Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản nhật dụng (ngữ văn 12 chương trình nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.75 KB, 7 trang )

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật
dụng (Ngữ văn 12 - Chƣơng trình nâng cao)


Triệu Thanh Hƣơng


Trƣờng Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ban
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp tạo
hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng cho học sinh
lớp 12. Nêu và phân tích các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học các
bài học về văn bản Nhật dụng – chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao. Tiến hành thực
nghiệm sƣ phạm đối với hoạt động trên.

Keywords. Hứng thú học; Phƣơng pháp dạy học; Ngữ văn; Văn bản Nhật dụng; Lớp
12


Content
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc thiết kế chƣơng trình sách giáo
khoa phổ thông là nguyên tắc tích hợp và gắn với đời sống. Cũng chính từ nguyên tắc này
mà nhiều loại VBND (everyday text) đƣợc đƣa vào dạy học trong trƣờng phổ thông. Đây là
một điểm mới đáng lƣu ý của sách giáo khoa Ngữ văn nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn


12 nói riêng từ khi tiến hành cải cách chƣơng trình và sách giáo khoa. Sự xuất hiện của bộ
phận VBND này sẽ góp phần đáp ứng đƣợc mục tiêu chung của môn Ngữ văn: đƣa HS hòa
nhập với cuộc sống. Tuy nhiên, các VBND và bài học về VBND thƣờng có tính khuôn mẫu
và khô cứng nên HS ít hứng thú khi học các văn bản này. Bởi vậy, cần có các biện pháp tạo
hứng thú hợp lí giúp HS phát huy tính cực hóa cá nhân và chiếm lĩnh kiến thức.
1.2. Thực tiễn dạy học VBND, bài học về VBND ở trƣờng trung học phổ thông xét từ
góc độ tạo hứng thú cho HS chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Các phƣơng pháp,
hình thức dạy học chủ yếu là GV thuyết trình. HS đƣợc tiếp xúc với các VBND nhƣ với bất
kì một văn bản văn học nào khác mà không có sự khác biệt. Điều đó làm cho các kiến thức
về VBND vốn khô cứng, khó hiểu lại càng nhàm chán với các em.
Việc xác định chƣa chính xác mục tiêu của các VBND và bài học nhật dụng (hƣớng
đến thực tiễn) dẫn đến việc chọn lựa các hình thức, PPDH chƣa tƣơng hợp với các văn bản,
bài học này. Đặc biệt, việc chuẩn bị các thông tin ngoài văn bản ở cả phía GV và HS đều
chƣa đƣợc quan tâm nên chƣa khiến HS có hứng thú học tập, hiệu quả của việc dạy và học
chƣa cao. Bởi thế, tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học văn nói chung và trong dạy
học các VBND nói riêng là một vấn đề luôn đƣợc các nhà lí luận dạy học và các GV dạy
văn quan tâm.
Việc nghiên cứu về vấn đề dạy học VBND và bài học nhật dụng sao cho có hiệu quả
chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này (Chúng tôi sẽ
trình bày rõ hơn trong phần: Lịch sử nghiên cứu) hầu nhƣ chỉ tập trung vào các VBND và bài
học nhật dụng trong chƣơng trình Ngữ văn trung học cơ sở mà chƣa đề cập tới các VBND và
bài học nhật dụng trong chƣơng trình trung học phổ thông. Mức độ nghiên cứu cũng chỉ
dừng lại ở việc đƣa ra các khái niệm, các đặc trƣng và bƣớc đầu đƣa ra một cách khái quát về
các bƣớc dạy học các văn bản, bài học này mà chƣa thực sự đi sâu vào thiết kế các biện pháp
cụ thể, rõ ràng nhằm tạo hứng thú cho HS trong khi học.
1.3. Tạo hứng thú cho ngƣời học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy -
học. Nghị quyết Bộ Chính Trị về cải cách giáo dục nhấn mạnh: Chú trọng hơn nữa đến việc
phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, cần coi trọng và bồi dưỡng hứng thú cho HS.
Dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lƣợng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào
chủ thể nhận thức - ngƣời học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣ: năng lực nhận

thức, động cơ học tập, sự quyết tâm (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi
trƣờng học tập, ngƣời tổ chức quá trình dạy học, trong đó sự hứng thú trong học tập nhƣ là
hệ quả của các yếu tố tƣơng tác… Một yêu cầu cơ bản cần đạt đƣợc khi dạy học các văn bản
và bài học về VBND là HS phải ứng dụng đƣợc kiến thức vào thực tế đời sống, kết nối kiến
thức chiếm lĩnh đƣợc với công việc thực tế trong cuộc sống thƣờng ngày. Yêu cầu này chỉ
thực sự đạt đƣợc khi mà HS có thái độ say mê học tập, tập trung cao độ, nảy sinh khát vọng
chiếm lĩnh kiến thức, từ đó hoạt động, khám phá để chiếm lĩnh kiến thức. Đƣa ra các biện
pháp tạo hứng thú cho HS trong các giờ học về VBND và bài học về VBND là cách tạo ra
một cơ hội lớn cho ngƣời dạy và ngƣời học trong việc thiết kế quy trình các bài học về
VBND, các VBND nhằm đạt tới mục đích cao nhất: chiếm lĩnh và vận dụng các kiến thức
nhật dụng.
Với những lí do nêu trên và với mong muốn nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn, tôi
mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS
trong dạy học phần VBND (Ngữ văn 12 – Chương trình nâng cao)
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Việc nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học nói chung và trong
dạy học môn Ngữ văn nói riêng từ lâu đã đƣợc các nhà khoa học và các nhà sƣ phạm quan
tâm. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và có thể kể ra đây một số
công trình:
- Luận văn Thạc sĩ khoa Tâm lý trƣờng ĐHSPHN (1981) của Nguyễn Thị Tuyết: Bước đầu
tìm hiểu hứng thú học tập môn Văn của HS lớp 10, 11 ở trường THPT đã đề cập nguyên
nhân gây hứng thú cho HS trong giờ học văn, đánh giá hiện trạng của nguyên nhân ấy nhƣng
lại chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp ở mức cụ thể cho hiện trạng ấy.
- Luận văn thạc sĩ khoa học sƣ phạm, khoa Tâm lí – ĐHQGHN của Bùi Quốc Đạt: Hứng thú
và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học trong chương trình PTTH của HS lớp 12 miền núi
Thanh Hóa đã đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng hứng thú và năng lực tiếp nhận văn học của
HS lớp 12 miền núi, qua đó đƣa ra một số biện pháp gây hứng thú và rèn luyện năng lực tiếp
nhận văn học cho HS.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Giáo tại ĐHSPHN năm 1981 nghiên cứu về hứng thú
học tập môn văn của đối tƣợng là sinh viên trong nhà trƣờng cao đẳng với tên đề tài: Bước

đầu tìm hiểu hiện trạng hứng thú môn văn của giáo sinh trường cao đẳng sư phạm Nha
Trang đã nêu lên những vấn đề lí luận chung nhất về hứng thú, trên cơ sở đó phân tích hiện
trạng và nguyên nhân của hứng thú học tập môn Văn của giáo sinh trƣờng cao đẳng sƣ phạm
Nha Trang.
- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Bá Cƣờng, ĐHSPHN, 2003, với tên
đề tài: Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng thú, nhu cầu, thị hiếu, năng lực đọc tác
phẩm văn chương của HS lớp 9 miền núi Lai Châu đã hƣớng đến nghiên cứu một số biện
pháp tạo hứng thú cho HS lớp 9 khi học văn nhƣng hệ thống biện pháp đƣa ra còn quá nhỏ
nhặt và chỉ mang tính chất nhƣ là những thủ pháp, những kĩ thuật của GV trong giờ học mà
thôi.
Ngoài các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề tạo hứng thú cho HS trong
giờ học môn Ngữ văn còn có rất nhiều các bài viết đăng trên các báo, tạp chí nghiên cứu về
vấn đề này. Đối với việc tạo hứng thú trong giờ học các VBND, các bài học về các VBND
thì hầu nhƣ chƣa có một công trình nào chính thức đƣợc công bố cho tới thời điểm này.
2.2. Việc quốc tế hóa chƣơng trình giáo dục, đƣa nền giáo dục Việt Nam tiến kịp và
hòa nhập với nền giáo dục thế giới là một việc làm cần thiết. Việc đƣa các VBND cũng đã
góp phần phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông nói chung và chƣơng trình Ngữ văn nói
riêng theo định hƣớng quốc tế hóa. Trên thế giới, xu hƣớng đƣa nội dung kiến thức mang
tính ứng dụng, cập nhật, gắn liền với thực tiễn vào các bài học trong nhà trƣờng là một việc
làm đã đƣợc thực hiện từ lâu và tỏ ra có hiệu quả. Ở Việt Nam, việc đƣa VBND và bài học
nhật dụng vào chƣơng trình trung học phổ thông mới thực sự đƣợc thực hiện trong 10 năm
trở lại đây.
Từ sau khi các VBND và bài học nhật dụng đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn
trung học phổ thông, nhiều bài báo khoa học, các bài nghiên cứu xuất hiện đề cập tới PPDH
hiệu quả nội dung kiến thức này nhƣng số lƣợng các công trình nghiên cứu chƣa thực sự
đông đảo. Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu nhƣ: Dạy học văn bản Ngữ văn THCS
theo đặc trưng phương thức biểu đạt, Trần Đình Chung, NXB giáo dục, 2006; Phát huy tính
tích cực, chủ động của HS trong các bài dạy VBND chương trình Ngữ văn THCS, Lƣơng Thị
Bình, Hội nghị nghiên cứu khoa học, Đại học sƣ phạm Hà Nội.
Trong chuyên luận: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong các bài dạy VBND

chương trình Ngữ văn THCS, tác giả Lƣơng Thị Bình đã nêu ra và phân tích một số biện
pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong dạy học văn bản và bài học nhật
dụng, chủ yếu trong chƣơng trình Ngữ văn 6. Phƣơng pháp đƣợc khuyến khích trong chuyên
luận này là việc sử dụng hệ thống các câu hỏi một cách hợp lí: Dạy các văn bản và bài học
nhật dụng là tạo sự cập nhật gắn kết giữa HS với cuộc sống cho nên ngoài câu hỏi gợi mở,
câu hỏi tạo tình huống có vấn đề GV cần đưa ra câu hỏi liên hệ, đặt HS vào tình huống cụ
thể [24, tr.7].
Ngoài các công trình trên, ở các cuốn sách giáo khoa, sách GV từ lớp 6, 7, 8, 9, sau
mỗi bài học nhật dụng, tác giả biên soạn sách đều có cung cấp một số tri thức về VBND nhƣ
khái niệm, các đặc trƣng, một số điểm lƣu ý khi dạy học các nội dung này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều tập trung vào các văn
bản và bài học nhật dụng trong chƣơng trình Ngữ văn trung học cơ sở mà chƣa đề cập tới các
VBND trong chƣơng trình trung học phổ thông. Mức độ nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở
việc đƣa ra các khái niệm, các đặc trƣng và bƣớc đầu đƣa ra một cách khái quát, lí thuyết
một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS khi học các văn bản và bài
học nhật dụng mà chƣa đi vào việc xây dựng một hệ thống các biện pháp cụ thể nhằm tạo
hứng thú cho HS trong các giờ học các bài học về VBND.
Một gợi dẫn quan trọng từ các điểm về nội dung, nguyên tắc khi dạy học văn bản và
bài học nhật dụng, từ lí thuyết về hứng thú học tập của HS và các biện pháp tạo hứng thú ở
các lĩnh vực kiến thức khác nhau mà các công trình trên đề cập đến đã dẫn chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các nội dung lí luận trong các công
trình trên làm cơ sở lí luận và hệ quy chiếu cho đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập; các điều kiện,
nguyên tắc và tác dụng khi vận dụng lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập vào
dạy học các bài học về VBND; luận văn đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho
HS trong dạy học VBND nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học VBND nói riêng, dạy học tiếng
Việt nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Quá trình dạy học các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12 nâng
cao có vận dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS.
- Mẫu khảo sát:
Các VBND và bài học về VBND, chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao.
Mẫu thực nghiệm:
Lớp 12A1, 12A2 trƣờng THPT Nguyễn Bính; Lớp 12A2 – THPT Nguyễn Đức
Thuận và lớp 12A2, trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ, Nam Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học bao gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các
biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần VBND (Chƣơng trình Ngữ văn
12 – nâng cao)
- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần VBND (Chƣơng
trình Ngữ văn 12 – nâng cao)
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp tạo hứng thú học
tập cho HS trong dạy học phần VBND đã đề xuất
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi giải quyết những câu hỏi sau:
1/ Thế nào là hứng thú trong học tập và điều kiện tạo hứng thú trong khi dạy học các bài học
về VBND đƣợc xét trên những mặt nào?
2/ Giữa các đặc trƣng của bài học về VBND và tâm lí HS trong khi học các bài học này có
thể tạo ra những lợi thế và khó khăn nào khi xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú?
3/ Hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND –
chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao đƣợc đƣa ra gồm các biện pháp nào và phải đảm bảo
những nguyên tắc nào?
4/ Có thể vận dụng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS vào quá trình dạy học các
bài học về VBND theo trình tự hay theo mẫu nào?
5/ Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học
VBND chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao có tác dụng nhƣ thế nào đối với sự tiếp nhận các
tri thức nhật dụng của HS?
6. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Với mục đích: Tiếp thu kinh nghiệm của các nhà khoa học, của đồng nghiệp, xác định
cơ sở khoa học cho việc tạo hứng thú trong dạy học các bài học về VBND trong chƣơng
trình Ngữ văn 12 Nâng cao.
Nguồn tài liệu: Tài liệu tâm lí giáo dục, tài liệu về phƣơng pháp; các nguồn tài liệu
thông tin đại chúng.
- Nhóm phương pháp chuyên gia bao gồm:
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các GV và HS đang dạy và học chƣơng trình
Ngữ văn 12 Nâng cao tại 3 trƣờng Trung học phổ thông.
+ Phƣơng pháp thảo luận: Tổ chức thảo luận một tổ văn của trƣờng THPT về vấn đề:
Xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND.
+ Phƣơng pháp thực nghiệm: Thực nghiệm đối chứng quy trình dạy học cụ thể có vận
dụng hệ thống biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND chƣơng
trình ngữ văn 12 nâng cao đối với 2 lớp 12.
+ Phƣơng pháp điều tra qua phiếu hỏi đối với học sinh các lớp trong mẫu khảo sát.
- Phương pháp xử lí thông tin: Xử lí thông tin định lƣợng và thông tin định tính thu
đƣợc.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu đề xuất đƣợc biện pháp dạy học tạo hứng thú học tập cho HS trong
dạy học VBND ở lớp 12 THPT thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học VBND, góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học tiếng Việt, giúp HS yêu thích môn học hơn.
8. Hướng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn
8.1. Hướng triển khai nghiên cứu
Nghiên cứu những lí thuyết tâm lí về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập và đặc
trƣng của các bài học về VBND, điều kiện để tạo hứng thú trong khi dạy học các bài học này
đƣợc xét từ các mặt: chủ thể HS; nội dung dạy học của các bài học VBND; phƣơng pháp,
phƣơng tiện trong dạy học VBND; môi trƣờng học tập; hình thức và phƣơng pháp kiểm tra
đánh giá.
Giữa các đặc trƣng của bài học về VBND và tâm lí HS trong khi học các bài học

VBND có thể tạo ra những lợi thế về nội dung dạy học; về chủ thể nhƣng cũng gây ra những
khó khăn trên những mặt này khi xét tới điều kiện tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài
học về VBND.
Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND có thể
bao gồm các nhóm: các biện pháp dựa trên điều kiện tâm lí của chủ thể; nhóm biện pháp dựa
trên điều kiện về nội dung và đặc trƣng của bài học về VBND; nhóm biện pháp dựa trên điều
kiện về phƣơng tiện và PPDH trong dạy học các bài học về VBND; nhóm các biện pháp dựa
trên điều kiện về hình thức kiểm tra, đánh giá. Kết hợp tất cả những nghiên cứu riêng rẽ về
các nhóm này, có thể đƣa ra một số biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ dạy học các
VBND, các bài học về VBND nhƣ: PPDH theo nhóm; dạy học nêu vấn đề, áp dụng công
nghệ thông tin trong quy trình dạy học.
Các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND phải đảm
bảo các nguyên tắc: Đảm bảo tính hình tƣợng, tính nghệ thuật trong khi dạy học Ngữ văn;
tăng cƣờng cho HS liên hệ bản thân, liên hệ thực tiễn; các hoạt động học đảm bảo tính vừa
sức; đảm bảo tính dân chủ; tăng cƣờng phát huy sức mạnh của hứng thú và trí tuệ tập thể.
Việc vận dụng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các văn
bản và bài học nhật dụng có thể theo thứ tự mang tính mẫu sau: Bước 1: Tạo hứng thú trước
giờ lên lớp; Bước 2: Tạo hứng thú trong giờ học; Bước 3: Tạo hứng thú sau giờ học.
Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học
về VBND chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao giúp HS hứng thú, say mê học tập, sáng tạo và
chủ động chiếm lĩnh, làm chủ hoàn toàn kiến thức nhật dụng và có thể liên hệ tới bản thân
nhằm hình thành các kĩ năng xã hội, kĩ năng “sống”. Thông qua việc xây dựng các biện pháp
tạo hứng thú cho HS, GV đã tạo cơ hội để HS đƣợc thể hiện những cảm xúc, quan điểm của
mình về các vấn đề xã hội hiện đại với một sự hứng thú và say mê thực sự.
8.2. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nộiu dung của luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO
HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG CHO HỌC SINH LỚP 12
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CÁC BÀI HỌC VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG – CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 NÂNG

CAO
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
References
1. A.G.Zđa-Va mư-y-lôp. Về vấn đề hứng thú trong lí luận xã hội học, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Thị Ban. Sử dụng Graph trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh THCS,
ĐHSPHN,.H, 2004.
3. Lương Thị Bình. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong các bài dạy
văn bản nhật dụng chương trình Ngữ văn THCS,Hội nghị nghiên cứu khoa học, Đại
học sƣ phạm Hà Nội.
4. Bộ GD & ĐT. Chương trình giáo dục phổ thông, môn Văn, NXBGD, HN, 2006.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban liên lạc các trƣờng Đại học sƣ phạm toàn quốc, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường Đại học
sư phạm, Hà Nội, 2004.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phân phối chƣơng trình môn Ngữ văn 12, năm học 2009 –
2010.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách Ngữ văn 12 nâng cao tập I, II, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2006.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK
Ngữ văn 12 nâng cao THPT, Hà Nội, 2006.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm nghiên cứu và biên soạn cải cách giáo dục,
Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983.
10. Bộ môn phương pháp và Công nghệ dạy học – Khoa Sư Phạm, ĐHQG HN. Bài
giảng về phương pháp và công nghệ dạy học, Hà Nội, 2006.
11. Nguyễn Hữu Châu. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2006.
12. Trần Đình Chung. Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức
biểu đạt,NXB giáo dục, 2006.
13. Chương trình dạy học của Intel. Teach to the future, 2006.
14. Cô-va-li-nôp. Tâm lí học cá nhân, tập I, NXB Giáo dục.
15. Cô-va-li-nôp. Tâm lí học cá nhân, tập II, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Thị Thu Cúc. “Những yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập môn Toán
của học sinh tiểu học ở Tây Ninh”,Tạp chí Giáo dục, số 155 năm 2007, tr.14-15.
17. Nguyễn Bá Cường. Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng thú, nhu cầu, thị
hiếu, năng lực đọc tác phẩm văn chương của học sinh lớp 9 miền núi Lai Châu,
ĐHSPHN, 2003.
18. Bùi Quốc Đạt. Hứng thú và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học trong chương trình
PTTH của học sinh lớp 12 miền núi Thanh Hóa, ĐHQGHN.
19. Trần Khánh Đức. Sư phạm kĩ thuật, Nxb GD, Hà Nội, 2002
20. Nguyễn Thị Kim Dung. “Thảo luận nhóm và quá trình xây dựng quan hệ nhân ái
giữa học sinh với nhau trong trƣờng THCS”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 9 năm
2000.
21. Ngô Thu Dung. Tập bài giảng Lí luận dạy học, Khoa Sƣ phạm, ĐHQG HN, Hà Nội,
2006.
22. Khánh Dương. “Quy trình chung của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học”, Tạp chí
Giáo dục, số 23 tháng 2 năm 2002.
23. E.Krisnan. “Hãy để sinh viên trong bầu không khí ồn ào”, Tạp chí khoa học, số 6 –
2004, tr. 42 – 45.
24. G.I.Sukina. Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục,
1973.
25. Lê Thị Giáo. Bước đầu tìm hiểu hiện trạng hứng thú môn văn của giáo sinh trường
cao đẳng sư phạm Nha Trang, ĐHSPHN. 1981.
26. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
27. Phạm Minh Hạc. “Phƣơng pháp tiếp cận nhân văn nhân cách ngƣời dạy, nhân cách
ngƣời học”, Tạp chí Dạy & Học ngày nay, tháng 1 năm 2000.
28. Nguyễn Thị Hạnh. Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
khi làm quen với thế giới thực vật, ĐHSPHN.
29. Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2006.
30. Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học tâm lí học, giáo
dục học trong thời kì đổi mới, thành tựu & triển vọng, Hà Nội, 2006.

31. Trần Duy Hưng. “Quy trình kiến tạo tình huống dạy học trong nhóm nhỏ”, Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục, số 7 năm 2000.
32. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội, 2001.
33. Nguyễn Thanh Hùng. Hiểu văn, dạy văn, Nxb GD, Hà Nội, 2001.
34. I.F.Khar-la-môp. Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào ?, Nxb Giáo dục.
35. Jean – Mare Denomme & Madeleine Roy. Tiến tới một sư phạm tương tác, Nxb
Thanh niên, 2000.
36. Phan Trọng Luận chủ biên. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ
thông, tập 1,Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
37. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn, Nxb Giáo dục, 2006.
38. Phan Trọng Luận. Xã hội văn học nhà trường, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1998.
39. Trần Thị Thu Mai. “Về phƣơng pháp học tập theo nhóm”, Tạp chí nghiên cứu Giáo
dục, số 9 năm 2000.
40. Lê Xuân Mậu. “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số 181 –
2008, tr. 59-61.
41. Nguyễn Thị Hồng Nam. “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức
thảo luận theo nhóm”, Tạp chí Giáo dục, số 26 tháng 3 năm 2002.
42. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP,
Hà Nội, 2005.
43. Perter.F.Olivia. Xây dựng chương trình học, Nxb Giáo dục.
44. Phạm Đức Quang. “Về phƣơng pháp dạy học tích cực và phƣơng pháp dạy học theo
dự án”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, tháng 3 năm 2008.
45. Đỗ Ngọc Thống. “Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn”,
Tạp chí Dạy & Học ngày nay, 9/2005.
46. Bùi Minh Tuân. Cảm xúc văn chương & Vấn đề dạy văn ở trường Phổ thông, Nxb
Giáo dục, 1998.
47. Trần Anh Tuấn, Mai Quang Huy. Tập bài giảng Giáo dục học đại cương, Khoa Sƣ
phạm, ĐHQG HN, Hà Nội, 2006.
48. Nguyễn Minh Tuệ. Hứng thú học tập tâm lí học và biện pháp hình thành, ĐHSPHN,
1981.

49. Nguyễn Thị Tuyết. Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn Văn của học sinh lớp
10, 11 ở trường THPT, ĐHSPHN,1981.
50. Tiêu Vệ, Hoàng Kim. Phương pháp học tập thoải mái, Nxb ĐHSPHN, Hà Nội,
2004.
51. Xô-lô-vây-trích. Từ hứng thú đến tài năng, NXB Giáo dục.




×