Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Áp dụng án lệ trong việc giải quyết giải quyết tranh chấp dân sự từ thực tiễn của tòa án nhân dân thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN HẤN

ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN CỦA TỒ
ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG)

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN HẤN

ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN CỦA TỒ
ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

Chun ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải An

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG)



Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là do chính tơi thực hiện.
Tồn bộ các tài liệu, cơ sở pháp lý, các dẫn chứng số liệu đƣợc tôi sử
dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn đều đảm bảo chính xác, trung
thực theo yêu cầu của một luận văn khoa học.
Tác giả

Nguyễn Văn Hấn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nội dung

Viết tắt/ký hiệu

1

Bộ luật Dân sự

BLDS

2

Bộ luật Tố tụng Dân sự


BLTTDS

3

Luật Hành chính

LHC

4

Văn bản quy phạm pháp luật

VBQPPL

5

Tòa án nhân dân Tối cao

TANDTC

6

Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày

Nghị quyết số 03

28/10/2015
7


Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày

Nghị quyết số 04

18/6/2019
8

Nhà xuất bản

NXB


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ .... 5
1.1. Khái quát chung về án lệ ........................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về án lệ .................................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của án lệ................................................................................. 9
1.2. Vị trí và vai trị của án lệ .......................................................................... 9
1.2.1 Vị trí của án lệ ở các nước theo hệ thống thơng luật.............................. 9
1.2.2. Vị trí của án lệ ở các nước theo hệ thống dân luật .............................. 10
1.2.3 Vị trí của án lệ trong các nguồn luật ở Việt Nam ................................. 10
1.2.4 Vai trò của án lệ .................................................................................... 11
1.3. Khái quát chung về áp dụng án lệ ........................................................... 13
1.3.1. Khái niệm của việc áp dụng án lệ ........................................................ 13
1.3.2. Đặc điểm của việc áp dụng án lệ ......................................................... 14
1.4. Nguyên tắc áp dụng án lệ ........................................................................ 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................... 24
CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................ 25
2.1. Những vụ việc Thẩm phán, Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ ........ 25
2.1.1. Thẩm phán, Hội đồng xét xử khơng áp dụng án lệ vì áp dụng quy định
của BLDS........................................................................................................ 25
2.1.3. Kiến nghị: ............................................................................................. 41
2.2. Những vụ việc Thẩm phán, Hội đồng xét xử có áp dụng nội dung án lệ
nhƣng không đƣa ra căn cứ áp dụng và khơng phân tích vụ việc thuộc tình
huống án lệ ..................................................................................................... 42
2.2.1. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có áp dụng nội dung án lệ nhưng khơng
đưa ra căn cứ áp dụng ................................................................................... 42


2.2.2. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có áp dụng nội dung án lệ nhưng khơng
phân tích thuộc tình huống án lệ .................................................................... 44
2.2.3. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có áp dụng nội dung án lệ nhưng khơng
đưa ra căn cứ áp dụng và khơng phân tích vụ việc thuộc tình huống án lệ .. 50
2.2.4. Những kiến nghị ................................................................................... 57
2.3. Những vụ việc Thẩm phán, Hội đồng xét xử có áp dụng án lệ, có viện
dẫn và phân tích tình huống của vụ án để áp dụng án lệ. .............................. 58
2.3.1. Những kiến nghị ................................................................................... 71
2.4. Kiến nghị chung ...................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới có hai truyền thống pháp luật lớn, đó là Common Law
(thông luật) và Civil Law (dân luật). Về nguyên tắc, để phân biệt giữa một
nƣớc thuộc truyền thống Common Law hay Civil Law, ngƣời ta dựa vào việc

nƣớc đó coi trọng án lệ hay luật thành văn. Luật thành văn là nguồn luật quan
trọng nhất trong truyền thống Civil Law, nó cũng quan trọng nhƣ là án lệ đối
với Common Law. Nhƣng thực tế thì án lệ khơng có gì xa lạ với các nƣớc
thuộc truyền thống Civil Law, sự ảnh hƣởng ngày càng gia tăng của án lệ đối
với các nƣớc này khiến cho cách phân biệt nhƣ trên dần dần mất đi ý nghĩa
và sự chính xác.
Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
nhƣng pháp luật Việt Nam cũng có phần giống với pháp luật của các nƣớc
trong truyền thống Civil Law. Luật thành văn là nguồn luật cơ bản và quan
trọng nhất. Tuy nhiên, gần đây án lệ mới đƣợc thừa nhận là nguồn luật chính
thức trên cơ sở của Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 quy
định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao (đƣợc thay thế bởi Nghị quyết số 04/2019/NQHĐTP ngày 18/6/2019 ). Ở Việt Nam nói chung, tại các cơ quan Tƣ pháp nói
riêng hay cụ thể là hệ thống Tịa án nhân dân các cấp việc thừa nhận và áp
dụng Án lệ là một điều mới mẻ và khó khăn trong cơng tác áp dụng pháp luật.
Vì thói quen của các nhà làm luật và áp dụng luật là tìm các quy phạm pháp
luật thực định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng cho
các tình huống pháp lý cần xem xét. Các chƣơng trình giảng dạy đối với các
lĩnh vực pháp luật chuyên ngành cũng xoay quanh việc áp dụng các quy định
pháp luật thực định để giải quyết các vụ án, các tình huống pháp lý phát sinh.

1


Ở một khía cạnh nào đó thì án lệ vẫn còn là một vấn đề mới đối với đội
ngũ thẩm phán và thƣ ký trên tồn quốc nói chung và của Tịa án nhân dân
thành phố Hải Phịng nói riêng. Vì vậy, khi triển khai áp dụng án lệ trong
việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phịng chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót và bất cập. Chính vì vậy tác giả muốn
tìm hiểu tìm hiểu về thực trạng áp dụng án lệ trong việc giải quyết các vụ án

dân sự của TAND thành phố Hải Phịng, qua đó có những hiểu biết thêm về
án lệ, thực trạng áp dung án lệ tại Cơ quan đang cơng tác và có kiến nghị phù
hợp để nâng chất lƣợng áp dụng án lệ trong cơng tác xét xử của Tịa án nhân
dân thành phố Hải Phịng và góp một phần nhỏ bé của mình để hồn thiện
nguồn luật mới này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên cả nƣớc có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khoa học, giáo
trình, bài viết, tiểu luận về án lệ; tiêu biểu nhƣ:
- Luận án tiến sĩ với đề tài “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ
thống pháp luật của các nƣớc Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối
với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Nam năm 2011, Đại học Luật Hà Nội.
- Luận án tiến sĩ với đề tài “Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của
Tòa án” của tác giả Đỗ Thành Trung năm 2018, Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh.
- Luận văn thạc sĩ với đề tài “Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết
tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm,
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.
- Luận văn thạc sĩ với đề tài “ áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh
chấp dân sự tại Việt Nam hiện nay” của tác giả Phùng Văn Việt năm 2017,
Học Viện khoa học Xã hội.

2


- “Án lệ trong giải quyết vụ việc dân sự” (sách chuyên khảo), NXB
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật Thành
phố Hồ Chí Minh (2018).
- “Án lệ và sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay”
(sách chuyên khảo), của đồng tác giả và chủ biên là TS.Nguyễn Bá Bình của
NXB Tƣ pháp năm 2019.

- Nguyễn Hải An (2011), “Áp dụng án lệ trong xét xử các vụ việc dân
sự ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Nhìn chung, những bài nghiên cứu trên phản án khá rõ nét về sự hình
thành, khái niệm và đặc điểm về án lệ cũng nhƣ đƣa ra một số giải pháp cho
việc hình thành án lệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thấy những cơng trình
trên chỉ nghiên cứu về mặt lý luận mà khơng phân tích tình hình thực tế của
việc áp dụng án lệ ở một địa phƣơng nhất định. Vì vậy, qua đề tài này tác giả
muốn góp phần nhỏ bé của mình để tìm hiểu thêm về tình hình áp dụng án lệ
ở tại cơ quan tác giả đang cơng tác.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn đạt đƣơc những
yêu cầu sau: Thứ nhất là hiểu đƣợc thế nào là án lệ, bản chất cũng nhƣ những
đặc điểm, vị trí vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật. Thứ hai là hiểu biết
đƣợc về nguyên tắc áp dụng án lệ và những điều kiện áp dụng án lệ tại Việt
Nam. Mục đích duy nhất và quan trọng nhất của tác giả là muốn biết đƣợc
những tồn tại và yếu kém trong việc áp dụng án lệ tại Tòa án nhân dân thành
phố Hải Phịng trong q trình xét xử vụ án để từ đó có những thay đổi cho
phù hợp.

3


3.2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: Tác giả khơng thể nghiên cứu
tồn bộ những vấn đề có liên quan đến án lệ và cũng không thể nghiên cứu
việc áp dụng án lệ trên tồn hệ thống Tịa án trên cả nƣớc. Luận văn của tác
giả chủ yếu nghiên cứu, tập trung những vấn đề sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của áp dụng án
lệ trong giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án hai cấp thành phố Hải Phòng.
Thứ hai: Nghiên cứu những thực trạng, bất cập trong việc áp dụng án

lệ trong giải quyết vụ việc dân sự tại Tịa án hai cấp thành phố Hải Phịng từ
đó đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về áp
dụng án lệ trong giải quyết vụ việc dân sự và giải pháp tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Theo suốt quá trình nghiên cứu đề tài và nhận định đánh giá tình hình
trên cơ sở của phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, theo
đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tác giả sử dụng phƣơng pháp
thống kê, so sánh, phân tích và lập luận logic pháp lý.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu chú trọng vào thực tiễn áp dụng án lệ trong giải
quyết các tranh chấp dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
6. Kết cấu của luận văn bao gồm: Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Khái quát chung về án lệ và áp dụng án lệ
Chƣơng 2. Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự từ
thực tiễn của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và một số kiến nghị

4


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÁN LỆ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ
1.1. Khái quát chung về án lệ
1.1.1. Khái niệm về án lệ
Theo cuốn Từ điểm Luật học của NXB Từ điểm Bách Khoa và NXB Tƣ
pháp năm 2006 đƣa ra khái niệm về án lệ nhƣ sau: “Bản án đã tuyên hoặc
một sự giải thích, áp dụng pháp luật đƣợc coi nhƣ một tiền lệ làm có sở để
các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trƣờng hợp tƣơng tự.
Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh đƣợc hiểu là việc có trƣớc, xảy ra
trƣớc hay cách thức xử lý một tình huống nhất định, đƣợc xem là một mẫu

mực cho việc xử lý trong những tình huống tƣơng tự về sau. Ở nƣớc Anh và
các nƣớc theo hệ thống thông luật (Common law), án lệ đƣợc coi là một
nguồn quan trọng của pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật…”
Thuật ngữ án lệ trong tiếng Anh là “precedent” từ này dịch sang tiếng
Việt có nghĩa là tiền lệ - dựa vào cái trƣớc để làm theo thành lệ. Án lệ là một
loại tiền lệ bởi án lệ là các giải pháp pháp lý trong bản án của tòa án trƣớc tạo
ra đƣợc áp dụng để giải quyết trong các vụ việc tƣơng tự về sau. Vì vậy,
chính xác hơn thuật ngữ án lệ đƣợc diễn đạt bằng cụm từ “judicial precedent”
– “tiền lệ tƣ pháp”. Bởi các án lệ đƣợc hình thành bằng con đƣờng tòa án do
các thẩm phán tạo ra nên còn diễn đạt bằng cụm từ “judicial opinions” – “các
quan điểm tƣ pháp”. Khái niệm “án lệ” đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều quốc
gia ngày nay, nhƣng ở các quốc gia thuộc về truyền thống pháp luật khác
nhau hoặc cùng một quốc gia nhƣng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì
khái niệm này cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở các nƣớc
thông luật, án lệ đƣợc xem là nguồn luật chính thức và đƣợc thể hiện bằng
cụm từ “case law” – “luật đƣợc hình thành theo vụ việc”. Theo từ điển
Black`s Law thì khái niệm án lệ đƣợc hiểu theo hai nghĩa sau: “1). Án lệ là
việc làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các quy tắc mới
5


nhằm thực thi công lý; 2). Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra
phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này”.
Ở nghĩa thứ nhất, án lệ là nguyên tắc hoạt động của tòa án (doctrine of stare
decisis). Ở nghĩa thứ hai, án lệ nhƣ là loại nguồn của pháp luật làm cơ sở để
áp dụng cho vụ việc tƣơng tự về sau.
Ở các nƣớc dân luật thì khơng thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thức
bắt buộc nên án lệ thƣờng đƣợc hiểu là những bản án, quyết định của tịa án
có chứa đựng cách giải quyết vấn đề pháp lý mới, có giá trị tham khảo để giải
quyết các vụ việc tƣơng tự về sau. Chẳng hạn, ở Pháp, khái niệm án lệ đƣợc

sử dụng Do đó, trong cơng trình nghiên cứu án lệ so sánh “Interpreting
Precedents” - (Giải thích các án lệ) của nhóm nghiên cứu đặc biệt tên là “The
Bielefelder Kries” xuất bản năm 1997, trong phần nghiên cứu về án lệ của
từng quốc gia thƣờng có một tiểu mục là “Meaning of „precedent‟ ” – “nghĩa
của án lệ”. Sự thật là không có một khái niệm án lệ thống nhất ở tất cả các
quốc gia cũng nhƣ tất cả các học giả luật học đều chấp nhận. Vì lý do này,
các tác giả bài viết của phần giới thiệu cơng trình “Interpreting
Precedents”cố gắng sử dụng khái niệm án lệ theo nghĩa bao quát nhất để có
thể phản ánh đƣợc án lệ trong cả hai truyền thống pháp luật thông luật và dân
luật nhƣ sau: “Các án lệ là các quyết định trước được sử dụng làm khuôn
mẫu cho các vụ việc tương tự về sau”. Theo khái niệm này, có thể thấy án lệ
có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, án lệ là một loại tiền lệ do tòa án tạo ra. Tiền lệ là những việc xảy
ra trƣớc tạo thành cái lệ cho những việc xảy ra sau. Bản chất của án lệ là
“hình mẫu” – “example” để noi theo. Tuy nhiên, án lệ khơng chỉ đơn giản là
các hình mẫu mà địi hỏi nó cịn phải chứa đựng các giải pháp pháp lý có giá
trị. Nếu các hình mẫu (các giải pháp pháp lý) khơng có giá trị hay khơng cịn
phù hợp thì các tịa án khơng cần phải tuân theo. Nhƣ vậy, nói đến án lệ là đề
cập đến mối quan hệ giữa quá khứ (Tòa án tạo ra án lệ) và tƣơng lai (tòa án
6


áp dụng án lệ). Điều này có nghĩa rằng các tòa án trƣớc đƣa ra quyết định để
giải quyết vụ việc và quyết định này đƣợc tòa án sau sử dụng để giải quyết vụ
tƣơng tự, nghĩa là, tòa án trƣớc không chỉ đƣa ra giải pháp để giải quyết vụ
việc hiện tại mà nó cịn là giải pháp trong tƣơng lai. Do đó, khi đƣa ra các
giải pháp pháp lý giải quyết vấn đề pháp lý mới đòi hỏi các tòa án phải hết
sức thận trọng. Ngƣợc lại, khi một tòa án sử dụng một quyết định của tòa án
trƣớc (án lệ) để giải quyết vụ việc tƣơng tự là nhìn vào quá khứ. Khi áp dụng
án lệ các tòa án đƣợc phép và cần phải đánh giá lại các giải pháp pháp lý đã

có, nếu nó khơng cịn phù hợp hoặc khơng hợp lý thì có thể khơng áp dụng.
- Thứ hai, án lệ thƣờng tồn tại dƣới hình thức các bản án, quyết định
của tịa án. Án lệ là các bản án, quyết định của tòa án có chứa đựng các giải
pháp pháp lý mới để giải quyết các vụ việc tƣơng tự. Vì vậy, khơng thể đồng
nhất án lệ với bản án, quyết định của tòa án bởi vì có những bản án, quyết
định của tịa án chỉ giải quyết các vụ việc cụ thể mà khơng có giá trị áp dụng
cho các vụ việc tƣơng tự về sau. Thông thƣờng việc nhận diện bản án, quyết
định nào là án lệ dựa vào các tiêu chí khác nhau nhƣ hình thức cơng bố, thứ
bậc của tịa án trong hệ thống tòa án..vv. Chẳng hạn, ở các nƣớc thông luật,
các bản án, quyết định đƣợc lựa chọn công bố trong các tuyển tập án lệ (Law
Reports) đƣợc xem là án lệ. Nội dung các bản án đƣợc lựa chọn để công bố
trong các tuyển tập án lệ mặc dù có sự biên tập của nhà xuất bản nhƣng về cơ
bản vẫn giữ nguyên nội dung của bản án gốc. Hoặc các tịa án có thể viện dẫn
các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới (question of law) của
tòa án thẩm quyền cao hơn trong cùng hệ thống để giải quyết vụ việc tƣơng
tự
- Thứ ba, án lệ là các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới
làm khn mẫu hay chuẩn mực để áp dụng giải quyết cho các vụ việc tƣơng
tự về sau. Khi áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tƣơng tự, các tòa án
phải tìm kiếm yếu tố bắt buộc tồn tại các bản án, quyết định trƣớc (án lệ).
7


Yếu tố bắt buộc này đƣợc các luật gia thông luật gọi là “ratio decidendi” –
“lý do dẫn đến quyết định”, còn ở các nƣớc dân luật thƣờng tồn tại dƣới hình
thức một quy phạm mang tính khái qt “court ruling” nằm trong phần lập
luận của bản án, quyết định. Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc bởi
nhiều lý do khác nhau: một là, tòa án áp dụng án lệ nhằm bảo đảm sự công
bằng bởi các vụ việc giống nhau phải đƣợc giải quyết nhƣ nhau; hai là, tòa án
áp dụng án lệ bởi các án lệ là các giải pháp có giá trị nhằm học tập sự khơn

ngoan của ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, nếu án lệ khơng cịn phù hợp thì tịa án sẽ
khơng áp dụng; ba là, tịa án áp dụng án lệ bởi án lệ là một hình thức của
pháp luật hay nguồn của pháp luật có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, lý do áp
dụng án lệ này chỉ thừa nhận ở các nƣớc
thông luật– nơi thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thức bắt buộc. Từ những
đặc điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát, án lệ là các bản án, quyết định
của tịa án có tính chuẩn mực được tòa án áp dụng để giải quyết chocác vụ
việc tương tự về sau. Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm án lệ đƣợc quy định cụ
thể tại Điều 1 của Nghị quyết số 04/2019/ NQ–HĐTP nhƣ sau: “Án lệ là
những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tịa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tịa án nhân dân tối cao cơng bố là
án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Khái niệm án lệ của
Việt Nam hiện nay rất giống với phần bắt buộc của án lệ ở các nƣớc thông
luật (ratio decidendi) và dân luật (court ruling). Việc công bố án lệ chủ yếu
là nhằm đƣa nội dung án lệ đến công chúng chứ không nhằm mục đích xác
định hiệu lực pháp lý của án lệ giống nhƣ Việt Nam. Tác giả luận văn cho
rằng, khái niệm án lệ là các bản án, quyết định của tịa án có tính chuẩn mực
đƣợc tịa án áp dụng để giải quyết cho các vụ việc tƣơng tự về sau là khái
niệm đƣợc sử dụng rộng rãi ở các nƣớc thông luật và dân luật và tác giả cũng
cùng quan điểm với nhận định về khái niệm này.

8


1.1.2. Đặc điểm của án lệ
Trên cơ sở khái niệm của án lệ ta có thể rút ra một số những đặc điểm
cơ bản của án lệ nhƣ sau:
Thứ nhất, án lệ đƣợc hình thành từ cơ quan xét xử, cụ thể là các bản án,
quyết định của Tòa án giải quyết các vụ việc trƣớc đó. Nội dung án lệ nằm ở

các phân tích, nhận định của Thẩm phán, Hội đồng xét xử hay nói một cách
ngắn gọn thì án lệ là nguồn luật do Thẩm phán ban hành.
Thứ hai, nội dung của án lệ phải bảo đảm có tính mới và phù hợp với
các điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của mỗi quốc gia.
Thứ ba, phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền lựa chọn và công
nhận. Mỗi một bản án hoặc quyết định của Tịa án khơng đƣơng nhiên trở
thành một án lệ mà nó phải đƣợc lựa chọn, xem xét đánh giá rất kỹ lƣỡng của
một cơ quan chuyên môn nhất định.
Thứ tƣ, có tính bắt buộc tn theo. Tuy nhiên, ở mỗi một quốc gia giá
trị hiệu lực của án lệ không giống nhau. Trong các quốc gia theo truyền thống
thơng luật thì án lệ với vị trí vai trị chính yếu là nguồn luật cơ bản. Nhƣng
đối với các quốc theo truyền thống dân luật, trong đó có Việt Nam thì nó chỉ
là vai trị thứ yếu trong các nguồn luật. Vì vậy, án lệ chỉ dừng lại ở mặt hỗ trợ
các nguồn luật khác nên chỉ có tính nghiên cứu và có thể áp dụng nếu có đủ
điều kiện.
1.2. Vị trí và vai trị của án lệ
1.2.1 Vị trí của án lệ ở các nước theo hệ thống thông luật
Án lệ ở các quốc gia theo hệ thống thông luật là một loại nguồn chủ
yếu, quan trọng và thƣờng xuyên đƣợc các thẩm phán xem xét trong quá trình
xét xử. Tuy nhiên, ở các quốc gia này thì luật thành văn vẫn có giá trị cao
hơn án lệ. Luật thành văn là các quy định của pháp luật đƣợc ban hành bởi

9


các cơ quan lập pháp. Theo nguyên tắc tính tối cao của lập pháp/nghị viện thì
luật thành văn có giá trị ƣu tiên áp dụng hơn án lệ. Nếu đã có quy định pháp
luật trong luật thành văn thì phải áp dụng quy định đó để xét xử và luật thành
văn khi ra đời có thể bãi bỏ án lệ. Án lệ chỉ ra đời và đƣợc áp dụng khi chƣa
có quy định trong luật thành văn hoặc luật thành văn quy định chƣa rõ ràng

về một vấn đề thực tế phát sinh. Thực tiễn hiện tại ở các nƣớc thông luật cho
thấy Nghị viện của các nƣớc nhƣ Anh, Hoa Kỳ đã ban hành các văn bản pháp
luật để bãi bỏ các án lệ của tịa án. Khơng chỉ thế, với xu thế ngày càng xích
lại gần nhau giữa hệ thống thông luật và hệ thống dân luật, các quốc gia
thông luật ngày càng ban hành nhiều VBQPPL thành văn để điều chỉnh, theo
đó phổ biến của việc sử dụng án lệ trong xét xử ở các nƣớc này đang giảm
dần. Nguyên thẩm phán nổi tiếng của Tòa tối cao Úc - Michael Kirby nhận
định: “Sự gia tăng số lƣợng và tầm quan trong của các VBQPPL với tƣ cách
là nguồn luật dẫn đến sự sụt giảm tƣơng ứng về ý nghĩa của học thuyết án lệ
đối với việc làm rõ luật”
1.2.2. Vị trí của án lệ ở các nước theo hệ thống dân luật
Án lệ ở các nƣớc theo hệ thống dân luật không thừa nhận án lệ là
nguồn luật chính nhƣ trong hệ thống thơng luật. Nhƣng ngày nay đang có xu
hƣớng đề cao vai trị của án lệ. Luật thành văn là cơ sở quan trọng nhất cho
sự lập luận của các thẩm phán, án lệ chỉ có vai trị hỗ trợ. Do vậy, án lệ trong
pháp luật của các nƣớc thuộc hệ thống dân luật thƣờng chỉ nhận đƣợc sự
ngầm hiểu về giá trị pháp lý chính thức.
1.2.3 Vị trí của án lệ trong các nguồn luật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, án lệ đã đƣợc thừa nhận là một nguồn luật chính thức từ
sau khi có Nghị quyết số 03. Và tại quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày
31/10/2012 của Chánh án TANDTC quyết định về việc “phê duyệt đề án phát
triển án lệ của TANDTC” thể hiện ví trí của án lệ nhƣ sau:

10


- Án lệ bổ trợ cho các văn bản quy phạm pháp luật: các quy phạm pháp
luật trong các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc áp dụng khi xét xử và án lệ
là để định hƣớng cho Tòa án các cấp áp dụng pháp luật thống nhất, chính xác,
giải quyết vụ việc khi khơng có văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật điều

chỉnh;
- Mối quan hệ tƣơng hỗ: án lệ là sự bổ sung cho sự thiếu hụt của các
văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật khi chƣa có văn bản hƣớng dẫn áp
dụng pháp luật điều chỉnh. Khi các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề đƣợc án lệ giải
quyết trƣớc đó thì án lệ không đƣợc áp dụng nữa mà Thẩm phán phải áp dụng
văn bản quy phạm pháp luật mà cơ sở hình thành từ những cách ứng xử pháp
lý của các vụ án cụ thể trƣớc đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 BLDS quy đinh: “ Trường hợp
không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của
Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.”
Nhƣ vậy, án lệ đã đƣợc thừa nhận là một nguồn luật chính thức ở nƣớc
ta. Tuy nhiên, án lệ vẫn chỉ là một nguồn luật bổ trợ cho các văn bản quy
phạm pháp luật và có giá trị hiệu lực thấp so với các nguồn luật khác.
1.2.4 Vai trò của án lệ
Ở Việt Nam cũng giống nhƣ các nƣớc trên thế giới có áp dụng án lệ thì
vai trị chủ yếu của án lệ là một nguồn bổ trợ, giải thích và hƣớng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật trong quốc gia. Vai trị của án lệ đƣợc cụ thể hóa
tại quan điểm chỉ đạo đƣợc nêu tại Quyết định số 74 của Chánh án TANDTC
nhƣ sau:
- Án lệ là Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao và Quyết định giám đốc thẩm của Tòa chuyên trách Tòa án
11


nhân dân tối cao đƣợc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông
qua, trở thành án lệ có giá trị tham khảo đối với Thẩm phán khi giải quyết các
vụ việccụ thể.
- Để hƣớng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh

nghiệm xét xử; Tịa án nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành án lệ, có
quyền giám sát các Tịa án cấp dƣới trong việc tham khảo, viện dẫn án lệ của
Tòa án nhân dân tối cao để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật trong xét
xử. Nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong công tác xét xử tại phiên tòa
cũng nhƣ tăng cƣờng việc bồi dƣỡng, đào tạo các chức danh tƣ pháp, bảo
đảm các yêu cầu của cải cách tƣ pháp. Ngồi ra án lệ có những vai trị khác
nhƣ:
Án lệ góp phần hình thành nên các văn bản quy phạm pháp luật mới.
Án lệ ra đời ra do sự thiếu hụt các văn bản pháp luật quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành. Do đó, khi hình thành, án lệ sẽ là nguồn cung cấp để
pháp điển hóa thành văn bản hƣớng dẫn hoặc có thề là nguồn đề nghị sửa đổi
về một quy phạm pháp luật cụ thể có liên quan.
Án lệ có thể góp phần tạo nên tập quán. Trong trƣờng hợp một giải
pháp pháp lý đƣợc hình thành thơng qua án lệ không trở thành một qui phạm
văn bản nhƣng lại đƣợc thừa nhận trong thực tiễn nhƣ là một cách xử sự hợp
lý đúng đắn thì trải qua một thời gian đủ dài, giải pháp đó có thể trở thành tập
quán - một loại nguồn của pháp luật.
Án lệ góp phần giải quyết vụ việc nhanh chóng, hiệu quả. Để xây dựng
các nghị quyết hƣớng dẫn áp dụng pháp luật, TANDTC phải có sự tổng kết
kinh nghiệm xét xử. Hoạt động này địi hỏi nhiều cơng sức và thời gian trong
khi nhu cầu của thực tiễn địi hỏi phải có hoạt động giải thích pháp luật nhanh
chóng nhằm bảo đảm giải quyết vụ việc hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của

12


các bên liên quan. Do đó, việc án lệ ra đời sẽ góp phần nâng cao điều này,
qua đó nâng cao hiệu lực thi hành của VBQPPL.
1.3. Khái quát chung về áp dụng án lệ
1.3.1. Khái niệm của việc áp dụng án lệ

Ở các nƣớc thông luật, áp dụng án lệ của tòa án là hoạt động thƣờng
xuyên của tòa án. Nếu hiểu án lệ là các bản án, quyết định của tịa án có chứa
các quy tắc hoặc ngun tắc pháp lý thì hoạt động áp dụng án lệ cũng tƣơng
tự nhƣ hoạt động áp dụng văn bản pháp luật để giải quyết các vụ việc. Xét về
bản chất thì cả hai hoạt động này đều là hoạt động áp dụng pháp luật. Hoạt
động áp dụng án lệ của tòa án ở ác nƣớc này đƣợc thực hiện theo nguyên tắc
stare decisis (nguyên tắc án lệ). Nguyên tắc này yêu cầu các vụ việc giống
nhau phải đƣợc giải quyết nhƣ nhau nhằm bảo đảm công bằng. Do chịu ảnh
hƣởng từ học thuyết thực chứng pháp lý nên nguyên tắc án lệ ngày nay ở các
nƣớc thông luật đƣợc hiểu là nguyên tắc bắt buộc tuân theo án lệ (doctrine of
binding precedent).Các tịa án có thể viện dẫn án lệ trong các quyết định làm
cơ sở pháp lý độc lập trong phần lập luận của mình để đƣa ra phán quyết
chính thức. Vì vậy, hoạt động áp dụng án lệ của các tịa án ở các nƣớc thơng
luật xuất phát từ loại nghĩa vụ chính thức (de jure obligation). Ở các nƣớc
dân luật, không thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thức bắt buộc mà chỉ
là nguồn giá trị tham khảo. Án lệ không phải là cơ sở pháp lý độc lập để tòa
án ra quyết định hay là căn cứ để kháng cáo lên tòa án cấp trên. Vì vậy, ở các
nƣớc này có sự khác biệt giữa hoạt động áp dụng án lệ và hoạt động áp dụng
văn bản pháp luật. Chức năng áp dụng án lệ của tòa án đƣợc thực hiện dựa
theo nguyên tắc “jurisprudence constante” - “tiền lệ tư pháp”.
Nguyên tắc này yêu cầu rằng, khơng có một quyết định đơn lẻ nào bắt
buộc tòa án, các tòa án xem án lệ nhƣ là một nguồn luật có tính chất thuyết
phục.

13


Thuật ngữ “jurisprudence” gần giống với thuật ngữ “precedent” thể
hiện đƣờng lối xét xử của tòa án. Những quan điểm của tòa án đƣợc vận dụng
một cách thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại sẽ càng có giá trị thuyết phục trong quá

trình xét xử. Điều này khác với nguyên tắc stare decisis ở các nƣớc thơng luật
là tịa án chấp nhận một quyết định đơn lẻ (single decision) viện dẫn làm cơ
sở pháp lý để ra quyết định bởi án lệ đƣợc thừa nhận là nguồn luật chính thức.
Mặc dù khơng bắt buộc chính thức nhƣng nếu các tịa án khơng tn theo án
lệ của các tịa tối cao mà khơng có những lý lẽ hợp lý thì bản án của họ có
nguy cơ bị hủy. Vì vậy, các thẩm phán thƣờng xuyên theo dõi và vận dụng
các án lệ của tịa tối cao nhằm tránh bị hủy án. Vì vậy, hoạt động áp dụng án
lệ của tòa án ở các quốc gia này xuất từ là loại nghĩa vụ thực tế (de facto
obligation) chứ không phải là loại nghĩa vụ pháp lý hay chính thức (de jure
obligation).
Mặc dù quan niệm về hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở các nƣớc
thông luật và các nƣớc dân luật có sự khác biệt nhƣng xét về bản chất thì hoạt
động áp dụng án lệ của tòa án ở hai truyền thống pháp luật này vẫn có những
điểm tƣơng đồng nhƣ sau: (i) đều là hoạt động thƣờng xuyên của tòa án nhằm
giải quyết các vụ việc; (ii) đều là hoạt động phát sinh từ nghĩa vụ của tịa án.
Có thể hiểu, chức năng áp dụng án lệ của tòa án là phương diện hoạt động
nhằm áp dụng các khuôn mẫu, chuẩn mực trong các bản án, quyết định để
giải
quyết vụ việc có tình tiết tương tự đang đặt ra.
1.3.2. Đặc điểm của việc áp dụng án lệ
Nhìn chung, hoạt động áp dụng án lệ có những đặc điểm khác với hoạt
động áp dụng văn bản pháp luật nhƣ sau:
Thứ nhất, hoạt động áp dụng án lệ của tòa án thƣờng đƣợc thực hiện
theo yêu cầu của nguyên tắc tƣơng tự - các vụ việc giống nhau phải đƣợc giải

14


quyết nhƣ nhau nhằm bảo đảm cơng bằng. Tịa án cần phải chứng minh có sự
tƣơng tự giữa tình tiết trong bản án, quyết định trƣớc (án lệ) với tình tiết của

vụ việc đang đặt ra khi áp dụng án lệ. Trong khi đó, áp dụng văn bản pháp
luật cần tịa án xác định các tình tiết của vụ việc nằm trong phạm vi khái quát
của quy phạm pháp luật thì áp dụng để giải quyết vụ việc mà khơng cần
chứng minh tình tiết tƣơng tự. Vì vậy, có thể nói rằng, hoạt động áp dụng án
lệ thƣờng sẽ phức tạp hơn so với hoạt động áp dụng văn bản pháp luật.
Thứ hai, hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và
thứ bậc hệ thống tòa án. Nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án đƣợc xác định
tƣơng ứng với thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án. Nếu một tịa án có thẩm
quyền tạo lập án lệ đối với các tịa án khác thì có nghĩa là các tịa án này bắt
buộc phải tuân theo án lệ của tòa án đó. Vấn đề xác định thứ bậc giữa các tịa
án trong hệ thống tịa án đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động áp dụng
án lệ của tòa án ở các nƣớc thông luật. Tuy nhiên, vấn đề xác định thứ bậc
giữa các tịa án khơng phải là vấn đề quá quan trọng trong hoạt động áp dụng
án lệ của tòa án ở các nƣớc dân luật bởi vì quyền năng tạo lập chủ yếu tập
trung vào các tịa án tối cao. Trong khi đó, hoạt động áp dụng văn bản pháp
luật dựa vào hiệu lực pháp lý, các văn bản pháp luật tồn tại theo trật tự thứ
bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp. Trong đó, văn bản có hiệu lực cao
nhất là hiến pháp, kế đến là các văn bản luật và sau cùng là văn bản dƣới luật.
Về nguyên tắc chung, tòa án sẽ áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
nếu xảy ra trƣờng hợp cùng một vấn đề nhƣng có quy định khác nhau giữa
các văn bản pháp luật.
Thứ ba, hoạt động áp dụng án lệ của tòa án có tính chất mềm dẻo, linh
hoạt hơn hoạt động áp dụng văn bản pháp luật. Các quy phạm pháp luật
(explicit rule) trong các văn bản pháp luật đƣợc trình bày bằng ngơn ngữ
pháp lý, câu chữ rõ ràng. Vì vậy, có thể nắm bắt nội dung các quy phạm này
dựa theo logic hình thức theo kiểu tƣ duy tam đoạn luận “nếu…thì….”. Tuy
15


nhiên, các quy tắc án lệ tồn tại trong các lập luận hay quan điểm của tịa án

nên thƣờng khơng có cấu trúc và ngơn ngữ thể hiện rõ ràng nhƣ các quy
phạm pháp luật. Vì vậy, các quy tắc án lệ thuộc loại quy tắc có tính chất
ngầm định (implicit rule). Dó đó, khi áp dụng án lệ tịa án cố gắng nắm bắt
nội dung, tinh thần của các lý lẽ trong các bản án, quyết định trƣớc chứ
không phải xác định nội dung của các quy phạm pháp luật thông qua ý nghĩa
câu chữ trong văn bản pháp luật khi áp dụng văn bản pháp luật. Ngoài ra, tính
mềm dẻo cịn đƣợc thể hiện ở chỗ, khi áp dụng án lệ tịa án có nhiều cách
thức khác nhau để khơng áp dụng án lệ, ví dụ nhƣ, cách thức phân biệt
(distinguishing) chỉ ra sự khác biệt về tình tiết, thu hẹp phạm vi của quy tắc
án lệ. Trong khi đó, nếu tịa án giải quyết một vấn đề pháp lý nào đó nhƣng
đã có quy phạm pháp luật quy định rõ ràng thì thƣờng khó có thể từ chối áp
dụng vì lý do quy phạm pháp luật đó không hợp lý. Cần lƣu ý rằng, sự mềm
dẻo, linh hoạt đƣợc đề cập ở đầy là xuất phát từ bản chất của nguồn luật án lệ
khác với văn bản pháp luật chứ khơng phải là mềm dẻo ở khía cạnh thực hiện
nguyên tắc tiền lệ (doctrine of stare decisis) trong hoạt động áp dụng án lệ.
Chẳng hạn, ở Anh trƣớc năm 1966, các tòa án áp dụng án lệ thực hiện theo
nguyên tắc tiền lệ rất cứng nhắc.
1.4. Nguyên tắc áp dụng án lệ
Án lệ cũng nhƣ các nguồn luật khác, có cơ chế hình thành riêng.
Thơng thƣờng để hình thành một án lệ trƣớc hết phải có bản án, khơng phải
tồn bộ bản án đó đƣợc coi là án lệ mà chỉ có một phần trong đó và không
phải bản án nào cũng trở thành án lệ.
Nguyên tắc áp dụng án lệ là những nguyên lý, tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên
suốt quá trình sử dụng án lệ vào việc xét xử.

16


Để hiểu đƣợc án lệ thì ngồi khái niệm và đặc điểm của án lệ cũng cần
tìm hiểu về các nguyên tắc áp dụng án lệ bởi vì các nguyên tắc này giúp

chúng ta biết án lệ đƣợc áp dụng trong hoạt động xét xử nhƣ thế nào.
Nhìn chung, các quốc gia sử dụng án lệ trên thế giới áp dụng một số
nguyên tắc nhƣ sau:
– Án lệ phải tồn tại từ lâu và phù hợp với nội dung vụ việc đang xem
xét. Án lệ càng tồn tại lâu càng chứng tỏ giá trị của mình, đó là những án lệ
có khả năng thích ứng với sự thay đổi của các điều kiện, hoàn cảnh thực tế và
đƣơng nhiên là án lệ phải phù hợp với nội dung vụ việc đang xem xét thì mới
đạt đƣợc hiệu quả trong việc xét xử. Ví dụ nhƣ án lệ “Donoghue v Stevenson
[1932]” có từ năm 1932 cho đến nay là 75 năm vẫn đƣợc áp dụng để xét xử
và án lệ này sẽ cịn tiếp tục đƣợc áp dụng.
- Tồ án cấp dưới có nghĩa vụ phải áp dụng án lệ của toà án cấp
trên. Nguyên tắc này đặt ra nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các cấp của toà
án và thể hiện sự tôn trọng đối với phán quyết của toà án cấp trên.
- Khi vấn đề cần giải quyết đã có luật thành văn thì luật thành văn có
giá trị cao hơn án lệ, tuy nhiên trong trường hợp các quy định trong luật
thành văn khơng rõ ràng thì án lệ được coi là một trong những cơ sở quan
trọng để giải thích luật thành văn. Có thể nói, đây là một biện pháp để hạn
chế sự tuỳ tiện và lạm quyền của thẩm phán trong quá trình xét xử. Các thẩm
phán khơng chỉ tìm hiểu án lệ khi xét xử mà cịn phải biết tình huống đó đã
có quy phạm pháp luật thành văn nào điều chỉnh chƣa.
- Tồ án khơng áp dụng án lệ chỉ trong trường hợp chỉ ra được tình
tiết khác biệt cơ bản giữa án lệ và vụ án đang xét xử. Nhƣ đã phân tích thì án
lệ đƣợc sử dụng để xét xử những vụ việc có tình tiết tƣơng tự trong tƣơng lai
nên nếu có một sự khác biệt cơ bản giữa án lệ và vụ án đang xét xử thì đƣơng
nhiên tồ án sẽ khơng áp dụng án lệ đó nữa. Tuy nhiên nguyên tắc này phụ
17


thuộc khá nhiều vào ý chí chủ quan của thẩm phán bởi vì khái niệm tình tiết
khác biệt cơ bản thì khơng một quy phạm nào có thể định nghĩa đƣợc chính

xác. Để coi một tình tiết khác nhau là cơ bản hay khơng cịn phụ thuộc vào
khả năng lập luận và thuyết phục của các luật sƣ tại phiên tồ.
- Nhiều khi án lệ được coi có giá trị như luật thành văn, đặc biệt là đối
với những vụ án liên quan đến giải thích hiến pháp. Ví dụ nhƣ ở Hoa Kỳ
khơng có văn bản pháp luật nào quy định quyền nạo thai của phụ nữ nhƣng
án lệ của toà án tối cao khẳng định rằng việc cấm nạo thai là vi phạm quyền
tự do cá nhân mà hiến pháp quy định, từ đó tất cả mọi ngƣời đều thừa nhận
việc nạo thai là hợp pháp.
– Việc áp dụng án lệ phải bảo đảm được tính chắc chắn và sự ổn định
của một hệ thống pháp luật. Qua quá trình xét xử thì số lƣợng án lệ ngày
càng tăng lên, sẽ có rất nhiều án lệ mà nhiều khi các thẩm phán không thể
biết hết đƣợc, điều này có thể dẫn đến những sự thiếu chính xác thậm chí
mâu thuẫn trong xét xử. Nếu hiện tƣợng này diễn ra nhiều lần sẽ làm cho hệ
thống pháp luật mất đi tính ổn định và chắc chắn. Vì vậy khi áp dụng án lệ
đòi hỏi các thẩm phán phải thận trọng và suy xét kỹ lƣỡng.
– Án lệ có thể bị phủ nhận bởi cơ quan lập pháp. Cơ quan lập pháp có
thể thơng qua luật thành văn điều chỉnh mối quan hệ đƣợc giải quyết bởi án
lệ, tuy nhiên ở những nƣớc tồ án có chức năng xem xét tính hợp hiến của
luật pháp thì tồ án có thể ra phán quyết về việc luật thành văn đó khơng phù
hợp với hiến pháp.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quốc gia áp dụng án lệ giải quyết vụ
việc dân sự, bất kể quốc gia đó thuộc hệ thống thông luật hay dân luật. Tuy
nhiên, khi áp dụng án lệ trong giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án các quốc gia
đó cũng phải tuân theo nguyên tắc nhất định tùy vào sự ảnh hƣởng của án lệ

18


đối với hệ thống pháp luật đó và đƣợc quy định trong Hiến pháp hoặc Luật
Tố tụng dân sự của quốc gia đó.

Ở Hoa Kỳ, quốc gia theo hệ thống thông luật, nguyên tắc án lệ
(doctrine of staredecisis) đã đƣợc áp dụng kể từ khi giành đƣợc độc lập vào
năm 1776. Trƣớc đó, nguyên tắc này đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ XIII đến
trƣớc thế kỷ XIX tại Anh. Học thuyết “stare decisis” là một thuật ngữ nguồn
gốc từ tiếng Latinh với đầy đủ là: “stare decisis at non quiet movere”, dịch
sang tiếng Anh là “stand by the thing decided and do not disturb the calm”,
tạm dịch là: “củng cố những gì đã đƣợc quyết định và đừng thay đổi”. Theo
nguyên tắc này, các Tòa án khi đƣa ra phán quyết để giải quyết vụ việc buộc
phải dựa vào quyết định của Tòa án trƣớc (án lệ) nhằm đảm bảo tính chắc
chắn, sự ổn định và tính nhất quán trong việc áp dụng pháp luật. Nhƣ đã nói,
mặc dù án lệ chƣa đƣợc thừa nhận là nguồn pháp luật ở bất kỳ văn bản nào
của Hòa Kỳ nhƣng việc hình thành và phát triển rất tự nhiên của nguyên tắc
stare decisis cũng nhƣ việc thẩm phán Hoa Kỳ thƣờng xuyên viện dẫn án lệ
để làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự thì có thể thấy việc áp dụng án lệ ở
quốc gia này là nghĩa vụ bắt buộc đối với Tòa án.
Ở Pháp, quốc gia theo hệ thống dân luật, coi trọng pháp luật thành
văn và xem văn bản quy phạm pháp luật là nguồn luật cơ bản và quan trọng
nhất. Trong khi đó, án lệ chƣa bao giờ đƣợc thừa nhận là nguồn luật chính
thức mà chỉ đƣợc xem là một nguồn giải thích pháp luật.
Sở dĩ vai trị của án lệ trong của Pháp nói riêng và của các quốc gia
châu Âu lục địa nói chung khơng thực sự rõ nét bởi vì hệ thống pháp luật của
các quốc gia này gắn liền với học thuyết phân quyền ở châu Âu vào thế kỷ
XIX. Theo học thuyết phân quyền, quyền lực nhà nƣớc đƣợc chia làm 3
nhánh độc lập và kiểm soát lẫn nhau: Lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Tòa
án thuộc nhánh quyền lực tƣ pháp, chỉ có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp,

19



×