Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu thực trạng sản xuất và ảnh hưởng của phân lân hữu cơ,phân bón lá,GA3 đến sinh trưởng,phát triển,năng suất và chất lượng giống cam sành trồng tại huyện bắc giang hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 138 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

VŨ VĂN HIẾU


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN LÂN HỮU CƠ, PHÂN BÓN LÁ, GA
3
ðẾN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM SÀNH
TRỒNG TẠI HUYỆN BẮC QUANG – HÀ GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG



HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
i



LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


VŨ VĂN HIẾU











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
ii



LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Quang Sáng
là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ của các thầy cô giáo bộ môn Sinh
lý thực vật, khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại học, các thầy cô ñã tham gia
giảng dạy chương trình cao học - Trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sở Tài nguyên môi trường tỉnh Hà Giang,
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang; UBND, phòng Kinh
tế Nông nghiệp, khuyến nông viên của các xã và các hộ gia ñình mà tôi tiến
hành ñiều tra, nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Bắc Quang, ñã tạo ñiều kiện
thuận lợi ñể tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường trung học KT- KT Hà Giang nơi tôi
công tác, toàn thể gia ñình và bạn bè, ñồng nghiệp ñã ñộng viên, hỗ trợ tôi
trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp ñỡ quý báu trên.

Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn


Vũ Văn Hiếu


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
iii



MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii


Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình viii

1 MỞ ðẦU 1

1.1 ðặt vấn ñề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt 4

2.2 Nguồn gốc 10

2.3 Yêu cầu về ñiều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cam quýt 11

2.4 ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả của cam quýt 19

2.5 Cơ sở sinh lý của hiện tượng rụng quả 19


2.6 Một số nghiên cứu về phân bón qua lá và sử dụng chất ñiều hòa
sinh trưởng cho cây cam 22

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 ðối tượng và vật liệu 29

3.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 31

3.3 Nội dung nghiên cứu 31

3.4 Phương pháp nghiên cứu 33

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
iv



4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi tại huyện Bắc Quang 36

4.1.1 Tình hình phát triển chung 36

4.1.2 Tình hình sản xuất cam quýt của huyện Bắc Quang 38

4.2 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá, GA
3
ñến

sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng giống cam sành
tại Bắc Quang 50

4.2.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh
học, GA
3
ñến sinh trưởng, sự ñậu quả, năng suất và chất lượng
cam sành tại huyện Bắc Quang – Hà Giang 50

4.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân
bón lá, GA
3
ñến khả năng sinh trưởng, sự ñậu quả, năng suất và
chất lượng cam sành tại huyện Bắc Quang – Hà Giang. 63

4.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen và GA
3
ñến
khả năng sinh trưởng, sự ñậu quả, năng suất và chất lượng cam
sành tại huyện Bắc Quang – Hà Giang. 76

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 88

5.1 Kết luận 88

5.2 ðề nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 95







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National
CC : Chiều cao
CD : Chiều dài
CT : Công thức
DT : Diện tích
ðC : ðối chứng
ðK : ðường kính
ðVT : ðơn vị tính
kg : Kilogam
KL : Khối lượng
KTNN : Kinh tế nông nghiệp
KT - KT : Kinh tế - Kỹ thuật
HCHC : Hữu cơ sinh học
NSTB : Năng suất trung bình
PTNT : Phát triển nông thôn
TB : Trung bình
TG : Thời gian

TT : Thứ tự






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
vi



DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Sản lượng cam quýt năm 2004 của một số nước trên thế giới 5
2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của cả nước và
miền Bắc từ 2004-2008 9
2.3 Dinh dưỡng trong lá cam 7 -10 tuổi (lá 4 - 7 tháng tuổi/cành
không quả) 18
4.1 Diện tích, sản lượng một số loại cây ăn quả chủ yếu ñược trồng
tại huyện Bắc Quang 37
4.2 Diện tích và thành phần các loại cam quýt trồng tại huyện Bắc
Quang từ năm 2007 - 2009 38
4.3 Diện tích và ñộ tuổi cây cam sành trồng tại Bắc Quang – Hà
Giang năm 2010 40
4.4 Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cam quýt của các hộ trồng
tại huyện Bắc Quang – Hà Giang. 42
4.5 Thành phần và mức ñộ gây hại của các loại sâu bệnh hại cam
quýt tại huyện Bắc Quang – Hà Giang. 45
4.6 Kế hoạch phát triển các loại cam quýt trồng tại huyện Bắc Quang

từ năm 2010 - 2015 48
4.7 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, GA
3
ñến thời gian ra hoa, tỷ lệ
ñậu quả giống cam sành tại Bắc Quang 52
4.8 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, GA
3
ñến ñộng thái rụng quả của
giống cam sành tại Bắc Quang 54
4.9 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, GA
3
ñến ñộng thái tăng trưởng
kích thước quả của giống cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang. 56
4.10 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, GA
3
ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang 58
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
vii



4.11 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, GA
3
ñến chất lượng quả của
giống cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang 61
4.12 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá, GA
3
ñến
thời gian ra hoa, tỷ lệ ñậu quả của giống cam sành tại Bắc Quang

– Hà Giang 64
4.13 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá, GA
3
ñến
ñộng thái rụng quả của giống cam sành tại Bắc Quang – Hà
Giang 66
4.14 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, phân bón lá, GA
3
ñến ñộng thái
tăng trưởng kích thước quả của giống cam sành tại Bắc Quang. 68
4.15 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá, GA
3
ñến
các yếu tố cấu thành năng suất của giống cam sành tại Bắc
Quang 69
4.16 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá, GA
3
ñến
chất lượng quả của giống cam sành tại Bắc Quang 72
4.17 Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen, GA3 ñến thời gian ra hoa,
tỷ lệ ñậu quả của giống cam sành tại Bắc Quang 77
4.18 Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen và GA
3
ñến ñộng thái rụng
quả của giống cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang. 78
4.19 Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen và GA
3
ñến ñộng thái tăng
trưởng kích thước quả của giống cam sành tại Bắc Quang – Hà
Giang. 80

4.20 Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen và GA
3
ñến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang 81
4.21 Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen và GA
3
ñến chất lượng quả
của giống cam sành tại Bắc Quang 84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
viii



DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
4.1 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ, GA
3
ñến năng suất của giống
cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang 57
4.2 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học, phân bón lá, GA
3
ñến
năng suất của giống cam sành tại Bắc Quang 71
4.3 Ảnh hưởng của thời kỳ phun Yogen và GA
3
ñến năng suất của
giống cam sành tại Bắc Quang – Hà Giang 82














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong ñời sống của mỗi con
người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Ở Việt Nam, trải
qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả ñã trở thành một bộ phận
quan trọng không thể thiếu ñối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và
của mỗi vùng miền nói riêng.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt ñới gió mùa ẩm ñã tạo nên sự ña dạng
về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong
những năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta ñã có vai trò quan trọng
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp, góp
phần vào việc xoá ñói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người
lao ñộng từ nông thôn ñến thành thị.

Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích
nghi ñối với từng vùng sinh thái khác nhau. Ở nước ta trong những năm qua,
nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả ñã ñược hình thành và làm thay ñổi hẳn bộ
mặt kinh tế của vùng, ví dụ vùng Vải Thiều - Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn
(Bắc Giang), cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ An)....
Cam quýt là một trong những cây ăn quả ñặc sản của Việt Nam bởi giá
trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12%
ñường, hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,4-1,2%
trong ñó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng
và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát,
chữa bệnh. Trong những năm gần ñây, diện tích trồng cam ở nước ta ngày
càng ñược mở rộng, việc phát triển cây cam ñược xem như là một giải pháp
trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều ñịa phương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
2


Bắc Quang là huyện ñộng lực của Tỉnh Hà Giang, là một trong những
huyện có ñiều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhất Hà Giang. Ngoài ra huyện
Bắc Quang còn có ñiều kiện ñất ñai, ñịa hình, chế ñộ thuỷ văn, ñiều kiện khí
hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển ñặc biệt là cây cam sành.
Thực hiện ñường lối ñổi mới của ðảng và Nhà nước về chuyển ñổi cơ
cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ñất cũng như phát huy tiềm
năng về ñiều kiện tự nhiên của ñịa phương. Tỉnh Hà Giang nói chung và
huyện Bắc Quang nói riêng trong những năm gần ñây ñã cải tạo, quy hoạch,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống
cây ñạt chất lượng và ñã ñưa cây cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia
ñình nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Ngoài ra huyện Bắc Quang ñã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng xây
dựng thành công thương hiệu cam sành Bắc Quang.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như tình
trạng thoái hoá giống, sâu bệnh phát triển mạnh, chất lượng quả cam giảm,
hiệu quả kinh tế thấp, khí hậu thời tiết thất thường, thị trường cạnh tranh gay
gắt ... làm cho diện tích cam sành ngày càng giảm.
Vì vậy, ñể tăng hiệu quả cây cam sanh, rải vụ thu hoạch và tăng năng
suất cây trồng, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất ñiều hoà sinh
trưởng, chế phẩm dinh dưỡng qua lá và phân lân hữu cơ ñến sinh trưởng phát
triển, sự ñậu quả và năng suất của cây cam là một trong những yêu cầu cấp
thiết của sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ thực tế phát triển cây cam sành tại
huyện Bắc Quang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu thực
trạng sản xuất và ảnh hưởng phân lân hữu cơ, phân bón lá, GA
3
ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống cam sành trồng tại huyện
Bắc Quang – Hà Giang”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ñiều hoà sinh
trưởng GA
3
và phân bón qua lá, phân lân hữu cơ ñến khả năng sinh trưởng
phát triển, sự ñậu quả và năng suất của giống cam giống cam sành trồng tại
huyện Bắc Quang – Hà Giang, từ ñó ñề xuất phương pháp xử lý thích hợp góp
phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng xuất của cam sành trồng tại
huyện Bắc Quang – Hà Giang.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng một số chất ñiều hòa sinh trưởng và phân bón qua lá, phân lân hữu
cơ ñến khả năng sinh trưởng, sự ñậu hoa, ñậu quả và năng suất của cam sành.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài
liệu khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây
cam ở nước ta.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình thâm
canh tăng năng suất cũng như nâng cao giá trị kinh tế cho cây cam sành trồng
tại huyện Bắc Quang – Hà Giang.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

ðề tài ñược tiến hành trên cam giống sành có ñộ tuổi trung bình 8 - 10
năm trồng tại huyện Bắc Quang – Hà Giang.
Thời gian nghiên cứu: ðề tài ñược thực hiện từ tháng 12/2009 ñến
tháng 08/2010.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới
Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay ñược trồng phổ biến ở những
vùng có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt ñới hoặc vùng khí hậu ôn ñới
ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu ñại dương.
Các nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay ñó là:

- ðịa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria
- Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico...
- Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin, Venezuela, Argentina,
Uruguay.
- Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản.
- Các hòn ñảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, Cu Ba, Cộng hòa
Dominica.
Theo thống kê của FAO, năm 2000 tổng sản lượng cam quýt trên thế
giới là 85 triệu tấn và phần tiêu thụ khoảng 79,3 triệu tấn, tăng trưởng hàng
năm 2,85%. Tiêu thụ sẽ tăng lên ở các nước ñang phát triển và giảm ở các
nước phát triển. Cam là thứ quả tiêu thụ nhiều nhất chiếm 73% quả có múi,
tập trung ở các nước có khí hậu á nhiệt ñới ở các vĩ ñộ cao hơn 20-22
0
nam và
bắc bán cầu, giới hạn phân bố từ 35 vĩ ñộ

nam và bắc bán cầu, có khi lên tới
40 vĩ ñộ nam và bắc bán cầu [14]. Dự báo trong những năm của thập kỷ 2000
mức tiêu thụ quả có múi của thị trường thế giới tăng khoảng 20 triệu tấn
[14],[24], [25].
Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu ñó là: Tây Ban Nha, Israel, Ma
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
5


rôc, Italia. Các giống cam quýt trên thị trường ñược ưa chuộng là:
Washington, Navel, Valenxia Late của Ma Rôc, Samouti của Isarel, Maltaises
của Tunisia, và các giống quýt ðịa trung hải như: Clemention, quýt ðỏ
Danxy và Unshiu ñược rất nhiều người ưa chuộng [54], [52].

Bảng 2.1. Sản lượng cam quýt năm 2004 của một số nước trên thế giới
Quốc gia Sản lượng (tấn)
Braxin
Hoa Kỳ
Mexico
Ấn ðộ
Tây Ban Nha
Italia
Trung Quốc
Iran
Ai Cập
Thổ Nhĩ Kỳ
18.256.500
11.729.900
3.969.810
3.100.000
2.883.400
2.064.099
1.977.000
1.900.000
1.750.000
1.280.000

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới, thích hợp với nhiều loại cây
trồng trong ñó có các loại cây ăn quả, ñặc biệt là các loại cam quýt. Theo sử
sách "Vân ñài loại ngữ" của Lê Quý ðôn có viết: Nước Việt Nam cũng có rất
nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là Liên Cam), cam Vú (Nhũ cam) loại quả có vỏ
mỏng và mỡ, vừa chua vừa ngọt; cam sành (Sinh cam) vỏ dày, vị chua; cam
Mật (mật cam) vỏ mỏng, vị chua; cam ðộng ðình quả to, vỏ dày, vị chua;

cam Giấy (chỉ cam) tức là Kim quýt, vỏ rất mỏng, sắc hồng, trông mã ñẹp, vị
chua; quất Trục (cây quýt) ghi trong Thiên Vũ Cống và sách Thu Thư là tài
sản rất quý của Nam Phương ñem sang Trung Quốc trước tiên [5].
Cam quýt ñược trồng phổ biến nhiều nơi trên khắp mọi miền của ñất
nước. Theo tổng cục thống kê tính ñến năm 2008 cả nước có 87.500 ha với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
6


sản lượng 683.300 tấn.
* Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam
+ Vùng ñồng bằng sông cửu long
Theo Trần Thế Tục (1980), các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, ðồng Tháp,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9
0
15’ ñến
10
0
30’ vĩ bắc và 105
0
ñến 106
0
45’ ñộ kinh ñông, ñịa hình rất bằng phẳng, có
ñộ cao từ 3 - 5m so với mặt nước biển. Các yếu tố khí hậu, nhiệt ñộ, ẩm ñộ,
lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất
cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở ñồng bằng sông Cửu Long có từ lâu ñời
nên người dân ở ñây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả
có múi. Cam quýt ñược trồng chủ yếu ở các vùng ñất phù sa ven sông hoặc
trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi
ñây có tập ñoàn giống cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam sành,

Bưởi, chanh Giấy, quýt...[24].
Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa
loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống ñược ưa chuộng và
trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều (quýt hồng), quýt siêm,
quýt ñường, bưởi ñường, bưởi năm roi, bưởi long tuyễn...năng suất các giống
kể trên ở ñiều kiện khí hậu, ñất ñai vùng ñồng bằng sông Cửu long tương ñối
cao [35].
+ Vùng khu 4 cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 18
0
ñến 20
0
30’
vĩ ñộ bắc, trọng ñiểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An
gồm một cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là
600ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất
tương ñối ổn ñịnh. Hai giống Sunkiss và Xã ðoài có ưu thế về tiềm năng,
năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại trên cả cây và quả [8], [13].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
7


Huyện Hương Khê là một trong những vùng ñất miền núi của tỉnh Hà
Tĩnh. Nhân dân ở ñây ñã có tập quán trồng bưởi lâu ñời, ñặc biệt là bưởi Phúc
Trạch, một trong những giống bưởi ñặc sản ngon nhất hiện nay [6], [16], [23].
Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam quýt rất nổi tiếng
ñó là cam Bù. Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có
thể ñưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng
suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính chịu hạn
tốt. Cam Bù thường ñược trồng với mật ñộ cao (600 - 1000 cây/ha) ñể cho

cây chóng giao tán, che phủ ñất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở
vùng núi thấp [9],[2].
+ Vùng miền núi Phía Bắc
Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn ñó là: Tuyên Quang,
Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên
với ñiều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt ñược trồng
ở các vùng ñất ven sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gâm, Sông
Thương, Sông Chảy...cam quýt ñược trồng thành từng khu tập trung 500 ha
hoặc trên 1000 ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm
Yên, Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này
cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, ñem lại hiệu quả kinh tế
cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại ñất. Do loại hình sinh
thái phong phú dẫn ñến có nhiều loại cam quýt, ñặc biệt ở vùng núi phía bắc
là nơi chứa ñựng tập ñoàn giống cam quýt ña dạng [3], [1] , [9], [15], [26].
Khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang hiện nay là một vùng sản
suất cam quýt lớn của miền bắc với giống cam sành chất lượng ngon, màu sắc
ñẹp, cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp tết và sau tết [27].
Người ta tiến hành phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với các
vùng trồng cam quýt lớn ở miền Bắc trước ñây như Phủ Quỳ, Sông Bôi, Bố
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
8


Hạ và một số vùng cam quýt nổi tiếng trên thế giới như Califocnia, Floria.
Các chỉ tiêu phân tích như chế ñộ nhiệt, chế ñộ mưa, ẩm và những ñiều kiện
thời tiết ñặc biệt như: Bão, sương muối, mưa ñá... và ñi ñến kết luận rằng
vùng này có các yếu tố thời tiết ñặc biệt có lợi cho cam phát triển, các yếu tố
khác như: Nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lượng mưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh
thái và có thể hình thành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu [27]. Tại Bắc
Quang có 4 giống quýt là quýt Chum, quýt Chun, quýt ðỏ và quýt Vàng có

triển vọng phát triển với thời gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị
thương phẩm cao [26],[16].
Cam quýt của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi
tiếng ñặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp
nhiều khó khăn, ñó là do ñiều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém,
tiếp cận thị trường khó khăn, trình ñộ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình ñộ dân trí không ñồng
ñều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa ñược quan tâm chu ñáo, công
tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa ñược chú trọng
ñúng mức [3], [12], [7], [29].
Hàng năm diện tích và sản lượng cam quýt ở nước ta tăng nhanh nhưng
năng suất còn khá khiêm tốn do ñiều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật chưa
ñược áp dụng...v.v...Theo kết quả ñiều tra của Nguyễn Minh Châu, Lê Thị Thu
Hồng thì năng suất cam chanh là 105 tạ/ha; quýt 87 tạ/ha; chanh 88 tạ/ha; bưởi
74 tạ/ha; Tuy nhiên cá biệt có trang trại ñạt năng suất cam chanh 237 tạ/ha;
chanh 128 tạ/ha; quýt 240 tạ/ha; bưởi 177 tạ/ha. Lãi suất ñối với một ha trồng
cam là 84,2 triệu ñồng, quýt 54,6 triệu ñồng, chanh 43,7 triệu ñồng, bưởi 21
triệu ñồng. ðồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lớn nhất toàn quốc nhưng
năng suất còn quá thấp so với năng suất của nhiều nước trồng cam trên thế giới
(từ 20 - 40 tạ/ha). Tuy nhiên cũng có năng suất ñiển hình như ở Phủ Quỳ ñạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
9


400 - 500 tạ/ha [14], [7].
Phát triển cam quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước là chủ yếu và một phần dùng cho xuất khẩu. Hiện nay với khoảng 60
triệu dân sống ở các thành phố, thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả ñang có xu
hướng tăng lên. ðiều tra tiêu dùng riêng về quả ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh năm 2000 ñã lên tới 700 nghìn tấn quả tươi các loại ñược

tiêu thụ trong năm [7], [11].
Tập quán tiêu thụ quả của nhân dân ta từ xưa ñã thành truyền thống.
Quả là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân ñô thị. Trong các ngày giỗ chạp,
ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau...nhân dân cũng dùng ñến quả tươi, với
mức sản xuất hiện tại mới ñạt 48 kg quả các loại bình quân cho một ñầu
người/năm (kể cả hơn 1-1,5 vạn tấn quả có múi nhập từ Trung Quốc vào Việt
Nam theo số liệu của tổng cục Hải Quan) [21].
Biến ñộng về diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt trong những
năm gần ñây ở nước ta thống kê ñược trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi của cả nước và miền
Bắc từ 2004-2008
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
Chỉ tiêu


Năm
Cả nước Miền Bắc Cả nước Miền Bắc Cả nước Miền Bắc
2004 82,665 28,143 97,4 73,8 540,491 140,851
2005 87,2 29,8 100,9 74,0 606,4 147,3
2006
86,8 29,6
98,1

76,6

611,0

155,4

2007 86,2


29,2

100,4

77

654,7

167,0

2008 87,5

31,2

117,3

60,8

683,3

172,7

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
10


Tổ chức tiêu thụ sản phẩm quả có múi cũng rất ña dạng, ngoài hệ thống
chỉ ñạo sản xuất lưu thông phân phối của nhà nước và Tổng Công ty Rau quả

Trung ương với các ñơn vị trực thuộc, dưới tác ñộng của cơ chế thị trường, hệ
thống tổ chức tiêu thụ quả tươi của tư nhân ñược hình thành một cách rộng
khắp và chặt chẽ từ khâu thu mua ñến khâu vận chuyển ñường dài, bán buôn,
bán lẻ cũng tỏ ra có hiệu quả hơn. Chính hình thức tổ chức kinh tế nhiều
thành phần mà quả tươi ñược phân bố, lưu thông ñi các nơi trên mọi miền ñất
nước. ðây là một ñộng lực phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta.
Tóm lại, cam quýt là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt
Nam. Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng, ñặc biệt trong thời
gian qua diện tích trồng cam quýt tăng khoảng 4 lần và sản lượng tăng khoảng
3 lần. ðiều này cho thấy mặc dù có một số hạn chế về mặt sinh thái, cam quýt
vẫn ñược quan tâm phát triển mạnh ở Việt Nam.
2.2. Nguồn gốc
Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng phần ñông các nhà nghiên cứu cho rằng
các giống cam quýt ñược trồng hiện nay có nguồn gốc từ vùng nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới châu Á (Trần Thế Tục (1980)[24] ; (1995)...[26], Tanaca (1979) ñã
vạch ñường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc chi Citrus từ phía ñông Ấn
ðộ (chân dãy núi Hymalaya) qua Úc, miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản [51].
Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc ñã có từ
3.000 - 4.000 năm trước; Hàn Ngạn Trực ñời Tống trong “Quýt lục’’ ñã ghi
chép và phân loại các giống ở Trung Quốc. ðiều này cũng khẳng ñịnh thêm
rằng nguồn gốc của các giống cam, chanh (Citrus sinensis Obeck) và các
giống quýt ở Trung Quốc theo ñường ranh giới gấp khúc, Tanaka (1954) [51].
Một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus nobilis Lour) là ở
Miền Nam Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam từ Bắc chí Nam ở ñịa phương nào
cũng có trồng cam sành với rất nhiều vật liệu giống và tên ñịa phương khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
11


nhau mà không nơi nào trên thế giới có: cam sành bố hạ, cam sành Hàm Yên,

cam sành Yên Bái, cam sen ðình Cả Bắc Sơn...[26], [38]
Cũng có một số tác giả khác cho rằng nguồn gốc các loại cây có múi ở
vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới thuộc vùng Châu Á - Thái Bình Dương, mặc dù
có vài loài tìm thấy ở Châu Phi [39].
2.3. Yêu cầu về ñiều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cam quýt
2.3.1. Yêu cầu về ngoại cảnh
Cam quýt ñược trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có phổ
thích nghi rộng, tuy nhiên năng suất cao và chất lượng cam quýt ngon, mẫu
mã quả ñẹp khi ñược trồng ở vùng á nhiệt ñới. [7], [4], [44].
Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu ñược ngập úng do có bộ
rễ cộng sinh với nấm. Vì vậy ñất trồng cam quýt cần ñủ ẩm, thoáng khí, mực
nước ngầm sâu dưới 1m là những ñiều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát
triển của bộ rễ cam quýt. Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố ña
lượng như N, P, Kali cam quýt còn cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng
như: Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Mg, Fe, Cu v.v... Nếu thiếu hụt một trong các
nguyên tố dinh dưỡng trên ñều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển
kém, khả năng chống chịu với các ñiều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm [44].
- Nhiệt ñộ
Theo Trần Thế Tục (1980) [24] và nhiều tác giả khác cho rằng cây
cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng ñược trong phạm vi nhiệt ñộ từ 12 - 39
o
C,
nhiệt ñộ thích hợp nhất từ 23-27
o
C. Tại nhiệt ñộ thấp -5
o
C có một số giống có
thể chịu ñược trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt ñộ cao 40
0

C kéo dài trong
thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên
ngoài là lá rụng, cành khô héo. Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại khi nhiệt
ñộ không khí lên ñến 50 - 57
0
C [2], [3], [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
12


Nhìn chung nhiệt ñộ ñất và nhiệt ñộ không khí ảnh hưởng ñến toàn bộ
hoạt ñộng của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt ñộng
của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v...Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công
Hậu (1960) cho rằng rễ cam quýt hoạt ñộng tốt khi nhiệt ñộ tăng dần từ 9 -
23
o
C. Khi nhiệt ñộ tới 26
o
C cây hút ñạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt
ñộ giữa ngày và ñêm lớn làm quả phát triển mạnh, ñồng thời có ảnh hưởng
ñến khả năng tích luỹ, vận chuyển ñường bột và axit trong cây vào quả. Tuy
nhiên, khi nhiệt ñộ ban ñêm quá thấp làm cho hoạt ñộng này kém ñi [7].
Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt ñộ thấp thường có phẩm
vị ngon, mã quả ñẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất
kém hơn [12], [11].
Những vùng có mùa hè quá nóng và mùa ñông quá lạnh, nhiệt ñộ bình
quân năm >15
0
C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở
các vùng lục ñịa xa biển không nên trồng cam quýt ở ñộ cao từ 1.700 -

1.800m so với mực nước biển vì những vùng này mùa ñông thường có tuyết
rơi và nhiệt ñộ xuống tới âm 4
0
C [7], [36].
- Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng
tán xạ, nơi có cường ñộ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6
cal/cm
2
, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9h sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày
trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên ñể có ñược lượng ánh sáng như vậy chúng
ta cần bố trí mật ñộ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn
cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió ñồng thời
có tác dụng che bớt ánh sáng ñể có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng
gắt, khi ñủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh [7], [46].
- Ẩm ñộ và lượng mưa
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới nóng và ẩm vì vậy cam quýt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
13


là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và
thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả ñang phát triển. Trong năm
cam quýt cần nước từ tháng 11 ñến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam
quýt rất sợ úng ñất sẽ bị thiếu oxy, bộ rễ hoạt ñộng sẽ kém vì vậy sẽ làm cho
cây rụng lá, hoa, quả [24], [9],[44].
Cam quýt yêu cầu ñộ ẩm không khí 75% và ñộ ẩm ñất 60%, ñộ ẩm này
không những ñảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng
suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả ñẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu ñộ ẩm
không khí quá cao hoặc quá thấp ñều có hại cho cam quýt, ẩm ñộ không khí

quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện
tượng rám nắng và nứt quả [27], [16].
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), lượng mưa thích hợp cho các vùng
trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500, quýt cần nhiều
hơn từ 1.500 - 2.000, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong ñất có
ảnh hưởng rõ rệt ñến hoạt ñộng của bộ rễ, lượng nước ñược coi là ñủ khi nước
tự do bằng 1% và ñộ ẩm ñất bằng 60% ñộ ẩm bão hòa ñồng ruộng [16].
- Gió
Quy luật hoạt ñộng của gió là một vấn ñề cần lưu ý trong việc bố trí các
vùng trồng cam quýt. Tốc ñộ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt ñến việc lưu
thông không khí, ñiều hòa ñộ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy
nhiên tốc ñộ gió có ảnh hưởng ñến khả năng ñồng hóa của cây, ñặc biệt là gió
lớn.
Ở nước ta, ñồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây ñổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý ñến việc trồng các
ñai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn
[16], [9].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
14


- ðất ñai
Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả cho rằng cây
cam quýt có thể trồng trên nhiều loại ñất khác nhau như: ðất thịt nặng ở ñồng
bằng, ñất phù sa châu thổ, ñất ñồi núi, ñất phù sa cổ, ñất thịt nhẹ, ñất cát pha,
ñất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên ñất xấu, nghèo dinh dưỡng
cần phải ñầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn [9], [52], [24].
Cây cam quýt có thể trồng ñược trên ñất có ñộ pH từ 4 - 8 nhưng thích
hợp nhất là từ 5,5 - 6, ñiện thế oxy hóa khử E

h
> 300mV. Ở ñộ pH này các
nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là
ñất chua nhất thiết phải bón vôi ñể nâng cao ñộ pH cho ñất. ðất trồng cam quýt
cần có ñộ thoáng cao, nồng ñộ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng và
phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ ngừng sinh
trưởng. Nếu chúng ta ñánh giá mức ñộ thích nghi của ñất ñối với cam quýt thì
ñất phù sa cổ là tốt nhất, sau ñó ñến ñất phù sa mới bồi hàng năm, ñất Bazan,
ñất dốc tụ và ñất ñá phiến sét. Không nên trồng cam quýt trên ñất thịt nặng, ñất
có tầng canh tác mỏng, ñất ñá ong và ñá lộ ñầu hoặc những nơi có mực nước
ngầm cao mà không thể thoát ñược nước [9], [24], [34].
Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền
sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía
Bắc của Việt Nam [29], [7], [26].
2.3.2. Dinh dưỡng của cây cam quýt
Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát
triển tốt cần phải ñược cung cấp ñầy ñủ và cân ñối các chất dinh dưỡng ña
lượng cũng như vi lượng.
+ ðạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu
ñược trong quá trình sinh trưởng ñặc biệt trong sự hình thành bộ lá và có vai
trò quyết ñịnh ñến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
15


hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các ñợt lộc mới trong
năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả
cam Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh
cần 50 lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả [25], [22].
Tuy nhiên nếu thừa ñạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả

lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, mầu sắc quả ñậm
hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm. Nhưng nếu thiếu ñạm lộc
non không phát sinh ñúng lúc hoặc ra ít, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng,
cành quả nhỏ, mảnh và bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm [22].
Ở ñiều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp thu ñạm quanh năm, nhưng
cây hút ñạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm, ñồng thời cũng là thời
ñiểm cây cam quýt trong giai ñoạn sinh trưởng dinh dưỡng ñến khi thu hoạch.
Ngoài ra khả năng hút ñạm chịu sự tác ñộng của ñộ pH ñất, nếu pH từ 4 - 4,5
cây hấp thu mạnh dạng NO
3
, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh dạng NH
4
+,
theo
Trần Thế Tục, et.al (1997) [25].
+ Phân lân (Phospho):
Là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển ñặc
biệt là giai ñoạn phân hóa mầm hoa.
Phân lân có ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng quả, ñủ lân lượng axit
trong quả giảm, tỷ lệ ñường/axit cao, hàm lượng VTMC giảm, vỏ quả mỏng,
mã ñẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.
Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ
kém phát triển, do ñó năng suất, phẩm chất quả giảm. Ở mỗi thời kỳ sinh
trưởng và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau,
ví dụ ở giai ñoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân ñể phát triển bộ rễ, còn ở thời
kỳ kinh doanh cây cần lân ñể phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên nếu dư thừa lân
vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâu chín vàng [7], [12]. Hiệu quả của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...........
16



việc bón lân cho cam quýt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong ñó ñộ pH ñất
là quan trọng nhất, ñất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của phân.
+Kali:
Theo Vũ Công Hậu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển
của cam quýt, ñặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh.
Kali ảnh hưởng rõ rệt ñến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham
gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy
trên cây. Nếu cây ñược cung cấp ñầy ñủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả
năng chịu ñược lâu dài khi vận chuyển ñi xa hoặc cất giữ lâu ngày. Tuy nhiên
nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, ñốt ngắn, cây còi cọc, ñặc biệt nếu quá
nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to nhưng xấu
mã, vỏ quả dày, lâu chín [12], [8], [19], [7].
Ngoài các nguyên tố ña lượng N,P,K, các nguyên tố trung lượng và vi
lượng cũng có vai trò quan trọng ñối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất
và phẩm chất cam quýt [30].
Theo các nhà nghiên cứu ñã chứng minh ñược rằng cây hoàn toàn
không thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung
và vi lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden ..v.v...các nguyên tố
này hết sức cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc ñẩy và kích thích khả
năng sinh trưởng, phát triển của cây một cách mạnh mẽ.
+ Canxi (Ca): ñược ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau
(Sampson, H. C.) [49], Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng
ngược lại khi hàm lượng Ca trong cây thấp sẽ tăng sự rụng.
+ Kẽm (Zn): rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin.
Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng (Hambidge, 1941) [37],
(Skoog, 1960) [41].
+ Bore: là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt. Nó có vai trò quan

×