Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN CHÂU GIANG

NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI LỢN
THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH
BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Châu Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc cơ PGS.TS Ngơ Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, Bộ mơn Phân tích định lượng, Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và các hộ nông dân, nhất là
các hộ nông dân tại bốn xã Ngọc Châu, An Dương, Việt Ngọc và Việt Lập huyện Tân
Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Châu Giang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Danh mục đồ thị, sơ đồ ................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis astract ...............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ............................................................ 4

Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 6
2.1.


Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 6

2.1.2.

Phân loại rủi ro .............................................................................................. 12

2.1.3.

Ảnh hưởng của rủi ro trong chăn nuôi lợn đến kinh tế của hộ chăn nuôi......... 14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ....................................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ............................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn....................................................................................... 20

2.2.1.

Thực tiễn chăn nuôi lợn và rủi ro ở một số nước trên thế giới......................... 20


2.2.2.

Thực trạng chăn nuôi lợn và rủi ro ở Việt Nam .............................................. 22

2.2.3.

Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến chăn ni lợn và giảm thiểu rủi
ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam ................................................................. 25

iii


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm về nghiên cứu trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang .............................................................................. 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 33
3.1.

Địa điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 33

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 33

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 35


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 41

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 42

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 46
4.1.

Tổng quan về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang ....46

4.1.1.

Tình hình chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên ............................... 46


4.1.2.

Tình hình tiêu thụ lợn thịt của huyện Tân n ............................................... 48

4.1.3.

Các cơng trình dự án hỗ trợ chăn nuôi, chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Tân Yên ......................................................................................................... 49

4.2.

Thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ................................................ 51

4.2.1.

Thông tin chung về chủ hộ ............................................................................. 51

4.2.2.

Tình hình chăn ni lợn thịt của các hộ .......................................................... 55

4.2.3.

Nhận diện rủi ro và tần suất xuất hiện của hộ chăn nuôi lợn ........................... 57

4.2.4.

Mức độ thiệt hại rủi ro đến hộ chăn nuôi ........................................................ 63

4.2.5.


Quản lý rủi ro của các hộ ............................................................................... 67

4.2.6.

Ứng xử đối với rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ................................................ 69

4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân
Yên, Tỉnh Bắc Giang .............................................................................. 72

4.3.1.

Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong sản xuất.................................................... 73

4.3.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro về giá thức ăn chăn nuôi .................................... 77

4.3.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính ............................................................ 79

4.3.4.

Các nguyên nhân khác ................................................................................... 80

4.4.


Giải pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang ........................................................ 81

iv


4.4.1.

Quan điểm đề xuất giải pháp .......................................................................... 81

4.4.2.

Định hướng về phịng tránh và khắc phục rủi ro trong chăn ni lợn thịt ....... 83

4.4.3.

Các giải pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro ............................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................... 89

5.2.1.

Nhà nước ....................................................................................................... 89


5.2.2.

Đối với người chăn nuôi ................................................................................ 90

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH- ĐTH

Công nghiệp hóa – Đơ thị hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

KH

Kế hoạch

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


QM

Quy mô

QML

Quy mô lớn

QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa

SX

Sản xuất

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

THT

Tổ hợp tác

UBND


Ủy ban nhân dân

VietGAHP

Thực hành chăn nuôi tốt
(Vietnamese Good animal husbandary practice)

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng ma trận đo lường rủi ro...................................................................10

Bảng 2.2.

Các loại rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ dân ở Việt Nam................23

Bảng 2.3.

Tình hình bệnh lở mồm long móng trong chăn ni lợn ở Việt Nam .......24

Bảng 2.4.


Tình hình bệnh rối loạn sinh sản và hơ hấp trong chăn ni lợn ở
Việt Nam ................................................................................................25

Bảng 3.1.

Tình hình dân số và lao động huyện Tân Yên ..........................................36

Bảng 4.1.

Thực trạng chăn nuôi ở huyện Tân Yên giai đoạn 2015- 2017 .................46

Bảng 4.2.

Cơ cấu đàn lợn của huyện Tân Yên giai đoạn 2015- 2017 .......................47

Bảng 4.3.

Số lượng và sản lượng lợn thịt của huyện Tân Yên trong giai đoạn
2015-2017 ...............................................................................................47

Bảng 4.4.

Khối lượng và giá trị thịt lợn hơi xuất chuồng của huyện trong giai
đoạn 2015-2017 ......................................................................................48

Bảng 4.5.

Các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ chăn nuôi trên địa bàn huyện
giai đoạn 2015 đến 2017 .........................................................................49


Bảng 4.6.

Thông tin điều tra của các hộ chăn nuôi...................................................53

Bảng 4.7.

Tài sản của hộ phục vụ chăn ni lợn thịt ................................................54

Bảng 4.8.

Tình hình chăn ni lợn theo quy mô ở huyện Tân Yên...........................55

Bảng 4.9.

Chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn ở huyện Tân Yên ..................56

Bảng 4.10. Biến động giá đầu vào và đầu ra của huyện Tân Yên ...............................58
Bảng 4.11. Tỷ lệ gặp rủi ro của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô ......................61
Bảng 4.12. Một số loại bệnh thường gặp và tần suất mắc bệnh ở lợn thịt ...................62
Bảng 4.13. Mức độ thiệt hại rủi ro đối với hộ chăn nuôi lợn thịt năm 2017................66
Bảng 4.14. Các phương pháp phôi giống của hộ chăn nuôi ........................................67
Bảng 4.15. Nguồn cung cấp giống của các hộ chăn nuôi lợn thịt ...............................67
Bảng 4.16. Nguồn gốc mua con giống theo phạm vi của các hộ chăn nuôi lợn thịt .........68
Bảng 4.17. Phương thức sử dụng thức ăn nhằm giảm dịch bệnh trong chăn nuôi
lợn thịt của các hộ ...................................................................................69
Bảng 4.18. Ứng xử rủi ro về giống của hộ chăn nuôi lợn thịt .....................................70
Bảng 4.19. Các biện pháp đối phó với rủi ro thiên tai và rủi ro dịch bệnh ..................71
Bảng 4.20. Các biện pháp đối phó với rủi ro thị trường .............................................72

vii



Bảng 4.21. Lý do không sử dụng dịch vụ thú y của hộ chăn nuôi ..............................73
Bảng 4.22. Nguyên nhân gây ra rủi ro về giống của các hộ chăn nuôi lợn .................77
Bảng 4.23. Nguyên nhân rủi ro thị trường của các hộ chăn nuôi lợn ..........................78
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến rủi ro trong chăn ni lợn của
nông hộ ...................................................................................................80

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Quy trình quản lý rủi ro cơ bản..................................................................12

Hình 2.2.

Mỗi quan hệ và trình tự các bước trong quy trình quản lý rủi ro ................12

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Tân Yên ............................................................33

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 2.1. Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 .........................22
Đồ thị 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên ....................................52
Sơ đồ 4.1. Tác động của các loại rủi ro đến hộ chăn nuôi ............................................64

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Châu Giang
Tên luận văn: Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng rủi ro, xác định các loại rủi ro, mức độ thiệt hại do rủi ro,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn
nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Quy mô điều tra trên 4 xã đại diện của
huyện về chăn nuôi và rủi ro xảy ra trong q trình chăn ni. Đối tượng thực hiện điều
tra bao gồm các hộ chăn nuôi,các cán bộ thú y địa phương, cán bộ khuyến nông và các
cán bộ đại diện cho các cấp quản lý ở địa phương. Cụ thể các xã là Ngọc Châu, An
Dương, Việt Ngọc, Việt Lập thuộc huyện Tân Yên.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp thu thập từ sách, báo, trang web về
nơng nghiệp có liên quan đến rủi ro trong chăn ni. Bên cạnh đó thu thập thông tin
chung, cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tài liệu
thống kê của các phòng ban và các tổ chức xã hội, các báo cáo kết quả sản xuất, các
niên giám thống kê của địa phương.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được lấy bằng cách tham vấn, phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức hội, cán

bộ thú y tại địa phương.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Công cụ xử lý: Dữ liệu được tổng hợp trên Excel; Xử lý qua máy tính bỏ túi;
-Phương pháp phân tích: (i) Phương pháp thống kê mơ tả; (ii) Phương pháp so sánh;
Kết quả chính và kết luận
Trong đề tài, lý luận và thực tiễn về rủi ro trong chăn nuôi lợn đã được luận giải
và làm sáng tỏ, từ đó xác định rủi ro trong chăn ni, phân tích rủi ro trong chăn ni
lợn và đánh giá các chiến lược quản lý rủi ro để làm cơ sở nghiên cứu đề tài.

x


Trong đề tài, các loại rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân huyện Tân
Yên đã được nhân daṇg và ước tính thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra gồm rủi ro dịch
bệnh, rủi ro về giá, rủi ro về TĂCN. Trong đó, rủi ro dịch bệnh và rủi ro về giá đầu ra là
lớn nhất và gây thiệt hại nhiều nhất. Rủi ro dịch bệnh ln chiếm tỷ lệ cao trung bình
gần 45% của các hộ chăn ni. Trong giai đoạn 2015-2017, bình qn trong một năm,
mỗi hộ chăn nuôi thiệt hại khoảng 4 triệu đồng, chiếm khoảng 13,6% tổng thu nhập từ
chăn nuôi lợn của hộ.
Đề tài đã phân tích những ứng xử của hộ chăn nuôi để giảm thiểu rủi ro về dịch
bệnh thiên tai, rủi ro về giá, rủi ro về giống..,. Ngồi ra, đề tài cũng phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới rủi ro như rủi ro trong sản xuất, yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thị trường,
khác như kiến thức chăn ni, vốn vay, tài chính…
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất quan điểm giải pháp, định
hướng về phòng tránh và khắc phục rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện.
Các nhóm giải pháp được đề xuất để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt gồm: (1)
Giải pháp về phòng chống dịch bệnh, (2)Giải pháp về giống, (3)Giải pháp về TĂCN và
nhóm giải pháp khác như kỹ thuật chăn nuôi, kiến thức …

xi



THESIS ASTRACT
Master candidate: Tran Chau Giang
Thesis title: Risk in pig production in Tan Yen district, Bac Giang province
Major: Agricultural economic

Code: 8620215

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: The study aims to: (1) Identify risks and their economic losses in
pig production in Tan Yen district; (2) Explore driven factors contributing to risks in pig
production in Tan Yen district; (3) Draw approaches to mitigate risks in pig production
in Tan Yen district.
Materials and Methods:
The data for this study was collected in four communes in Tan Yen district
namely Ngoc Chau, An Duong, Viet Ngoc and Viet Lap.
Secondary data utilized in the study included reports and papers related to risks
in pig production. Besides, other reports of local government associated with pig
production and socio-economic characteristics of Tan Yen district were also collected.
In order to generate primary data for the study, a semi-structured survey was
conducted with pig producers and an indepth interview was implemented with local
veterinarian, extension worker and local officers.
Excel software was used to process data. Descriptive statistics and comparison
method were applied for data analysis.
Main findings and conclusion:
The study has reviewed previous researches related to risks in pig production,
driven factors contributing to risks in pig production and strategies to manage risks in
pig production. This can be considered as a guideline to conduct this study.
Risks in pig production in Tan Yen district identified are disease risk, market

risk including both input and output price and risk associated with feed. Economic
losses due to those risks are also estimated. Among those risks, economic losses of
disease and output price risk are the highest. About 45 percent of total pig producers
have esperienced disease risk. In the period from 2015-2017, on average, each
household lost about four million VND, accounting for about 13.6 percent of total
household income from pig production.

xii


In the study, responses of farmers to mitigate risks in pig production are
analyzed, especially to disease risk, price risk and breeding risk. In addition, factors
contributing to risks (production risk, market risk and financial risk) in pig production
in Tan Yen district are investigated carefully.
Based on the findings of the study, a set of policies implications/sollutions to
mitigate risks and reduce economic loss due to the risks has been drawn. The first
group of sollutions focuses on mitigating disease risk. The second group dealed with
risks related to breedings. The third group solves issues associated with feed and
farming practices.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của
nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam. Trong đó, chăn ni lợn là một ngành quan trọng và phổ biến nhất
trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam, đặc biệt là trên khía cạnh thu nhập của
người chăn ni (Cục Chăn ni, 2007). Ngồi việc cung cấp nguồn thực

phẩm thiết yếu hằng ngày cho con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm; sản phẩm phụ của ngành chăn ni cịn là
đầu vào quá trình cho sản xuất ngành trồng trọt. Và là một trong những quốc
gia có mức tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á (70%
lượng thịt tiêu thụ). Theo báo cáo của Viện chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn (năm 2010), các hộ chăn nuôi lợn vừa và nhỏ cung cấp tới 80%
trong tổng số lượng thịt tiêu thụ tại Việt Nam. Tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn vẫn
chiếm tỷ lệ áp đảo trong số các mặt hàng thịt động vật mà chúng ta sử dụng
hàng ngày. Năm 2000 chiếm 68%, năm 2005 chiếm 72% và năm 2009 chiếm
62%. Ngoài ra, sảm phẩm phụ của ngành chăn ni lợn cịn hỗ trợ là một đầu
vào cho ngành trồng trọt (Ngô Văn Huân, 2010).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như Việt Nam
chăn ni lợn thường gặp phải những khó khăn và rủi ro như: thiên tai, dịch
bệnh, giá cả đầu vào và đầu ra ln biến động… Theo Trần Đình Thao (2010)
hàng năm dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn rất nhiều. Chẳng hạn, năm 2006,
bệnh lở mồm long móng đã xảy ra ở 46/64 tỉnh thành và năm 2012 xảy ra ở 59
xã của 29 huyện thuộc 12 tỉnh thành (Department of Animal Health, 2012).
Thêm vào đó, bệnh tai xanh cũng xảy ra vào năm 2011 với tổng số lợn bị nhiễm
bệnh là 42.317 con và tổng số lợn bị tiêu hủy là 26,519 con. Năm 2012, bệnh tai
xanh xảy ra đầu tiên vào ngày 11 tháng 1 ở Lào Cai, sau đó đã lan rộng ra 453 xã
của 95 huyện của 28/63 tỉnh thành. Tổng số lợn bị bệnh là 90.688 con, tổng số
lợn chết là 14.065 con và tổng số lợn bị tiêu hủy là 51.761 con. Ngồi ra, cịn
nhiều bệnh khác cũng thường xun xảy ra. Thực tế cho thấy, dịch bệnh thường
xảy ra nhiều hơn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt là ở miền Trung và
miền núi, nơi mà dịch vụ thú y chưa được tốt. Nguyen Thi Duong Nga et al.

1


(2013) chỉ ra rằng việc nông dân không kiểm tra được chất lượng lợn giống,

nhất là lợn được mua từ chợ và thương lái cũng là một nguyên nhân dẫn đến
tình trạng dịch bệnh xảy ra đã gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế và ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư phát triển sản xuất của người chăn nuôi,
cũng như đời sống kinh tế, xã hội. Theo báo cáo của Cục Quản lý giá thuộc
Bộ Tài chính, so với cùng kỳ năm trước, giá thịt heo hơi thấp hơn 48 – 52%;
giá thịt heo mông sấn cũng giảm 20 – 27%. Cuộc khủng hoảng dư thừa heo
bắt đầu từ năm 2016 đến tháng 4/2017, giá thịt heo hơi bắt đầu giảm sâu do
nguồn cung trong nước quá dư thừa trong khi đầu ra tiêu thụ không chủ động
được thị trường, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Đã gây ra
những thiệt hại đáng kể về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý đầu tư
phát triển sản xuất của người chăn nuôi, cũng như đời sống kinh tế, xã hội.
Đứng trước những khó khăn và rủi ro đó, Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách hỗ trợ người chăn ni nói chung, chăn ni lợn nói riêng như:
thuốc tiêu độc, khử trùng, vacxin tiêm phịng, đẩy mạnh cơng tác quản lý công
tác thú y, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… Song những biện pháp này chỉ giảm
được một phần nhỏ để phịng, chống những rủi ro và nó mang tính chất khắc
phục hơn là chủ động hạn chế ngay từ đầu, còn phần lớn người dân dựa vào
sức lực của chính mình để đối phó với rủi ro.
Tân n là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có truyền thống chăn
nuôi từ rất lâu. Chăn nuôi lợn thịt của huyện đã và đang có sự chuyển dịch cơ
bản, từ những mơ hình chăn ni với quy mơ (QM) nhỏ lẻ sang quy mô (QM)
trang trại, tập trung. Hàng năm, tổng đàn lợn của huyện Tân Yên đạt trên 200
nghìn con, chủ yếu tập trung ở các xã: Ngọc Châu, An Dương, Việt Lập, Việt
Ngọc với 250 trang trại chăn nuôi lợn, với quy mô 300 - 400 con lợn thịt/lứa.
Hàng trăm gia trại, hộ chăn nuôi lợn từ 50 - 100 con/lứa. Xuất phát từ lợi thế
chăn nuôi của địa phương, UBND huyện Tân Yên đã xúc tiến việc thành lập
Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên và ra mắt tháng 12/2014 với 54 hộ chăn nuôi
tham gia. Đây được coi là ngành kinh tế quan trọng của huyện, đặc biệt là
trong việc tạo thu nhập và giải quyết việc làm cho người nông dân (Đỗ Thị
Thơm, 2016).

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn thịt của huyện Tân
Yên gặp phải rất nhiều rủi ro; giá cả thị trường thì bấp bênh trong khi thiên tai,
dịch bệnh ngày càng nhiều, vốn vay ngày càng khó khăn với lãi suất cao… đã và

2


đang gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là những rủi ro thiên
tai, dịch bệnh có xu hướng tăng cao về tần suất, nghiêm trọng hơn về hậu quả, là
nguyên nhân gây cản trở trực tiếp đối với q trình xóa đói giảm nghèo và phát
triển bền vững. Những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và các quyết
định trong chăn nuôi của huyện Tân Yên.Các nghiên cứu trước đây có liên quan
đã có như Nguyễn Thị Thu Huyền (2016) với đề tài: “ Nghiên cứu rủi ro trong
chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên”.Song các nghiên cứu này được
triển khai thực hiện ở địa phương khác, lĩnh vực khác. Trên địa bàn huyện Tân
Yên chưa có nghiên cứu nào. Từ các lý do trên tôi đã chọn và đi sâu nghiên cứu
đề tài “ Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang” sẽ là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn góp phần phát triển
bền vững chăn ni lợn của huyện Tân Yên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro, xác định các loại
rủi ro, mức độ thiệt hại do rủi ro, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong
chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất giải
pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ cở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong chăn
nuôi lợn thịt.
Đánh giá thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân

Yên, tỉnh Bắc Giang.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro
trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

3


Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: Các đơn vị chăn nuôi lợn thịt như
hộ, trang trại.., các giống lợn thịt, các hình thức chăn ni; các cơ quan quản lý
ngành; Các cơ chế chính sách…
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
Đánh giá về thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt và các biện pháp
quản lý để phịng ngừa, đối phó và thích ứng với các rủi ro trong chăn nuôi lợn
thịt trên địa bàn huyện. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu và khắc
phục rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt tại địa phương trong điều kiện hiện nay.
b. Về thời gian
Dữ liệu sơ cấp được thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra hộ
chăn nuôi năm 2015 -2017.Tài liệu thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với các hộ
nông dân và các cán bộ ngành chăn nuôi của huyện Tân Yên năm 2016, 2017.
Các giải pháp giảm thiểu rủi ro đề xuất cho năm 2020-2025.
c. Về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Yên.Một số nội
dung chuyên sâu được khảo sát ở 4 xã có số hộ chăn ni nhiều là: Ngọc Châu,

An Dương, Việt Ngọc, Việt Lập.
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Đề tài đã luận giải và phát triển lý luận về nghiên cứu rủi ro
trong nơng nghiệp nói chung và trong chăn ni lợn nói riêng. Rủi ro được chia
làm hai loại là rủi ro xấu và rủi ro tốt. Trong sản xuất nông nghiệp, rủi ro xấu
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đề tài cùng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro trong chăn nuôi lợn. Trên cơ sở lý luận về rủi ro, đề tài đã xây dựng
khung phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá rủi ro trong chăn nuôi lợn ở
cấp hộ nông dân.
Thực tiễn: Đề tài đã đánh giá thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn của các
hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Yên và phân tích các rủi ro gây ra thiệt hại
kinh tế cho hộ chăn nuôi. Chỉ ra được rủi ro dịch bệnh và rủi ro giá đầu vào đầu
ra gây thiệt hại nhiều nhất cho hộ chăn nuôi. Kết luận này cũng được nhiều nhà
nghiên cứu khác chỉ ra trong chăn nuôi lợn ở các nước khác.
Đề tài cũng đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy

4


ra rủi ro trong chăn nuôi lợn. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi
lợn: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro dịch bệnh; Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
thị trường gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra và yếu tố ảnh hưởng
đến thức ăn chăn nuôi...
Về giải pháp: Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải
pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tân Yên bao
gồm: (1) Giải pháp về phòng chống dịch bệnh, (2) Giải pháp về giống, (3) Giải
pháp về TĂCN và nhóm giải pháp khác như kỹ thuật chăn nuôi, kiến thức …

5



PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Rủi ro, không chắc chắn
Rủi ro (Risk) được hiểu theo nghĩa chung nhất là những điều không
mong muốn tác động đến hoạt động đời sống và SX của con người. Rủi ro đưa
đến những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người, cho dù
không ai mong muốn nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Tùy thuộc vào mục đích nghiên
cứu, quan điểm đánh giá mà có rất nhiều quan điểm về rủi ro khác nhau,
nhưng cho đến nay chưa có được định nghĩa, khái niệm thống nhất về rủi ro.
Mỗi một trường phái, mỗi một tác giả khi nghiên cứu vấn đề này lại đưa ra
những định nghĩa rủi ro khác nhau. Các định nghĩa, khái niệm về rủi ro đưa ra
là rất phong phú, đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường
phái lớn: Trường phái truyền thống và trường phái hiện đại (Bùi Thị Gia và
Trần Hữu Cường, 2005).
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự
tổn thất mất mát, nguy hiểm ảnh hưởng đến SX và đời sống của con người. Rủi
ro được xem là điều không lành, điều không tốt, điều xấu, bất ngờ xảy đến sự tổn
thất. Đó là sự tổn thất về tài sản, là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến, tổn thất về sức khỏe và các thiệt hại khác. Theo quan điểm này thì rủi ro
là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc là các yếu tố liên quan đến nguy
hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo
trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính
tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Theo trường phái này, xét về mặt kinh tế, rủi ro
khơng có nghĩa là điều xấu, điều không tốt mà là sự tồn tại của các bất trắc. Điều
đó cũng có nghĩa là, xác suất của các bất trắc xảy ra càng cao thì rủi ro càng lớn
và ngược lại. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người
nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội (Hardaker et al., 1997).
Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng

ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực, tìm ra và đón nhận những cơ hội mang
lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

6


Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm Từ điển Hà Nội (1995) thì rủi ro là
điều khơng lành, khơng tốt, bất ngờ xảy ra (Đoàn Thị Hồng Vân, 2007).
Đa số các định nghĩa đều phân biệt giữa rủi ro và khơng chắc chắn. Như
vậy rủi ro là những tình huống có nhiều biến cố có thể xảy ra và ta có thể dự
đốn trước xác suất xuất hiện và kết quả của các biến cố này. Rủi ro là sản phẩm
của sự không chắc chắn của các sự kiện trong tương lai và là một phần tất yếu
của các hoạt động. Trên thực tế, con người thường có xu hướng né tránh rủi ro và
tìm cách giảm tối thiểu tác động của rủi ro lên cuộc sống của mình. Tuy nhiên,
ngay cả một kế hoạch với sự chuẩn bi ̣cẩn thận, rủi ro vẫn khơng thể loại bỏ hồn
tồn. Khi nhıǹ dưới góc độ tích cực thì rủi ro lại là điều cần thiết để tiến bộ, để
đổi mới. Bất kỳ một hoạt động nào, cơ hội đem đến thành công cũng luôn tiểm
ẩn mang đến những nguy cơ thất bại. Đây là những điều rất cần thiết để con
người nhận biết và học cách cân bằng giữa những hậu quả xấu đem đến từ rủi ro
với những lợi ıć h tiềm năng từ các cơ hội liên quan mà nó mang đến. Trong các
tình trạng khơng chắc chắn trên thì các biến cố có thể xảy ra với một xác suất có
thể ước đốn theo chủ quan, được gọi là rủi ro. Như vậy chúng ta có thể hiểu rủi
ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong
muốn và rủi ro có thể đo lường được.
Theo Bùi Thị Gia (2005), trong lĩnh vực nơng nghiệp chúng ta có thể hiểu
rủi ro là những tổn thức, những bất chắc, khả năng không đạt được kết quả mong
muốn và rủi ro có thể đo lường được.
P.H. Callkin et al., (1983) nói rằng F.H.Knight (1921) đã phân biệt giữa
rủi ro (risk) và không chắc chắn(Uncertainty). Theo Knight, rủi ro tồn tại khi
người sản xuất biết vùng kết quả (Outcome) có khả năng xảy ra và xác suất của

vùng kết quả đối với quyết định của anh ta. Ngược lại sự không chắc chắn xảy ra
khi các kết quả hoặc sự kiện xảy ra và xác suất của chúng không biết. Thông
thường không chắc chắn bao gồm các sự cố thỉnh thoảng xảy ra như lũ lụt của
một con sơng…
Cịn R.D.Kay (1988) nói rằng, có nhiều tác giả phân biệt giữa rủi ro và
không chắc chắn.Họ định nghĩa rủi ro là tình trạng mà ở đó tất cả các kết quả có
khả năng xảy ra và xác suất của nó là biết trước đối với người ta quyết định.
Khơng chắc chắn là tình trạng mà cả các kết quả có khả năng xảy ra và
xác suất của nó khơng biết trước khi quyết định quản lý. Với sự phân biệt này,

7


phần lớn các quyết định trong nông nghiệp được phân biệt ra rủi ro và không
chắc chắn.
J.B.Hardaker (1997) cho rằng rủi ro và khơng chắc chắn có thể định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự
biết khơng hồn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, cịn khơng
chắc chắn là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó là khơng biết trước.
Sự phân biệt rủi ro và không chắc chắn khơng có ích nhiều đối với nhà
quản lý sản xuất nơng nghiệp. Một tình trạng rủi ro thuần túy là rất hiếm thấy vì
khơng biết được xác suất thực. Do đó mà một số tác giả cho rằng, người quản lý
sản xuất nông nghiệp luôn luôn phải quyết định trong mơi trường khơng chắc
chắn, hay nói cách khác là mọi quyết định đều chứa đựng rủi ro. Cơ sở của
những tranh luận này là mặc dù không biết xác suất thực nhưng các nhà quyết
định vẫn đưa ra hàng loạt xác suất chủ quan phục vụ cho việc ra quyết định. Lý
lẽ cuối cùng nêu trên có thể giải thích tại sao hai nhà quản lý gặp cùng một vấn
đề như nhau trong điều kiện như nhau lại có hai quyết định khác nhau. Vì kinh
nghiệm, kiến thức và những thơng tin sẵn có của họ đã khiến họ đưa ra những
xác suất chủ quan khác nhau, do đó họ có thể có những quyết định khác nhau.

2.1.1.2. Ứng xử và quản lý rủi ro
a. Ứng xử đối với rủi ro
Nơng nghiệp nói chung và chăn ni lợn thịt nói riêng là một ngành phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó nơng hộ thường xun và khơng thể
tránh khỏi điều bất lợi, rủi ro và kết quả mong đợi của họ có thể thay đổi so với
kết quả thực tế mà họ nhận được. Nếu quá trình sản xuất gặp thuận lợi và có
nhiều yếu tố tích cực làm tăng doanh thu, khi đó nơng hộ sẽ thu được mức doanh
thu cao hơn mức doanh thu dự kiến. Ngược lại, do điều kiện thời tiết và một số
yếu tố khác thay đổi sẽ làm thu nhập của hộ thấp hơn so với thu nhập mong đợi.
Theo từ điển tâm lý (2003) cho rằng ứng xử chỉ mọi phản ứng của con người khi
một yếu tố nào đó trong mơi trường kích thích các yếu tố bên ngồi và tình trạng
bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích thích có định
hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hồn cảnh.
Như vậy, ứng xử đối với rủi ro trong chăn ni lợn có thể hiểu là các phản
ứng của người chăn nuôi lợn để kích thích có định hướng nhằm thích nghi khi
hồn cảnh chăn nuôi thay đổi do các yếu tố bên trong và ngoài gây ra.

8


b. Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một khái niệm cịn gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều tác
giả đã đưa ra những khái niệm về quản lý rủi ro, tuy nhiên chưa có 1 sự thống
nhất để tạo nên một khái niệm chung.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung về quản lý rủi ro giữa Australia và New
Zealand (AS/NZS 4360: 1995), Haraker et al. (1997) đưa ra khái niệm rằng:
“Quản lý rủi ro là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các ngun
tắc và hành động trong định dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát rủi ro
nhằm giảm thiểu thiệt hại và tối đa hoá các cơ hội”. Tuy nhiên các ngun tắc
này khơng cố định và mang tính thích ứng với từng trường hợp cụ thể

(Hardaker, 1997).
Theo tài liệu hướng dẫn “ISO/IEC 73: 2002, Quản lý rủi ro - các khái
niệm và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn” của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO thì
rủi ro là sự kết hợp của xác suất xảy ra của sự kiện và hậu quả của sự kiện đó.
Rủi ro xảy ra có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng, đem lại
kết quả xấu, không mong đợi. Do đó, để nhận biết các rủi ro và có thể giảm thiểu
các tác động tiêu cực của rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và tồn
thể tổ chức nói chung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro.
Theo Haraker (1997) đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro như sau: “Quản lý
rủi ro là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các nguyên tắc và hành
động trong định dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát rủi ro nhằm giảm
thiểu thiệt hài và tối đa hóa các cơ hội, tuy nhiên các nguyên tắc này không cố
định và mang tính thích ứng với từng trường hợp cụ thể”.
Như vậy, có rất nhiều quan niệm về quản lý rủi ro. Với riêng bản thân tôi,
quản lý rủi ro trước hết là phát hiện, nhận biết rõ được rủi ro và nghiên cứu,
hoạch định, đưa ra được các biện pháp tốt nhất để: đối với rủi ro tiêu cực thì hạn
chế được những ảnh hưởng xấu của rủi ro đó với hoạt động sản xuất; đối với rủi
ro tích cực thì có thể dự báo và đón nhận được những ảnh hưởng tốt mà rủi ro
mang lại cho hoạt động sản xuất.
c. Nội dung quản lý rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Để quản lý được rủi ro trước hết ta phải nhận dạng được rủi ro đó là gì?
Nhận dạng rủi ro là quá trình chúng ta xác định được rủi ro một cách có hệ thống.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc như theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi

9


trường hoạt động và toàn bộ các hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro
đang xảy ra, khơng chỉ vậy mà cịn dự báo trước được các rủi ro có thể xảy ra, từ

đó mà đề xuất ra các giải pháp để hạn chế rủi ro.
Để nhận dạng rủi ro có thể tiến hành điều tra thơng qua phiếu điều tra với
một bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Các câu hỏi điều tra này có thể sắp xếp theo
nguồn gốc rủi ro hoặc theo môi trường tác động… Câu hỏi điều tra để nhận dạng
rủi ro thường xoay quanh các vấn đề như:
+ Các hộ chăn nuôi lợn thịt đã gặp phải những rủi ro nào?
+ Tổn thất do rủi ro gây ra là bao nhiêu?
+ Tần suất xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định (thường
là một năm)
+ Những biện pháp nào được sử dụng để phòng ngừa, tài trợ rủi ro? Kết
quả đạt được của mỗi biện pháp đó?
+ Những rủi ro nào có thể xuất hiện? Lý do nào khiến nó xuất hiên?
(Haraker 1997).
Phân tích rủi ro
Phương pháp này đảm bảo cho việc đánh giá của bạn về khả năng xảy ra rủi ro
và chi phí phải bỏ ra để thiết lập lại mọi thứ khi rủi ro xảy ra. Phân tích rủi ro là cơng
việc xác định tần suất xuất hiện rủi ro trong khoảng thời gian nhất định và xác định
mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Từ đó ta lập được bảng ma trận đo lường rủi ro.
Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro thì người ta sử dụng cả hai tiêu
chí: Mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện rủi ro, trong đó mức
độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trị quyết định. Vì vậy sau khi đo lường,
phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản lý trước hết những rủi ro theo thứ tự
thuộc nhóm I, II, III, IV.
Bảng 2.1. Bảng ma trận đo lường rủi ro
STT

Tần suất xuất hiện

Mức độ nghiêm trọng


Cao

Thấp

1

Cao

I

II

2

Thấp

III

IV

Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân (2007)

10


×