Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 131 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn







Lý Doanh Doanh





Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu
khiến trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác
phẩm văn học







Luận văn thạc sĩ: Ngôn ngữ học











Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn







Lý Doanh Doanh




Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu
khiến trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Hán) qua một
số tác phẩm văn học




Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201



Luận văn thạc sĩ: Ngôn ngữ học





Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Thanh Lan



Hà Nội - 2009



1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………….………… 5
2. Ý nghĩa của đề tài……………………………………………….…… 5
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 6
4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
1.1 Hành động ngôn từ ……………………………….……….……… 7
1.1.1 Hành động ngôn từ……………………………………………… 7
1.1.2 Phân loại hành động ngôn từ…………………………………… 8
1.1.3 Điều kiện nhận diện hành động ngôn từ………………………… 9
1.2 Hành động cầu khiến… ………………………………………… 10
1.2.1 Khái niệm hành động cầu khiến…………………………………10
1.2.2 Phân loại hành động cầu khiến………………………………… 11
1.3 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến…………………… 14
1.3.1 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến trức tiếp…… 15
1.3.2 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp………… 16
1.4 Câu cầu khiến… ………………………………………………… 17
1.4.1 Định nghĩa câu cầu khiến……………………………………… 17
1.4.2 Câu cầu khiến tường minh và câu cầu khiến nguyên cấp……….19
1.4.3 Câu cầu khiến tiếng Việt…………………………………………20
1.4.3.1 Điểm qua lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến trong tiếng Việt… 20
1.4.3.2 Nhận diện câu cầu khiến tiếng Việt…………………………… 21

2
1.4.4 Câu cầu khiến tiếng Hán…………………………… …………23
1.4.4.1 Điểm qua lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến trong tiếng Hán….23
1.4.4.2 Nhận diện câu cầu khiến trong tiếng Hán…………………… 24
1.5 Tiểu kết………………………………………………………………25
Chương 2. Phương tiện tường minh trực tiếp biểu hiện hành động
cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán)
2.1 Phương tiện tường minh……………………………………… 26
2.1.1 Động từ ngôn hành…………………………………………. .26
2.1.2 Động từ ngôn hành cầu khiến……………………………… 28
2.1.3 Khảo sát cụ thể…………………………………………… …29
2.2 Phương tiện bán tường minh…………………………………. 40

2.3 Tiểu kết…………………………………………………………. 42
Chương 3. Phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện hành động
cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán)
3.1 Phương tiện nguyên cấp………………………………… ……44
3.1.1 Nhóm vị từ tình thái cầu khiến “hãy, đừng/chớ”………… …44
3.1.2 Nhóm tiểu từ tình thái cầu khiến cuối câu………………… 50
3.1.2.1 Nhóm 1: đi, với, xem…………………………………… …51
3.1.2.2 Nhóm 2: đã, thôi…………………………………………. .56
3.1.2.3 Nhóm 3: nào, nhé………………………………………… .59
3.1.2.4 Tiểu từ ngữ khí cuối câu cầu khiến trong tiếng Hán…… …62
3.2 Phương tiện bán nguyên cấp…………………………………. 63
3.2.1 Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải…………. .64
3.2.2 Động từ để………………………………………………… 71
3.2.3 Động từ giúp, hộ, cho……………………………………… .73
3.2 Tiểu kết……………………………………………………… …76

3
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………… …78
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục sách làm tư liệu
Phụ lục

4



QUY ƯỚC GHI TẮT


- D1, D2, D3: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai,

ngôi thứ ba.
- V: Vị từ.
- Vck: Vị từ cầu khiến.
- Vnhck: Động từ ngôn hành cầu khiến.
- Vtck: Vị từ tình thái cầu khiến.
- V(p): Vị từ, động từ có thể có phần phụ.
- D: Dịch.
- PA: Phiên âm.

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Căn cứ vào mục đích giao tiếp, khi nghiên cứu lời nói trong hoạt động
giao tiếp, người ta thường hay chia lời nói thành 4 kiểu, tường thuật, nghi vấn,
cảm thán và cầu khiến. Việc nghiên cứu câu cầu khiến đã từ lâu thu hút các
nhà ngôn ngữ học ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu câu
cầu khiến chỉ mới trên mười năm nay, cũng đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến câu cầu khiến nhưng xu hướng nghiên cứu này ở tiếng Việt
là mới mẻ, được nhiều người quan tâm đến. Việc nghiên cứu về câu cầu khiến
trong tiếng Việt có liên hệ với tiếng Hán chưa ai đề cập đến, do vậy chúng tôi
chọn đề tài “Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến
trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học” với
mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp
– ngữ nghĩa của lời.
2. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu phương tiện trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến
trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Hán có ý nghĩa đặc biệt đối với những
vấn đề lý luận và thực tiễn của ngữ dụng học và lý thuyết giao tiếp, vấn đề tổ
chức và tri nhận lời nói.

Về mặt thực tiễn, việc dạy tiếng Việt hoặc tiếng Hán như một ngoại ngữ
ở các trường đại học chỉ ở bình diện giao tiếp, chứ đi vào lý luận rất ít. Sinh
viên trong khi học và sử dụng câu cầu khiến tiếng Việt và tiếng Hán, vì chưa
có kiến thức vững chắc về lý thuyết nên thường bị sai và không hiểu rõ được
chỗ sai, nên khó sửa. Việc nghiên cứu phương thức trực tiếp biểu hiện hành
động cầu khiến tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) này có thể đóng góp cho
lĩnh vực dạy và học hai ngôn ngữ này, để học sinh có thể nắm được sự khác
biệt và những đặc điểm của câu cầu khiến ở hai ngôn ngữ, giúp cho việc sự
dụng tốt hai ngôn ngữ này.

6
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu nghiên cứu về câu cầu khiến tiếng Việt, nhất là
phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến, và liên hệ với câu cầu
khiến tiếng Hán, để khảo sát sự giống nhau và khác nhau của nó ở hai ngôn ngữ.
4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Câu cầu khiến là một kiểu câu được phân loại dựa vào mục đích phát
ngôn (mục đích nói) chứ không thuần túy chỉ dựa vào cấu trúc như hướng
phân loại câu theo cấu trúc. Nói chính xác hơn thì tên gọi câu cầu khiến là kết
quả phân loại theo hướng cấu trúc – chức năng. Do vậy nó phải được nghiên
cứu theo quan điểm và phương pháp của ngữ pháp chức năng. Tức là xuất
phát từ mục đích giao tiếp để tìm ra phương tiện hình thức thể hiện các chức
năng nghĩa học và dụng học của câu cầu khiến. Qúa trình nghiên cứu phải đi
từ mục đích đến phương tiện, từ trong ra ngoài, từ nội dung ý nghĩa được thể
hiện đến phương tiện ngôn ngữ thể hiện nó. Nói cách khác là phải nghiên cứu
câu cầu khiến trong mối quan hệ gắn bó với ngữ cảnh.
Nhiệm vụ của luận văn này là trên cơ sở kế thừa những kết quả đã có
được của những nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu trước, chúng tôi sẽ
bước đầu miêu tả đặc điểm của câu cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ với
tiếng Hán trên tư liệu một số tác phẩm văn học nhằm làm rõ đặc điểm của

phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong hai ngôn ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh, các thủ
pháp phân tích nghĩa, phân tích ngữ cảnh, phương pháp cải biến, so sánh, mô
hình hóa, thống kê…
Ngoài ra, luận văn còn quan tâm tới ngữ cảnh đủ rộng để có thể phân
tích ngữ nghĩa trong từng phát ngôn cụ thể. Vì vậy, tư liệu trích dẫn không
phải ở dạng cô lập mà thường kèm theo ngữ cảnh giúp cho việc phát hiện các
hành động ngôn trung trực tiếp cũng như gián tiếp của phát ngôn. Các ví dụ
được sử dụng trong luận văn đều nằm trong ngữ cảnh hội thoại.

7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

1.1 Hành động ngôn từ
1.1.1 Hành động ngôn từ
Người sáng lập ra lý thuyết động từ ngôn hành và câu ngôn hành là nhà
triết học người Anh J. L. Austin (1911- 1960). Năm 1962, tác phẩm “How to
do things with words” (Nói là hành động) của ông ra đời. Quan điểm của ông
khác với những nhà ngôn ngữ học truyền thống quan niệm rằng một phát
ngôn nói ra được đánh giá đúng- sai theo tiêu chuẩn của logic, ông cho rằng,
ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hay miêu tả cái gì đó mà nó còn
được dùng để làm cái gì đó, có thể thể hiện các hành động, tức là nói cũng
chính là làm. Theo lý thuyết của ông, một phát ngôn bao giờ cũng phải được
thực hiện qua các hành động ngôn từ (hành động ngôn ngữ). Khi nói ra một
phát ngôn thì đồng thời cũng là thực hiện ngay cái hành động đó trong phát
ngôn, đó chính là phát ngôn ngôn hành (câu ngôn hành).
Khi người ta nói rằng, “Tôi mời anh sang nhà tôi chơi”, “Em khuyên anh đi
đường nên cẩn thận”, lập tức người nói ấy đã thực hiện hành động “mời” và

hành động “khuyên”. Nội dung những phát ngôn trên không thể nói rằng nó
đúng hay sai sự thật như khi nói về một câu trần thuật bình thường, đó là những
phát ngôn chứa động từ ngôn hành, khi nói ra cũng là thực hiện hành động.
Austin cho rằng, mọi phát ngôn đều là phát ngôn ngôn hành, nhờ hiệu
lực ngôn trung của chúng để thực hiện hành động nào đó. Dù là những phát
ngôn thể hiện phán đoán, miêu tả như câu trần thuật thì về bản chất chúng
cũng là một loại phát ngôn ngôn hành không có động từ ngôn hành.
Austin còn phân chia phát ngôn ngôn hành thành 2 loại: phát ngôn ngôn

8
hành tường minh (câu ngôn hành tường minh) và phát ngôn ngôn hành
nguyên cấp (câu ngôn hành nguyên cấp).
Phát ngôn ngôn hành tường minh là phát ngôn chứa động từ ngôn hành
dùng để thực hiện hành động khi nói ra nó.
Ngoài phát ngôn chứa động từ ngôn hành ra còn có những phát ngôn
ngôn hành nguyên cấp. Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp được thể hiện thông
qua những dấu hiệu hình thức đặc trưng mang tính chuyên dụng. Một phát
ngôn ngôn hành nguyên cấp trong các tình huống giao tiếp khác nhau có thể
được hiểu theo ý nghĩa khác nhau.
Khi chúng ta phát ngôn ra một câu nói cũng là khi chúng ta thực hiện
hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời, ba hành động
cùng một lúc.
Hành động tạo lời là các chất liệu ngôn ngữ như đơn vị từ ngữ, cấu trúc
ngữ pháp, cách phát âm được người nói lựa chọn sử dụng trong câu nói. Đó là
phần nghĩa biểu thị thực tại khách quan trong câu.
Hành động tại lời là hành động được thực hiện ngay trong khi nói, là
hành động ngôn từ thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của câu. Hành động
tại lời cũng gọi là hành động ngôn trung của câu, nó tạo nên giá trị ngôn trung
của câu.
Hành động mượn lời là hành động thông qua phương tiện ngôn ngữ tác

động đến tâm lí, hành động người nghe để tạo ra hiệu quả ngoài ngôn ngữ
như xúc động, yên tâm, phấn khởi v.v…
1.1.2 Phân loại hành động ngôn từ
Dựa trên các tiêu chuẩn phân loại khác nhau thì có nhiều cách phân loại
hành động ngôn từ khác nhau. Nhà nghiên cứu Searle có hai cách phân chia
hành động ngôn từ:
Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí về đích ngôn trung, hướng khớp ghép lời

9
với hiện thực và điều kiện chân thành 3 tiêu chí chính, ông phân chia các hành
động ngôn từ thành 5 nhóm: nhóm hành động phán đoán, nhóm hành động
cầu khiến, nhóm hành động hứa hẹn, nhóm hành động diễn đạt, nhóm hành
động tuyên bố.
Thứ hai, căn cứ vào việc thực hiện mục đích nói có thông qua hành động
ngôn từ thứ hai hay không để chia hành động ngôn từ thành hành động ngôn
từ trực tiếp và gián tiếp. Có nghĩa là trong một câu có thể chứa hai hành động
ngôn từ: hành động ngôn từ chủ yếu và hành động ngôn từ thứ yếu, hành
động ngôn từ thứ yếu là hành động mà người tiếp nhận có thể hiểu được theo
ý nghĩa bề mặt của câu, hành động ngôn từ chủ yếu là hành động cần người
tiếp nhận suy luận rồi thực hiện trên cơ sở hành động ngôn từ thứ yếu. (Trích
dẫn từ [16], tr19)
1.1.3 Nhận diện hành động ngôn từ
Ở phần trên chúng tôi đã nói về định nghĩa và phân loại hành động ngôn
từ, động từ ngôn hành thể hiện hành động ngôn từ, động từ ngôn hành là động
từ mà người nói thực hiện hành động bằng cách nói nó ra. Bất cứ phát ngôn
nào cũng đều có lực ngôn trung để tạo nên giá trị ngôn trung, nhưng không
nhất thiết đều thể hiện bằng động từ ngôn hành.
Do vậy, một phát ngôn là một câu ngôn hành mà chứa động từ ngôn hành
sẽ thỏa mãn những điều kiện sau đây:
a. Chủ ngữ phải là ngôi thứ nhất, nó có thể xuất hiện trong phát ngôn hoặc

vắng mặt.
b. Vị từ phải được dùng ở thời hiện tại và được chỉ định trong mệnh đề
chính của câu.
c. Có bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận hành động ngôn hành và đối tượng
đó thường là ngôi thứ hai.

10
1.2 Hành động cầu khiến
1.2.1 Định nghĩa hành động cầu khiến
Hành động cầu khiến là hành động mà người nói bay tỏ để yêu cầu người
nghe thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Hành động cầu khiến là
khái niệm tổng quát bao gồm các hành động có ý nghĩa “cầu” và các hành
động có ý nghĩa “khiến” nói chung. Hành động cầu khiến là hành động tại lời
có giá trị ngôn trung biểu thị mục đích giao tiếp làm nên ý nghĩa cầu khiến
của phát ngôn, có thể chia thành các tiểu loại theo lực ngôn trung tức là mức
độ cầu khiến như: mệnh lệnh, cho phép, đề nghị, yêu cầu, thỉnh cầu, cầu xin
v.v…, trong khi đó, cũng có hành động cầu khiến thực hiện dưới hình thức
nghi vấn gọi là cầu khiến gián tiếp.
Về khái niệm hành động cầu khiến, luận văn này quan niệm hành động
cầu khiến là hành động ngôn từ mà người nói yêu cầu người nghe thực hiện
một hành động nào đó. Năm 1979, Searle đã nêu ra 4 điều kiện của hành động
cầu khiến:
Điều kiện
Hành động cầu khiến
Nội dung mệnh đề
Người đề xuất (tức người nói) dự kiến người tiếp nhận
sẽ thực hiện hành động A
Điều kiện thiết yếu
Người tiếp nhận có khả năng thực hiện hành động A
Điều kiện chủ yếu

Người đề xuất yêu cầu người tiếp nhận thực hiện hành
động A
Điều kiện nội tại
Người đề xuất có ý muốn để người tiếp nhận thực hiện
hành động A
(Trích dẫn từ [16], tr20)
Nhưng 4 điều kiện nêu trên chưa thể phân biệt được hành động cầu khiến
một cách chính xác, vì trong 4 điều kiện đó, điều kiện nội dung mệnh đề và
điều kiện thiết yếu còn thiếu sót. Trong thực tế, hành động cầu khiến không

11
dự kiến được hành động “tương lai” của người tiếp nhận, người tiếp nhận
cũng không nhất định có khả năng thực hiện hành động A. Do vậy, chúng ta
có thể tổng hợp lại có ba điều kiện chính sau:
Thứ nhất, người đề xuất ra lệnh cho người tiếp nhận.
Thứ nhì, người đề xuất muốn người tiếp nhận thực hiện hành động.
Thứ ba, người đề xuất hy vọng thông qua việc ra lệnh cho người tiếp
nhận để thực hiện mong muốn thay đổi tình trạng thực tế.
Trong đó, “người đề xuất” và “người tiếp nhận” tương ứng với “người
nói” và “người nghe” mà các nhà nghiên cứu thường dùng, tức là hai đối
tượng đều xuất hiện ở hiện trường thực hành hành động ngôn từ cùng một lúc.
Nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến trường hợp người tiếp nhận không xuất
hiện tại hiện trường thực hiện hành động ngôn từ, và trường hợp ra lệnh bằng
văn bản thì lúc đó sử dụng tên gọi “chủ ngôn” và “tiếp ngôn” sẽ phủ hợp với
thực tế hơn.
1.2.2 Cách phân loại hành động cầu khiến
Về việc phân loại hành động cầu khiến và các tiêu chuẩn phân chia, các
nhà nghiên cứu thường có những quan điểm khác nhau, có người dựa vào
điều kiện thiết yếu, điều kiện chủ yếu và điều kiện nội tại, có người nhìn từ
gốc độ mục đích phát ngôn và độ bắt buộc v.v Khái quát lại các quan điểm

phân chia của các nhà nghiên cứu thì chủ yếu có hai quan điểm chính: căn cứ
vào ý nghĩa cầu khiến và căn cứ vào hình thức cầu khiến để phân loại.
1) Căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến phân loại hành động cầu khiến.
Căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến để phân loại hành động cầu khiến, thường
xem xét đến 3 nhân tố sau đây:
1. Sự chênh lệnh về vị thế xã hội của người đề xuất với người tiếp nhận.
2. Sự khác biệt về lợi ích của người tiếp nhận thực hiện hành động A.
3. Sự khác biệt về cường độ yêu cầu của người đề xuất.

12
Trước hết, nhân tố 1 là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong 3 nhân tố
này, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc phân chia hành động cầu khiến, nó còn
ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp bình thường. Ví dụ
như “yêu cầu người tiếp nhận giao bai cho mình”, hai người giáo viên và học
sinh có sự khác nhau lớn về địa vị xã hội thì sẽ nói bằng câu nói khác nhau.
Giáo viên có thể sử dụng câu cầu khiến mệnh lệnh đơn giản như “Nộp bai cho
tôi”. Mà người học sinh sẽ dùng những câu cầu khiến phức tạp, mang tính
lịch sự hoặc câu cầu khiến với hình thức nghi vấn để thực hiện hành động cầu
khiến một cách gián tiếp, như “Xin hãy trả lại bai cho tôi” hoặc “Trả lại bai
cho tôi có được không?” Như vậy, hành đọng cầu khiến mệnh lệnh thường
được phát ra từ người đề xuất với địa vị xã hội cao đến người tiếp nhận với
địa vị xã hội thấp.
Ở đây, cần phải làm rõ hai khái niệm nữa là vị thế xã hội và vị thế giao
tiếp. Khi phân tích các sắc thái nghĩa cầu khiến cần phải chú ý đến vị thế giao
tiếp của người đề xuất và người tiếp nhận. Đại đa số trường hợp là vị thế giao
tiếp trùng với vị thế xã hội, nhưng cũng có một số trường hợp hai khái niệm
không trùng nhau. Chúng tôi có thể hiểu như sau:
Vị thế xã hội là địa vị, tư thế của người này so với người khác trong xã
hội. Vị thế xã hội được tạo thành bởi các nhân tố: nghề nghiệp, chức vụ, tuổi
tác … do vậy, vị thế xã hội có tính ổn định tương đối, vì nó không thay đổi

bởi ngữ cảnh.
Vị thế giao tiếp là địa vị, tư thế của một người nào đó trong bối cảnh cụ thể
của cuộc giao tiếp mà người đó tham gia. Vị thế giao tiếp được tạo thành bởi các
nhân tố: vị thế xã hội + mục đính phát ngôn (hành động ngôn trung) của câu, có
thể nói vị thế giao tiếp thường thay đổi tùy theo mục đích phát ngôn.
Thông thường, vị thế xã hội chi phối vị thế giao tiếp. Nhưng hai khái
niệm này không hoàn toàn trùng nhau. Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vị

13
thế giao tiếp thường có thể có các khả năng sau:

I
II
III
V
VI
Vị thế xã hội
+
+
+
-
-
Vị thế giao tiếp
+
=
-
-
=

Ghi chú: “cao” thể hiện bằng “+”, “thấp” thể hiện bằng “-”, “bằng nhau”

thể hiện bằng “=”.
Ít khi xảy ra trường hợp vị thế xã hội thấp mà vị thế giao tiếp lại cao vì
đặc điểm ứng xử của người Việt cũng như người Trung Quốc thể hiện qua
ngôn ngữ thường là xưng khiêm, hô – tôn (tự xưng thì khiêm tốn, hô gọi thì
tôn trọng). Do vậy, khi gặp trường hợp người đề xuất sử dụng ngôn từ không
phù hợp với vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của mình, người tiếp nhận sẽ
phản bác ngay.
Nhân tố 2 thường dùng để phân biệt các hành động cầu khiến nguyền rủa.
Câu “Chết đi” không khác gì câu “Đóng cửa lại” về mặt cấu trúc, nhưng về
ngữ nghĩa ngữ dụng thì chúng tôi có thể nhận ra “Chết di” là câu mang tính
nguyền rủa, “Đóng cửa lại” chỉ là câu cầu khiến bình thường với ý muốn
người tiếp nhận thực hiện hành động đóng cửa. Tại sao có sự khác nhau giữa
hai câu này, nhân tố 2 có tác động lớn đến việc tạo thành sự khác nhau này,
hành động cầu khiến bình thường không thể phán đoán hành động ấy có hại
cho lợi ích của người tiếp nhận hay không ở chính câu nói đó, chỉ có thể dựa
vào những kiến thức liên quan và ngữ cảnh cụ thể mới có thể nhận ra được.
Hành động cầu khiến mang tính nguyền rủa thì có thể nhận ra ngay trên bản
thân câu nói ấy, chỉ cần người tiếp nhận có kiến thức ngôn ngữ cơ bản.
Nhân tố chủ yếu dùng để phân chia các hành động cầu khiến mang tính
cho phép, đề nghị. Các hành động cầu khiến mang tính mệnh lệnh, cầu xin v.v
đều là yêu cầu trực tiếp cho người tiếp nhận thực hiện hành động nào đó,

14
nhưng hành động cầu khiến mang tính cho phép, kiến nghị thì người đề xuất
chỉ nêu ý kiến hoặc cho một sự lựa chọn cho người tiếp nhận, chứ không phải
ra lệnh cho người tiếp nhận nhất định phải thực hiện hành động nào đó. Cho
phép và kiến nghị thường khó mà phân biệt ra nếu chỉ nhìn vào bản thân phát
ngôn, trong thực tế, người ta dựa vào ngữ cảnh thì có thể dễ dàng phân biệt
được hai hành động này.
2) Căn cứ vào hình thức cầu khiến phân loại hành động cầu khiến.

Căn cứ vào hình thức cầu khiến có hai loại hành động cầu khiến: hành
động cầu khiến trực tiếp và hành động cầu khiến gián tiếp.
Hành động cầu khiến trực tiếp là hành động cầu khiến có thể được thể
hiện một cách trực tiếp bằng cách sử dụng phát ngôn cầu khiến có mục đích
giao tiếp cầu khiến.
Ví dụ: - Đi đi!
- Hãy cứu lấy chúng em!
Ở ví dụ trên, hành động cầu khiến “đi” và “cứu” được trực tiếp thể hiện
bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến là tiểu từ cầu khiến
chuyên dụng “đi” và vị từ tình thái cầu khiến chuyên dụng “hãy” có mặt ở
phát ngôn.
Hành động cầu khiến gián tiếp là hành động cầu khiến được thể hiện một
cách gián tiếp thông qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật,
cảm thán mà có mục đích giao tiếp cầu khiến.
Ví dụ: - Tôi có thể ngồi đây được không?
Ở ví dụ trên, hành động cầu khiến được thể hiện thông qua hình thức hỏi,
người tiếp nhận phải trải qua một quá trình suy ý để có thể nhận diện được
hành động cầu khiến.
1.3 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến
Ở phần trên chúng tôi đã nói về định nghĩa và phân loại hành động cầu

15
khiến, căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến có thể phân chia hành động cầu khiến từ
mức độ khiến đến mức độ cầu thành nhiều mức độ khác nhau; căn cứ vào
hình thức cầu khiến thì có thể phân chia thành hành động cầu khiến trực tiếp
và hành động cầu khiến gián tiếp.
Trong luận văn này chủ yếu ban về hành động cầu khiến được phân chia
theo hình thức biểu hiện.
1.3.1 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp
Hành động cầu khiến là một kiểu hành động ngôn trung được thực hiện

bằng lời nói nhằm cầu khiến người tiếp nhận (tiếp ngôn) thực hiện hành động
mà người đề xuất (chủ ngôn) mong muốn. Hành động cầu khiến được thể hiện
một cách trực tiếp bằng câu cầu khiến với hai mô hình K1= D1-Vnhck-D2-
V(p), K2= D2-Vttck-V(p) chứa các phương tiện đánh dấu lực ngôn trung cầu
khiến trực tiếp như:
Động từ ngôn hành cầu khiến mời, xin, van, lạy, nhờ, cầu, chúc, đề nghị,
yêu cầu, ra lệnh, cho phép, khuyên, cấm…
Các vị từ tình thái cầu khiến: hãy, đừng, chớ;
Động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải;
Tiểu từ cầu khiến: đi, với, xem, đã, thôi, nào ,nhé;
Kết cấu V+giúp/hộ/cho.
Trong đó, K1 chủ yếu là mô hình biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp
bằng phương tiện từ vựng, cũng gọi là phương tiện tường minh, vì nó chủ yếu
nhờ các động từ ngôn hành cầu khiến làm phương tiện trực tiếp chỉ dẫn lực
ngôn trung. Ý nghĩa cầu khiến trong mô hình K1 là ý nghĩa hiển ngôn, không
cần người tiếp nhận tìm hiểu nó qua một quá trình suy ý, nó được thể hiện qua
phương tiện tường minh.
Mô hình K2 chủ yếu là mô hình biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp
bằng phương tiện ngữ pháp, vì nó chủ yếu nhờ các từ tình thái cầu khiến như

16
vị từ tình thái cầu khiến, động từ tình thái cầu khiến và tiểu từ tình thái cầu
khiến để làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến. Ý nghĩa cầu
khiến ở trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2 là ý nghĩa cầu khiến nói
chung, trong từng ngữ cảnh cụ thể mà nó được hiểu tương ứng với một ý
nghĩa cụ thể. Phương tiện biểu hiện lực ngôn trung cầu khiến này là phương
tiện cầu khiến nguyên cấp.
Phương tiện cầu khiến nguyên cấp đối lập với phương tiện cầu khiến
tường minh (tức là phương tiện từ vựng). Hai phương tiện này giống như hai
cực, là hai phương tiện hoàn toàn đối lập với nhau, giữa đới trung gian của hai

cực này là phương tiện cầu khiến bán tường minh và phương tiện cầu khiến
bán nguyên cấp. Hai phương tiện trung gian này chỉ khác nhau ở chỗ phương
tiện cầu khiến bán tường minh thiên về phương tiện cầu khiến tường minh
nhiều hơn; ngược lại, phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp thì thiên về
phương tiện cầu khiến nguyên cấp nhiều hơn. Ở phần dưới sẽ phân tích cụ thể
hai phương tiện chính: phương tiện cầu khiến tường minh và phương tiện cầu
khiến nguyên cấp; hai phương tiện trung gian: phương tiện cầu khiến bán
tường minh và phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp.
1.3.2 Phương thức biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp
Hành động cầu khiến có thể được bay tỏ một cách gián tiếp thông qua
một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật để biểu hiện lực ngôn
trung cầu khiến và đi đến đích cầu khiến. Hành động cầu khiến gián tiếp có
thể thể hiện thông qua hình thức hỏi, trần thuật hoặc cảm thán, nhưng theo kết
quả của công trình nghiên cứu của Đào Thanh Lan (xem [11]) thì nó được
thực hiện thông qua câu hỏi phổ biến hơn câu trần thuật và câu cảm thán.
Câu hỏi vốn là hình thức thể hiện hành động ngôn trung hỏi mà mục đích
là hỏi điều chưa rõ và yêu cầu tiếp ngôn trả lời điều chưa rõ ấy. Nội dung của
vấn đề cần hỏi rất rộng nên không phải tất cả mọi câu hỏi đều được sử dụng

17
cho mục đích cầu khiến. Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua
hình thức hỏi thì chủ ngữ của hành động mệnh đề thường ở ngôi hai hoặc
ngôi gộp đối với hành động cầu khiến hoặc ở ngôi một đối với kiểu câu có
hành động xin phép được làm. Về mặt ngữ nghĩa thì hành động cầu khiến
được thể hiện gián tiếp qua hình thức hỏi có định hướng nghĩa đã xác định và
nhiệm vụ của tiếp ngôn khi trả lời có hay không đồng nghĩa với việc chấp
thuận hay từ chối thực hiện hành động.
Ví dụ: - Hay mai anh đi sang nhà bác đi?
- Ngày mai em có đi mua sách hộ chị được không?
- Mẹ ơi, con muốn xem tivi, có được không?

Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức trần thuật như:
- Anh mua hoa, em mua hoa quả, nửa tiếng sau anh em mình sẽ gặp lại ở
đây. (hai anh em định đi bệnh viện thăm người bạn đang ốm).
Hành động cầu khiến được thể hiện gián tiếp qua hình thức cảm thán như:
- Ôi, áo này đẹp quá! (hai vợ chồng đi dạo phố, người vợ muốn người
chồng mua cho chiếc áo).
Tóm lại, hành động cầu khiến được thể hiện một cách gián tiếp có nhiều
hình thức khác nhau, tùy theo yêu cầu lựa chọn sử dụng của người đề xuất, vì
cách bay tỏ gián tiếp không áp đặt cho người tiếp nhận, tăng quyền chủ động
cho tiếp ngôn, do đó có tính lịch sự cao hơn cách cầu khiến trực tiếp.
1.4 Câu cầu khiến
1.4.1 Khái niệm câu cầu khiến
Câu cầu khiến thuộc kiểu loại câu phân chia theo mục đích nói, có dấu
hiệu hình thức riêng nhằm yêu cầu, nhắc nhở, khuyên nhủ người tiếp nhận
nên hay phải thực hiện một việc gì đó.
Về phạm vi của câu cầu khiến, các nhà nghiên cứu vẫn chưa được nhất
trí, dưới đây, chúng tôi nêu ra mấy điểm liên quan đến phạm vi nghiên cứu để
tham khảo:

18
Điều một, khái niệm câu cầu khiến không chỉ là một khái niệm cú pháp
học, ngữ nghĩa học hoặc ngữ dụng học đơn thuần, mà là một khái niệm phức
hợp. Về mặt cú pháp, câu cầu khiến có đặc trưng cú pháp riêng; về mặt ngữ
nghĩa, nó biểu hiện thái độ của người đề xuất kiến nghị, mệnh lệnh, cấm
chỉ… đối với hành động của người tiếp nhận; về mặt ngữ dụng, nó là hành
động cầu khiến có mục đích của người đề xuất đối với người tiếp nhận. Khi
khảo sát không thể không để ý đến sự hạn chế về cú pháp và ngữ nghĩa, tuy
về căn bản nó cũng chỉ là phân loại câu theo ngữ dụng, nếu không sẽ làm cho
phạm vi câu cầu khiến mở rộng hơn nhiều và không rõ ranh giới.
Điều hai, không thể chỉ dựa vào tiêu chuẩn duy nhất nào đó để phân chia

câu cầu khiến, như chỉ dựa vào ngữ âm, cú pháp, ngữ nghĩa hay ngữ dụng.
Chúng ta nên tổng hợp lại những tiêu chuẩn ấy, không ngừng sửa đổi, bổ sung
mới có thể phân chia được và ngày càng hoàn thiện.
Dựa trên hai quan điểm nói trên, có thể nói rằng định nghĩa câu cầu
khiến là: câu có đặc trưng ngữ âm nhất định, có hình thức cú pháp nhất định,
với biểu hiện nội dung ngữ nghĩa là người đề xuất kiến nghị, ra lệnh cho
người tiếp nhận, với ý nghĩa ngữ dụng là người đề xuất ra lệnh, kiến nghị
người tiếp nhận thực hiện hành động nào đó.
Có mấy tiêu chí nhận diện câu cầu khiến (hoặc có thể nói là đặc trưng
câu cầu khiến) sau đây:
1) Về ngữ âm, ngữ điệu cầu khiến là tạm ngừng đột ngột tuyến âm cao và
tuyến âm thấp lên cao rút ngắn.
2) Về cú pháp:
a. Chủ ngữ câu cầu khiến thường là danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi hai
như anh, các anh, ông v.v hoặc đại từ nhân xưng ngôi gộp như chúng tôi,
chúng ta, cũng có khi hàm ẩn.
b. Vị ngữ do ngữ động từ, ngữ tính từ đảm nhiệm.

19
c. Câu cầu khiến với chủ ngữ là đại từ nhân xưng ngôi hai (ngoài câu chứa từ
“không được, không cho phép, không dùng, cấm” v.v), có thể thêm vào từ
“mời (anh/các anh)” trước chủ ngữ mà không thay đổi ý nghĩa của câu.
d. Câu cầu khiến thường dùng từ “đừng, chớ” hoặc “đừng có” để biểu hiện ý
nghĩa phủ định, chứ ít khi dùng từ “không, không có”.
e. Thành phần câu chứa từ ngữ khí đứng đầu câu và giữa câu thường dùng từ
“có thể”, “nên”, ở cuối câu thường dùng “thôi, nhé” v.v.
3) Quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ câu cầu khiến là quan hệ cầu
khiến với hành động, quan hệ giữa mệnh đề và vị ngữ thì có thể có nhiều
khả năng, như quan hệ tiếp nhận hành động, quan hệ thời gian của hành
động, quan hệ đối tượng liên quan tới hành động v.v. Nội dung ngữ nghĩa

mà câu cầu khiến diễn đạt là kiến nghị, yêu cầu, mệnh lệnh, cấm chỉ hành
động liên quan.
4) Chức năng ngữ dụng của câu cầu khiến là thực hiện sự kiến nghị, yêu cầu,
mệnh lệnh, cấm chỉ hành động liên quan.
Nội dung ý nghĩa cầu khiến “cầu khiến người tiếp nhận thực hiện hành
động mà người đề xuất cho là cần thiết” có giả định trước “sự đánh giá của
người đề xuất đối với sự tình được truyền đạt trong câu là nên hay không nên
xảy ra”. Do đó, nội dung tình thái cầu khiến bao gồm cả ý nghĩa hiển ngôn và
ý nghĩa hàm ngôn của hành động cầu khiền.
Tóm lại, trong một chuỗi phát ngôn, câu cầu khiến được nhận diện bằng
hai tiêu chí:
- Câu có ý nghĩa cầu khiến
- Câu có hình thức cầu khiến
1.4.2 Câu cầu khiến tường minh và câu cầu khiến nguyên cấp
Ở phần trên đã nói, phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến trực
tiếp có hai loại chính: phương tiện cầu khiến tường minh và phương tiện cầu
khiến nguyên cấp.

20
Xét về các thành phần tạo nên câu, có thể chia câu cầu khiến thành 2 loại:
câu cầu khiến tường minh và câu cầu khiến nguyên cấp.
Câu cầu khiến tường minh là câu cầu khiến có sử dụng phương tiện
tường minh để tường minh hóa hành động cầu khiến. Phương tiện tường minh
cũng gọi là phương tiện từ vựng, phương tiện từ vựng là chỉ các phương tiện
do thực từ đảm nhiệm, phương tiện từ vựng cầu khiến là phương tiện sử dụng
động từ ngôn hành cầu khiến.
Câu cầu khiến nguyên cấp là khái niệm đối lập với câu cầu khiến tường
minh. Đó là câu cầu khiến có sử dụng phương tiện nguyên cấp, tức là phương
tiện ngữ pháp, phương tiện ngữ pháp bao gồm các phương tiện không phải do
thực từ đảm nhiệm, đó là hư từ, trật tự từ và ngữ điệu, do vậy, phương tiện

ngữ pháp cầu khiến gồm có vị từ tình thái cầu khiến, tiểu từ tình thái cầu
khiến và ngữ điệu.
1.4.3 Câu cầu khiến trong tiếng Việt
1.4.3.1 Điểm qua lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến trong tiếng Việt
Diệp Quang Ban gọi câu cầu khiến là câu mệnh lệnh và cho rằng: nó
được dùng để bay tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người tiếp nhận thực hiện điều
được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định. Câu mệnh
lệnh đích thực là câu có phụ từ tạo ý mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ đứng
trước vị từ và đi, thôi, nào đứng sau vị từ. Tất cả những câu có chứa các từ
như: cấm, mời, xin, đề nghị… đều không phải là câu mệnh lệnh đích thực, đó
là câu trần thuật có ý nghĩa từ vựng mời mọc, cầu xin… nếu trong trường hợp
chúng được dùng như câu mệnh lệnh thì đó là kiểu câu mệnh lệnh lâm thời.
Cao Xuân Hạo cho rằng câu cầu khiến là câu có lực ngôn trung (giá trị
ngôn trung) cầu khiến. Tức là, câu cầu khiến biểu thị hành động cầu khiến.
Ông xếp câu ngôn hành (câu có động từ khi được nói ra thì cũng chính là
người đề xuất thực hiện hành động mà động từ đó biểu hiện) thuộc loại câu

21
trần thuật tự biểu thị, nếu căn cứ vào hình thức cú pháp của câu, trong tiếng
Việt không có sự phân biệt rõ nét giữa ba loại câu của ngữ pháp cổ điển: trần
thuật, nghi vấn và mệnh lệnh. Sự khác nhau giữa câu trần thuật và nghi vấn
gói gọn vào việc sử dụng một yếu tố tình thái riêng cho mỗi loại câu. Giữa
câu trần thuật thuần túy và câu mệnh lệnh lại càng không có gì khác nhau. Sự
khác nhau đó chẳng qua là ở việc sử dụng không bắt buộc một vị từ tình thái
của vị ngữ là hãy và một vị từ đi dùng như một tiểu từ ngữ khí cũng chẳng có
tính chất bắt buộc gì hơn.” Do vậy, Cao Xuân Hạo chỉ coi câu mệnh lệnh như
một tiểu loại của câu trần thuật, khác các tiểu loại khác về tình thái.
Tác giả Hoàng Trọng Phiến nhận xét về câu cầu khiến như sau: so với
câu kể và câu hỏi thì câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc
biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Câu cầu khiến nêu lên ý

muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người tiếp nhận đáp lại bằng hành
động. Về dạng thức câu cầu khiến cũng có khẳng định và phủ định (hãy,
đừng/chớ). Phương tiện cầu khiến có ba loại: hư từ (hãy, đừng, chớ, chứ,
nào…), thực từ có nghĩa cầu khiến (cấm, không được, mời, cho phép, chúc…)
và ngữ điệu dùng như nhau cho mọi ngôi của chủ ngữ. Tất cả những câu có
chứa các từ như: cấm, mời, xin, đề nghị… đều không phải là câu mệnh lệnh
đích thực. đó là câu trần thuật có ý nghĩa từ vựng mời mọc, cầu xin… nếu như
trong trường hợp chúng được dùng như câu mệnh lệnh thì đó là kiểu câu
mệnh lệnh lâm thời. (dẫn theo[11], tr4-6)
Tóm lại, trước đây câu cầu khiến chưa được quan tâm nhiều và chưa
được nghiên cứu một cách có hệ thống.
1.4.3.2 Nhận diện câu cầu khiến trong tiếng Việt
Hai tiêu chí nhận diện cụ thể trong câu cầu khiến tiếng Việt là tiêu chí ý
nghĩ và hình thức, tiêu chí ý nghĩa cầu khiến là cái chung của tất cả câu cầu
khiến, nhưng về tiêu chí hình thức cầu khiến thì câu cầu khiến tiếng Việt có

22
những đặc điểm riêng.
Hình thức cầu khiến là ý nghĩa cầu khiến được thể hiện bằng phương
tiện hình thức cụ thể.
Các phương tiện thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong tiếng Việt gồm có:
+ Phương tiện từ vựng
- Động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải.
- Động từ ngôn hành cầu khiến: ra lệnh, cho phép, đề nghị,
khuyên, xin, nhờ v.v…
- Động từ để, giúp, hộ, cho.
- Kết cấu: lấy A mà B.
+ Phương tiện ngữ pháp
- Hai mô hình trực tiếp thể hiện hành động cầu khiến: K1=(D1)-
Vnhck-D2-V(p); K2=D2-Vtck-V(p)

(Trong đó: D1, D2 là danh từ, đại từ ở ngôi một, ngôi hai;
Vnhck là động từ ngôn hành cầu khiến
Vtck là vị từ tình thái cầu khiến
V(p) là vị từ có thể có phần phụ)
- Phương tiện hư từ:
 Vị từ tình thái cầu khiến: hãy, đừng, chớ.
 Tiểu từ tình thái cầu khiến: đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé.
- Dấu hiệu ngữ điệu: ngữ điệu thường được dùng kết hợp với ngữ
cảnh và xác định theo ngữ cảnh cụ thể.
Các phương tiện biểu thị hình thức cầu khiến tiếng Việt nói trên sẽ được
cụ thể hóa ở chương II và chương III, ở đây thì không ban cụ thể nữa.
1.4.4 Câu cầu khiến trong tiếng Hán

23
1.4.4.1 Điểm qua lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến trong tiếng Hán
Vấn đề câu cầu khiến trong tiếng Hán đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng
người xác lập định nghĩa và phạm vi cầu khiến hiện tại là Lữ Thúc Tương,
trong cuốn sách “Trung Quốc Văn Pháp Lược Yếu” [17,tr72], ông cho rằng
cầu khiến là một loại ngữ khí: cầu khiến là một loại ngữ khí “với mục đích là
chi phối hành động của chúng ta”, ông đã sáng lập ra khuynh hướng nghiên
cứu câu cầu khiến dựa trên lý thuyết ngữ khí. Ông cho rằng sự chênh lệnh
ngữ khí có cao thấp, nhanh chậm tạo nên sự khác nhau trong câu cầu khiến
như cấm chỉ, mệnh lệnh, cầu xin, khuyên nhủ v.v. Ông cũng đã khảo sát một
số ngữ khí từ thường gặp có thể diễn đạt ngữ khí cầu khiến.
Nhà Hán ngữ học nổi tiếng, giáo sư Vương Lực trong cuốn “Ngữ pháp
Trung Quốc hiện đại” [18, tr62] cũng đồng tình với quan điểm của ông Lữ
Thúc Tương, ông định nghĩa “ngữ khí cầu khiến” là ngữ khí biểu thị ý nghĩa
mệnh lệnh, khuyên bảo, khuyên nhủ, cầu xin v.v. Ông còn chú ý đến quan hệ
giữa hành động cầu khiến với các hình thức câu.
Ngoài “thuyết ngữ khí” nổi tiếng trong việc nghiên cứu câu cầu khiến,

“thuyết chức năng” cũng có nhiều nhà nghiên cứu đi theo. Người đề ra
“thuyết chức năng” đầu tiên là ông Chu Đức Hy. Trong chương một “Bai
giảng ngữ pháp” [20, tr48], ông nói rằng “xét về chức năng câu, có thể chia
câu thành năm loại là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán và câu xưng hô”, “tác dụng của câu cầu khiến là yêu cầu người tiếp nhận
làm việc gì đó”. Ông còn nhận ra rằng, “quan hệ giữa hình thức câu và chức
năng câu rất phức tạp, tức là, có trường hợp trùng nhau”, ông nêu ví dụ một
số câu trần thuật mà thể hiện bằng hình thức nghi vấn, câu nghi vấn lại thể
hiện bằng hình thức cầu khiến.
Từ những năm tám mươi thế kỷ trước, việc nghiên cứu câu cầu khiến đã
đi vào một thời kỳ mới, phát triển mạnh mẽ, chủ yếu thể hiện ở số lượng các

×