Ngày soạn : 24/12/2010
Ngày ngảng : 25/12/2010.
Tiết 70 ,71 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ 7 CHỮ .
A. mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Giúp học sinh : Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ .
2. Kỹ năng :
- Nhận biết thơ bẩy chữ.
- Đặt câu thơ bẩy chữ với các yêu cầu đối, nhịp vần….
3. Thái đội : Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị của thầy và trò .
1. Giáo viên :
- Tìm hiểu kỹ chuẩn kiến thức, SGK, SGV soạn bài .
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài .
2. Học sinh : Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Phương pháp:
- Thuyết trình
- Vấn đáp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- So sánh
- Kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật động não .
D. Các hoạt động dậy học :
1. Ổn định tổ chức : 8a :
8b :
2. Kiểm tra bài cũ ; kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3 Bài mới :
Hoạt động của thầy HĐ của
trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng sự chú ý của học sinh
Phương pháp : Thuyết trình
Thời gian : 2 phút
Hoạt động 2 : Nhận diện luật thơ.
Mục tiêu : Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ.
Phương pháp : Vấn đáp giải thích, phân tích cắt nghĩa, so sánh
Thời gian : 25 phút
Hoạt động của thầy HĐ của
trò
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc bài tập SGK ý a tr 165.
? vị trí ngắt nhịp ?
Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về 4/3
Nó ngẩng đầu lên / hớn hớn nghe 4/3
Tiếng sáo diều cao/ vòi vọi rót 4/3
Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê 4/3
Đọc
Trả lời
1. Nhận diện luật thơ
a, Cách ngắt nhịp, tiếng gieo
vần và quan hệ bằng trắc
- cách ngắt nhịp : 4/3
- Luật bằng trắc
B B B T T B B
? Quy lật bằng trắc của bài thơ ?
B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B B T
B B B T T B B
? Cách gieo vần ?
- về - lê – vần bằng
Gọi hs đọc bài thơ Tối
? chỉ ra chỗ sai và tìm cách sử cho đúng
Chỗ sai : 2 lỗi
- Sau “ ngọn đèn mờ” không có dấu phảy.
- sửa chữ “xanh” thành “ ánh xanh lè ”
HS sửa :
- bỏ dấu phảy .
- sửa chữ “ xanh” thành “ lè ” hoặc một chữ
hiệp vần với chữ “che” : Khè, nhòe, ..
Sửa được chữ có nghĩa là đã làm được thơ rồi
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Sửa bài
T T B B T T B
T T B B B B T
B B B T T B B
- Cách gieo vần :
về - lê – vần bằng
b. Chỉ ra chỗ sai luật
- Sau “ ngọn đèn mờ” không
có dấu phảy.
- sửa chữ “xanh” thành “ ánh
xanh lè ”
HS sửa :
- bỏ dấu phảy .
- sửa chữ “ xanh” thành “ lè ”
hoặc một chữ hiệp vần với
chữ “che” : Khè, nhòe, ..
Hoạt động 3 : Tập làm thơ bay chữ
Mục tiêu : Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ.
Phương pháp : Vấn đáp giải thích, phân tích cắt nghĩa, so sánh
Thời gian : 45 phút
Hướng dẫn hs làm chủ đề xoay quanh chuyện
thằng Cuội ở cung trăng . Hai câu thơ tiếp theo
phải phát triển theo đề tài đó có thể là : Cuội
nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có
con thỏ ngọc..có thể làm nghiêm túc, nghịch
ngợm , hóm hỉnh .. và làm theo mô hình
B B T T B B T
T T B B T T B
Hai câu thơ nguyên văn của tú Xương là
Chứa ai chẳng chứa , chữa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng
Cuội lên cung trăng bị người chê cười có thể
viết :
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi măt trăng chỉ
có đá với bụi :
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
Hoặc lo cho chị Hằng :
Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
Tập làm
Đọc
2. Tập làm thơ
a, Làm tiếp hai câu thơ cuối
theo ý mình .
b, làm tiếp hai câu thơ dở
dang :
b, Hướng dẫn làm tiếp hai câu thơ :
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
GV gọi cho hs lấy các ví dụ khác
GV cho hs dọc các bài thơ bốn câu bẩy chữ đã
làm ở nhà để cả lớp bình .
Làm tiếp
Đọc
c, Đọc các bài thơ bốn câu
bẩy chữ đã làm ở nhà để cả
lớp bình .
Hoạt động 4 : Luyện tập
Mục tiêu : Học sinh củng cố thêm kiến thức .
Phương pháp : Vấn đáp giải thích, phân tích cắt nghĩa, so sánh
Thời gian : 10 phút
Gọi hs đọc phần luyện tập SGK – tr 166- 167 Đọc 3. Luyện tập
Hoạt động 5 : củng cố
Mục tiêu : Học sinh khái quát và khắc sâu kiến thức đã học.
Phương pháp : Khái quát hóa
Thời gian : 5 phút
Hoạt động 5 : Bài tập về nhà
Thời gian : 3 phút
Hướng dẫn các nội dung tự học Lắng nghe,
ghi chép
Tập làm tiếp các thể thơ bảy
chữ.
E. Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………