Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.58 KB, 9 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CĐĐD Nguyễn Thị Lan, Ngô Thị Mỹ Liên,
Nguyễn Thị Kim Điền.
TÓM TẮT
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) được định nghĩa là các nhiễm khuẩn mắc phải trong
thời gian bệnh nhân (BN) nằm viện, thường chỉ biểu hiện 48 giờ sau khi nhập viện và không hiện
diện tại thời điểm nhập viện. NKBV là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh,
chữa bệnh, làm gia tăng tần suất mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện,
tăng tỷ lệ tử vong tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc và làm xuất hiện những tác nhân gây bệnh
mới. Vì vậy, biết được tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc và các yếu tố liên quan sẽ giúp các
nhà quản lý có thể đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh
viện tại bệnh viện.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình NKBV và các
yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018”.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, phân bố, tác nhân và các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn
bệnh viện.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang tại 4 khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung
tâm Tiền Giang.
Kết quả: Trong 402 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là
5.7%. Trong đó, nhiễm khuẩn bệnh viện đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (56.52%), tiếp theo
nhiễm khuẩn da và mô mềm (17.39%), nhiễm khuẩn vết mổ, đường niệu (4.35%), nhiễm khuẩn
khác (17.39%).
Kết luận:
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5.7%, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao
nhất (56.526%/NKBV). Các yếu tố nguy cơ liên quan liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện như
độ tuổi, thời gian nằm viện, các thủ thuật xâm lấn khi chăm sóc và điều trị cho BN.Tỷ lệ sử dụng
kháng sinh là 60%. Trong đó, sử dụng 1 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 34.3%, kế đến sử dụng 2
loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 20.6%, sử dụng 3 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 5% và sử dụng 4
loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là 0.2%.


Từ khóa: Các yếu tố liên quan, nhiễm khuẩn bệnh viện.
Research topics:
SURVEY OF HOSPITAL INFECTION
IN TIEN GIANG CENTER GENERAL HOSPITAL IN 2018
AND RELATED FACTORS
Director Nguyen Thi Lan, Ngo Thi My Lien,
Nguyen Thi Kim Dien.
SUMMARY

1


Hospital Infections (NKBV) are defined as acquired infections during patient
hospitalization, usually expressed only 48 hours after admission and not present at admission.
NKBV is an unintended consequence in the practice of medical examination and treatment,
increasing the incidence of disease, increasing the cost of treatment, prolonging hospital stay,
and increasing the mortality rate of some resistant bacteria. and the emergence of new
pathogens. Therefore, knowing the prevalence of nosocomial infections and related factors will
help managers to work out effective ways to reduce the risk of nosocomial infection in hospitals.
Based on that, we conducted the topic: "Survey on the status of NKBV in Tien Giang General
Hospital 2018 and related factors."
Objectives: To determine the rate, distribution, and causal factors associated with
nosocomial infections.
Research method: Cross-sectional survey in 4 clinical departments of Tien Giang
General Hospital.
RESULTS: Of the 402 eligible patients, the incidence of nosocomial infections was
5.7%. Respiratory hospital infections accounted for the highest proportion (56.52%/), followed
by skin and soft tissue infections (17.39%), wound infections, urinary tract infections (4.35%)
and other infections (17.39%).
Conclude:

Hospital infection rate was 5.7%, in which respiratory infections accounted for the
highest rate (56.526% /NKBV). Relevant risk factors related to hospital infections such as age,
hospital stay, invasive procedures in the care and treatment of patients. The antibiotic use rate is
60%. Of these, antibiotics accounted for 34.3%, followed by 20.6% using the two antibiotics, 5%
antibiotics and 4 antibiotics. The ratio is 0.2%.
Keywords: related factors, nosocomial infection.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) được định nghĩa là các nhiễm khuẩn mắc phải trong
thời gian bệnh nhân (BN) nằm viện, thường chỉ biểu hiện 48 giờ sau khi nhập viện và không hiện
diện tại thời điểm nhập viện.
NKBV đang trở thành vấn đề toàn cầu được đặc biệt quan tâm khơng những ở các nước
phát triển mà cịn là vấn đề hàng đầu của các nước đang phát triển. NKBV có tác động rất lớn,
làm gia tăng tần suất mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử
vong tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc và làm xuất hiện những tác nhân gây bệnh mới.
NKBV được định nghĩa như là tình trạng bệnh lý toàn thân hay tại chỗ do hậu quả của
nhiễm vi sinh vật hay độc tố của nó, và khơng có triệu chứng lâm sàng hay đang ở giai đoạn ủ
bệnh của nhiễm khuẩn ở thời điểm nhập viện. Tiêu chuẩn để xác định và phân loại một NKBV
gồm kết hợp chẩn đoán lâm sàng và các kết quả xét nghiệm khác. Trên thực tế, giám sát NKBV
thường tầm soát chẩn đoán NKBV nếu bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của
NKBV hay có cấy dương tính sau hơn 48 giờ nhập viện. Định nghĩa NKBV của Trung tâm Kiểm
sốt và Phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ - CDC (Center for Disease Control and Prevention) hiện
được sử sụng rộng rãi ở nhiều nước để tầm soát NKBV. Định nghĩa này đưa ra tiêu chuẩn chẩn
đoán cho 13 loại NKBV chính và 49 loại NKBV chuyên biệt theo vị trí. Các loại NKBV thường
gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng tiểu do đặt sonde, nhiễm khuẩn
huyết qua tiêm truyền. Thứ tự thường gặp của các loại NKBV này khác nhau tùy theo từng nước
khác nhau. Tại Việt nam, điều tra trên 12 bệnh viện (BV) trong toàn nước cho thấy viêm phổi

2



bệnh viện chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ. NKBV thường gặp nhất ở những
đơn vị săn sóc đặc biệt, ở khoa ngoại, bỏng, ung thư và huyết học.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tại các nước phát triển có khoảng 5 – 10% người bệnh nằm
viện bị NKBV. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Vụ điều trị, Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ
NKBVchung trong 19 BV năm 2005 là 5,7%. Theo nghiên cứu của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí
Minh điều tra cắt ngang tại 23 BV năm 2007 cho thấy tỷ lệ NKBV là 5,56%.
Thực tế hiện nay không phải tất cả các nhân viên y tế (NVYT) đều ý thức được việc thực
hiện phòng chống NKBV, nhất là phịng ngừa sự lây nhiễm chéo. Chính vì vậy điều tra về
NKBV là một công việc vô cùng cần thiết nhằm đánh giá tỉ lệ NKBV hiện tại của bệnh viện, từ
đó có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao
nhận thức về cơng tác kiểm sốt NKBV của nhân viên trong thực hành khám chữa bệnh
Vì vậy, biết được tỷ lệ NKBV hiện mắc và các yếu tố liên quan sẽ giúp các nhà quản lý
có thể đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nguy cơ NKBV tại BV. Trước đòi hỏi từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện
và các yếu tố nguy cơ liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018” với
những mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ, phân bố loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí cơ thể học.
2. Xác định một số yếu tố liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1.Đối tƣợng:
Nghiên cứu được thực hiện trên những BN nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Tiền giang.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả BN đang điều trị nội trú nhập viện trên 48 giờ, kể cả BN
xuất viện, chuyển viện trong ngày điều tra tại các khoa lâm sàng trong thời điểm nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Loại trừ các BN có nhiễm khuẩn (NK) trước 48 giờ sau khi nhập viện.
+ Bệnh nhân có nhiễm khuẩn ở thời điểm nhập viện.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2018 tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Tiền Giang năm 2018.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.4. Những biến số của nghiên cứu:
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện:
+ Vị trí NKBV: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm
khuẩn da và mô mềm,…
+ NKBV theo khoa điều trị
- Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện:
+ Tuổi
+ Thời gian nằm viện
+ Những can thiệp nội, ngoại khoa: những thủ thuật xâm lấn (đặt ống thông tiểu, thơng
khí nhân tạo, đặt catheter ngoại vi hay trung tâm), can thiệp phẫu thuật.
2.5. Cách thu thập dữ liệu:
3


Mỗi đợt điều tra được thực hiện một khoa/ngày và thời gian thực hiện khơng q 2 tuần.
- Nhóm điều tra được hướng dẫn cách thu thập số liệu trước khi thực hiện nghiên cứu: về
tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV và phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phiếu giám sát NKBV: Sử dụng mẫu phiếu điều tra được xây dựng sẵn dựa trên hướng
dẫn của Bộ Y tế (mỗi BN được lập một phiếu giám sát riêng).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV: dựa theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Y tế trên cơ sở
định nghĩa của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (Center for Disease Control: CDC)
2.6. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 18.0 kết hợp xử lý Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đặc điểm chung:
Qua khảo sát 402 đối tượng: nam là 109 chiếm tỷ lệ 49%, nữ là 205 chiếm tỷ lệ 51%.
Trong đó tuổi lớn nhất là 98, nhỏ nhất là 3 tuổi, độ lệch chuẩn là 20,2 và độ tuổi trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 58.
Bảng 3.1. Tỷ lệ điều tra theo


khoa
Nhận xét: Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu điều tra theo khoa thì
Khoa Nội Tim mạch chiếm tỷ lệ cao là 34.3%, Khoa Ngoại Tổng quát chiếm tỷ lệ là 31.3%,
Khoa Nội Thần kinh chiếm tỷ lệ là 22.4%, Khoa Ngoại Thần kinh chiếm tỷ lệ là 11.9%
3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện:
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV
Số bệnh nhân điều tra
(n)
%
402
23
5.7
Nhận xét: Kết quả cho thấy với 402 BN được nghiên cứu có 23 BN bị NKBV chiếm tỷ lệ
là 5,7%.
3.2.1. Phân bố NKBV theo vị trí giải phẫu
Bảng 3.3. NKBV theo vị trí giải phẫu

4


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy NK đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,52
%, tiếp theo nhiễm khuẩn da và mô mềm chiếm tỷ lệ là 17,39%, nhiễm khuẩn khác chiếm tỷ lệ
17,39%, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn đường niệu chiếm tỷ lệ là 4,35%.
3.2.2. Tỷ lệ NKBV theo khoa
Bảng 3.4. Tỷ lệ NKBV theo khoa

Nhận xét: Khoa Nội Tim mạch số bệnh nhân mắc NKBV chiếm tỷ lệ cao nhất là 9.4% nhiều
hơn các khoa khác, Khoa Nội Thần kinh số bệnh nhân mắc NKBV chiếm tỷ lệ là 7.8%, Khoa

Ngoại Thần kinh số bệnh nhân mắc NKBV chiếm tỷ lệ là 4.2% và thấp nhất là khoa Ngoại Tổng
quát chiếm tỷ lệ là 0.8%.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến NKBV:
3.3.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và NKBV
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và NKBV
nhomtuoi_1

5

Total


duoi 60
tuoi
NHIEM KHUAN CĨ
BV

>= 60
tuoi
17
23
73.9% 100.0%

Count
6
% within NHIEM
26.1%
KHUAN BV
KHƠN Count
194

185
379
G
% within NHIEM
51.2%
48.8% 100.0%
KHUAN BV
Total
Count
200
202
402
% within NHIEM
49.8%
50.2% 100.0%
KHUAN BV
Nhận xét: Tỷ lệ NKBV ở nhóm BN ≥ 60 tuổi cao nhất là 17 trường hợp chiếm tỷ lệ là
73.9%, với p = 0.005 < 0.05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp vì những BN
lớn tuổi có nhiều bệnh nền kèm theo đồng thời sức đề kháng giảm nên khả mắc NKBV cao hơn
các đối tượng khác. Do đó NKBV có liên quan đến nhóm tuổi.
Bảng 3.6. Liên quan giữa NKBV và thời gian nằm viện

NHIEM KHUAN CĨ
BV
KHƠN
G
Total

THOI GIAN NAM VIEN
<7

7-14
>14
NGAY
NGAY
NGAY
Total
3
7
13
23
13.0%
30.4%
56.5% 100.0%

Count
% within NHIEM
KHUAN BV
Count
% within NHIEM
KHUAN BV
Count
% within NHIEM
KHUAN BV

221
58.3%

129
34.0%


29
379
7.7% 100.0%

224
55.7%

136
33.8%

42
402
10.4% 100.0%

Nhận xét: NKBV cao nhất ở nhóm có thời gian nằm viện trên 14 ngày chiếm tỷ lệ cao
nhất là 56.5%, tỷ lệ NKBV ở nhóm có thời gian nằm viện từ 7 - 14 ngày chiếm tỷ lệ là 30.4%,
thấp nhất là nhóm có thời gian nằm việndưới 7 ngày nằm việnchiếm tỷ lệ là 13%, với p = 0.000<
0.05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp vì thời gian nằm viện càng lâu thì
nguy cơ nhiễm khuẩn chéo càng nhiều.

6


Bảng 3.7. Liên quan giữa NKBV và thủ thuật xâm lấn

Nhận xét: Kết quả ghi nhận tỷ lệ NKBV trên BN có thực hiện thủ thuật xâm lấn chiếm
73.9%. Điều này phù hợp vì khi đưa dụng cụ xâm lấn qua niêm mạc hay các khoang vơ khuẩn
nếu q trình chăm sóc khơng tn thủ đúng quy trình vơ khuẩn thì nguy cơ NKBV sẽ xảy ra.
3.4.Tình hình sử dụng kháng sinh:
Bảng 3.8. Sử dụng kháng sinh vào ngày điều tra:

Sử dụng kháng sinh
n
%

241
60
Khơng
161
40
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm nghiên cứu với 402 BN được khảo
sát thì có 241 BN có sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị, chiếm tỷ lệ là 60%.
Bảng 3.9: Phối hợp kháng sinh:
Phối hợp kháng sinh
n = 402
Tỷ lệ (%)
Không sử dụng kháng sinh
160
39.8
Sử dụng 1 loại kháng sinh
138
34.3
Sử dụng 2 loại kháng sinh
83
20.6
Sử dụng 3 loại kháng sinh
20
5.0
Sử dụng 4 loại kháng sinh
1
0.2

402
100
Tổng
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình điều trị kháng sinh được chỉ định
sử dụng 1 loại chiếm tỷ lệ là 34.3%, kế đến sử dụng 2 loại chiếm tỷ lệ là 20.6%, sử dụng 3 loại
kháng sinh chiếm tỷ lệ là 5%, sử dụng 4 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 0.2%.
IV. BÀN LUẬN:
4.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan:
4.1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện:
Các biện pháp KSNK được đánh giá chính xác nhất khi các tỷ lệ NKBV được theo dõi
trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ NKBV là một chỉ số biểu thị chất lượng chăm sóc và
điều trị.
Giám sát tỷ lệ NKBV theo giai đoạn là phương pháp có thể thực hiện ở các khoa phòng
khác nhau trong bệnh viện và cho thấy NKBV cũng như hoạt động chống NKBV trong cùng một
thời điểm.
Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số 402 bệnh nhân được điều tra có
23 bệnh nhân mắc NKBV chiếm tỷ lệ là 5.7%. Điều này phù hợp vì trong giai đoạn hiện nay
7


bệnh viện đang thực hiện đồng bộ các giải pháp can thiệp, xây dựng các quy định/ quy trình
hướng dẫn và kiểm tra giám sát thường xuyên ý thức tuân thủ các quy trình vơ khuẩn ở NVYT
khi thực hành các thủ thuật xâm lấn, là biện pháp kiểm soát cần thiết nhằm giảm sự lây nhiễm
chéo cho NB trong cung cấp dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ NKBV. Tỷ lệ NKBV thay đổi tùy theo bệnh
viện, thường cao ở những bệnh viện trung uơng, điều này phản ánh tình trạng nặng hơn của bệnh
nhân và việc sử dụng nhiều hơn những phương tiện chẩn đoán và điều trị xâm lấn.

4.1.2. Tỷ lệ NKBV theo vị trí giải phẫu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy NK đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,52 %, tiếp theo
nhiễm khuẩn da và mô mềm chiếm tỷ lệ là 17,39%, nhiễm khuẩn khác chiếm tỷ lệ 17,39%,

nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn đường niệu chiếm tỷ lệ là 4,35%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong điều tra cắt ngang năm 2018 cho thấy NK đường
hô hấp chiếm tỷ lệ 56,52% cao hơn với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương, Mai Thị
Tiết chiếm tỷ lệ 38.5%[3]; tỷ lệ NKvết mổ; NK đuờng tiết niệu; NK da và mô mềm; NK khác
chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,35%; 4,35%; 17,39%, 17,39%; thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
“Tình hình NKBV và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2014” của Trần
Thị Hà Phương, Mai Thị Tiết và cộng sự với kết quả nghiên cứu NKvết mổ; NKđuờng tiết niệu;
NKda và mô mềm chiếm tỷ lệ lần lượt là 23.1%; 15.3%; 23.1%.
4.1.3. Tỷ lệ NKBV theo khoa điều trị:
Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy khoa Nội Tim mạch số bệnh nhân mắc NKBV chiếm tỷ lệ
9.4%; khoa Nội Thần kinh có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,8%; Khoa Ngoại Thần kinh
chiếm tỷ lệ 4,2% và khoa Ngoại Tổng quát chiếm tỷ lệ là 0.8%. Khoa NộiTim mạch là nơi phải
tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân nhóm tim mạch và tăng huyến áp nằm lâu, có bệnh kèm
theo và chịu nhiều thủ thuật xâm lấn, do đó nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn những
khoa khác.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện.
Liên quan giữa NKBV và tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ NKBV xảy ra cao nhất ở nhóm tuổi lớn hơn
60 tuổi chiếm tỷ lệ 73.9%, với p < 0.05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp vì
bệnh nhân lớn tuổi thường có sức đề kháng kém cũng như có nhiều bệnh lý đi kèm như cao
huyết áp, tiểu đường, bệnh lý đường hô hấp mãn tính. Do đó có mối liên quan giữa NKBV và
tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Liên quan giữa NKBV và thời gian nằm viện
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ NKBV xảy ra cao nhất ở nhóm nằm viện
kéo dài trên 14 ngày chiếm tỷ lệ 56.5% với p = 0.00 < 0.05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Điều này phù hợp vì bệnh nhân nằm viện càng lâu càng có nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây
NKBV, được tiến hành nhiều thủ thuật, kỹ thuật xâm lấn, thêm vào đó những bệnh nhân này
cũng thường là những bệnh nhân nặng hoặc mang nhiều bệnh mãn tính đi kèm nên khả năng đề
kháng miễn dịch suy giảm do đó cũng dễ bị NKBV hơn.
4.3. Tình hình sử dụng kháng sinh:

Tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 60%. Trong đó dùng 1 loại kháng sinh chiếm 34.3%, dùng 2
loại kháng sinh chiếm 20.6%, chỉ có 5% kết hợp 3 loại kháng sinh và 0.2% dùng 04 loại kháng
sinh.
V. KẾT LUẬN:

8


Qua nghiên cứu cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung
tâm Tiền Giang năm 2018, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
5.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5.7%
Trong đó, NK đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 56.52%; NK da và mô mềm là
17,9%; NK vết mổ là 4.35%; nhiễm khuẩn khác là 17.39% và NK đường niệu 4.35%.
5.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở nhóm BN có độ tuổi lớn hơn và bằng 60 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất là 73.9%, nhóm BN có độ tuổi dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 21.7% với p< 0.05 có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ NKBV xảy ra cao nhất ở nhóm nằm viện kéo dài trên 14 ngày chiếm tỷ lệ 56.5%
với p = 0.00 < 0.05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
5.3. Tình hình sử dụng kháng sinh:
Sử dụng kháng sinh trong điều trị chiếm 60% chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Đồng thời kết quả
nghiên cứu cho thấy trong quá trình điều trị kháng sinh được chỉ định sử dụng 1 loại chiếm tỷ lệ
là 34.3%, kế đến sử dụng 2 loại chiếm tỷ lệ là 20.6%, sử dụng 3 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ là
5%, sử dụng 4 loại kháng sinh chiếm tỷ lệ 0.2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2003), " Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện ", Tài hiệu
hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, NXB Y học, Hà Nội, Tập 1, Chương 3, Tr.
33 - 45.
2. Bộ Y tế Bệnh viện Chợ Rẫy (2006), " Tiêu chuẩn chẩn đoán các nhiễm khuẩn bệnh viện áp

dụng tại bệnh viện Chợ Rẫy ", Quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn, NXB Y học, Chương 2, Tr. 14
- 27.
3. Trần Thị Hà Phương , Mai Thị Tiết và cộng sự (2014), “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn
bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2014”.

9



×