Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tài liệu Bảo trì hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.1 KB, 24 trang )


Chủ đề: TÌM HIỂU CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
Ở RAM VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC
BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn: Bảo trì hệ thống
GVHD: Lê Văn Dũng Nhóm TH:
1. Đoàn Thanh Dựng
2. Nguyễn Thị Mỹ Dung
3. Phạm Khánh Duy
4. Đỗ Thị Cẩm Duyên
5. Võ Thị Thu Đang
6. Bùi Thị Hồng Điệp

1. Khái niệm về bộ nhớ RAM.
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory - Bộ
nhớ truy cập ngẫu nhiên): Bộ nhớ này lưu các chương
trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của CPU,
bộ nhớ RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và dữ liệu sẽ
bị xoá khi mất điện.
I – KHÁI QUÁT VỀ BỘ NHỚ RAM.

Bộ nhớ RAM có 4 đặc trưng sau:
*Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte của bộ nhớ (nếu
tính theo byte) hoặc là tổng số bit trong bộ nhớ nếu
tính theo bit.
* Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ.
*Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa
chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ
đó.
*Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp
thâm nhập bộ nhớ.



* Máy vi tính sử dụng RAM để lưu trữ mã chương
trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi. Đặc
trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy xuất ngẫu
nhiên và hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự,
ngược lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có
một khoảng thời gian trì hoãn nhất định.
* Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất
kỳ hệ thống máy tính nào, CPU chỉ có thể làm việc
được với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc độ truy
cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình
cũng được truy xuất từ RAM.
2. Ý nghĩa của bộ nhớ RAM trong máy tính.

* Khi ta khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm
việc mới, hệ điều hành cùng với các trình điều khiển
phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM.
Khi ta chạy một chương trình ứng dụng: Thí dụ
PhotoShop thì công cụ của chương trình này cũng
được nạp lên bộ nhớ RAM
 Tóm lại khi ta chạy bất kể một chương trình nào,
thì công cụ của chương trình đó đều được nạp lên
RAM trước khi có thể sử dụng được chúng.
Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì
khoảng trống của RAM phải còn khoảng 30% trở lên,
nếu ta sử dụng hết khoảng trống của Ram thì máy sẽ
chạy chậm hoặc bị treo.

Tốc độ bộ nhớ RAM là tốc độ truy cập dữ liệu vào
Ram.

* Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 khi lắp
máy ta lên chọn tốc độ của RAM >= Bus của CPU.
* Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy ta chọn
RAM có tốc độ >= 50% tốc độ Bus của CPU.
* Khi gắn một thanh RAM vào máy thì phải đảm bảo
Mainboard có hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta định sử
dụng.
4. Tốc độ của bộ nhớ Ram (RAM BUS).

 Các loại RAM và loại BUS CPU tương thích:

* Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt
thành 2 loại:
SRAM (Static RAM): RAM tĩnh.
DRAM (Dynamic RAM): RAM động.
 RAM tĩnh.
Có 6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh.
RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng
trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các
cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ
nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và
thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.
5. Phân loại RAM.

Có 1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM
động.
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một
transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào
việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc
đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy

sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ
phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng
theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô
nhớ.
 RAM động.

×