Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 152 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
o0o





TRIỆU THANH HƢƠNG





MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(Ngữ văn 12 – Chƣơng trình nâng cao)






LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN







HÀ NỘI - 2010


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
o0o





TRIỆU THANH HƢƠNG





MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(Ngữ văn 12 – Chƣơng trình nâng cao)




LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN


Chuyên ngành: SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Mã Số: 60 14 10




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ban





HÀ NỘI - 2010


3

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Ban, người
đã tận tâm chỉ dạy tôi trong quá trình học tập và quá trình hoàn thành luận
văn.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới những tấm lòng, sự nhiệt thành của
các thầy cô giáo đang công tác tại Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Sư Phạm I, những người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo chúng
tôi trong suốt khóa học. Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới những người thầy dù không
trực tiếp giảng dạy tôi trên giảng đường nhưng đã để lại nhiều bài học sâu
đậm trong tôi.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em

học sinh của 3 trường THPT tại quê hương Nam Định đã nhiệt tình ủng hộ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới ba mẹ, gia đình, bạn bè, những
người đã luôn ở bên động viên, chăm sóc và tin tưởng tôi trong suốt khóa
học.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2010

Triệu Thanh Hƣơng







4


CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN



GV: Giáo viên
HS: Học sinh
HVT: Trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ
NB: Trƣờng THPT Nguyễn Bính
NĐT: Trƣờng THPT Nguyễn Đức Thuận
PPDH: Phƣơng pháp dạy học

THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
VBND: Văn bản nhật dụng












5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu 10
3. Mục đích nghiên cứu 13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 13
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
7. Giả thuyết khoa học 14
8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn 15
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG CHO
HỌC SINH LỚP 12 18

1.1. VBND và các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 18
1.1.1. Một số khái niệm 18
1.1.2. Những đặc trƣng của VBND 19
1.1.3. Ý nghĩa của việc dạy học VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 22
1.2. Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh 24
1.2.1. Các khái niệm 24
1.2.2. Những đặc trƣng cơ bản của hứng thú học tập 26
1.2.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập 29
1.2.4. Biểu hiện của hứng thú học tập 36
1.2.5. Vai trò của hứng thú học tập 40
1.3. Thực trạng dạy học VBND xét từ góc độ tạo hứng thú học tập cho HS 44
1.3.1. Phân tích nội dung của hệ thống các bài học về VBND trong Ngữ văn
12 nâng cao 44


6
1.3.2. Thực trạng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học
VBND 50
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC CÁC BÀI HỌC VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG (NGỮ VĂN 12 –
CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO) 65
2.1. Nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND 65
2.1.1. Đảm bảo tính hình tƣợng, tính nghệ thuật 65
2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức, tạo sức 67
2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn 69
2.1.4. Đảm bảo tính dân chủ 71
2.1.5. Đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm và hứng thú tập thể 71
2.2. Sử dụng PPDH theo nhóm trong dạy học các bài học về VBND 72
2.2.1. PPDH theo nhóm và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài
học về VBND 72

2.2.2. Quy trình vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học các VBND, bài
học về VBND 78
2.3. Sử dụng PPDH nêu vấn đề trong dạy học các bài học về VBND 93
2.3.1. Bản chất của dạy học nêu vấn đề và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy
học các bài học về VBND 93
2.3.2. Các nội dung của dạy học nêu vấn đề trong dạy học các bài học về
VBND 97
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài học về VBND 105
2.4.1. Công nghệ thông tin với việc tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy
học các bài học về VBND 105
2.4.2. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài học về
VBND 109
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 115
3.1. Mục đích thực nghiệm 115


7
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm 115
3.3. Nội dung thực nghiệm 116
3.4. Phƣơng pháp tiến hành và cách tiếp cận 128
3.5. Kết quả thực nghiệm 129
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 133
CÁC PHỤ LỤC 137




8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc thiết kế chƣơng
trình sách giáo khoa phổ thông là nguyên tắc tích hợp và gắn với đời sống.
Cũng chính từ nguyên tắc này mà nhiều loại VBND (everyday text) đƣợc đƣa
vào dạy học trong trƣờng phổ thông. Đây là một điểm mới đáng lƣu ý của
sách giáo khoa Ngữ văn nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn 12 nói riêng từ
khi tiến hành cải cách chƣơng trình và sách giáo khoa. Sự xuất hiện của bộ
phận VBND này sẽ góp phần đáp ứng đƣợc mục tiêu chung của môn Ngữ
văn: đƣa HS hòa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên, các VBND và bài học về
VBND thƣờng có tính khuôn mẫu và khô cứng nên HS ít hứng thú khi học
các văn bản này. Bởi vậy, cần có các biện pháp tạo hứng thú hợp lí giúp HS
phát huy tính cực hóa cá nhân và chiếm lĩnh kiến thức.
1.2. Thực tiễn dạy học VBND, bài học về VBND ở trƣờng trung học phổ
thông xét từ góc độ tạo hứng thú cho HS chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong
muốn. Các phƣơng pháp, hình thức dạy học chủ yếu là GV thuyết trình. HS
đƣợc tiếp xúc với các VBND nhƣ với bất kì một văn bản văn học nào khác
mà không có sự khác biệt. Điều đó làm cho các kiến thức về VBND vốn khô
cứng, khó hiểu lại càng nhàm chán với các em.
Việc xác định chƣa chính xác mục tiêu của các VBND và bài học nhật
dụng (hƣớng đến thực tiễn) dẫn đến việc chọn lựa các hình thức, PPDH chƣa
tƣơng hợp với các văn bản, bài học này. Đặc biệt, việc chuẩn bị các thông tin
ngoài văn bản ở cả phía GV và HS đều chƣa đƣợc quan tâm nên chƣa khiến
HS có hứng thú học tập, hiệu quả của việc dạy và học chƣa cao. Bởi thế, tạo
hứng thú học tập cho HS trong dạy học văn nói chung và trong dạy học các


9
VBND nói riêng là một vấn đề luôn đƣợc các nhà lí luận dạy học và các GV
dạy văn quan tâm.
Việc nghiên cứu về vấn đề dạy học VBND và bài học nhật dụng sao cho
có hiệu quả chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng. Những công trình nghiên cứu về

vấn đề này (Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong phần: Lịch sử nghiên cứu)
hầu nhƣ chỉ tập trung vào các VBND và bài học nhật dụng trong chƣơng
trình Ngữ văn trung học cơ sở mà chƣa đề cập tới các VBND và bài học nhật
dụng trong chƣơng trình trung học phổ thông. Mức độ nghiên cứu cũng chỉ
dừng lại ở việc đƣa ra các khái niệm, các đặc trƣng và bƣớc đầu đƣa ra một
cách khái quát về các bƣớc dạy học các văn bản, bài học này mà chƣa thực sự
đi sâu vào thiết kế các biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm tạo hứng thú cho HS
trong khi học.
1.3. Tạo hứng thú cho ngƣời học luôn là một vấn đề quan trọng trong
hoạt động dạy - học. Nghị quyết Bộ Chính Trị về cải cách giáo dục nhấn
mạnh: Chú trọng hơn nữa đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá
nhân, cần coi trọng và bồi dưỡng hứng thú cho HS. Dạy - học là một hoạt
động phức tạp, trong đó chất lƣợng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể
nhận thức - ngƣời học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhƣ: năng
lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm (các yếu tố chủ quan); nó còn
phụ thuộc vào: môi trƣờng học tập, ngƣời tổ chức quá trình dạy học, trong đó
sự hứng thú trong học tập nhƣ là hệ quả của các yếu tố tƣơng tác… Một yêu
cầu cơ bản cần đạt đƣợc khi dạy học các văn bản và bài học về VBND là HS
phải ứng dụng đƣợc kiến thức vào thực tế đời sống, kết nối kiến thức chiếm
lĩnh đƣợc với công việc thực tế trong cuộc sống thƣờng ngày. Yêu cầu này
chỉ thực sự đạt đƣợc khi mà HS có thái độ say mê học tập, tập trung cao độ,
nảy sinh khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, từ đó hoạt động, khám phá để chiếm
lĩnh kiến thức. Đƣa ra các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong các giờ học


10
về VBND và bài học về VBND là cách tạo ra một cơ hội lớn cho ngƣời dạy
và ngƣời học trong việc thiết kế quy trình các bài học về VBND, các VBND
nhằm đạt tới mục đích cao nhất: chiếm lĩnh và vận dụng các kiến thức nhật
dụng.

Với những lí do nêu trên và với mong muốn nâng cao chất lƣợng dạy
học Ngữ văn, tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp
tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần VBND (Ngữ văn 12 –
Chương trình nâng cao)
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Việc nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học nói
chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng từ lâu đã đƣợc các nhà khoa
học và các nhà sƣ phạm quan tâm. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này và có thể kể ra đây một số công trình:
- Luận văn Thạc sĩ khoa Tâm lý trƣờng ĐHSPHN (1981) của Nguyễn Thị
Tuyết: Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn Văn của HS lớp 10, 11 ở
trường THPT đã đề cập nguyên nhân gây hứng thú cho HS trong giờ học văn,
đánh giá hiện trạng của nguyên nhân ấy nhƣng lại chƣa đƣa ra đƣợc những
giải pháp ở mức cụ thể cho hiện trạng ấy.
- Luận văn thạc sĩ khoa học sƣ phạm, khoa Tâm lí – ĐHQGHN của Bùi Quốc
Đạt: Hứng thú và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học trong chương trình
PTTH của HS lớp 12 miền núi Thanh Hóa đã đi sâu vào nghiên cứu hiện
trạng hứng thú và năng lực tiếp nhận văn học của HS lớp 12 miền núi, qua đó
đƣa ra một số biện pháp gây hứng thú và rèn luyện năng lực tiếp nhận văn
học cho HS.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Giáo tại ĐHSPHN năm 1981 nghiên
cứu về hứng thú học tập môn văn của đối tƣợng là sinh viên trong nhà trƣờng


11
cao đẳng với tên đề tài: Bước đầu tìm hiểu hiện trạng hứng thú môn văn của
giáo sinh trường cao đẳng sư phạm Nha Trang đã nêu lên những vấn đề lí
luận chung nhất về hứng thú, trên cơ sở đó phân tích hiện trạng và nguyên
nhân của hứng thú học tập môn Văn của giáo sinh trƣờng cao đẳng sƣ phạm
Nha Trang.

- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Bá Cƣờng,
ĐHSPHN, 2003, với tên đề tài: Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng
thú, nhu cầu, thị hiếu, năng lực đọc tác phẩm văn chương của HS lớp 9 miền
núi Lai Châu đã hƣớng đến nghiên cứu một số biện pháp tạo hứng thú cho
HS lớp 9 khi học văn nhƣng hệ thống biện pháp đƣa ra còn quá nhỏ nhặt và
chỉ mang tính chất nhƣ là những thủ pháp, những kĩ thuật của GV trong giờ
học mà thôi.
Ngoài các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề tạo hứng thú
cho HS trong giờ học môn Ngữ văn còn có rất nhiều các bài viết đăng trên
các báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề này. Đối với việc tạo hứng thú trong
giờ học các VBND, các bài học về các VBND thì hầu nhƣ chƣa có một công
trình nào chính thức đƣợc công bố cho tới thời điểm này.
2.2. Việc quốc tế hóa chƣơng trình giáo dục, đƣa nền giáo dục Việt
Nam tiến kịp và hòa nhập với nền giáo dục thế giới là một việc làm cần thiết.
Việc đƣa các VBND cũng đã góp phần phát triển chƣơng trình giáo dục phổ
thông nói chung và chƣơng trình Ngữ văn nói riêng theo định hƣớng quốc tế
hóa. Trên thế giới, xu hƣớng đƣa nội dung kiến thức mang tính ứng dụng, cập
nhật, gắn liền với thực tiễn vào các bài học trong nhà trƣờng là một việc làm
đã đƣợc thực hiện từ lâu và tỏ ra có hiệu quả. Ở Việt Nam, việc đƣa VBND
và bài học nhật dụng vào chƣơng trình trung học phổ thông mới thực sự đƣợc
thực hiện trong 10 năm trở lại đây.


12
Từ sau khi các VBND và bài học nhật dụng đƣợc đƣa vào chƣơng trình
Ngữ văn trung học phổ thông, nhiều bài báo khoa học, các bài nghiên cứu
xuất hiện đề cập tới PPDH hiệu quả nội dung kiến thức này nhƣng số lƣợng
các công trình nghiên cứu chƣa thực sự đông đảo. Có thể kể ra đây một số
công trình tiêu biểu nhƣ: Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng
phương thức biểu đạt, Trần Đình Chung, NXB giáo dục, 2006; Phát huy tính

tích cực, chủ động của HS trong các bài dạy VBND chương trình Ngữ văn
THCS, Lƣơng Thị Bình, Hội nghị nghiên cứu khoa học, Đại học sƣ phạm Hà
Nội.
Trong chuyên luận: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong các
bài dạy VBND chương trình Ngữ văn THCS, tác giả Lƣơng Thị Bình đã nêu
ra và phân tích một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
HS trong dạy học văn bản và bài học nhật dụng, chủ yếu trong chƣơng trình
Ngữ văn 6. Phƣơng pháp đƣợc khuyến khích trong chuyên luận này là việc sử
dụng hệ thống các câu hỏi một cách hợp lí: Dạy các văn bản và bài học nhật
dụng là tạo sự cập nhật gắn kết giữa HS với cuộc sống cho nên ngoài câu hỏi
gợi mở, câu hỏi tạo tình huống có vấn đề GV cần đưa ra câu hỏi liên hệ, đặt
HS vào tình huống cụ thể [24, tr.7].
Ngoài các công trình trên, ở các cuốn sách giáo khoa, sách GV từ lớp
6, 7, 8, 9, sau mỗi bài học nhật dụng, tác giả biên soạn sách đều có cung cấp
một số tri thức về VBND nhƣ khái niệm, các đặc trƣng, một số điểm lƣu ý
khi dạy học các nội dung này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều tập trung
vào các văn bản và bài học nhật dụng trong chƣơng trình Ngữ văn trung học
cơ sở mà chƣa đề cập tới các VBND trong chƣơng trình trung học phổ thông.
Mức độ nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở việc đƣa ra các khái niệm, các
đặc trƣng và bƣớc đầu đƣa ra một cách khái quát, lí thuyết một số biện pháp


13
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS khi học các văn bản và bài học
nhật dụng mà chƣa đi vào việc xây dựng một hệ thống các biện pháp cụ thể
nhằm tạo hứng thú cho HS trong các giờ học các bài học về VBND.
Một gợi dẫn quan trọng từ các điểm về nội dung, nguyên tắc khi dạy học
văn bản và bài học nhật dụng, từ lí thuyết về hứng thú học tập của HS và các
biện pháp tạo hứng thú ở các lĩnh vực kiến thức khác nhau mà các công trình

trên đề cập đến đã dẫn chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các nội dung lí luận
trong các công trình trên làm cơ sở lí luận và hệ quy chiếu cho đề tài của
mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập;
các điều kiện, nguyên tắc và tác dụng khi vận dụng lí thuyết về hứng thú và
tạo hứng thú trong học tập vào dạy học các bài học về VBND; luận văn đề
xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học VBND
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học VBND nói riêng, dạy học tiếng Việt nói
chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Quá trình dạy học các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn
lớp 12 nâng cao có vận dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS.
- Mẫu khảo sát:
Các VBND và bài học về VBND, chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao.
Mẫu thực nghiệm:
Lớp 12A1, 12A2 trƣờng THPT Nguyễn Bính; Lớp 12A2 – THPT
Nguyễn Đức Thuận và lớp 12A2, trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ, Nam Định.


14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học bao gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của
việc đề xuất các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần
VBND (Chƣơng trình Ngữ văn 12 – nâng cao)
- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần
VBND (Chƣơng trình Ngữ văn 12 – nâng cao)
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp tạo

hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần VBND đã đề xuất
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi giải quyết những câu hỏi sau:
1/ Thế nào là hứng thú trong học tập và điều kiện tạo hứng thú trong khi dạy
học các bài học về VBND đƣợc xét trên những mặt nào?
2/ Giữa các đặc trƣng của bài học về VBND và tâm lí HS trong khi học các
bài học này có thể tạo ra những lợi thế và khó khăn nào khi xây dựng hệ
thống các biện pháp tạo hứng thú?
3/ Hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về
VBND – chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao đƣợc đƣa ra gồm các biện pháp
nào và phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
4/ Có thể vận dụng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS vào quá trình
dạy học các bài học về VBND theo trình tự hay theo mẫu nào?
5/ Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học
các bài học VBND chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao có tác dụng nhƣ thế
nào đối với sự tiếp nhận các tri thức nhật dụng của HS?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu sau:


15
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Với mục đích: Tiếp thu kinh nghiệm của các nhà khoa học, của đồng
nghiệp, xác định cơ sở khoa học cho việc tạo hứng thú trong dạy học các bài
học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 Nâng cao.
Nguồn tài liệu: Tài liệu tâm lí giáo dục, tài liệu về phƣơng pháp; các
nguồn tài liệu thông tin đại chúng.
- Nhóm phương pháp chuyên gia bao gồm:
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các GV và HS đang dạy và học
chƣơng trình Ngữ văn 12 Nâng cao tại 3 trƣờng Trung học phổ thông.
+ Phƣơng pháp thảo luận: Tổ chức thảo luận một tổ văn của trƣờng

THPT về vấn đề: Xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học
các bài học về VBND.
+ Phƣơng pháp thực nghiệm: Thực nghiệm đối chứng quy trình dạy học
cụ thể có vận dụng hệ thống biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học
các bài học về VBND chƣơng trình ngữ văn 12 nâng cao đối với 2 lớp 12.
+ Phƣơng pháp điều tra qua phiếu hỏi đối với học sinh các lớp trong mẫu
khảo sát.
- Phƣơng pháp xử lí thông tin: Xử lí thông tin định lƣợng và thông tin
định tính thu đƣợc.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu đề xuất đƣợc biện pháp dạy học tạo hứng thú học tập
cho HS trong dạy học VBND ở lớp 12 THPT thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng
dạy học VBND, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học tiếng Việt, giúp HS
yêu thích môn học hơn.
8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn


16
8.1. Hướng triển khai nghiên cứu
Nghiên cứu những lí thuyết tâm lí về hứng thú và tạo hứng thú trong
học tập và đặc trƣng của các bài học về VBND, điều kiện để tạo hứng thú
trong khi dạy học các bài học này đƣợc xét từ các mặt: chủ thể HS; nội dung
dạy học của các bài học VBND; phƣơng pháp, phƣơng tiện trong dạy học
VBND; môi trƣờng học tập; hình thức và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá.
Giữa các đặc trƣng của bài học về VBND và tâm lí HS trong khi học
các bài học VBND có thể tạo ra những lợi thế về nội dung dạy học; về chủ
thể nhƣng cũng gây ra những khó khăn trên những mặt này khi xét tới điều
kiện tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND.
Một số biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về
VBND có thể bao gồm các nhóm: các biện pháp dựa trên điều kiện tâm lí của

chủ thể; nhóm biện pháp dựa trên điều kiện về nội dung và đặc trƣng của bài
học về VBND; nhóm biện pháp dựa trên điều kiện về phƣơng tiện và PPDH
trong dạy học các bài học về VBND; nhóm các biện pháp dựa trên điều kiện
về hình thức kiểm tra, đánh giá. Kết hợp tất cả những nghiên cứu riêng rẽ về
các nhóm này, có thể đƣa ra một số biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ
dạy học các VBND, các bài học về VBND nhƣ: PPDH theo nhóm; dạy học
nêu vấn đề, áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình dạy học.
Các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về
VBND phải đảm bảo các nguyên tắc: Đảm bảo tính hình tƣợng, tính nghệ
thuật trong khi dạy học Ngữ văn; tăng cƣờng cho HS liên hệ bản thân, liên hệ
thực tiễn; các hoạt động học đảm bảo tính vừa sức; đảm bảo tính dân chủ;
tăng cƣờng phát huy sức mạnh của hứng thú và trí tuệ tập thể.
Việc vận dụng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy
học các văn bản và bài học nhật dụng có thể theo thứ tự mang tính mẫu sau:


17
Bước 1: Tạo hứng thú trước giờ lên lớp; Bước 2: Tạo hứng thú trong giờ
học; Bước 3: Tạo hứng thú sau giờ học.
Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong dạy
học các bài học về VBND chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao giúp HS hứng
thú, say mê học tập, sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh, làm chủ hoàn toàn kiến
thức nhật dụng và có thể liên hệ tới bản thân nhằm hình thành các kĩ năng xã
hội, kĩ năng “sống”. Thông qua việc xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho
HS, GV đã tạo cơ hội để HS đƣợc thể hiện những cảm xúc, quan điểm của
mình về các vấn đề xã hội hiện đại với một sự hứng thú và say mê thực sự.
8.2. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nộiu dung của luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG CHO HỌC SINH LỚP

12
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC CÁC BÀI HỌC VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG – CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
NÂNG CAO
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM











18
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG CHO HỌC SINH LỚP 12
1.1. VBND và các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. VBND
Khái niệm VBND tạm dịch từ chữ everyday tets. Khái niệm VBND
nhiều khi còn đƣợc dịch là văn bản ứng dụng [37, tr.35].
VBND không phải là một khái niệm chỉ loại thể hoặc chỉ kiểu văn bản.
Nói đến VBND trƣớc hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. VBND là
những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trƣớc mắt con
ngƣời và cộng đồng xã hội hiện đại nhƣ: Thiên nhiên, môi trƣờng, năng
lƣợng, dân số, ý thức trách nhiệm công dân…

Ví dụ, văn bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS của
Cô-phi-An-nan đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 (tập I,
bộ nâng cao) là một VBND. Đề tài mà văn bản hƣớng tới là vấn đề phòng
chống căn bệnh thế kỉ - một đề tài mà cả xã hội, cộng đồng luôn luôn quan
tâm, một vấn đề mang tính thời sự cấp thiết.
Văn bản Xin thầy hãy dạy cho con tôi trong phần đọc thêm thuộc bài
học Các thao tác nghị luận, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập I cũng là một
VBND. Nội dung mà văn bản này hƣớng tới là vấn đề giáo dục trẻ em trên
toàn thế giới.
Trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông nói riêng và chƣơng trình NGữ
văn 12 nâng cao nói riêng, VBND đƣợc sử dụng làm ngữ liệu trong các bài
học về VBND. Bài học đó có thể là bài đọc hiểu, bài tập làm văn, tiếng Việt.


19
Nghĩa là, VBND vừa là công cụ, vừa là đối tƣợng tìm hiểu trong các bài học
về VBND.
1.1.1.2. Bài học về VBND
Là những bài học mà ở đó VBND đƣợc sử dụng làm ngữ liệu hoặc
công cụ, hoặc vừa là công cụ vừa là ngữ liệu. Nhắc đến khái niệm bài học về
VBND là nhắc tới một phạm vi dạy học rộng hơn so với khái niệm VBND.
Bài học về VBND bao gồm một hệ thống từ mục tiêu dạy học, các hoạt động,
các thao tác dạy học, các nội dung kiến thức mang tính nhật dụng. Các nội
dung kiến thức này có thể nằm trong VBND hoặc nằm ngoài VBND. Chẳng
hạn, tính nhật dụng của bài học về VBND Phát biểu theo chủ đề và phát biểu
tự do trong Chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao tập I không nằm trong một
văn bản nào mà nó nằm trong toàn bộ nội dung bài học từ mục tiêu bài học,
từ các câu văn ngữ liệu, từ các đề bài văn đƣa ra cho HS. Tất cả đều hƣớng
HS tới vấn đề: làm thế nào để có một bài phát biểu hay, ấn tƣợng trong từng
tình huống riêng biệt trong cuộc sống. Một ví dụ khác, với bài đọc hiểu

Truyện An Dƣơng Vƣơng – Mỵ Châu, Trọng Thủy, tính nhật dụng của bài
học này nằm trong văn bản có tính nhật dụng: Truyện An Dƣơng Vƣơng –
Mỵ Châu, Trọng Thủy và nằm trong hệ thống câu hỏi hƣớng HS liên hệ tới
vấn đề mang tính thời sự hiện nay: vấn đề cảnh giác với giặc ngoại xâm; vấn
đề bảo vệ, giữ vững an ninh chủ quyền đất nƣớc.
1.1.2. Những đặc trưng của VBND
Hầu hết các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông
nói chung và chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao nói riêng đều lấy các VBND
làm ngữ liệu, đối tƣợng để tìm hiểu. Ở các bài học đọc hiểu về VBND thì nội
dung của VBND cũng là nội dung dạy học ngƣời GV cần hƣớng tới. Vì vậy,
việc tìm hiểu những đặc trƣng cơ bản của VBND là rất cần thiết , qua đó có


20
thể tạo cơ sở xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ
học các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao.
VBND có những đặc trƣng sau:
1.1.2.1. Tính thực tiễn
Đây là đặc trƣng cơ bản nhất và cũng là dấu hiệu để nhận biết các
VBND và bài học về VBND. Nội dung của các VBND gần gũi, bức thiết với
cuộc sống xã hội, với bản thân mỗi ngƣời học. Tiếp xúc với các VBND,
ngƣời học biết đến những vấn đề thời sự gần gũi hằng ngày mà mỗi cá nhân
và cộng đồng đều quan tâm, chẳng hạn nhƣ vấn đề môi trƣờng, dân số, thị
trƣờng hoặc những vấn đề lớn lao hơn nhƣ quyền trẻ em, bản sắc văn hóa dân
tộc, giáo dục, vấn đề nhân tài, ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất
nƣớc.
Ở các bài học hƣớng dẫn HS cách tạo lập VBND (các bài học Làm
văn), thì chính các VBND sẽ trở thành công cụ giao tiếp cho bản thân các em
trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn, một văn bản thuyết minh về một vấn
đề nào đó trƣớc đám đông, một văn bản kế hoạch cá nhân hay một văn bản

quảng cáo là chính sản phẩm của ngƣời học sẽ là cần thiết cho cuộc sống của
các em sau này.
Với đặc trƣng về tính thực tiễn, VBND trở thành sợi dây kết nối ngƣời
học với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh họ.
1.1.2.2. Tính cập nhật
Không có sự phân biệt quá rõ ràng giữa đặc trƣng về tính thực tiễn với
đặc trƣng về tính cập nhật của các VBND song cần phải thấy rằng: Nội dung
thông tin, các vấn đề và số liệu mà các VBND đƣa đến cho ngƣời học thƣờng
là những vấn đề còn rất mới, rất thời sự, liên tục cập nhật. Đặc trƣng này đã
làm cho các VBND, bài học về VBND có thể lôi cuốn ngƣời học không
những trong việc đọc và tìm hiểu các văn bản mà còn có thể lôi cuốn học
trong việc sƣu tầm, tìm hiểu các thông tin,văn bản, các số liệu về các vấn đề


21
tƣơng tự đang diển ra xung quanh họ. Nhƣ vậy, tính cập nhật từ chỗ là đặc
trƣng của văn bản chuyển dần sang cho ngƣời học. Ngƣời học sẽ tự làm cho
mình trở thành con ngƣời năng động hơn trƣớc cuộc sống.
1.1.2.3. Đa dạng hóa về phương thức biểu đạt
Nhƣ đã nêu trong phần khái niệm, VBND không phải là một khái niệm
chỉ loại thể hay kiểu văn bản mà chỉ nhằm nhấn mạnh tới nội dung của các
văn bản ấy. Do vậy, một VBND có thể sử dụng nhiều phƣơng thức biểu đạt
khác nhau, chẳng hạn với văn bản Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử trong
chƣơng trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, chúng ta có thể thấy đồng thời cả
phƣơng thức tự sự, trữ tình trong văn bản ấy.
Xét trên tổng thể, các VBND có thể xếp vào các kiểu văn bản khác
nhau. Tức là VBND có thể dùng đến tất cả các kiểu văn bản:
 Văn bản thuyết minh. Ví dụ, văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội
trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 đƣợc sử dụng làm ngữ liệu dạy học
trong bài học Tóm tắt văn bản thuyết minh là một văn bản thuyết minh

giới thiệu với ngƣời đọc về di tích Đền Ngọc Sơn của Hà Nội.
 Văn bản biểu cảm. Ví dụ, VBND, đoạn trích trong bức thƣ của tổng
thống Mỹ A.Lincoon gửi thầy hiệu trƣởng của con trai mình: Xin thầy
hãy dạy cho con tôi. Văn bản này đƣợc sử dụng làm ngữ liệu đọc thêm
sau bài học Các thao tác nghị luận trong phân môn Làm Văn chƣơng
trình Ngữ Văn 10.
 Văn bản khoa học, một bài báo thuyết minh khoa học. Ví dụ văn bản
Môi trường và cơ thể con người trong bài học Văn bản – Sách giáo
khoa Ngữ văn 10 tập I, bộ cơ bản là một văn bản khoa học.
 Văn bản nghị luận. Ví dụ các VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 bộ
nâng cao: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Nguyễn Khắc Viện);
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hƣợu)…


22
Từ những hình thức đó, những vấn đề cập nhật của đời sống cá nhân và
của cộng đồng hiện đại đƣợc khơi dậy…Các bài học về các vấn đề đó sẽ đánh
thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi ngƣời
học giúp các em hòa nhập hơn vào cuộc sống xã hội.
1.1.2.4. Đảm bảo về giá trị nghệ thuật
Dù có đề cập đến vấn đề bức thiết đến đâu thì các VBND khi đã đƣợc
đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn đều đạt đến một giá trị nghệ thuật nhất định.
Hầu hết các VBND đều thuộc các thể loại, các kiểu văn bản khác nhau và đã
đƣợc cân nhắc lựa chọn kĩ càng, có nội dung nổi bật và đảm bảo cả về mặt
nghệ thuật. Ví dụ: văn bản Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống
AIDS của Cô-Phi-An-nan là một văn bản đề cập đến vấn đề hết sức cấp thiết:
vấn đề phòng chống AIDS, nhƣng nó cũng đồng thời là một văn bản, một bài
báo cáo có lập luận chặt chẽ, một thông điệp gửi tới bạn đọc đầy sức thuyết
phục hợp tình, hợp lí.
Nhận biết các đặc điểm trên của VBND sẽ giúp cho GV và HS có thể

tìm ra các biện pháp tạo hứng thú học tập hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học phần VBND trong chƣơng trình Ngữ văn nói chung và chƣơng trình Ngữ
văn 12 nâng cao nói riêng.
1.1.3. Ý nghĩa của việc dạy học VBND trong chương trình Ngữ văn
Việc kết nối hơn nữa quá trình dạy học ở nhà trƣờng nói chung và dạy
học Ngữ văn nói riêng với thực tiễn đời sống là một yêu cầu vừa hiển nhiên,
vừa bức thiết. Quá trình của ngƣời học phải luôn đi đôi với việc thực hành,
phải luôn liên hệ với đời sống, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà cuộc
sống luôn yêu cầu mỗi ngƣời phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong mọi
hoàn cảnh, mọi tình huống. Vì vậy, nội dung kiến thức các bài học đƣợc lựa
chọn để đƣa vào sách giáo khoa cũng phải đƣợc điều chỉnh. Không phải chỉ
là những kiến thức lí thuyết đơn thuần mà qua kiến thức ấy hình thành nên


23
một sợi dây kết nối HS với đời sống hằng ngày, kết nối với những điều đang
diễn ra xung quanh họ, giúp họ hòa nhập vào cuộc sống thực tiễn. Để đáp
ứng yêu cầu ấy, bên cạnh những văn bản, bài học thuần túy văn học, những
ngƣời biên soạn chƣơng trình sách giáo khoa đã đƣa vào một bộ phận không
nhỏ các văn bản, bài học là các VBND và các bài học về VBND (chiếm
khoảng 10%). Sự xuất hiện của bộ phận văn bản, bài học này đã góp phần
thực hiện tốt quá trình dạy học, đáp ứng đƣợc mục tiêu chung của môn Ngữ
văn: Đƣa HS hòa nhập vào cuộc sống.
Đƣa VBND, bài học về VBND vào chƣơng trình giáo dục ở Việt Nam
là một điểm mới, còn trên thế giới, nội dung này đã đƣợc đƣa vào chƣơng
trình dạy học từ lâu.
Việc quốc tế hóa chƣơng trình giáo dục, đƣa nền giáo dục Việt Nam
tiến kịp và hòa nhập với nền giáo dục thế giới là một việc làm cần thiết. Việc
đƣa các VBND và bài học về VBND cũng đã góp phần phát triển chƣơng
trình giáo dục THPT nói chung và chƣơng trình Ngữ văn nói riêng theo định

hƣớng quốc tế hóa.
Trong chuẩn môn tiếng Anh nghệ thuật của bang NiuOc (Mĩ) công bố
tháng 3 năm 1996, ngƣời ta có nêu một hồi kí về vụ thảm sát Mĩ Lai ở Việt
Nam.
Ở Anh, trong quy định mới của Chƣơng trình quốc gia công bố năm
1995 có ghi rõ yêu cầu cho HS tiếp xúc một phạm vi văn bản rộng rãi mà
mục tiêu là HS cần được dạy nhận biết, phân tích và đánh giá đặc điểm của
những loại văn bản khác nhau trong các ấn phẩm và trên các phương tiện
thông tin đại chúng khác”[29, tr.54].
Ở Pháp, chƣơng trình Ngữ văn chủ trƣơng dạy văn bản thuộc thể loại
báo chí (presse) nhƣ tất cả các thể loại văn học khác. Ở Trung Quốc, trong


24
thể loại văn thơ cổ có những bài mang màu sắc khoa học tự nhiên của Thẩm
Quất đời Tống. Trong văn thơ hiện đại có những bài đề cập tới phƣơng pháp
toán học của Hoa La Canh.
Ở Việt Nam, xu hƣớng đƣa VBND, bài học về VBND vào chƣơng
trình giáo dục đã xuất hiện từ trƣớc năm 1945. Trong phần cuối cuốn Văn học
sử yếu xuất bản trƣớc năm 1945, tác giả Dƣơng Quảng Hàm đã đƣa vào trên
10 văn bản giống nhƣ VBND theo quan niệm hiện nay. Nhƣng kể từ sau lần
đó, VBND mới đƣợc đƣa trở lại vào chƣơng trình giáo dục kể từ 10 năm gần
đây.
Để tiến kịp và hòa nhập cùng nền giáo dục thế giới, cần xác định việc
đƣa VBND vào sách giáo khoa Ngữ văn ở chƣơng trình trung học của Việt
Nam là một việc làm hợp lí và cần thiết.
1.2. Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Hứng thú
Hứng thú là một cấu tạo tâm lí phức tạp của cá nhân. Vấn đề hứng thú

lâu nay vẫn đƣợc các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều
quan niệm khác nhau về hứng thú. N.Ph-đô-bru-nhin cho rằng hứng thú biểu
hiện ra nhƣ là một khuynh hƣớng lựa chọn của chú ý con ngƣời. Đ-Phrei-et
thì coi hứng thú là động lực của những cảm xúc khác nhau trong khi đó
Sbiule quan niệm hứng thú là tính nhạy cảm đặc biệt của trẻ em.
Trong khi đó, ở các công trình nghiên cứu của mình, một số nhà tâm lí
học Liên Xô nhƣ Miaxisop, RubinStein và Ivanop…lại nhìn hứng thú ở khía
cạnh nhận thức. X Ananhin viết: Hứng thú chính là nhu cầu đã được nhận
thức [25, tr.53] hay nhƣ Gơ-Đơn đƣa ra định nghĩa: Hứng thú là sự kết hợp


25
độc đáo của quá trình tình cảm, ý chí và quá trình trí lực, tính tích cực nhận
thức và hoạt động của con người được nâng cao [25, tr.78].
Sau khi phê phán những quan niệm về hứng thú của các nhà tâm lí học
đi trƣớc, nhà tâm lí học Cô-va-li-nôp đƣa ra quan niệm của mình. Quan niệm
của Cô-va-li-nôp đã phản ánh đầy đủ những đặc điểm cơ bản của hứng thú,
bảo đảm tính trọn vẹn của quá trình tâm lí cá nhân phức tạp, sinh động. Cô-
va-li-nôp đƣa ra định nghĩa về hứng thú nhƣ sau: Hứng thú là một thái độ đặc
thù của cá nhân đối với hiện tượng nào đó do ý nghĩa của nó trong dời sống
và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó [14, tr.41].
Định nghĩa của Cô-va-li-nôp đã làm sáng tỏ một số đặc trƣng cơ bản
của hứng thú nhƣ sẽ phân tích ở phần sau. Trƣớc khi làm rõ các đặc điểm cơ
bản của hứng thú, thiết nghĩ, cần phải phân biệt hứng thú và nhu cầu.
Sở dĩ có quan niệm qui hứng thú về nhu cầu là vì ngƣời ta thấy rằng
khi có hứng thú thì tính tích cực của hoạt động đƣợc nâng cao, năng suất lao
động tăng lên rõ rệt. Mà nguồn gốc tính tích cực của con ngƣời là vì nhu cầu
do vậy có thể nhầm tƣởng hứng thú và nhu cầu là một.
Sự thực, hứng thú và nhu cầu là 2 thuộc tính khác nhau của xu hƣớng
cá nhân. Hai thuộc tính này có những mối liên quan chặt chẽ với nhau. Hứng

thú nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu, hay nói cách khác nhu cầu là cơ sở để
hình thành hứng thú.
Thế nhƣng hứng thú lại không đồng nhất với nhu cầu, có nhiều khi
hứng thú không chỉ dừng lại ở nhu cầu. Trong thực tế có nhiều trƣờng hợp
hứng thú và nhu cầu không trùng khớp với nhau. Nhu cầu là sự cần thiết và
trong cuộc sống có những cái ta cần mà ta không thích nó. Chẳng hạn, có HS
không thích học Văn học Trung Quốc nhƣng vì nhu cầu cần đạt điểm cao

×