Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần lưỡng cực tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 93 trang )

i
..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

NGUYỄN THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG
BÁN PHẦN LƢỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

NGUYỄN THANH HẢI



ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG
BÁN PHẦN LƢỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: CK 62 72 07 50

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN CHIẾN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, 2016
Học viên

Nguyễn Thanh Hải


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Y - Dƣợc Đại học Thái Nguyên.
- Lãnh đạo Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên

- Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên.
- Tập thể y, bác sỹ khoa Chấn thƣơng chỉnh hình, Khoa Gây mê hồi sức
Bệnh viện trung ƣơng Thái Ngun.
Đã ln nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
học tập, cơng tác và hồn thành luận văn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới đến TS. Trần Chiến - ngƣời thầy
đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, góp ý, sửa chữa giúp tơi hồn thành bản luận
văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cơ trong hội
đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Cảm ơn các
đồng nghiệp, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Với tình cảm thân thƣơng nhất, tôi xin dành cho những ngƣời thƣơng
yêu trong tồn thể gia đình, nơi đã tạo điều kiện tốt nhất, là điểm tựa, nguồn
động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình
học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Thái Nguyên, 2016
Học viên

Nguyễn Thanh Hải


iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHBP

: Khớp háng bán phần


BVTWTN

: Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên

BN

: Bệnh nhân

CTCH

: Chấn thƣơng chỉnh hình

XQ

: X- quang

CXK

: Cơ xƣơng khớp

KL

: Kim loại


iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

............................................................................................................................................................................................................................


1

1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý khớp háng ................................................................................................................ 3
1.2. Một số gãy đầu trên xƣơng đùi thƣờng gặp

.....................................................................................................

1.3. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng bán phần

.........................................................................

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

.........................................

12
16
28

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................................................................................................ 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................................................................................... 29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

.....................................................................................................................................................................

2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin

.............................................................................................................................................


29
32

2.5. Xử lý số liệu................................................................................................................................................................................................................. 38
2.6. Đạo đức nghiên cứu

......................................................................................................................................................................................

38

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................................... 39
3.1. Đặc điểm bệnh nhân ..................................................................................................................................................................................... 39
3.2. Kết quả phẫu thuật ........................................................................................................................................................................................... 41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ................................................................................................... 48
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ........................................................................................................................................................................................ 53
4.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu ............................................................................................................................ 53
4.2. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phẫn lƣỡng cực ........................................................ 56
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
KẾT LUẬN

..................................................................................................

66

..................................................................................................................................................................................................................................

69

1. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần theo Harris ........................................................... 69
2. Các yếu tố liên quan đến kết quả thay khớp háng bán phần .................................................... 69

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.........................................................................................................................................................................................

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................................................................................
DANH SÁCH BỆNH NHÂN ...............................................................................................................................................................................


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi ......................................... 39
Bảng 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới và nghề nghiệp ................................. 39
Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo loại khớp và thời gian từ khi
gãy xƣơng đến khi thay khớp

.............................................................................................................................

40

Bảng 3.4. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo loại khớp và gãy cổ xƣơng đùi ......... 40
Bảng 3.5. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu loại khớp với tình trạng đƣợc điều trị
trƣớc khi vào viện ..................................................................................................................................................................... 41
Bảng 3.6. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu số lƣợng máu truyền với loại khớp háng 41
Bảng 3.7. Phân bố biến chứng sau mổ thay khớp háng ............................................................................ 42
Bảng 3.8. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu thời gian phẫu thuật trung bình với
loại khớp háng ................................................................................................................................................................................. 42
Bảng 3.9. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu thời gian nằm viện với loại khớp háng ...... 43
Bảng 3.10. Kết quả chung khám lại sau 6 tháng theo Harris

Bảng 3.11. Kết quả thay khớp bán phần với giới tính

.........................................................

43

................................................................................

44

Bảng 3.12. Kết quả thay khớp bán phần với nhóm tuổi

..........................................................................

44

Bảng 3.13. Kết quả thay khớp bán phần với nghề nghiệp ..................................................................... 45
Bảng 3.14. Kết quả thay khớp bán phần với loại gãy

..................................................................................

45

Bảng 3.15. Kết quả thay khớp bán phần với tình trạng đƣợc điều trị trƣớc vào viện .............. 46
Bảng 3.16. Kết quả thay khớp bán phần với chỉ số BMI ......................................................................... 46
Bảng 3.17. Kết quả thay khớp bán phần với nguyên nhân chấn thƣơng
Bảng 3.18. Kết quả thay khớp bán phần với loại khớp

..................


47

.............................................................................

47

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với giới tính......... 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với nhóm tuổi. .......... 48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với nghề nghiệp .. 49
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với loại gãy ...... 49


vi
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với tình
trạng đƣợc điều trị trƣớc khi vào viện ................................................................................................ 50
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với tình
trạng bệnh tăng huyết áp............................................................................................................................................. 50
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với chỉ số
BMI...................................................................................................................................................................................................................... 51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với mức độ
đau của bệnh nhân lúc vào viện

.....................................................................................................................

51

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kết quả thay khớp háng bán phần với nguyên
nhân ..................................................................................................................................................................................................................... 52
Bảng 4.1. So sánh với một số tác giả khác


.......................................................................................................................

57


vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các thành phần của khớp háng ............................................................................................................................. 3
Hình 1.2. Hình thể giải phẫu xƣơng đùi .................................................................................................................................. 5
Hình 1.3. Các bè xƣơng ở đầu trên xƣơng đùi .............................................................................................................. 6
Hình 1.4. Mạch máu ni dƣỡng cho cổ, chỏm xƣơng đùi

................................................................

8

Hình 1.5. Hệ thống dây chằng của khớp háng............................................................................................................... 9
Hình 1.6. Phân loại gẫy của AO ........................................................................................................................................................... 12
Hình 1.7. Phân loại gãy cổ xƣơng đùi theo Pauwels ..................................................................................... 14
Hình 1.8. Phân loại gãy cổ xƣơng đùi theo Garden

........................................................................................

15

Hình 1.9. Các lực tác động lên khớp háng ........................................................................................................................ 16
Hình 1.11. Hình minh họa khớp háng bán phần

..................................................................................................


20

Hình 1.12. Hình minh họa khớp háng bán phần .................................................................................................... 20
Hình 2.1. Minh họa tƣ thế bệnh nhân......................................................................................................................................... 34
Hình 2.2. Đƣờng rạch da .................................................................................................................................................................................. 35
Hình 2.3. Đánh trật chỏm xƣơng đùi ra khỏi ổ cối

.........................................................................................

35


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy cổ xƣơng đùi và gãy đầu trên xƣơng đùi ở ngƣời cao tuổi hiện nay
ngày càng phổ biến, do tuổi thọ cao lên cùng với đó là tỷ lệ ngƣời bị loãng
xƣơng cao [theo 1]. Tỷ lệ gãy vùng đầu trên xƣơng đùi là 80/100.000 dân và
dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng do tuổi thọ tăng cao [54]. Trƣớc kia các phƣơng
pháp điều trị loại tổn thƣơng này ở ngƣời cao tuổi đều không mang lại kết quả
khả quan, ngƣời bệnh thƣờng tử vong do bội nhiễm vì phải nằm tại chỗ kéo
dài [1]. Phẫu thuật thay khớp háng là một thành công lớn của nền y học nói
chung và chun ngành chấn thƣơng chỉnh hình nói riêng, nó mang lại cuộc
sống cho hàng trăm nghìn ngƣời mỗi năm trên toàn thế giới. Sau khi thay
khớp háng, BN có thể chịu trọng lƣợng ngay lập tức và đƣợc khuyến khích để
di chuyển và thực hiện các vận động nhẹ nhàng, làm giảm thời gian nằm tại
giƣờng và giảm tỷ lệ biến chứng. Đặc biệt thay khớp háng đƣợc chỉ định gần
nhƣ tuyệt đối với những BN trên 60 tuổi bị gãy cổ xƣơng đùi và hiện nay áp
dụng với những bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xƣơng đùi [1], [2], [18].
Thay khớp háng nhân tạo là thay thế những phần khớp háng đã bị hỏng,
nguyên nhân do chấn thƣơng hoặc bệnh lý mà khơng cịn khả năng bảo tồn

[21]. Có hai loại: thay khớp háng tồn phần và thay khớp háng bán phần.
Trong đó thay khớp háng bán phần là một phẫu thuật ít phức tạp, thời gian
ngắn, chi phí giảm, do đó phù hợp với những BN cao tuổi, sức đề kháng kém
không thể chịu đƣợc cuộc mổ phức tạp và kéo dài.
Hiện nay trên thế giới thay khớp háng bán phần ở BN trên 65 tuổi bị
gãy cổ xƣơng đùi và liên mấu chuyển đã trở thành thƣờng quy. Tại Mỹ, hàng
năm có khoảng 15.000 trƣờng hợp thay khớp háng bán phần ở BN trên 65
tuổi [30], [33]. Tại Nhật, có khoảng 2.500 đến 3.000 trƣờng hợp gãy cổ
xƣơng đùi ở BN trên 65 tuổi đƣợc thay khớp háng bán phần [28].


2
Thay khớp háng bán phần là phẫu thuật lấy phần chỏm và một phần cổ
xƣơng đùi, đƣợc chỉ định cho những ngƣời tuổi đã cao có tổn thƣơng vùng
khớp háng. Thay chỏm xƣơng đùi trƣớc đây thƣờng dùng loại chỏm một khối
cịn gọi là đơn cực (unipolar) mà điển hình là chỏm Moore A.T hoặc
Thompson. Tuy nhiên, nó cịn nhiều nhƣợc điểm, biến chứng, do sự cọ xát
giữa chỏm bằng kim loại cứng và ổ cối có cấu trúc sinh học sụn- xƣơng, làm
ổ cối bị mài mòn đi nhanh chóng dẫn đến đau nhiều, thủng ổ cối .
Nhằm khắc phục nhƣợc điểm trên năm 1974, Gilberty R. P đã thiết kế ra
khớp háng bán phần lƣỡng cực [37], có tác dụng làm giảm lực ma sát giữa
chỏm bằng kim loại và ổ cối, nhờ có thêm một khớp trung gian ở giữa chỏm
nhân tạo và ổ cối.
Tại Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên, từ năm 2011 đã tiến hành
thay khớp háng bán phần lƣỡng cực để điều trị gãy cổ xƣơng đùi và gãy liên
mấu chuyển xƣơng đùi, kết quả bƣớc đầu rất khả quan. Để có đánh giá rõ
ràng hơn về kết quả điều trị gãy cổ xƣơng đùi và gãy liên mấu chuyển xƣơng
đùi ở ngƣời bệnh trên 65 tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng bán phần lƣỡng
cực, các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật, khả năng phục hồi và
chất lƣợng sống của ngƣời bệnh sau điều trị, cũng nhƣ các yếu tố liên quan

đến kết quả phẫu thuật này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục
tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả thay khớp háng bán phần lưỡng cực tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên thời gian từ 10/2013 đến 5/2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả thay khớp háng bán
phần lưỡng cực tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý khớp háng
Khớp háng là khớp chỏm hình cầu lớn nhất của cơ thể gồm có: ổ cối,
đầu trên xƣơng đùi, bao khớp, dây chằng, gân và các cơ, mạch máu, thần kinh
bao bọc xung quanh.

Hình 1.1. Các thành phần của khớp háng [trích từ 7]
1.1.1. Giải phẫu học
1.1.1.1. Ổ cối:
- Lõm bằng 2/5 khối cầu do ba phần của xƣơng chậu (phần chậu, phần
mu, phần ngồi) và sụn viền ổ cối tạo thành.
- Hƣớng xuống dƣới ra ngoài tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 45 o
và hƣớng ra trƣớc một góc khoảng 15o. Bờ dƣới của ổ cối vát tạo thành
khuyết ổ cối, là nơi xuất phát của dây chằng tròn.
- Ổ cối gồm 2 phần: phần tiếp khớp với chỏm đùi gọi là diện nguyệt có
sụn bao bọc, phần còn lại là hố ổ cối chứa tổ chức mỡ, mạch máu... quanh ổ


4

cối xƣơng nhơ lên thành viền ổ cối, phía dƣới viền ổ cối có khuyết ổ cối [7].
- Sụn ổ cối: lót bên trong ổ cối trừ hố ổ cối, bề dày của sụn khoảng 6%
đƣờng kính của chỏm và thƣờng dày nhất ở thành trên do phải chịu lực nặng
khi di chuyển (1,75 - 2,5mm), chỗ mỏng nhất ở phía sau trong ổ cối (0,75 1,25mm). Sụn có cấu trúc đặc biệt cho phép chịu lực lớn [10]. Có một khoảng
trống của ổ cối khơng có lớp sụn, đó là hố của dây chằng tròn.
- Sụn viền ổ cối: là một vòng sợi bám vào viền ổ cối làm sâu thêm ổ cối
để ôm lấy chỏm đùi, phần sụn viền vắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây
chằng ổ cối. Sụn viền rộng nhất ở vị trí sau dƣới của ổ cối (6,4 ± 1,7mm) và
dày nhất ở phía trên trƣớc của ổ cối (5,5 ± 1,5mm) sụn viền làm sâu thêm ổ
cối làm giảm khả năng trật khớp khi vận động.
Nắm đƣợc cấu trúc giải phẫu của ổ cối, phẫu thuật viên khi tiến hành thay
khớp háng cần lƣu ý tôn trọng sụn viền ổ cối lớp này tuy mỏng nhƣng có vai
trị quan trọng vì làm chắc cho ổ khớp nhân tạo do vậy không đƣợc cắt sụn
viền trong thay khớp háng bán phần.
1.1.1.2. Đầu trên xương đùi
Đƣợc chia thành bốn phần bao gồm: Chỏm xƣơng đùi, cổ xƣơng đùi,
mấu chuyển lớn và mấu chuyển nhỏ.
- Chỏm xƣơng đùi có hình cầu (khoảng 2/3 khối cầu), ở tƣ thế thẳng
đứng thì chỏm hƣớng lên trên, vào trong và hơi ra trƣớc. Chỏm có lớp sụn
bao phủ gần kín tồn bộ, lớp sụn nơi dày nhất ở trung tâm và mỏng dần về
phía cổ xƣơng đùi, khi thối hố khớp háng thì lớp sụn này bị tiêu, bong
thành từng mảng. Phía sau và dƣới của đỉnh chỏm có một chỗ hõm khơng có
lớp sụn bao phủ. Đây chính là chỗ bám của dây chằng trịn, dây chằng trịn có
nhiệm vụ là giữ chỏm trong ổ cối. Đƣờng kính của chỏm xƣơng đùi thay đổi
lớn bé tuỳ theo từng ngƣời, trung bình từ 38 - 60mm. Giữa phần chỏm và
phần xƣơng đùi có một sụn tiếp hợp sụn này sẽ cốt hố ở tuổi 16 làm cho
chỏm dính chặt vào cổ xƣơng đùi.


5


Hình 1.2. Hình thể giải phẫu xương đùi [ trích từ 7]
- Cổ xƣơng đùi:
Cổ xƣơng đùi là phần tiếp nối giữa chỏm xƣơng đùi và khối mấu chuyển có
hình ống dẹt trƣớc sau hƣớng lên trên, vào trong và dài khoảng 30 -40mm [5], [31].
+ Góc nghiêng: là góc hợp bởi trục của cổ xƣơng đùi và trục của thân
xƣơng đùi (góc cổ thân), bình thƣờng là 1250 - 1400 [7], [22]. Nếu góc này bị
thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến các cánh tay đòn chịu lực trong thay khớp nhân tạo.
+ Góc xiên: là góc hợp bởi trục cổ xƣơng đùi và mặt phẳng qua hai lồi
cầu đùi, bình thƣờng khoảng 10º - 150 có khi lên tới 300.
Hiểu rõ về góc nghiêng, góc xiên sẽ giúp cho việc thực hiện kỹ thuật
thay khớp háng một cách chính xác [13], [21].
- Cổ xƣơng đùi là nơi chuyển tiếp lực từ chỏm tới thân xƣơng đùi do đó
nó có cấu trúc rất đặc biệt. Cấu tạo vùng cổ xƣơng đùi gồm:
+ Đƣợc cấu tạo bởi hai hệ thống xƣơng đó là hệ thống các bè xƣơng và
hệ thống vỏ xƣơng đặc. Lớp vỏ xƣơng cứng đi từ thân xƣơng phát triển lên
trên và mở rộng ra giống hình lọ hoa, vỏ xƣơng cứng dày nhất ở vòng cung


6
của cổ xƣơng gọi là vòng cung Adam. Lớp vỏ xƣơng cứng ở phía trƣớc, phía
trên và phía sau mỏng, ở phía dƣới dày hơn.
+ Lớp xƣơng xốp có cấu trúc gồm:
 Nhóm bè chính chịu lực ép xuất phát từ phía dƣới cung Adam hƣớng
thẳng đứng lên trên chỏm xƣơng đùi và kết thúc ở trƣớc hố dây
chằng tròn, bè này dày, sít và vng góc với lực chống đỡ của chỏm.
 Nhóm bè phụ chịu lực ép đi từ vịng cung Adam tỏa về phía mấu chuyển
lớn. Nhóm bè này mảnh và thƣa hơn nhóm bè chính [1], [2], [21].
 Nhóm bè xƣơng vùng mấu chuyển lớn đi từ nền tới đỉnh của mấu
chuyển lớn và chạy dài theo điểm bám của cơ mơng.

 Nhóm bè chính chịu lực căng bao gồm những bè xƣơng dày và chắc
đi vòng cung từ dƣới mấu chuyển lớn đến tận hết ở dƣới chỏm.
 Nhóm bè phụ chịu lực căng bao gồm những bè xƣơng mảnh hỗ trợ
cho nhóm chính, nó đi từ mấu chuyển nhỏ tỏa lên trên.
Giữa các nhóm bè xƣơng này có vị trí khơng có nhóm bè nào đi qua gọi
là tam giác Ward, đây chính là điểm yếu của cổ xƣơng đùi [1], [22].

Hình 1.3. Các bè xương ở đầu trên xương đùi [1]


7
- Mấu chuyển lớn: Là nơi bám của khối cơ mơng và chậu hơng mấu
chuyển, có hai mặt và bốn bờ.
+ Mặt trong dính vào cổ, ở phía sau là hố ngón tay, đây chính là nơi bắt đầu
khoan ống tuỷ xƣơng đùi để đặt chuôi khi phẫu thuật thay khớp háng.
+ Mặt ngồi thì lồi, có bốn bờ, là điểm bám của khối cơ xoay đùi.
- Mấu chuyển bé lồi ở phía trong, phía dƣới là nơi bám tận của cơ thắt
lƣng chậu.
1.1.1.3. Mạch máu nuôi vùng cổ chỏm xương đùi
Vùng cổ chỏm xƣơng đùi đƣợc cấp máu từ ba hệ thống mạch ni chính
là động mạch mũ đùi ngoài, động mạch mũ đùi trong và động mạch dây
chằng trịn.
- Động mạch mũ đùi ngồi: Xuất phát từ động mạch đùi sâu chạy vịng
ra trƣớc và ra ngồi cho các nhánh xuống, nhánh ngang và nhánh lên để nối
với động mạch mũ đùi trong.
- Động mạch mũ đùi trong: Xuất phát từ động mạch đùi sâu chạy vòng ra
sau cũng cho các nhánh trên, nhánh trƣớc và nhánh dƣới để nối với động
mạch mũ đùi ngoài và đi vào cổ chỏm xƣơng đùi.
Nhánh lên của động mạch mũ đùi ngồi có các nhánh nối với động mạch
mũ đùi trong hình thành một lƣới động mạch nằm dƣới bao hoạt dịch khớp đi

vào nuôi vùng cổ chỏm.
Tất cả các nhánh này đều nằm dƣới bao hoạt dịch.
- Động mạch dây chằng tròn: Xuất phát từ động mạch bịt, động mạch
này chỉ cung cấp máu cho một phần chỏm xƣơng đùi ở xung quanh hố dây
chằng trịn và lại khơng hằng định.


8

Hình 1.4. Mạch máu ni dưỡng cho cổ, chỏm xương đùi [trích từ 7]
Do đặc điểm giải phẫu của hệ thống mạch máu nuôi vùng cổ chỏm
xƣơng đùi nhƣ trên, nên khi gãy cổ xƣơng đùi hoặc gãy chỏm thì hệ thống cấp
máu cho vùng cổ chỏm dễ bị tổn thƣơng. Do vậy khi gẫy cổ xƣơng đùi, đặc
biệt là gãy di lệch nhiều thì khả năng liền xƣơng rất kém, khả năng khớp giả,
hoại tử chỏm và thối hóa hỏng khớp là rất cao.
1.1.1.4. Hệ thống giữ khớp
Khớp háng đƣợc giữ chắc chắn bởi một hệ thống bao gồm: bao khớp,
dây chằng và các cơ bám xung quanh.
- Bao khớp là một bao sợi dày chắc bọc quanh khớp, dính từ bờ ổ cối,
sụn viền và cổ xƣơng đùi. Phía trƣớc thì bao khớp phủ tồn bộ cổ tới đƣờng
liên mấu trƣớc, phía sau bao khớp chỉ phủ 2/3 trong cổ xƣơng đùi và cách
mào gian mấu khoảng 1cm.


9

Hình 1.5. Hệ thống dây chằng của khớp háng [7]
- Dây chằng khớp háng: Có hai loại dây chằng bên trong và dây chằng
bên ngoài [7].
+ Dây chằng bên trong: cịn gọi là dây chằng trịn, dây chằng này nằm

ngồi bao hoạt dịch. Dây chằng tròn đi từ khuyết ngồi mu và dây chằng ngang
và bám vào hố dây chằng tròn ở 2/3 dƣới của chỏm xƣơng đùi. Dây chằng
tròn đƣợc coi nhƣ một phần của bao khớp. Trong phẫu thuật thay khớp háng
bán phần, phải dọn sạch chỗ bám của dây chằng tròn ở ổ cối để thấy rõ đáy hố
ổ chảo, phải dọn sạch phần mềm ở đáy ổ chảo.
+ Các dây chằng ngoài khớp bao gồm:
 Dây chằng chậu đùi: Đi từ gai chậu trƣớc dƣới tách ra làm hai bó
và đều đính vào đƣờng liên mấu trƣớc. Bó trên dày từ 8-10mm,
rộng từ 10-20mm đi từ xƣơng chậu đến mấu chuyển lớn, bó này
nằm ngang. Bó dƣới mỏng hơn bám vào mấu chuyển nhỏ chạy
thẳng đứng giữ cho đùi không duỗi quá ra sau khi đứng. Dây
chằng chậu đùi là dây chằng dài và khoẻ nhất khớp háng.
 Dây chằng mu đùi: ở mặt trƣớc bao khớp, đầu trên bám vào ngành
lên xƣơng mu, đầu dƣới bám vào hố trƣớc mấu chuyển bé, dây
chằng này hợp với 2 bó của dây chằng chậu đùi thành 3 nét của
chữ N (dây chằng Bertin).


10
 Dây chằng ngồi đùi: ở phía sau thì bám vào ổ khớp, các thớ đi lên
vòng ra sau cổ khớp rồi bám vào mấu chuyển lớn.
Ngoài các dây chằng kể trên ở phía sau và phiá dƣới bao khớp cịn có
dây chằng vịng. Dây chằng này có tác dụng giữ chỏm vào ổ cối.
Ngồi ra khớp háng cịn đƣợc giữ chắc bởi một hệ thống các cơ dầy và
khoẻ bao bọc xung quanh gồm cơ mông lớn, mông nhỡ và các cơ chậu hông
mấu chuyển….
- Bao hoạt dịch khớp: Là một màng mỏng phủ mặt trong bao khớp gồm 2 phần.
+ Phần chính: Đi từ chỗ bám của bao khớp ở quanh sụn viền ổ cối lót
mặt trong bao khớp rồi quặt lên trên tới chỏm xƣơng đùi để dính vào sụn của
chỏm xƣơng đùi.

+ Phần phụ: Bao quanh dây chằng tròn bám vào chu vi đáy hố dây chằng
trịn và ổ cối.
Trong bao hoạt dịch có chứa chất nhầy gọi là chất hoạt dịch khớp giúp
cho khớp hoạt động dễ dàng, khi thay khớp háng bao hoạt dịch hầu nhƣ
khơng cịn tiết dịch khớp.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý khớp háng
1.1.2.1. Chức năng chịu lực
Khớp háng là khớp lớn nhất và cũng là khớp chịu lực tỳ nén lớn nhất cơ
thể. Theo Calandruccio R.A [30], khớp háng có thể chịu tải 3,5 đến 5 lần trọng
lƣợng của cơ thể khi đứng thẳng.
Khi đi, trong trƣờng hợp chống chân, chỏm xƣơng đùi chịu lực tải bằng
tổng lực cơ giang và thể trọng, lực này có thể gấp 3 lần trọng lƣợng cơ thể [30].
Khi chuyển từ tƣ thế ngồi sang tƣ thế đứng, lên xuống cầu thang hay chạy
nhảy…, lực tải này có thể gấp 10 - 12 lần trọng lƣợng cơ thể.
Trong quá trình vận động: đi lại, chạy nhảy, nghiêng ngƣời ra trƣớc, ra
sau, sang bên… vị trí trọng tâm của khớp thay đổi, do đó các lực tác động lên
khớp háng cũng thay đổi, đặc biệt là khi háng gấp lực bẻ này tăng lên nhiều


11
lần. Các lực tác động lên khớp háng không liên tục mà có tính chất chu kỳ, lúc
có lúc khơng, lúc rất mạnh, đột ngột, lúc hoàn toàn thƣ giãn. Trong 1 năm con
ngƣời ta có hàng triệu bƣớc đi với các lực có cƣờng độ khác nhau và hƣớng thay
đổi. Đây chính là nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hoá khớp [34].
Khớp háng thay đổi đột ngột với một lực ép quá lớn sẽ làm gãy các bè
xƣơng vùng cổ chỏm xƣơng đùi, làm cho xƣơng chùn lại còn gọi là gãy
xƣơng vi thể. Đặc biệt ở ngƣời già các mạch là một trong những khớp chịu
lực theo chiều đứng của cơ thể, khi phải chịu lực tải lớn và kéo dài máu nhỏ
nuôi xƣơng bị tắc, sự nuôi dƣỡng của đầu trên xƣơng đùi bị giảm, các bè
xƣơng chịu lực do mất chất vôi ngày càng mỏng, vì vậy chỉ cần một lực chấn

thƣơng nhỏ cũng dẫn đến gãy xƣơng, thậm chí nhiều trƣờng hợp khơng có
chấn thƣơng nhƣng xƣơng bị thƣa không chịu nổi các lực tác động của trọng
lƣợng cơ thể khi đi lại gây gãy xƣơng vi thể. Trên lâm sàng khi chụp phim Xquang hồn tồn khơng thấy hình ảnh đƣờng gãy xƣơng nhƣng BN rất đau
[9]. Đây cũng là lý do giải thích vì sao tỷ lệ thối hố khớp háng nói riêng và
các khớp chịu tải lớn nhƣ khớp gối, khớp cổ chân ở ngƣời châu âu lớn hơn
ngƣời Việt Nam.
1.1.2.2. Chức năng vận động của khớp háng
* Chức năng vận động
- Biên độ vận động khớp háng tính theo chiều gấp duỗi, dạng khép, xoay
trong, xoay ngoài. Theo Robert J thì biên độ vận động khớp háng bình thƣờng
của ngƣời lớn là:
+ Gấp / duỗi: 1300/00/100.
+ Dạng / khép: 500/00/300.
+ Xoay trong / xoay ngồi: 500/00/450.
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về biên độ vận động khớp háng và có
rất nhiều số liệu khác nhau, ở các lứa tuổi khác nhau thì biên độ vận động
cũng khác nhau [56], [12].


12
Chức năng vận động của khớp háng còn bị ảnh hƣởng bởi tƣ thế cột sống
thắt lƣng và tầm vận động của khớp gối kế cận. Khớp háng gấp đƣợc 120 0 với
khớp gối co và chỉ gấp đƣợc 900 khi khớp gối duỗi. Khi tuổi càng cao, tầm
hoạt động của khớp càng giảm do vậy bƣớc đi của tuổi trẻ thƣờng dài hơn
bƣớc đi của ngƣời lớn tuổi.
1.2. Một số gãy đầu trên xƣơng đùi thƣờng gặp
1.2.1. Gãy liên mấu chuyển xương đùi theo AO
Các tác giả AO [39], chia liên mấu chuyển xƣơng đùi thành 3 nhóm chính
A1 - A2 - A3; trong mỗi nhóm chính lại có 3 tiểu nhóm: A1.1; A1.2; A1.3;…


Hình 1.6. Phân loại gẫy của AO
- Loại A1: Loại gãy đơn giản có một đƣờng gãy chạy từ mấu chuyển lớn
đến vỏ xƣơng bên trong gồm 3 dạng sau:
+ A1 – 1: Đƣờng gãy nền cổ mấu chuyển.


13
+ A1 – 2: Đƣờng gãy liên mấu chuyển
+ A1 – 3: Đƣờng gãy dƣới mấu chuyển bé.
- Loại A2: Loại gãy mấu chuyển có nhiều mảnh rời hƣớng đƣờng gãy đƣợc
xác định giống loại A1 nhƣng vỏ thân xƣơng bên trong gãy thành 3 mức.
+ A2 – 1: Gãy có một mảnh rời.
+ A2 – 2: Gãy có 2 mảnh rời.
+ A2 – 3: Gãy có nhiều hơn 2 mảnh rời.
- Loại A3: Đƣờng gãy chạy từ vỏ thân xƣơng đùi ngay dƣới mấu chuyển
lớn chạy vào trong mấu chuyển bé, nếu đƣờng gãy bên ngoài bắt đầu từ dƣới
mấu chuyển lớn kết thúc bên trong trên mấu chuyển bé thì loại gãy này cũng
đƣợc xếp vào nhóm A3 (đƣờng gãy chéo ngƣợc)
+ A3 – 1: Đƣờng gãy đơn giản (chéo, chếch lên)
+ A3 – 2: Đƣờng gãy đơn giản (ngang)
+ A3 – 3: Gãy A3 – 1 có kèm gãy mấu chuyển nhỏ.
* Ý nghĩa lâm sàng của phân độ gãy liên mấu chuyển xương đùi theo AO:
- A1: Là loại gãy vững dễ nắn chỉnh.
- A2: Là loại gãy không vững, đặc biệt là A2 – 3.
- A3: Là loại gãy rất không vững, dễ di lệch, khó nắn chỉnh, hay di lệch khép.
1.2.2. Gãy cổ xương đùi
Cổ xƣơng đùi có giới hạn từ sát chỏm tới đƣờng liên mấu chuyển, hay
gặp ở ngƣời cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
Có nhiều cách phân loại gãy cổ xƣơng đùi tùy theo các tác giả nhƣ
linton, pauwels, garden, delbet, boehler. Hiện nay hay sử dụng cách phân loại

nhƣ sau:
1.2.2.1. Phân loại theo linton [trích từ 22]
- Gãy sát chỏm: đƣờng gãy ở ngay dƣới sụn khớp của chỏm xƣơng đùi,
loại này tiên lƣợng nặng, rễ hoại tử chỏm xƣơng đùi.
- Gãy ngang cổ: đƣờng gãy nằm giữa chỏm và hai mấu chuyển.


14
- Gãy nền cổ: đƣờng gãy đi qua phần nền cổ nối với hai mấu chuyển.
Loại này tiên lƣợng tốt hơn hai loại trên nếu điều trị bằng phƣơng pháp kết
hợp xƣơng.
1.2.2.2. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳng
ngang theo pauwels [22]
Pauwel 1: góc 300
Pauwel 2: góc 500
Pauwel 3: góc 700

Hình 1.7. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Pauwels
Góc này càng lớn thì tiên lƣợng càng nặng, điều trị gặp khó khăn và
thƣờng để lại di chứng. Pauwels cho rằng: khi BN đứng góc lớn sẽ khơng tạo
nên sức ép giữa hai đầu xƣơng gãy và có xu hƣớng làm tốc diện gẫy.
1.2.2.3. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden [22], [28].
Năm 1961, Garden đó đƣa ra cách phân loại sự di lệch này dựa vào sự di
lệch của các bè xƣơng, chia làm 4 độ:
- Garden 1: gãy xƣơng khơng hồn tồn, khơng di lệch, ở các bè xƣơng
bị bẻ gấp nhƣng khơng rời cong ra ngồi, loại này thƣờng có thể là gãy rạn và
gãy cài.


15

- Garden 2: gãy hồn tồn nhƣng khơng di lệch, các bè xƣơng không rời
nhau, hƣớng vẫn nhƣ cũ.
- Garden 3: gãy hồn tồn di lệch, bao hoạt dịch phía trƣớc bị rách, phía
sau cịn ngun vẹn, các bè xƣơng ở chỏm hƣớng nằm ngang.
- Garden 4: gãy hoàn toàn di lệch, bao hoạt dịch bị rách, các bè xƣơng
hƣớng lên trên di lệch hoàn toàn, chỏm trở lại vị trí bình thƣờng trong ổ cối.

Hình 1.8. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Garden
- Trong 4 loại gãy trên thì Garden 3, 4 là hai loại gãy nặng nhất do đầu
xƣơng di lệch làm tổn thƣơng gần nhƣ hoàn toàn các nguồn cung cấp máu tới
chỏm (kể cả động mạch cổ lớn - nguồn cấp máu quan trọng nhất). Điều trị
loại gãy Garden 1, 2 tƣơng đối đơn giản, ít biến chứng.
- Điều trị gãy cổ giải phẫu xƣơng đùi ở ngƣời trẻ tuổi, gãy di lệch ít thì
việc điều trị bảo tồn cũng khả quan. Nhƣng với gãy di lệch nhiều (Pauwels 3,
Garden 3, 4), gãy nát chỏm thì việc điều trị là hết sức khó khăn, với những
ngƣời lớn tuổi (khoảng từ 50 - 70 tuổi), hiện tƣợng lỗng xƣơng, thƣa xƣơng
đó xảy ra thì việc điều trị bảo tồn chỏm xƣơng đùi cũng rất khó.
- Hiện nay các tác giả chủ trƣơng mổ kết hợp xƣơng cho những BN trẻ
tuổi bị gãy cổ xƣơng đùi di lệch ít, thay khớp háng tồn phần cho những gãy


16
phức tạp di lệch nhiều mà tuổi chƣa quá cao và thay chỏm cho những ngƣời
bệnh cao tuổi (≥ 65 tuổi).
1.3. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng bán phần
Thay khớp háng bán phần là phẫu thuật cắt bỏ cổ chỏm xƣơng đùi, sụn
và ổ chảo đuợc giữ nguyên thay vào đó bằng một khớp nhân tạo nhằm phục
hồi chức năng vốn có của nó. Khớp háng bán phần khơng chỉ thay thế các
phần khớp hƣ hỏng mà cịn làm tăng đúng mức chiều dài cánh tay đòn cơ
giang, chuyển hƣớng các lực tác dụng, tái lập lại cân bằng cơ sinh học để có

một khớp háng hồn tồn mới nhằm bảo đảm chức năng trong suốt quãng đời
còn lại của ngƣời bệnh.
1.3.1. Cơ sinh học và cấu tạo khớp háng bán phần
1.3.1.1. Cơ sinh học
- Trọng lƣợng cơ thể tạo một lực tải lên đầu xƣơng đùi biểu thị bằng
cánh tay địn thể trọng (BX). Ngƣời ta tính đƣợc rằng, bình thƣờng cánh tay
địn gấp 2,5 lần cánh tay đòn cơ giang (AB), khi đứng trên một chân nhóm cơ
giang phải tạo một lực gấp 2,5 lần thể trọng mới giữ đƣợc xƣơng chậu không
bị xệ xuống. Khi đi, đầu xƣơng đùi chịu lực tải bằng tổng lực cơ giang và thể
trọng có thể lên tới 3 lần trọng lƣợng cơ thể. Khi chuyển từ ngồi sang đứng,
lên xuống cầu thang hay chạy nhảy … lực tải có thể tăng lên 10 - 12 lần.

Hình 1.9. Các lực tác động lên khớp háng [trích theo 14]


×