Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ bón phối hợp n,p,k cho giống chè phúc vân tiên và shan chất tiền giai đoạn mới trồng và chè tuổi 4 tại phú hộ phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.51 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------

---------



NGUYỄN XUÂN CƯỜNG


NGHIÊN CỨU TỶ LỆ BÓN PHỐI HỢP N, P, K CHO
GIỐNG CHÈ PHÚC VÂN TIÊN VÀ SHAN CHẤT
TIỀN GIAI ðOẠN MỚI TRỒNG VÀ CHÈ TUỔI 4 TẠI
PHÚ HỘ - PHÚ THỌ


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60 62 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn ðình Vinh





HÀ NỘI - 2010



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
i




LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn


Nguyễn Xuân Cường


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
ii





LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn trực tiếp là:
TS. Nguyễn ðình Vinh ñã hết sức chỉ bảo, hướng dẫn ñể tác giả có thể hoàn
thành ñược bản luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè -
Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc ñã tạo ñiều kiện
và giúp ñỡ về ñịa ñiểm triển khai các thí nghiệm cho tác giả.
Công trình ñược hoàn thành có sự ñộng viên của gia ñình, bạn bè ñộng
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn



Nguyễn Xuân Cường


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
iii




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

CT: Công thức

LAI: Chỉ số diện tích lá
ðC: ðối chứng
KTCB: Kiến thiết cơ bản
K
2
O: Kali
N: ðạm
P
2
O
5
: Lân
SP: Sản phẩm
TB: Trung bình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
Viện KHKT NLN MN phía Bắc: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc.
PVT: Phúc Vân Tiên
SCT: Shan Chất Tiền










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........

iv




DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp N, P, K ñến các chỉ tiêu về sinh khối
cây chè sau khi trồng 1 năm ......................................................................... 41

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón N, P, K ñến các chỉ tiêu về sinh trưởng
trước và sau khi thí nghiệm .......................................................................... 44

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phối hợp N,P,K ñến diện tích lá chè...... 46

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón NPK ñến các yếu tố cấu thành năng suất.... 47

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N:P:K ñến sinh trưởng thân cành chè.... 50

Bảng 4.6: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp theo thời gian...................... 52

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K ñến ñợt sinh trưởng của hai giống
chè................................................................................................................ 55

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của bón phân NPK ñến diện tích lá và chỉ số diện tích
lá .................................................................................................................. 56

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của bón phân NPK ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất............................................................................................. 58


Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón ñến thành phần cơ giới búp chè.......... 60

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến phẩm cấp nguyên liệu.......... 61

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K ñến hàm lượng một số chất hóa
học trong búp chè......................................................................................... 62

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến chất lượng chè xanh ............ 65

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến chất lượng chè ñen .............. 66

Bảng 4.15. Kết quả phân tích ñất trước thí nghiệm trong vại........................ 69

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón N, P, K ñến các chỉ tiêu hoá học của ñất
sau thí nghiệm.............................................................................................. 71

Bảng 4.17: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến một số sâu hại chính trên hai
giống chè vụ xuân ........................................................................................ 73



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
v




Bảng 4.18: Hiệu quả của tỷ lệ bón phối hợp N, P, K .................................... 75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang

Hình 1: Diện tích thí nghiệm- giống chè Phúc Vân Tiên .............................. 33

Hình 2: Diện tích thí nghiệm - giống chè shan Chất Tiền ............................. 34

Biểu ñồ 1: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp theo thời gian của giống Shan
Chất Tiền...................................................................................................... 53

Biểu ñồ 2: ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp theo thời gian của giống Phúc
Vân Tiên ...................................................................................................... 54

Biểu ñồ 3: Diễn biến năng suất của hai giống chè ........................................ 59



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
vi




MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ...........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ......................................iii


DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ iv

PHẦN I: MỞ ðẦU ........................................................................................ 1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu .................................................... 1

1.2. Mục ñích của ñề tài nghiên cứu: .......................................................... 3

1.3. Yêu cầu của ñề tài................................................................................ 3

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.............................................. 3

1.5. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài ............................................................. 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 5

2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân khoáng cho chè..... 5

2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây chè..................... 5

2.1.2. Thực trạng ñất trồng chè trên thế giới và ở Việt Nam ................... 7

2.1.2.1. Sự phân bố của cây chè.......................................................... 7

2.1.2.2. Thực trạng ñất trồng chè trên thế giới ................................... 8

2.1.2.3. Thực trạng ñất trồng chè ở Việt Nam ................................... 10

2.1.3. Vai trò của phân khoáng ñối với cây chè .................................... 14


2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng phân bón cho
cây chè ..................................................................................................... 18

2.2.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè trên thế giới .... 18

2.2.1.1. Những kết quả nghiên cứu về sử dụng phân khoáng cho chè 18

2.2.1.2. Những kết qủa nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón ñến chất
lượng chè.......................................................................................... 22



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
vii




2.2.2. Những kết quả nghiên cứu về ñất và phân bón cho chè ở Việt Nam
............................................................................................................. 23

PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1. Vật liệu nghiên cứu : ......................................................................... 33

3.1.1 các giống chè............................................................................... 33

3.1.2. Loại phân bón............................................................................. 34

3.2. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................ 35


3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 35

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................... 35

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................... 37

3.3.3. Phương pháp sử lý số liệu........................................................... 40

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 41

4.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG VẠI........................................... 41

4.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp NPK ñến sinh khối rễ của cây chè41

4.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp NPK ñến các chỉ tiêu sinh trưởng 44

4.1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phối hợp N,P,K ñến diện tích lá .......... 45

4.1.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phối hợp N,P,K ñến năng suất búp ...... 47

4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ðỒNG RUỘNG ...................................... 50

4.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phối hợp N,P,K ñến sinh trưởng cây.... 50

4.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N:P:K ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
dài búp.................................................................................................. 52

4.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K ñến ñợt sinh trưởng................. 55


4.2.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N:P:K ñến chỉ số diện tích lá............... 56

4.2.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N:P:K ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất..................................................................................... 57

4.2.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến thành phần cơ giới búp......... 59



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
viii




4.2.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến phẩm cấp nguyên liệu .......... 61

4.2.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến thành phần sinh hóa trong búp chè
............................................................................................................. 62

4.2.9. Kết quả ñánh giá cảm quan sản phẩm chè xanh, chè ñen của hai
giống chè thí nghiệm ............................................................................ 63

4.2.10. Kết quả nghiên cứu về ñất thí nghiệm trên giống Shan Chất Tiền
............................................................................................................. 68

4.2.10.1. Một số chỉ tiêu hóa học ñất trước khi thí nghiệm ............... 68

4.2.10.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón phối hợp N,P,K ñến thành phần hóa
học của ñất sau khi thí nghiệm.......................................................... 70


4.2.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón NPK ñến sâu bệnh hại trên chè vụ xuân
............................................................................................................. 73

4.2.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phối hợp N P K theo các
tỷ lệ ...................................................................................................... 74

PHẦN V: KẾT LUẬN ................................................................................. 77

5.1. Kết luận:..............................................Error! Bookmark not defined.

5.2. ðề nghị................................................Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 81

PHỤ LỤC .................................................................................................... 87



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
1




PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Cây chè (Camellia sinensis O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có
nhiệm kỳ kinh tế dài, mau cho sản phẩm, ñem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn
ñịnh. ðây là cây trồng có hiệu quả ñể khai thác các vùng ñất ñai rộng lớn của

Miền núi và Trung du Việt Nam.
ðất ñai là tài sản quý giá và không thể thay thế ñược trong quá trình
sản xuất nông nhiệp. Với sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật, việc ñánh
giá xem xét ñất ngày càng ñược thể hiện dưới quan ñiểm tổng hợp toàn diện.
ðất trồng chè ñại bộ phận là ñất dốc, tầng ñất canh tác mỏng, nhiều nơi
chỉ dày 50- 70 cm, ñộ dày >1m là rất hiếm. Lượng mưa tập chung theo mùa
ñã gây nên tình trạng: mùa mưa thì ñất bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô thì cây
chè gặp hạn trầm trọng, thậm chí ngay vào thời ñiểm mùa mưa cây chè vẫn bị
hạn do ñất dốc không giữ ñược nước.
ðối với cây trồng nói chung nước là yếu hạn chế chính ñến năng suất,
với cây chè nước càng quan trọng gấp bội lần. Nước ảnh hưởng ñến quá trình
phân huỷ chất hữu cơ, nước ảnh hưởng ñến việc vận chuyển các chất dinh
dưỡng ñến rễ cây…. Nước là một trong những nguyên nhân làm suy kiệt
nguồn dinh dưỡng dự trữ trong ñất trồng chè.
Mối nguy hiểm chủ yếu ñối với môi trường là sự làm kiệt các chất dinh
dưỡng trong ñất. Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến nguồn dinh dưỡng trong ñất
bị giảm kiệt: là do cây trồng lấy ñi, do không bổ xung ñầy ñủ, cân ñối các chất
dinh dưỡng, do xói mòn, rửa trôi ñất..
Vấn ñề ñặt ra là cần có giải pháp bảo vệ ñất trồng chè hợp lý. Giải pháp
thì có nhiều nhưng trong phạm vi ñề tài chúng tôi chỉ ñề cập ñến giải pháp
bón phân hợp lý và chống xói mòn.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
2




Về bón phân hợp lý: xu thế hiện nay, các nhà khoa học ñều cho rằng

bón phân cho cây trồng nói chung, cây chè nói riêng ñều dựa trên nguyên tắc:
“Duy trì ñộ phì sẵn có trong ñất là giải pháp dễ dàng và ñỡ tốn kém hơn là
khôi phục ñộ phì của ñất do hậu quả của việc bón không hợp lý trong thời
gian dài”.
ðối với ñất trồng chè giai ñoạn giảm mùn nhiều nhất là 4- 5 năm trồng
mới, với chè kinh doanh khi cây ñã giao tán hàm lượng mùn tăng nhưng
không thể tương ứng với trước khi trồng mới. Bón phân hữu cơ là một biện
pháp tốt ñể bảo vệ ñất trồng chè, vì phân hữu cơ làm tăng hàm lượng mùn
trong ñất, cải thiện tính chất vật lý ñất, mùn lại làm tăng cường hoạt ñộng sinh
học ñất, kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Bón phân vô cơ cho chè kết
hợp cả 3 yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỷ lệ và liều lượng bao nhiêu là hợp
lý cũng rất phụ thuộc vào ñiều kiện ñất ñai, thời tiết khí hậu của từng vùng.
Không có một công thức bón phân cân ñối chung cho mọi cây trồng và mọi
vùng ñất.
Có nhiều kết quả ñiều tra cho thấy tỷ lệ sử dụng phân N, P, K mất cân
ñối do chỉ chú ý lượng ñạm mà ít chú ý ñến bón kết hợp với kali, ñặc biệt là
việc bón lân. ðất trồng chè thường là ñất xấu, chua, dốc, nguy cơ xói mòn,
rửa trôi mạnh. Vì vậy việc bón phân ñầy ñủ và cân ñối có ý nghĩa to lớn ñể
tạo năng suất, chất lượng chè và duy trì tuổi thọ lâu bền của nương chè.
Bón phân vô cơ cho chè kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K một cách cân ñối là
rất cần thiết, song tỷ lệ và liều lượng bón hợp lý phụ thuộc rất lớn vào từng
giống chè, ñất ñai và ñiều kiện tự nhiên của từng vùng. Xuất phát từ những
yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ
bón phối hợp N,P,K cho giống chè Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền giai
ñoạn mới trồng và chè tuổi 4 tại Phú Hộ- Phú Thọ”.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
3







1.2. Mục ñích của ñề tài nghiên cứu:
Từ các kết quả nghiên cứu sẽ xác ñịnh ñược tỷ lệ bón phối hợp N:P:K
thích hợp cho giống chè Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền ở giai ñoạn kiến
thiết cơ bản và 4 tuổi. Các kết quả thu ñược cũng sẽ góp phần làm cơ sở cho
việc xây dựng quy trình bón phân cân ñối cho hai giống chè.
1.3. Yêu cầu của ñề tài.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp bón N,P,K ñến sinh
trưởng của hai giống chè.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp bón N,P,K ñến năng suất
của hai giống chè.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp bón N,P,K ñến chất lượng
của hai giống chè.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của tỷ lệ phối hợp bón N,P,K ñến thành
phần hóa tính của ñất trước và sau thí nghiệm.
- Xác ñịnh tỷ lệ bón NPK hợp lý cho hai giống chè trong giai ñoạn kiến
thiết cơ bản.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu tỷ lệ, liều lượng bón phối hợp phân khoáng (N, P,
K) cho chè non ñã góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình bón phân
cân ñối cho chè.
- Các kết quả nghiên cứu về sử dụng phân khoáng (N, P, K) bón cho chè
ñã ñược áp dụng có hiệu quả trên chè tuổi 4 ở Phú Hộ.
1.5. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
4




* Giống chè Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền
* ðất nghiên cứu: ñất ferarit ñỏ vàng phát triển trên phiến thạch mica.
* Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 2/2009 ñến tháng 8/2010.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
5




PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân khoáng cho chè
Nghiên cứu các nhu cầu của cây trồng, từ ñó tìm các biện pháp kỹ thuật
nhằm tác ñộng nhằm ñáp ứng nhu cầu ñó ñể tạo ra nhiều nông sản có năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ cơ bản của khoa học
Nông nghiệp. Một trong những nhu cầu cơ bản của cây trồng là các chất dinh
dưỡng và ñể ñáp ứng nhu cầu ñó chủ yếu thông qua việc bón phân.
Nhiệm vụ của việc bón phân là cung cấp cho cây phần dinh dưỡng ít
nhất cũng ñủ bù lượng mà cây lấy ñi theo sản phẩm thu hoạch. Muốn xây
dựng chế ñộ bón phân hợp lý cần nghiên cứu ñặc tính của cây ñồng thời phân
tích khả năng dinh dưỡng trong ñất.
2.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây chè

Chè là loại cây thân gỗ, nếu ñể sinh trưởng tự nhiên có thể cao 5- 20m.
ðường kính tán rộng. Thân và cành chè tạo nên bộ khung tán của cây chè,
nếu cây chè có bộ khung tán khỏe, các cành phân bố hợp lý sẽ là tiền ñề cho
năng suất cao. Bộ rễ cây chè ăn sâu 1- 2m, ưa ñất chua, chịu hạn tốt. Rễ
nhánh và rễ hút phân bố ở tầng ñất sâu từ 0- 40cm, rễ tập trung giữa hai hàng
chè, nếu ñể sinh trưởng tự nhiên tán rễ so với tán cây lớn hơn 2- 2,5 lần.
Trong kĩ thuật trồng chè theo hàng rào ña số rễ tập trung dưới hình chiếu của
tán cây.
Khác với cây trồng khác, ở cây chè, búp và lá vừa là cơ quan quang hợp
vừa là sản phẩm cho thu hoạch. ðể nâng cao năng suất cây chè cần phải kết
hợp ñồng thời việc thu hái búp với việc nuôi chừa bộ lá. Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng ñến bộ lá chừa trong ñó có ñất ñai và dinh dưỡng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
6




Toàn bộ ñời sống của cây chè ñược chia ra thành 2 chu kỳ phát triển:
chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn: bao gồm suốt cả ñời sống cây chè, kể từ khi tế
bào trứng thụ tinh, bắt ñầu phân chia cho ñến khi cây chè già cỗi và chết. Cây
chè thuộc nhóm cây nhiều ñời quả, hàng năm ñều ra hoa kết quả trong suốt
mấy chục năm sinh trưởng phát triển. Chu kỳ phát triển lớn của cây chè ñược
các nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5 giai ñoạn: giai ñoạn phôi thai (giai
ñoạn hạt giống), giai ñoạn cây con, giai ñoạn cây non, giai ñoạn chè lớn, và
giai ñoạn già cỗi.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): bao gồm các giai

ñoạn sinh trưởng phát triển trong một năm như hạt nảy mầm, chồi mọc lá, ra
hoa kết quả...và giai ñoạn tạm ngừng sinh trưởng, cây không ra các lá non
mới, hoa quả phát triển chậm, song bộ rễ lại phát sinh ra các rễ mới. Từ hạt
mọc lên, ñến khi chết vì già cỗi, cây chè trải qua những diễn biến về sinh
trưởng phát triển nói trên, lặp ñi lặp lại trong nhiều năm. Quá trình sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực song song cùng tồn tại.
Hai chu kỳ trên có quan hệ mật thiết với nhau, các chu kỳ phát triển nhỏ
ñược thực hiện trên cơ sở của chu kỳ phát triển lớn. Các hiện tượng hàng năm
như hạt nảy mầm, ñâm chồi, nảy lộc, mọc lá, ra hoa kết quả ñều tiến hành trên
cơ sở của chu kỳ lớn tích luỹ hàng năm gọi là tuổi sinh vật (tuổi chung) của
cây chè.
Những ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh
tổng hợp giữa ñặc ñiểm của giống (tính di truyền) với những ñiều kiện ngoại
cảnh. Như vậy, nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất
lượng của từng giống sẽ giúp chúng ta sẽ ñánh giá ñược khả năng thích ứng
của giống trong vùng sinh thái. Từ ñó làm cơ sở xây dựng các biện pháp kỹ


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
7




thuật canh tác thích hợp, tạo ñiều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển cho
năng suất cao, chất lượng tốt.

2.1.2. Thực trạng ñất trồng chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.2.1. Sự phân bố của cây chè
Ở các nước nhiệt ñới với những vùng có ñộ cao từ 20- 25m trở lên so

với mặt biển, có lượng mưa từ 1500mm trở lên, phân bố ñều trong năm, nắng
nhiều là những nơi có ñiều kiện tối ưu ñể cây chè cho năng suất cao, phẩm
chất tốt [11], [31].
Cây chè có khả năng thích nghi rất rộng. Qua ñiều tra ñiều kiện khí hậu,
ñịa hình, ñất ñai...của một số nước trồng chè trên thế giới, chúng ta thấy cây
chè, phát triển tốt trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới và á nhiệt ñới với nhiệt ñộ
ñiều hòa quanh năm như Srilanka- vùng gần xích ñạo (6
0
vĩ Bắc). Chè sinh
trưởng không những ở ñịa hình bằng phẳng như Gruzia mà còn sinh trưởng
ñược trên ñịa hình ñồi dốc cao như Srilanka, Việt Nam, Indonesia...
Chè sinh trưởng tốt cả ở vùng có ñộ cao 20- 25m ñến vùng có ñộ cao
hàng nghìn mét so với mặt biển. Với ñặc tính chung là ở vùng thấp cây chè
sinh trưởng tốt, cho sản lượng búp cao nhưng chất lượng chè chế biến không
ngon, còn ở vùng cao chè sinh trưởng chậm, năng suất búp không cao nhưng
chất lượng chè chế biến lại ngon (Astika) [27].
Nhiều tài liệu ở các nước trồng chè cho thấy cây chè ñòi hỏi ñất chua,
ñất có trị số pH
KCL
từ 4 ñến 6 là thích hợp cho cây chè phát triển và tối ưu là
pH
KCL
khoảng 4,5 ñến 5,6 [11].
Cây chè sống và sinh trưởng ñược trên nhiều loại ñất như ñất Ultisols,
Oxisols, Inceptisols...


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
8





Về ñời sống cây chè, cây chè thường sống từ 30 ñến 50 năm, thậm trí
ñến hàng trăm năm, người ta ñã tìm thấy những cây chè cổ thụ có thể sống
300- 400 năm ở vùng Suối Giàng, thuộc tỉnh Yên Bái của Việt Nam hay hàng
ngàn năm như ở cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc. ðời sống cây chè có lẽ
phụ thuộc nhiều vào ñiều kiện dinh dưỡng trong ñất và ñiều kiện thâm canh
của từng nơi. Qua ñiều tra khảo sát có nhiều nương chè không bón phân hàng
năm vẫn cho thu hoạch. Nhưng cũng có nương chè chỉ sau khi trồng 2- 3 năm
ñã phải hủy bỏ, do tập quán “quảng canh” cây chè chết dần không cho thu
hoạch.
Tóm lại cây chè phân bố rộng trên nhiều loại ñất, trên nhiều loại ñịa
hình, ở các vùng có khí hậu thời tiết khác nhau. Tuổi thọ cây chè kéo dài
nhiều năm hay ít năm tùy thuộc vào ñiều kiện dinh dưỡng trong ñất và ñiều
kiện thâm canh của mỗi nơi.
2.1.2.2. Thực trạng ñất trồng chè trên thế giới
Cây chè có lịch sử lâu ñời và phân bố rất rộng trên rất nhiều các loại ñất
khác nhau nhưng chủ yếu trên các loại ñất chua Acrisols; Feralsols; Andosols
và một phần trên ñất Alisols, Podzoluvisols.
Nhiều nhà khoa học ñều thống nhất chè chỉ phù hợp với ñất chua, nhưng
về khoảng pH thích hợp thì có nhiều ý kiến khác nhau. ðến nay pH ñối với
chè ñược thống nhất giới hạn dưới là 4, giới hạn trên là 6 và thích hợp trong
khoảng 4,5-5,5. Phản ứng chua cho ñất trồng chi phối rất nhiều ñến chế ñộ
dinh dưỡng cả hữu cơ và vô cơ cung cấp cho cây. ðiều này thể hiện rõ nhất ở
sự tích luỹ ñạm amon thay thế tích luỹ ñạm nitrat và hiện tượng giữ chặt lân,
dễ tiêu trong ñất ở dạng phốt phát sắt, phốt phát nhôm.
Trong môi trường chua, sinh trưởng của cây chè bị hạn chế nhiều bởi sụ
khó hòa tan của nhôm, nó bị tích tụ và tạo thành kết von, sự ngưng tụ của



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
9




lignin qua ñó làm tăng hàm lượng H
2
O
2
. Khi hàm lượng nhôm tự do thấp sẽ
ảnh hưởng rõ ñến thành phần sinh hóa và chất lượng chè, ñặc biệt là chỉ tiêu
tannin [44].
Theo Chen Zong Mao (1994) [28] thì trong suốt quá trình trồng, quản lý
chăm sóc chè, việc quản lý ñất là quan trọng nhất trong tất cả các việc cần làm,
tác giả cho biết ñất chè Trung Quốc có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ yếu
do ñất bị xói mòn, rửa trôi.
Qua kết quả phân tích 200 mẫu ở các loại ñất trồng chè khác nhau ở
Trung Quốc ñã cho thấy hàm lượng kali diễn biến từ 15,3- 1031 mg/1kg ñất.
Hàm lượng này giảm dần từ Bắc xuống Nam. 63% ñất chè Trung Quốc có
hàm lượng Mg < 40mg/1 kg ñất. 69% ñất chè có hàm lượng S<80mg/1 kg ñất.
Với ñất trồng chè ở Trung Quốc hiệu lực sử dụng N chỉ từ 30- 50%. Cũng
như một số nước vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới, việc bón lân cho chè là kém
hiệu quả vì tới 90% lượng lân bón vào ñất bị giữ chặt, do trong ñất chứa phần
lớn lượng Fe
2+
và Al
3+
, khi bón lân vào ñất tạo thành dạng phốt phát sắt nhôm

khó tiêu, cây chè khó sử dụng.
Theo Astika và các cộng tác viên [27], Wibowo 1994 [42], hầu hết chè ở
Indonesia ñược trồng ở ñộ cao 800- 1300m so với mặt biển, trên loại ñất có
nguồn gốc của núi lửa hoạt ñộng từ thế kỷ thứ IV. ðất chè ở Indonesia bao
gồm ñất Oxisols, Alfisols và Ultisols.
ðất trồng chè ở Indonesia ñược phân làm 5 loại chính với những chỉ tiêu
là: ñộ sâu tầng ñất, cấu trúc ñất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng
một số chất dinh dưỡng khác. Nhìn chung ñất trồng chè ở Indonesia có ñộ sâu
tầng ñất, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng một số chất dinh dưỡng khác từ
trung bình ñến cao. ðây là ñiều kiện tốt cho cây chè sinh trưởng (ðarma
wijaya 1985) [29].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
10




Theo Anon 1993 [26] ñất trồng chè ở Srilanka gồm 3 nhóm chính:
Ultisols, Oxisols và Inceptisols, trong ñó nhóm ñất Ultisols chiếm diện tích
nhiều nhất. Nhìn chung ñất chè ở Srilanka thuộc diện nghèo dinh dưỡng. Hàm
lượng chất hữu cơ tổng số trên dưới 1%, pH
KCl
: 5,0- 5,5 thành phần cơ giới
ñất 50% cát, 20% limon, 30% sét. ðịa hình ñồi núi cao, dốc nhiều ñất thường
bị xói mòn do mưa nhiều và mưa lớn.
Theo Sharma, V.S-1994 [38] Ở Nam Ấn ðộ, ñất ñai xấu hơn vùng ðông
Bắc Ấn ðộ, ñất thường thiếu kali.
Theo Sharama- 1977 [35] ñất có hàm lượng kali dễ tiêu dưới 60 ppm là

ñất bị thiếu kali, 61- 100ppm là trung bình và trên 100 ppm là cao. Ngoài kali
thì kẽm cũng là nguyên tố ñược quan tâm, ñây là nguyên tố mà ñất không ñủ
cung cấp cho cây chè.
ðất trồng chè của một số nước trên thế giới có diện tích chè tập trung và
lớn là rất ña dạng và phong phú. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi
loại ñất của từng miền có ñịa hình khí hậu khác nhau là rất khác nhau. Do ñó
nghiên cứu chế ñộ phân bón cho chè hoàn toàn phụ thuộc vào từng ñiều kiện
ñất ñai cụ thể của mỗi nước.
2.1.2.3. Thực trạng ñất trồng chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây chè có thể trồng ñược ở hầu hết trên các loại ñất với
ñiều kiện là ở ñộ cao so với mặt biển từ 20m trở lên, mực nước ngầm ở sâu
dưới 1m, ñất chưa có ñộ pH
KCL
4- 6, lượng mưa trung bình từ 1200 mm/năm
trở lên, ñộ ẩm không khí khoảng 80%, ñộ dốc không quá 30
0
, tầng dày trên
50cm (Nguyễn Ngọc Kính [11], ðỗ Ngọc Quỹ [19], Hồ Quang ðức [30])
Từ lâu ñời do ñiều kiện kinh tế, tập quán canh tác của từng nơi, cây chè
ñã ñược trồng và hình thành ở 5 vùng chính với ñiều kiện ñất ñai, khí hậu và
các giống chè khác nhau.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
11




Vùng chè thượng du (miền núi) phía Bắc

Cây chè ñược trồng ở một số huyện thuộc các tỉnh như: Sơn La, Hà
Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên...
ðất ñai vùng ñồi núi các tỉnh phía Bắc chiếm 3/4 diện tích ñất tự nhiên
(Nguyễn Vy, ðỗ ðình Thuận, Vũ Ngọc Tuyên...) [25], [24] có ñộ cao so với
mặt biển từ 200m trở lên, phần lớn các loại ñất ñược hình thành tại chỗ, có
hàm lượng mùn cao, càng lên cao sự hình thành mùn càng chậm, nhưng sự
phân hủy mùn yếu hơn so với vùng thấp. Tầng ñất có ñộ dày mỏng hơn ñất
vùng ñồi, do bị xói mòn mạnh. ðất ñược phát triển trên phiến thạch, sa thạch
và ñá gnai (ở vùng ðông Bắc), còn ở vùng Tây Bắc ñất ñược hình thành từ ñá
gnai, Granit, phiến thạch là chính (Vũ Ngọc Tuyên, Phạm Gia Tu...) [24]. ðất
có mầu vàng, ñỏ vàng và nâu. ða số ñất có ñộ dày trung bình từ 0,6 ñến 1m,
ñất khá tơi xốp, ñộ chua cao pH
KCL
từ 4- 4,5 thành phân cơ giới thuộc loại thịt
nhẹ và trung bình, hàm lượng mùn biến ñộng mạnh, hàm lượng lân tổng số và
dễ tiêu ñều nghèo (lân tổng số phổ biến ở mức 0,03- 0,05%) theo Lương ðức
Loan, Nguyễn Tử Siêm 1979 [12].
Theo tác giả Nguyễn Thi Dần [2]. ðất ferarit vàng ñỏ phát triển trên
phiến thạch Mica thích hợp cho phát triển cây chè ở miền Bắc Việt Nam,
nhóm ñất này luôn chịu ảnh hưởng của quá trình ferarit hóa, nên ñất thường
chua, màu ñỏ hay màu vàng, tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng sét vật lý
cao, quá trình trồng chè có hiện tượng rửa trôi sét xuống tầng sâu, lân dễ tiêu
nghèo do bị giữ chặt dưới dạng phosphat sắt, nhôm.
Vùng chè trung du
Cây chè ñược trồng chủ yếu ở một số huyện như Hàm Yên, Yên Sơn,
Sơn Dương, Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang, một số huyện trong tỉnh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
12





Yên Bái như: Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình...Một số huyện trong tỉnh Phú
Thọ như Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hòa và ðoan Hùng.
ðất ñồi vùng trung du có ñộ cao so với mặt biển từ 25- 200m, chiếm
1/10 diện tích cả nước, không có ñộ dốc ñứng và lòng chảo sâu. Ranh giới
giữa núi và ñồi khó phân biệt chính xác [24]. ðất ñược hình thành trên nhiều
loại ñá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch mica, gnai...dưới những thảm
thực vật khác nhau, có mức ñộ Feralit khác nhau, vì lẽ ñó mà ñất ñai vùng
trung du không ñồng ñều, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ñất chênh
lệch nhau ñáng kể [25].
Thành phần cơ giới nặng vì ñược hình thành từ những ñá mẹ giàu sét,
cấu trúc kém, ít tơi xốp. ðất thường chua, pH
KCL
có chỗ < 4,5. Các cation
Ca
++
, Mg
++
, K
+
...rất nghèo. ðất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng chất hữu
cơ thấp, nhiều nương chè hàm lượng chất hữu cơ chỉ chung quanh 1%, ñạm
tổng số thường <0,2%, kali rất nghèo trung bình khoảng 0,15- 0,2% (Lương
ðức Loan, Nguyễn Tử Siêm- 1979, Vũ Ngọc Tuyên- 1977) [12], [24]. Với
ñất ñai vùng trung du như vậy nên trong quá trình trồng và chăm sóc chè cần
ñược chú ý tới biện pháp bảo vệ và bồi dưỡng ñất.
Vùng chè khu 4 cũ

Ở vùng khu 4 cũ chè thường ñược trồng ở một số huyện như Hậu Lộc,
Thiệu Hóa, ðông Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hóa. Một số
huyện như Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
ðất ñai ở ñây phần lớn là ñất ñỏ vàng, phát triển trên các loại ñá mẹ
khác nhau. ðịa hình bị chia cắt, tầng ñất chỗ dày chỗ mỏng, thường gặp từ
60cm- 120cm. ðất vùng trồng chè thường chua pH
KCL
từ 4- 4,5, khoáng vật
chủ yếu là Kaolinit, hàm lượng kali tổng số từ 0,2- 0,3%, hàm lượng chất hữu
cơ chênh lệch nhau nhiều [24].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
13




Vùng khu 4 cũ mùa mưa thường ñến muộn nên chè bị hạn vào cuối mùa
khô. ðất ñai thuộc diện nghèo dinh dưỡng, nên trong quá trình trồng chè phải
chú ý thâm canh ngay từ ñầu.
Vùng chè Gia Lai- Kon Tum
ðất ñai vùng Tây Nguyên rất phù hợp cho việc trồng các loại cây lương
thực nói chung, cũng như cây chè nói riêng.
Các ñồn ñiền chè, cà phê ñã ñựơc thành lập ngay từ những năm 1925
ñến năm 1940, với quy mô 300- 400 ha.
ðất ñai vùng chè Gia Lai- Kon Tum thuộc loại ñất Ferarit nâu vàng, nâu
ñỏ, vàng ñỏ và phát triển trên ñá Bazan, ở ñộ cao 700m so với mặt biển.
ðất có tỷ lệ sét cao, trên 50% ñất có cấu trúc viên, tơi xốp, thoáng khí.
Hàm lượng lân tổng số trung bình (0,10- 0,15%) kali tổng số ở mức nghèo

(0,08- 0,10%), hàm lượng chất hữu cơ trong ñất khá cao pH
KCL
: 4,5- 5,5.
Theo Nguyễn Vy- 1977 [25], Vũ Cao Thái- 1996 [23], (dẫn theo
Nguyễn Khả Hòa 1994) [8] thì ñất Bazan giàu lân tổng số, nhưng nghèo lân
dễ tiêu.
Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt ñới gió mùa ñiển hình. Mùa khô hạn
trầm trọng, mùa mưa lượng mưa rất lớn (từ 1800 trên 2000mm), nhiệt ñộ dao
ñộng ngày ñếm lớn.
Cây chè sinh trưởng trên vùng ñất Bazan rất thuận lợi, sản lượng thu
bình quân 40- 50 tạ/ha. Tuy nhiên vì mùa khô thiếu nước nên trồng chè gặp
nhiều khó khăn.
Vùng chè cao nguyên Lâm ðồng
Tính ñến năm 2010 Lâm ðông có trên 16000 ha chè. Cây chè ñược
trồng tập trung ở các huyện: Di Linh, ðơn Dương, ðức Trọng, Bảo Lộc.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
14




Vùng chè Lâm ðồng ở ñộ cao >800m so với mặt biển, ñây là vùng rất thuận
lợi về mặt chất lượng chè.
ðất tích lũy nhiều sắt, nhôm, là một trở ngại lớn cho việc cung cấp lân
cho cây chè nói riêng và cây công nghiệp nói chung. Hàm lượng chất hữu cơ,
hàm lượng ñạm, lân, kali tổng số ñều ở mức khá, ñất chua, pH
KCL
biến ñộng

từ 4,5- 5,5 [25].
Cũng như ñất ñai vùng Gia Lai- Kon Tum, có ñộ ẩm cây héo lớn, lượng
nước khuếch tán thấp nên mùa khô hạn hán xảy ra nghiêm trọng (Nguyễn Vy,
ðỗ ðình Thuận 1977) [25], Trần Công Tấu, Nguyễn Thị Dần 1984 [22].
Với cây chè chú ý biện pháp trồng và chăm sóc cây cẩn thận trong mùa
khô, cũng như thời gian nắng nóng kéo dài trong mùa mưa.
Ở Việt Nam cây chè ñược trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau với
ñiều kiện canh tác, ñất ñai khác nhau. Nhưng chè ñược trồng nhiều nhất vẫn
là trên loại ñất ñỏ vàng phát triển trên ñá sét và biến chất tập trung ở vùng ñồi
bị phân cách.
Nhìn chung, ña phần ñất ñai của các vùng trồng chè ở nước ta là nghèo
các chất dinh dưỡng (N, P, K) kể cả tổng số và dễ tiêu, ñất chua, hàm lượng
hữu cơ thấp. ðồng thời do ñiều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo
dài ñã dẫn ñến năng suất chè giảm sút. Do vậy nghiên cứu bổ sung phân bón
cho chè ñặc biệt là phân hữu cơ, tạo ñiều kiện thâm canh cho chè ngay từ khi
trồng mới là ñiều cần thiết ñể ñạt năng suất cao.
2.1.3. Vai trò của phân khoáng ñối với cây chè
Vấn ñề sử dụng phân khoáng cho cây trồng nói chung và cây chè nói
riêng là vô cùng phong phú. Trong giới hạn ñề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu 3
nguyên tố dinh dưỡng chính: N, P và K.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
15




Mục ñích của việc bón phân là nhằm bảo ñảm dinh dưỡng cân ñối cho
cây trồng và không ñể các chất dự trữ trong ñất giảm xuống dưới mức cây cần.

Trên nguyên tắc duy trì ñộ phì sẵn có trong ñất dễ dàng và ñỡ tốn kém hơn là
khôi phục ñộ phì của ñất do hậu quả của việc bón phân không hợp lý trong
thời gian dài (Andre Gros, 1967) [1].
Sử dụng phân bón cho chè là vấn ñề khá phức tạp bởi tính ña dạng và
phức tạp của ñất ñai vùng ñồi núi. Xu thế hiện nay các tác giả ñều cho rằng
bón phân cho chè kết hợp 3 yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỷ lệ và liều
lượng bao nhiêu là hợp lý cũng rất phụ thuộc vào ñiều kiện ñất ñai, thời tiết
và khí hậu của từng vùng. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè ñược nhiều nhà
nghiên cứu nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, hoặc hiệu suất thu hoạch
trên ñơn vị phân bón, hoặc với một ñơn vị năng suất lấy ñi một lượng dinh
dưỡng cần thiết các yếu tố khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về
hiệu lực phân bón ñã chứng minh: ñạm là yếu tố chủ yếu ñối với cây chè, có
tương quan chặt chẽ với năng suất. Tương quan giữa năng suất chè với ñạm là
tuyến tính với cả mức bón phân cao hơn 120kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 –
90kg N/ha thì tối thiểu phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của ñạm là tác ñộng tích
lũy, vượt qua giới hạn của một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái.
Theo kết quả nghiên cứu ở Assam Ấn ðộ thấy rằng hiệu lực ñạm tăng
ñều ñặn theo thời gian: hiệu suất của 1kg N của lần bón thứ 1, 2, 3 và 4 là 2kg,
4kg, 6kg và 8kg chè khô.
Ở ðông Phi hiệu suất của 1kg N là từ 4 – 8kg chè khô. Nếu như hiệu
suất dưới 4 kg chè khô/kg N thì ñã xuất hiện yếu tố hạn chế P hoặc K. Tác
dụng ñầy ñủ của ñạm ñược thể hiện chỉ trên nền ñảm bảo các yếu tố khác.
(Willson K. C, 1992) [43]


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
16





Trong nhiệm kỳ kinh tế vài chục năm của ñời sống cây chè với các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học Willson K. C (1992) [43] ñã xác ñịnh
rằng cây chè ở giai ñoạn ñầu sau trồng (1 – 3 tuổi) sang giai ñoạn cho thu búp
(4 – 6 tuổi) lượng ñạm ñược bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha tăng dần
nhưng không vượt quá 100kg N/ha. Hiệu lực của lượng ñạm 100kg N/ha ñạt
cao nhất ở ñộ tuổi 7 – 8 ñến 10 – 12 tuổi. Thời kỳ 10 – 12 tuổi lượng ñạm bón
có hiệu lực cao nhất từ 200 – 300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của 1 kg N
cao nhất không quá 200 kg N/ha ở những nương chè có mức năng suất 5 – 8
tấn ñọt tươi/ha, còn những nương chè có năng suất trên 10 tấn/ha ñầu tư ñến
300kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các liều lượng bón trên 300kg N/ha
không làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm. Các nương chè trên 20 tuổi
hiệu lực phân ñạm tốt nhất với liều lượng không quá 200kg N/ha.
Cũng theo Willson K.C and M.N. Lifford (1992) [43] ñể thu hoạch 1 tấn
chè búp tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P
2
O
5
; 2,0 – 10,0kg
K
2
O. Trong ñó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy ñi bởi thu hái búp, ñược tích
lũy trong 25 – 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp
lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm ñến sự tiêu hao cho
quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần ñốn hằng năm,
và duy trì hệ sinh vật ñất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại....
Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy:
Cây chè là loại cây thu hoạch lá nên yếu tố N là chất dinh dưỡng quan
trọng hàng ñầu, N có ảnh hưởng tốt ñến năng suất búp chè. Bón N có thể làm

tăng năng suất chè búp 40- 50%, hoặc có khi còn cao hơn nữa, nhưng khi bón
N ñơn ñộc kéo dài ñã làm giảm năng suất và ảnh hưởng xấu ñến chất lượng
chè.

×