Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chính sách và việc thực hiện chính sách về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong truyền thông ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 106 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

KHAMMONH NOYVONGTHONG

CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỀ NGƠN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHAMMONH NOYVONGTHONG

CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỀ NGƠN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG TRUYỀN THƠNG Ở VIỆT NAM
Ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Quỳnh

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận
văn chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác. Nếu
phát hiện có sự gian lận, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn của mình.

Tác giả luận văn

Khammonh NOYVONGTHONG

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thu Quỳnh,
người đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn này. Tơi cũng xin gửi lời
cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ mơn Ngơn ngữ, Khoa Ngữ văn, Phịng Đào tạo
(Bộ phận Sau đại học) đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu. Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp ở
Việt Nam và Lào, bạn bè, học viên lớp Cao học Ngơn ngữ khóa 24 đã giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn


Khammonh NOYVONGTHONG

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát .............................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 4
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ...........6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng và
chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở nước ngoài ................................ 6
1.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về hoạt động truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS
và chính sách ngơn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ............................. 8
1.2. Cơ sở lí luận ..........................................................................................................12
1.2.1. Chính sách và chính sách ngôn ngữ ..................................................................12
1.2.2. Truyền thông, truyền thông đại chúng ............................................................... 16
1.2.3. Truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS và ngôn ngữ DTTS trong truyền thơng ...23
Chương 2: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VỀ NGÔN NGỮ CÁC DTTS

TRONG TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM ........................................................... 26
2.1. Khái qt chính sách về ngơn ngữ quốc gia, ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam...26
2.1.1. Thống kê các văn bản đã ban hành có liên quan đến chính sách về ngơn
ngữ quốc gia, ngơn ngữ các DTTS ở Việt Nam .......................................................... 26
2.1.2. Nhận xét về chính sách ngơn ngữ quốc gia, chính sách ngơn ngữ các DTTS
ở Việt Nam ...................................................................................................................37
2.2. Chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ...................44

iii


2.2.1. Thống kê các văn bản đã ban hành có liên quan đến chính sách về ngơn
ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ........................................................... 44
2.2.2. Nhận xét về chính sách ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng ở Việt Nam ...........49
2.3. Một số kiến nghị trong việc hoạch định các chính sách về ngơn ngữ DTTS
trong truyền thơng ở Việt Nam ....................................................................................51
2.3.1. Chính sách liên quan đến ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng ..................51
2.3.2. Chính sách trực tiếp về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ......................52
Chương 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH VỀ NGÔN NGỮ CÁC DTTS TRONG TRUYỀN THÔNG Ở
VIỆT NAM .................................................................................................................54
3.1. Vài nét tình hình triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS ở
Việt Nam ......................................................................................................................54
3.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 .......................................................................................54
3.1.2. Giai đoạn 1954 - 1975 .......................................................................................54
3.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay .................................................................................55
3.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong
truyền thông ở Việt Nam ............................................................................................. 56
3.2.1. Giai đoạn 1954 - 1975 .......................................................................................56
3.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay .................................................................................57

3.3. Tình hình truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS ở Việt Nam.........................................60
3.3.1. Tình hình thực hiện truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS ở Việt Nam ..............60
3.3.2. Tình hình tiếp cận truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS của đồng bào các
dân tộc ở Việt Nam ......................................................................................................68
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực truyền thông
bằng các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam ........................................................................75
3.4.1. Giải pháp về nội dung ........................................................................................75
3.4.2. Giải pháp hiện đại hóa hình thức .......................................................................76
3.4.3. Các giải pháp khác ............................................................................................. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQG

: Đại học Quốc gia

ĐHTN

: Đại học Thái Nguyên

DTTS

: Dân tộc thiểu số

KH&CN


: Khoa học và Công nghệ

KHXH & NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
NCKH

: Nghiên cứu Khoa học

NXB

: Nhà xuất bản

PTTH

: Phát thanh - Truyền hình

THVN

: Truyền hình Việt Nam

VOV

: The Voice of Vietnam

VTV

: Vietnam Television

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các văn bản ban hành chính sách về ngơn ngữ quốc gia ở Việt Nam ........26
Bảng 2.2. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam............28
Bảng 2.3. Các văn bản ban hành chính sách về ngơn ngữ DTTS trong truyền
thơng ở Việt Nam .......................................................................................44
Bảng 3.1. Thống kê tình hình phát thanh, truyền hình cấp trung ương bằng ngơn
ngữ DTTS ở Việt Nam ...............................................................................61
Bảng 3.2. Thống kê tình hình phát thanh, truyền hình cấp tỉnh bằng ngơn ngữ
DTTS ở Việt Nam ......................................................................................62
Bảng 3.3. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng được khảo sát ...................71
Bảng 3.4. Mức độ sử dụng các loại hình truyền thơng của các đối tượng khảo sát ....72

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, tỉ lệ dân tộc thiểu số
(DTTS) chiếm số lượng lớn trong thành phần dân tộc. Các DTTS phân bố chủ yếu ở
khu vực miền núi và trung du - nơi thượng nguồn của các dịng sơng, nơi có tiềm năng
lớn về tài ngun thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh đất nước. Để cải thiện
môi sinh, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào các DTTS, đồng thời cũng để
phát triển bền vững dân tộc và quốc gia trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay,
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thiết
thực, cụ thể đối với đồng bào các dân tộc. Một trong những giải pháp được đặc biệt chú
trọng là nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS.
Hoạt động truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS có thể giúp cho đồng bào DTTS
nói chung, đồng bào DTTS khơng biết tiếng Việt nói riêng có điều kiện tiếp cận
thơng tin để mở mang nhận thức, thay đổi hành vi theo hướng tích cực; phát triển
ngơn ngữ mẹ đẻ và ngơn ngữ phổ thơng vùng; giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần bảo

vệ sự đa sắc trong văn hóa Việt Nam. Hoạt động này cũng góp phần phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội ở vùng miền núi, biên giới; tạo tiền đề quan trọng cho công tác an
ninh, quốc phịng của đất nước; góp phần thực hiện Luật tiếp cận thông tin
(104/2016/QH13, ngày 06 tháng 4 năm 2016) và thực hiện những chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững DTTS và ngôn ngữ DTTS ở
Việt Nam.
Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở mỗi quốc gia chỉ có thể đạt
hiệu quả cao khi các nhà nước có một chính sách truyền thông bằng ngôn ngữ các
DTTS phù hợp, đặc biệt là những chính sách liên quan đến các hình thức truyền
thơng với các ngôn ngữ/ phương ngữ, chữ viết phù hợp ở từng cấp, từng địa phương,
cách thức sử dụng ngôn ngữ DTTS hiệu quả, cách thức tăng cường sức hấp dẫn, hiệu
lực của truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS...
Ở Việt Nam, hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ của một số DTTS ở các cơ
quan truyền thông quốc gia và địa phương đã được triển khai thực hiện từ lâu, nhưng
nhiều vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu chính sách và tình hình thực hiện chính

1


sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu một cách hệ thống và tồn diện.
Đây chính là những lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong luận
văn Thạc sĩ của mình là Chính sách và việc thực hiện chính sách về ngơn ngữ các
DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách và việc thực hiện chính sách về ngơn
ngữ các DTTS trong truyền thơng ở Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba phương diện:

1/ Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông từ năm 1945 đến nay.
2/ Thực trạng việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách về ngơn ngữ các
DTTS trong truyền thơng ở Việt Nam.
3/ Đề xuất và kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam.
Phạm vi khảo sát của đề tài tập trung vào ba phương diện:
1/ Khảo sát trên văn bản là các quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thơng tư... có liên
quan đến việc triển khai và hướng dẫn thực hiện chính sách về truyền thông và hoạt động
truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
2/ Khảo sát việc thực hiện và hiệu quả của chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong
truyền thơng ở Việt Nam.
3/ Khảo sát thí điểm nhu cầu, nguyện vọng, thái độ của đồng bào DTTS về việc
tiếp nhận truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc tại một địa phương cụ thể. Trong phạm vi
khảo sát của đề tài và khả năng thực hiện của học viên, luận văn lựa chọn địa bàn khảo
sát là xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Xã Kim Phượng có số dân là
3231 người1, là nơi tập trung đơng đồng bào dân tộc Tày sinh sống (hơn 90% là người
Tày) và cũng là địa phương tiếp nhận được nhiều kênh phát thanh, truyền hình bằng
ngơn ngữ DTTS của các Đài phát thanh, truyền hình cấp trung ương và địa phương.
1

Theo số liệu trong Báo cáo tổng kết của UBND xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2017

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu chính sách và chỉ ra thực trạng
của việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong hoạt

động truyền thông ở Việt Nam. Từ đó, luận văn có mục đích đề xuất những kiến nghị
về chính sách và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông
bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:
- Làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền thơng và chính sách về ngơn
ngữ các DTTS trong truyền thơng ở nước ngoài và Việt Nam, những bài học kinh
nghiệm có thể rút ra từ các chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong truyền thông ở
các nước trên thế giới.
- Làm rõ các vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động truyền thơng bằng ngơn ngữ
DTTS và chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thơng ở Việt Nam
hiện nay.
- Nghiên cứu các chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thông
ở Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng, hiệu quả của việc triển khai và thực hiện chính sách về
ngơn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thông ở Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để tổng quan, phân tích, đánh giá hiện trạng
tình hình thực hiện chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt
Nam. Luận văn sẽ vận dụng lí luận và cách tiếp cận, điều kiện thực tế để nhìn nhận
các sự kiện, các hiện tượng, các số liệu đa dạng và phong phú. Từ đó, có thể có được
những kết quả phân tích khoa học và khách quan, đề xuất những điều chỉnh phù hợp
về chính sách và phương cách tổ chức truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt
Nam hiện nay.

3



Đặc biệt, luận văn chú trọng đến việc đưa ra những đề xuất mang tính chiến
lược về chính sách chung và các giải pháp thực hiện để đảm bảo cho hoạt động
truyền thơng bằng ngơn ngữ các DTTS có hiệu quả thiết thực trong điều kiện hiện
nay của Việt Nam.
4.2. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu về thực trạng hoạt động
truyền thông và việc tiếp nhận truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS của đồng bào dân tộc
ở Việt Nam hiện nay.
4.3. Phương pháp ngôn ngữ học xã hội
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu và ý kiến chuyên gia về hoạt
động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS, chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong
truyền thơng ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lí luận
- Làm rõ các cơ sở lí luận của việc xác định giải pháp, cách thức nâng cao hiệu
quả, hiệu lực hoạt động truyền thông bằng ngơn ngữ các DTTS ở Việt Nam hiện nay.
- Góp phần hồn thiện một số chính sách liên quan đến hoạt động truyền thông
bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam hiện nay.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS trên cả nước và ở các
địa phương có đồng bào DTTS ở Việt Nam sinh sống bởi luận văn đề xuất được một
cách khoa học những giải pháp tăng cường hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng ngôn
ngữ các DTTS ở Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo về vấn đề truyền thông bằng
ngôn ngữ DTTS cho các quốc gia có cảnh huống ngơn ngữ tương tự Việt Nam.
- Luận văn cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những người nghiên cứu về DTTS,
ngôn ngữ DTTS, những người thực hiện truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS, giảng
viên, sinh viên đại học chuyên ngành Ngữ văn, Ngôn ngữ học, Dân tộc học và những

người quan tâm.

4


6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, gồm có
3 chương sau đây:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
- Chương 2: Nghiên cứu chính sách về ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng
ở Việt Nam
- Chương 3: Nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện chính sách về ngơn ngữ
các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thơng và
chính sách ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng ở nước ngồi
Truyền thơng DTTS nói chung và truyền thơng bằng ngơn ngữ các DTTS nói
riêng đã được đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới. Điều đó cho
thấy hoạt động truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS đã trở thành vấn đề nghiên cứu
được quan tâm trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, hoạt động này phát triển rất khác
nhau ở các quốc gia trên thế giới.
Năm 1923, đài BBC (British Broadcasting Corporation) của Anh bắt đầu phát
một số chương trình bằng tiếng Wales; năm 1934 đài phát thanh NRK (Norsk
Riksringkasting) của Nauy phát một số chương trình bằng ngơn ngữ DTTS cho người

Sami, nhóm cư dân DTTS sống ở khu vực miền Bắc Nauy. Những chương trình phát
thanh tương tự dành cho cộng đồng người Sami cũng được phát ở Thụy Điển và Phần
Lan vào năm 1948.
Vào những năm cuối thập niên 1980, 1990, truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở
các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Nauy, Thụy Điển, Bỉ, Thụy Sĩ phát triển nhanh
chóng. Ở Đức, các thành phố lớn như Munich, Stuttgart đều có các khung giờ phát sóng
bằng ngơn ngữ DTTS. Năm 1998, truyền thơng Pháp ghi nhận có khoảng 265 giờ truyền
hình bằng sáu ngơn ngữ DTTS được phát trong năm. Ở Tây Ban Nha, sau năm 1975, các
địa phương giành được quyền tự chủ nhiều hơn và đó là cơ hội cho các đài phát thanh
địa phương phát sóng các chương trình bằng ngơn ngữ DTTS. Các chương trình cho
cộng đồng Catalan và Basque xuất hiện trên truyền thanh vào năm 1977 và truyền hình
vào năm 1983...
Truyền thơng DTTS phát triển rất nhanh ở Úc với đủ các loại hình: báo in,
truyền thanh, truyền hình, phim, video, truyền thông đa phương tiện và truyền thông
trực tuyến. Nhưng trong tất cả các loại hình đó, truyền thanh bằng ngơn ngữ DTTS
thành cơng nhất . Lí do các chương trình truyền thanh bằng ngôn ngữ DTTS thành

6


công ở Úc là các cộng đồng DTTS thường sống ở khu vực xa xôi, hẻo lánh, điều kiện
tiếp cận với báo in khó khăn. Đây cũng là một bài học hay cho Việt Nam khi lựa chọn
phát triển mạnh loại hình truyền thơng phù hợp cho từng nhóm DTTS ở từng khu
vực, địa phương cụ thể.
Hiện nay, ở Trung Quốc, hệ thống truyền thông nhiều loại ngôn ngữ, nhiều cấp
độ, nhiều tần số đã được hình thành. Truyền thanh bằng năm thứ tiếng dân tộc là
tiếng Mông Cổ, tiếng Tạng, tiếng Duy Ngô Nhĩ, tiếng dân tộc Ka-giắc-stan, tiếng
Triều Tiên đã phủ sóng gần một nửa diện tích Trung Quốc. Một số ngơn ngữ thuộc về
nhóm các DTTS chỉ cịn số lượng người sử dụng rất ít ỏi cũng đã được sử dụng trong
các chương trình phát thanh như tiếng Choang, tiếng Di, tiếng Thái, tiếng Khang Ba...

Lào cũng là đất nước đa ngôn ngữ, đa dân tộc và là đất nước có diện tích nhỏ,
với số dân trên 6 triệu người. Đất nước Lào có 49 dân tộc, dân tộc chính là dân tộc
Lào có số dân nhiều nhất chiếm 54,6% và còn lại là 48 DTTS. Hầu hết các DTTS đều
có tiếng mẹ đẻ của riêng dân tộc mình và duy trì được tiếng nói và phong tục tập
quán tốt đẹp đặc trưng của mỗi dân tộc.
Trong quá trình giữ và xây dựng đất nước từ cách mạng 1975 đến nay, Đảng và
Nhà nước Lào luôn quan tâm đặc biệt đến truyền thông, truyền thông dân tộc, vì
truyền thơng là cơng cụ sắc bén đóng vai trị quan trọng trong thời đại cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay và sự phát triển của đất nước, đời sống về vật chất và tinh
thần của nhân dân các dân tộc trên đất nước Lào.
Lào chưa có chính sách riêng về truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS, nhưng vẫn
có nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngồi ln quan tâm đến ngơn ngữ văn
hóa của các bộ tộc như: năm 2017 có tác giả ຄຳພຳ ອຳໄພທິບ đã nghiên cứu về “Sự thay
đổi của ngôn ngữ dân tộc Yang” (ກຳນປ່ ຽນແປງຂອງພຳສຳຢັ້ ງ), năm 2018 có nhiều tác giả
ທອງໃບ-ທນຍຳລກ-ບ່ ແກັ້ ວ nghiên cứu về đề tài “Ngôn ngữ và dân tộc Khơ mú ở tỉnh

Luangnamtha” (ກຳນວິໄຈພຳສຳ ແລະ ຊົນເຜົ່ຳກຶມມຸ ແຂວງຫຼວງນັ້ ຳທຳ), “Nghiên cứu tiếng Phu Nọi
ở Lào” (ກຳນວິໄຈພຳສຳພູ ນັ້ ອຍໃນ ສປປ ລຳວ).
Hiện nay, đất nước Lào có 63 đài phát thanh trong đó có 11 đài trung ương, 19
đài tỉnh và 33 đài huyện; phát sóng tới 90% diện tích của cả nước để tuyên truyền chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Lào. Các chương trình được

7


phát qua sóng radio với hơn 700 tiếng/ngày bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trong đó
có 2 thứ tiếng DTTS là tiếng Mơng va tiếng Khơ mú.
Có thể thấy, các tác giả nước ngồi khi nghiên cứu về ngơn ngữ các DTTS trong
truyền thơng và chính sách về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS đã
thống nhất ở một số điểm như:

(1) Bối cảnh chính trị và quan điểm chính sách của chính phủ cầm quyền có ảnh
hưởng rất lớn đối với hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS.
(2) Để những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS đạt hiệu quả cao thì
việc giữ gìn bản sắc văn hóa và mở rộng thêm “khơng gian cơng” cho người DTTS
cần phải được đề cao.
(3) Khi nhìn nhận và đánh giá những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
DTTS cần đặt nó trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
Internet và cơng nghệ kĩ thuật số.
(4) Cần có những chính sách và giải pháp phù hợp để có thể phát huy những
điểm tích cực mà hoạt động truyền thơng mang lại cho cộng đồng DTTS; đồng thời
giảm thiểu những tác động tiêu cực, đặc biệt là trong trường hợp các ngôn ngữ DTTS
có nguy cơ mai một.
Đây là những kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để nghiên cứu và đề xuất các chính
sách nhằm phát triển hoạt động truyền thơng bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
1.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS
và chính sách ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng ở Việt Nam
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động truyền thông bằng ngôn
ngữ DTTS và chính sách ngơn ngữ các DTTS trong truyền thơng ở Việt Nam.
Nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Hồ Anh Dũng trong bài
viết Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng DTTS (in trong cuốn Các DTTS Việt
Nam thế kỉ XX) đã cho thấy sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường
đầu tư cho cơng tác thơng tin truyền thơng của Đài Truyền hình Việt Nam đối với
vùng DTTS trong tình hình mới [53].
Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các
DTTS của Ủy ban Dân tộc (2006) [77], cũng đã đề cập đến khá nhiều vấn đề liên
8


quan đến hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS và việc triển khai, thực
hiện các chính sách về truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS.

Tác giả Nguyễn Văn Khang, trong bài viết “Một số vấn đề về đời sống tiếng
Chăm ở Việt Nam hiện nay” (2011), đã đề cập đến hoạt động truyền thông bằng tiếng
Chăm ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc
là chủ trương nhận được sự thống nhất cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam và chủ
trương này cũng được bà con người Chăm rất ủng hộ và vui mừng đón nhận [33].
Tác giả Nguyễn Hữu Hồnh trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các DTTS ở Việt
Nam (Những vấn đề chung), (2013) cũng cho rằng: Cần xác định thứ tự ưu tiên khi
đưa những ngôn ngữ, chữ viết của DTTS vào các phương tiện thông tin đại chúng,
cũng như trong giảng dạy tại nhà trường [27].
Trong bài viết Sử dụng ngôn ngữ chữ viết các DTTS trên sóng Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lai Châu hiện nay: thực trạng và kiến nghị (2014), sau khi phân tích
tình hình sử dụng ngơn ngữ chữ viết dân tộc trên sóng Phát thanh - Truyền hình, tác
giả Thúy Ngoạn đã đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả ngơn ngữ chữ
viết dân tộc trên sóng phát thanh - truyền hình ở Lai Châu [51].
Cùng với các cơng trình nghiên cứu được xuất bản, cịn có những đề tài nghiên
cứu khoa học, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã bước đầu nghiên cứu về hoạt động
truyền thơng nói chung và hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS tại một số
địa phương cụ thể. Luận văn thạc sĩ Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV 1 - Đài
Truyền hình Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân An (2001) [1], đã khảo sát chương
trình về đề tài dân tộc miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam trong 3 năm 1999 2001. Năm 2007, tác giả Trần Bảo Khánh [36], đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
với đề tài Đặc điểm cơng chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luận văn
thạc sĩ Chương trình truyền hình tiếng Mơng của Đài Phát thanh Truyền hình Bắc
Kạn của tác giả Nguyễn Đức Thành (2014) [60], đã nêu khái quát quá trình hình
thành, phát triển của chương trình truyền hình tiếng Mơng ở đài phát thanh truyền
hình tại một địa phương cụ thể. Năm 2014, Hà Thị Tuyết Nga [49], đã bảo vệ thành
công luận án Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc Việt

9


Nam. Hà Thị Ngần (2015) [50], đi sâu tìm hiểu một chương trình truyền hình cụ thể

dành cho đồng bào DTTS của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Bắc Kạn trong đề tài
luận văn thạc sĩ Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài
Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ của Đinh
Thị Hà Giang (2018), Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên [23]. Luận văn đã chỉ ra được thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong
truyền thông trên địa bàn tỉnh, từ đó phân tích những thành cơng, hạn chế của việc sử
dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông và đề xuất những cách thức lựa chọn sử
dụng tiếng Tày - Nùng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng tiếng Tày
- Nùng trên địa bàn tỉnh. Luận văn cũng đề xuất xây dựng, triển khai một số chính
sách nhằm khuyến khích phát triển truyền thơng bằng tiếng Tày - Nùng như chính
sách về việc lựa chọn ngơn ngữ/ phương ngữ; chính sách về việc lựa chọn loại hình,
cấp truyền thơng; chính sách về nội dung truyền thơng; chính sách về khoa học, cơng
nghệ và sự hiện đại hóa truyền thơng; chính sách về nhân lực làm truyền thơng; chính
sách về kinh tế, tài chính, huy động các phương tiện và nguồn lực cho hoạt động
truyền thơng…
Một số khóa luận có đề tài liên quan đến hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
DTTS đã được sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn Hà Nội thực hiện như: Các ấn phẩm báo chí của thơng tấn xã Việt Nam phục vụ
đồng bào DTTS và miền núi thời kì đổi mới (Trương Văn Quân), Vấn đề chỉ dẫn - tư
vấn khoa học kĩ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam (Bùi Thị
Hồng Vân), Thơng tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc
(Hồng Chung Thảo)...
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ
chức xoay quanh những vấn đề này như: Hội thảo Đóng góp của Khoa học Xã hội
Nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội, Hội thảo Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam
và Đài Loan, Hội thảo Phối hợp sản xuất chương trình tiếng dân tộc do Ban Truyền
hình Tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ các hoạt
động của Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 33 (ngày 19/12/2013) với sự tham
gia của 41 Đài phát thanh truyền hình có chương trình tiếng DTTS.


10


Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho phép triển khai thực hiện đề tài
KH&CN cấp Nhà nước Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS của Việt Nam,
mã số ĐTĐLXH 02/18 do PGS.TS Đào Thủy Nguyên làm chủ nhiệm. Trong khuôn
khổ của đề tài, 2 hội thảo khoa học đã được tổ chức ở Miền Trung - Tây Nguyên và
Nam Bộ. Một số bài viết đáng chú ý của các tác giả trong hai hội thảo này liên quan
đến chính sách và việc thực hiện các chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền
thông ở Việt Nam là: Những khó khăn, thách thức của phát thanh, truyền hình bằng
ngơn ngữ DTTS ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Nguyễn Thị Nhung), Một số
vấn đề đặt ra trong phát thanh, truyền hình bằng ngơn ngữ các DTTS ở miền Trung Tây Nguyên (Tạ Văn Thông), Phát thanh, truyền hình với vai trị bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam (Tạ Văn Thông), Hoạt động phát thanh, truyền
hình bằng ngơn ngữ Cơ Ho ở Lâm Đồng (Đào Thủy Nguyên), Về hoạt động truyền
thông bằng tiếng Gia Rai ở tỉnh Gia Lai hiện nay (Đồn Văn Phúc), Vấn đề phương
ngữ Khmer ở Sóc Trăng trong hoạt động truyền thông (Danh Mến - Nguyễn Thị
The), Một số vấn đề về truyền thông bằng tiếng Khmer ở Đài Phát thanh - Truyền
hình Hậu Giang và các Đài trong khu vực (Giang Thị Thu Hà)...
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trị, tác dụng quan trọng
của hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
của các vùng DTTS, đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo tính đa dạng văn hóa của
Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hoạt động truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS
giúp thực thi quyền bình đẳng trên mọi phương diện của các cộng đồng DTTS, trong
đó có quyền tiếp cận thông tin, quyền bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình.
Các bài viết cũng đã khẳng định những thành tựu cơ bản mà hoạt động truyền thông
bằng ngôn ngữ DTTS đã đạt được trong những năm gần đây. Đồng thời, chỉ ra những
tồn tại, bất cập trong khi thực thi hoạt động này về việc lựa chọn ngôn ngữ truyền
thông, cách thức xây dựng nội dung truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS, lựa chọn và
áp dụng các loại hình truyền thơng. Nhiều hình thức truyền thơng hiệu quả như tuyên
truyền miệng, tranh cổ động, pa nô, áp phích, tranh ảnh, tờ rơi, hội thảo, tập huấn…

chưa đến được với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay, các loại hình truyền thơng bằng ngơn ngữ DTTS cần đa dạng

11


hóa hơn nữa, đẩy mạnh truyền thơng trực tuyến, truyền thông đa phương tiện, ứng
dụng nhiều hơn các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào truyền thông.
Dường như ở vấn đề này, hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS chưa phát
huy được hiệu quả. Thực tiễn trên đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết liên
quan đến chính sách và những giải pháp về ngôn ngữ DTTS trong truyền thông để
hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS phát triển và phát huy hiệu quả trong
thời gian tới.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Chính sách và chính sách ngơn ngữ
1.2.1.1. Chính sách
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:“chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra” [86, tr.163]. Từ điển Bách khoa Việt Nam xem chính sách là một
thuật ngữ thuộc chuyên ngành chính trị, như là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện
đường lối, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định và trên những lĩnh vực cụ thể nào
đó [87]. Wikipedia định nghĩa: “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động
về phương diện nào đó của chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn
đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự
phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường” [90].
Theo Nguyễn Văn Khang, ở Việt Nam, liên quan đến khái niệm chính sách cịn
có các khái niệm chủ trương, đường lối. Chủ trương là những điều quyết định về
phương hướng hoạt động. Đường lối là phương hướng có tính chỉ đạo lâu dài trong
hoạt động (thường là của một quốc gia, một tổ chức chính trị lớn). Đối với Việt Nam,
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là cơ quan lãnh đạo tối cao nên

chính sách ở Việt Nam là do Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định.
1.2.1.2. Chính sách ngơn ngữ
a. Khái niệm chính sách ngơn ngữ
Thuật ngữ chính sách ngôn ngữ (Language policy) được J. A. Fishman đưa ra
vào năm 1970. Cho đến nay ở Việt Nam cũng đã có khơng ít định nghĩa về chính
sách ngơn ngữ. Nguyễn Như Ý định nghĩa: “Chính sách ngơn ngữ là hệ thống các

12


quan điểm chính trị của một nhà nước, một giai cấp, một đảng phái về các vấn đề
ngôn ngữ và hệ thống các biện pháp do nhà nước, giai cấp, đảng phái đó tiến hành
nhằm tác động lên sự hành chức và sự biến đổi của các ngôn ngữ và các hình thức tồn
tại ngơn ngữ theo những mục đích chính trị nhất định” [89]. Theo Nguyễn Thiện Giáp
“chính sách ngôn ngữ được hiểu là sự xác định những lựa chọn cơ bản về mối quan hệ
giữa các ngôn ngữ với xã hội.” [24, tr.105]. Chính sách ngơn ngữ là một bộ phận của
chính sách dân tộc của một quốc gia, một giai cấp, một đảng phái nào đó.
Nguyễn Văn Khang [35] cho rằng, chính sách ngơn ngữ là một thuật ngữ chính
trị bao gồm các yếu tố:
- Nội dung của chính sách: những chuẩn tắc cụ thể và các biện pháp/ kế hoạch
để thực hiện các chuẩn tắc đó.
- Phạm vi của chính sách: theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Cơ sở của chính sách: chính sách gắn với thực tiễn và trong mối quan hệ với
các chính sách khác.
- Thời gian và khơng gian của chính sách: có tính giai đoạn và gắn với các hồn
cảnh cụ thể.
- Chủ thể đưa ra chính sách: Nhà nước (trung ương, chính quyền địa phương và
các đảng phái chính trị) là những chủ thể đưa ra chính sách.
Ơng phân tích thêm chính sách ngơn ngữ cần phải được xây dựng trên cơ sở của
khái niệm chính sách: phải nằm trong mối quan tương quan chung với chính sách về

các vấn đề khác của cộng đồng như kinh tế, giáo dục, dân tộc…; phải được xây dựng
trên thực tế của đời sống ngôn ngữ ở một giai đoạn nhất định; nội dung của chính
sách ngơn ngữ do hai bộ phận hợp thành là chủ trương chính trị về ngơn ngữ và sự
thực thi chủ trương đó; do nhà nước hoặc tổ chức chính trị đưa ra; phạm vi ở cấp địa
phương, cấp trung ương hoặc một tổ chức liên minh xuyên quốc gia.
Tác giả Nguyễn Văn Lợi [27] cho rằng, trong các quốc gia đa dân tộc, đa ngơn
ngữ, chính sách ngơn ngữ thường tập trung vào giải quyết 3 lĩnh vực chính là:
- Lựa chọn ngơn ngữ: xác định, phân cơng chức năng xã hội các ngôn ngữ.
- Bảo tồn, giữ gìn ngơn ngữ: phát triển chức năng xã hội của các ngơn ngữ, bảo
vệ đa dạng ngơn ngữ, văn hóa.

13


- Phát triển song ngữ
Gần đây, do những biến động phức tạp xảy ra trong các quan hệ giữa các dân
tộc của nhiều khu vực trên thế giới, các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ cũng bắt
đầu quan tâm tới một số lĩnh vực khác trong chính sách ngôn ngữ như: xung đột ngôn
ngữ, ngôn ngữ xuyên biên giới, xây dựng luật ngôn ngữ…
b. Cơ sở ra đời của chính sách ngơn ngữ
* Cơ sở xã hội
Đối với một dân tộc, một quốc gia, ngôn ngữ là tiêu chí và là biểu tượng cho
chủ quyền dân tộc, bản sắc văn hóa, lịng tự tơn và sự cố kết cộng đồng. Ngôn ngữ
cũng là công cụ điều hành mọi hoạt động và phát triển của xã hội. Ngôn ngữ có vai
trị quan trọng trong đời sống của con người, của cộng đồng xã hội và rộng hơn là của
dân tộc, quốc gia, khu vực cũng như thế giới. Ngôn ngữ là biểu hiện của sự tiến hóa
của con người, giúp con người thốt khỏi thế giới của lồi vật. Với tư cách là phương
tiện giao tiếp và phương tiện tư duy, ngôn ngữ là chất keo để gắn kết xã hội, giúp cho
xã hội phát triển. Đối với một dân tộc, một quốc gia, ngôn ngữ gắn với ý thức về độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Ngôn ngữ gắn liền với sự hưng thịnh của một

quốc gia với tư cách là một công cụ để điều hành xã hội. Đây cũng là lí do giải thích
vì sao quốc gia nào cũng quan tâm tới việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ chung và mối
quan hệ của ngơn ngữ quốc gia với các ngơn ngữ cịn lại trong lãnh thổ. Chính sách
về ngơn ngữ có quan hệ với hàng loạt các vấn đề khác như dân tộc, tơn giáo, văn hóa,
truyền thơng, giáo dục, an ninh quốc phịng, quan hệ xun biên giới…
* Cơ sở ngơn ngữ học
Chính sách ngơn ngữ của mỗi nước đều được xây dựng trên một nền tảng lí
thuyết quan trọng của ngơn ngữ học xã hội là sự lựa chọn ngôn ngữ. Sự lựa chọn
ngôn ngữ với tư cách là cơ sở khoa học của chính sách ngơn ngữ chính là dựa vào vị
thế, chức năng của ngôn ngữ. Theo Nguyễn Văn Khang [35], sự lựa chọn ngôn ngữ
bao gồm một số nội dung chính sau: (1). Đó là sự lựa chọn của những sự lựa chọn
trong khi cịn có thể có những sự lựa chọn khác; (2). Sự lựa chọn này phụ thuộc vào
mục đích giao tiếp nên nó có thể diễn ra ở cộng đồng hoặc ở cá nhân. Tùy theo chủ
thể lựa chọn và mục đích giao tiếp mà có sự lựa chọn khác nhau. Sự lựa chọn với tư
cách là cơ sở khoa học để xây dựng chính sách ngôn ngữ gồm: sự lựa chọn ngôn ngữ

14


vào các vị thế và chức năng khác nhau (chức năng ngơn ngữ quốc gia, chức năng
ngơn ngữ chính thức, chức năng ngôn ngữ dân tộc…). Trong một ngôn ngữ có thể có
nhiều sự lựa chọn như lựa chọn các biến thể cho các lĩnh vực giao tiếp/ miền giao tiếp
(ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách…)
c. Các mô hình chính sách ngơn ngữ
Trong các quốc gia đa dân tộc, chính sách ngơn ngữ thường là một bộ phận
quan trọng của chính sách dân tộc. Việc giải quyết các vấn đề dân tộc có sự chi phối
rất lớn của chính sách ngơn ngữ.
Xem xét chính sách ngơn ngữ trong mối quan hệ với cảnh huống ngôn ngữ,
V. Ju Mikhalchenko phân biệt hai mơ hình chính sách ngơn ngữ khác nhau: mơ hình
chính sách ngơn ngữ hài hịa và mơ hình chính sách ngơn ngữ khơng hài hịa (dẫn

theo Nguyễn Hữu Hồnh [27]). Mơ hình chính sách ngơn ngữ hài hịa là mơ hình
chính sách ngơn ngữ phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và những khả năng biến đổi
thực tế của nó. Mơ hình chính sách ngơn ngữ khơng hài hịa là mơ hình chính sách
ngơn ngữ thường được thực hiện không dựa trên cơ sở cảnh huống ngôn ngữ và
những tiềm năng biến đổi của cảnh huống ấy. Chính sách ngơn ngữ này có thể dẫn
đến sự thay thế một ngôn ngữ này bằng một ngôn ngữ khác. Điều này có thể gây ra
những xung đột ngơn ngữ hoặc xung đột sắc tộc.
Ngồi ra, chính sách ngơn ngữ cũng có thể được phân loại thành hai mơ hình:
chính sách ngơn ngữ dân tộc theo hướng nhất thể hóa và chính sách ngơn ngữ dân tộc
theo hướng biệt lập hóa. Hướng nhất thể hóa giải quyết các vấn đề dân tộc và ngơn
ngữ bằng con đường đồng hóa, tức là xóa bỏ đi sự khác biệt giữa các dân tộc và ngôn
ngữ của các dân tộc. Hướng biệt lập hóa lại giải quyết các vấn đề dân tộc và ngôn
ngữ bằng con đường loại trừ hoặc giảm đến mức tối thiểu sự cùng tồn tại, sự tiếp xúc
giữa các dân tộc: mỗi dân tộc sống ở một khu vực riêng, trẻ em các dân tộc khác nhau
không được học chung một trường.
Theo Nguyễn Văn Khang [35], khơng có một chính sách giống nhau giữa các
quốc gia, ngay cả ở các quốc gia có nền chính trị giống nhau, nên mỗi quốc gia đều
có những chính sách ngơn ngữ riêng. Tuy nhiên, do chính sách ngơn ngữ vẫn được
xây dựng từ những tiền đề lí thuyết chung như cảnh huống ngơn ngữ, điều kiện chính
trị, xã hội… nên vẫn có thể quy chính sách ngơn ngữ về một số mơ hình như:
15


(1). Chính sách đồng hóa ngơn ngữ (chính sách đơn ngun về ngơn ngữ): Nội
dung của chính sách này hướng những người sử dụng ngôn ngữ yếu chuyển sang
ngôn ngữ đa số.
(2). Chính sách thừa nhận địa vị khác nhau của các ngơn ngữ: Chính sách này
cho phép cùng tồn tại các nhóm ngơn ngữ theo các địa vị khác nhau. Theo đó, chính
sách này bảo vệ những ngơn ngữ yếu, thừa nhận sự tồn tại của các ngôn ngữ bằng
cách cấp các địa vị khác nhau cho các ngôn ngữ trong một quốc gia như ngôn ngữ

quốc gia, ngôn ngữ chính thức, ngơn ngữ dân tộc.
(3). Chính sách ngơn ngữ khơng can thiệp: Chính sách này để cho ngơn ngữ tự phát
triển, không can thiệp vào đời sống của mỗi ngơn ngữ cũng như giữa các ngơn ngữ.
(4). Chính sách bình ổn ngơn ngữ quốc gia: Chính sách này nhằm tơn vinh địa
vị của ngơn ngữ quốc gia.
(5). Chính sách ngơn ngữ khu vực: Chính sách này thừa nhận quyền lãnh thổ
của mọi ngôn ngữ thành viên trong cộng đồng, bao gồm sự phân biệt về lãnh thổ và
không phân biệt về lãnh thổ.
(6). Chính sách quốc tế hóa ngơn ngữ: Chính sách này lựa chọn một ngơn ngữ
thơng dụng mang tính quốc tế làm ngơn ngữ được sử dụng trong phạm vi khu vực,
châu lục hoặc liên minh các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, trong những thập niên gần đây, khi tình hình thế giới có nhiều biến
động, cùng với sự phát triển của thời kì cơng nghệ số 4.0 và hội nhập toàn cầu nên đã
xuất hiện thêm mơ hình chính sách mới thời kì tồn cầu hóa. Một số vấn đề về ngơn
ngữ và chính sách ngôn ngữ được đặt ra là: chủ trương đa nguyên trong ngơn ngữ,
dân chủ hóa ngơn ngữ, sự hội tụ về ngôn ngữ và sự phân biệt đối xử về ngôn ngữ.
1.2.2. Truyền thông, truyền thông đại chúng
1.2.2.1. Truyền thông
a. Khái niệm truyền thông
Truyền thông (communication) là nhu cầu tất yếu đồng thời cũng là động lực
của sự phát triển xã hội loài người. Từ điển Tiếng Việt , định nghĩa:“Truyền thông là
truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng, được thực hiện theo tập hợp các quy tắc
quản lí việc truyền dữ liệu và sự phối hợp trao đổi” [86, tr.1053]. Theo Phạm Thanh
Hưng, “Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người với

16


người, nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội.” [31, tr. 224].
Theo Bùi Quang Thắng, truyền thông được hiểu là sự truyền đạt, thông tin, liên lạc

hay giao tiếp [61]. Dương Xuân Sơn cho rằng: “Truyền thơng là một q trình liên
tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau
để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [56, tr.13].
Như vậy, có thể thấy, trong các định nghĩa kể trên, truyền thơng đã được chú ý ở
các khía cạnh sau: (1). Truyền thơng là một q trình, được diễn ra trong một khoảng
thời gian nhất định. Quá trình này mang tính liên tục vì nó khơng thể kết thúc ngay
sau khi truyền tải nội dung mà nó cịn tiếp diễn sau đó trong sự trao đổi, chia sẻ…;
(2). Truyền thơng có sự tác động xã hội rộng rãi, dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau. Đây
là yếu tố cực kì quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông; (3).
Truyền thông đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của con người.
b. Các yếu tố trong q trình truyền thơng
Hoạt động truyền thơng có sự tham gia của nhiều yếu tố như: Nguồn hoặc Người
gửi/ cung cấp, Thông điệp, Mạch truyền/ Kênh, Người tiếp nhận/ nơi tiếp nhận.
Nguồn (source): là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thơng. Yếu tố khởi
xướng có thể là một người, một nhóm người, một tổ chức thực hiện truyền thông như
cơ quan đài phát thanh, truyền hình, thơng tấn, báo chí…
Thơng điệp (message): có thể bằng tín hiệu, kí hiệu, mã số, bằng mực trên giấy,
sóng trên khơng trung hoặc bất kì kí hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và trình
bày ra một cách có ý nghĩa.
Mạch truyền/ Kênh (channel): giúp con người nhận biết được thông điệp bằng
các giác quan. Con người có thể nhìn thấy được thơng điệp qua các thể loại in hay
hình ảnh trực quan; nghe/nhìn thấy được qua các phương tiện phát thanh, truyền hình
và những phương tiện nghe nhìn khác.
Người tiếp nhận (receiver): là một trong những nhân tố quan trọng của q trình
truyền thơng. Người làm công tác truyền thông luôn đặt ra câu hỏi về việc người tiếp
nhận có chấp nhận được suy nghĩ, hành động và thực hiện có kết quả như mong
muốn của người cung cấp, khởi xướng không? Nếu đạt được các câu trả lời theo
hướng tích cực có nghĩa là truyền thơng có hiệu quả.

17



×