Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài soạn CẢM NHẬN ĐỜI THƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.38 KB, 2 trang )

NHỮNG MẨU CHUYỆN GHI TỪ BỆNH VIỆN
HAI NGƯỜI ĐÀN ÔNG
“Rán lên anh, rán lên”- một người đàn ông gầy còm có cục bú bên nách,
đang nói với người đàn ông kia.
Bên cạnh giường người đàn ông gầy còm nọ, là một người đàn ông đang
hì hục “rặn” từng hơi mệt nhọc, con gái ông ta sốt ruột :
- Con mua ống này nửa là năm ống rồi mà nó vẫn không ra.
Mặc dù đang mệt lã nhưng ông ta cũng tiếp lời:
- Một trái đu đủ nữa.
- Tuần này anh chích mấy lần ?
-Mỗi ngày hai lần, và hai lần thuốc. Người đàn ông kia trả lời.
- Hèn chi nó nóng quá, không chịu ra là phải.
- Cha ơi đừng nói chuyện nữa, chú tâm vào việc này đi cha! Người con
đang lo lắng nói.
- Ừ.
Hừ…hừ…hừ…
- Ha, ha, ra rồi, ra rồi, ra rồi con ơi, anh ơi.
Người đàn ông có cục bú bên nách:
-Hoan hô, hay quá, tuyệt vời. Hôm trước tôi còn lâu hơn anh, còn hôm
nay tôi đi rồi nhưng mau lắm.
Sau khoảng gần một giờ vật lộn với chứng táo bón, người đàn ông nọ
ngồi lên cảm thấy nhẹ nhõm, mặt mài tươi rói. Người đàn ông có cục bú trên
nách thì cũng hớn hở không kém.Sau khi đã giải quyết xong chuyện của mình,
người đàn ông nọ nằm nhẹ nhàng xuống giường và đi vào giấc ngủ ngon lành,
chưa đến năm mươi tuổi nhưng ông ta trông khoảng bảy mươi, mỗi tuần đi đại
tiện hai lần, mỗi lần gần một tiếng với bao nhiêu sự khó nhọc nặng nề.
****************************************************************
CHUYỆN Ở PHÒNG THẬN- LỌC MÁU
Bốn giờ sáng mà mọi người đã đến đây rất đông, trong dáng người xanh
xao vàng vọt ấy không thiếu những người thanh niên còn trông độ tuổi lao
động, họ đến đây vào mỗi buổi sáng để lọc máu. Đó là những người ở ngoại trú,


còn những người ở nội trú, họ ở trong bệnh viện hàng tháng, hàng năm, có
người xem bệnh viện chính là ngôi nhà thân thiết, từ khi mắc vào căn bệnh này,
có người đem cả gạo, xoong, nồi để nấu ăn.
Mỗi buổi sáng, trưa, chiều, tối phòng bệnh của những người ở phòng
thận- lọc máu lúc nào cũng ồn ào hối hả, người thì lo cơm nước, người thì giặt
giũ, người thì chạy kêu bác sĩ, người thì đi ra bên ngoài lấy vé số bán để chạy
tiền trị bệnh cho mình. Có anh Hải quê ở Gò Quao, người thì còm nhom, đen
đúa, vậy mà anh ta sáng nào cũng tất bật, sau khi chích thuốc xong, anh ta đi xin
cháo từ thiện để ăn rồi chạy ù ra ngoài lấy vé số bán, không vợ, không con, anh
ta bảo sống sao chả được, mình bệnh thế này ai đâu mà thèm. Những người
chung phòng này có ai được được tung tăng như anh, hầu như họ chỉ quẩn
quanh từ phòng ra ngoài được vài bước rồi lại trở vào, cứ thế cuộc đời cứ thế
mà sống, mà hy vọng về một cái gì rất mong manh, nhưng ở họ không bao giờ
tắt tia hy vọng. Có một cô gái nọ trong phòng sau khi chạy máu xong, mặc dù
người còn xanh xao lắm nhưng bao giờ cô ta cũng bật radio lên để nghe đài, cô
ta bảo nghe tin tức nó nói gì, người ta hôm nay có gì phát minh mới không, có
tìm ra thuốc trị bệnh cho tôi cũng như mọi người ở đây chưa.
Mỗi ngày, sáng rồi lại trưa, chiều, tối trong phòng bệnh này những người
bệnh như họ vẫn âm thầm, lặng lẽ chờ đợi một cái gì rất xa xăm, nhưng họ vẫn
chờ đợi, vẫn hy vọng.

×