Tải bản đầy đủ (.ppt) (180 trang)

PP dạy học Tiếng Việt B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 180 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC TIẾNG VIỆT B
-
Phần 1: Dạy học Tiếng Việt theo hướng tích cực hoá hoạt
động của người học.
-
Phần 2: Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
-
Phần 3: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học để dạy Tiếng
Việt.
-
Phần 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng
Việt
-
Phần 5: Bồi dưỡng HS giỏi môn Tiếng Việt
PHẦN 1
Định hướng đổi mới

Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông
qua các hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV.

Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, tập
thể.

Phát triển khả năng tự học của HS.

Đổi mới cách đánh giá
DẠY HỌC TÍCH CỰC LÀ GÌ?

Tính tích cực
-
Phẩm chất vốn có của con người.


-
Biểu hiện trong hoạt động chủ động

Tính tích cực trong học tập
-
Gắng sức cao trong hoạt động học tập
-
Chủ yếu là trong hoạt động nhận thức
Biểu hiện và
cấp độ của tính tích cực trong học tập

Biểu hiện
-
Khao khát học
-
Hay nêu thắc mắc
-
Chủ động vận dụng
-
Tập trung chú ý
-
Kiên trì, vượt khó

Cấp độ
-
Bắt chước
-
Tìm tòi
-
Sáng tạo

ĐỘNG CƠ
HỨNG THÚ
TỰ GIÁC
TÍCH CỰC
SÁNG TẠO
ĐỘC LẬP
hoạt động
GIÁO VIÊN HỌC SINH
ĐIỀU KHIỂN
- Tổ chức lớp học
- Đưa ra (gợi ý) các hoạt động
- Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động
- Kết luận
CHỦ ĐỘNG
- Tiếp nhận hoạt động
- Chủ động thực hiện các hoạt động (cá nhân
hoặc nhóm).
- Trình bày kết quả (thông tin phản hồi).
- Thảo luận, trình bày ý kiến.
- Tự học được tri thức mới
Dấu hiệu của dạy học tích cực

Dạy học phải thông qua tổ chức hoạt động
Dấu hiệu của dạy học tích cực

Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hoạt động
hợp tác
GIÁO VIÊN
NGƯỜI HỌC NGƯỜI HỌC
Dấu hiệu của dạy học tích cực


Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học
của HS.

Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGƯỜI HỌC
PP DẠY HỌC ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một
trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Đây
không phải là một phương pháp dạy học mới nhưng nếu áp
dụng đúng mức với từng môn học cụ thể sẽ “phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Phương pháp này mới được các nhà lý luận học Việt Nam và
trên thế giới nghiên cứu, song mầm mống ban đầu của
phương pháp này đã xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XIX.

Thuật ngữ “DH nêu vấn đề” (DH phát hiện và giải quyết
vấn đề) được bắt nguồn từ thuật ngữ “orixtic” còn gọi là
PP tìm tòi, phát kiến. Điều này đã được nhiều nhà khoa
học đề cập đến như: nhà sinh học A.Ja Ghecđơ,
B.E.Raicôp, nhà sử học MM.Xtaxiulevic, N.A Rôgiơcôp,
… (vào những năm 70 thế kỉ XIX). Các nhà khoa học này
đã nêu lên phương án tìm tòi phát kiến trong dạy học nhằm
hình thành năng lực nhận thức cho học sinh bằng cách đưa

HS tham gia vào quá trình hoạt động để tìm kiếm tri thức,
phân tích các hiện tượng. Đây là một trong những cơ sở
của dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ).

PP GQVĐ đặc biệt được quan tâm ở Ba Lan. V.Okon –
nhà giáo dục học của Ba Lan làm sáng tỏ PPDH nêu vấn đề
thực sự là một PPDH mới có tác dụng phát huy được năng
lực nhận thức của học sinh, xây dựng cho người học ý thức
liên hệ, bồi dưỡng hứng thú thực hành và xu hướng vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn, nhưng chúng chỉ dừng lại ở
việc ghi lại những thực nghiệm thu được trong quá trình dạy
học nêu vấn đề, ít chú trọng xây dựng cơ sở lí luận khoa học
cho PP này.

Đến những năm 70, nhà lí luận học người Nga M.I
Mackmutov đã chính thức đưa ra những cơ sở lí luận của
phương pháp dạy học (PPDH) giải quyết vấn đề được kế
thừa bởi dạy học Algorit hoá và Ơrixtic, đưa PP này trở
thành PPDH tích cực. Trên thế giới, ngoài M.I
Mackmutov còn có rất nhiều nhà khoa học, giáo dục
nghiên cứu về PPDH GQVĐ : M.N Xcatlin, Lecne, A.M
Machiuskin, N.A Pôlơnicôva…

Dạy học nêu vấn đề được quan tâm nhiều ở các
nước XHCN, đặc biệt là ở Ba Lan. Ở đây vấn đề đã được
giáo sư Ôkon, Cupe Xevit và nhiều người khác tích cực
nghiên cứu.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay, đã có nhiều người đề cập
đến PPDH này như : Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo,

Nguyễn Bá Kim…Tuy nhiên các tác giả đều viết về
PPDH GQVĐ trong dạy học ở nhà trường phổ thông và
đại học, tác giả Nguyễn Kì đã nghiên cứu việc áp dụng
PPDH GQVĐ ở Tiểu học, bước đầu tiến hành thực
nghiệm ở một số môn Toán, TN - XH, Đạo đức. Hiện
nay, PPDH GQVĐ đã và đang được coi trong trong giáo
dục nói chung và trong trường tiểu học nói riêng.
Phương pháp DH phát hiện và giải quyết vấn đề
có những tên gọi khác:
“DH nêu vấn đề”, “DH giải quyết vấn đề”, “DH
gợi vấn đề”. Trong cuốn Phương pháp dạy học
Toán - Giáo sư Nguyễn Bá Kim đã sử dụng thuật
ngữ “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”.
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

VẤN ĐỀ
Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết.

Tình huống gợi vấn đề
Còn được gọi là tình huống có vấn đề: là một tình huống
gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ
thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay
tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tích
cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc
điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Một tình huống được gọi là có vấn đề thì phải thoả
mãn 3 điều kiện sau:
- Tồn tại một vấn đề
- Gợi nhu cầu nhận thức

- Gợi niềm tin ở khả năng của bản thân

Hay nói cách khác tình huống có vấn đề là tình huống
mà ở đó xuất hiện một vấn đề như đã nói ở trên và vấn đề
này vừa quen, vừa lạ với người học.
- Quen vì có chứa đựng những kiến thức có liên quan
mà HS đã được học trước đó.
- Lạ vì mặc dù trông quen nhưng ngay tại thời điểm đó
người học chưa thể giải được.
KHÁI NIỆM PP DẠY HỌC ĐẶT VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Theo V.. Ôkôn thì “Dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề là dạy học dựa trên sự điều khiển quá trình học
sinh độc lập giải quyết các bài toán thực hành hay lí
thuyết”.

Theo M.I.Mackmutov:“Dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề là tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề
và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm độc lập giải
quyết các vấn đề học tập”

Theo các tác giả trong giáo trình “Giáo dục tiểu học”: “Dạy
học phát hiện và giải quyết vấn đề là một hoạt dộng có chủ định
của giáo viên bằng cách đặt vấn đề học tập vào tạo ra các tình
huống vấn đề, hướng dẫn học sinh học tập nhằm diễn đạt và giải
quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho sự lĩnh hội các tri thức
mới, hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh.

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là

pp dạy học mà trong đó thầy giáo tạo ra những tình huống có vấn
đề, điều khiển HS phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực
để giải quyết vấn đề và thông qua đó lĩnh hội tri thức, kĩ năng và
đạt được những mục tiêu học tập khác. (GS. Nguyễn Bá Kim)
PP DH PH & GQVĐ là 1 trong những PP DH
mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề,
tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học
sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề
thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
QUY TRÌNH DẠY HỌC

Gồm 4 bước:
Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề
Bước 2: Tìm giải pháp
Bước 3: Trình bày giải pháp
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
BƯỚC 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề
-
Từ tình huống gợi vấn đề, HS phát hiện, suy nghĩ, tìm
tòi.
-
Giải thích và chính xác hoá tình huống.
-
Phát hiện vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó.
BƯỚC 2

Tìm cách giải quyết vấn đề. Việc này thường được thực hiện
theo sơ đồ
Bắt đầu

Phân tích vấn đề
Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết
Hình thành giải pháp
Giải pháp đúng
Kết thúc

BƯỚC 3: Trình bày giải pháp
Khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra, HS trình bày
toàn bộ quá trình tiến hành dẫn đến giải pháp đúng.

BƯỚC 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
_ Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
_ Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xem
xét theo hướng tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn
đề… giải quyết vấn đề (nếu có)
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng PP

Xác định được tình huống có vấn đề trong bài học để
lựa chọn PP.

Đưa vấn đề một cách hợp lí, không quá gượng gạo,
cứng nhắc.

Tình huống có vấn đề đó phải do chính học sinh giải
quyết. Nên cố gắng đề HS tự phát hiện vấn đề.

Phải phối hợp hài hoà với các PP khác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×