TRƯỜNG THCS HẢI CHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ: Toán- Tin Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH Hải Lăng, ngày 10 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐIỂM “NHẤN” CỦA SỞ
Thực hiện chủ đề năm học 2010-2011 “Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục” và điểm nhấn “Đề cao trách nhiệm của người
thầy trong kiểm tra và chấm điểm”, tiếp tục thực hiện hiệu quả ba cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không“, “Mỗi thầy,
cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự giác và sáng tạo”, triển khai thực hiện
Công văn số 1017/GDĐT-GDTrH ngày 10/9/2010 của Sở GD&ĐT về quy định
kiểm tra, chấm điểm, quán triệt kế hoạch của nhà trường, Tổ Toán - Tin xây dựng
kế hoạch thực hiện với những nội dung sau đây:
I).TÌNH HÌNH KIỂM TRA, CHẤM ĐIỂM HIỆN NAY:
a).Ưu điểm:
-Tổ đã thực hiện quy trình ra đề, Các GV dạy cùng khối duyệt đề, rồi gửi chuyên
môn duyệt lại, in ấn và lưu trữ đề chặt chẽ
- Cơ bản các giáo viên trong tổ đã hiểu rõ tầm quan trọng việc kiểm tra chấm
điểm là để đánh giá kết quả dạy của thầy và học của trò.
- Tổ chức kiểm tra (coi thi) khá nghiêm túc, chấm điểm khách quan
- Bảo đảm đủ số lượng tối thiểu cho từng loại điểm, không có hiện tượng cấy
điểm.
b).Hạn chế:
- Ra đề chưa bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng, không bảo đảm tỷ lệ lượng
kiến thức, kỹ năng đạt mức độ hiểu, vận dụng và sáng tạo. Vì vậy, chưa khuyến
khích được nhiều cách học tích cực, chủ động của học sinh
- Chưa có sự thống nhất về cấu trúc đề kiểm tra 1 tiết của các giáo viên trong
cùng một khối.
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn theo lối cũ, chưa khuyến khích cách học
tích cực, chủ động.
- Chấm thiếu chính xác, chấm không chữa đầy đủ vẫn còn xãy ra.
- Khâu trả bài chậm; qua loa; không đánh giá ưu điểm những bài làm hay, phân
tích những sai sót cơ bản
II/MỤC TIÊU:
- Đề cao tinh thần trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra chấm điểm là để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đẩy lùi
những tiêu cực trong kiểm tra (thi cử).
- Từng bước đưa việc kiểm tra, chấm điểm đi vào nề nếp có tính nguyên tắc,
song song với việc thực hiện đổi mới PPDH.
- Khơi dậy tinh thần thi đua học tập, góp phần hình thành nhân cách cho học
sinh.
III/ NỘI DỤNG KẾ HOẠCH:
1.Ra đề:
a).Yêu cầu:
- Đề ra phải bám sát chương trình; bảo đảm yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về
chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học ở từng khối lớp; bảo đảm tính chính
xác.
- Đối với đề tự luận phải ra đề chẵn và lẽ ( hai học sinh ngồi gần nhau phải làm 2
đề khác nhau), đối với đề trắc nghiệm phải có ít nhất 4 mã đề.
- Đối với đề kiểm tra 1 tiết trở lên phải được các giáo viên dạy cùng bộ môn,
cùng khối bàn bạc thống nhất về cấu trúc đề.
- Mỗi đề kiểm tra bảo đảm có trên 50% lượng kiến thức, kỹ năng đạt mức độ
hiểu, vận dụng và sáng tạo (trong đó có tính sáng tạo trên 20%)
- Đề và giấy làm bài kiểm tra (15 phút, V, HK) đúng mẫu của Sở ban hành do
nhà trường cấp phát.
- Nộp đề cho P/Hiệu trưởng và Tổ trưởng trước 1 tuần.
b).Thực hiện:
- Các nhóm bộ môn, tổ chuyên môn tổ chức Hội thảo “Kỹ năng ra đề” để thống
nhất mức độ hiểu, vận dụng và sáng tạo; trao đổi kinh nghiệm ra đề.
- GV nộp đề và đáp án, biểu điểm để xây dựng ngân hàng đề, P/Hiệu trưởng
duyệt đề, quản lý in ấn, phát đề lại cho giáo viên.
2.Coi kiểm tra (coi thi):
a).Yêu cầu:
- Trong lúc coi kiểm tra (coi thi) không để học sinh sử dụng tài liệu, quay cóp
bài của nhau và làm mất trật tự trong phòng học (phòng thi).
- Thực hiện đúng thời gian quy định.
- Bảo đảm cự ly tối đa có thể giữa các học sinh ngồi gần kề nhau.
b).Thực hiện:
- Phát đề: Kiểm tra lại đề trước khi phát đề để tránh sai sót của đề. Phát đề sao
cho hai học sinh ngồi gần nhau phải làm 2 đề khác nhau (kể cả trường hợp ngồi
khác bàn nhưng gần nhau).
- Trong lúc coi kiểm tra (coi thi), giáo viên tuyệt đối không được làm việc riêng,
phải theo dõi chặt chẽ việc học sinh làm bài.
3.Chấm điểm:
a).Yêu cầu:
- Bài thi phải rọc phách
- Bảo đảm chấm chính xác, khách quan, công bằng.
- Bảo điểm đủ số lượng tối thiểu cho từng loại điểm: KT miệng, KT 15 phút,
KT 1 tiết trở lên. Không được tẩy xóa điểm, cấy điểm.
b).Thực hiện:
- Chấm bài phải dùng bút mực đỏ.
- Chấm bài kiểm tra (bài thi) phải dựa trên hướng dẫn chấm dã xây dựng, chữa
những chỗ sai, đánh dấu vào những chỗ cần lưu ý để học sinh biết, ghi điểm thành
phần của từng câu, ghi điểm toàn bài cả bằng số và bằng chữ vào ô quy định trên tờ
giấy làm bài và có lời nhận xét vào từng bài của học sinh.
- Kiểm tra miệng phải được thực hiện đều đặn trong mỗi học kỳ, tránh tình trạng
kiểm tra dồn ép vào một thời điểm nào đó.
4.Trả bài và chữa bài kiểm tra:
a).Yêu cầu:
- Soạn vào giáo án phần nhận xét bài làm của học sinh
+Tất cả các bài kiểm tra do học sinh lưu giữ, riêng bài kiểm tra học kỳ giáo
viên trả bài cho học sinh xem sau đó thu lại để lưu hồ sơ. Tất cả học sinh phải có bì
đựng bài kiểm tra và lưu gữi đầy đủ ít nhất sau khi sơ kết học kỳ.
b).Thực hiện:
- Trả bài đúng thời gian quy định:
+Đối với bài kiểm tra 15 phút: trả bài chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày kiểm
tra. Nếu giáo viên dạy từ 5 lớp trở lên trong cùng một khối thì thời gian trả bài chậm
nhất 02 tuần.
+Đối với bài kiểm tra 1 tiết trở lên: trả bài chậm nhất sau 02 tuần kể từ ngày
kiểm tra. Nếu giáo viên dạy từ 5 lớp trở lên trong cùng một khối thì thời gian trả bài
chậm nhất 03 tuần.
- Trước khi trả bài cho học sinh, GV phải nhận xét, đánh giá ưu điểm cơ bản,
biểu dương những học sinh làm bài tốt; đồng thời phân tích, làm rõ những sai lầm
phổ biến, động viên những học sinh làm bài còn hạn chế. Đối với các môn khoa học
tự nhiên, nếu có thời gian cho học sinh làm bài tốt ghi lại bài làm trên bảng để học
sinh yếu có cơ hội đối chứng, nhận biết những sai sót và tự chấm bài của mình.
5.Cấp nhật điểm:
a).Yêu cầu:
- Ghi điểm vào sổ GTGĐ bằng bút mực đen, rõ ràng, đúng bằng điểm số đã
chấm ghi trên bài kiểm tra, hoặc điểm kiểm tra miệng đã cho công khai; không tẩy
xóa.
b).Thực hiện:
- Giáo viên phải cập nhật điểm vào sổ cái chậm nhất sau khi trả bài 02 ngày, vào
phần mềm QLHS chậm nhất sau 01 tuần.
- Ngoài việc sử dụng sổ cái, giáo viên đều có sổ điểm cá nhân.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
NĂM HỌC 2010-2011
Tháng 9 năm 2010:
1. Tổ chỉ đạo, phân công GV giám sát thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học
2010-2011.
2.Các GV tham gia hội nghị quán triệt Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
năm học.
3.Quán triệt 1017/GDĐT-GDTrH ngày 10/9/2010 của Sở GD&ĐT về quy định
kiểm tra, chấm điểm trong Tổ
Tháng 10 năm 2010:
1.Quán triệt 1017/GDĐT-GDTrH trong giáo viên và thảo luận Dự thảo kế hoạch
thực hiện điểm “Nhấn”.
2.Lập Kế hoạch thực hiện điểm “Nhấn” của Sở năm học 2010-2011 và những
năm tiếp theo.
3.Các giáo viên trong Tổ xây dựng Chương trình hành động.
4.Kiểm tra thực hiện điểm “Nhấn” 2 lớp (9A, 9B) về bì đựng bài kiểm tra, số
lượng bài kiểm tra, trả bài kiểm tra.
Tháng 11 năm 2010:
1.Kiểm tra thực hiện điểm “Nhấn” 3 giáo viên (Cô Minh, Cô Nhi, Thầy Lãnh); 3
lớp (7A, 9D, 6B) về coi kiểm tra, chữa bài.
2.Các GV trong Tổ trao đổi kinh nghiệm coi kiểm tra, chữa bài.
Tháng 12 năm 2009:
1.Kiểm tra thực hiện điểm “Nhấn” 2 giáo viên (thầy Sinh, cô Hải) về Chấm
điểm, trả bài, cập nhật điểm.
2.Tổ chức thi học kỳ I theo đề của Sở, Phòng đúng qui định.
3.Đôn đốc, các Gv kiểm tra đầy đủ các cột điểm và cập nhật điểm kịp thời.
Tháng 01 năm 2011:
1.Kiểm tra việc thực hiện điểm “Nhấn” và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh,
cập nhật điểm, kết quả vào sổ GTGĐ, phần mềm QLHS, học bạ tất cả giáo viên, tất
cả các lớp.
2.Sơ kết tình hình thực hiện Công văn 1017/GDĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT từ
các GV đến Tổ chuyên môn
Tháng 02 năm 2011:
1.Kiểm tra thực hiện điểm “Nhấn” 3 giáo viên ( cô Ngọc Hà), lớp 6C: Ra đề, coi
kiểm tra
2.Các GV của Tổ trao đổi kinh nghiệm ra đề, nhập điểm
Tháng 03 năm 2011:
1.Kiểm tra thực hiện điểm “Nhấn” của Sở 3 giáo viên ( thầy Xuân) về việc
chấm điểm, trả bài
2.Kiểm tra việc sử dụng, bổ sung “nguồn học liệu mở” câu hỏi kiểm tra, bài tập,
đề thi, đề kiểm tra của bộ môn về việc chấm điểm, trả bài
3.Các GV của Tổ trao đổi kinh nghiệm chấm điểm, trả bài
Tháng 04 năm 2011:
1.Chỉ đạo, kiểm tra thi KHII
2.Đôn đốc, các Gv kiểm tra đầy đủ các cột điểm và cập nhật điểm kịp thời.
Tháng 05 năm 2011:
1.Kiểm tra việc thực hiện điểm “Nhấn” và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
toàn trường.
2.Tổ chức thi học kỳ II theo đề của Sở, Phòng đúng qui định.
3.Kiểm tra chấm bài thi, cho điểm, cập nhật điểm học sinh lớp 9.
4. Tổng kết tình hình thực hiện Công văn 1017/GDĐT-GDTrH.
TỔ TRƯỞNG
NGUYỄN CHÍ HÙNG