Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên cứu đặc điểm động mạch vành trên hình ảnh chụp X quang cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT) tại Bệnh viện Quân y 7A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.18 KB, 17 trang )

Nghiên cứu đặc điểm động mạch vành trên hình ảnh chụp X quang cắt
lớp vi tính đa lát cắt (MSCT) tại Bệnh viện Quân y 7A.
Studying coronary artery characteristics on multislice computed
tomography X-ray images (MSCT) at Military Hospital 7A.
Võ Thanh Long, Nguyễn Mạnh Kiên, Nguyễn Minh Thuấn, Chu Xuân Dũng,
Phan Thị Xn.

Bệnh viện Qn Y

7A
Tóm tắt
Mục tiêu: Mơ tả đặc điểm hình ảnh học tổn thương động mạch vành (ĐMV)
được chụp bằng MSCT và khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương
động mạch vành so với tuổi và mức độ vơi hóa động mạch vành.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả cắt ngang
loạt ca bệnh nhân (BN) chụp ĐMV bằng máy MSCT 128 tại khoa Chẩn đốn
hình ảnh, Bệnh viện Qn y 7A trong thời gian từ tháng 05 năm 2018 đến tháng
07 năm 2019. Tất cả có 114 bệnh nhân (Nam: 68%; nữ: 32%; tuổi trung bình:
60,32; 35-87). Tuổi trung bình nam giới (59,27 tuổi) thấp hơn tuổi trung bình nữ
giới (62,62 tuổi) (p=0,026). Nhóm BN ≥60 tuổi chiếm tỷ lệ 53,5%. Động mạch
vành được phân ra 16 đoạn (theo AHA), tất cả các nhánh được đưa vào phân
tích nếu đường kính ≥ 1,5 mm và có hình ảnh MSCT động mạch vành rõ nét,
không bị xảo ảnh.
Kết quả: Bệnh nhân có vơi hóa ĐMV cao chiếm 66%. Bệnh nhân hẹp ĐMV
là 79,8%. Trên phân tích theo cấp độ nhánh, nhánh ĐMV hẹp thường gặp lần
lượt là LAD, RCA, LCx và LM (38,1%, 31,7%, 25,7 và 4,5%). Nhóm BN bị
hẹp 2 nhánh và 3 nhánh ĐMV lần lượt là 22,8% và 35,1%. Tổn thương ĐMV
gây hẹp ≥50 % khẩu kính lịng mạch được đánh giá là hẹp ĐMV có ý nghĩa
chiếm 49%. Nhóm BN ≥60 tuổi có tỷ lệ vơi hóa ĐMV cao hơn tỷ lệ khơng có
vơi hóa ĐMV (60% so với 41%) (p=0,042). Nhóm BN ≥60 tuổi có tỷ lệ hẹp
1




ĐMV cao hơn tỷ lệ không hẹp ĐMV (58,8% so với 34.8%) (p=0,037). Nhóm
BN bị vơi hóa ĐMV có tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn so với tỷ lệ không hẹp ĐMV
(74,7% so với 30,4%) (p <0,001). Bệnh nhân ≥60 tuổi có tỷ lệ ĐMV hẹp có ý
nghĩa cao hơn tỷ lệ ĐMV hẹp khơng có ý nghĩa (62,5% so với 44,8%)
(p=0,044). Bệnh nhân bị vơi hóa ĐMV có tỷ lệ ĐMV hẹp có ý nghĩa cao hơn so
với tỷ lệ ĐMV hẹp khơng có ý nghĩa (89,3% so với 43,1%) (p<0,001). Bệnh
nhân có điểm vơi hóa ĐMV mức độ nặng có tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa cao hơn
tỷ lệ hẹp ĐMV khơng có ý nghĩa, (19,6% so với 1,7%) (p<0,0001)
Kết luận: MSCT 128 là một phương pháp chụp hình khơng xâm lấn có khả
năng chẩn đốn hẹp động mạch vành với độ chính xác khá cao. Do đó, nên lựa
chọn kỹ thuật hình ảnh này để chẩn đốn bệnh lý động mạch vành ở bệnh nhân
có nguy cơ cao và cho những bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra bệnh lý động mạch
vành
Từ khóa: Chụp mạch vành, cắt lớp vi tính đa lát cắt, bệnh động mạch vành.
Summary
Objective: To descriptive the coronary artery lesion images characterization
taken with MSCT and Survey of the association between the characteristics of
coronary artery lesions compared to age and degree of calcification of coronary
arteries.
Subject and Methods: Retrospective and prospective, cross-sectional study at
the case series of patients with coronary angiography using 128-slice MSCT at
the Department of Imaging Diagnosis, 7A Military Hospital from May 2018 to
July 2019. All 114 patients were analyzed (male sex consisted of 68%, female of
32%; mean age: 60.32 years; range 35-87). The mean age of men (59.27 years)
was lower than the mean age of women (62.62 years) (p = 0.026). Patients ≥ 60
years old (53.5%). The coronary artery was analysed in 16 segments (AHA
segmentation), all branches were included in the analysis if the diameter was ≥
1.5 mm and there were clear coronary artery MSCT images, no artifacts.

Results: The patients had high coronary artery calcification (66%). Patients
2


with coronary artery stenosis were 79.8%. On the analysis of branch level, the
common narrow coronary artery branch were LAD, RCA, LCx and LM (38.1%,
31.7%, 25.7% and 4.5%, respectively). The groups of patients with 2 and 3
coronary artery stenosis were 22.8% and 35.1%, respectively. The group of
coronary lesions that cause stenosis ≥50% of the lumen diameter is considered
as a significant coronary artery stenosis accounting for 49%. Patients ≥60 years
old had a higher rate of coronary artery calcification than no calcification (60%
vs. 41%) (p=0.042). Patients with coronary artery calcification had a higher rate
of coronary artery stenosis than non-stenosis (74.7% vs. 30.4%) (p <0.001).
Patients ≥60 years old had a higher rate of coronary artery stenosis than nonstenosis (58.8% vs. 34.8%) (p=0.037). Patients ≥60 years old had a higher rate
of significantly coronary artery stenosis than no significant stenosis (62.5% vs.
44.8%) (p=0.044). Patients with coronary artery calcification had a higher rate
of significantly coronary artery stenosis than no significantly stenosis (89,3% vs.
43,1%) (p<0,001). Patients with severe coronary artery calcification had a
higher rate of significantly coronary artery stenosis than no significantly stenosis
(19,6% vs.1,7%) (p<0,0001).
Conclusions: One-twenty-eight-slice MSCT is a non-invasive imaging
method capable of diagnosing coronary stenosis with a high degree of accuracy.
Therefore, this imaging technique should be selected for the diagnosis of
coronary artery disease in high-risk patients and for those patients in need of
coronary artery disease screening.
Key words: Coronary angiography, multislice computed tomography,
coronary artery disease.
Khoa Chẩn đốn hình ảnh-Bệnh viện Quân y 7A
Tác giả liên hệ: BS.CKII Võ Thanh Long. ĐT: 0989016019, Email:


1. Đặt vấn đề
Bệnh động mạch vành là bệnh lý thường gặp, chiếm gần phân nửa bệnh lý tim
3


mạch [12]. Bệnh động mạch vành chủ yếu do xơ vữa, vơi hóa động mạch vành
là ngun nhân gây tử vong hàng đầu các nước trên thế giới và bệnh đang có xu
hướng gia tăng ở các nước đang phát triển [8]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế
thế giới, hẹp động mạch vành (ĐMV) là nguyên nhân lớn nhất gây ra 7.249.000
trường hợp tử vong vào năm 2008, chiếm 12,7% tổng tỷ lệ tử vong toàn cầu [6].
Ở Việt Nam, bệnh động mạch vành cũng ngày một gia tăng và được quan tâm
nhiều hơn từ hệ thống y tế và toàn xã hội [3]. Bệnh động mạch vành là một bệnh
hầu như khơng có sự thối triển một khi đã hình thành và tiến triển. Vì vậy việc
chẩn đoán phát hiện bệnh ĐMV sớm nhằm chủ động điều trị ngăn ngừa từ trước
là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây, cùng với những phương tiện chẩn đoán hiện đại
khác, các thế hệ máy MSCT ra đời được xem là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
chẩn đốn hình ảnh và được nhiều cơ sở y tế trang bị đã góp phần nâng cao khả
năng chẩn đốn các bệnh lý nói chung, đặc biệt là bệnh ĐMV.
Hiện nay, ở trong nước và nước ngồi đã có nhiều cơng trình nghiên cứu báo
cáo về hiệu quả MSCT 64 trong chẩn đoán bệnh ĐMV có giá trị chẩn đốn cao
khi so sánh với chụp động mạch vành qua da [1], [2], [4]. Vì vậy, MSCT là một
phương pháp chụp hình khơng xâm lấn có khả năng chẩn đốn tổn thương hẹp
ĐMV sớm và với độ chính xác cao. Do đó, phương pháp này ngày càng được ưu
tiên lựa chọn để phát hiện tổn thương ĐMV ở đối tượng có nguy cơ cao bệnh
ĐMV. Tuy nhiên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài tại Bệnh viện Quân y
7A, nơi có đặc thù bệnh nhân là những người cao tuổi và có nhiều yếu tố nguy
cơ đối với ĐMV đến khám và điều trị chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó có rất nhiều
cán bộ trung cao cấp trong Quân đội đang công tác và đã nghỉ hưu. Nhằm góp
phần chẩn đốn sớm tổn thương ĐMV, chủ động điều trị giúp ngăn ngừa sự tiến

triển và biến chứng của bệnh ĐMV trong tương lai. Mục đích là nâng cao chất
lượng chẩn đốn, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân dân ngày càng
tốt hơn
Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu:
4


1. Mơ tả đặc điểm hình ảnh học tổn thương động mạch vành được chụp
bằng MSCT.
2. Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động mạch vành so với
tuổi và mức độ vơi hóa động mạch vành.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu vừa hồi cứu và tiến cứu mô tả cắt ngang loạt ca 114
bệnh nhân (nam: 68%; nữ: 32%; tuổi trung bình: 60,32; 35-87) được chụp ĐMV
tại Bệnh viện Quân y 7A trong thời gian từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 07
năm 2019. Chúng tôi chọn bệnh với các tiêu chuẩn sau: 1) Nhịp tim <80
lần/phút (nếu nhịp tim >80 lần phút thì sử dụng thuốc giảm nhịp tim beta
blocker 1-2 giờ trước chụp. Nếu có chống chỉ định beta blocker thì sử dụng
thuốc chẹn kênh calci); 2) Bệnh nhân có hình ảnh MSCT động mạch vành rõ
nét, khơng bị xảo ảnh. ĐMV được đánh giá và phân mức độ điểm vơi hóa ĐMV
dựa theo phương pháp diện tích-đậm độ của Agatston) [7]. ĐMV hẹp có ý nghĩa
khi hẹp ≥ 50% khẩu kính lịng mạch trên MSCT và tất cả các nhánh được đưa
vào phân tích nếu đường kính ≥ 1,5 mm [1], [4], [10]; 3) Bệnh nhân cam kết
đồng ý tiêm thuốc cản quang và có đầy đủ thơng tin hồ sơ. Chúng tôi loại trừ: 1)
Nhịp tim >80 lần phút; 2) Những bệnh nhân đã đặt stent vì khơng tính được
điểm vơi hóa; 3) Những bệnh nhân có điểm vơi hóa trên 1.000 điểm gây xảo cho
hình ảnh ĐMV khơng rõ nét, khó xác định mức độ hẹp ĐMV; 4) Dị ứng thuốc
cản quang, hen phế quản; 5) Bệnh nhân suy thận với độ lọc cầu thận <
30ml/phút/m2. Bệnh nhân suy thận mạn (không thể tiến hành chạy thận sau
chụp); 6) Bệnh nhân bị cường giáp điều trị chưa ổn định; 7) Bệnh nhân có nguy

cơ cao phải tiến hành thông ĐMV ngay sau chụp mạch; 8) Bệnh nhân nhịp tim
khơng đều, rung nhĩ; 9) Phụ nữ có thai; 10) Bệnh nhân không hợp tác.
Bệnh nhân được chụp ĐMV bằng máy MSCT 128 (Hitachi-Nhật Bản) ở tại
khoa CĐHA-BVQY7A. Sử dụng thuốc cản quang Omnipaque 350mg/100ml
tiêm tĩnh mạch, liều 1mg/kg cân nặng, tốc độ tiêm 5ml/s, dùng 20ml nước muối
sinh lý tiêm đuổi thuốc. Hình ảnh được phân tích bằng phần mềm Ziostation 2
5


Version 2.4.3.2 trên máy trạm, hình ảnh được tái tạo theo các dạng như MPR,
MIP, VRT. Động mạch vành được chia thành 16 phân đoạn theo Hiệp hội Tim
mạch Mỹ (AHA) [9].
Biến số định tính được mơ tả bằng tần số, tỷ lệ phần trăm. Biến số định
lượng: sử dụng số trung bình và độ lệch chuẩn nếu có phân phối chuẩn, sử dụng
trung vị nếu có phân phối lệch.Thống kê phân tích: So sánh hai số trung bình
bằng phép kiểm định t và phép kiểm định phi tham số Mann - Whitney (Test U)
với số liệu phân phối không chuẩn; So sánh nhiều tỷ lệ bằng phép kiểm Chi bình
phương, trong trường hợp có >20% số kỳ vọng <5, thay bằng phép kiểm chính
xác Fisher. Khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0, Excel 2013.
3. Kết quả
3.1. Đặc điểm hình ảnh tổn thương động mạch vành trên hình ảnh MSCT
3.1.1. Vơi hóa động mạch vành
3.1.1.1. Tỷ lệ % điểm vơi hóa động mạch vành

Biểu đồ 1. Tỷ lệ % vơi hóa động mạch vành
Nhận xét: Trong 114 BN chụp MSCT ĐMV, BN có vơi hóa ĐMV chiếm
66%.
3.1.1.2. Phân bố mức độ điểm vơi hóa (Calcium Score) ĐMV


6


Biểu đồ 2. Phân bố mức độ điểm vơi hóa (Calcium Score) ĐMV
Nhận xét: Trong 114 bệnh nhân chụp MSCT động mạch vành, nhóm bệnh
nhân có điểm vơi hóa >100 điểm chiếm 37%.
3.1.2. Tỷ lệ hẹp động mạch vành trên hình ảnh MSCT
Bảng 1. Tỷ lệ hẹp động mạch vành
Tổn thương ĐMV
n
Tỷ lệ (%)
Khơng có hẹp
23
20,2
Có hẹp
91
89,8
Tổng cộng
114
100
Nhận xét: Trong 114 bệnh nhân chụp MSCT động mạch vành, bệnh nhân có
hẹp động mạch vành chiếm 79,8%.
3.1.3. Phân bố động mạch vành hẹp theo cấp độ nhánh
Bảng 2. Động mạch vành hẹp theo cấp độ nhánh
Nhánh ĐMV
hẹp
LM
LAD
LCx
RCA

Tổng

n

Tỷ lệ %

9
77
52
64
202

4,5
38,1
25,7
31,7
100

7


Nhận xét: Trong 114 bệnh nhân chụp MSCT ĐMV, có 202 nhánh ĐMV hẹp.
Trong đó, nhánh ĐMV hẹp gặp nhiều nhất là nhánh LAD chiếm 38,1%, nhánh
RCA chiếm 31,7%, nhánh LCx chiếm 25,7%, nhánh LM chiếm 4,5%.
3.1.4. Phân bố theo số nhánh động mạch vành bị tổn thương
Bảng 3. Phân bố theo số nhánh động mạch vành bị tổn thương
Số nhánh ĐMV
bị tổn thương
Khơng có


n

Tỷ lệ (%)

23

20,2

Một nhánh

25

21,9

Hai nhánh

26

22,8

Ba nhánh

40

35,1

114

100


Tổng cộng

Nhận xét: Trong 114 bệnh nhân chụp MSCT động mạch vành, tỷ lệ tổn
thương 3 nhánh ĐMV chiếm cao nhất là 35,1%, tỷ lệ tổn thương 2 nhánh ĐMV
chiếm 22,8%.
3.1.5. Tỷ lệ mức độ hẹp ĐMV có ý nghĩa trên MSCT
Bảng 4. Tỷ lệ mức độ hẹp ĐMV có ý nghĩa trên MSCT
Mức độ hẹp ĐMV

n

Tỷ lệ%

Hẹp khơng có ý nghĩa

58

51

Hẹp có ý nghĩa

56

49

114

100

Tổng cộng


Nhận xét: Trong 114 bệnh nhân chụp MSCT động mạch vành, tỷ lệ ĐMV hẹp
có ý nghĩa chiếm 49%, ĐMV hẹp khơng có ý nghĩa chiếm 51%.
3.1.6. Mối liên quan giữa vơi hóa động mạch vành với nhóm tuổi.
Bảng 5. Mối liên quan giữa vơi hóa động mạch vành với nhóm tuổi.
8


Vơi hóa ĐMV
Nhóm tuổi
Nhóm BN < 60 tuổi (n=53)
Nhóm BN ≥ 60 tuổi (n=61)
Tổng cộng (n=114)

Khơng có
vơi hóa (n)
(%)
23 (59)
16 (41)
39 (34,2)

Có vơi hóa
(n)(%)
30 (40)
45 (60)
75 (65,8)

Giá trị p
0,042*


*Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét: Trong 114 BN chụp MSCT ĐMV, nhóm BN ≥60 tuổi tỷ lệ có vơi
hóa ĐMV cao hơn tỷ lệ khơng có vơi hóa ĐMV (60% so với 41%). khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p=0,042.
3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương ĐMV với tuổi và vơi hóa
ĐMV
3.2.1. Mối liên quan giữa hẹp ĐMV so với nhóm tuổi và vơi hóa ĐMV
Bảng 6. Mối liên quan giữa hẹp ĐMV so với nhóm tuổi và vơi hóa ĐMV
Hẹp ĐMV

Khơng có hẹp

Nhóm tuổi và vơi hóa
(n) (%)
Nhóm BN < 60 tuổi (n =53)
15 (65,2)
Nhóm BN ≥ 60 tuổi (n =61)
8 (34,8)
Tổng cộng (n=114)
23 (20,2)
Khơng có vơi hóa (n =39)
16 (69,6)
Có vơi hóa (n =75)
7 (30,4)
Tổng cộng (n=114)
23 (20,2)
*Phép kiểm chính xác Fisher

Có hẹp


Giá trị

(n)(%)
38 (41,8)
53 (58,2)
91 (79,8)
23 (25,3)
68 (74,7)
91(79,8)

p
0,037*
<0,001*

Nhận xét: Trong 114 BN chụp MSCT động mạch vành, nhóm BN ≥60 tuổi có
tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn tỷ lệ không hẹp ĐMV (58,8% so với 34.8%), khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p= 0,037. Nhóm BN có vơi hóa ĐMV có tỷ lệ hẹp ĐMV
cao hơn tỷ lệ không hẹp ĐMV (74,7% so với 30,4%), khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,001.
3.2.2. Mối liên quan giữa mức độ hẹp ĐMV có ý nghĩa so với nhóm tuổi và
vơi hóa ĐMV.
9


Bảng 7. Mối liên quan giữa mức độ hẹp ĐMV có ý nghĩa so với nhóm tuổi và
vơi hóa ĐMV
Mức độ hẹp ĐMV Hẹp khơng có ý Hẹp có ý nghĩa
Nhóm tuổi và vơi hóa
nghĩa (n)(%)
Nhóm BN <60 tuổi (n=53)

32 (55,2)
Nhóm BN ≥ 60 tuổi (n=61)
26 (44,8)
Tổng cộng (n=114)
58 (51)
Khơng có vơi hóa (n=39)
33 (56,9)
Có vơi hóa (n=75)
25 (43,1)
Tổng cộng (n=114)
58 (51)
*Phép kiểm chính xác Fisher

(n)(%)
21 (37,5)
35 (62,5)
56 (49)
6 (10,7)
50 (89,3)
56 (49)

Giá trị p
0,044*
<0,001*

Nhận xét: Trong 114 BN chụp MSCT động mạch vành, nhóm BN ≥60 tuổi có
tỷ lệ ĐMV hẹp có ý nghĩa cao hơn tỷ lệ ĐMV hẹp khơng có ý nghĩa (62,5% so
với 44,8%), khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p=0,044. Nhóm BN có vơi
hóa ĐMV có tỷ lệ ĐMV hẹp có ý nghĩa cao hơn tỷ lệ ĐMV hẹp khơng có ý
nghĩa (89,3% so với 43,1%); khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.


3.2.3. Mối liên quan giữa mức độ điểm vôi hóa so với hẹp ĐMV có ý nghĩa
Bảng 8. Mối liên quan giữa mức điểm vơi hóa so với hẹp ĐMV có ý nghĩa
Mức độ hẹp ĐMV

Mức độ điểm vơi hóa ĐMV
Mức độ 0 (0 điểm)
Mức độ nhẹ (1-100 điểm)
Mức độ vừa (101-399 điểm)
Mức độ nặng (≥400 điểm)
Tổng (n=114)
*Phép kiểm Chi bình phương

Hẹp khơng có

Hẹp có có ý

ý nghĩa

nghĩa

(n) (%)

(n) (%)

33 (56,9)
16 (27,6)
8 (13,8)
1 (1,7)
58 (51)


6 (10,7)
17 (30,4)
22 (39,3)
11 (19,6)
56 (49)

Giá trị p

<
0,0001*

Nhận xét: Tổng số 114 BN chụp MSCT động mạch vành, tỷ lệ hẹp ĐMV
khơng có ý nghĩa chiếm 51% và tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa chiếm 49%. Mức
10


độ điểm vơi hóa ĐMV mức độ 0 và mức độ nhẹ có tỷ lệ hẹp ĐMV khơng có ý
nghĩa cao hơn tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa (56,9% và 27,6% so với 10,7% và
30,4%); Ngược lại, Mức độ điểm vơi hóa ĐMV độ mức vừa và mức độ nặng có
tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa cao hơn tỷ lệ hẹp ĐMV khơng có ý nghĩa (39,3% và
19,6% so với 13,8% và 19,6%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm hình ảnh tổn thương động mạch vành trên hình ảnh MSCT
Sử dụng chỉ số Agaston trong đánh giá mức độ vơi hóa ĐMV là phương pháp
kinh điển được áp dụng trong nhiều nghiên cứu mặc dù vậy phương pháp này có
nhược điểm đó là khơng đánh giá được chính xác và trực tiếp tổn thương hẹp do
mảng xơ vữa vơi hóa. Dựa theo phương pháp diện tích – đậm độ của Agatston,
đánh giá nguy cơ tim mạch với mức độ vơi hóa động mạch vành [7], [12]. Kết
quả nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ bệnh nhân có vơi hóa động mạch vành chiếm

66% và bệnh nhân khơng có vơi hóa động mạch vành chiếm 34%; trong đó,
nhóm BN có điểm vơi hóa>100 điểm chiếm 37%.
Kết quả nghiên cứu chúng tơi, tỷ lệ bệnh nhân có hẹp động mạch vành chiếm
79,8% và bệnh nhân không hẹp động mạch vành chiếm 20,2%. Kết quả nghiên
cứu tương tự với tác giả Phùng Trọng Kiên và cs (2009) [1]; tác giả Mollet N. R.
và cs (2005) [11]. Trong đó, có 202 nhánh ĐMV hẹp, nhánh ĐMV hẹp gặp
nhiều nhất là nhánh động mạch gian thất trước (LAD) chiếm 38,1%, nhánh động
mạch vành phải (RCA) chiếm 31,7%, nhánh động mạch mũ trái (LCx) chiếm
25,7%, thân chính động mạch vành trái LM chiếm 4,5%; Tỷ lệ này tương đồng
với tác giả Ehara M. và cs (2006) [5], tác giả Kaiser C. và cs (2005) [9].
Số nhánh ĐMV hẹp bằng cách tính số lượng nhánh ĐMV chính bị hẹp (động
mạch gian thất trước, động mạch mũ, ĐMV phải), hẹp thân chung ĐMV trái
được xem là 2 nhánh. Số nhánh ĐMV hẹp có thể là 1 nhánh, 2 nhánh hoặc 3
nhánh. Số lượng động mạch vành hẹp là một trong những tiêu chí quan trọng
hàng đầu để lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu cũng như để tiên lượng bệnh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi thấy nhóm hẹp 2 nhánh và 3 nhánh chiếm tỷ
11


lệ rất cao, là 61,9% và có tỷ lệ tương đồng với tác giả Ehara M. và cs (2006) [5];
tác giả Leschka S. và cs (2005) [10].
Mức độ hẹp động mạch vành được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm độ hẹp so
với đoạn mạch vành bình thường gần sát chỗ hẹp. Chụp X quang cắt lớp vi tính
đa lát cắt (MSCT) chẩn đốn hẹp động mạch vành có ý nghĩa về mặt huyết động
(hẹp ≥ 50% khẩu kính lịng mạch) và tất cả các phân đoạn được đưa vào phân
tích nếu đường kính ≥ 1,5 mm [1], [4], [10]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
tỷ lệ ĐMV hẹp có ý nghĩa chiếm 49%. Đây là nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy
cơ dẫn đến hội chứng động mạch vành cấp và nguy cơ tỷ lệ tử vong rất cao. Vì
vậy đối với nhóm bệnh nhân này cần phải có kế hoạch theo dõi và chủ động điều
trị tích cực.


Hình 1. Hẹp động mạch vành mức độ trung bình
Hẹp nhánh động mạch liên thất trước (LAD) mức độ trung bình (hẹp khoảng
58,4%) do điểm vơi hóa (mũi tên). Nguồn: Bệnh nhân T.N.S., Sinh năm 1964.
Nữ. Mã BN: 15042263

12


Hình 2. Hẹp động mạch vành mức độ nặng.
Hẹp nhánh động mạch phải (RCA) mức độ nặng (hẹp khoảng 92%) do
mảng xơ vữa (mũi tên). Nguồn: Bệnh nhân N.V.Đ., Sinh năm 1963. Nam. Mã
BN: 18076670
Kết quả nghiên cứu, nhóm BN ≥60 tuổi có tỷ lệ vơi hóa ĐMV cao hơn tỷ
lệ khơng có vơi hóa ĐMV (60% so với 41%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p=0,042. Như chúng ta biết, xơ vữa động mạch là bệnh lý của hệ thống động
mạch. Bệnh lý động mạch vành là một trong những biến chứng nguy hiểm và
thường gặp nhất của bệnh. Mức độ vơi hóa động mạch vành bị ảnh hưởng bởi
tuổi tác và nhiều yếu tố nguy cơ khác như: giới tính, chủng tộc, di truyền, tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, thừa cân, giảm vận
động thể lực…Do đó, nhóm BN ≥60 tuổi có tỷ lệ có vơi hóa ĐMV cao phù hợp
với cơ chế sinh lý bệnh.
4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động mạch vành với tuổi và
mức độ vơi hóa động mạch vành.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi, nhóm BN ≥60 tuổi có tỷ lệ có hẹp
ĐMV cao hơn tỷ lệ khơng có hẹp ĐMV (58,2% so với 34,8%), khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p= 0,037. Ngồi ra chúng tơi cũng ghi nhận, nhóm BN có vơi
hóa ĐMV có tỷ lệ hẹp ĐMV cao hơn tỷ lệ khơng có hẹp ĐMV (74,7% so với
30,4%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả này cũng phù hợp
với cơ chế sinh lý bệnh của quá trình xơ vữa động mạch, đây là quá trình tiến

13


triển của xơ cứng động mạch, trong đó thành động mạch dày lên do sự tích tụ
canxi và các chất béo như cholesterol và triglyceride theo tuổi.
Kết quả nghiên cứu, nhóm BN ≥60 tuổi có tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa cao
hơn tỷ lệ hẹp ĐMV khơng có ý nghĩa (62,5% so với 44,8%), khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p=0,044. Ngồi ra kết quả nghiên cứu cịn ghi nhận, nhóm
BN có điểm vơi hóa ĐMV tỷ lệ ĐMV hẹp có ý nghĩa cao hơn tỷ lệ ĐMV hẹp
khơng có ý nghĩa (89,3% so với 43,1%); khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001. Đây là hậu quả của quá tình xơ vữa động mạch làm thành động mạch
bị mất khả năng đàn hồi, các mảng xơ vữa dần dần hình thành, khi mảng xơ vữa
to dần nó có thể làm lịng động mạch vành hẹp dần rồi tắc nghẽn và giảm lượng
máu đi nuôi cơ tim. Biểu hiện lâm sàng rõ ràng khi mảng xơ vữa làm hẹp trên
70% đường kính động mạch vành.
Cịn mối liên quan giữa mức độ điểm vơi hóa ĐMV với mức độ hẹp ĐMV có
ý nghĩa, kết quả nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận nhóm BN có điểm vơi hóa
ĐMV mức độ vừa và mức độ nặng có tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa cao hơn tỷ lệ
hẹp ĐMV khơng có ý nghĩa (39,3% và 19,6% so với 13,8% và 19,6%), khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Vơi hóa mức độ nặng thường đi kèm với các
dạng nhiễu ảnh, nên việc đánh giá mức độ hẹp ĐMV không đúng với thực tế
trên MSCT. Mặt khác, chụp MCST ĐMV nhằm chủ động trong chẩn đoán và
điều trị, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và hội chứng động mạch vành
cấp. Vì vậy, khi gặp những trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bệnh nhân chụp
ĐMV xâm lấn để xác định chẩn đoán.

14


Hình 3. Bệnh nhân có điểm vơi hóa mức độ nặng (439,34 điềm). Vơi hóa rải

rác 3 nhánh động mạch vành.
Động mạch vành trái: Nhánh liên thất trước (LAD) hẹp nhiều vị trí đoạn gần
(P-LAD), hẹp khoảng 70% (mũi tên đỏ thứ 1-hình C) và hẹp khoảng 58,4% (mũi
tên đỏ thứ 3-hình C); nhánh mũ đoạn gần (P-LCx) hẹp khoảng 36%. Động
mạch vành phải (RCA): hẹp đoạn gần (P-RCA) khoảng 32% (mũi tên xanh).
Nguồn: Bệnh nhân T.N.S., Sinh năm 1964. Nữ. Mã BN: 15042263
5. Kết luận:
Về đặc điểm hình ảnh MSCT ĐMV, BN có vơi hóa ĐMV chiếm tỷ lệ cao
(66%), trong đó nhóm BN có điểm vơi hóa >100 điểm chiếm 37%. Tỷ lệ hẹp
ĐMV chiếm rất cao (79,8%). Phần lớn BN hẹp 2 nhánh và 3 nhánh ĐMV chiếm
tỷ lệ cao (61,9%). Tuổi càng cao thì tỷ lệ vơi hóa động mạch vành càng nhiều (tỷ
lệ 60% so với 41%, p=0,042). ĐMV hẹp có ý nghĩa chiếm 49%.
Có mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động mạch vành (hẹp động mạch
vành và hẹp ĐMV có ý nghĩa) so với nhóm tuổi và vơi hóa ĐMV có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Bệnh nhân có điểm vơi hóa ĐMV độ mức vừa và mức độ nặng có tỷ lệ hẹp
ĐMV có ý nghĩa cao hơn tỷ lệ hẹp ĐMV khơng có ý nghĩa, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,0001.

15


Tài liệu tham khảo
1.Phùng Trọng Kiên và cs (2009), "Giá trị chụp cắt lớp điện tốn xoắn óc đa dãy
đầu dị (MDCT 64) trong chẩn đốn bệnh động mạch vành", Y Học TP. Hồ
Chí Minh. 13(1), tr. 79 – 86.
2.Nguyễn Thượng Nghĩa (2009), "Vai trò của MSCT 64 trong chẩn đoán bệnh
động mạch vành", Y học thực hành Thành phố Hồ Chí Minh. 13, tr. 18591779.
3.Phạm Nguyễn Vinh và cs (2011), " Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân
nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp", Tạp chí tim mạch học Việt

nam. 58, tr. 12-25.
4.Awan M. W. et al (2018), "Diagnostic accuracy of 64 slice ct coronary
angiography for diagnosing significant coronary artery stenosis", J Anesth
Crit Care Open Access. 10(3), pp. 105‒108.
5.Ehara M. et al (2006), "Diagnostic accuracy of 64-slice computed tomography
for detecting angiographically significant coronary artery stenosis in an
unselected consecutive patient population: comparison with conventional
invasive angiography", Circ J. 70(5), pp. 564-571.
6.Finegold J. A. et al (2013), "Mortality from ischaemic heart disease by
country, region, and age: statistics from World Health Organisation and
United

Nations",

Int

J

Cardiol.

168(2),

pp.

934-945.

doi:

10.1016/j.ijcard.2012.10.046. Epub 2012 Dec 4.
7.Fischbach F. (2007), "Risk Assessment with Coronary Artery Calcium

Screening", In Ohnesorge B.M. et al, Editoes, Multislice and dual source
CT in cardiac imaging, Springer, Verlag Berlin Heidelberg, pp. 192-230.
8.Gaziano T. A. et al (2010), "Growing epidemic of coronary heart disease in
low- and middle-income countries", Curr Probl Cardiol. 35(2), pp. 72-115.
doi: 10.1016/j.cpcardiol.2009.10.002.
9.Kaiser C. et al; (2005), "Limited diagnostic yield of non-invasive coronary
angiography by 16-slice multi-detector spiral computed tomography in
16


routine patients referred for evaluation of coronary artery disease", Eur
Heart J. 26(19), pp. 1987-92.
10.Leschka S. et al (2005), "Acurracy of MSCT coronary angiography with 64
slice technology: first experienc", European Heart Journal. 26, pp. 14821487.
11.Mollet N. R. et al (2005), "High-resolution spiral computed tomography
coronary angiography in patients referred for diagnostic conventional
coronary angiography", Circulation. 112, pp. 2318-2323.
12.Neves P. O. et al (2017), "Coronary artery calcium score: current status",
Radiol Bras. 50(3), pp. 182-189. doi: 10.1590/0100-3984.2015.0235.

17



×