Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






THÁI THỊ HÀ



NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI LỢN
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN



LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






THÁI THỊ HÀ




NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI LỢN
CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN





CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG




HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng trong bất kỳ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả



Thái Thị Hà





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự động viên và giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Văn Hùng,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực

hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những
người đã giúp đỡ, trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản là nền tảng để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô chú, anh chị trong Phòng
Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, phòng Thống kê của UBND huyện Diễn
Châu cùng với các cô chú, anh chị của hộ chăn nuôi đã nhiệt tình cung cấp số
liệu những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình, người thân đã
động viên, chia sẻ, hỗ trợ và khuyến khích tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý
thầy, cô giáo và tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những người quan tâm nghiên
cứu trong lĩnh vực này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả


Thái Thị Hà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận về rủi ro trong chăn nuôi lợn 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Nguyên nhân rủi ro trong chăn nuôi 9
2.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro trong chăn nuôi lợn đến kinh tế của hộ nông dân 11
2.1.4 Đặc điểm của rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ 12
2.1.5 Phân loại rủi ro trong nông hộ 13
2.1.6 Ứng xử và quản lý rủi ro 16
2.2 Cơ sở thực tiễn rủi ro và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ 25
2.2.1 Một số chính sách quản lý rủi ro trong chăn nuôi ở Việt Nam 25
2.2.2 Rủi ro và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông dân trên thế giới 27
2.2.3 Rủi ro và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn rủi ro và quản lý rủi ro trong
chăn nuôi lợn của nông hộ 36
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 40
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 43
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 44
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 46
3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lơn của nông hộ 46
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Tổng quan về chăn nuôi lợn của huyện Diễn Châu 47
4.2 Thực trạng về rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ 52
4.2.1 Thông tin chung của nhóm hộ điều tra 52
4.2.2 Những rủi ro của các hộ chăn nuôi lợn 54
4.2.3 Đo lường rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ 60
4.2.4 Ứng xử của nông hộ trong chăn nuôi lợn 69
4.2.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ 80
4.3 Giải pháp hạn chế những rủi ro của các hộ nuôi lợn 90
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
5.1 Kết luận 95
5.2 Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp 24
Bảng 3.1 Cơ sở phân chia các hộ chăn nuôi theo các quy mô chăn nuôi 45
Bảng 4.1 Thực trạng chăn nuôi ở huyện Diễn Châu 48
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi lợn theo quy mô ở huyện Diễn Châu 50
Bảng 4.3 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn ở huyện Diễn Châu 51

Bảng 4.4 Thông tin điều tra về các hộ chăn nuôi 53
Bảng 4.5 Biến động giá đầu vào và giá đầu ra ở huyện Diễn Châu 57
Bảng 4.6 Tỷ lệ gặp rủi ro của các hộ chăn nuôi lợn theo quy mô 59
Bảng 4.7 Thiệt hại do rủi ro gây ra trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân
huyện Diễn Châu 63
Bảng 4.8 Thiệt hại do dịch tai xanh năm 2013 ở huyện Diễn Châu 64
Bảng 4.9 Các phương pháp phối giống của hộ chăn nuôi 66
Bảng 4.10 Thái độ đối với rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ 70
Bảng 4.11 Các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn của hộ chăn nuôi 72
Bảng 4.12 Rủi ro của nhóm hộ liên kết và không liên kết trong chăn nuôi lợn 74
Bảng 4.13 Lý do không sử dụng dịch vụ thú y của hộ chăn nuôi 81
Bảng 4.14 Nguyên nhân gây ra rủi ro về giống của các hộ chăn nuôi lợn 84
Bảng 4.15 Nguyên nhân rủi ro thị trường của các hộ chăn nuôi lợn 86
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến rủi ro trong chăn nuôi lợn
của nông hộ 89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Diễn Châu năm 2012 41
Đồ thị 4.1 Quy mô chăn nuôi ở huyện Diễn Châu 49
Đồ thị 4.2 Cơ cấu nguồn thu của các hộ chăn nuôi huyện Diễn Châu 76
Sơ đồ 4.1 Những rủi ro mà hộ chăn nuôi lợn gặp phải 55
Sơ đồ 4.2 Tác động của các loại rủi ro đến hộ chăn nuôi 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCĐ Ban chỉ đạo
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
CSVC Cơ sở vật chất
CN Công nghiệp
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
HTX Hợp tác xã
QML Quy mô lớn
QMN Quy mô nhỏ
TĂCN Thức ăn chăn nuôi
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VAC Vườn - Ao - Chuồng
VACR Vườn -Ao - Chuồng - Rau
XC Xuất chuồng
XDCB Xây dựng cơ bản


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HDH) nền nông
nghiệp, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có những
thay đổi đáng kể. Năng suất và tăng trưởng của ngành luôn tăng cao năm sau
so với năm trước, đáp ứng cơ bản về nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong
nước. Theo báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn (năm 2010), các hộ chăn nuôi lợn vừa và nhỏ cung cấp tới

80% trong tổng số lượng thịt tiêu thụ tại Việt Nam. Tỉ lệ tiêu thụ thịt lợn vẫn
chiếm tỷ lệ áp đảo trong số các mặt hàng thịt động vật mà chúng ta sử dụng
hàng ngày. Ví dụ năm 2000 chiếm 68%, năm 2005 chiếm 72% và năm 2009
chiếm 62%. Ngoài ra, sảm phẩm phụ của ngành chăn nuôi lợn còn hỗ trợ là
một đầu vào cho ngành trồng trọt.
Ngành chăn nuôi lợn nước ta luôn phải đối mặt với những hậu quả
nặng nề của thiên tai và dịch bệnh như: dịch lợn tai xanh, lở mồm long
móng… tồn tại ầm ỉ nhiều năm, đặc biệt từ giữa năm 2010 đến tháng 5/2011
trên diện rộng, lúc đỉnh điểm lan ra 39 tỉnh, thành. Thiệt hại dự ước 15-20%
đàn lợn kể cả hệ lụy đàn lợn nái, ngoài số lợn nái đã chết, còn những con bị
bệnh, nhưng thoát chết lại bị giảm sức sinh sản 30-40% năng suất thấp, hệ số
tiêu hóa kém, chất lượng con giống thấp(Lê Bá Lịch, 2012). Người chăn nuôi
lợn đang đối mặt với nỗi lo rủi ro dịch bệnh chưa hết, lại lo lợn hơi bị giảm
giá, giá bán dưới giá thành sản xuất, lúc lên lúc xuống gây tâm lý hoang mang
cho người chăn nuôi. Trong khi người chăn nuôi lợn phải đối mặt với rất
nhiều khoản chi phí như chi phí thức ăn, thuốc chữa bệnh…thì ngân hàng
không dám cho nông dân vay vốn nuôi lợn sợ không thu hồi được vốn. Người
chăn nuôi lợn khó đủ bề tất cả vì chăn nuôi gặp quá nhiều rủi ro.
Những khó khăn và nguy cơ rủi ro cao trong chăn nuôi lợn không
những làm giảm khả năng sinh lời, giảm thu nhập mà còn có thể lấy đi toàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

bộ nguồn thu từ chăn nuôi lợn gây ra sự trì trệ trong sản xuất, ảnh hưởng tới
đời sống của người chăn nuôi. Đứng trước những khó khăn và rủi ro trong
quá trình chăn nuôi lợn cần có nghiên cứu về những rủi ro đó để có thể đưa ra
những biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
Diễn Châu là một huyện thuần nông của tỉnh Nghệ An. Trong những
năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện đã có những thay đổi đáng kể khi giảm
dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đặc biệt là

chăn nuôi lợn. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng
để xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất lên tới hàng ngàn con.
Việc đầu tư trong quá trình sản xuất chăn nuôi đã mang về những khoản lãi
lên tới hàng chục triệu cho các chủ trang trại. Đời sống của người chăn nuôi
ngày càng khấm khá. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết thay đổi bất thường,
khắc nghiệt, dịch bệnh khá phức tạp như hiện nay đã làm cho người chăn nuôi
trên địa bàn huyện gặp không ít những rủi ro trong chăn nuôi. Năm 2008, có
những thời điểm hàng trăm con lợn đến tuổi xuất chuồng đã bị chết hoặc tiêu
hủy, hàng ngàn con không thể bán ra thị trường đã khiến cho người dân lâm
vào cảnh trắng tay. Theo thống kê của UBND huyện Diễn Châu (cuối tháng
3/2013) sau hai mươi ngày xảy ra dịch bệnh tai xanh, có tới 26 tấn lợn tương
đương với 318 con đã bị tiêu hủy. Thêm vào đó, trong thời gian qua giá thức
ăn, giá lợn thay đổi bất thường đã làm cho người dân càng thêm lo lắng.
Ngoài ra, đa số hộ chăn nuôi sau những đại dịch bệnh đã mang nợ nên khó có
thể tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Trước đây đã có một số nhóm nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong chăn
nuôi song mới nghiên cứu tổng thể để đưa ra chiến lược quản lý rủi ro chưa
đưa ra được những vấn đề bất cập trong quá trình chăn nuôi cũng như các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi của các nông hộ.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong
chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu và xác định rủi ro trong chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa
bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm
thiểu những thiệt hại do rủi ro trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

• Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về rủi ro trong chăn nuôi lợn;
• Xác định và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa
bàn huyện
• Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro trong chăn
nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn huyện.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
• Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào có thể làm rõ vấn đề rủi ro trong
chăn nuôi lợn?
• Trong chăn nuôi lợn, nông hộ trên địa bàn huyện Diễn Châu gặp phải
những loại rủi ro nào? Cách xác định những loại rủi ro này?
• Hệ thống chỉ tiêu nào cần được sử dụng để đánh giá các loại rủi ro này?
• Ứng xử của nông dân đổi với các loại rủi ro này?
• Nông hộ và các cơ quan chức năng đã sử dụng những biện pháp nào
để hạn chế rủi ro của nông hộ?
• Những giải pháp nào để giảm thiểu những rủi ro trong chăn nuôi lợn
của nông hộ trên địa bàn huyện Diễn Châu?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động liên quan đến chăn nuôi lợn; Các loại rủi ro trong chăn
nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, ứng
xử và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

• Đối tượng khảo sát:
Các cán bộ ở các phòng ban của huyện, xã liên quan đến việc nghiên
cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn.
+ Cấp huyện bao gồm: phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông.
+ Cấp xã bao gồm: chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các cán

bộ thú y, khuyến nông tại địa phương
+ Người chăn nuôi
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung: Rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ trên địa
bàn huyện Diễn Châu.
• Phạm vi về không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện
Diễn Châu tỉnh Nghệ An,
• Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 3/2013 đến tháng 10/2014
+ Thời gian số liệu sử dụng: Tài liệu tổng quan được thu thập từ những tài
liệu đã công bố từ năm 2007 đến năm 2013. Số liệu phân tích thực trạng được
sử dụng chủ yếu trong 3 năm từ năm 2011 đến 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về rủi ro trong chăn nuôi lợn
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trước khi tìm hiểu về rủi ro trong chăn nuôi lợn chúng ta cần hiểu rõ thế
nào là rủi ro và rủi ro trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trước khi đưa ra khái niệm
rủi ro, có một khái niệm khác cũng cần được làm rõ đó là ” không chắc chắn”.
2.1.1.1 Không chắc chắn
Trong điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội luôn luôn thay đổi
và có rất nhiều điều không chắc chắn xảy ra đối với người nông dân nói
chung và người chăn nuôi lợn nói riêng. Đó là sự thay đổi bất thường của
thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường (bao gồm cả giá đầu vào và giá đầu ra)
Theo Phạm Thị Mỹ Dung (2002), không chắc chắn là tình trạng không
thể gắn xác xuất với việc xảy ra các sự kiện. Sự không chắc chắn đề cập theo
ý nghĩa mô tả đặc điểm môi trường kinh tế mà các nông hộ phải đương đầu.

Vậy, không chắc chắn là tình trạng mà các kết quả có khả năng xảy ra
và xác suất của nó không biết trước được để đưa ra một quyết định cho phù
hợp.Chắc chắn được xem là một vấn đề thường xuyên xảy ra trong quá trình
sản xuất nông nghiệp hơn là các ngành kinh tế khác.
• Không chắc chắn về sản lượng (năng suất)
Nguyên nhân gây ra sự không chắn chắn về sản lượng hay năng suất là
do điều kiện thời tiết bất thường, kèm theo là sự phát sinh của sâu bệnh, thời
tiết khắc nghiệt Đây là những tác động bất lợi cho người chăn nuôi khi mà
họ có thể lường trước được sự xuất hiện của chúng. Việc đối phó với những
bất lợi trên lại phụ thuộc vào khả năng cũng như tiềm lực kinh tế của các hộ
chăn nuôi. Chính vì vậy, cùng một loại không chắn chắn ở các vùng miền
khác nhau mà ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi lợn cũng khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

• Không chắc chắn về giá cả
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi lợn nói riêng,
do chu kỳ sản xuất thường kéo dài nên khi hộ chăn nuôi ra quyết định nuôi
giống gì, số lượng bao nhiêu, nuôi như thế nào thường chỉ dựa vào kỳ vọng về
mức giá của các năm trước mà họ khó có thể ước tính được sự thay đổi của các
mức giá này ở năm họ thực hiện sản xuất, chăn nuôi. Chính vì vậy mà ảnh hưởng
của không chắc chắn về giá cả gây ra cho nông hộ càng lớn, dẫn đến một nghịch lý
dễ thấy trong sản xuất nông nghiệp đó là được mùa thì mất giá”.
Hậu quả của nó có thể được mùa nhưng doanh thu từ sản phẩm thấp hoặc
sản lượng tăng nhưng giá bán sản phẩm lớn hơn mức tăng của năng suất hoặc năng
suất thấp nhưng giá cả lại đủ cao để làm cho doanh thu tăng lên. Điều đặc biệt quan
trọng thể hiện đa số thị trường nông sản nói chung và thị trường thịt lợn là thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả là một biến số ngoại sinh trong việc ra quyết
định của nông hộ. Chính vì điều này, sự can thiệp của Nhà nước thông qua lượng
cầy, can thiệp về giá khi có sự biến động quá lớn là điều cần thiết nhằm ổn định đời

sống và sản xuất đối với ngành chăn nuôi.
• Không chắc chắn về con người
Không chắc chắn vê con người thể hiện ở sự thay đổi của sức khỏe của
bản thân người chăn nuôi và các thành viên trong gia đình. Sự không chắc
chắn về con người khiến cho nông hộ không tình nguyện chấp nhận sự đổi
mới kỹ thuật, ngại đầu tư cho sản xuất hoặc tiếp nhận một cách chậm chạp để
tăng sự thích nghi với những điều không chắc chắn.Đó cũng làm tăng thêm sự
phân hóa giàu nghèo.
• Không chắc chắn về các nguồn lực sản xuất
Đó là sự không kiểm soát được các nguồn lực sản xuất, chăn nuôi và sự
lệ thuộc của người chăn nuôi vào những người khác. Khi sự bất công bằng
trong việc sở hữu các nguồn lực sản xuất như vốn, đất đai, lao động gây ra
sự không chắc chắn cho nông hộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

2.1.1.2 Rủi ro
Trong các tình trạng không chắc chắn vừa nêu trên thì có những biến cố
xảy ra với một xác suất có thể ước đoán chủ quan và được gọi là rủi ro. Như
vậy, không chắc chắn tạo ra rủi ro, vậy rủi ro là gì?. Hiện nay vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất về rủi ro. Có nhiều tác giả ở những trường phái
khác nhau đã đưa ra những khái niệm khách nhau về rủi ro. Tuy nhiên, có thể
tập trung lại hai trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường và
trường phái hiện đại.
+ Quan điểm của trường phái truyền thống
- Rủi ro được xem điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến
(Từ điển Tiếng Việt, 1995).
- Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại (Từ điển
Oxfort).
- Một số từ điển khác đưa ra khái niệm tương tự như; rủi ro là sự bất trắc

gây ra những mất mát, hư hại hoặc rủi ro có liên quan đến sự nguy hiểm, khó khăn
hoặc điều không chắc chắn…
- Trong lĩnh vực dinh doanh, tác giả Hồ Diệu đã định nghĩa về rủi ro: Là
sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá
trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp.
Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
+ Quan điểm của trường phái hiện đại
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực,
vừa mang tính tiêu cực (Frank Knight).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Theo Irving Preffer, rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể
đo lường được bằng xác suất.
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, có thể mang đến những tổn
thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những
cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại
kết quả tốt đẹp cho tương lai (Đoàn Thị Hồng Vân, 2002).
Theo C. Arthur William, Jr. Michaeal L.Smith đã viết: “ Rủi ro là
những biến động tiềm ẩm ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu
hết mọi hoạt động của cong người, khi có rủi ro người ta không thể dự đoán
được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ
rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào, một hành động dẫn đến khả năng hoặc mất
không thể đoán trước.
• Khái niệm về rủi ro trong chăn nuôi lợn

Qua những hiểu biết về không chắc chắn và rủi ro nói chung, có thể
hiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn là tập hợp những bất trắc có thể đo lường được
với một xác xuất nhất định xảy ra trong quá trình chăn nuôi lợn của các hộ
nông dân, mà những bất trắc này nếu chúng ta tích cực nghiên cứu nó thì có
thể hạn chế được những mặt tiêu cực của nó và thu được những mặt lợi ích do
nó mang lại cho các hộ chăn nuôi lợn.
• Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn
Qua những khái niệm về rủi ro và không chắc chắn ta nhận thấy, rủi ro
là khách quan và nếu có đầy đủ các thông tin thì có thể tính được xác suất của
các sự kiện. Còn không chắc chắn lại đề cập đến sự mất mát mà không thể
gắn được với các xác suất xay ra sự kiện đó, nó không còn là khách quan như
ý nghĩa ban đầu mà gắn chủ quan của người ra quyết định. Điều đó có nghĩa
là con người có thể tác động để giảm bớt sự thiệt hại trong quá trình sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

Đây cũng là nguyên tắc cho việc ra quyết định trong quản lý rủi ro phải dựa
vào suy nghĩ chủ quan của nông hộ.
Mặt khác, rủi ro đề cập đến nhiều kết quả, mỗi kết quả có thể xảy ra với
các khả năng khác nhau. Trong khi đó, không chắc chắn đề cập đến tình trạng
có nhiều kết quả có thể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả năng sẽ
xảy ra của từng kết quả. Như vậy, rủi ro và không chắc chắn chỉ khác nhau về
việc có đánh giá đượ hay không có năng xảy ra các kết quả khác nhau mà thôi.
Qua việc phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn có ý nghĩa rất quan
trọng trong trường hợp chúng ta không biết hết tấy cả những biến cố sẽ xảy ra
của một quyết định hoặc biết đến mức độ nào về sự rủi ro. Phân biệt hai khái
niệm này để giúp cho nông hộ định hướng được quyết địnhh trong sản xuất,
nếu nông hộ định lượng được các rủi ro xảy ra sẽ giúp cho họ tránh được
những mất mát lớn, còn đối với những điều không chắc chắn thì hộ rất có thể
định lượng hay đo lường được do đó việc ra quyết định cũng sẽ trở nên khó

khăn hơn rất nhiều.
2.1.2 Nguyên nhân rủi ro trong chăn nuôi
• Do thiên nhiên
Đó là các yếu tố liên quan đến thời tiết, khí hậu như hạn hán,lũ lụt hay
sự phát sinh của các loại dịch bệnh, sâu bệnh Đây là những nguyên nhân do
thiên nhiên gây ra mà con người nói chung và người nông dân nói riêng
không thể kiểm soát được. Khi điều kiện tự nhiên biến động sẽ tác động đến
sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng chăn nuôi (lợn), từ đó làm cho
năng suất, sản lượng bị biến động. Sự biến động về sản lượng sẽ dẫn đến biến
động trong thu nhập của người chăn nuôi.
• Do thị trường
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng,
nó quyết định tới việc cung- cầu hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp nói chung
và chăn nuôi lợn nói riêng thường mang tính thời vụ, thêm vào đó người chăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

nuôi do kiến thức về thị trường chưa cao, họ có xu hướng ’chạy đua” trong
sản xuất tức là nếu thấy có lợi thì mở rộng sản xuất và ngược lại. Nông hộ
luôn muốn sản phẩm làm ra bán với giá cao, nhưng do điều kiện thời tiết thay
đổi làm cho chù kỳ sinh trưởng cũng thay đổi theo (có thể kéo dài hoặc rút
ngắn) làm cho giá của sản phẩm cũng biến động theo. Điều này gây ra tâm lý
ngại đầu tư lớn vào nông nghiệp bởi vốn đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn dài
lại chịu nhiều rủi ro hơn so với các ngành kinh tế khác.
Ngoài sự thay đổi vê giá (giá đầu vào lẫn giá đầu ra), rủi ro về thị
trường tiêu thụ sản phẩm cũng là vấn đề đáng ngại của nông hộ. Có một số
nông hộ đã chủ động sản xuất có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhưng việc thực
hiện và xử lý các hợp đồng này thường chậm, xử lý vi phạm không nghiêm
minh làm cho người nông dân thường bị thua thiệt.
• Rủi ro do sự thay đổi của chính sách

Sự thay đổi về chính sách áp dụng cho ngành chăn nuôi cũng gây ra
những tác động tiêu cực và tích cực cho các hộ chăn nuôi. Đó là sự thay đổi
về luật quản lý chất thải trong chăn nuôi, sự thay đổi trong chính sách hỗ trợ
người chăn nuôi Trong trường hợp này, nếu không có sự quản lý hoạch định
chặt chẽ về mặt xã hội sẽ dẫn đến những hậu quả liên quan đến các vấn đề
chính trị xã hội như tranh chấp, tình trạng nông hộ bị mất đất, nạn thất nghiệp
ở nông thôn dẫn đến những tâm lý xấu.
• Rủi ro do thông tin không hoàn hảo
Đó là sự thiếu thông tin về thị trường, thiếu thông tin về kỹ thuật sản
xuất dẫn đến chọn giống sai, làm sai mùa vụ hoặc có thể mua phải nguồn
giống, các yếu tố đầu vào kém chất lượng tất cả những điều này dẫn đến sự
thua thiệt cho nông hộ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

2.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro trong chăn nuôi lợn đến kinh tế của hộ nông
dân
• Đối với những hộ chăn nuôi
- Làm tăng chi phí liên quan đến việc phòng chống và chữa trị. Đây là
trường hợp khi nông hộ gặp rủi ro do điều kiện thời tiết gây ra. Sự bất ổn về
thời tiết và sự phát sinh các loại dịch bệnh khiến cho nông hộ phải đối mặt là
những chi phí liên quan đến phòng chống và chữa trị cho đàn lợn. Những chi
phí này không rẻ tiền một chút nào, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của người
chăn nuôi. Ngoài ra dịch bệnh bùng phát, việc tiêu thụ thịt lợn của những hộ
chăn nuôi gặp rất nhiều những khó khăn. Khi chăn nuôi lợn gặp quá nhiều rủi
ro này, lợi nhuận mong muốn của nông hộ giảm khiến cho họ không còn mặn
mà với nghề nuôi lợn mà chuyển sang vật nuôi khác, thậm chí là bỏ hẳn chăn
nuôi để chuyển sang làm nghề khác có thu nhập cao hơn.
- Gây ra tâm lý lo lắng cho các hộ chăn nuôi. Những rủi ro như dịch
bệnh đã tác động đến tâm lý của những hộ chăn nuôi. Ngoài những chi phí

trực tiếp cho việc chữa trị, họ còn phân vân không biết là hậu quả sẽ như thế
nào và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mình. Bên cạnh đó, khi gặp rủi ro do thị
trường tiêu thụ chắc chắn sẽ gây ra tâm lý lo lắng cho hộ chăn nuôi. Nông hộ
vốn đã ít, lợn đã đến tuổi xuất chuồng nếu không bán được lại phải tiếp tục
nuôi thêm làm tăng thêm chi phí thức ăn trong khi ở giai đoạn này mức tăng
trưởng của lợn là chậm. Không có vốn để quay vòng, chi phí ngày càng gia
tăng làm cho hộ chăn nuôi phân vân không biết hậu quả như thế nào và ảnh
hưởng đến mình như thế nào.
- Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời để phòng chổn rủi ro xảy
ra thì người chăn nuôi sẽ bị thua lỗ, gây ra những khoản nợ lớn, ảnh hưởng
đến thu nhập và đời sống của người chăn nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

• Đối với xã hội
Rủi ro không chỉ có tác động trực tiếp đến những hộ chăn nuôi mà còn
có những ảnh hưởng đến xã hội. Một khi đời sống của những hộ chăn nuôi
gặp phải khó khăn thì những chỉ tiêu phát triển kinh tế của vùng đó cũng bị
ảnh hưởng. Khi dịch bệnh xảy ra, cân đối cung cầu về thịt lợn, lợn giống
trong vùng đó bị ảnh hưởng, đẩy giá của một số hàng hoá thực phẩm tăng lên
làm cho cuộc sống của người dân trong vùng có phần bị ảnh hưởng.
Mặt khác, rủi ro làm tăng chi phí của Nhà nước trong việc giải quyết
nhữn hậu quả mà nó để lại cho hộ chăn nuôi với mục đích giảm nhẹ khó khăn
cũng như động viên người chăn nuôi tiếp tục sản xuất.
2.1.4 Đặc điểm của rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông hộ
- Chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện thời tiết. Sản xuất nông
nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng được tiến hành trên phạm vi rộng
lớn, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện thời tiết, khí hậu. Mặc dù, trong
thời kì CNH - HĐH, có nhiều khoa học công nghệ tiến bộ đã và đang được áp
dụng vào trong quá trình sản xuất làm cho con người chăn nuôi có thể ngày

càng chế ngự được nhiều ảnh hưởng xấu của tự nhiên nhưng mâu thuẫn giữa
con người và tự nhiên vẫn tồn tại trong quá trình sản xuất, chăn nuôi này.
- Đối tượng là vật nuôi - không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên mà còn chịu sự tác động của các quy luật sinh học. Đó là các quy luật
đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền nên xác suất xảy ra rủi ro là lớn và việc
kiểm soát cũng như đánh giá rủi ro thường gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chu
kỳ sản xuất của nó kéo dài, thời gian lao động và thời gian sản xuất lại không
trùng nhau, do đó việc đánh giá và kiểm soát, phòng ngừa hay quản lý rủi ro
là khó thực hiện.

- Do chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún và chăn nuôi thep phương thức
truyền thống nên khi gặp rủi ro, đa số các hộ chăn nuôi sẽ lựa chọn cách giảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

đầu lợn hoặc có thể chuyển sang nuôi con khác với mong muốn thu được lợi
nhuận cao hơn so với chăn nuôi lợn. Lí do đơn giản là rủi ro sẽ đòi hỏi sản
xuất phải có lãi cao hơn trong trường hợp sản xuất không có rủi ro.
Đối với nông hộ, ngoài gặp rủi ro trong quá trình sản xuất họ còn gặp
rủi ro trong cuộc sống do điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn các tầng lớp khác
trong xã hội. Đó là sự khó khăn về cơ sở hạ tầng, môi trường sống nhiều khi
không đảm bảo Những rủi ro về con người đã làm cho nông dân cành thêm
khó khăn và phát sinh thêm nhiều rủi ro khác mà chính bản thân họ không thể
lường trước được.
2.1.5 Phân loại rủi ro trong nông hộ
Có nhiều loại rủi ro và không chắc chắn có thể áp dụng vào các quyết
định quản lý trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Theo P.H. Callkin (1983)
đã chia rủi ro thành hai loại đó là rủi ro trong kinh doanh và rủi ro về tài
chính. Trong đó, rủi ro do kinh doanh nó liên quan đến tất cả các thu nhập
thuần của trang trại. Các rủi ro này có thể hạn chế được bằng cách thay đổi

quyết định sản xuất.
Theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (1997) và World Bank (2002)
rủi ro trong nông nghiệp được chia thành các nhóm sau(căn cứ vào nguồn gốc
hình thành).
 Rủi ro trong sản xuất
Đây là loại rủi ro đến từ những sự kiện không đoán trước được của thời
tiết cũng như những bất định trong sản xuất nông nghiệp. Vì nông nghiệp chịu
tác động của các yếu tố không thể kiểm soát được như bão lũ, mưa đá, hạn
hán…thường gây ra các thiệt hại to lớn về người và của, làm cho nông hộ bị
tổn thất nặng nề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

 Rủi ro về thị trường
Xuất hiện do những thay đổi không được báo trước của thị trường đầu
vào và thị trường đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Giá đầu vào cũng như
giá đầu ra thay đổi thường xuyên, có thể thay đổi theo tháng.Trong khi đó,
chu kỳ sản xuất nông nghiệp lại kéo dài 3-4 tháng khiến cho việc đưa ra các
quyết định sản xuất phải có trước chu kỳ sản xuất 3-4 tháng hoặc có thể sớm
hơn để với khoảng thời gian đó giá các nông sản có thể thay đổi
 Rủi ro do thể chế
Đây là loại rủi ro gây ra bởi sự thay đổi của những luật định từ phía nhà
nước hoặc cấp chính quyền địa phương. Ví dụ như: sự thay đổi của các luật
quản lý chất thải chăn nuôi hay sự thay đổi của các luật thế thu nhập cá nhân,
chính sách vay vốn đối với nông dân…có thể làm thay đổi các quyết định về
quy mô trong sản xuất. Một ví dụ khác về rủi ro do thể chế gây ra là khi một
khu vực nào đó xảy ra dịch bệnh, chính quyền địa phương cấm lưu thông, vận
chuyển lợn ra ngoài khu vực cũng làm cho những hộ chăn nuôi mặc dù lợn
không có bệnh nhưng không thể tiêu thụ hoặc chính sách chăn nuôi tập trung,
tập trung xa khu dân cư cấm nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư khiến cho một số

hộ chăn nuôi do không có điều kiện để vào trong các khu chăn nuôi tập trung
đó nên họ phải hạn chế chăn nuôi, thậm chí có thể trốn tránh chính quyền địa
phương để chăn nuôi trong khu dân cư.
 Rủi ro về kỹ thuật
Là loại rủi ro phát sinh từ việc áp dụng những kỹ thuật mới trong sản
xuất nông nghiệp nhưng không phù hợp dẫn đến bị thua thiệt. Việc áp dụng
những kỹ thuật mới này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt, đặc
biệt khi mà nó không phù hợp thì sẽ dẫn đến năng suất, sản lượng giảm, chất
lượng không tốt. Mặt khác, nhiều công nghệ tiên tiến, chưa thể giúp giảm
thiểu chi phí sản xuất và tăng năng suất khi mà người nông dân lần đầu tiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

áp dụng. Chính vì vậy, trước khi triển khai áp dụng một công nghệ mới nào
đó, chúng ta thường thấy có sự thí điểm ở một vài địa phương nếu kết quả khả
quan thì mới nhân rộng ra. Do đó, rất khó có thể tránh được rủi ro khi người
nông dân lần đầu tiên sử dụng các công nghệ kỹ thuật mới này.
 Rủi ro tài chính, tín dụng
Loại rủi ro này liên quan đến sự an toàn hoặc mất an toàn về mặt tài
chính của doanh nghiệp.Sự an toàn tài chính của doanh nghiệp được thể hiện
ở mặt khả năng trả nợ và khả năng thanh toán. Rủi ro tài chính, tín dụng nó
khác với các loại rủi ro trong kinh doanh, nguyên nhân gây nên loại rủi ro này
là do sử dụng vốn vay. Việc tăng vốn vay làm tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu, làm tăng cán cân tài chính. Việc tăng cán cân tài chính có khả năng dẫn
đến tăng rủi ro tài chính khi thu nhập bị giảm đi. Khi tỷ trọng vốn vay càng
lớn so với tổng vốn của chủ sở hữu thì hệ số nhân đóng góp vào rủi ro tài
chính, tín dụng càng cao.
Ngoài ra, còn có một số cách phân loại rủi ro khác như:
 Phân theo lĩnh vực rủi ro
+ Rủi ro trong quá trình sản xuất: Là những rủi ro liên quan trực tiếp

đến quá trình sản xuất của hộ nông dân
+ Rủi ro ngoài sản xuất: Là những rủi ro liên quan đến cuộc sống của
người nông dân như: ốm đau, sự mất an toàn của tài sản…
 Phân theo nguồn gốc rủi ro
+ Rủi ro tự nhiên: Là loại rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên gây ra
như: lũ lụt, thiên tai hạn hán, dịch bệnh…Những rủi ro này thường gây ra
những thiệt hại to lớn về cả người lẫn của và nó có thể tác động mạnh đến
năng suất mùa màng của nông hộ cũng như bảo quản sản phẩm.
+ Rủi ro xã hội: Là loại rủi ro do sự thay đổi của các chuẩn mực giá trị
cũng như hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế…gây ra. Nếu như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

nông dân không nắm được sự thay đổi các giá trị trên có thể sẽ phải gánh chịu
những thiệt hại nặng nề.
 Phân theo mức độ rủi ro
+ Rủi ro cá nhân: Loại rủi ro này chỉ gây ảnh hưởng đến một cá nhân nào
đó mà không có tác động dây chuyền đến các cá nhân khác trong cộng đồng
+ Rủi ro cộng đồng: Khác với rủi ro cá nhân, rủi ro cộng đồng là loại
rủi ro có sự tác động lớn đến nhiều người, ảnh hưởng đến cả cộng đồng
 Phân theo mức dộ xuất hiện của rủi ro
+ Rủi ro riêng rẽ: Chỉ xuất hiện một rủi ro, không kéo theo sự xuất hiện
của các loại rủi ro khác
+ Rủi ro dây chuyền: Rủi ro này xuất hiện kéo theo sự xuất hiện của
nhiều loại rủi ro khác
+ Rủi ro kết hợp: Là sự kết hợp của nhiều loại rủi ro lại với nhau.
Tóm lại, nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng là lĩnh vực kinh
tế quan trọng đối với xã hội. Thái độ không ưa thích đối với tủi ro có thể ảnh
hưởng đến vấn đề phân bổ nguồn lực có hiệu quả của nông hộ.
2.1.6 Ứng xử và quản lý rủi ro

2.1.6.1 Ứng xử đối với rủi ro
Theo từ điển tâm lý cho rằng ứng xử chỉ mọi phản ứng của con người
khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích các yếu tố bên ngoài và
tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích
thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Còn theo từ
điển Tiếng Việt (2000), ứng xử là có thái độ, hành động và lời nói thích hợp
trong việc xử sự.
Như vậy, ứng xử đối với rủi ro trong chăn nuôi lợn có thể hiểu là các
phản ứng của người chăn nuôi lợn để kích thích có định hướng nhằm thích
nghi khi hoàn cảnh chăn nuôi thay đổi do các yếu tố bên trong và ngoài gây

×