Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.91 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . D. ạy văn là một công việc cực kỳ khó. Nó đòi hỏi người giáo viên không những phải có khả năng cảm thụ văn chương tinh tế, nhạy cảm mà còn phải có năng lực sư phạm, có phương pháp dạy văn tốt nhằm giúp học sinh tự mở cánh cửa văn học, đến với thế giới “CHÂN  THIỆN  MỸ” ; từ đó làm giàu cho vốn sống và tâm hồn mình. Những năm gần đây, luồng gió đổi mới phương pháp dạy học văn ùa vào các nhà trường càng thôi thúc chúng ta  đội ngũ giáo viên dạy văn phải trăn trở, tìm tòi, sáng tạo để cải tiến cách dạy, nâng cao hiệu quả giờ dạy văn, tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh đến với môn VĂN, một môn học dường như bị xem thường, ít thu hút học sinh trong thời đại khoa học tiên tiến hiện nay. Là một giáo viên dạy văn, đứng lớp gần 30 năm, tôi cũng muốn đóng góp một chút kinh nghiệm vào sự đổi mới đó bằng một đề tài nho nhỏ : Sử dụng sơ đồ kiến thức trong giờ dạy học môn NGỮ VĂN. Qui Nhơn, tháng 11 năm 2005 Giáo viên thực hiện. Lê Trúc Phương. -1Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . PhÇn I VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ KIẾN THỨC TRONG GIỜ DẠY NGỮ VĂN I. KHÁI NIỆM :.  Sơ đồ kiến thức là cách trình bày những kiến thức trọng tâm, cơ bản và kiến thức nâng cao của bài dạy bằng hệ thống sơ đồ.  Sơ đồ là những hình vẽ (hình khung, hình cây ...) những ký hiệu để diễn tả thể hiện nội dung kiến thức II. TÁC DỤNG :  Phù hợp với quan điểm đổi mới, phương pháp dạy văn trong trường THCS : Phát huy tính tích cực, tính chủ thể của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức ...  Khắc sâu kiến thức cơ bản, trọng tâm và kiến thức mở rộng nâng cao bài dạy cho học sinh.  Tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện để giáo viên có thời gian khai thác bài dạy sâu hơn hoặc cho phép học sinh luyện tập được nhiều hơn.  Kết hợp các loại hình đồ dùng, đảm bảo tính trực quan sinh động cho giờ dạy  Phối hợp được nhiều phương pháp giảng dạy như : Quan sát văn bản, đọc sáng tạo, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, luyện tập.  Tạo hứng thú cho HS trong giờ NGỮ VĂN.  Luyện cho học sinh phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả.  Rèn kỹ năng diễn đạt ý cho học sinh (khi nói và viết) III. ĐẶC ĐIỂM  YÊU CẦU CHUNG :  Sơ đồ kiến thức là kết quả được hình thành từ quá trình dẫn dắt, gợi mở của phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp quy nạp. Sơ đồ không phải là sự áp đặt của giáo viên buộc học sinh phải chấp nhận một cách thụ động mà thực sự là sản phẩm của quá trình lĩnh hội, khám phá tri thức của học sinh thông qua sự hướng dẫn khéo léo của giáo viên. Giáo viên chỉ là người đạo diễn giúp các diễn viên (HS) cảm thụ được kịch bản (TP), chủ động sáng tạo khi nhập vai, biểu diễn hoàn thành vở diễn (Sơ đồ) ; nhưng phải là người đạo diễn kỳ tài thì vở diễn mới thành công, mới mang lại linh hồn, thần thái của kịch bản.  Yêu cầu hàng đầu của việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong giờ dạy NGỮ VĂN là tính sáng tạo. Bởi vì, văn chương vốn là sự thăng hoa sáng tạo độc đáo của nhà thơ, nhà văn. Văn chương không chấp nhận khuôn mẫu cứng nhắc, không dung nạp sự lặp lại, nhàm chán, đơn điệu... thì việc dạy -2Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . NGỮ VĂN cũng đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Mỗi bài dạy của mỗi giáo viên là một sản phẩm độc đáo được nảy sinh trong từng hoàn cảnh cụ thể, dành cho từng đối tượng học sinh cụ thể. Cho nên sơ đồ kiến thức trong các tiết dạy ngữ văn cũng đa dạng, muôn vẻ. Người dạy phải biết linh hoạt, biến hóa các dạng sơ đồ sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng lớp học.  Sơ đồ kiến thức có tính chính xác, cô đọng, hàm súc và kết hợp với tính thẩm mỹ cao. Giáo viên phải thận trọng, chọn lựa, cân nhắc từng khung vẽ, từng ký hiệu, màu sắc, từng từ ngữ trong sơ đồ để vừa đảm bảo chuyển tải dung lượng kiến thức phù hợp, đúng, chính xác, sâu sắc vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hài hòa, cân đối, ấn tượng...) Nếu hời hợt, cẩu thả, sẽ phản tác dụng trong việc giáo dục năng lực, nhân cách học sinh qua bài dạy... Chắc chắn là những đường kẻ xiêu vẹo, những khung hình nghiêng ngã, những từ ngữ thiếu chọn lọc ... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến học sinh.  Việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong giờ dạy NGỮ VĂN đòi hỏi khâu chuẩn bị của cả thầy và trò phải thật chu đáo, kỹ lưỡng. Giáo viên không chỉ cảm, hiểu tác phẩm mà còn phải soạn bài thật công phu, dành thời gian làm đồ dùng dạy học hoặc hướng dẫn học sinh cách làm đồ dùng học tập. Học sinh cũng phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.  Để nâng cao hiệu quả của việc dùng sơ đồ, tất nhiên phải tính đến cả việc phối hợp với loại hình đồ dùng sao cho tiện lợi và đạt hiệu quả cao. Tức là sơ đồ kiến thức ấy được thể hiện ở đâu ? Trình bày trên giấy cứng, bìa xốp, trên bảng đen, bảng phụ... ; dùng vải, dây, treo, móc như thế nào ? Điều đó phụ thuộc vào tài khéo léo, óc linh hoạt, sáng tạo của giáo viên và học sinh ; tùy thuộc vào điều kiện từng người, từng nơi. Nhưng dù làm bằng cách nào, trình bày như thế nào thì cũng tuân theo những yêu cầu nêu trên. -3Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . PhÇn II MỘT SỐ DẠNG SƠ ĐỒ  CÁCH THỰC HIỆN  Nhìn chung, có thể dùng sơ đồ kiến thức cho hầu hết các hoạt động trong giờ dạy NGỮ VĂN ở trường THCS. Sau đây là một số dạng sơ đồ kiến thức cùng với một số gợi ý khi thực hiện các dạng sơ đồ ấy. I. SƠ ĐỒ DÙNG CHO HOẠT ĐỘNG DẠY VĂN BẢN (Phân tích một nội dung trong văn bản) 1. CHUẨN BỊ :  Cách 1 : Giáo viên kẻ mẫu sơ đồ lên giấy cứng, dùng giấy trắng phủ lên những khung chữ ( để sau này gỡ dần, hé mở từng khung chữ)  Cách 2 : Nếu không kịp làm hay ngại làm đồ dùng như trên thì tranh thủ kẻ những khung hình lên bảng đen trước (tất nhiên là canh vị trí phù hợp để còn trình bày toàn bài giảng) để sau điền chữ cho nhanh đỡ tốn thời gian.  CHÚ Ý : Nên hướng dẫn trước cho HS cách lên khung sơ đồ (như mẫu) nằm giúp cho các em đỡ lúng túng và mất thời gian khi làm sơ đồ vào vở học (Tức là vào tiết học, các em chỉ việc điền chữ vào khung) 2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN TRONG GIỜ DẠY MẪU SỐ 1 Tiết 25  26 tuần 07 VĂN BẢN : EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích Việt Nam NV6 tập 1)  HOẠT ĐỘNG 1 : Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích, cấu trúc và đọc văn bản thì chuyển sang phần tìmhiểu nội dung văn bản. Giáo viên dẫn dắt và nêu vấn đề cho học sinh tìm hiểu nội dung thứ 1 : Cuộc thi tài giải đố (Trình bày bày mô hình)  HOẠT ĐỘNG 2 Đặt câu hỏi và cho học sinh trả lời. Sau đó giáo viên nhấn mạnh lại ý chính và thể hiện trên khung mô hình ? Truyện kể về NGƯỜI THÔNG MINH thường được xây dựng theo lối xâu chuỗi các mẫu chuyện kể về sự tài giỏi đố thông minh. Theo dõi văn bản EM BÉ THÔNG MINH, hãy chỉ ra chuỗi các sự việc giải đố thông minh. -4Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . ? Nhân vật nào trong truyện có liên quan trực tiếp đến cuộc thi tài giải đố. (HS phát hiện, trả lời tới đâu thì GV gỡ mô hình che kín hay điền vào mô hình trống kẻ sẵn tới đó) ? Nhìn vào mô hình các em thấy có 4 sự việc chính có liên quan đến em bé. Đây là 4 lần thử thách thử tài thông minh của em bé. Vậy ta hãy tìm hiểu cách vượt qua thử thách đó như thế nào ? Trong lần thử thách thứ nhất, ai là người trực tiếp tham gia cùng em bé (viên quan) ? Câu hỏi của viên quan “...trâu của... mấy đường” có phải là câu đố không. vì sao (HS giỏi  khá). ? Em bé đã thay cha trả lời như thế nào. Nhận xét câu trả lời  Giáo viên giảng thêm rồi nhấn mạnh ý và thể hiện lên khung sự việc thứ 1. ? Em bé lại tiếp tục thể hiện trí thông minh của mình qua lần giải đố thứ hai. Ai là người ra câu đố và đố mấy lần (nhà vua  đố ba lần) ? Vì sao vua có ý định thử tài em bé. Vua thử tài bằng cách nào (HS bám vào văn bản trả lời) ? Em bé đã trả lời như thế nào. Có phải là câu trả lời vua không hay là một lời thỉnh cầu điều gì. Đó là câu đố hay lời giải đố. Vì sao (lần thử thách thứ 2) ? Nhà vua lại thử tài em bé. Lần này vua thử tài bằng cách nào. (lần thử thách thứ 3) ? Lệnh vua đã được em bé giải quyết như thế nào ? Yêu cầu của em bé là một câu đố hay 1 câu giải đố. ? Vậy cả 2 lần, em bé đã giải được câu đố của vua. Điều đó xác định phẩm chất đáng quý gì của em bé (HS suy nghĩ trả lời )  Giáo viên chốt ý và thể hiện lên khung sự việc 2, 3 ? Để khẳng định trí tuệ, sự thông minh của con người, tác giả dân gian đã nghĩ ra sự việc gì tiếp theo (HS đọc đoạn cuối) ? Sứ thần nước ngoài thách đố ta điều gì ? Vì sao thách đố triều đình ta. (lần thử thách thứ 4) ? Triều đình có giải được không và giải bằng cách nào. ? Không giải đố được, triều đình phải nhờ đến em bé. Em bé đã có kế sách gì ? ? Lời giải đố của em bé dựa trên tri thức sách vở hay kinh nghiệm dân gian. Vì sao (HS giỏi Khá) ? Qua 4 sự việc trên (4 lần thử thách đối với em bé) ta thấy người thử tài (quan  vua  sứ thần và người trổ tài (embé) đã bộc lộ phẩm chất gì của con người (thông minh) -5Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . ? Trí thông minh là yếu tố quyết định THÀNH CÔNG hay THẤT BẠI trong cuộc sống con người. Em có suy nghĩ gì về trí thông minh của em bé nói riêng và của con người nói chung (liên hệ những con người thật trong cuộc sống qua sách báo, tư liệu thông tin...)  GV chốt ý, nhấn mạnh và kết thúc mô hình. -6Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . Người thử tài QUAN  VUA SỨ THẦN. Người trổ tài EM BÉ. Trâu cày mấy đường. Ngựa đi mấy bước. Ba trâu đực đẻ thành 9 con. Bố đẻ em bé. Một chim sẻ làm 3 cỗ thức ăn. Rèn kim mổ chim. Sợi chỉ xâu qua con ốc. Câu hát dân gian. TRÍ THÔNG MINH. -7Lop8.net. Giải đố. Câu đố. EM BÉ THÔNG MINH (Cổ tích Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . II SƠ ĐỒ DÙNG CHO HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VĂN BẢN  “Ôn tập” là một hoạt động củng cố, hệ thống kiến thức văn học trong sách NGỮ VĂN. Hoạt động này đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị kỹ (giáo viên hệ thống kiến thức, học sinh ôn tập kiến thức). Hệ thống nội dung ÔN TẬP phải rõ ràng, đúng trọng tâm kiến thức ; cách sắp xếp trên mô hình (sơ đồ) phải chính xác, khoa học và có tính thẫm mỹ. Tuỳ tình hình lực học của đối tượng học sinh mà giáo viên có thể gia giảm sao cho phù hợp, hoàn chỉnh hơn MẪU SỐ 2 TIẾT 54  55 TUẦN 14 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (NV 6 / tập 1) I. CHUẨN BỊ : Như mẫu số 1 Ngoài ra còn có thể dùng bìa xốp (mô hình nổi) gắn vào mô hình theo trình tự từng phần ôn tập trên cơ sở trả lời các câu hỏi trong SGK (bìa xốp cắt rời từng phần). II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN :  Thao tác 1 : Giáo viên giới thiệu và dẫn dắt học sinh làm quen và quan sát mô hình câm, hướng dẫn cách gắn các nội dung vào ô trống cho phù hợp.  Thao tác 2 : Cho HS đọc lại toàn bộ các câu hỏi ôn tập trong SGK. Bằng phương pháp phát vấn giúp học sinh hệ thống kiến thức trọng tâm. ? Em hãy xác định nội dung chính mà hệ thống câu hỏi ôn tập yêu cầu chúng ta thực hiện (thể loại, định nghĩa,văn bản, so sánh điểm giống và khác)  Giáo viên gắn các cột nội dung theo thứ tự từ trái sang phải (4 cột) ? Em hãy trình bày theo thứ tự các thể loại truyện dân gian đã được học (Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười).  Giáo viên cho học sinh chọn lựa các bảng tên thể loại truyện (cắt rời) và sắp xếp đúng theo vị trí từ trên xuống các trật tự thể loại truyện đã học vào mô hình. ? Nhắc lại định nghĩa các thể loại truyện dân gian đã học (Trên cơ sở nhớ bài và sự chuẩn bị ở nhà, HS có thể lần lượt nhắc lại định nghĩa của từng thể loại).  Trên cột “định nghĩa” giáo viên chỉ cần cho gắn các ký hiệu, chú thích  / trang ... (vì ĐỊNH NGHĨA dài nếu trình bày trên mô hình thì sẽ rất rậm) ? Hãy điền vào sơ đồ tên các truyện dân gian đã học xếp theo cột thể loại -8Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. .  Để tạo không khí vui, sôi nổi, giáo viên có thể cho 4 HS đại diện 4 tổ lên thi đua và lắp ráp vào mô hình đúng cột văn bản.  Để giúp HS củng cố lại phần LUYỆN NÓI (Tập làm văn) GV có thể cho HS chọn truyện và kể lại bằng ngôn ngữ của bản thân (khoảng 2  3 HS) / Chú ý thời lượng kể không để HS kể dài dòng mất thời gian vì mục đích bài học : Ôn tập văn bản. ? So sánh và phân biệt điểm giống và khác giữa các thể loại truyện dân gian (HS so sánh và phân biệt)  GV gợi ý cho HS so sánh (về thể loại, chi tiết, môtip, mục đích...). Sau đó GV chốt ý và nhấn mạnh những nét KHÁC và GIỐNG, thể hiện việc so sánh và phân biệt lên mô hình.  GV lưu ý khi cho HS phân biệt cần gắn kết việc giáo dục tư tưởng từ bài học cho HS và có thể cho HS liên hệ với thực tế cuộc sống và bản thân. -9Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . MẪU SỐ 2. ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN TRUYỀN THUYẾT ( / 7 ).  Con rồng cháu tiên.  Sọ Dừa.  Ếch ngồi đáy giếng.  Bánh chưng bánh dầy.  Thạch Sanh.  Thầy bói xem voi.  Thánh Gióng.  Em bé thông minh.  Đeo nhạc cho mèo.  Sơn tinh Thủy tinh.  Cây bút thần.  Sự tích Hồ Gươm.  Ông lão đánh cá và con cá vàng. ĐIỂM KHÁC ĐIỂM GIỐNG. NGỤ NGỤ NGÔN NGÔN (/100) (/100). CỔ TÍCH ( / 53).  Kể về nhân vật lịch sử  Thể hiện cách đánh giá của nhân dân.  Kể về cuộc đời các kiểu nhân vật  Thể hiện ước mơ, thiện thắng ác.  Thể loại tự sự. TRUYỆN CƯỜI ( / 124).  Treo biển.  Lợn cưới, áo mới. CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG. [0. S O.  Mục đích khuyên răn.  Mục đích gây cười hoặc phê phán. S Á.  Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo  Cùng mô típ, sự ra đời, thần kỳ, nhân vật chính có tài năng phi thường. N. Đều có chi tiết gây cười. H. III SƠ ĐỒ DÙNG CHO HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT TÁC PHẨM THƠ VĂN.  “Phân tích” là một hoạt động trọng tâm trong giờ văn. Đặc biệt phân tích thơ trữ tình đòi hỏi GV và HS phải có sự cảm thụ tinh tế về hình ảnh thơ, ý tưởng của tác giả gửi gắm trong từ ngữ diễn đạt trong thơ.. I. CHUẨN BỊ : GV kẻ mẫu sơ đồ lên bìa cứng hoặc bảng phụ II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN :  GV treo sơ đồ vào vị trí thích hợp (nên treo giữa bảng là tốt nhất) - 10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. .  Cho HS dựa vào phần phân tích và sơ đồ tổng kết để tự khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm MẪU SỐ 3 : TIẾT 77  55 TUẦN 20 Văn bản : QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)  Thao tác 1 : Giáo viên giới thiệu mô hình sơ đồ hóa kiến thức. Trong đó có một số khung sơ đồ sắp xếp không hợp lý, GV cho HS phát hiện và sắp xếp lại cho đúng. Cuối cùng cho HS nhìn sơ đồ và trình bày lại nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.  Thao tác 2 : Cho HS đọc lại toàn bộ bài thơ và đặt câu hỏi tổng kết. ? Sau khi phân tích bài thơ, em hãy nêu chủ đề tư tưởng của tác phẩm  GV nhận xét ý kiến học sinh và định hướng, thể hiện vào khung cuối cùng của sơ đồ ? Qua sơ đồ, em hãy tự khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm  Qua đó, luyện tập cho HS phân tích, phát biểu cảm nghĩ. - 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC VĂN BẢN QUÊ HƯƠNG NV/8 TẬP 2. QUÊ HƯƠNG LÀNG QUÊ. NƯỚC BAO VÂY. THIÊN NHIÊN.  Trời trong gió nhẹ  Sớm mai hồng. CUỘC SỐNG. LÀM NGHỀ CHÀI LƯỚI. CẢNH VẬT. Ồn ào  Tấp nập  Cá đầy ghe. CON NGƯỜI. CON THUYỀN. CÁNH BUỒM. Thân hình nồng thở chất muối thấm dần. Con. Mảnh. Tuấn. Hồn. Mã. làng. GẮN BÓ  SÂU ĐẬM. ẤM NO  TRÙ PHÚ  Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm.  Hình ảnh thơ so sánh sáng tạo, bay bổng, lãng mạn TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC. - 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sử dụng sơ đồ kiến thức trong day Ngữ văn. . MẪU SỐ 4 : SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC VĂN BẢN CÔ TÔ / NV6 TẬP 2 Tiết 103  104 tuần 26 : Chuẩn bị các bước thực hiện và câu hỏi tổng kết như mẫu số 3. CÔ. TÔ. HÌNH ẢNH CON NGƯỜI LAO ĐỘNG. CẢNH SẮC THIÊN NHIÊN.  Vẻ đẹp (trời, biển) + Bao la, khoáng đạt + Tươi sáng, trong lành + Tráng lệ, nên thơ. Sống chan hòa  Gắn bó với thiên nhiên  Lao động chăm chỉ, hăng say, cống hiến cho đất nước.  Gắn bó, gần gũi với con người.  Hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo, sáng tạo  Từ ngữ phong phú, sắc sảo, tinh tế.  Ca ngợi con người lao động để xây dựng xã hội chủ nghĩa.  Tự hào về thiên nhiên đất nước Việt Nam tươi đẹp. - 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×