Việc thiết kế web, đặc biệt là web cá nhân, không ghê gớm như những gì người ta
thường nghĩ về nó, nào là ngôn ngữ lập trình HTML, Visual Basic hay C++, nào là các
đoạn mã nguồn dài dằng dặc mà chỉ cần sai một dấu chấm là tất cả “đi tong”, nào là xử
lý đồ họa cao cấp, … Thật ra, việc đó vô cùng đơn giản: thiết kế trang web = gõ văn bản
+ trang trí. Tuy nhiên, vì đơn giản như thế mà các trang web cá nhân hơn thua nhau về
mặt thẩm mỹ, sáng tạo của người tạo ra chúng. Và việc này thì chẳng ai dạy cả, nó chỉ
phụ thuộc vào khả năng cá nhân và các kinh nghiệm có được nhờ tìm tòi.
Mạng Internet là phương tiện chính. Nó cung cấp cho chúng ta nguồn “tài nguyên
phong phú” gồm vô số các tiện ích, các phần mềm, hình ảnh, âm thanh, tư liệu, thủ
thuật, … để xây dựng một trang web hoàn chỉnh và sau đó, nhờ Internet, website của
bạn được mọi người biết tới. Vì thế, bạn càng chịu khó tìm kiếm, lục lọi, học hỏi bao
nhiêu, trang web của bạn sẽ phong phú và mang đặc biệt bấy nhiêu. Tuy nhiên, để có
được phong cách riêng, ngoài những kinh nghiệm thu thập được, bạn phải có được một
sự sáng tạo nhất định để sản phẩm của mình không đi theo lối mòn hay “màu mè đa
phong cách”.
Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số khái niệm, cách thức
căn bản nhất để tự thiết kế một trang web riêng, các thủ thuật trong việc khai thác
Internet và một số kinh nghiệm cần biết.
1. Trước tiên, bạn cần phải biết phân biệt website và web page (trang web). Các trang
web là các tập tin (thường là các tập tin văn bản gồm hình ảnh, tư liệu, nhạc, …) có
dạng *.HTML hay *.HTM. Website là một tập họp các trang web được liên kết với
nhau. Ví dụ, website của bạn gồm 3 web pages: 1 trang chủ giới thiệu sơ lược về gia
đình và công việc, 1 trang nói riêng về gia đình, 1 trang nói riêng về công việc. Người
đọc khi ở trang chủ, muốn biết thông tin về gia đình bạn, click vào mục GIA ĐÌNH,
mục này đã được tạo một liên kết dẫn đến trang web về thông tin gia đình bạn và trang
web này sẽ được mở lên. Tương tự nếu muốn từ trang chủ --> trang công việc, từ công
việc --> gia đình hay ngược lại.
2. Như đã nói ở trên, việc thiết kế web căn bản chỉ là gõ văn bản và trang trí. Đó là tính
năng của Microsoft Word. Vì thế, bạn dùng Word để tạo website cũng được.
Thật vậy, rất đơn giản. Đầu tiên, bạn mở Word và chọn File/New. Trong thẻ General,
bạn chọn Web Page. Tới đây là công việc của bạn: gõ thông tin, chèn hình ảnh, chèn âm
thanh, chọn màu nền, vẽ hình,…tất cả giống như khi bạn soạn thảo một văn bản. Xong
việc, bạn chọn File/Save và file đó sẽ được save dưới dạng file HTML.
Việc bạn cần biết thêm là việc tạo liên kết (hyperlinks). Ví dụ bạn đã hoàn thành 3 trang
web: trang chủ có tên là trangchu.html, trang về gia đình bạn - giadinh.html, trang giới
thiệu về công việc của bạn - congviec.html, tất cả chứa trong c:web. Trong trang
trangchu.html, đến mục giới thiệu gia đình, bạn quét chuột bôi đen chữ “gia đình”, click
phải chuột, chọn Hyperlinks, trong ô “Type File or Webpage name”, bạn gõ vào đường
dẫn đến trang giadinh.html (trong trường hợp này là c:webgiadinh.html). Click OK. Khi
đó, khi đưa chuột đến chữ gia đình, con trỏ chuột sẽ thay đổi và khi bạn click vào đó,
trang web giadinh.html sẽ được mở ra. Tượng tự như thế vời các liên kết đến
congviec.html và ngược lại.
Bạn còn có thể tạo một liên kết đến những trang web có sẵn trên mạng. Ví dụ, bạn
muốn từ trang chủ của mình đến ngay trang Yahoo!Mail, hãy gõ vài từ, đại khái như
“dzô Yahoo! xem có mail không?”. bôi đen chữ Yahoo!, click phải chuột, chọn
Hyperlinks và gõ địa chỉ của trang Yahoo!Mail (mail.yahoo.com) vào khung “Type File
or Webpage name” và click OK. Khi đó, khi người được đưa click chuột vào chữ
Yahoo!Mail trong trang chủ của bạn, trang mail.yahoo.com sẽ được mở.
3. Microsoft Word chỉ là giải pháp cho những trang web căn bản. Microsoft Frontpage
(MF, trong bộ Microsoft Office) mới là một phần mềm chuẩn, dành riêng cho việc thiết
kế web. Những tính năng của MF là chuyên nghiệp, tiện dụng và đầy đủ hơn so với
Word (dĩ nhiên rồi!). MF cung cấp cho bạn nhiều kiểu mẫu trang web có sẵn
(Format/Themes), những sơ đồ website của bạn giúp bạn kiểm soát dễ dàng các trang
web và các liên kết. Ngoài ra còn có có các chức năng khác như: tạo có nút bấm đổi
màu (Insert/Component/Hover Button), tạo dòng chữ chạy gang màn hình
(Insert/Component/Marquee), tạo máy đếm số lượt người đến thăm trang web của bạn
(Insert/Component/Hit Counter), tạo sổ thu thập ý kiến cho khách đến thăm bằng cách
đặt những câu hỏi (đại loại như: “bạn chấm mấy điểm cho website của tui?”) hay những
câu hỏi trắc nghiệm tự tạo, những “không gian” để khách viết những ý kiến của họ,…
(Insert/Form), tạo hiệu ứng đặc biệt cho các đối tượng (Format/DHTML Efeects) hay
khi chuyển từ trang này sang trang khác (Format/Page Transitions), ... Ngoài ra, bạn còn
có thể xem được trang web của mình sẽ hoạt động như thế nào bằng cách click vào thẻ
Priview ở góc dưới bên phải của màn hình. MF còn rất nhiều tính năng hấp dẫn khác
chờ bạn khám phá đấy, đừng lo MF rất dễ sử dụng vì nó gần như là phần mềm căn bản
nhất để tạo web.
4. Ngoài những phần mềm quen thuộc trên, bạn còn có nhiều lựa chọn khác để tạo
website cho mình. Trên mạng có rất nhiều phần mềm, tiện ích giúp bạn làm công việc
này, chẳng hạn như Site Craft. SiteCraft là một phần mềm hoàn hảo, thú vị, giúp những
người không biết một chút gì về ngôn ngữ HTML thiết kế được trang web riêng của họ
một cách dễ dàng. Với phần mềm này, bạn tạo ra một trang web theo từng bước một mà
chương trình sẽ “chỉ dẫn một cách tận tình”. Bạn click vào các nút Steeps (bước) 1 đến
6 để hoàn chỉnh website của mình. Đó là các công việc từ đơn giản nhất như việc tạo ra
cấu trúc của website, chọn tên và chủ đề của website, việc trang trí, chọn màu, đến việc
điều chỉnh các hiệu ứng âm thanh và hình ảnh đến việc tải (upload) và quảng bá trang
web của bạn trên Internet. Tất cả được được đơn giản hoá, bạn chỉ cần làm theo chỉ dẫn
của chương trình. SiteCraft cung cấp rất nhiều công cụ để bạn trang trí giao diện
website của mình như các wallpaper, các buttons, các ảnh động, âm thanh, ... Nếu bạn
vẫn chưa hài lòng, phần mềm sẽ có đường dẫn đến trang ( ) chủ để bạn
download thêm những gì mình cần. Ngoài ra, SiteCraft còn đọc được rất nhiều file
multimedia. Với sự hỗ trợ hoàn hảo về giao diện như thế, bạn chỉ cần tập trung cho
phần nội dung của trang web. Giao diện SiteCraft thân thiện, hiện đại và bắt mắt.
Nhưng điều làm cho chương trình này hấp dẫn là cách tạo ra một website cực kỳ dễ
dàng vì nó đã hỗ trợ hầu hết các công đoạn quan trọng. Bản demo của SiteCraft có dung
lượng khoảng 12MB, download tại: www.websitecraft.com/en/download.php .
5. Bạn còn có thể sử dụng các chương trình khác như:……….
6. Công việc thiết kế đã xong, bây giờ phải tìm cách đưa trang web của bạn lên mạng.
Đầu tiên, bạn phải kiếm một địa chỉ. Hãy vào các trang web sau, đăng ký cho mình 1 tài
khoản (giống như việc đăng ký mail trong Yahoo hay Hotmail). Qua e-mail. các trang
web sẽ cung cấp cho bạn một địa chỉ trang web của bạn theo username mà bạn đã đăng
ký, kèm theo đó là một mật mã để bạn quản lý tất cả các trang đã tải lên địa chỉ đó.:
www.topcities.com : cho phép bạn tải lên mạng tối 150 MB dữ liệu. Ngoài ra, còn những tính
năng khác như tạo forums (diễn đàn), form mail (khách có thể gởi mail trực tiếp đến
cho bạn một cách dễ dàng) hay guest book (sổ ý kiến của khách viếng thăm). Địa chỉ
trang web của bạn sẽ là: www..topcities.com
www.brinskerter.com với nhà cung cấp này, bạn sẽ có được một trang web sạch, nghĩa là trên
trang web của bạn sẽ không có bất kỳ mẫu quảng cáo nào cà. Địa chỉ web sẽ là:
www.brinkster.com/.
www.counter.com sẽ cung cấp cho bạn một máy đếm số lượt người truy cập vào trang web của
bạn.
7. Công việc cuối cùng là việc tài các trang web của bạn từ máy lên mạng. Bạn vào
trang chủ (trang cung cấp cho bạn địa chỉ) và đăng nhâp (log in) vào tài khoản của
mình. Vào mục Upload và bạn sẽ có thể chọn các file từ máy của mình tải lên trang web
đơn giản như việc chọn file đính lèm khi gửi mail bằng Yahoo! hay Hotmail. Cuối
cùng, bạn gõ vào khung địa chỉ tên trang web của mình và kiểm tra lại.
Giới thiệu và thuật ngữ
o HTML
o Bookmark
o Dynamic HTML
o Web browser(Trình duyệt web)
o Active Data Objects(ADO)
o Script
o Active Server Page (ASP)
o Structured Query Language - SQL
o ActiveX
o Hypertext Transfer Protocol-HTTP
o URL(Uniform Resource Locator)
o Hyperlink
o Website
o HTTP address
o Database
o Table
o Hypertext
o Multimedia
o World Wide Web - WWW
o File Transfer Protocol - FTP
o Internet
o Gopher
o Passwor
HTML là gì?
HTML (hay Hypertext Markup Language-Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản) là ngôn ngữ
đánh dấu chuẩn dùng lập trình các tài liệu World Wide Web, tài liệu là các tập tin văn
bản đơn giản. Ngôn ngữ HTML dùng các tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các
trình duyệt(Web browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và
graghics ,và đáp lại những thao tác của người dùng bởi các thao tác ấn phím và nhắp
chuột. Hầu hết các Web browser, đặc biệt là Microsoft Internet Explorer và Netscape
Navigator, nhận biết các tag của HTML vượt xa những chuẩn HTML đặt ra. Microsoft
FrontPage chỉ dùng để đọc và viết các tập tin HTML mà không hiểu ngôn ngữ HTML
yêu cầu phải làm gì.
- Dynamic HTML(DHTML-HTML động): là ngôn ngữ HTML mở rộng làm tăng
hiệu ứng trình bày văn bản và đối tượng khác. Trong FrontPage, bạn có thể sử dụng
thanh công cụ DHTML Effects để làm tăng cường hiệu ứng cho các thành phần của mà
không cần lập trình.
- Active Data Objects(ADO): Các thành phần gíup các ứng dụng của người
dùng(client applications) truy cập và chế tác dữ liệu cơ sở dữ liệu trên server qua 1 nhà
cung cấp.
- Active Server Page(ASP): là 1 tài liệu chứa script nhúng trên server . Web servers
tương thích ASP có thể chạy các script này. Trên máy trạm, 1 ASP là 1 tài liệu HTML
chuẩn có thể được xem trên bất kỳ máy nào trên Web browser nào.
- ActiveX: 1 tập hợp các kỹ thuật cho phép các thành phần phần mềm tương tác với
một thành phần khác trong môi trường mạng, bất chấp ngôn ngữ của thành phần được
tạo ra. ActiveX được dùng làm chính yếu để phát triển nội dung tương tác của World
Wide Web, mặc dù nó có thể sử dụng trong các ứng dụng người-máy và các chương
trình khác.
- URL(Uniform Resource Locator): địa chỉ tới một trạm Internet hay mạng nội bộ, laf 1
chuỗi cung cấp địa chỉ Internet của 1 Web site tài nguyên trên World Wide Web, đi
theo sau 1 nghi thức. URL thường dùng là [Bạn cần đăng ký để thấy được liên kết. ]
để chỉ định địa chỉ Web site trên Internet. Những URL khác là [Bạn cần đăng ký để
thấy được liên kết. ] [Bạn cần đăng ký để thấy được liên kết. ] [Bạn cần đăng ký để
thấy được liên kết. ]<...
- Bookmark: 1 vị trí trên 1 trang web có thể là đích của 1 hyperlink. 1 bookmark có thể
áp dụng cho 1 chuỗi ký tự tồn tại trên trang ngăn cách bởi bất kỳ ký tự nào. Bookmarks
cho phép tác giả link đến 1 phần đã chỉ định trên trang. Trong 1 URL, 1 bookmark được
đánh dấu phía trước bằng dấu thăng(#). Cũng được gọi là neo(anchor).
- Web browser(Trình duyệt web): Phần mền phiên dịch đánh dấu của các file bằng
HTML, định dạng chúng sang các trang Web, và thể hiện chúng cho người dùng. Vài
browser có thể cho phép người dùng gởi nhận e-mail, đọc newsgroups, và thực hiện các
file sound hoặc video đã được nhúng và trong tài liệu Web.
- Script: Một tập các chỉ lệnh dùng để báo cho chương trình biết cách thực hiện một thủ
tục qui định, như đang nhập vào hệ thống thư điện tử chẳng hạn. Các khả năng script
được cài sẵn trong một số chương trình. Bạn phải tìm hiểu cách viết script đó bằng loại
ngôn ngữ không khác gì ngôn ngữ lập trình mini. Có một số chương trình ghi script này
một cách tự động bằng cách ghi lại những lần gõ phím và chọn dùng lệnh của bạnh khi
bạn tiến hành thủ tục này. Các script giống như các macro, trừ một điều là thuật ngữ
macro được dành riêng để chỉ những script nào mà bạn có thể khởi đầu bằng cách ấn
một tổ hợp phím do bạn tự quy định.
- Structured Query Language - SQL: Trong các hệ quản lý cơ sở dữ liệu, đây là ngôn
ngữ vấn đáp do IBM soạn thảo được sử dụng rộng rãi trong máy tính lớn và hệ thống
máy tính mini. SQL đang được trang bị trong các mạng khách/chủ như là một phương
pháp làm cho các máy tính cá nhân có khả năng thâm nhập vào các tài nguyên của các
cơ sở dữ liệu hợp tác. Ðây là loại ngôn ngữ độc lập với dữ liệu; người sử dụng không
phải bận tâm đến vấn đề dữ liệu sẽ được thâm nhập vào bằng cách nào về mặt vật lý.
Theo lý thuyết, SQL cũng độc lập với thiết bị; có thể dùng cùng một ngôn ngữ vấn đáp
để thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu trên máy tính lớn, máy tính mini, và máy tính cá
nhân. Tuy nhiên, hiện nay có một số phiên bản của SQL đang bị cạnh tranh. SQL là
một ngôn ngữ vấn đáp lịch sự và súc tích chỉ với 30 lệnh. Bốn lệnh cơ bản ( SELECT,
UPDATE, DELETE, và INSERT) đáp ứng cho bốn chức năng xử lý dữ liệu cơ bản
(phục hồi, cải tiến, xoá, và chèn vào). Các câu hỏi của SQL gần giống cấu trúc của một
câu hỏi tiếng Anh tự nhiên. Kết quả của câu hỏi sẽ được biểu hiện trong một bản dữ liệu
bao gồm các cột (tương ứng với các trường dữ liệu) và các hàng (tương ứng với các bản
ghi dữ liệu).