PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
NHÓM NGHIỆP VỤ VIÊN
CHUYÊN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DAY HỌC MÔN GDCD
Tháng 02/ 2009
CHUYÊN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
I. Mục đích yêu cầu:
Đổi mới phương pháp là nhu cầu của sự phát triển trong giai đoạn đất
nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy để phù
hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
Môn giáo dục công dân bậc THCS nhằm giáo dục cho các em những
chuẩn mực của người công dân phù hợp với từng lớp học. Dạy bộ môn này
không đơn giản chỉ là việc truyền thụ tri thức mà còn phải giáo dục hành vi
của các em cho phù hợp với các chuẩn mực đã học, hình thành được tình
cảm niềm tin đạo đức, pháp luật. Nếu chúng ta chỉ dạy phần lý thuyết khô
khan thì khó lòng thuyết phục các em. Kiến thức của bộ môn này phải được
cập nhật hàng ngày qua tư liệu sách báo, tài liệu tham khảo, trên thông tin
đại chúng, nh vËy thì chưa đủ. Hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều
những thông tin cần thiết và bổ ích. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay đồ
dùng dạy học cho bộ môn này còn thiếu rất nhiều, thì việc chuyển tải nội
dung bài học bằng công nghệ thông tin là rất phù hợp nhằm lôi cuốn các em,
gây hứng thú cho các em qua tiết học để từ đó giáo dục hành vi cần thiết
hình thành nhân cách cho mçi học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong viÖc
giảng dạy, những năm gần đây với sự chỉ đạo của ngành, của trường, giáo
viên giảng dạy bộ môn đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào các
tiết dạy tăng được sự hấp dẫn với các em .
II. Chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp trong đó úng dụng công
nghệ thông tin là yêu cầu hết sức cần thiết trong v iÖc đổi mới phương
pháp gi¶ng day,
1.Việc triển khai thực hiện ƯDCNTT:
Năm học 2008-2009 được xác định là :“Năm học đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”(Trích chỉ thị sè
47/2008/BGD&ĐT) Ngay từ đầu năm học Phòng GD-ĐT đến các trường
học đã chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng ứng
dụng CNTT vào bộ môn. Mỗi giáo viên phải tự học vi tính để đảm bảo quá
trình dạy học. Song không thể lạm dụng công nghệ thông tin mà phải kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống với việc sử dụng
thành thạo phương tiện dạy học hiện đại để làm sao đạt được mục đích cuối
cùng là chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, giảm bớt những vi
phạm của các em, để các em tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày, từ đó
hình thành các kỹ năng ứng xử giao tiếp từng bước trang bị kiến thức tự
hoàn thiện bản thân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đã
học để vươn tới cái chân, thiện, mĩ trong cuộc sống. Đây là yêu cầu đặc
trưng của bộ môn GDCD.
2.Khó khăn :
- Bộ môn này còn thiếu giáo viên được đào tạo chuyên sâu nên việc
giảng dạy gặp nhiều trở ngại .
-Tư liệu phục vụ bộ môn còn thiếu.
-Giáo viên dạy mới chỉ tiếp cận CNTT trong một thời gian ngắn nên
việc sử dụng còn lúng túng .
3.Thuận lợi :
-BGH nhà trường tạo điều kiện tổ chức lớp dạy vi tính để giáo viên
được tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại đặc biệt là ứng dụng các
phần mềm hỗ trợ cho việc dạy học ( Violet,Powerpoint...).
-Có sự chỉ đạo chặt chẽ từ phòng đến trường trong vấn đề dạy học ứng
dụng CNTT.
-Bản thân giáo viên luôn có ý thức cầu tiến , tự học tự rèn, cố gắng
sắp xếp thời gian tham gia lớp học vi tính phục vụ giảng dạy do nhà trường
mở, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao khả năng sử dụng thành thạo
các phần mềm phục vụ dạy học trên máy tính.
4.Tiến trình thực hiện:
-BGH chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nội dung dạy học ứng dụng
CNTT như kế hoạch nhiệm vụ năm học đã đề ra, đưa ra các chỉ tiêu đến cuối
HK 1 mỗi giáo viên phải soạn được một giáo án điện tử trên máy tính băng
chương trình Powerpoint và mở lớp dạy vi tính phục vụ dạy học cơ bản cho
tất cả những giáo viên chưa biết sử dụng các phần mềm phục vụ dạy học
trên máy tính. Từ chỉ tiêu này. giáo viên phải tích cực học tập mới có thể
thực hiện được.
-Giáo viên tập soạn các bài giảng trên hệ thống máy vi tính. BGH trực
tiếp hướng dẫn và kiểm tra, hỗ trợ cho giáo viên thực hiện các ý tưởng dạy
học theo nội dung bài giảng trên máy tính.
-Giáo viên tiến hành giảng dạy các bài đã chuẩn bị trên lớp.
5.Hiệu quả :
- Học sinh tiếp thu bài tốt.
- Lớp học sôi nổi.
- Giáo viên làm việc phù hợp nhưng vẫn phát huy trí lực học
sinh.
- Nội dung bài chuyển tải một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả
hơn.
Trong bộ môn GDCD nói riêng, giáo viên chỉ mới bước đầu tiếp cận
với việc ƯDCNTT trong 2 năm học này nên gặp nhiều khó khăn, nhất là về
phương tiện ( máy vi tính với màn hình projecter còn thiếu). Tuy nhiên,
bằng sự cố gắng của giáo viên từ đầu năm học đến nay đã soạn và giảng trên
máy tính với các phần mềm hỗ trợ được 10 tiết. Tư liệu các bài giảng được
lấy từ nguồn cơ bản là SGK và các tranh, ảnh, tài liệu từ sách báo. Hiệu quả
của các bài giảng rất cao, giáo viên giảng dạy tiến hành giảng bài nhẹ nhàng
hơn, học sinh thích thú và tích cực phát huy tối đa tư duy để khám phá, xây
dựng kiến thức , hiểu bài sâu sắc hơn
III. Nội dung chuyên đề:
:Để việc dạy học ƯDCNTT được phát huy tốt hơn ở bộ môn GDCD,
thì trong quá trình thiết kế bài giảng, trình chiếu cần lưu ý một số vấn đề
sau:
1.Phương pháp soạn giáo án
Soạn giáo án bình thường trên word có chú thích phần trình chiếu, khi
dạy trình chiếu nên đưa những thông tin kiến thức dưới dạng bản biểu, hình
ảnh, bài tập trắc nghiệm, trò chơi… thay thế cho đồ dùng dạy học mà bình
thường chúng ta khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được. Đưa các kiến
thức này vào từng slide trên phần mềm Mỉcosoft PowerPoint để thiết kế và
trình chiếu
2.Nội dung cần trình chiếu
Thường trong một giáo án gồm có 5 bước lên lớp như:
- Kiểm tra bài cũ,
- Bài mới: + giới thiệu vào bài mới,
+Các hoạt động tìm hiểu bài
-Luyện tập, củng cố
- Đánh giá
- dặn dò
Nhưng khi dạy trình chiếu không nhất thiết phải trình chiếu đủ 5 bước
lên lớp mà chỉ chọn chiếu những nội dung cần thiết ở một số bước trong quá
trình lên lớp. Những nội dung này phải đảm bảo đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít
thời gian hơn, tạo được sự hứng thú và tích cực học tập của HS so với khi
dạy bình thường
3.Về thiết kế và trình chiếu.
-Khi thiết kế bài giảng điện tử, cần phân loại kiến thức trình chiếu dưới
dạng văn bản, hình ảnh, đoạn phim, âm thanh…có thể sưu tầm, khai thác tư
liệu, lấy từ Inter net, sách giáo khoa, ảnh tự chụp. Ta phải hình dung được
toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ
tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào, của bài cần sự hổ trợ của
máy tính để tiết học đó gây hứng thú cho HS và đạt hiệu quả cao hơn
-Xử lý liên kết, sắp xếp cấu trúc bài giảng logic và đảm bảo tính chính
xác, tính khoa học, tính sư phạm, tính thẫm mỹ
-Nên dùng một loại font chữ đơn giản , dễ nhìn với cở chữ lớn hơn hay
bằng cở chữ 28 , màu nền trang nhã : nền trắng phù hợp với chữ màu đen,
đỏ, xanh đậm. Nền xanh đậm phù hợp chữ màu trắng, màu vàng…, mầu chữ
được sử dụng thống nhất theo mục đích sử dụng, các hiệu ứng phải thể hiện,
diễn giải được quá trình thực hiện chuyển tải nội dung theo ý đồ của người
dạy. Điều quan trọng là nội dung trình chiếu phải đem lại hiệu quả cao cho
sự tương tác giữa Thầy- Trò, Trò- Trò
- Để việc trình chiếu thuận lợi, sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy
thử chương trình, từng slide kiểm tra các sai sót về nội dung. Sau đó chạy
thử toàn bộ chương trình để điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật trên
máy tính, chú ý đến các liên kết để tiến hành sửa chữa, hoàn thiện. Một bài
giảng hay cần phải xây dựng thiết kế phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với
phương pháp và kĩ năng sử dụng máy tính của giáo viên
4. Một số điều cần lưu ý
a. Đối với việc thiết kế và thực hiện bài giảng điện tử