Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề tài Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn Tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.59 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 ================== I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nói chung và phân môn tập đọc nói riêng. Mỗi phân môn đều có mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học khác nhau. Vậy làm thế nào để thực hiện việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng cũng như đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đây là một vấn đề khó, bởi vì năng lực về ngôn ngữ Tiếng việt cũng như trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh khác nhau. Việc điều chỉnh nội dung và phương pháp của môn tập đọc lớp 3 là vấn đề mà mỗi giáo viên tiểu học phải suy nghĩ và lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp. Đó là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chúng ta cần giải quyết. II/.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Những yêu cầu chung: Nhìn chung đối với môn tập đọc học sinh được chú trọng hình thành 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.Thời lượng chung của môn tập đọc 3 tiết/ tuần, chiếm 37,5%. Để thực hiện việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tập đọc trước hết: - Giáo viên cần nắm vững mục tiêu của từng bài học (xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng). - Lựa chọn các nội dung dạy học cho phù hợp với học sinh của lớp mình phụ trách. - Sử dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài hay nói chính xác đó là kế hoạch bài học của giáo viên trong mỗi tiết lên lớp. - Thông qua kế hoạch bài học, giáo viên sẽ hình thành cho học sinh kiến thức kỹ năng của môn học cũng như tình cảm thái độ. 2. Nội dung chương trình: Nội dung chương trình môn Tập đọc được xây dựng gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm học trong 2 tuần (ngoài chủ điểm “Ngôi nhà chung” học trong 3 tuần). Các chủ điểm cụ thể (ở nội dung phân phối chương trình lớp 3).. 1 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng: Để nắm vững những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, làm cho giờ dạy Tập đọc lớp 3 nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả thiết thực. Khi dạy giáo viên cần điều chỉnh phù hợp theo từng đối tượng học sinh trong lớp theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng ở từng giai đoạn: 3.1.Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng học kỳ I *Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: + Đọc đúng một bài khoảng 60 tiếng trong thời gian một phút. + Đọc đúng từ, đúng dấu, rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn trong bài đọc (thơ hay văn xuôi). + Đọc đúng: ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa. + Biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và người dẫn truyện. + Biết nhắc lại các nhân vật , chi tiết, hình ảnh nổi bật, trong các bài đã đọc. *Rèn kỹ năng đọc – hiểu: +Biết cách đọc thầm: Hiểu nghĩa từ, đoạn văn, đoạn thơ, nội dung chính của bài. +Biết trả lời được những câu hỏi về nội dung bài. +Biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đã học. +Đọc thuộc ba khổ thơ, bài thơ ( khoảng 60-70 tiếng). 3.2. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng học kỳ II * Rèn kỹ năng đọc thàng tiếng: + Đọc đúng một bài khoảng 150 tiếng trong thời gian 2, 3 phút. + Đọc đúng từ, đúng dấu, rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn trong bài đọc (thơ hay văn xuôi). + Biết đọc đúng: ngắt nghỉ hơi ngay dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy, dấu chấn than, dấu hai chấm. + Đọc đúng các từ ngữ trong từng nội dung bài. + Đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy). + Biết đọc diễn cảm( đọc gịong vui – buồn – giận - dữ - trang nghiêm. 2 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Lưu ý: Đọc diển cảm dành cho học sinh giỏi, khá. * Rèn kỹ năng đọc – hiểu: + Biết cách đọc thầm: Tìm hiểu ý chính của đoạn, nội dung chính của bài. + Biết trả lời được những câu hỏi về nội dung và ý nghĩa bài học. Biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật. + Đọc thuộc một số bài thơ, đoạn văn ngắn ( bài thơ 10 – 12 dòng, bài văn xuôi khoảng 80 chữ). Sau khi xác định chuẩn kiến thức kỹ năng ở từng giai đoạn ta có kế hoạch điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học: Yêu cầu của việc điều chỉnh nội dung dạy học được phân chia từng bài cụ thể trong sách giáo khoa và được quy định theo phân phối chương trình của từng bài. Đối với giáo viên thực hiện nội dung dạy học thông qua giảng dạy từng bài học cụ thể. Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình. Muốn vậy giáo viên phải xác định được mục tiêu, phương pháp dạy học theo từng bài hay nói cách khác đó là kế hoạch bài học của giáo viên trong mỗi tiết lên lớp. Thông qua kế hoạch bài học, giáo viên sẽ hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng của môn học cũng như tình cảm, thái độ giáo dục phù hợp với nội dung bài học. Thực hiện điều chỉnh nội dung bài học theo từng đối tượng học sinh và vấn đề khó bởi sự khác biệt của từng học sinh về năng lực (đặc biệt về ngôn ngữ là rất lớn) Nguyên nhân do học sinh có hoàn cảnh sống, môi trường giao tiếp có sự khác biệt. Chẳng hạn học sinh dân tộc, học sinh cá biệt vốn từ và khả năng nhu cầu giao tiếp còn hạn chế. Trình độ tiếp thu không đồng đều. Để thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo đối tượng, thì người giáo viên phải hiểu rõ đối tượng học sinh của mình về mọi phương diện từ hoàn cảnh gia đình (kinh tế, xã hội), nhu cầu, năng lực, sở trường của mỗi em để có thể xác định các phương pháp dạy học phù hợp cho từng loại đối tượng. Thông thường ở mỗi lớp học đều có đủ các đối tượng học sinh như sau: - Học sinh có khả năng ngôn ngữ tốt (hay còn gọi là những em có trí thông minh ngôn ngữ). - Học sinh có khả năng bình thường và dạng thứ 3 là học sinh chậm phát triển về ngôn ngữ. Trong 3 dạng trên thì đối với học sinh dạng 3 là đối tượng cần có sự đầu tư quan tâm đặc biệt. Đối tượng này thường rơi vào học sinh dân tộc, học sinh cá biệt và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có vấn đề về ly hôn, sống với ông bà ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, sống cách biệt với khu dân cư. Hầu hết những em học sinh này có tính cách thụ động ít nói, hay nhút nhát, e thẹn nên các em sẽ khó bộc lộ cho mọi người (kể cả. 3 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> giáo viên) về năng lực thật sự của mình. Muốn thực hiện tốt người giáo viên cần có biện pháp tác động tích cực mà không làm trầm trọng thêm vấn đề của học sinh để giúp học sinh hòa đồng với tập thể. Từ đó động viên các em mạnh dạng nói lên suy nghĩ của mình để giáo viên có thể hiểu và giúp đỡ các em trong quá trình học tập, để có thể xác định các biện pháp dạy học cho từng loại đối tượng học sinh của mình. Trước hết nắm vững các quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp, dạy tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để thực hiện tốt yêu cầu dạy các kỹ năng về ngôn ngữ nói chung cũng như tập đọc nói riêng là: Đọc, viết, nghe, nói hay nói cách khác nội dung dạy học phải được cụ thể hóa bằng những tình huống giao tiếp cụ thể, làm cho nội dung học tập của học sinh thêm phong phú, tự nhiên và hấp dẫn. Đối với các bài tập đọc có nội dung theo hướng “mở” giáo viên cần căn cứ vào trình độ học sinh cụ thể để thực hiện sao cho phù hợp nhưng không vượt quá mức độ yêu cầu kiến thức và kỹ năng đề ra ở lớp 3. Đối với các bài tập đọc được lựa chọn nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên dựa vào đặc điểm phương ngữ chủ yếu của học sinh để xây dựng cụ thể và có thể điều chỉnh sao cho phù hợp *Giáo viên cần phải biết đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng loại văn bản. Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc và sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc đồng thanh, đọc theo vai…) để tìm hiểu nội dung bài. Biết tổ chức các trò chơi luyện đọc. Giáo viên cần sử dụng kí hiệu khi luyện đọc cho học sinh. Thực hiện quy trình giảng dạy một cách linh hoạt nhằm đạt được mục đích yêu cầu bài dạy. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc. Theo mức độ yêu cầu ở lớp 3(dựa theo hệ thống câu hỏi, bài tập ở sách giáo khoa). Khi giảng những nội dung cần thiết, có tác động trực quan trong tiến trình dạy. Tận dụng tranh minh họa ở sách giáo khoa và sử dụng đồ dung dạy học một cách thiết thực, tránh thiên về hình thức. Ở những bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng giáo viên cần chú ý cho học sinh luyện đọc kĩ hơn, có thể hướng dẫn học sinh vừa ghi nhớ nội dung vừa dựa vào một số từ ngữ trên bảng (điểm tựa) để đọc thuộc toàn bộ (đọc cá nhân, đọc đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải) hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện đọc thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh. Yêu cầu tối thiểu là học thuộc từ 8 đến 10 dòng thơ trên lớp. Khi dạy Tập đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài (Giáo viên có thể gợi dẫn bằng một – hai câu hỏi phụ để học sinh dễ trả lời, tùy thuộc vào trình độ học sinh của lớp); tránh đặt thêm những câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu cầu bài học.. 4 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ: Khi dạy bài “Cảnh đẹp non sông” (Sách Tiếng việt 3, tập 1, trang 98) giáo viên có thể thay đổi hình thức câu hỏi 3: - Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? Em hãy chọn câu trả lời đúng: a. Đó là chúng em. b. Đó là nhân dân ta. c. Đó là thiên nhiên. Đối với những câu hỏi như vậy không những các học sinh khá, giỏi trả lời được mà những em trung bình vẫn có thể xác định đúng và dể hiểu. Ví dụ 2: Bài “Mưa” (Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 135) giáo viên cũng có thể thay đổi hình thức câu hỏi 4: - Hình ảnh Bác Ếch gợi cho em nghĩ đến ai ? Em hãy chọn câu trả lời đúng: a.Em nghĩ đến các cô chú công nhân. b.Em nghĩ đến các cô chú bộ đội. c.Em nghĩ đến các cô bác nông dân. Ví dụ 3: Bài “Về quê ngoại” (Sách Tiếng Việt 3, tập 1 trang 133). Khi kết thúc phần tìm hiểu bài giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để phát triển học sinh giỏi: - Hãy tìm câu thơ trong bài có hình ảnh so sánh? Trong quá trình dạy học giáo viên cũng nên phân chia đối tượng để có cách dạy phù hợp: Ví dụ : *Đối với học sinh yếu: Khi tìm hiểu nội dung bài thì nên gơi ý để học sinh tìm, hay khi rèn đọc cần hướng dẫn học sinh đọc từng bước. Khi hướng dẫn học sinh nhận xét thì hệ thống câu hỏi đơn giản, dể hiểu. *Đối với học sinh giỏi: Phát huy trí lực bằng cách hỏi các câu hỏi khó hơn, học sinh tự nêu cách đọc nội dung bài đọc, nhận xét được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài…. 5 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Phương pháp dạy học: Giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp tích cực chủ động của học sinh. Các phương pháp thường được sử dụng trong dạy phân môn tập đọc chủ yếu là: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp diễn giảng. Đôi lúc các phương pháp hoạt động nhóm và các phương pháp khác củng vận dụng. III. Kết luận: Trong quá trình giảng dạy, để dạy tốt tiết học môn tập đọc đòi hỏi người giáo viên cần: - Hiểu được gia đình, hoàn cảnh của các em. - Nắm được đối tượng học sinh trong lớp. (Giỏi, khá, trung bình, yếu) để có phương pháp dạy phù hợp. - Xác định rõ mục tiêu bài dạy (chuẩn kiến thức kỷ năng). - Lựa chọn nội dung dạy phù hợp với nhóm đối tượng học sinh. - Sử dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài. - Sử dụng đồ dung dạy học có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên cần nắm vững các quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp dạy tích hợp và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, để thực hiện tốt yêu cầu kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Nội dung dạy học phải cụ thể hóa bằng những tình huống giao tiếp cụ thể, làm cho nội dung học tập thêm phong phú. Muốn được như vậy giáo viên cần phải đọc mẫu một cách chuẩn xác, phù hợp với từng loại văn bản. Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc và sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thực hiện quy trình giảng dạy một cách linh hoạt nhằm đạt được mục đích yêu cầu bài dạy. Có câu hỏi phụ cho học sinh trả lời, tránh đặt thêm câu hỏi vượt quá nội dung yêu cầu bài học. Và giáo viên cần chú ý thêm ở những bài tập đọc có 2 tiết, nội dung ở tiết 2 mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kỹ năng cao hơn ở tiết 1: ở tiết 1 chỉ yêu cầu HS đọc trôi chảy, rành mạch, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật…; ở tiết 2 yêu cầu giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật… Về mức độ cần đạt tốc độ đọc của HS / phút không phải HS đọc qua bài học đó mà GV yêu cầu cần đạt tốc độ đọc và phải tùy vào giai đoạn đọc khác nhau như: Giữa HK1, cuối HK1, giữa HK2 và cuối HK2. An thạnh 2, ngày 24 tháng 10 năm 2009 TM Khối 2-3. 6 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1.OÅn ñònh : ( 1’ ) 2.Baøi cuõ :(3') -Gọi HS đọc bài" Các em nhỏ và cụ già" và trả lời câu hỏi. ?Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? ?OÂng cuï gaëp chuyeän gì buoàn? - Giaùo vieân nhaän xeùt, cho ñieåm. - Nhaän xeùt chung khaâu kieåm tra. 3.Bài mới :  Giới thiệu bài : ( 1’ ) - Ghi baûng.  Hoạt động 1 :Luyeän đọc(16’) GV đọc mẫu bài thơ - Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng thieát tha, tình caûm. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng dòng thơ. - Giáo viên nhận xét từng học sinh về caùch phaùt aâm, caùch ngaét, nghæ hôi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. - Giáo viên gọi học sinh đọc từng khổ thô -Các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thô.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Haùt -2em, Lớp theo dõi nhận xeùt.. -Nghe.. -Caù nhaân nhaéc laïi.. -Nghe.. -Hoïc sinh noái tieáp nhau đọc. -Nghe.. -Hoïc sinh laéng nghe. -Cá nhân đọc tiếp nối. -Nghe. -Cá nhân đọc chú giải.. 8 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : đồng chí, nhaân gian, boài - Giáo viên cho học sinh đọc theo nhoùm ba - Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp noái 1 khoå thô - Cho cả lớp đọc bài thơ. -Nhóm đọc theo yêu cầu. -Học sinh đọc tiếp nối 1 lượt bài. -Lớp đọc đồng thanh..  Hoạt động 2 :Hướng dẫn tìm -Lớp đọc thầm theo yêu caàu. hieåu baøi ( 9’ ) - Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả -Cá nhân trả lời. baøi vaø hoûi : *Caâu 1:Con ong, con caù, con chim yêu những gì ?(Con ong yêu hoa vì hoa coù maät ngoït giuùp ong laøm maät. Con cá bơi yêu nước vì có nước cá mới sống được, bơi lội được.Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy, hót ca. - Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi : *Caâu 2:Haõy neâu caùch hieåu cuûa em veà moãi caâu thô trong khoå thô 2 ? - Giáo viên cho học sinh đọc câu maãu. - Giaùo vieân goïi hoïc sinh neâu caùch hieåu của từng em +Moät thaân luùa chín chaúng neân muøa maøng.  Moät thaân luùa chín khoâng laøm neân muøa luùa chín  Nhiều thân lúa chín mới làm neân muøa luùa chín +Moät người-đâu phaûi nhaân. -Cá nhân trả lời. -1 học sinh đọc -Cá nhân tự nêu. -Nghe.. 11 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> gian?Sống chăng,một đốm lửa tàn mà thoâi !  Một người không phải là cả loài người. / Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi.  Nhiều người mới làm nên nhân loại. / Sống cô đơn một mình, con người giống như một đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ taøn … - Giáo viên cho học sinh đọc thầm khoå thô cuoái vaø hoûi : *Câu 3:Vì sao núi không chê đất thaáp, bieån khoâng neân cheâ soâng nhỏ?(Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy). - Giáo viên cho học sinh đọc thầm khoå thô 1 vaø hoûi : * Caâu 4:Caâu luïc baùt naøo trong khoå thô noùi leân yù chính cuûa caû baøi thô ? - Giáo viên chốt ý : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí  Hoạt động 3 :Học thuộc lòng baøi thô ( 8’ ) - Giaùo vieân treo baûng phuï vieát saün baøi thơ, cho học sinh đọc. - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Con ong laøm maät, / yeâu hoa / Con cá bơi, / yêu nước ; // con chim ca, / yêu trời / Con người muốn sống, / con ơi. -Cá nhân trả lời.. -Học sinh đọc thầm -Cá nhân trả lời. -Nghe.. -Học sinh đọc -Nghe.. -Caù nhaân. 12 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. // - Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thô nhö : Con - Moät - Nuùi - Giáo viên gọi từng tổ nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. - Goïi hoïc sinh hoïc thuoäc loøng khoå thô. - Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thô coøn laïi. *Cho HS yếu đọc thuộc khổ thơ 1.. -Lớp đọc theo yêu cầu. -Từng tổ đọc theo yêu caàu. -5 HS yếu đọc ĐT theo yêu caàu. - HS Hoïc thuoäc loøng theo sự hướng dẫn của GV. - Hoïc sinh moãi toå thi theo yeâu caàu. - 2 học sinh thi đọc - Lớp nhận xét. - Giáo viên cho 2 tổ đọc tiếp sức bài thơ, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2. - Giaùo vieân cho hoïc sinh thi hoïc thuoäc caû baøi thô qua troø chôi :"Haùi hoa daân chuû" - Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc loøng caû baøi thô. - Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay. PGD Huyện Cù Lao Dung Trường Tiểu hoc an thạnh 2 “A”.. Moân: Tập Đọc Ngaøy daïy: thaùng 10 naêm 2009. 5 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> GV daïy:Nguyeãn Thò Haïnh. Tieát 24 I/ Muïc tieâu : -Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm ngắt nhịp hợp lí. -Hiểu ý nghĩa bài : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. -Trả lời được các câu hỏi trong SGK. -Thuoäc 2 khoå thô trong baøi. MTR:Giúp đỡ thêm cho HS yếu thuộc 1 khổ thơ trong bài. II/ Chuaån bò : GV :Bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 4.Cuûng coá – Daën doø : ( 2’ ) - GV hỏi lại tựa bài học? - Veà nhaø tieáp tuïc Hoïc thuoäc loøng caû baøi thô. - Lieân heä GD. - GV nhaän xeùt tieát hoïc. - Chuaån bò baøi "OÂn taäp GHKI (tieát 1)". 5 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×