Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Định ngữ nghệ thuật trong tiếng việt (qua một số tác phẩm văn xuôi việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI VIỆT NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XI VIỆT NAM)

Chun ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 922 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHAN MẬU CẢNH
2. TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

NGHỆ AN - 2021




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ đề tài “Định ngữ nghệ thuật trong Tiếng Việt
(qua một số tác phẩm văn xi Việt Nam)” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Nghệ An, tháng 01 năm 2021
Tác giả luận án


ii
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................2
4. Nguồn ngữ liệu............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
6. Đóng góp của luận án..................................................................................5
7. Kết cấu của luận án .....................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................7
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu định ngữ và định ngữ nghệ thuật .......7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở ngồi nước .....................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở Việt Nam .......................................9
1.1.3. Tình hình nghiên cứu định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt.............. 14
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài ........................................................................18
1.2.1. Câu và cụm từ tiếng Việt ..................................................................18
1.2.2. Một số khái niệm lí thuyết về Phong cách học và phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................25
1.2.3. Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt ............................................... 30
1.3. Tiểu kết chương 1................................................................................... 39
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI
VIỆT NAM)....................................................................................................40
2.1. Cách thức tổ chức ngữ pháp của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt.......40
2.1.1. Vị trí của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ............................. 40
2.1.2. Số lượng các định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ ....................... 42
2.1.3. Cấu tạo của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ ......................... 43


iii
2.1.4. Các dạng biểu hiện của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ .......56
2.1.5. Cấu tạo của cụm danh từ chứa định ngữ nghệ thuật.......................... 57
2.2. Cách thức tổ chức ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt........65
2.2.1. Chức năng ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật .................................65
2.2.2. Cách thức tổ chức ngữ nghĩa của định ngữ nghệ thuật...................... 72
2.3. Tiểu kết chương 2................................................................................... 92
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA ĐỊNH NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG
TIẾNG VIỆT (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XI VIỆT NAM) ......93
3.1. Vai trị của định ngữ nghệ thuật trong cụm danh từ ................................ 93

3.1.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với trung tâm cụm danh từ
(DTTT)............................................................................................ 93
3.1.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với các thành tố phụ trong
cụm danh từ..................................................................................... 95
3.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với câu văn nghệ thuật ................... 97
3.2.1. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với cấu tạo câu văn nghệ thuật .....98
3.2.2. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với nội dung ngữ nghĩa của
câu văn nghệ thuật ......................................................................... 101
3.2.3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật đối với nhạc điệu của câu văn
nghệ thuật ...................................................................................... 115
3.3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật với tác phẩm nghệ thuật ..................... 119
3.3.1. Định ngữ nghệ thuật góp phần thể hiện đặc điểm phong cách
chức năng văn bản ......................................................................... 119
3.3.2. Định ngữ nghệ thuật góp phần thể hiện đặc điểm sử dụng ngôn
ngữ của nhà văn............................................................................. 126
3.3. Tiểu kết chương 3................................................................................. 130
KẾT LUẬN................................................................................................... 132
NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 136
NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................. 150
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

:


Cụm từ

DT

:

Danh từ

DTTT

:

Danh từ trung tâm

ĐT

:

Động từ

ĐNNT

:

Định ngữ nghệ thuật

TT

:


Tính từ


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê các vị trí của ĐNNT ......................................................... 40
Bảng 2.2. Thống kê các từ loại đứng trước ĐNNT và sau DTTT ..................... 41
Bảng 2.3. Bảng thống kê phân loại cấu tạo ĐNNT trong cụm DT .................... 43
Bảng 2.4. Bảng thống kê các kiểu cấu tạo từ của ĐNNT .................................. 44
Bảng 2.5. Bảng thống kê các từ loại của ĐNNT ............................................... 46
Bảng 2.6. Bảng thống kê dạng cấu tạo của các ĐNNT là tiểu cụm từ ............... 50
Bảng 2.7. Bảng thống kê phân loại tiểu cụm chính phụ làm ĐNNT ................. 51
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp các kiểu cấu tạo của ĐNNT là tiểu cụm từ ............... 53
Bảng 2.9. Bảng thống kê phân loại các cụm DT có ĐN đứng trước DTTT....... 58
Bảng 2.10. Thống kê các thành tố phụ sau ĐNNT trong cụm DT tiếng Việt .... 61
Bảng 2.11. Thống kê các kiểu quan hệ với ĐNNT của các thành tố phụ sau .... 62
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp các ý nghĩa do chức năng thẩm mỹ biểu thị ............ 69
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp các cách thức tổ chức ngữ nghĩa của ĐNNT........... 73
Bảng 2.14. Bảng thống kê phân loại các biện pháp ẩn dụ tu từ trong ĐNNT .... 77
Bảng 2.15. Bảng thống kê các kiểu so sánh trong ĐNNT ................................. 84
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các ĐNNT theo thể loại.......................................... 125


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi ngơn ngữ có những quy ước, tạo thành những quy tắc nhất định
để sử dụng các đơn vị ngôn ngữ thành đơn vị giao tiếp, trong đó có đơn vị câu.
Về cấu tạo ngữ pháp, câu trong tiếng Việt gồm thành phần chính (nịng cốt câu)

và các thành phần phụ; việc phân loại các kiểu câu về mặt ngữ pháp cơ bản là
dựa vào các thành phần đó. Thành phần chính giữ vai trò quan trọng, quyết định
và chi phối sự xuất hiện của các thành phần phụ trong câu. Thành phần phụ với
vai trị bổ sung thơng tin nhưng trong nhiều trường hợp nó có khả năng làm biến
đổi ý nghĩa, nâng cấp chất lượng thơng tin và tình thái của câu. Định ngữ (ĐN)
trong tiếng Việt là một trong những thành phần phụ có vai trị như vậy. Tìm
hiểu, khảo sát định ngữ theo hướng gắn liền với sự hành chức trong thực tế giao
tiếp vừa góp phần vào việc phân tích ngữ pháp vừa làm rõ sự hoạt động của các
đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. x
1.2. Trong tổ chức lời nói, nội dung thơng báo thường được thể hiện rõ ở
các thành phần chính, việc bổ sung, làm rõ nội dung nào đó cho vị trí trung tâm
thường là do các thành phần phụ đảm nhiệm. Trong tác phẩm văn học, câu văn
có xu hướng mở rộng thành phần với nhiều cách diễn đạt linh hoạt, sinh động,
có tính thẩm mĩ. Một trong những thành phần mở rộng thể hiện rõ tính thẩm mĩ
trong tác phẩm văn học là định ngữ nghệ thuật (ĐNNT).
Có thể nói, ĐNNT là một trong những yếu tố đã góp phần làm nên vẻ đẹp
văn chương, thể hiện một phần phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách
tác giả. Ở mỗi giai đoạn của văn học Việt Nam, chúng ta đều có thể nhìn thấy các
dấu ấn sáng tạo của các nhà văn thông qua việc sử dụng ngôn từ và định hình
phong cách tác giả.
1.3. Trong các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp, định ngữ được xếp vào
thành tố phụ của từ hoặc thành phần phụ của câu, là thành phần mở rộng nằm
ngoài trung tâm kiến trúc của câu. Khi phân tích thành phần câu từ góc độ phong
cách học hay từ góc nhìn lý luận phê bình văn học, tên gọi “định ngữ”, “định


2
ngữ nghệ thuật” cũng là một trong những thuật ngữ được nhắc đến để phân tích,
bình giá... Như vậy, có thể thấy, ĐN (trong đó có ĐNNT) trong tiếng Việt vẫn là
một vấn đề thú vị cần được tiếp tục tìm hiểu, phân tích thấu đáo để thấy rõ hơn

vai trị chuyển tải thơng tin, tính chất nghệ thuật của đơn vị thơng báo.
Việc tiếp tục hệ thống hố, làm sáng tỏ các khía cạnh chưa được khảo cứu
đầy đủ (về cấu tạo, ý nghĩa, vai trò) của ĐNNT là thiết thực góp phần vào việc
nghiên cứu lí thuyết về thành phần câu và trong một phạm vi nhất định, cịn giúp
ích cho việc tìm hiểu phong cách ngơn ngữ văn chương và phong cách tác giả.
Thêm nữa, tìm hiểu về ĐNNT cịn góp phần vào việc thực hành tiếng Việt, tập
làm văn và dạy học ngữ văn trong nhà trường.
Từ các lí do chính trên đây, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài luận án:
Định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam).
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu định ngữ nghệ thuật nhằm làm rõ các đặc điểm về ngữ pháp,
ngữ nghĩa và vai trò của thành phần này trong câu văn tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Tổng quan tình hình và kết quả nghiên cứu về ĐNNT; làm rõ cơ sở lí
luận và hướng tiếp cận của đề tài;
b) Phân tích, miêu tả cách thức tổ chức cấu tạo và cách thức tổ chức ngữ
nghĩa của ĐNNT trong tiếng Việt;
c) Phân tích vai trị của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các định ngữ nghệ thuật trong
tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các ĐNNT trong tiếng Việt sẽ được tìm hiểu ở các phương diện ngữ pháp
(cấu tạo, từ loại), ngữ nghĩa và vai trị của nó trong tiếng Việt. Đơn vị làm đối


3

tượng phân tích và miêu tả của luận án giới hạn trong phạm vi là các câu có cụm
danh từ chứa ĐNNT trong tiếng Việt (khảo sát trong một số tác phẩm văn xuôi
Việt Nam).
4. Nguồn ngữ liệu
Định hướng lựa chọn ngữ liệu của luận án là những tác phẩm văn xi
có xu hướng thiên về lối văn miêu tả (tiểu thuyết, truyện ngắn) và giàu tính
biểu cảm (tùy bút, ký). Vì số lượng tác phẩm rất lớn và đa dạng về phong
cách, nên trong luận án, chúng tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu,
thống kê những câu văn có chứa ĐNNT làm dẫn chứng phân tích, miêu tả đối
tượng nghiên cứu. Các câu văn có cụm DT chứa ĐNNT trong 14 cơng trình
thuộc các thể loại như sau:
a. Thể loại tiểu thuyết
Luận án khảo sát các tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Minh Châu, Ma
Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh. Cụ thể là các tác phẩm:
1. Nguyễn Minh Châu, Dấu chân người lính, xuất bản năm 1972.
2. Ma Văn Kháng, Côi cút giữa cảnh đời, xuất bản năm 1989.
3. Lê Lựu, Thời xa vắng, xuất bản năm 1986.
4. Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, xuất bản năm 1990.
b. Thể loại truyện ngắn
Tiêu biểu là các tác giả: Nam Cao, Nguyễn Tn, Tơ Hồi, Nguyễn Thi
được tập hợp vào các tập truyện ngắn sau:
1. Nam Cao, Truyện ngắn trước 1945, xuất bản năm 2016.
2. Tơ Hồi, Truyện Tây Bắc, xuất bản 1953.
3. Nguyễn Khải, Mùa lạc, xuất bản 1960.
4. Nguyễn Thi, Truyện và kí, xuất bản năm 1978.
5. Nguyễn Tuân, Nguyễn Tuân tuyển tập, xuất bản năm 2012.
c. Thể loại tùy bút, bút kí
Tiêu biểu là các tác giả: Vũ Bằng, Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Tuân, Nguyễn
Trung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường… với các tác phẩm:
1. Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, xuất bản năm 1956.



4
2. Nguyễn Khải, Tháng ba ở Tây Nguyên, xuất bản năm 1976.
3. Lưu Q Kỳ, Sơng núi cịn đây, xuất bản năm, 1973
4. Nguyễn Trung Thành, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc,
xuất bản năm 1969.
5. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dịng sơng, xuất bản năm 1986.
Việc lựa chọn các tác phẩm trên làm căn cứ khảo sát xuất phát từ những lí
do sau:
- Hầu hết, các tác giả đã được giảng dạy trong nhà trường phổ thông hoặc
đã đạt giải thưởng về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của các nhà văn và cho thể loại
được khảo sát.
- Các tác phẩm được khảo sát dự đốn có thể xuất hiện nhiều định ngữ
nghệ thuật.
Số lượng đơn vị được thống kê dùng trong luận án là 2.000 đơn vị (câu có
cụm danh từ chứa ĐNNT).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm của ĐNNT xét trong ngữ
cảnh những câu văn thống kê từ các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại trên
các bình diện cấu tạo (vị trí, số lượng, cấu tạo và khả năng kết hợp…) và bình
diện chức năng - ngữ nghĩa (mỗi loại đảm nhiệm một/ một vài chức năng nhất
định nào đó, có ý nghĩa gì trong câu). Để vận dụng phương pháp miêu tả đồng
đại hiệu quả, có thể sử dụng một số thủ pháp đi kèm gồm thủ pháp phân tích ngữ
nghĩa, thủ pháp phân tích ngữ cảnh, ngơn cảnh, thủ pháp thử nghiệm như: thay
thế, lược bỏ, cải biến, so sánh, đối chiếu, thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
(phân tích cấu trúc câu và cụm từ theo sơ đồ giá nến),…
5.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn

Phương pháp phân tích diễn ngôn xem tác phẩm văn học là văn bản hồn
chỉnh, trong đó có thể phân xuất các đơn vị trong văn bản thành các thành tố;
chúng được trích xuất, trừu tượng hố để thống kê, phân loại, phân tích các loại


5
ĐNNT xuất hiện trong câu, đoạn văn, tác phẩm; xem xét vai trò, hiệu quả, các
mối liên hệ, tác động qua lại của ĐN với các thành phần khác cũng lấy các tác
phẩm, với tư cách là các diễn ngôn độc lập để đánh giá. Cơ cấu hành chức của tổ
hợp từ chứa ĐNNT cũng xuất phát từ tác phẩm để rút ra đặc điểm và ảnh hưởng
của đặc điểm đó đến hệ thống chung.
5.3. Thủ pháp thống kê - phân loại
Thủ pháp thống kê - phân loại dùng để thống kê các ngữ liệu thu thập,
nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án. Các ngữ liệu có nguồn gốc,
xuất xứ và độ tin cậy cao, được mơ tả và phân tích thơng qua những tiêu chí rõ
ràng, cụ thể. Sau khi thống kê, các ngữ liệu sẽ được phân loại và tập hợp theo một
hệ thống nhất định để sử dụng cho từng chương, từng luận điểm của luận án.
6. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu về ĐNNT ở các lĩnh vực ngữ pháp và ngữ nghĩa sẽ góp phần
giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn sau:
6.1. Về mặt lí luận
- Xác định rõ các đặc điểm về hình thức, nội dung và vai trò của ĐNNT
trong tổ chức của cụm từ tiếng Việt, làm rõ mối quan hệ giữa ĐNNT với câu
văn nói riêng, trong tác phẩm văn học nói chung.
- Góp phần bổ sung những khía cạnh lí thuyết về ĐN và ĐNNT trong
hành chức; nêu rõ các giá trị và hiệu quả nghệ thuật của ĐNNT trong tác phẩm
văn học.
6.2. Về thực tiễn
- Nguồn ngữ liệu ĐNNT sử dụng trong luận án được chọn lọc và phân
loại dựa trên những tiêu chí nhất định đủ tin cậy để phân tích, miêu tả đặc điểm

của ĐNNT, là nguồn tham khảo tin cậy để có thể thực hiện các cơng trình
nghiên cứu tiếp theo;
- Kết quả nghiên cứu ĐNNT có thể ứng dụng vào việc dạy học ngữ văn
trong trường phổ thông: các giờ tiếng Việt (thực hành viết câu văn, phân tích
ngữ pháp) và các tiết học đọc - hiểu (phân tích tác phẩm, tìm hiểu phong cách
ngơn ngữ văn chương và phong cách tác giả) trong các nhà trường.


6
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án gồm có 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2. Cách thức tổ chức của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt
(qua một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam)
Chương 3. Vai trò của định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt (qua một số
tác phẩm văn xuôi Việt Nam).


7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu định ngữ và định ngữ nghệ thuật
1.1.1. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở ngoài nước
Thuật ngữ định ngữ (Atribute) được dùng trong nghiên cứu của Ngữ pháp
học, liên quan đến việc miêu tả cấu tạo ngữ pháp, phân loại và phân tích thành
phần câu. Trong các cơng trình của Ngôn ngữ học đại cương và Ngữ pháp học,
định ngữ là một khái niệm được nhiều tác giả bàn tới, đánh giá về cương vị ngữ
pháp của nó trong tổ chức cú pháp của câu. Nhưng có thể thấy, cho đến nay, các

nhà nghiên cứu cịn có những ý kiến khác nhau về định ngữ; nhìn chung, các ý
kiến mới chỉ dừng lại ở vài nhận xét sơ giản, mà chưa dành nhiều quan tâm như
các thành phần khác. Qua các tài liệu mà chúng tơi có được, tuy chưa đầy đủ
nhưng có thể nêu tổng quan mấy điểm chính về tình hình và các kết quả nghiên
cứu ngữ pháp có bàn đến định ngữ theo mấy hướng sau đây.
Các nhà ngôn ngữ học Nga (như A.A. Potebnja, A.A. Shakhmatov, F.I.
Buslaev...) cho rằng thành phần câu gồm: vị ngữ, chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, vị
ngữ phụ thuộc và định ngữ. Khi đề cập đến thành phần phụ của câu, người ta
xem trạng ngữ là thành phần bị dẫn tiếp, bổ ngữ là thành phần bị chế ước còn
định ngữ là thành phần bị hợp dạng [Dẫn theo 163, tr. 11- 12]. Họ phân biệt hai
loại cú pháp: Cú pháp học câu nghiên cứu thành phần chính trong mối quan hệ
với câu và trong mối quan hệ tương hỗ với nhau; còn Cú pháp học từ tổ chủ yếu
nghiên cứu các thành phần phụ của câu trong mối quan hệ với các thành phần
chính và cũng đặt trong mối quan hệ tương hỗ với nhau [Dẫn theo 163, tr. 15].
JU.X. Xtepanop, khi bàn về cấu trúc cú pháp ở bậc câu trong tiếng Nga có
nói đến hai loại kết cấu: kết cấu hướng tâm (từ tổ có thành phần chủ yếu) và kết
cấu li tâm (từ tổ khơng có thành phần chủ yếu). Kết cấu hướng tâm là loại từ tổ
được mở rộng thành phần chính, khi vận động theo hướng ngược lại thì kết cấu
được rút gọn cho đến tận thành phần chính. Mơ hình: A+N  N (trong đó, A:
tính từ - định ngữ, N: danh từ [178, tr. 436].


8
Các nhà nghiên cứu của Mỹ, Đức, Anh theo quan điểm ngữ pháp quan hệ,
ngữ pháp chức năng về sau này chủ yếu quan tâm đến thành phần chính (đặc
biệt là vị ngữ); họ khơng hoặc ít quan tâm đến các thành phần phụ, thậm chí
khơng nói đến định ngữ. Tổng hợp các tài liệu [66], [54] có liên quan đến nội
dung đề tài, chúng tôi thấy giai đoạn sau này, khoảng những năm 80 của thế kỷ
XX, khi xu hướng nghiên cứu ngữ pháp chú trọng đến ngữ nghĩa và chức năng
phát triển, bàn về thành phần câu, người ta có đề cập đến thành phần định ngữ.

M. Halliday cho rằng trong cấu trúc kinh nghiệm của danh ngữ tiếng Anh có
một số yếu tố, trong đó phải kể đến tính ngữ (epithet) và phân loại tố
(classifier). Trong đó, tính ngữ là “…chỉ ra một phẩm chất nào đó của tiểu tập
hợp, như, old (già/ cũ), long (dài/ lâu), blue (xanh da trời), fast (nhanh)”; phân
loại tố lại “chỉ ra tiểu lớp của sự vật […], ví dụ, electric train (tàu điện),
passenger train (tàu khách), wooden train (tàu bằng gỗ)” [59, tr. 315, 316].
Trong khi phân loại chức năng các thành tố phụ trong danh ngữ, M.
Halliday không xét danh ngữ trong hoạt động hành chức cũng như trong mối
quan hệ với ngữ cảnh (cả đối ngôn và hiện thực bên ngồi ngơn ngữ). Mặc dù
khơng trực tiếp nói ra, nhưng ông đã xem xét chức năng của các thành tố phụ
trong tiếng Anh (trong đó có các thành phần định ngữ) trên bình diện ngữ nghĩa.
Ngồi chức năng tính ngữ và phân loại tố, chúng ta có thể thấy còn các chức
năng như hậu chỉ trỏ. Đây là một trong những gợi ý để chúng tôi, khi xem xét
chức năng của ĐN nói chung và ĐNNT nói riêng và phân loại chúng trên bình
diện ngữ nghĩa ở mục nói về chức năng định ngữ tiếng Việt.
Trong một cơng trình khác, Beatrice Warren [205] cũng có mục nói về
các thành phần phụ thuộc của câu, trong đó có định ngữ. Theo tác giả, ngoài
chức năng miêu tả, phân loại, định ngữ cịn có chức năng định dạng. Khi xem
xét chức năng này, tác giả đặt định ngữ trong tình huống sử dụng cụ thể của nó
(tức là trong hoạt động giao tiếp cụ thể). Bà viết: “Chúng ta hãy giả sử rằng
người A muốn người B đưa cho anh ta một cuốn sách. Nếu có trên một cuốn
sách ở gần, A phải nhận dạng cuốn sách nào anh ta đòi hỏi. Một cách tự nhiên
làm điều này là bổ nghĩa cho danh từ bằng một tính từ chỉ ra đặc điểm có thể


9
ứng dụng được - hoặc ít nhất là dễ thấy nhất đối với sự biểu đạt có ý định trong
những sự biểu đạt có thể của sách trong những tình huống cụ thể. Ví dụ: - Hãy
đưa cho tơi cuốn sách màu đỏ!” [205, tr. 98]. Rõ ràng, chức năng miêu tả và
phân loại của ĐN trong những ngữ cảnh nhất định thường được dùng để “giúp

cho việc nhận dạng” sự vật được nói đến trong ngữ cảnh. Điều này giúp chúng
ta nhận ra vai trò cần thiết và quan trọng trong việc phân loại ĐN.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu định ngữ ở Việt Nam
Khoảng đầu thế kỷ XX một số tác giả (như: Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê
Văn Lý) tiếp thu lí thuyết của ngơn ngữ châu Âu vào nghiên cứu tiếng Việt.
Riêng ở lĩnh vực ngữ pháp, giai đoạn đầu (những năm 40 thế kỷ XX), các nhà
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt chủ yếu vận dụng lí thuyết các trường phái ngơn
ngữ phương Tây vốn phù hợp với các ngơn ngữ biến hình để phân loại từ và câu
tiếng Việt - một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập. Giai đoạn tiếp theo (những
năm 70), ngữ pháp tiếng Việt đã có những thay đổi theo hướng nghiên cứu câu
tiếng Việt trên nền tảng của các lí thuyết mới của phương Tây, bám sát vào cấu
trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nhà
Việt ngữ học tiếp cận ngữ pháp từ bình diện chức năng, quan tâm đến ngữ nghĩa
ngữ dụng của câu trong hoạt động giao tiếp. Khi đề cập đến cấu trúc câu, một
trong những vấn đề trọng tâm mà các tác giả bàn tới là các thành phần câu, trong
đó nhiều tác giả đề cập đến thành phần ĐN. Các nhà nghiên cứu dễ dàng xác
định ĐN có cương vị ngữ pháp khá đặc thù so với các thành phần khác (như chủ
ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ) trong câu nhưng đặc điểm và vai trị của nó thì lại có
nhiều hướng nhìn nhận, phân tích đánh giá.
1.1.2.1. Định ngữ trong mối quan hệ với câu
Hiện nay có hai loại ý kiến phân tích về ĐN tiếng Việt. Loại ý kiến thứ
nhất xem ĐN thuộc thành phần của câu, nhưng quan niệm ĐN thuộc thành phần
câu cũng khác nhau và có phân biệt về thứ bậc, tôn ti. Phan Khôi (1955) xác
định câu tiếng Việt gồm 6 thành phần, xếp vào ba nhóm: thành phần chủ yếu
(chủ ngữ và vị ngữ), thành phần liên đới (tân ngữ, bổ túc ngữ) và thành phần
phụ gia (hình dung phụ gia ngữ và phó từ phụ gia ngữ).


10
Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1981, 1992) xem

định ngữ là “một loại thành phần phụ có thể đứng trước nịng cốt câu hoặc chen
vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về
tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu” [163, tr. 304]. Ví dụ: Đột nhiên, Hộ nảy ra ý định muốn lại gần Từ, nhìn kĩ xem mặt Từ lúc bấy giờ ra
sao (Nam Cao); - Bỗng đùng một cái, tôi nghe tin anh chết (Nam Cao); - Vậy thì
hắn đích thực là một con người hay lật lọng (Nam Cao). Các định ngữ, theo
quan niệm của hai tác giả, có thể dễ dàng thay đổi vị trí mà khơng làm thay đổi
hay mất đi ý nghĩa của toàn bộ câu văn. Trong cơng trình viết chung Thành
phần câu tiếng Việt (1999), hai tác giả phân chia thành phần câu tiếng Việt làm
hai loại: Loại thành phần chủ yếu của câu gồm: vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ; loại
thành phần thứ yếu của câu gồm: khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ câu và trạng
ngữ. Như vậy, định ngữ là thành phần có hai vị trí: đứng trước nịng cốt câu
hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ, bổ sung ý nghĩa về mặt tình thái (khách quan
hay chủ quan) cho câu [163, tr. 328, 330].
Loại ý kiến thứ hai xem ĐN khơng có cương vị là thành phần câu mà là
thành phần phụ thuộc của từ (từ tổ, cụm từ). Nhiều ý kiến của các nhà Việt ngữ
học theo hướng này. Hoàng Tuệ (1962) xem ngoài các thành viên chính của câu
là chủ ngữ và vị ngữ thì có thành viên thứ yếu bổ ngữ, còn định ngữ (bổ sung ý
nghĩa cho danh từ) là loại thành viên không nằm cùng hàng với chủ ngữ, vị ngữ
và bổ ngữ [174, tr. 346]. Nguyễn Kim Thản (1964) xác định các thành phần câu
gồm: thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần thứ yếu của câu
(trạng ngữ, khởi ngữ), còn bổ ngữ và định ngữ là thành phần thứ yếu của từ tổ.
Thành phần thứ yếu của câu thì phụ thuộc vào cả câu, cịn thành phần thứ yếu
của từ tổ thì “phụ thuộc hẳn vào một từ nhất định” [145, tr. 207]. Các tác giả I.S.
Bưstrov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevich (1975) xem các thành phần phụ khi
ở trong đoản ngữ (cụm từ, từ tổ) là “thành phần phụ thuộc”, điển hình là định
ngữ [16, tr. 134]. Cao Xuân Hạo (1999), khi xác định cấu trúc của câu tiếng Việt
theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã chia theo thứ bậc: Bậc cấu trúc cơ bản
của câu, gồm phần chính (đề - thuyết) và phần phụ (trạng ngữ) và các thành



11
phần khác ngoài cấu trúc cơ bản của câu gồm: khởi ngữ, hô ngữ, thành phần
chuyển tiếp và thành phần chú thích. Định ngữ và bổ ngữ khơng phải là thành
phần câu mà thuộc cấu trúc của ngữ. “Ngữ làm các thành phần chức năng trong
câu có cấu trúc gồm một từ trung tâm và các định ngữ (ngữ danh từ), các bổ ngữ
(ngữ vị từ) của nó” [68, tr. 70, 71]. Trong cấu trúc ngữ danh từ kiểu như cái áo
cuối cùng, cái áo đẹp nhất thì cuối cùng, đẹp nhất là định ngữ [66, tr. 33].
Tóm lại, các nhà ngơn ngữ học nước ngồi hay trong giới Việt ngữ học
khi bàn đến cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt đều đề cập đến thành phần câu,
miêu tả các thành phần câu. Về ĐN, các tài liệu của các nhà ngơn ngữ học nước
ngồi nghiên cứu về tiếng Việt hay các nhà Việt ngữ học thậm chí khơng đề cập
đến đối tượng này hoặc viết rất sơ lược khi xem xét ĐN trong mối quan hệ với
câu. Từ đó, có thể phân thành hai loại ý kiến: hoặc là xếp ĐN vào thành phần
thứ yếu của câu hoặc khơng xem nó là thành phần của câu mà thuộc tổ chức của
cụm từ (hay từ tổ, đoản ngữ).
Trong luận án, chúng tôi theo quan niệm coi ĐN là thành phần phụ
trong cụm danh từ (còn gọi là danh ngữ - DN), có chức năng và ý nghĩa phụ
thuộc, liên quan trực tiếp đến danh từ trung tâm.
1.1.2.2. Định ngữ trong mối quan hệ với cụm danh từ
Khi xem xét cụm từ, các nhà nghiên cứu ngữ pháp đã bàn thảo phân tích,
miêu tả các thành tố trong cụm danh từ. Sau đây, chúng tơi tóm lược một số ý
kiến xác định cương vị, vai trò của ĐN trong cụm từ tiếng Việt.
a. Vị trí của định ngữ trong cụm danh từ
Khi bàn đến ĐN, việc đầu tiên, người ta xác định vị trí của nó trong cấu
tạo của cụm danh từ. Từ cách xác định trung tâm, các nhà nghiên cứu phân tích,
chỉ ra các phần phụ trước và phần phụ sau trung tâm (gọi là định tố, định ngữ,
bổ tố,…). Trong mơ hình ngữ danh từ của M.B. Emeneau (1951), ông gọi thành
phần đứng sau danh từ trung tâm là định ngữ (attribute). Trong tiếng Anh,
attribute được hiểu là đặc tính, thuộc tính của một vật, một người nào đó. Như
vậy, định ngữ trong quan điểm của M.B. Emeneau chính là thành phần bổ sung

thêm những thuộc tính nào đó của danh từ đứng trước nó trong ngữ danh từ.


12
Nguyễn Tài Cẩn (1975) nêu các định tố đầu (trước phần trung tâm) và định tố
cuối (sau phần trung tâm). Ơng nhận xét trong tiếng Việt khơng có “loại định tố
nào có trật tự tự do, khi thì ở trước, khi thì ở sau” [20, tr. 203]. Đái Xuân Ninh
(1978) xem xét các cụm từ trong tiếng Việt, ngoài phần danh từ làm chính tố, đã
gọi các thành phần đứng trước hoặc sau chính tố là các bổ tố. Cũng trong cơng
trình của mình, tác giả Đái Xn Ninh phân tích cấu tạo, xác định sự phân bố
của các bổ tố trong cụm danh từ [126, tr. 235]. Tuy nhiên, cách gọi “bổ tố” trong
cụm danh từ có thể làm cho người đọc nhầm lẫn giữa thành phần phụ của cụm
danh từ với cụm động từ và cụm tính từ trong tiếng Việt. Hơn nữa, việc phân
loại bổ tố của tác giả cũng chưa triệt để và có thể tiếp cận đến tất cả các cấu trúc
làm thành phần phụ trong “cụm danh từ”. Các tác giả trong cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt (1983), bàn đến vai trò của danh ngữ: “danh từ không trực tiếp làm yếu tố
cấu tạo của câu, mà chỉ danh ngữ có tính xác định mới đóng vai trị đó” [176, tr.
103]. Các yếu tố thuộc khu vực sau danh từ trung tâm là phụ tố; đồng thời, chia
phụ tố thành hai loại: phụ tố hạn định sự vật bằng đặc điểm của nó (S1) và phụ
tố chỉ định vị trí của sự vật trong khơng gian, thời gian (S2) [176, tr. 113].
Nguyễn Thiện Giáp (1997) đưa ra khái niệm cú đoạn “bao gồm hơn một từ và
khơng có cấu trúc chủ vị tiêu biểu cho cú. […] Có những kiểu cú đoạn như: cú
đoạn danh từ, cú đoạn động từ, cú đoạn tính từ và cú đoạn giới từ” [52, tr. 205].
Tuy nhiên, trong công trình này, ơng khơng đưa ra mơ hình cụ thể của các cú
đoạn trong tiếng Việt mà chỉ dừng lại ở việc gọi tên cho nó.
b. Về vai trị của định ngữ trong cụm danh từ
Đây là nội dung các nhà nghiên cứu bàn luận và phân tích khá chi tiết, xác
định. Nhiều nhà Việt ngữ học thống nhất quan điểm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn
(1975) coi ĐN là “thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho DTTT trong cụm DT”
[20, tr. 237]. Các tác giả Nguyễn Văn Tu, Diệp Quang Ban (1984) coi ĐN là

“thành phần phụ” [6, tr. 215], “trung tâm hạn định” [48, tr. 91] có “quan hệ phụ
thuộc” với thành phần chính [dẫn theo 179, tr. 89]. Hoàng Trọng Phiến (1980) coi
ĐN “là thành phần phụ thuộc trong tổ chức câu” và “quan hệ của ĐN là một trong
những quan hệ bên trong khu biệt với các quan hệ bên ngoài” là “quan hệ thuyết


13
định và được thuyết định” [132, tr. 141]. Tán đồng ý kiến của Nguyễn Tài Cẩn, Diệp
Quang Ban (1992) còn bổ sung thêm quan điểm coi ĐN là “phần phụ sau chủ yếu
dùng chỉ mặt chất lượng của sự vật nêu ở trung tâm” [8, tr. 24]. Như vậy, các nhà
nghiên cứu Việt ngữ, khi quan tâm đến thành phần ĐN đứng sau DTTT đã chú ý đến
chức năng làm “thành phần phụ” bổ sung ý nghĩa cho DTTT trong cụm DT. Tác giả
Nguyễn Kim Thản [144] cho rằng ở phần cuối cụm DT (vị trí T2 - TTMH), cịn có
các ĐN ở ba vị trí: vị trí +3, +4 là “định tố” sở thuộc và “định tố” đại từ, cịn lại là
các ĐN ở vị trí +2. Đó là các ĐN: +2a “có tác dụng phân biệt chủng loại của danh từ
được hạn định”, +2b “chi tiết hóa đặc điểm của sự vật”, +2c “có tác dụng chủ yếu là
miêu tả sự vật”. Sự phân loại trên cho thấy, trên bình diện ngữ nghĩa, cách xác định
các chức năng của ĐN là ổn định và nhất quán.
Nhóm tác giả Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm
(1997) xác định ĐN chỉ loại dựa vào nghĩa của ĐN trong cụm DT độc lập nhưng
khi xác định định ngữ chỉ đặc trưng và định ngữ trang trí lại dựa vào việc xét
cụm DT trong mối quan hệ với ngữ cảnh, mục đích sử dụng cụ thể của người nói
(để xác định sở chỉ và để “làm đẹp cho trung tâm) [175, tr.199, 202].
Có thể thấy, hầu hết các tác giả đã phân ra được một số loại ĐN có những
điểm khác biệt nhau rõ rệt về mặt chức năng nhưng các tiêu chí phân loại và
nhận diện chưa nhất quán, ranh giới phân loại của các ĐN chưa rõ ràng. Nhóm
tác giả Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hồng Xn Tâm [175] cho ĐN chỉ
đặc trưng có tác dụng “hạn định cho danh từ trung tâm”, nhưng điều đó khơng
làm cho loại ĐN đó khác với định ngữ chỉ loại, vì định ngữ chỉ loại (như nếp
hương trong ba kí nếp hương) khơng phải khơng có tác dụng hạn định. Tương

tự, khi tác giả Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Ly Kha [39, tr. 25] đưa ra khái niệm
định ngữ tiểu cú khơng hẳn là xét ĐN trên bình diện chức năng (như định ngữ
hạn định, định ngữ trang trí…) mà chính là xét trên bình diện cấu trúc.
Trong luận án tiến sĩ Định tố tính từ trong tiếng Việt (in thành sách [125]),
Nguyễn Thị Nhung đề cập đến loại định tố (định ngữ) do tính từ đảm nhiệm trong
danh ngữ. Tác giả đã miêu tả khá chi tiết về cấu tạo và ngữ nghĩa của định tố tính
từ tiếng Việt. Về ngữ nghĩa, tác giả chia thành hai loại: định tố có chức năng hạn


14
định và chức năng miêu tả. Tác giả cũng nói đến bình diện ngữ dụng của định tố
tính từ (biểu đạt thơng tin, biểu thị hàm ý, trang trí...). Tuy cơng trình này chỉ giới
hạn tìm hiểu loại định tố tính từ, và một vài điểm cịn chưa minh định (chức năng
trang trí lại đưa vào ngữ dụng) nhưng có thể xem đây là một hướng nghiên cứu
sát nhất về định ngữ, là tư liệu bổ ích chúng tơi tham khảo khi thực hiện đề tài.
Tóm lại, thành tố phụ sau của cụm DT (vị trí 1 trong sơ đồ cụm DT của
Nguyễn Tài Cẩn) phong phú về số lượng, đa dạng về kiểu cấu tạo và ngữ nghĩa
nên việc phân loại chúng khơng hề đơn giản. Để có thể có được sự nhất quán
trong cách phân loại, trong các phần tiếp theo của luận án, chúng tôi sẽ lần lượt
phân loại ĐN trên các bình diện: cấu trúc và chức năng; từ đó, làm cơ sở cho
việc tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ĐNNT trong các tác phẩm văn học.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu định ngữ nghệ thuật trong tiếng Việt
a. Từ góc độ thi pháp học, văn học
Hiện nay, cơng trình nghiên cứu của các nhà lí luận, phê bình văn học đề
cập đến ĐNNT chưa nhiều; khái niệm hay tên gọi ĐNNT chỉ được nêu ở từ điển
hay một vài phân tích tác phẩm văn học liên quan đến ngôn từ tác phẩm hay
phong cách ngơn ngữ tác giả nào đó.
Khái niệm ĐNNT được nhắc đến trong cơng trình nghiên cứu của tác giả
Trần Đình Sử (1998) khi ơng trích dẫn nhận định của A.N. Veclovxki: “Lịch sử
của định ngữ nghệ thuật là lịch sử của phong cách thi ca dưới dạng rút gọn” [dẫn

theo 138, tr. 171]. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2004) nhận xét, định ngữ nghệ
thuật là kết quả sự phát hiện của nhà văn. Tuy nhiên, cũng có những định ngữ
nghệ thuật thơng dụng (như: cá chậu chim lồng, màn trời chiếu đất) [60, tr. 120].
Một số bài viết phân tích ngơn từ trong tác phẩm, có thể người ta khơng
gọi tên chính danh định ngữ nghệ thuật, nhưng qua phân tích, có thể thấy rõ vai
trị của nó trong việc “tu sức” cho câu văn. Chẳng hạn, Trần Đình Sử (2002), khi
nói về Thi pháp truyện Kiều, đã đề cập đến các biện pháp từ chương học thịnh
hành, các phương thức tu từ thống nhất trong chức năng biểu hiện nội dung... thể
hiện tài năng Nguyễn Du như là một nghệ sĩ ngôn từ. Tác giả đã phân tích đặc


15
điểm ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều qua việc miêu tả, chi tiết hoá hàng loạt
dẫn chứng trên cơ sở mơ hình danh từ và các yếu tố phụ đi kèm. Chẳng hạn, khi
nói đến màu sắc trong Truyện Kiều, Trần Đình Sử cho rằng, Nguyễn Du nổi bật
khuynh hướng dùng màu sắc để tạo thành các hình tượng có nội dung khái quát
rộng lớn, giàu giá trị thẩm mĩ (Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia/ Bạc phau cầu
giá, đen rầm ngàn mây)... [139, tr. 254, 257]. Ông nêu đặc điểm ngơn từ ý tượng
(hình ảnh nảy sinh trong tâm tưởng, khơng phải hình ảnh sao chép thực tại, có
cấu tạo riêng, hồ quyện khách quan với chủ quan) là một phương diện cơ bản
của ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều. Nói tới giọt nước mắt thì nói giọt ngọc,
giọt châu, giọt tương; nói tới giấc ngủ thì là giấc xuân, giấc mai, giấc hoè; nói
tới chén rượu là chén xuân, chén quỳnh; nói tới bóng trăng là bóng nga, bóng
nguyệt... [139, tr. 310]. Tác giả nhận xét rằng, Nguyễn Du đã phát hiện được các
quy luật ẩn kín của tiếng Việt để giải cấu trúc ngơn từ thực dụng và tái cấu trúc
những biểu đạt mới, “đập vỡ” cấu trúc ngôn ngữ hàng ngày để tạo thành ngơn
ngữ nghệ thuật [139, tr.308, 312].
b. Từ góc độ ngơn ngữ học
Khi bàn đến vai trò của ĐNNT, tác giả Nguyễn Cao Đàm (2005) nhấn

mạnh chức năng thẩm mỹ của nó: “Định ngữ nói chung có khi tồn tại như một
yếu tố bắt buộc, làm tăng sắc thái ý nghĩa, tạo hình nghệ thuật, gợi ý bóng bẩy,
uyển chuyển cho câu văn. Có loại tuy về nguyên tắc có thể lược bỏ, nhưng lại
khơng thể làm như vậy được vì khi lược bỏ, câu văn trở nên méo mó, nghèo nàn
hoặc mất hẳn tác dụng thẩm mỹ” [44, tr. 360].
Chức năng thẩm mỹ của ĐNNT đã được nhắc đến trong một số cơng trình
nghiên cứu của các tác giả Cao Xuân Hạo, Bùi Tất Tươm, Hoàng Dũng, Nguyễn
Thị Ly Kha,… Tuy nhiên, các tác giả lại chưa có sự thống nhất trong cách xác
định vị trí đảm nhiệm chức năng này trong danh ngữ. Chức năng thẩm mỹ của
ĐNNT thể hiện bằng việc tạo hình nghệ thuật, mang lại những hiệu quả nghệ
thuật và góp phần tạo nên nhạc điệu cho câu văn.
Trước hết, các ĐNNT góp phần tạo hình nghệ thuật cho câu văn, tạo nên
những “khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo những tác


16
phẩm nghệ thuật”. Chúng còn tạo ra “giá trị trực quan độc lập […] làm cho
người ta có thể ngắm nghía và thưởng ngoạn” [60, tr. 99]. Hơn thế, “qua chất
liệu của mình, nó biểu hiện những cảm nghĩ nhất định của con người, thể hiện
cách nhận thức và đánh giá của con người đối với cuộc sống” [17, tr. 35]; đó
chính là nghệ thuật biểu hiện, một trong những vấn đề mà văn chương nói chung
và ĐNNT nói riêng hướng tới.
Tính nghệ thuật trong ngơn ngữ văn chương được “thể hiện ở cấu tứ độc
đáo, miêu tả sinh động, kết cấu tài tình, ngơn ngữ gợi cảm, gây ấn tượng đặc
biệt, tạo thành sức thuyết phục và lôi cuốn của tác phẩm” [60, tr. 238]. Tính
nghệ thuật cho phép người viết tạo ra những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo và
người đọc cảm nhận đối tượng được nói đến theo cách riêng, tùy thuộc vào trí
tưởng tượng và khả năng cảm nhận của mình. ĐNNT được cấu tạo từ các từ,
cụm từ (có thể là cụm chủ vị) nên khả năng tạo hình của nó cịn thể hiện ở việc
tạo nên nhạc điệu (nhạc tính), những hình ảnh được miêu tả trong câu góp phần

tạo nên sự gợi cảm của ngôn ngữ, sự sinh động trong việc miêu tả hình tượng
trong tác phẩm nghệ thuật.
Khi phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhiều người
đã nêu rõ vai trò của ĐNNT trong bài văn, câu văn. Đinh Trọng Lạc đã chỉ ra
các hình thức tu từ, trong đó có việc dùng các định ngữ nghệ thuật trong từng
dẫn chứng để thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học. Trong đoạn văn “Âm
thanh thành phố”, ông viết: “Mỗi thứ tiếng đều kèm theo một định ngữ rất cụ
thể, sống động: tiếng thùng nước va vào nhau loảng xoảng, tiếng ve kêu rền rĩ,
tiếng còi tàu thét lên... Chính những định ngữ giàu tính hình tượng này đã làm
cho đoạn văn miêu tả sinh động... Những từ phụ hạn định này đều có một nét
nghĩa chung, đưa đến cách hiểu là các âm thanh này đều mạnh, sắc, chói tai, khó
chịu... Mỗi âm thanh được diễn tả bằng một danh từ với định ngữ của nó, đều
được tách riêng ra thành một câu riêng biệt”... Khi phân tích câu văn trong tác
phẩm Tranh làng Hồ: “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác,
càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui”, ơng chỉ ra năm
tính từ làm định ngữ (cho “cách nhìn”) có tính nghệ thuật (vì vậy gọi là định ngữ


17
nghệ thuật) được liệt kê tiếp nối nhau (thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm
hỉnh, tươi vui) có tác dụng tăng cường ấn tượng về những phẩm chất của lối cảm
thụ chất phác, mộc mạc, dí dỏm, lạc quan, yêu đời của những người vẽ tranh dân
gian” [88, tr. 23, 71].
Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2004) cũng nói đến vai trị của
ĐNNT trong việc cụ thể hố nghĩa biểu vật của từ, làm cho câu văn có tính hình
tượng, hình ảnh. Cách để có định ngữ nghệ thuật là: dùng các từ ngữ miêu tả đi
kèm để tạo cụm từ. Ví dụ: “Người trẻ tuổi đưa mắt nhìn Bính từ đầu tới chân:
cặp mắt lờ đờ nhưng long lanh, cặp mày không tỉa, chiếc khăn vuông mạng mấy
miếng nhỏ” (Nguyên Hồng). Các định ngữ miêu tả trong các cụm từ trên có tác
dụng cụ thể hố sự vật, hiện tượng, nêu rõ các đặc điểm, tính chất của sự vật,

hiện tượng,... Các tác giả nhận xét: các từ ngữ miêu tả đi kèm các danh từ (thường
được gọi là các định ngữ) và các từ ngữ đi kèm động từ và tính từ (thường được
gọi là các bổ ngữ) không chỉ giúp cho sự chiếu vật được thực hiện rõ ràng mà cịn
có giá trị là tăng tính cụ thể, tình hình tượng cho câu văn, đồng thời thể hiện cách
quan sát, cách nhận thức hiện thực của tác giả văn học [80, tr. 213]. Một số bài
viết khác khi tìm hiểu về ngơn ngữ tác giả, ngơn ngữ văn chương cũng đã chú ý
đến ĐNNT. Đặng Lưu [102], Nguyễn Thị Mai [106] đã phân tích ĐNNT ở lĩnh
vực thơ ca cũng như văn xuôi hiện đại. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chỉ
dừng lại ở một tác giả văn học (Nguyễn Tuân) hay một dạng từ loại (tính từ) mà
chưa chú trọng đến tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các ĐNNT ở các
nhà văn. Như vậy, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu là những nghiên cứu riêng
lẻ về ngôn ngữ tác giả, mà ở đó, ĐNNT được coi là một trong những yếu tố làm
nên dấu ấn phong cách của các nhà văn, nhà thơ.
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu ở trên, chúng tơi nhận thấy cần tiếp tục
có những nghiên cứu đầy đủ hơn về ĐNNT đối với quá trình sáng tác cũng như
tiếp nhận các tác phẩm văn chương. Vì vậy, trong luận án này, chúng tơi sẽ xem
xét ĐNNT một cách hệ thống cả về cấu trúc lẫn chức năng (trên cả bình diện
ngữ nghĩa và bình diện phong cách). Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng
định ĐNNT là loại định ngữ không chỉ làm rõ hơn về ý nghĩa cho danh từ mà


18
cịn có vai trị tác động, ảnh hưởng đến cả hệ thống mà nó hiện hữu trong các tác
phẩm văn học và thể hiện giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
Luận án chúng tôi nghiên cứu đề tài ĐNNT dựa vào cơ sở lí thuyết của
ngành Ngơn ngữ học, trong đó hướng tiếp cận cụ thể là từ góc độ Ngữ pháp học
và Phong cách học để làm rõ các đặc điểm và vai trò của ĐNNT tiếng Việt (qua
khảo sát một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam).
1.2.1. Câu và cụm từ tiếng Việt

1.2.1.1. Câu trong tiếng Việt
Lí thuyết về câu rất phong phú, đa dạng, nhiều phương diện rất rộng; ở
đây, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ chọn lựa những cơ sở lí thuyết về
câu có quan tâm đến khái niệm và vai trò của định ngữ hay có liên quan đến
định ngữ.
a. Về khái niệm câu
Câu là gì? Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về câu nói chung, về câu
trong tiếng Việt nói riêng. Tựu trung, có thể nêu tóm tắt cách xác định khái niệm
câu tiếng Việt theo mấy xu hướng sau đây.
- Về phương diện giao tiếp, câu là đơn vị nhỏ nhất thực hiện chức năng
giao tiếp; các đơn vị nhỏ hơn (như: từ, cụm từ, hình vị) khơng có chức năng này;
đơn vị lớn hơn (như văn bản) là đơn vị giao tiếp hoàn chỉnh được hợp thành bởi
các câu. Nhiều định nghĩa đã khẳng định điều này: “Câu là ngôn bản (văn bản)
nhỏ nhất” [65, tr. 12]; Hay: “Câu là lời nói diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn”
[88, tr. 49]; “Là đơn vị cơ bản của lời nói, câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất, là
ngôn bản nhỏ nhất” [57, tr. 83].
- Về phương diện cấu tạo và nội dung: là một hướng quan trọng để xác
định khái niệm câu. Nhiều chuyên gia khi định nghĩa câu đã nhấn mạnh các đặc
điểm này. Hoàng Trọng Phiến xác định: “Câu là đơn vị của lời nói có tổ chức
riêng và mang thông tin nhất định...” [133, tr. 180]. Diệp Quang Ban nêu khái
niệm câu ở hai phương diện: “1. Về mặt cấu tạo: Câu là đơn vị cú pháp rộng lớn
nhất về mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được coi là cùng


×