Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 211 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Kinh tế phát triển
62 31 01 05
GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của bản thân. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017



Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Quyết

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của rất
nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung, người
đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận án. Nhờ
có sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp q báu của cơ mà luận án của tơi
đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Quản lý đào tạo, Chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển
nơng thơn cùng tồn thể các thầy, cơ giáo và cán bộ của Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu và giúp đỡ tôi hồn thành cơng trình nghiên cứu ln án.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn các cơ quan ban ngành và bà con nhân dân tỉnh Đồng Nai
đã cung cấp số liệu, thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong
gia đình và cơ quan đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian, động viên, chia sẻ tinh
thần, giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Quyết

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x
Danh mục hình ................................................................................................................. xi
Danh mục hộp ................................................................................................................. xii
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii
Thesis abstract................................................................................................................. xv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 3

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 5

Phần 2. Tổng quan cơ sở lý luận vầ thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn .................................... 6
2.1.

Cơ sở lí luận về tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn .......................................................................................... 6

2.1.1.

Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng .......................................................... 6

2.1.2.

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ................................................. 10

2.1.3.

Tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ....... 14


2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn .......................................................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ................................................................................ 29

2.2.1.

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tăng cường sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ...................... 29

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam về tăng cường sự tham gia
của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ................ 33

2.3.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan .................. 37

2.3.1.

Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ

tầng, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên thế giới ..................................... 37

2.3.2.

Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ở Việt Nam ............................................................. 39

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 44
3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai ........................................... 44

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đồng Nai ..................................................................... 44

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai .......................................................... 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 46

3.2.1.

Khung phân tích ................................................................................................ 46

3.2.2.


Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 48

3.2.3.

Chọn điểm và cộng đồng nghiên cứu ................................................................ 50

3.2.4.

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin nghiên cứu ....................................... 54

3.2.5.

Phương pháp phân tích ...................................................................................... 56

3.2.6.

Tiêu chí và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................... 59

Phần 4. Thực trạng và giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai .......... 64
4.1.

Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai và nhu
cầu phát triển ..................................................................................................... 64

4.1.1.

Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai ........................ 64

4.1.2.


Nhu cầu tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn ................................................................................................ 69

4.1.3.

Phân cấp quản lý cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của Đồng Nai ............... 70

4.2.

Thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn tỉnh Đồng Nai......................................................................... 71

4.2.1.

Nhận diện các mơ hình tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn ở Đồng Nai ........................................................ 71

4.2.2.

Tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu quy hoạch cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ................................................................................. 73

iv


4.2.3.

Tham gia của cộng đồng trong lập dự toán và chính sách tham gia phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn .......................................................... 76


4.2.4.

Tham gia của cộng đồng trong đóng góp nguồn lực vật chất của cộng
đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn .................................. 79

4.2.5.

Tham gia của cộng đồng trong q trình thi cơng xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ................................................................................ 95

4.2.6.

Tham gia của cộng đồng trong giám sát và nghiệm thu cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn ........................................................................................ 97

4.2.7.

Tham gia của cộng đồng trong quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn ................................................................................................ 99

4.2.8.

Tham gia của cộng đồng trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn .............................................................................. 101

4.2.9.

Đánh giá của cộng đồng về vai trò tham gia phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn ...................................................................................... 103


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai ............................................. 106

4.3.1.

Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ...................................... 106

4.3.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ...................................... 109

4.4.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai .................................................. 116

4.4.1.

Quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường tham gia của cộng
đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ............................. 116

4.4.2.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai .................................................. 123


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................... 147
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 147

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 149

Danh mục các cơng trình đã công bố ............................................................................ 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục ........................................................................................................................ 159

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á (Asean Development Bank)

CB

Cán bộ




Cộng đồng

CĐCBCQ

Cộng đồng cán bộ chính quyền

CĐDN

Cộng đồng doanh nghiệp

CĐĐT

Cộng đồng đồn thể

CĐND

Cộng đồng người dân

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố

CQ

Chính quyền

CSHT


Cơ sở hạ tầng

DACT

Dự án cơng trình

DN

Doanh nghiệp

ĐT

Đồn thể

GDP

Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Production)

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTNT

Giao thơng nơng thôn

GTVT

Giao thông vận tải


HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Development Indication)

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - Xã xã hội

ND

Người dân

NGO'S

Các tổ chức phi chính phủ (Non-Govermental Ogranizations)

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Viện trợ phát triển chính thức (Official Devlopment Aid)

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

vi


UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organzation)


XDCB

Xây dựng cơ bản

XHH

Xã hội hoá

vii


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1

Tên bảng
Trang
Phân bố mẫu điều tra ......................................................................................... 53

3.2

Ma trận SWOT .................................................................................................. 58

3.3

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 61

4.1

Hiện trạng đường giao thông nông thôn Đồng Nai đến cuối năm 2013 ........... 65


4.2

Đánh giá của cộng đồng về chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn Đồng Nai ................................................................................................... 67

4.3

Kết quả tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu qui hoạch phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn .......................................................... 74

4.4

Mức độ cộng đồng tham gia xác định nhu cầu qui hoạch phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn ....................................................................... 75

4.5

Kết quả cộng đồng tham gia lập dự tốn và chính sách tham gia phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn .......................................................... 77

4.6

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong lập dự tốn và chính sách
tham gia phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ................................... 78

4.7

Cộng đồng đóng góp nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn Đồng Nai từ 2012-2015 ................................................................... 80


4.8

Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực phân tích theo địa phương ................ 82

4.9

Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực theo loại cộng đồng ........................... 84

4.10

Phân tích kết quả cộng đồng góp tiền theo loại cơ sở hạ tầng .......................... 86

4.11

Phân tích kết quả cộng đồng góp lao động theo loại cơ sở hạ tầng .................. 87

4.12

Phân tích kết quả cộng đồng góp vật liệu theo loại cơ sở hạ tầng .................... 88

4.13

Phân tích kết quả cộng đồng góp đất theo loại cơ sở hạ tầng ........................... 89

4.14

Mức độ tham gia đóng góp nguồn lực theo đối tượng tham gia và loại
hình đóng góp.................................................................................................... 92


4.15

Kết quả tham gia của cộng đồng trong giám sát và nghiệm thu cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ................................................................................. 97

4.16

Tham gia của cộng đồng trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ............................................................................... 102

4.17

Đánh giá vai trò tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn....................................................................................... 103

viii


4.18

Mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường tự nhiên xã hội đến sự tham
gia của cộng đồng ........................................................................................... 107

4.19

Đánh giá của cộng đồng về ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến sự
tham gia .......................................................................................................... 108

4.20


Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực đến sự tham gia của cộng
đồng................................................................................................................. 110

4.21

Bảng hệ số kiểm định hồi quy các yếu tố tác động đến sự tham gia của
cộng đồng trong đóng góp lao động (Y2)....................................................... 111

4.22

Mức độ ảnh hưởng của nguồn tài lực đến sự tham gia của cộng đồng .......... 114

4.23

Hạn chế, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng
đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai ..... 120

4.24

Ma trận giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ........................................................ 122

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
2.1

Tên sơ đồ


Trang

Các hình thức tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn......................................................................................... 16

2.2

Các kiểu tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn ................................................................................................ 17

2.3

Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thơng nơng thơn ................................................................................................ 19

2.4

Vịng tròn tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn ................................................................................................ 24

3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ..................................................................... 44

3.2

Khung phân tích sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ................................................................................. 47


4.1

Phân cấp quản lý cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Đồng Nai ..................... 70

4.2

Qui trình tổng quát quá trình tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn ..................................................................... 132

x


DANH MỤC HÌNH
STT
4.1

Tên hình

Trang

Khảo sát về nhu cầu phát triển các loại cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn tỉnh Đồng Nai ........................................................................................... 68

4.2

Mơ hình tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn ở Đồng Nai hiện nay.............................................................. 71

4.3


Mức độ tham gia đóng góp tiền theo loại cơ sở hạ tầng ................................... 93

4.4

Mức độ tham gia đóng góp lao động theo loại cơ sở hạ tầng ........................... 93

4.5

Mức độ tham gia đóng góp vật liệu theo loại cơ sở hạ tầng ............................. 94

4.6

Mức độ tham gia đóng góp đất theo loại cơ sở hạ tầng .................................... 94

4.7

Tham gia của cộng đồng trong quá trình thi cơng xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thơng nông thôn ................................................................................ 96

4.8

Mức độ tham gia của cộng đồng trong giám sát, nghiệm thu cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ................................................................................ 99

4.9

Tham gia của cộng đồng trong quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn .............................................................................................. 100

4.10


Số ý kiến tham gia đánh giá hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ........ 103

4.11

Mơ hình cho sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn ...................................................................................... 126

xi


DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

Trang

4.1

Chuyện trách nhiệm và quyền lợi ..................................................................... 98

4.2

Chuyện quản lý và bảo dưỡng cơng trình ....................................................... 101

4.3

Chuyện dân chủ trong quá trình tham gia ....................................................... 104


xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Quyết
Tên luận án: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn tỉnh Đồng Nai
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 62.31.01.05

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Mục tiêu: i) Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về sự tham
gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT; ii) Đánh giá thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai;
iii) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: (i) Đối tượng nghiên cứu là sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai (Cộng đồng người dân, doanh
nghiệp, đồn thể và chính quyền); (ii) Thời gian nghiên cứu từ 2010-2015, trên 4 huyện
đại diện cho 4 vùng của tỉnh Đồng Nai: Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Về nội dung: Các hoạt động tham gia của cộng đồng (Xác định nhu cầu qui
hoạch, lập dự tốn và chính sách cho sự tham gia, đóng góp nguồn lực vật chất, thi cơng
xây dựng, giám sát và nghiệm thu, quản lý và bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng và đánh giá
hiệu quả, kết quả, mức độ, hình thức,… tham gia); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT; Các giải pháp thúc đẩy tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự
tham gia (RRA, PRA), tiếp cận thể chế và hợp tác công - tư; Thông tin nghiên cứu được

thu thập qua điều tra, thảo luận nhóm, ý kiến chun gia; Phương pháp phân tích gồm
thống kê mơ tả, so sánh, SWOT, phương pháp tốn với hàm tuyến tính đa biến.
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả chính:
Đến năm 2013 Đồng Nai có 1.374km đường liên xã, 1.592km đường liên thơn,
2.250km liên xóm, 2.182km ngõ hẻm và 1.106km trục chính nội đồng. Tỷ lệ cứng hóa
(bê tơng hóa/ nhựa hóa) của các loại đường tương ứng là 69%, 53%, 51%, 50% và 34%.
Vì vậy thúc đẩy tham gia của cộng đồng cho phát triển CSHT GTNT là cấp bách.

xiii


Tỉnh Đồng Nai đã ban hành chính sách thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng qua
Nghị quyết số 77/2006/NQ-HĐND, Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND,... nhưng các
văn bản chưa cụ thể, thiếu linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện của từng địa phương,
từng cộng đồng nên chưa khai thác hết tiềm năng của cộng đồng, đặc biệt là đóng góp
nguồn lực vật chất. Giai đoạn 2010-2011 cộng đồng người dân góp được 38,8 tỷ đồng, chỉ
chiếm 3% vốn đầu tư CSHT GTNT hoặc 1% CSHT giao thơng nói chung. Năm 2014
cộng đồng người dân chỉ góp được 1,6 tỷ đồng chiếm 0,2% CSHT GTNT, cộng đồng
doanh nghiệp góp được 120 tỷ chiếm 15% vốn đầu tư cho CSHT GTNT.
Tham gia của cộng đồng trong các hoạt động, các loại CSHT, các địa bàn là khác
nhau. Trong xác định nhu cầu phát triển CSHT thì 94,7% cộng đồng người dân cho rằng
đây là trách nhiệm của chính quyền. Trong xây dựng chính sách và kế hoạch thì 68%
cộng đồng tham gia chủ yếu với đường liên xóm và ngõ hẻm vì loại này gắn với nhu
cầu sử dụng của cộng đồng. Trong thi công xây dựng và kiểm tra, giám sát thì tham gia
của cộng đồng chưa cao, chỉ có 58,2% cộng đồng tham gia xây dựng và 34,7% cộng
đồng tham gia giám sát. Quản lý sử dụng và bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng chưa được
quan tâm nên chỉ 22,1% số cộng đồng được mời tham gia, số còn lại không hiểu ai quản
lý CSHT GTNT. Tham gia của cộng đồng trong đánh giá không đồng đều, loại CSHT
GTNT nào cộng đồng hưởng lợi nhiều hoặc góp nguồn lực nhiều thì cộng đồng quan

tâm đánh giá nhiều hơn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng động bao gồm
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các chính sách, tổ chức tham gia, nguồn lực con
người và khả năng kinh tế của các loại cộng đồng...
Tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT Đồng Nai là: i) Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách cho sự
tham gia của cộng đồng; ii) Xây dựng mơ hình tham gia phù hợp với các loại cộng đồng
và các vùng; iii) Đổi mới công tác quản lý và kế hoạch tham gia của cộng đồng; iv) Đa
dạng hố nội dung, hình thức và cơ chế tham gia; v) Lồng ghép sự tham gia của cộng
đồng cho phát triển CSHT GTNT với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương; vi) Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và vận động tham gia của
cộng đồng.
- Kết luận nghiên cứu: Đề tài đã bổ sung thêm các kết quả vào tập hợp các nghiên
cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT; Góp phần làm rõ và
bổ sung lí luận, thực tiễn và các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai.

xiv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Xuan Quyet
Thesis tittle: Research on community’s participation in developing infrastructure of
rural traffic in Dong nai province
Major: Development Economics

Code: 62 31 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- Research’s Objects: i) To systematize and contribute to clarify theory on

community’s participation in developing infrastructure of rural traffic; ii) To assess
existing situation of community’s participation in developing infrastructure of rural
traffic in Dong nai Province; iii) To propose measures to promoting community’s
participation in developing infrastructure of rural traffic in Dong nai Province to 2020,
vision to 2030.
- Research’s Subjects & scope: i) Research’s Subjects: People Community,
Business Community, Authority Community and Union Community; ii) Research
Scope: Period 2010 - 2015 with 4 districts (Nhon Trach, Trang Bom, Xuan Loc and
Vinh Cuu) representing for 4 regions of Dong nai Province.
Materials and Methods
- Contents: Participation activities (Identify planning needs, budget and
participation policy, contribute physical resources, build, monitor & check and take over
the buildings, management and maintenance, beneficiary and evaluation…); Factors
affecting to community’s participation in developing infrastructure of rural traffic;
Measures promote community’s participation in developing infrastructure of rural traffic.
- Research Methods: Approaches using in thesis are: System, participatory,
institution, Public Private Partnership approach; Research information: field surveys, group
discussions, expert opinion; Analysis methods: Descriptive statistics, comparison, SWOT,
econometrics with multivariate linear function.
Main findings and conclusions
- Main results:
Until 2013 in Dong nai there are 1.374km inter - communal roads, 1.592km inter village roads, 2.250km inter - hamlet roads, 2.182km alley roads and 1.106km field roads.
Rate of concrete or asphalt roads of each above type correlatively are: 69%, 53%, 51%,
50% and 34%. Because that, promoting community’s participation for developing
infrastructure of rural traffic in Dong nai is urgent.
Dong nai has issued policies promoting community participation via Resolution

xv



77/2006/NQ-People Councils, Decision 16/2007/QD-People Committee, but in generally
the literatures are not specific, laking flexibility and not suit to the conditions of each local
and community so not yet exploit potential of the community, special in exploit physical
contribution. In the period 2010-2011, the People Community contributed 38.8 billion
VND, accounted for only 3% of investment for rural traffic infrastructure or 1% of
investment for traffic infrastructure in general. In 2014, People Communities contributed
only 1, 6 billions VND, accounted for 0.2% of investment for rural traffic infrastructure,
Business Community contributed 120.0 billion VND, accounted for 15% of investment
for rural traffic infrastructure.
Participation of the community in activities, in infrastructural types and areas is
different. In identifying demands of infrastructural development, 94.7% of the people
community thinks that this stage is authority’s responsibility. In preparing policy and plan,
68% of community participate but mainly in inter - hamlet and alley roads because that
this type of roads concerning to community using. In building, inspecting and
monitoring, community’s participation is not high, only 58.2% of community
participates in building and 34.7% of one participates in monitoring. The managing use,
maintenance and enjoyment have not been interested so that only 22.1% of the
community is invited to participate; the rest did not know who manage infrastructure of
rural traffic. Community’s participation in evaluation is not also uniform; community is
interested more with infrastructures using or contributing by community more. Factors
affecting to community’s participation include natural, socio-economical conditions,
policy, participation organization, human resources and economics of each
community...
The author proposes 6 solutions to promoting the community’s participation in
developing infrastructure of rural traffic in Dong Nai province: i) to add and improve
mechanism and policy for community participation; ii) To build participation models
suitable to communities and regions; iii) To renew the management and planning for
community’s participation; iv) To diversify contents, types and mechanism of
participation; v) To interrogate community participation for developing infrastructure
of rural traffic with programs of socio-economic developing in locals; vi) To step up

education, training, propaganda and advocacy for community’s participation.
- Research’s conclusions: The Thesis adds results to research set on community
participation in developing infrastructure of rural traffic; Contributing apart to clear and
add theory, practice and solution to promote community participation in developing
infrastructure of rural traffic in Dong nai province.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và hội nhập quốc tế nhưng về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với 67,5%
dân số và 69,4% lao động với độ tuổi từ 15 trở lên đang sống ở vùng nông thơn
(Tổng cục Thống kê, 2013). Hàng năm nơng nghiệp đóng góp gần 20% vào
GDP của đất nước. Đây cũng là ngành duy nhất trong nền kinh tế có xuất khẩu
rịng dương, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông sản sau khi trừ giá trị nhập
khẩu và chi phí đầu vào cho sản xuất thì xuất khẩu nơng sản đã đạt khoảng 13 tỷ
USD (Đỗ Mai Thành, 2012).
Nông thôn là địa bàn quan trọng của cả nước nên công cuộc đổi mới làm
cho “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” không thể tách
rời việc thúc đẩy phát triển KT-XH và cơ sở hạ tầng (CSHT), nhằm nâng cao
phúc lợi cho người dân. Vì vậy, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 về “nông
nghiệp, nông dân và nông thôn” (BCH Trung ương Đảng, 2008) và Thủ tướng
Chính phủ đã ra Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010, Phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020. Tổng kết hai năm thí điểm thực hiện Nghị quyết 26 cho thấy phát triển
nông thôn đã đạt được một số thành tựu bước đầu nhưng nhìn chung đại bộ phận
khu vực nơng thơn vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển (Thủ tướng Chính
phủ, 2010). Một trong những nguyên nhân là hệ thống CSHT nông thôn, đặc biệt

là CSHT giao thông nông thôn (GTNT) yếu kém (BCH Trung ương Đảng, 2012).
Theo con số thống kê giai đoạn 2004-2010 đầu tư vào CSHT GTNT của Việt
Nam chiếm khoảng gần 1% GDP và tỷ lệ nghèo đói giảm từ 18% xuống 9,5% và cứ
đầu tư cho GTNT 1% GDP thì tỷ lệ nghèo hàng năm giảm được 1,5%/năm (Bộ
Giao thông vận tải, 2011). Phát triển CSHT GTNT góp phần tích cực cho tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo nhằm đạt được hiệu quả xã hội tốt hơn. Việc khai
thông các tuyến đường nối đến các vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số đã giúp cho người nghèo có cơ hội được hưởng lợi nhiều hơn từ sự tăng
trưởng kinh tế.

1


Tính đến năm 2011 cả nước có khoảng 272.861 km đường GTNT (gồm
đường huyện, đường xã, đường thơn xóm, chưa tính đường ra đồng ruộng) và
chiếm 82% chiều dài mạng đường bộ (đường huyện 47.562 km, chiếm 14,30%;
đường xã 148.278 km, chiếm 44,58%; đường thơn xóm khoảng 77.022 km,
chiếm 23,16%,...). Uớc tính tổng nhu cầu vốn xây dựng, nâng cấp và bảo trì cho
hệ thống đường GTNT là 151.404 tỷ đồng (nhu cầu vốn xây dựng mới là 43.109
tỷ đồng, vốn cho nâng cấp là 90.383 tỷ đồng và vốn cho bảo trì là 17.912 tỷ đồng
(Bộ Giao thơng vận tải, 2011). Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)
là hạn chế nên việc khuyến khích đóng góp của cộng đồng là cần thiết và ngày
càng tăng lên.
Đồng Nai có khoảng 8.506 km đường GTNT, trong đó đường huyện
1.374,4km (chiếm 16,2%), đường xã 1.592,4km (18,7%) và đường thôn xóm
4.432,5 (52,1%), cịn lại là đường ra đồng ruộng. Tỷ lệ cứng hóa (trải bê tơng,
trải nhựa) chỉ mới chiếm 51,8% (đường huyện 21,5%, đường xã 19,1%, đường
thơn xóm 50,9%) (Sở GTVT Đồng Nai, 2013). Riêng năm 2014 cả tỉnh phát triển
được 522,5km đường GTNT với số vốn đầu tư là 802,5 tỷ đồng, trong đó: NSNN
chiếm 84,8%, người dân đóng góp 0,2%, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn

đóng góp 15% (Sở GTVT Đồng Nai, 2014).
Từ đó cho thấy, mặc dù Đồng Nai là một địa phương đi đầu cả nước về huy
động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT, nhưng mức độ,
kết quả đạt được là cịn hạn chế. Hàng năm tỉnh có tổ chức tổng kết, đề ra kế
hoạch phát triển CSHT GTNT và các chương trình huy động sự tham gia của
cộng đồng (HĐND tỉnh Đồng Nai, 2006) nhưng chưa làm sáng tỏ các vấn đề:
Thứ nhất, thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT
đã được đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất hay chưa?
Thứ hai, những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT?
Thứ ba, các giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng đã vận
dụng đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn hay chưa? Tiếp theo cần những giải pháp
thế nào?
Qua các tài liệu cho thấy đã có nhiều nghiên cứu liên quan nhưng chưa có
một nghiên cứu đầy đủ nào về tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT tỉnh Đồng Nai.

2


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT để đề xuất các giải pháp tăng cường sự
tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sự tham
gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT

GTNT và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự tham gia của cộng
đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh
Đồng Nai (thực trạng, nội dung, kết quả, mức độ, hình thức, phương thức tham
gia,…).
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT.
- Các cơ chế chính sách cho phát triển CSHT GTNT và cho sự tham gia
của cộng đồng.
- Các tác nhân liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu, là nghiên cứu sự tham gia của cộng
đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai, là hệ thống các loại CSHT
đường GTNT trên địa bàn, cụ thể: Đường liên xã trong huyện, Đường liên thơn,
liên xóm, và Đường ngõ hẻm; CSHT GTNT khác (hệ thống cấp, thoát nước, cầu,
cống,…). Trong mỗi vùng sẽ chọn 01 huyện đại diện để nghiên cứu, là Nhơn

3


Trạch (Vùng 1), Trảng Bom (Vùng 2), Vĩnh Cửu (Vùng 3), Xuân Lộc (Vùng 4).
Giới hạn nội dung nghiên cứu, Sự tham gia của cộng đồng người dân
(CĐND), cộng đồng doanh nghiệp (CĐDN), cộng đồng đoàn thể (CĐĐT) và
cộng đồng cán bộ chính quyền (CĐCBCQ), trong các nội dung như: cung cấp

thơng tin, đóng góp ý kiến, đóng góp nguồn lực vật chất vào các giai đoạn: Xác
định nhu cầu qui hoạch, lập dự tốn và chính sách tham gia, thi cơng xây dựng,
bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng và đánh giá hiệu quả CSHT GTNT…
Giới hạn thời gian nghiên cứu, Nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng
đồng trong phát triển CSHT GTNT giai đoạn 2010-2015, trong đó sử dụng thông
tin thứ cấp từ 2010-2015 và thông tin sơ cấp từ 2013-2015. Đề xuất giải pháp cho
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về loại cộng
đồng, các hoạt động tham gia chủ yếu của cộng đồng. Trong đó, sự tham gia của
cộng đồng trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả CSHT GTNT là nội dung ít
được quan tâm nghiên cứu trước đây.
Phân tích và làm rõ các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng và
tổng kết kinh nghiệm về huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT ở một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,
Trung Quốc; Tập hợp một số kinh nghiệm, mơ hình huy động, tăng cường sự
tham gia của cộng đồng của các địa phương trong nước như tỉnh Phú Thọ, Bình
Dương,...
1.4.2. Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT Đồng Nai giai đoạn 2013-2015 cho thấy các mặt đã đạt được là:
cộng đồng tham gia đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT GTNT tăng
khá đều hàng năm, đối tượng cộng đồng tham gia được mở rộng, đặc biệt là
CĐDN vì địa phương là khu kinh tế trọng điểm, nhiều doanh nghiệp tập trung trên
địa bàn. Tuy nhiên sự tham gia của cộng đồng xét theo nội dung tham gia còn tồn
tại các hạn chế. Qua đó, phân tích làm rõ những kết quả đạt được, thuận lợi, khó
khăn, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển CSHT GTNT.


4


Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp tăng cường sự tham của cộng đồng
trong phát triển CSHT GTNT, phù hợp với điều kiện của từng loại cộng đồng,
từng vùng của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
khung lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT. Qua
đó đề cao vai trị của cộng đồng trong các hoạt động phát triển CSHT GTNT, góp
phần phát triển KT-XH, an sinh xã hội, quốc phịng,... của Việt Nam nói chung và
vận dụng linh hoạt các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển CSHT GTNT với điều kiện đặc thù của các vùng, các địa phương nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã chỉ ra nội dung tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT và phân tích kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các
yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, đề xuất cải tiến mơ
hình và quy trình tham gia góp phần khuyến khích tăng cường sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai.
Luận án đã chỉ ra được các chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể cộng
đồng khi tham gia vào phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đề xuất các
giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT
tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VẦ THỰC TIỄN
VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN

CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THƠNG NƠNG THƠN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1.1. Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng
2.1.1.1. Cộng đồng
Trên thế giới đã có nhiều quan điểm khác nhau về cộng đồng với những
tiếp cận khác nhau
Trong cuốn “Cộng đồng và hiệp hội - Germainschaft und Gesellschaft”,
nhà xã hội học tiên phong người Đức Toennies (1887) cho rằng: “Cộng đồng là
một thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, được đặc trưng bởi
sự đồng thuận về ý chí của các thành viên trong cộng đồng”. Quan điểm này đề
cập đến bản chất của cộng đồng là một nhóm xã hội, trong đó các thành viên gắn
kết với chặt chẽ với nhau và cùng có chung một ý chí. Tiếp cận từ mối quan hệ
xã hội, quan điểm này đề cập đến tính xã hội, thể hiện ở khía cạnh các thành viên
cộng đồng có mối quan hệ xã hội với nhau (hàng xóm láng giềng, họ tộc).
Theo Gustav and Thomas (1927) thì “Cộng đồng là một nhóm người sống
cùng một nơi và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Nơi cộng đồng
sinh sống là một khu vực xác định, có ranh giới đủ gần để các thành viên trong
cộng đồng có thể giao tiếp và phối hợp làm việc với nhau dễ dàng để đạt được
mục tiêu chung. Việc theo đuổi cùng một mục tiêu chung làm cho các thành viên
trong cộng đồng gắn bó với nhau”. Tiếp cận theo điều kiện để hình thành cộng
đồng, quan điểm này nhấn mạnh địa điểm để hình thành một cộng đồng phải là
một khu vực xác định và có ranh giới đủ gần.
Tiếp cận theo tổ chức xã hội, Agrawal and Clack (1999) cho rằng: “Cộng
đồng là một đơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có chung một mục
đích và quy tắc”. Cộng đồng thường có qui mơ nhỏ cả về dân số lẫn không gian
sống (phạm vi làng, xã,..) nên sự gần gũi làm mọi người gắn bó với nhau. Tính
đồng nhất của cộng đồng có thể là sự giống nhau về ngơn ngữ, phong tục tập
qn, tín ngưỡng,… tạo nên sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng, làm họ
xích lại gần nhau hơn, ln có sự giúp đỡ và hỗ trợ nhau.


6


Cịn với Salli (1996) thì “Cộng đồng là một nhóm người có một số điểm
chung và họ biết cũng như nhận thức được những điểm chung đó. Sử dụng một
khái niệm rộng như vậy thì một cộng đồng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau. Những cộng đồng về địa lý có thể bao gồm một vùng, thị trấn, hoặc một
nhóm nơng trại trải dài trên nhiều dặm. Một cộng đồng đồng nhất là một nhóm
người có những mối quan tâm chung dựa trên tính tương tự về nghề nghiệp, vǎn
hố, hiểu biết, tơn giáo hoặc các hoạt động giải trí”. Quan điểm này cho rằng
cộng đồng có nhiều dạng khác nhau với những phạm vi địa lý khác nhau.
Quan điểm của Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000) thì “Cộng
đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ
và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua
tương tác và trao đổi giữa các thành viên trong cộng đồng.”. Quan điểm này đề
cập đến tổ chức và kết cấu bền vững của của cộng đồng bởi khía cạnh xã hội.
Cịn ADB (2012) tiếp cận trên phương diện cấu trúc xã hộ thì “Cộng đồng
được coi là một tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức khác nhau như: các
nhóm dân sự, hợp tác xã, uỷ ban tự quản của cơng dân, các tổ chức cộng đồng,
các cơng đồn, các câu lạc bộ ngành nghề,…” Theo đó, tổ chức kinh tế là các
doanh nghiệp, cơ sở kinh tế,… sản xuất kinh doanh; Tổ chức phi kinh tế, gồm: các
đoàn thể, các tổ chức cơng đồn, tổ chức phi chính phủ,…
Tóm lại, cộng đồng là một thực thể xã hội, bao gồm một nhóm hay nhiều
nhóm người sống cùng nhau trên một khu vực địa lí, chia sẻ với nhau điều kiện và
mơi trường sống, có sự gắn kết cao, đồng thuận về ý chí, ứng xử theo quy tắc nhất
định và cùng theo đuổi mục đích phát triển chung.
Trong nghiên cứu của đề tài này, tác giả chọn bốn loại cộng đồng tại địa
bàn làm đối tượng nghiên cứu sự tham gia, bao gồm:
Cộng đồng cán bộ chính quyền, gồm các cán bộ công chức, viên chức, đại

diện cho nhà nước tại địa phương tham gia phát triển CSHT GTNT. Một mặt,
CĐCBCQ đóng vai trị là chủ thể đề xuất, thiết lập và thực thi các chính sách cho
phát triển CSHT GTNT. Mặt khác, CĐCBCQ trực tiếp tham gia, đóng góp vào
q trình phát triển CSHT GTNT và hưởng lợi từ việc nắm được nhu cầu của các
cộng đồng khác nhằm làm tốt hơn chức trách của mình.
Cộng đồng các tổ chức đoàn thể (gọi tắt là Cộng đồng đồn thể), gồm các
tổ chức chính trị, xã hội như: đồn thanh niên, cơng đồn, hội phụ nữ, hội phụ lão,
hội nông dân, hội đồng hương,… Khi tham gia vào phát triển CSHT GTNT,

7


×