68,25%. Số lượng sỏi nhiều viên là 50 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 79,37%
Bảng 2. Giải phẫu bệnh lý
Kết quả giải phẫu bệnh
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
Viêm túi mật cấp tính
7
11,11
Viêm túi mật hoại tử
02
3,17
Viêm túi mật mạn tính

54
85,71
Tổng
63
100,00
Nhận xét: Viêm túi mật mạn tính chiếm tỷ lệ cao 85,71% (54 bệnh nhân). Viêm túi
mật cấp tính có 7 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 11,11%, đặc biệt có 2 bệnh nhân có biến chứng
của viêm túi mật cấp tính được giải phẫu bệnh xác định đó là viêm túi mật hoại tử
chiếm tỷ lệ 3,17%
3.2. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật do
sỏi
* Chỉ định phẫu thuật cho các bệnh nhân có bệnh kết hợp:
- Tăng huyết áp : 13/63 bệnh nhân; chiếm 20,63%.
- Tiểu đường : 16/63 bệnh nhân; chiếm 25,40%.
Đánh giá tình trạng ổ bụng và một số yếu tố kỹ thuật trong mổ
Bảng 3. Đánh giá tình trạng gan và túi mật trong mổ
Tình trạng
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
Gan xơ
02
3,17
Khơng
61
96,83
Gan
Phức tạp
9
14,28
Bình thường

54
85,72
Đánh giá túi mật viêm dính
Nhận xét: Có 02 bệnh nhân (chiếm 3,17%) xơ gan với các biểu hiện Gan teo nhỏ
máu sắc gan nhạt màu, bề mặt mất trơn láng được phát hiện trong lúc thám sát ổ bụng.
Túi mật viêm dính phức tạp có 9 bệnh nhân (14,28%).
Bảng 4. Một số yếu tố kỹ thuật trong phẫu thuật:
Một số yếu tố kỹ thuật
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
Chủ động làm xẹp túi mật
5
7,95
Cắt túi mật
Ngược dịng
63
100
Xi dịng
0
0
Đặt dẫn lưu dưới gan

30
47,62
Khơng
33
52,38
Nhận xét:
- Cắt túi mật ngược dịng là chủ yếu có 63/63 bệnh nhân (100%) khơng có trường
hợp nào phải cắt túi mật xi dịng



- Tỷ lệ dẫn lưu dưới gan là 30/63 bệnh nhân (47,62%).
Chuyển mổ mở
Trong nghiên cứu chúng tơi khơng có trường hợp nào phải chuyển mổ mở do các
nguyên nhân khó khăn về kỹ thuật; do dính phức tạp; hay do tai biến
Thời gian phẫu thuật
Thời gian mổ: là thời gian được tính từ khi bắt đầu rạch da bơm khí CO2 vào ổ
bụng cho đến khi tháo hơi đóng da các lỗ trocart cuối cùng (phút)
Bảng 5. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
≤ 60 phút
38
60,32
>60- 90 phút
13
20,63
>90- 120 phút
6
9,53
>120- 150 phút
2
3,17
> 150 phút
4
6,35
Thời gian Trung bình
74,39 ± 39,17 phút

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật ≤ 60phút là chủ yếu, có 38 bệnh nhân; chiếm tỷ
lệ 60,32 %
Thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 30 phút
Thời gian phẫu thuật dài nhất là 190 phút có 01 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 1,59%
Trung bình: 74,39 + 39,17 phút
Bảng 6. Thời gian có trung tiện sau mổ
Thời gian có trung tiện
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
≤ 24h
5
7,93
>24- 48h
58
92,07
>48h
0
0
Tổng
63
100,00
Nhận xét: Đa số các bệnh nhân có trung tiện trong vịng từ 24- 48h sau khi phẫu
thuật có 58/63 trường hợp chiếm tỷ lệ 92,07%. Có 5 bệnh nhân trung tiện <24h chiếm tỷ
lệ 7,93%.
Bảng 7. Số ngày nằm điều trị sau mổ
Số ngày nằm viện sau mổ
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
< 5 ngày
49

77,77
5 - 10 ngày
14
22,23
> 10 ngày
0
0
Tổng
63
100
Trung bình (ngày)
4,06 ± 1,55 ngày
Nhận xét: Số ngày nằm viện sau mổ < 5 ngày có 49 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 77,77%;
từ 5 – 10 ngày là 14 bệnh nhân, tỷ lệ 22,23%. Trung bình là 4,06 ± 1,55 ngày. Đa số
bệnh nhân nằm điều trị từ dưới 5 ngày sau mổ. Trong nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận
có 01/63 trường hợp có nhiễm trùng chân troca chiếm 1,59%, bệnh nhân được điều trị
kháng sinh và ra viện sau 7 ngày điều trị.
Đánh giá kết quả sớm
Bảng 8. Đánh giá kết quả khi ra viện
Kết quả
Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)


Tốt
62
98,41
Trung bình
01
1,59

Kém
0
0
Tổng
63
100
Nhận xét: các ca phẫu thuật trong mẫu nghiên cứu được đánh giá kết quả tốt gặp
62/63 trường hợp chiếm tỷ lệ 98,41%, chỉ có một trường hợp được đánh giá là trung
bình vì trung tiện 24-48 giờ, đau nhiều và dùng giảm đau trong 3 ngày, ra viện sau 7
ngày điều trị. Khơng có kết quả kém
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Trong 63 bệnh nhân cao tuổi chúng tôi nghiên cứu, được phẫu thuật nội soi cắt túi
mật viêm do sỏi túi mật tại Bệnh viên Quân Y 103 từ tháng 01/2017 đến tháng 4/2019,
tuổi trung bình là 67,49 ± 6,43. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp kết quả của Trần
Hữu Hùng nghiên cứu 93 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện
Quân Y 103 có tuổi trung bình là 67,2 tuổi [2]. Theo Vương Thừa Đức, Lê Ngơ Huy
Khánh thì tuổi trung bình là 70 ± 6,67 [3]. Malik AM nghiên cứu trên 173 bệnh nhân
cao tuổi bị sỏi túi mật (trên 65 tuổi) có tuổi trung bình là 69,72 tuổi.[7]
Về giới tính, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh sỏi túi mật ít hơn ở nữ giới, với tỷ lệ nam
/nữ là 1/1,7 kết quả này phù hợp với các tác giả nghiên cứu trước đây như của Phạm Thị
Tuyết Lan [1] nghiên cứu trên 66 bệnh nhân cao tuổi tỷ lệ nam/nữ là 1/1,4, phần lớn các
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam giới; điều này
có thể giải thích ở nữ do Progesterone tăng lên khi có thai làm túi mật co bóp kém gây ứ
động mật, Eostrogen làm giảm hoạt động các enzyn gan kéo theo giảm tổng hợp và bài
tiết acid mật và tăng độ bão hoà cholesterol trong mật dẫn đến xu hướng tạo sỏi túi mật
ở nữ giới cao hơn nam giới
4.2. Kết quả siêu âm chẩn đoán bệnh
So sánh siêu âm phát hiện sỏi túi mật đối chiếu với kết quả sau phẫu thuật chính
xác 63/63 bệnh nhân (100%). Số bệnh nhân có kích thước túi mật bình thường là 51

bệnh nhân (80,95%), thành túi mật dày có 26 bệnh nhân (41,27%), số lượng sỏi từ 2
viên trở lên là 50 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 79,37%) . Nghiên cứu của Trần Văn Phơi trên
bệnh nhân cao tuổi bị sỏi túi mật gặp 28% bệnh nhân có thành túi mật dầy, 72% thành
túi mật bình thường [4]. Theo Vương Thừa Đức tỷ lệ siêu âm chính xác sỏi túi mật là
100% [3].
Như vậy sự phù hợp trong nghiên cứu của chúng tơi về chẩn đốn sỏi túi mật trên
siêu âm đối chiếu phẩu thuật cho kết quả cao phù hợp với các nghiên cứu của các tác
giả khác
Từ kết quả này ta nhận thấy, trong chẩn đoán sỏi túi mật, siêu âm đóng vai trị quan
trọng, giúp xác định bệnh, tỷ lệ phát hiện các dấu hiệu bệnh lý riêng lẻ thay đổi theo
từng nghiên cứu, nhưng tỷ lệ phát hiện dấu hiệu bệnh lý trong sỏi túi mật là khá cao.
Tổn thương Giải phẫu bệnh lý
Nghiên cứu của Trần Văn Phơi [4] trên 100 bệnh nhân cao tuổi bị sỏi túi mật gặp
100% bị viêm túi mật mãn tính, các bệnh nhân của nhóm nghiên cứu khơng có bệnh cấp


cứu, theo kết quả của Phạm Thị Tuyết Lan [1] nghiên cứu trên 66 bệnh nhân cao tuổi có
sỏi túi mật thấy viêm túi mật mạn tính gặp 58,7%, viêm túi mật cấp tính gặp 41,3%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có thấp hơn so với tác giả Trần Văn Phơi nhưng
cao hơn của Phạm Thị Tuyết Lan do chúng tơi nghiên cứu chỉ trên các bệnh nhân có mổ
nội soi cắt túi mật viêm do sỏi đồng thời có cả viêm túi mật cấp và viêm túi mật hoại tử
(có bệnh cấp cứu).
4.3. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật do
sỏi
* Đánh giá tình trạng gan và túi mật trong mổ
Đánh giá tình trạng túi mật viêm dính trong phẫu thuật chúng tơi thấy: Túi mật
bình thường là 54 bệnh nhân, chiếm 85,72%; dính phức tạp có 9 bệnh nhân chiếm
14,28%. Trong đó viêm dính mạc nối lớn, là 4 bệnh nhân (6,34%) nên cuộc mổ kéo dài
trên 150 phút, túi mật viêm dính là nguyên nhân kéo dài cuộc mổ. Khơng có bệnh nhân
phải chuyển mổ mở do dính. Nghiên cứu cửa chúng tơi cũng phù hợp với các tác giả

khác như của Phạm Thị Tuyết Lan tỷ lệ túi mật dính mạc nối lớn gặp 3,48%; túi mật
dính phức tạp chiếm 15,2% và có 3/3 bệnh nhân phải chuyển mổ mở do nguyên nhân
viêm dính phức tạp.[1]
* Một số yếu tố kỹ thuật trong mổ
Tỷ lệ dẫn lưu dưới gan qua lổ Trocar 5mm ở hạ sườn phải là 30/63 bệnh nhân
(47,62%); thời gian rút dẫn lưu là trước 48 giờ sau mổ. Nghiên cứu của Phạm thị Tuyết
Lan tỷ lệ đặt dẫn lưu dưới gan sau mổ là 14,3% cho những bệnh nhân túi mật viêm
dính, thủng túi mật. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hiên, Vũ Huy Nùng có 100%
bệnh nhân được đặt dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu được rút sau 24 giờ chiếm tỷ lệ 96,5%.[5]
Việc đặt dẫn lưu dưới gan theo chúng tôi nên chỉ định cho từng bệnh nhân cụ thể
trong quá trình phẫu thuật, thường chỉ đặt cho các trường hợp theo dõi chảy máu sau mổ
do phải gỡ dính nhiều, viêm túi mật mủ hoặc hoại tử, thủng túi mật chảy dịch mật vào ổ
bụng hoặc rơi sỏi (sỏi nhỏ, sỏi vụn rơi nhiều) vào ổ bụng.
* Chuyển mổ mở
Trong nghiên cứu chúng tơi khơng có trường hợp nào phải chuyển mổ mở do các
nguyên nhân khó khăng về kỹ thuật do dính phức tạp hay do tai biến
* Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình của chúng tôi là 74,39 ± 39,17. Kết quả của các
tác giả khác nghiên cứu khác trước đây: theo tác giả Phạm Thị Tuyết Lan [1] thời gian
phẫu thuật nội soi trung bình là 66,47 ± 16,93 phút, so với phẫu thuật mở là 61,42 ±
16,71 phút. Tác giả Nguyễn Hồng Hiên [5] thời gian phẫu thuật trung bình là 61,43 ±
18,11 phút. Trần Văn Phơi và Nguyễn Hoàng Bắc [4] thời gian phẫu thuật của nhóm ≥
60 tuổi được chia theo nhóm thời gian: ≤ 60 phút là 36%; ≤ 120 phút là 58%; > 120
phút là 6%, (Tác giả khơng đề cập tới thời gian trung bình), Tác giả Malik A M thống
kê trên 173 bệnh nhân sỏi túi mật ở người cao tuổi được cắt túi mật nội soi có thời gian
trung bình 100 ± 29,03 phút. [7]
Theo chúng tôi, thời gian phẫu thuật dài hay ngắn khơng phản ánh chính xác mức
độ khó khăng của cuộc mổ, có nhiều lý do làm cho thời gian mổ kéo dài như: kinh



nghiệm của phẫu thuật viên nhiều hay ít, có tai biến trong lúc mổ, có tổn thương khác
kèm theo, có sự cố về trang thiết bị,.. Trong đó kinh nghiệm của phẫu thuật viên là rất
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phẫu thuật
* Thời gian nằm viện sau mổ
Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 4,06 ± 1,55 ngày. Số bệnh nhân nằm < 5
ngày là 49 chiếm 77,77%; từ 5 đến 10 ngày là 14 bệnh nhân, chiếm 22,23%. Kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Lan [1] thời gian nằm viện sau mổ nội soi cắt túi mật
trung bình là 5,97 ± 3,38 ngày. So với mổ mở là 10,10 ± 4,47 ngày. Kết quả của
Nguyễn Hồng Hiên: thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 4,2 ngày ( từ 3 ngày đến 5
ngày chiếm tỷ lệ 92,8%) [5]. Kết quả nghiên cứu của Malik A M: thời gian nằm viện
trung bình sau mổ nội soi cắt túi mật ở người cao tuổi trung bình là 6,28 ngày. [7]
Thời gian nằm viện ngắn thể hiện ưu thế của phẫu thuật nôi soi so với mổ mở trong
cắt túi mật ở người cao tuổi, Phẫu thuật nội soi mang lại nhiều ưu điểm như: ít đau sau
mổ, ít nhiễm trùng vết mổ, nhanh trung tiện trở lại, thời gian nằm viện ngắn, giảm chi
phí nằm viện, giảm cơng tác chăm sóc sau mổ cho nhân viên Y tế, tính thẩm mỹ cao, ...
nên nó nhanh chóng được chấp nhận và trở thành tiêu chuẩn vàng mới trong ph ẫu thuật
điều trị bệnh lý sỏi túi mật.
Đánh giá kết quả sớm
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Hiên: kết quả tốt chiếm 85%; kết quả trung
bình chiếm 13,9%; kết quả kém chiếm 1,1% [5]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần
Văn Phơi, Nguyễn Hoàng Bắc [4] ở người cao tuổi: kết quả tốt là 69%, trung bình 31%,
khơng có kết quả xấu. Khi so sánh với nhóm tuổi trẻ tác giả khơng thấy có sự khác biệt
kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm (nhóm tuổi trẻ kết quả tốt 69%, trung bình 31%,
khơng có kết quả xấu)
5. Kết luận
Thời gian phẩu thuật trung bình 74,39 ± 39,17 phút
Tỷ lệ chuyển mổ mở: khơng có
Tai biến trong phẩu thuật: khơng có
Thời gian trung tiện sau mổ chủ yếu là 2 ngày (24- 48 giờ) 92,07%
Biến chứng sau mổ găp 1,59%( nhiễm trùng lổ trocar)

Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 4,06 ± 1,55 ngày
Kết quả sớm sau mổ đạt tỷ lệ tốt là 98,41%; Trung bình là 1,59%; khơng có kết
quả kém và tử vong
Tài liệu tham khảo
1. Phan Thị Tuyết Lan (2006) Nghiên cứu một sổ đặc điểm lâm sàng, cận lảm sàng và
đảnh giá kết quả phẫu thuật sỏi túi mật đơn thuân ở người cao tuổi tại bênh viện Việt
Tiệp - Hải Phòng. Luận văn chuyên khoa II, Học Viện Quân Y
2. Trần Hữu Hùng (2014) Đánh giá kết quả phẩu thuật nội soi cắt túi mật điều trị sỏi túi
mật đơn thuần ở người cao tuổi tai Bệnh Viện 103. Luận văn thạc sĩ Y khoa, Học viện
Quân Y.
3. Vương Thừa Đức, Lê Ngô Khánh Huy (2010) Kết quả cắt túi mật nội soi do sỏi trên
bệnh nhân lớn tuổi. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, tr. 320 – 328


4. Trần Văn Phơi, Nguyễn Hoàng Bắc (2003) Phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao
tuổi. Tạp chí y học thành phổ Hồ Chí Minh, số 7- 2003, tr 35 -38
5. Nguyễn Hồng Hiên (2002) Nghiên cứu phẫu thuật nội soi cắt túi mật ở người cao tuổi
tại Bệnh Viện Bạch Mai- Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
6. Trần Bình Giang, Nguyễn Tiến Quyết (2013) Phẫu thuật nội soi cơ bản. Nhà xuất bản Y
học, tr. 149 - 160.
7. Malik A. M. (2008) Laparoscopic Cholecystectomy in the Elderly "7 Patients. An
Experience at Liaquat University Hospital Jamshoro. Endoscopic and Laparoscopic
Surgeons of Asia, September 5-6, 2008, pp. 41 -43.
8. Sang-Ill Lee, et al (2014) Clinical outcome for laparoscopic cholecystectomy in
extremely elderly patients. Annals of Surgical Treatment and Research 2015; 88(3):145151.



×