Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Đề thi KSCL học kì I lớp 7 - năm học 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.13 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (1,5 điểm):
Sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm từ ghép và từ láy: xôn xao,
đủng đỉnh, mặt mũi, tươi tốt, lí nhí, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, học hỏi, chênh
chếch, mệt mỏi.
Câu 2 (2,5 điểm):
Trong văn bản “ Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh, câu thơ
“Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ở những vị trí nào
và có tác dụng ra sao?
Câu 2 (6,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ về người mẹ của em?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (1,5 điểm):
Sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm từ ghép và từ láy: xôn xao,
đủng đỉnh, mặt mũi, tươi tốt, lí nhí, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, học hỏi, chênh
chếch, mệt mỏi.
Câu 2 (2,5 điểm):
Trong văn bản “ Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh, câu thơ
“Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ở những vị trí nào
và có tác dụng ra sao?
Câu 2 (6,0 điểm):


Phát biểu cảm nghĩ về người mẹ của em?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KỲ 1
Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Câu 1:
(1,5đ)
Sắp xếp đúng nhóm từ ghép, từ láy (mỗi nhóm 0,75 điểm)
+ Từ láy: xôn xao, đủng đỉnh, lí nhí, nhỏ nhắn, chênh chếch.
+Từ ghép: mặt mũi, tươi tốt, nhỏ nhẹ, học hỏi, mệt mỏi.
Câu 2:
(2,5đ)
- Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại bốn lần và đứng đầu các
khổ thơ: 2, 3, 4, 7. ( 0,5 điểm).
- Tác dụng của việc lặp lại câu thơ “Tiếng gà trưa”: (2 điểm)
+ Mạch chủ đạo kết nối các dòng thơ, điểm nhịp cho từng cung
bậc cảm xúc của tác giả, neo giữ trong lòng độc giả ấn tượng về
tác phẩm.
+ Gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu.
+ “Tiếng gà trưa” là tiếng gọi về tuổi thơ, gọi dậy những kỷ niệm
trong lòng người.
+ Mở ra trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ
chiến đấu.
Câu 3:
(6 đ)
1.Yêu cầu về kỹ năng:
-Học sinh làm đúng kiểu bài văn biểu cảm có kết hợp yếu tố tự sự
và miêu tả
-Bố cục mạch lạc, lời văn diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có hình ảnh,

cảm xúc
2.Yêu cầu về kiến thức:
-Học sinh giới thiệu được đối tượng biểu cảm:người mẹ
-Bộc lộ được cảm xúc,suy nghĩ của em đối với mẹ qua hình dáng,
lời nói ...,vai trò của mẹ đối với gia đình, với bản thân em.
-Khẳng định, khái quát tình cảm đối với mẹ là một tình cảm bền
chặt, in dấu trong cuộc đời của mỗi người dù trong thời điểm nào.
*.Cách cho điểm:
-Đạt các yêu cầu trên : 6 điểm
-Đạt 2/3 yêu cầu: 5 điểm
-Đạt 1/2 yêu cầu: 3 điểm
-Đạt 1/3 yêu cầu: 2 điểm
-Bài viết sa vào kể hoặc tả: 1 điểm.
Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể để chiết điểm cho phù hợp.

×