Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập văn bản nhật dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.56 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 8 - 9 Bài dạy. Ngày soạn: 04/ 10 /2011. ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh kiến thức văn nhật dụng về nội dung, nghệ thuật các tác phẩm đã học. - Học sinh vận dụng làm bài tập cảm nhận tác phẩm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn nhật dụng 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức về các vấn đề xã hội vào mỗi bài văn nhật dụng. II. Nội dung ôn tập. 1. Thế nào là văn nhật dụng? - Chương trình Ngữ văn 6 em đã học về văn nhật dụng. Em hãy nhắc lại thế nào là văn nhật dụng ? Là văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội. - Em đã học các văn bản nhật dụng nào trong chương trình Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 ? 2. Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7. a. Văn bản "Cổng trường mở ra" * Nội dung: - "Cổng trường mở ra giúp em hiểu gì về tấm lòng người mẹ đối với con, em hiểu gì về vai trò của nhà trường đối với mỗi người ? " Cổng trường mở ra" là dòng tâm sự miên man của người mẹ trong đêm trước ngày đưa con đến trường học buổi đầu tiên. Qua những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. * Nghệ thuật: - Văn bản thành công nhờ những biện pháp nghệ thuật nào ?. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 1 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Miêu tả cụ thể, sinh động diễn biến tâm trạng của người mẹ với nhiều hình thức khác nhau: Miêu tả trực tiếp, miêu tả qua thủ pháp so sánh đối chiếu giữa tâm trạng của mẹ với tâm trạng của con, miêu tả bằng hồi ức…Ngôn ngữ độc thoại góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt tâm trạng nhân vật. b. Văn bản "Mẹ tôi": * Nội dung: - Văn bản mẹ tôi cho em cảm nhận được điều gì về tình mẫu tử, tình phụ tử ? Văn bản khắc họa vẻ đẹp cao quý và thiêng liêng của hình tượng người mẹ, ca ngợi vai trò to lớn của người mẹ đối với con, và đặc biệt là nhắc nhở những người con phải biết yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ. - Văn bản "Mẹ tôi" cho em bài học gì ? Qua văn bản người đọc cũng rút ra cho riêng mình một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và ngoài xã hội. Đó là bài học về thái độ tình cảm của con cái dành cho bố mẹ, đó là bài học về cách phê bình, nhắc nhở đối với người phạm lỗi. * Nghệ thuật: - Văn bản "Mẹ tôi" có gì đặc sắc về nghệ thuật ? Văn bản mang tính truyện nhưng lại được trình bày dưới dạng một bức thư. Viết thư mà như đang hội thoại trực tiếp với những lời gọi, hỏi có ngữ điệu, có thái độ cảm xúc. Lời nói của nhân vật được diễn đạt bằng nhiều kiểu câu linh hoạt: Khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán, khi dùng câu nghi vấn…thấy được tình cảm yêu thương của cha mẹ với con cái. c. Văn bản 'Cuộc chia tay của những con búp bê" * Nội dung: - Truyện giúp em cảm nhận được điều gì về những đứa trẻ trước bi kịch gia đình tan vỡ ? Truyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, yêu thương, lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của những đứa trẻ trước bi kịch gia đình tan vỡ. Truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng, hãy bảo vệ và giữ gìn nó, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. * Nghệ thuật:. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 2 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Cách kể chuyện tự nhiên, chân thật, nhiều chi tiết bất ngờ. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất xen vào những đoạn văn, câu văn miêu tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. 3. Bài tập: * Bài tập 1: Hãy nhập vai vào người con trong văn bản "Cổng trường mở ra" để viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm biết ơn đối với mẹ khi đọc văn bản này ? * Bài tập 2: Sau khi nhận được bức thư của bố, En ri cô rất hối hận và viết một bức thư để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vào vai nhân vật để viết bức thư ấy. * Bài tập 3: Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê" tác giả đã có những đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên. Em hãy tìm những đoạn văn đó và nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn ? Chỉ rõ vai trò của miêu tả trong tác phẩm tự sự ?. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 3 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 10 Bài dạy. Ngày soạn : 17/ 10/ 2011 ÔN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các bước làm văn biểu cảm, học sinh viết được đoạn văn, bài văn ngắn biểu cảm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm về sự vật, hiện tượng đời sống 3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng các thao tác làm văn biểu cảm vào làm bài tập. II. Nội dung ôn tập: 1. Lí thuyết: a. Đặc điểm của văn biểu cảm: - Nêu đặc điểm của văn biểu cảm ? Văn biểu cảm là tiếng nói tình cảm hết sức phong phú của con người. Đối tượng của phương thức biểu đạt này không phải là phong cảnh, đồ vật hay bức tranh về cuộc sống con người như ở văn miêu tả, cũng không phải là số phận, những cảnh đời, những sự việc như ở văn tự sự mà là thế giới muôn hình, muôn vẻ với những tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người trước cuộc đời.. Tư tưởng, cảm xúc, nỗi niềm là đối tượng phản ánh trực tiếp của phương thức biểu cảm. b. Cách làm bài văn biểu cảm: - Nêu các bước làm văn biểu cảm ? * Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý (căn cứ vào từ ngữ và cấu trúc của đề để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý) * Bước 2: Xây dựng bố cục (dàn bài) Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. * Bước 3: Hoàn thành văn bản * Bước 4: Khảo lại văn bản.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 4 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. 2. Bài tập. Gv ghi đề lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài. * Bài tập 1: Em hãy thực hiện các bước làm văn bản biểu cảm cho đề văn : Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương * Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý a, Tìm hiểu đề - Thể loại: Văn biểu cảm - Đối tượng: Dòng sông quê hương - Tình cảm: Yêu thích a, Tìm ý - Tình yêu dòng sông quê từ tuổi thơ - Tình yêu quê hương khi trưởng thành *Bước 2: Lập dàn bài Mở bài : Giới thiệu tình yêu về dòng sông quê hương Thân bài : Biểu hiện tình yêu mến dòng sông quê hương. - Tình yêu quê từ tuổi thơ. - Tình yêu quê hương khi trưởng thành - Kết bài: tình yêu quê hương đối với nhận thức của người từng trải,trưởng thành. * Bài tập 2: Gv cho học sinh viết bài, đọc bài và sửa chữa. Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương Bài tập về nhà. * Bài tập 3: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về mẹ.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 5 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng Tuần 11 Bài dạy. Trường THC Thanh Đức Ngày soạn: 24/ 10/ 2011. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. A. Mục tiêu: *. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép. Các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép, cơ chế tạo nên nghĩa của từ ghép. - Củng cố cho học sinh kiến thức về từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. cách sử dụng từ đồng nghĩa. *. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng từ ghép trong văn nói, văn viết - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu. *. Thái độ: - Học sinh có ý thức dùng từ ghép trong dùng từ, đặt câu. - Học sinh có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa trong văn nói, văn viết. B. Nội dung: I. Lí thuyết 1. Thế nào là từ ghép ? Từ ghép là từ có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên có nghĩa. Ví dụ: Sách giáo khoa, xe ô tô 2. Các loại từ ghép: a. Từ ghép chính phụ: Là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Ví dụ: - Xe đạp c p - Rau muống c p - Trong từ ghép chính phụ thuần việt, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau: Ví dụ: máy bay, xe bò, cũ rích. - Trong từ ghép chính phụ Hán Việt, trật từ giữa các tiếng phức tạp hơn. b. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Ví dụ: Quần áo, nhà cửa, âu lo. - Trật tự giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập có thể đổi chỗ cho nhau (Quần áo, nhà cửa, lo âu có thể đổi thành: áo quần, cửa nhà, âu lo) nhưng không phải là phổ biến. - Các tiếng trong từ ghép đẳng lập pjải cùng phạm trù từ loại. Ví dụ: + Cùng phạm trù danh từ: nhà cửa, trâu bò, bàn ghế + Cùng phạm trù động từ: ăn uống, đi đứng, tắm giặt. 3. Nghĩa của từ ghép:. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 6 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. a. Nghĩa của từ ghép chính phụ: - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: Cá thu: chỉ 1 loài cá (nghĩa hẹp hơn nghĩa của cá) - Khi tiếng phụ có nghĩa thực thì từ ghép chính phụ có nghĩa cụ thể hoá(ví dụ: cá thu, hành hoa, xe đạp) - Khi tiếng phụ không rõ nghĩa thì từ ghép chính phụ có nghĩa sắc thái hoá (ví dụ: sắc lẻm, đỏ au, vàng ệch, đen ngòm) b. Nghĩa của từ ghép đẳng lập. Do quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập là quan hệ bình đẳng nên nghĩa của từ ghép đẳng lập là nghĩa tập hợp, khái quát. Vì vậy từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa tạo nên nó. Ví dụ: Nghĩa của nhà cửa khái quat hơn nghĩa của nhà và cửa. 4. Từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: - Xe lửa, xe hoả, tàu lửa… - ăn, xơi, tọng, chén, nhậu… -> nghĩa cảu các từ trên về cơ bản là giống nhau. 5. Các loại từ đồng nghĩa: - Có mấy loại từ đồng nghĩa ? * Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là các từ có những nét nghĩa giống nhau. Ví dụ: - cha, bố, ba, bọ, tía - Máy bay, tàu bay, phi cơ * Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nét nghĩa chính giống nhau nhưng cũng có nét nghĩa khác nhau (về sắc thái biểu cảm; về mức độ rộng hẹp, mạnh, yếu; cách thức hoạt động trừu tượng, cụ thể…) Ví dụ: - Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm: hi sinh, từ trần, tạ thế, chết… - Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghiã: Chạy, phi, lồng, lao - Đồng nghĩa khác nhau về phạm vi sử dụng: lan, phát triển, bành trướng, mở rộng. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 7 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. 6. Sử dụng từ đồng nghĩa: ? Theo em khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điều gì? Cần lựa chọn, sử dụng từ đồng nghĩa đúng với nhóm từ đồng nghĩa để đạt hiệu quả cao trong diễn đạt. Ví dụ: - Anh ấy đã anh dùng ngã xuống trong một trận đánh năm 1972. - Tên giặc đã chết trong loạt đạn đầu tiên. Người ta thường dùng từ đồng nghĩa nhằm các mục đích sau: * Để câu văn thóang, tránh nặng nề, nhàm chán Ví dụ: ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình. * Làm cho ý câu nói được phong phú, đầy đủ. Ví dụ: Tin chiến thắng của quân bạn làm cho anh em nức lòng, phấn khởi. II. Bài tập: Gv ghi đề lên bảng. Gọi học sinh trình bày, nhận xét cho nhau. GV kết luận. * Bài tập 1. Phân loại các từ ghép sau theo cấu tạo của nó: ốm yếu, xe lam, tốt đẹp, kỉ vật, săng dầu, rắn giun, binh lính, núi non, chợ búa, bánh cuốn, sưng vù. Đáp án - Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, binh lính, săng dầu, rắn giun. - Từ ghép chính phụ: xe lam, tốt đẹp, kỉ vật, núi non, chợ búa, bánh cuốn, sưng vù. * Bài tập 2: Trong các từ ghép sau đây: tướng tá, ăn nói, đi đứng, binh lính, giang sơn, ăn uống, đất nước, quần áo, vui tươi, sửa chữa, chờ đợi, hát hò, từ nào có thể đổi trật tự giữa các tiếng ? Vì sao ? Đáp án Có thể đổi trật tự các từ: ăn nói, đi đứng, ăn uống, đất nước, quần áo, vui tươi, hát hò. Có thể đổi được trật tự các tiếng vì đó là từ ghép đẳng lập. * Bài tập 3: Vì sao không đổi được vị trí các tiếng trong các từ: cha con, giàu nghèo, vua tôi, thưởng phạt, vữn mạnh. Đáp án Không đổi được vị trí vì: do thói quen và do phong tục văn hoá của người Việt (cái lớn nói trước, cái nhỏ nói sau, cái tốt nói trước, cái xấu nói sau,…) * Bài tập 4:. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 8 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản "Mẹ tôi", trong đó có sử dụng từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. Trong bài thơ 'Thăm lúa" của Trần Hữu Thung có đoạn:. Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ a. Tìm các từ đồng nghĩ trong đoạn trích trên ? b. Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa. mà em tìm được ?. Đáp án: a. - Trông, mong, nhớ. - Bảo, nhủ * Bài tập 5: Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau đây: Rộng, chạy, cần cù, lười, chết, thưa. Đáp án: - Rộng: rộng rãi, mênh mông - Chạy: phi, vọt, lao… - Càn cù: chăm chỉ, siêng năng… - Lười: nhác, .. * Bài tập 6: Viết đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 9 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 12 Bài dạy. Ngày soạn: 30/ 10/ 2011. ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh mở rộng kiến thức về văn học trung đại với thể thơ đường luật. Biết phân tích & cảm thụ 1 tác phẩm văn học. B. Hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 2 .Kiểm tra: 3. Bài mới Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? * Gợi ý: Bài thơ từng được xem là bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên được viết bằng thơ ở nước ta. Bài thơ là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền dân tộc Việt Nam & tỏ rõ một thái độ kiên quyết đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm lăng bờ cõi. Liên hệ: - Bình Ngô Đại Cáo. ( Nguyễn Trãi). - Tuyên Ngôn Độc Lập. ( HCM ) Bài tập 2: Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải thích thế nào cho bạn? * Gợi ý: - Nam Đế: Vua nước Nam. - Nam nhân: Người nước Nam. Dùng chữ Đế tỏ rõ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa.Nước Trung Hoa gọi Vua là Đế thì ở nước ta cũng vậy.->Khẳng định nước Nam có chủ (Đế: đại diện cho nước), có độc lập, có chủ quyền. Bài tập 3: Hoàn cảmh ra đời của bài thơ : “Sông Núi Nước Nam” là gì? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. LTK chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Quang Trung đại phá quân Thanh. D. Trần quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương. Bài tập 4: Chủ đề của bài thơ “Sông Núi Nước Nam” là gì? Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nêu cao ý chí tự lực tự cường của dân tộc, niềm tự hào về độc lập & chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Bài tập 5: Nêu cảm nhận của em về nội dung & nghệ thuật của bài “Sông núi nước Nam” bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu). * Gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Giọng thơ đanh thép,căm giận hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt. Bài thơ là tiếng. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 10 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. nói yêu nước & lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu thị ý chí & sức mạnh Việt Nam. “Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách & ý chí tự lập tự cường của đất nước & con người Việt Nam. Nó là bài ca của “Sông núi ngàn năm”. Bài tập 6: Tác giả bài thơ “Phò giá về kinh” là?Trần Quang Khải. Bài tập 7: Chủ đề của bài thơ “Phò giá về kinh” là gì? Thể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta. Thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc ta. Bài tập 8: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả 2 bài thơ “SNNN”, “PGVK”? A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước. B. Thể hiện lòng tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. D. Thể hiện khát vọng hòa bình. Bài tập 10: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên Trường vãn vọng”. * Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm năm, đọc nên nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong hồn ta. Tình quê & hồn quê chan hòa dào dạt. *Dặn dò : Cảm nghĩ của em về hai bài thơ trên.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 11 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 13 Bài dạy. Ngày soạn: 07/ 11/ 2011 ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Nắm được một số nội dung về đề văn biểu cảm và cách lám bài văn biểu cảm về sự vật con người. - Cách lập ý của bài văn biểu cảm. - Biết vận dụng những hiểu biết từ bài học tự chọn này để phân tích một số đề văn biểu cảm,… 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tìm hiểu đề và cách lập dàn ý. 3- Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, gia đình. II. CHUẨN BỊ : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I- Đề văn * Cho HS tìm hiểu đề bài văn biểu Cảm xúc về dòng sông quê em 1- Tìm hiểu đề: cảm. - HS tìm hiểu đề và thể loại, nội dung Nội dung: Tình cảm về dòng sông quê * Cho HS tìm hiểu đề bài thể loại và hương. 2- Dàn ý: nội dung. - Thảo luận nhóm, lập dàn ý của đề bài A- Mở bài: Yêu mến dòng sông quê em * Gợi ý cho HS thảo luận. giàu đẹp. * Cho nhóm viết mở bài và kết bài - Giới thiệu dòng sông quê hương của em hoàn chỉnh của đẹ bài. với những đặc điểm như: Tên, vị trí, đặc - Viết mở bài và kết bài điểm chung… B- Thân bài: - Dòng sông đã cho nước tươi mát cả cánh đồng làm giàu cho quê hương trù phú. - Sông là con đường kinh tế huyết mạch của quê em. - Là nơi mà tuổi thơ em đã gắn bó với nhiều kỷ niệm nhất bên cạnh đó dòng sông còn gắn liền với những chiến công lịch sử oanh liệt của đất nước. C- Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông. II- Luyện tập: Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ * Tìm hiểu đề và tìm ý HS luyện tập - Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn * Cho Hs tìm hiểu đề. nêu ra là gì: Em hình dung và hiểu thế nào. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 12 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Tiến hành cho HS lập dàn ý của đề về đối tượng ấy. - Từ thuở ấu thơ có ai không nhìn thấy nụ bài. * GV chốt vấn đề bổ sung hoàn chỉnh. cười của mẹ, đấy là nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em: Khi em biết đi, biết nói, khi em lần đầu đi học, mỗi khi em được lên lớp,… Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào? Làm sao để luôn luôn được nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình. Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ? Gv cho Hs viết bài, trình bày. Cả lớp nhận xét. Gv kết luận. 3. Củng cố - dặn dò - Các em chuẩn bị tiết 2 " Cách làm bài văn biểu cảm" - Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 13 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 15 Bài dạy. Ngày soạn: 20/ 11/ 2011 CÁCH LÀM BÀI VĂN PHÁT BIỂUCẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.. I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Nắm được cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thực hành về phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 3- Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, gia đình. - Giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước, có ý thức học tập, rèn luyện viết đoạn văn. II- CHUẨN BỊ - Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan. - Soạn theo sự hướng dẫn của Gv. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới: . I. Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ? Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì/ - Biểu cảm về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy nghĩ của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm. ? Biểu cảm về tác phẩm văn học là biểu cảm trên những phương diện nào? - Biểu cảm trên hai phương diện: + Biểu cảm về nghệ thuật: Là những phát hiện về nghệ thuật độc đáo, sáng tạo của tác phẩm ( ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật) những cảm nhận về tài năng nghệ thuật của tác giả. + Biểu cảm về nội dung: Là những rung động, những ấn tượng sâu sắc những cảm nghĩ về chủ đề tư tưởng của của tác phẩm về những tầng ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa các chi tiết, các hình ảnh từ đó suy ngẫm về bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó. II. Phương pháp làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Gv hướng dẫn học sinh các phương pháp làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? 1. Đọc - hiểu- cảm tác phẩm - Đọc nhiều lần để phát hiện cái hay của tác phẩm ( về tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật...) - Vừa đọc, vừa ghi chép, đánh dấu các chi tiêt nghệ thuật, các hình ảnh câu thơ, câu văn hay - Chú ý vào các giờ giảng văn. 2. Kĩ năng trình bày cảm xúc, suy nghĩ - Phát biểu cảm nghĩ không được chung chung mà phải cụ thể. Nghĩa là phải chỉ ra được mình yêu tác phẩm chỗ nào. Vì sao có suy nghĩ đó.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 14 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. - Khi cảm nhận không cần phân tích trọn vẹn tác phẩm mà chỉ phân tích những khía cạnh, chi tiết đặc sắc có ảnh hưởng nhiều nhất tới tình cảm, tư tưởng của mình mà thôi. III. Một số lưu ý khi làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 1. Bài văn biểu cảm phải đảm bảo có bố cục ba phần * Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm ( thể loại, tác phẩm, đề tài, tác giả...) - Nêu cảm nhận chung về tác phẩm * Thân bài - Nêu những mạch cảm xúc do tác phẩm gợi lên. Có thể vận dụng các trình tự cảm xúc sau: + Trình tự 1: Nhận xét khái quát giá trị của tác phẩm ( cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật). Trên cơ sở đó chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ. Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự. + Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ theo theo trình tự các phần, các ý theo mạch cảm xúc của tác phẩm. Ở mỗi phần cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung và nghệ thuật. Trình tự này thường được sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình. * Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm. 2. Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát các chi tiết, hình ảnh có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Tránh tình trạng nêu cảm nghĩ chung chung. 3. Để cảm nghĩ về tác phẩm thêm sâu sắc có thể liên hệ tới hoàn cảnh ra đời của tác phẩm hoặc liên hệ so sánh với những tác phẩm có chung chủ đề. 4. Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Đề luyện tập Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Gv cho HS làm bài bằng cách lập ra các ý. Sau đó gọi Hs trình bày. Cả lớp nhận xét và bổ sung. Gv kết luận. - Gv cho học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh. Gọi Hs đọc và nhận xét, sửa những lỗi sai.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 15 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 16 Bài dạy. Ngày soạn: 27/ 11/ 2011 ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN THƠ ĐƯỜNG.. A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh kiến thức đã học về các văn bản thơ Đường - Học sinh vận dụng làm bài tập cảm nhận tác phẩm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn bản thơ Đường 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức về các vấn đề xã hội vào mỗi bài văn cảm nghĩ. B. Nội dung ôn tập. I.Lý thuyết ? Hãy đọc thuộc các bài thơ: Vọng Lư sơn bộc bố, Hồi hương ngẫu thư, Tĩnh dạ tứ, Mao ốc vị thu phong sở phá ca? ? Nêu nội dung của các bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố, Hồi hương ngẫu thư, Tĩnh dạ tứ, Mao ốc vị thu phong sở phá ca? - Vọng Lư sơn bộc bố: Bài thơ miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh núi Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. - Hồi hương ngẫu thư:Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. - Tĩnh dạ tứ: Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. - Mao ốc vị thu phong sở phá ca: Bài thơ thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Đồng thời bộc lộ khát vọng cao cả của tác giả: ước ao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. II. Luyện tập Gv cho Hs ghi đề vào vở Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch. Câu 2. Hãy phân tích tình huống độc đáo trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương. Câu 3: Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ tri Chương đều viết về tình quê hương. Hãy nêu điểm chung và khác biệt của hai bài thơ trong việc biểu hiện tình cảm đó. Câu 4: Tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ được thể hiện như thế nào trong bài thơ “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca” ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá). HƯỚNG DẪN Gv hướng dẫn HS làm bài Câu 1: ? Nêu cách viết đoạn văn? Ở đề này chúng ta cần viết đoạn văn làm rõ các ý nào?. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 16 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tác giả tả về ngọn núi Hương Lô Cảnh tượng hùng vĩ Bài thơ nói lên được tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng và tình yêu thiên nhiên của tác giả Lí Bạch. Gv hướng dẫn Hs viết đoạn văn Bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố của Lí Bạch là một bài thơ tả cảnh tiêu biểu của Lí Bạch. Đọc bài thơ ta thấy câu thơ thứ nhất tả bao quát ngọn núi Hương Lô. Đặc điểm của ngọn núi này là núi cao, có mây mù bao phủ, đứng xa trông như một lò hương nên gọi là Hương Lô. Cảnh tượng thật là hùng vĩ: Mặt trời chiếu sinh làn khói tía. Cảnh trở nên sống động hơn nhờ từ sinh. Câu thơ thứ hai bắt đầu miêu tả một cách trực tiếp. Động từ “ quải” rất quan trọng trong câu thơ. Sự thực thì thác nước chảy rất mạnh nhưng nhìn từ xa thì thác nước như không chảy, nó đang treo trên dòng sông phía trước. Quải biến động thành tĩnh. Đến câu thứ ba lại hai động từ “ phi”, “ há”. Đây là câu thơ không chỉ nói đến tốc độ bay của nước, sức mạnh của nước và còn nói đến thế núi cao và sườn núi dốc. Cảnh từ tĩnh đã chuyển sang động. Câu cuối bài thơ tả vẻ đẹp huyền ảo của cảnh. Để làm được điều đó, tác giả sử dụng lối nói cường điệu, phóng đại. Động từ “ nghi thị” nói về sự chuyển đổi cảm giác, sự chuyển đổi này là hoàn toàn hợp lí. Vì cảnh ở đây thật hùng vĩ và huyền ảo. Bài thơ đã nói lên được tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng và tình yêu thiên nhiên đằm thắm của tác giả. Đây quả là một bài thơ hay của nhà thơ Lí Bạch. Câu 2: ? Theo em tình huống độc đáo trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương là gì?. Tình huống độc đáo: Thứ nhất: Người ta thường viết về quê khi xa quê. Càng xa quê thì nỗi sầu xứ càng đậm. Nhưng trong bài thơ này tác giả viết ngay khi đặt chân đến quê hương. Thứ hai: Không phải ngay từ đầu tác giả chủ định viết về quê mà ngẫu nhiên viết. Cảm xúc chợt đến, giọng điệu hóm hỉnh nhưng tình cảm rất sâu sắc. Câu 3: ? Theo em Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ tri Chương có điểm chung và điểm riêng nào? Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ tri Chương đều viết về tình quê hương nhưng có điểm chung và khác biệt trong việc biểu hiện tình cảm. Điểm chung là cùng cô đọng, bộc lộ qua ngoại cảnh là chính và đều diễn tả tình cảm quê hương thắm thiết của tác giả.Nhưng khác về hoàn cảnh sáng tác. Mặt khác ở bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê không có câu nào bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả như ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh mà chỉ qua phương thức miêu tả, kể chuyện với một tình huống trớ trêu nhưng lại gợi mở nỗi niềm của tác giả. Câu 4: Tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca” ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) là: Vị tha – chỉ nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến bản thân mình. Nhân ái – muốn người khác hân hoan vui sướng.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 17 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. Tuần 17 Bài dạy. Ngày soạn: 04/ 12/ 2011 ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG VÀ TIẾNG GÀ TRƯA.. A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh kiến thức văn nhật dụng về nội dung, nghệ thuật các tác phẩm đã học. - Học sinh vận dụng làm bài tập cảm nhận tác phẩm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn nhật dụng 3. Thái độ:. Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức về các vấn đề xã hội vào. mỗi bài văn nhật dụng. B. Nội dung ôn tập. I. Lí thuyết ? Đọc thuộc hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh? ? Nêu nội dung của hai bài thơ đó? Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. ? Đọc thuộc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh? Nêu nội dung bài thơ? - Nội dung bài thơ Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. II. Luyện tập Gv ghi đề lên bảng, nhắc nhở Hs ghi đề vào vở. Câu 1: Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và tính hiện đại trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Câu 2. Ở hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đều có những câu thơ gợi đến nhưng câu thơ, tứ thơ cổ của Việt Nam và Trung Quốc. Em hãy tìm những câu thơ. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 18 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. đó và chỉ ra sự biến đổi, sáng tạo ở những câu thơ của Bác Hồ trong sự tiếp nhận ảnh hưởng truyền thống. Câu 3: Hình ảnh người bà hiện lên trong trong hồi tưởng tuổi thơ của người cháu được hiện ra như thế nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì về tình bà cháu. Câu 4: Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa “ Cháu chiến đấu hôm nay ....................................... Ổ trứng hồng tuổi thơ” Câu 5: Tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm, tình cảm nào trong lòng người cháu? Tại sao có bốn câu thơ ba chữ Tiếng gà trưa mở đầu mỗi đoạn trong khi các dòng khác là năm chữ? HƯỚNG DẪN Gv hướng dẫn Hs làm bài Câu 1: ? Em thấy đề tài trong thơ Bác có giống với đề tài của các nhà thơ trước đó không? ? Điểm khác trong thơ Bác với các nhà thơ trước là gì? Màu sắc cổ điển và tính hiện đại trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng: Màu sắc cổ điển biểu hiện ở thể tài, đề tài. Tính hiện đại chính là tính thời sự của bài thơ ( lo việc nước nhà và bàn bạc việc quân) và vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng giữa một không gian bát ngát trăng. Câu 2: Câu thứ nhất của bài Cảnh khuya gần với câu thơ tả tiếng suối trong Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Câu thứ hai gợi nhớ đến câu thơ tả hoa và trăng trong Chinh phụ ngâm khúc Hoa giãi nguyệt, nguyệt in từng tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Đọc lại bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều của Trương Kế ta cũng thấy có sự gần gũi đặc biệt là câu thơ cuối. Sự gần gũi của thơ Hồ Chí Minh với thơ cổ còn ở chỗ hình ảnh ánh trăng thường xuyên xuất hiện và có vị trí đặc biệt trong thế giớ hình tượng thiên nhiên. Về sự tiếp nhận truyền thống một cách sáng tạo trong thơ Bác, có thể phân tích trường hợp câu thơ : “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Người xưa thường ví tiếng suối với. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 19 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Gi¸o viªn BiÖn TiÕn Hïng. Trường THC Thanh Đức. tiếng đàn hoặc tiếvới tiếng đàn với tiếng suối : Trong như tiếng hạc bay qua- Đục như nước suối mới sa nửa vời ( Truyện Kiều, Nguyễn Du) hoặc có bài thơ lại ví tiếng hát với tiếng suối: Tiếng hát trong như nước ngọc truyền( Tiếng hát bên sông, Thế Lữ). Ở đây Hồ Chí Minh sáng tạo một so sánh mới: “ Tiếng suối trong nhơ tiếng hát xa”. Trong cái yên tĩnh sâu thẳm của rừng đêm, tiếng suối càng vang xa trong trẻo, ngân nga như tiếng hát ngân dài. Cách so sánh này làm cho tiếng suối trở nên gần gũi với con người, mang sức sống như của con người. Có thể so sánh hình ảnh con thuyền trên dòng sông ở hai bài thơ Rằm tháng giêng và Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều. Một bên là con thuyền của những con người cách mạng, tìm vào nơi khói sóng mịt mờ để bàn việc quân rồi trở về lúc nửa đêm, phơi phới lướt đi trên sông nước lai láng ánh trăng, thuyền cũng chở đầy ánh trăng. Đó là hình ảnh trong sáng có sự vận động khẩn trương mà vẫn ung dung. Con thuyền trong bài thơ của Trương Kế thì dừng trên bến, tĩnh tại, chìm khuất vào trong ánh trăng và màn sương đầy trời, chỉ khẽ lay động như tỉnh giấc khi tiếng chuông chùa nửa đêm vọng tới. Câu 3 - Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó: Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu; Bà lo đàn gà toi. Mong trời đừng sương muối. - Dành trọn tình yêu thương, chăm lo cho cháu: dành dụm, chắt chiu để cuối năm bán gà may cho cháu quần áo mới. - Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay khi có trách mắng thì cũng là tình yêu thương cháu. Những kỉ niệm về người bà đã biểu lộ tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, lo lắng cho cháu; cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. Câu 4. Khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã khái quát một quy luật của tình cảm: Những kỉ niệm dù be nhất của tuổi thơ và những người thân càng làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc chiến đáu cho ddoccj lập tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để gìn giữ những giá trị và tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người. Khổ thơ đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật điệp ngữ để nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người lính là vì lòng yêu tổ quốc, vì quê hương đất vì những người thân yêu và để gìn giữ kỉ niệm tuổi thơ. Câu 5. Tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm, tình cảm trong lòng người cháu:. - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng đẹp đẽ - Hình ảnh người bà với sự gần gũi, thương yêu - Những giấc mơ tuổi thơ thật đáng yêu của cháu. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ này có tới bốn câu thơ ba chữ Tiếng gà trưa đứng đầu khổ thơ; mỗi lần nhắc lại là một kỉ niệm được mở ra. Nó vừa có ý nghĩa liên kết các hình ảnh nói về tuổi ấu thơ, vừa giữ nhịp cảm xúc cho toàn bài. Tiếng gà trưa đi suốt bài thơ như một niềm thương nhớ.. Giáo án Bồi dưỡng Đại Trà. 20 Lop7.net. N¨m häc 2011 - 2012.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×