Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

đề tài: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đấtsạch nhằm thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinhtế - xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 47 trang )

Mẫu B1-3-TMĐTXH

THUYẾT MINH1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP THÀNH PHỐ
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất 1a. Mã số của đề tài:
sạch nhằm thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh (được cấp khi hồ sơ trúng
tế - xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ
tuyển)

2 Loại đề tài:
-

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình), Mã số:

-

Độc lập

-

Khác

3 Thời gian thực hiện: 18 tháng
(từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 01 năm 2019)
4 Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí: 322,994 (triệu đồng), trong đó:


-

Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 322,994 triệu đồng

-

Từ nguồn tự có của tổ chức: (Khơng)

-

Từ nguồn khác: (Khơng)

5 Phương thức khốn chi:
Khốn đến sản phẩm cuối cùng

Khốn từng phần, trong đó:
- Kinh phí khốn: 322,994 triệu
đồng
- Kinh phí khơng khốn:
…...triệu đồng

6 Chủ nhiệm đề tài:
1

Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1


Họ và tên: PHAN TRUNG HIỀN
Ngày, tháng, năm sinh: 16-10-1975


Nam/ nữ: Nam

Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Chức danh khoa học: Giảng viên
Chức vụ: Phó Trưởng Khoa - Khoa Luật – Đại học Cần Thơ
Điện thoại của tổ chức: 02923 832 569

Nhà riêng, Mobile: 0983 911 916

Fax: 02923 832 569

E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ tổ chức: Khu II, đường 3/2, Thành phố Cần Thơ
Địa chỉ nhà riêng: N14/8 Khu I, Đại học Cần Thơ, đường 30/4, TP.Cần Thơ.
7 Thư ký đề tài:
Họ và tên: Lâm Bá Khánh Toàn
Ngày, tháng, năm sinh: 06/10/1988 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Cử nhân
Chức danh khoa học: Giảng viên

Chức vụ: .

Điện thoại của tổ chức: 02923 872 162 Nhà riêng: Mobile: 0918440445
Fax: 02923 872 063

E-mail:


Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ tổ chức: Khu II, đường 3/2, Thành phố Cần Thơ
Địa chỉ nhà riêng: 132C đường 30/4, Hưng Lợi, Ninh Kiều TP.Cần Thơ.
8 Tổ chức chủ trì đề tài 2:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Cần Thơ
Điện thoại: 0292838237

Fax: 0292.3838262

E-mail:

Website: www.ctu.edu.vn

Địa chỉ: Đường 3/2, quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS Hà Thanh Toàn
Tên tài khoản: Trường Đại Học Cần Thơ
Số TK: 3713.0.1055506.00000 Tại Kho Bạc Cần Thơ
Cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức chủ trì đăng ký chủ trì đề tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh
vực chuyên môn của đề tài
2

2


9

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: (nếu có)
Tổ chức 1 : Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Cần Thơ

Cơ quan chủ quản : UBND TP. Cần Thơ
Điện thoại: 02923 829 288

Fax:

Địa chỉ: 48 Nguyễn An Ninh, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Phạm Duy Tín (Giám đốc)
Số tài khoản: 011 100 125 9729
Ngân hàng: Vietcombank – Chi nhánh Cần Thơ
Tổ chức 2: Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 02923. 817704

Fax: 02923. 817703

Địa chỉ: 76 – 78 Nguyễn An Ninh, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Văn Thống (Giám đốc)
Số tài khoản: 0111001129063
Ngân hàng: Vietcombank – Chi nhánh Cần Thơ
Tổ chức 3 : Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức thành phố Cần Thơ
Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3754084

Fax: 0292.3754047

Địa chỉ: 120 Trần Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Huỳnh Thanh Sử (Giám đốc)
10


Các cán bộ thực hiện đề tài:
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc
tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ
nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ
sơ khi đăng ký)
Thời gian làm
Họ và tên, học

Tổ chức
Nội dung công việc tham gia

việc cho đề tài

hàm học vị

công tác

1

PGS. Ts Phan
Trung Hiền

Khoa Luật –
Trường Đại
học Cần Thơ

Chủ nhiệm đề tài, điều phối,
viết chuyên đề và biên tập

12 tháng


2

Gs.TsKh Đặng

Chuyên gia

Cố vấn đề tài

9 tháng

3

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

3

(Số tháng quy
đổi3)


Hùng Võ

quản lý đất
đai- Chủ
nhiệm Bộ
mơn địa
chính Đại học
Quốc gia Hà
Nội


3

ThS. Phạm Duy
Tín

Trung tâm
phát triển quỹ
đất thành phố
Cần Thơ

Nghiên cứu và hỗ trợ viết
chuyên đề, phụ trách khâu điều
tra định lượng, tư vấn cho CN
những vấn đề thực tiễn của
TP.Cần Thơ

9 tháng

4

ThS. Phạm Duy
Thanh

Quỹ đầu tư
phát triển
thành phố
Cần Thơ

Nghiên cứu các lý thuyết về

kinh tế, hỗ trợ điều tra và tư
vấn cho CN những vấn đề thực
tiễn của TP.Cần Thơ

9 tháng

5

ThS. Châu Hoàng Khoa Luật –
Thân
Trường Đại
học Cần Thơ

Nghiên cứu và viết chuyên đề,
hỗ trợ thiết kế bảng hỏi và xử
lý số liệu.

9 tháng

6

ThS. Trần Vang
Phủ

Khoa Luật –
Trường Đại
học Cần Thơ

Thiết kế bảng hỏi và xử lý số
liệu; hỗ trợ nghiên cứu và viết

chuyên đề.

9 tháng

7

Th.s Lê Thanh
Sơn

Trường Đại
học Cần Thơ

Nghiên cứu các lý thuyết về
kinh tế; xử lý số liệu điều tra
định lượng.

9 tháng

8

CN. Lâm Ngọc
Thùy

Sở KH&CN
TP Cần Thơ

Hỗ trợ thủ tục hành chính và
kiểm tra hình thức các báo cáo

9 tháng


9

CN. Lâm Bá
Khánh Toàn

Trường Đại
học Cần Thơ

Thư ký đề tài

12 tháng

4


II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
11

Mục tiêu của đề tài: (phát triển và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt
hàng)
Mục tiêu tổng quát: Xác định những thuận lợi và khó khăn trong cơ chế chính
sách tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện cơ chế tạo quỹ
đất sạch với hiệu quả tối ưu.
Mục tiêu cụ thể:
- Rà sốt, hệ thống hóa các chủ trương, chính sách liên quan đến cơ chế tạo quỹ
đất sạch hiện hành.
- Phân tích tính hợp lý và chưa hợp lý của các quy định, chính sách hiện hành liên
quan đến cơ chế tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư ở thành phố Cần Thơ.

- Khảo sát thực trạng, qua đó xác định những khó khăn, trở ngại trong công tác
tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư ở thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm, định hướng, khuôn khổ thể chế, chính sách và các giải pháp
để tạo quỹ đất sạch hiệu quả nhằm thu hút đầu tư ở thành phố Cần Thơ.
12

Tình trạng đề tài:
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

13

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung

nghiên cứu của đề tài:
13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
(Mơ tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành cơng, hạn chế của các cơng
trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới
nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài)
Vào tháng 8 năm 2015 hai thành viên nhóm nghiên cứu đã xuất bản sách chuyên
khảo về vấn đề “Cơ chế tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư ở Việt Nam” 4. Tuy nhiên,
sau khi quyển sách đã được xuất bản, nhóm tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu vẫn
cịn mang tính lý thuyết, nhiều nội dung cần được kiểm chứng, soi rọi trong thực tiễn.
Mặt khác, thời điểm quyển sách được xuất bản các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất
đai năm 2013 và các văn bản địa phương vẫn chưa vận hành đồng bộ nên việc tiếp tục
nghiên cứu về tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư vẫn rất cần thiết và đúng thời điểm. Đặc
biệt, việc nghiên cứu đề tài gắn kết thực trạng và kiến nghị đề xuất cụ thể, trực tiếp cho
thành phố Cần Thơ thông qua nghiên cứu các dự án. Điều này khẳng định giá trị thực

tiễn và khả năng ứng dụng cao của đề tài nghiên cứu.
Qua q trình tìm hiểu nhóm tác giả thấy rằng việc nghiên cứu đề tài về vấn đề
tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa có những giải pháp
Xem PGS.TS. Phan Trung Hiền và ThS. Phạm Duy Thanh, Cơ chế tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư ở
Việt Nam, Nxb.CTQG, tháng 8-2015.
4

5


giải quyết triệt để vấn đề. Nhóm tác giả tìm thấy các cơng trình nghiên cứu có liên quan,
tạo những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu đề tài:
- Tài liệu nước ngoài:
“Compulsory Acquisition of land and compensation in infrastructure projects”,
Jonathan Mills Lindsay, 2012. Tài liệu chủ yếu nghiên cứu thu hồi đất khi thực hiện các
dự án đầu tư hạ tầng, phân tích các lợi ích và quyền của người có đất bị thu hồi trong
q trình thực hiện dự án.
“Land acquisition in developing economies”, Jude Wallace, 2010. Bài viết nghiên
cứu về thu hồi đất ở những nền kinh tế đang phát triển. Bài viết nêu lên nhưng lý thuyết
về quản trị và điều phối đất đai.
“On the question of land acquisition for private development: Lessons from the
United states, India, and China”, Subhash C. Ray, 2009. Tài liệu nghiên cứu về kinh
nghiệm thu hồi đất ở Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc. Ở những quốc gia có chế độ sở hữu
khác nhau thì cơ chế thu hồi đất có những điểm khác biệt đặc thù tạo kinh nghiệm học
tập và so sánh cho việc nghiên cứu đề tài.
The Law of Compulsory Acquisition of Land – Striking a Balance between Public
and Private Interests in the United Kingdom and Viet Nam, VDM Verlag Dr. Muller,
2009 của Tiến sĩ Phan Trung Hiền. Tài liệu nghiên cứu sử dụng lý thuyết cân bằng lợi
ích cơng – tư trong q trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dưới góc độ so
sánh pháp luật Anh và Việt Nam. Tài liệu là căn cứ lý thuyết phục vụ quá trình nghiên

cứu về điều tiết lợi ích giữa nhà nước – nhà đầu tư – người dân có đất bị thu hồi khi
thực hiện các dự án tạo quỹ đất sạch.
- Tài liệu trong nước:
“Thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam”, Ngân hàng thế
giới, do Giáo sư Đặng Hùng Võ thực hiện năm 2009 (tài liệu song ngữ Anh- Việt) với sự
hợp tác của một số chuyên gia làm việc tại Tổng cục Quản lý đất đai, thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Trong cơng trình này, tác giả tập trung phân tích hệ thống pháp
luật đất đai của Việt Nam về chuyển dịch đất đai, thực tế chuyển dịch đất đai ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, tác giả cịn nêu lên kinh nghiệm trong nước cũng như kinh nghiệm
quốc tế và khả năng áp dụng các kinh nghiệm đó vào thực tế ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất
những điều chỉnh, đổi mới về cơ chế chuyển dịch đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Cơng trình này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình thực hiện đề tài vì liên quan
trực tiếp đến cơ chế chuyển dịch đất đai ở Việt Nam.
“Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ” do Ts. Phan Trung Hiền
làm chủ nhiệm đề tài vào năm 2011-2013. Trong cơng trình này, nhóm nghiên cứu tập
trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến những khó khăn trong cơng tác giải phóng
mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ
những cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn pháp lý, cơng trình đã thể hiện những mong

6


mỏi từ phía người dân và điều đó đã được minh họa từ các dự án khảo sát trên địa bàn
thành phố Cần Thơ thông qua các vấn đề cụ thể như: Vấn đề thông tin về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; Vấn đề bồi thường và giá đất; Vấn đề hỗ trợ và chính sách việc làm;
Vấn đề tái định cư và tập quán dân cư; Vấn đề thiệt hại hữu hình và vơ hình; Vấn đề lợi
ích của người có đất bị thu hồi; Vấn đề khiếu nại, khiếu kiện. Đây là một cơng trình tập
trung vào đề xuất hồn thiện về cơ chế, chính sách trên phạm vi địa phương thành phố
Cần Thơ nên tạo những thuận lợi nhất định khi chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề

tạo quỹ đất sạch trên địa bàn thành phố trong giai đoạn hiện nay.
“Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội hệ lụy và hướng giải quyết”, Viện nghiên cứu
phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ; TS. Hồng Ngọc Bách; TS.
Hồng Xn Nghĩa; Ths. Nguyễn Thanh Bình (đồng tác giả), Nxb. Chính trị quốc gia,
năm 2012. Cơng trình này tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan để đánh giá thực
trạng, tìm giải pháp cho các vấn đề trước, trong và sau giải phóng mặt bằng tại Hà Nội.
Qua đó cơng trình giúp nhóm nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm tham khảo làm cơ sở để
phân tích tác động của cơng tác giải phóng mặt bằng đến q trình tạo quỹ đất sạch hiện
nay.
“Quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam” do TS. Bùi Văn
Huyền và Ts. Đinh Thị Nga đồng chủ biên đã nêu lên những đặc thù của thị trường bất
động sản ở Việt Nam, thực tiễn quản lý và những đề xuất có giá trị tham khảo cho đề tài
liên quan đến đề xuất giải pháp tạo quỹ đất sạch.
Vốn hóa đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, của PGS. TS Trần Thị Minh Châu đã chỉ ra được thực trạng vốn hóa giá trị của đất
đai trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Phân tích và đánh giá thực trạng, là
cơ sở để đề tài nghiên cứu và cân nhắc khi đưa ra các giải pháp trong cơ chế tạo quỹ đất
sạch dưới góc độ giá trị đầu tư.
Bài viết “Về một số nội dung có liên quan đến công tác thu hồi đất thực hiện dự
án đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ” của Ông Dương Tấn Hiển, Kỷ yếu Hội thảo
xác định khó khăn và đề xuất giải pháp khi thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn thành phố Cần Thơ, năm 2013. Bài viết rút kết những kinh nghiệm đặc thù
trong thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư, đây là giai đoạn then chốt trong tạo quỹ đất
sạch thu hút đầu tư. Từ bài viết cung cấp cho nhóm nghiên cứu những kinh nghiệm thực
tiễn về vấn đề này tại thành phố Cần Thơ.
Bài viết “Khai thác phát triển quỹ đất phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư” của Giáo sư Lê Quang Trí và Nguyễn Minh Thơng, Khoa Mơi trường và Tài
nguyên thiên nhiên trường Đại học Cần Thơ, năm 2013. Bài viết thảo luận về tạo quỹ
đất sạch nhưng gắn với việc sử dụng quỹ đất để phục vụ lại quá trình bồi thường và tái
định cư. Đây cũng là một trong những vấn đề nóng trong cơng tác tạo quỹ đất sạch thu

hút đầu tư bởi sự hài hịa lợi ích của dự án đầu tư với những người có đất thu hồi.
Bài viết Một số vấn đề về đấu giá quyền sử dụng đất và kiến nghị cụ thể đối với

7


dự thảo đất đai (sửa đổi), của PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện đã phân tích những vấn đề
pháp lý về đấu giá quyền sử dụng đất từ góc độ lý luận. Bài viết nghiên cứu về đấu giá
quyền sử dụng đất nói chung nhưng có giá trị tham khảo để đề tài nghiên cứu về giải
pháp trong tổ chức đấu giá nhằm mang lại giá trị kinh tế cao trong khai thác quỹ đất
sạch.
Bài viết Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – thành tựu và bài
học của TS. Phan Thanh Long đã phân tích các yếu tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài và hành lang pháp lý của Việt Nam về vấn đề trên. Bài viết có giá trị tham
khảo để đề tài nghiên cứu thu hút các nguồn vốn trong tạo quỹ đất sạch, đặc biệt là
nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Như vậy, có khá nhiều đề tài nghiên cứu về cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc
(thu hồi đất vì mục đích cơng ích) và khai thác giá trị kinh tế của đất nhưng vẫn bảo
đảm các mục tiêu xã hội, an ninh chính trị, văn hóa, mơi trường… Tuy nhiên, việc
nghiên cứu “Cơ chế tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội” ở nước ta nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn còn hạn chế. Yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải có những phân tích căn cơ về từ góc độ pháp lý, góc độ kinh tế
và góc độ thực tiễn nhằm bổ sung cơ sở lý luận, xây dựng được các giải pháp khả thi
nhằm hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư tại thành phố Cần Thơ.
Điều này, một mặt giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Cần
Thơ; mặt khác, là kinh nghiệm hữu dụng cho các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh
Đồng bằng sơng Cửu Long có điều kiện tương đồng.
13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hố mục tiêu và những

định hướng nội dung chính cần thực hiện trong đề tài)
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò quyết định trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Đất nước ta trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh nội lực và thu hút ngoại lực đầu tư phát
triển kinh tế bền vững. Trước nhu cầu sử dụng đất rất lớn cho các dự án phát triển kinh
tế xã hội, đồng thời đảm bảo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế thì
cơng tác tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư là giải pháp rất được chú trọng trong giai đoạn
hiện nay.
Theo định hướng tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai ở
Việt Nam trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012, Hội nghị Trung
ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì “hồn thiện cơ chế tạo quỹ đất” được xác
định là một trong những định hướng trọng tâm, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban

8


chấp hành Trung ương khóa XI đề ra mục tiêu phải bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát
triển kinh tế - xã hội. Những định hướng, mục tiêu trong các Nghị quyết trên đã khẳng
định vai trò quan trọng của cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư trong phát triển kinh
tế xã hội.
Thành phố Cần Thơ với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Vùng
Đồng bằng Sơng Cửu Long là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.
Tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư là một trong những giải pháp trọng tâm về định hướng
phát triển của thành phố Cần Thơ hiện nay và trong thời gian tới; cụ thể, Hội đồng nhân
dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 23/2010/NQ-HDND ngày 03/12/2010 về chủ
trương khai thác và phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2015, định
hướng đến năm 2020 thì giai đoạn 2016 – 2020 lập dự án phát triển quỹ đất khoảng 300
ha mỗi năm. Nghị quyết đã tạo tiền đề mạnh mẽ cho việc xúc tiến các dự án tạo quỹ đất

sạch trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Tuy nhiên qua thực tiễn triển khai công
tác tạo quỹ đất sạch tại thành phố đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: cơ chế vận
hành trong quá trình tạo quỹ đất sạch chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là sự phối hợp của
các cơ quan hữu quan; nguồn tài chính thực hiện dự án còn hạn chế; chưa gắn kết được
nhà đầu tư trong cơ chế tạo quỹ đất sạch nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao… 5 Đặc biệt,
ngoài thành công của dự án tạo quỹ đất sạch tại khu đô thị hai bên đường Nguyễn Văn
Cừ theo Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 1/7/2007 đến nay ở thành phố Cần Thơ
cũng khơng có thêm dự án nào thực hiện theo cơ chế này để kế thừa, tiếp nối. Điều này
cũng đặt ra câu hỏi trong thực tiễn là tại sao dự án thành công như vậy lại không được
nhân rộng mơ hình? Khó khăn, vướng mắc thực sự là vấn đề gì? Thực trạng này khẳng
định tính cấp thiết, tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu đề tài sẽ giải quyết các dự án tạo quỹ đất sạch theo nhiều
phương thức khác nhau nhưng quỹ đất đó đều do Nhà nước quản lý và điều phối đến
các nhà đầu tư. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ ra
những nguồn đầu tư khác nhau, thuận lợi và thách thức trong từng nguồn vốn trong tạo
quỹ đất sạch.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ mang lại những ý nghĩa thiết thực sau:
- Ý nghĩa lý luận, pháp lý: Giải quyết cơ sở lý luận về “cơ chế tạo quỹ đất sạch”.
Nghiên cứu và ứng dụng các lý thuyết trong phân tích, đánh giá dự án tạo quỹ đất sạch.
Hệ thống hóa cơ sở pháp lý và phân tích mức độ bảo đảm của cơ chế, chính sách
hiện hành cho việc thực hiện cơ chế tạo quỹ đất sạch ở nước ta; khuyến nghị ban hành
những hướng dẫn nhằm hoàn thiện cơ chế này.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài giải quyết cơ bản vấn đề cấp thiết tại thành phố Cần Thơ
là: làm sao chúng ta có được quỹ đất sạch để thu hút đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Đề án khai thác quỹ đất thành phố, giai đoạn 2017 – 2021 (Khu đô thị
mới Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy và Khu đất Nhà nước quản lý tiếp giáp đường Trần Hoàng Na nối dài, quận
Ninh Kiều), Ban hành kèm theo quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ, tr. 5.
5


9


cao nhưng vẫn bảo đảm các mục tiêu xã hội?

Liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngồi nước
có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
(tên cơng trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích
dẫn)
* Tài liệu nước ngồi:
- Phan Trung Hien, The Law of Compulsory Acquisition of Land – Striking a Balance
between Public and Private Interests in the United Kingdom and Viet Nam, VDM Verlag
Dr. Muller 9/2009.
- Jonathan Mills Lindsay, Compulsory Acquisition of land and compensation in
infrastructure projects, World Bank, 8/2012.
Jude
Wallace,
Land
acquisition
in
developing
economies,
/>lace.pdf [Truy cập ngày 17/7/2016].
- Subhash C. Ray, On the question of land acquisition for private development: Lessons
from the United states, India, and China, />[Truy cập ngày 20/7/2016].
14

* Tài liệu trong nước:
- Dương Tấn Hiển (2013), Về một số nội dung có liên quan đến cơng tác thu hồi đất
thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu Hội thảo xác định khó

khăn và đề xuất giải pháp khi thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
- Đặng Hùng Võ (2009), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và dịch chuyển đất đai tự nguyện
(song ngữ), Ngân hàng thế giới.
- Đặng Hùng Võ (2013), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ
cho người bị thu hồi đất dưới góc nhìn của kinh nghiệm quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo “Xác
định khó khăn và đề xuất giải pháp khi thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, Cần Thơ.
- Đặng Thị Anh Đào (2013), Trưởng Ban kinh tế ngân sách - Hội đồng nhân dân TP. Cần
Thơ, Một số ý kiến về việc thu hồi đất, bồi hoàn, tái định cư các dự án trên địa bàn
thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu Hội thảo “Xác định khó khăn và đề xuất giải pháp khi thu
hồi đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, Cần Thơ.
- Lê Quang Trí - Nguyễn Minh Thông (2013), Khai thác phát triển quỹ đất phục vụ công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Đại học
Cần Thơ.
- Nguyễn Ngọc Điện (2013), Một số vấn đề về đấu giá quyền sử dụng đất và kiến nghị
cụ thể đối với dự thảo đất đai (sửa đổi), Hội thảo Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất
đai (sửa đổi), thành phố Hồ Chí Minh.
- Phan Thanh Long, Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – thành tựu
và bài học, Tạp chí Khoa học pháp lý số 01, năm 2003.
- Phan Trung Hiền, Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Nhìn từ phía người dân có đất bị
10


thu hồi trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11 (243), tháng
6 năm 2013.
- Phan Trung Hiền (2013), Báo cáo Tổng hợp Kết quả khoa học công nghệ đề tài
“Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ.
- Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2012), Giải phóng mặt bằng ở Hà

Nội hệ lụy và hướng giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
* Trang thông tin điện tử:
- Báo Quãng Ngãi, Phải xây dựng cơ chế tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, Xuân
Thiên, [truy cập ngày 18/05/2016].
- Cổng thông tin giao dịch Địa ốc online.com, Phải chủ động tạo quỹ đất sạch,
[truy cập ngày 19/06/2016].
- Trang thông tin điện tử Báo đại đoàn kết (daidoanket.vn), Mơ về đất sạch,
[ truy cập
ngày [03/07/2016].
- Trang thông tin báo điện tử Cần Thơ, Thêm 8 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký
81,02 triệu USD, [truy
cập ngày 08/07/2016].
- Trang thông tin báo điện tử Cần Thơ, Dự án khu đô thị 2 bên đường Nguyễn Văn Cừ
(đoạn Cái Sơn Hàng Bàng- tỉnh lộ 923) - Tạo vốn từ khai thác quỹ đất, Trung Dân,
/>[truy
cập
ngày
15/07/2016].
- Trang thông tin báo điện tử Cần Thơ, Ì ạch giải ngân vốn FDI và ODA, Gia Bảo –
Thành Nguyễn, [truy cập
ngày 17/07/2016].

11


15. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Căn cứ trên mức độ cấp thiết của đề tài, dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các nội
dung thực hiện của đề tài dự kiến được thực hiện gắn kết với sản phẩm khoa học và
phương pháp nghiên cứu như sau:
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về cơ chế tạo quỹ đất sạch và hệ thống, đánh giá

các quy định của pháp luật về tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư
Nội dung cơng việc

Dự kiến kết quả

Phương pháp nghiên
cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về Chuyên đề 1: Hệ thống và Phương pháp lịch sử,
cơ chế tạo quỹ đất sạch, làm đánh giá các quy định của

thống kê, phân tích,

rõ khái niệm “tạo quỹ đất pháp luật về tạo quỹ đất

logic, phương pháp phân

sạch”.

tích văn bản pháp luật

sạch theo pháp luật đất đai

- Hệ thống hóa và đánh giá và pháp luật đầu tư
các quy định của pháp luật
về tạo quỹ đất sạch theo
pháp luật đất đai và pháp
luật đầu tư.

- Cơ sở lý luận về cơ chế

tạo quỹ đất sạch, khái niệm
“tạo quỹ đất sạch”
- Hệ thống quy định của
pháp luật về tạo quỹ đất
sạch theo pháp luật đất đai
và pháp luật đầu tư.

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng, những khó khăn, vướng mắc trong tạo quỹ đất
sạch thu hút đầu tư tại thành phố Cần Thơ

12


Nội dung công việc

Dự kiến kết quả

Phương pháp nghiên
cứu

- Nghiên cứu Thực trạng Chuyên đề 2: Đánh giá thực

Phương pháp điều tra

công tác tạo quỹ đất sạch thu trạng,

khăn,

xã hội học (với 05


hút đầu tư tại Tp. Cần Thơ vướng mắc trong tạo quỹ đất

nhóm đối tượng với

từ năm 2014 – 2016 – sạch thu hút đầu tư tại thành

150 phiếu) và phương

Những hạn chế và yếu tố phố Cần Thơ:

pháp thống kê, phân

ảnh hưởng;

những

khó

- Báo cáo thực trạng tạo quỹ tích, tổng hợp.

- Nghiên cứu vai trị của đất sạch tại Tp. Cần Thơ. Phương pháp phân tích
từng cơ quan liên quan trong Phân tích những hạn chế và số liệu, phương pháp
cơ chế tạo quỹ đất sạch thu yếu tố ảnh hưởng tạo quỹ thống kê, đánh giá,
hút đầu tư tại Tp. Cần Thơ;

đất sạch làm nền tảng đánh logic.

- Hội thảo về “Thực trạng cơ giá thực tiễn, đề xuất giải
chế tạo quỹ đất sạch thu hút pháp.
đầu tư tại Tp. Cần Thơ – - Báo cáo về vai trò của các

Thành tựu và hạn chế.” Mời chủ thể trong cơ chế tạo quỹ
chuyên gia viết tham luận, đất sạch thu hút đầu tư.
công bố kết quả khảo sát của - Báo cáo tổng kết về “Thực
nhóm nghiên cứu và thảo trạng cơ chế tạo quỹ đất sạch
luận các vấn đề đặt ra trước thu hút đầu tư tại Tp. Cần
thực trạng tạo quỹ đất sạch Thơ – Thành tựu và hạn
tại Tp. Cần Thơ. Dự kiến địa chế.”
điểm tổ chức: Trường Đại
học Cần Thơ. Thành phần
tham dự khoảng 40 người
gồm: 15 Nhà khoa học, 05
nhà quản lý, 10 đại diện tổ
chức tạo quỹ đất sạch, 05
13


chủ đầu tư và 05 người dân
trong dự án. Với mục đích
đánh giá thực trạng của Cần
Thơ về cơ chế tạo quỹ đất
sạch; nhìn nhận, đánh giá
những mặt được và chưa
được trong thực tiễn để đề
xuất giải pháp.
Nội dung 3: Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thơng
tin, tài liệu, dữ liệu
- Thực hiện khảo sát các Số liệu kết quả khảo sát

Phương pháp điều tra


nhóm đối tượng liên quan cơ

xã hội học (nhóm đối

chế tạo quỹ đất sạch;
- Thu thập thơng tin qua các

Số liệu thực tiễn về tạo quỹ
đất sạch tại TP. Cần Thơ

tượng

liên

quan),

phương pháp phân tích

báo cáo của các cơ quan, tổ

SPSS.

chức hữu quan về cơ chế tạo

Phương pháp tổng hợp,

quỹ đất sạch tại thành phố Kinh nghiệm tạo quỹ đất phân tích.
Cần Thơ;

sạch và hướng áp dụng cho


- Học tập kinh nghiệm về tạo Cần Thơ

Đi thực tế học tập kinh

quỹ đất sạch thu hút đầu tư

nghiệm

và kinh nghiệm về tạo quỹ

phương,

đất sạch tại: Đà Nẵng, Tp.

chuyên

Hồ Chí Minh, Bình Dương.

pháp phân tích, logic.

tại

03

địa

phỏng

vấn


gia,

phương

Nội dung 4: Nghiên cứu pháp luật về cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư tại
thành phố Cần Thơ
Nội dung công việc

Dự kiến kết quả

Phương pháp nghiên
cứu

- Phân tích nguyên nhân Chuyên đề 3: Pháp luật về Phương pháp phân tích
14


hạn chế trong cơ chế tạo cơ chế tạo quỹ đất sạch thu số liệu khảo sát, so sánh,
quỹ đất sạch trên địa bàn hút đầu tư tại thành phố phân tích quy định của
thành phố Cần Thơ;
Cần Thơ
pháp luật.
- Đánh giá những đặc thù
và kiến nghị giải pháp hoàn
thiện cơ chế tạo quỹ đất
sạch tại TP. Cần Thơ;
- Tọa đàm khoa học “Pháp
lý – Thực tiễn tạo quỹ đất
sạch thu hút đầu tư“ giữa

các chuyên gia nghiên cứu
luật, kinh tế và các chuyên
gia thực tiễn, người làm
công tác tạo quỹ đất sạch,
nhà quản lý. Quy mô
khoảng 10 – 15 chuyên gia.
Mục đích đánh giá pháp
luật hiện hành và lấy ý kiến
về các giải pháp đề xuất.

- Báo cáo về nguyên nhân
hạn chế trong cơ chế tạo
quỹ đất sạch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ;

Phương pháp phân tích
dữ liệu khảo sát, phương
pháp tổng hợp, logic,
thống kê. Các phương
- Báo cáo những điểm đặc pháp phân tích kinh tế.
thù trong chính sách tạo Phương pháp phân tích
quỹ đất sạch tại Tp. Cần văn bản pháp luật,
Thơ. Các giải pháp và Phương pháp CBA,
khuyến nghị hoàn thiện cơ phương pháp thống kê,
chế tạo quỹ đất sạch tại TP phân tích, logic.
Cần Thơ;
- Báo cáo tọa đàm về hệ
thống và hướng hoàn thiện
các quy định pháp luật về
tạo quỹ đất sạch và những

giải pháp tạo quỹ đất sạch
tại Cần Thơ (nhằm nhận
được góp ý các chuyên gia
về kết quả thực tiễn nghiên
cứu của nhóm và cho ý kiến
về các giải pháp dự kiến
trước khi đưa ra những
khuyến nghị cụ thể trong
nội dung cuối)

Nội dung 5: Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư tại
thành phố Cần Thơ
Nội dung công việc

Dự kiến kết quả

- Kiến nghị vai trò các chủ Chuyên đề 4: Đề xuất giải
thể trong tạo quỹ đất sạch pháp hoàn thiện cơ chế tạo
thu hút đầu tư.
quỹ đất sạch thu hút đầu tư
- Kiến nghị quy trình tạo tại thành phố Cần Thơ:
quỹ đất sạch thu hút đầu tư - Các kiến nghị cụ thể vai
cho Tp. Cần Thơ.
trò các chủ thể trong tạo
- Báo cáo trước Hội đồng quỹ đất sạch thu hút đầu tư
tại Tp. Cần Thơ.
tự đánh giá.
- Báo cáo nghiệm thu đề - Kiến nghị tổng thể về
quy trình tạo quỹ đất sạch
tài.

thu hút đầu tư.
- Báo cáo tổng kết Hội
đồng tự đánh giá.

15

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích,
đánh giá, logic và tổng
hợp. Phương pháp phân
tích, phương pháp tổng
hợp, thống kê và logic.


Báo cáo tổng kết đề tài.
- Hội thảo “Hoàn thiện cơ
chế tạo quỹ đất sạch thu
hút đầu tư trên địa bàn
thành phố Cần Thơ“.

- Công bố kết quả nghiên
cứu, thảo luận về các giải
pháp hoàn thiện cơ chế tạo
quỹ đất sạch trên địa bàn
Dự kiến địa điểm tổ chức: thành phố.
Trường Đại học Cần Thơ. - Chuyển giao kết quả
Thành phần tham dự nghiên cứu.
khoảng 40 người gồm: 15
Nhà khoa học, 05 nhà quản
lý, 10 đại diện tổ chức tạo

quỹ đất sạch, 05 chủ đầu
tư và 05 người dân trong
dự án và các bên thụ
hưởng kết quả nghiên cứu.
16. Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài:
(giải trình các hoạt động cần thiết dưới đây phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài)
- Sưu tầm tài liệu về tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, tổ chức đi thực tế học tập kinh
nghiệm tạo quỹ đất sạch tại một số địa phương như: Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố
Hồ Chí Minh;
- Hội thảo/tọa đàm khoa học: Tổ chức ít nhất 02 Hội thảo: Hội thảo “Thực trạng cơ
chế tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ – Thành tựu và hạn
chế“ và Hội thảo chuyển giao kết quả nghiên cứu về “Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất
sạch thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố Cần Thơ“. Bên cạnh đó, tổ chức 01 tọa đàm
khoa học giữa chuyên gia nghiên cứu và thực tiễn về “Pháp lý – thực tiễn về tạo quỹ đất
sạch thu hút đầu tư“;
- Khảo sát/điều tra thực tế trong nước (quy mơ, địa bàn, mục đích/u cầu, nội dung,
phương pháp): Thiết kế các bảng hỏi để tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng như sau:
(i)

Người thực hiện tạo quỹ đất sạch (04 – 05 phiếu); Nhà khoa học (04 – 05
phiếu).

(ii)

Chính quyền địa phương (quận, huyện và phường, xã) và một số nhà quản
lý có liên quan đến tạo quỹ đất sạch (08 – 10 phiếu); Doanh nghiệp có quan
tâm đến cơ chế tạo quỹ đất sạch (08 - 10 phiếu).

(iii)


Người dân (120 phiếu), trong đó: Người sử dụng đất nông nghiệp (40 phiếu),
người sử dụng đất ở (40 phiếu), người sử dụng đất sản xuất, kinh doanh (40
phiếu).

- Qua khảo sát, phỏng vấn nhóm nghiên cứu sẽ rút kết các kinh nghiệm, ý tưởng,

16


nhu cầu và khó khăn, vướng mắc trong thực tế hiện nay để đề xuất các giải pháp xác
thực, hiệu quả. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sẽ khai thác dữ liệu khảo sát của đề tài
“Nghiên cứu giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ“ đã báo cáo nghiệm thu vào năm
2013.
- Nghiên cứu, phân tích giá trị pháp lý và giá trị kinh tế trong cơ chế tạo quỹ đất
sạch; chỉ rõ những vấn đề cần hoàn thiện trong quy định của pháp luật và những khuyến
nghị liên quan đến giá trị kinh tế và hiệu quả xã hội của các dự án tạo quỹ đất sạch.
17. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến
sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết
tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng)
* Cách tiếp cận:
- Tiếp cận liên ngành: Tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư là một hoạt động ảnh hưởng lớn,
trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể trong cộng đồng bởi đó là việc thu hồi đất của
chủ thể đang sử dụng để điều phối cho chủ thể khác thực hiện dự án đầu tư kinh doanh
phát sinh lợi nhuận. Chính vì vậy q trình nghiên cứu cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút
đầu tư cần được tiếp cận dưới nhiều góc độ đan xen: luật học, kinh tế, lịch sử, hành
chính, xã hội học, chính trị… Tiếp cận dưới góc độ luật học giúp nhóm nghiên cứu hệ
thống và phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, chính sách về tạo quỹ đất sạch
thu hút đầu tư; qua góc độ hành chính để nhận thấy vai trò của tạo quỹ đất sạch trong

quản lý phát triển kinh tế, thu hút đầu tư; lợi ích của các nhóm chủ thể, giá trị kinh tế và
lợi ích kinh tế cụ thể thơng qua cơ chế tạo quỹ đất sạch sẽ được phân tích, đánh giá qua
cách tiếp cận kinh tế học… Thông qua phương thức tiếp cận liên ngành giúp nhóm
nghiên cứu đánh giá chính xác giá trị và các yếu tố tác động đến cơ chế tạo quỹ đất sạch
thu hút đầu tư.
- Tiếp cận hệ thống: cơ chế tạo quỹ đất sạch là sự phối hợp của nhiều chủ thể liên quan
với nhiều cấp khác nhau. Việc tiếp cận theo chiều dọc để tìm hiểu mối quan hệ chỉ đạo
từ trung ương đến địa phương và từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến các cơ quan chun
mơn và chính quyền địa phương trong công tác tạo quỹ đất sạch. Tiếp cận chiều ngang
để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong
công tác tạo quỹ đất sạch, cụ thể sự phối hợp giữa Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần
Thơ – Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ – Hệ thống chính trị - Chính
quyền địa phương… qua 05 bước cơ bản như sau: (i) Xây dựng đề án, nguồn vốn và
phương thức thực hiện; (ii) Thẩm định và phê duyệt đề án; (iii) Triển khai giải phóng
mặt bằng tạo quỹ đất sạch; (iv) Thu hút đầu tư và tạo quỹ đất sạch; (v) Đánh giá hiệu
quả dự án. Qua đó có những nhận xét, đánh giá khách quan về mối quan hệ và chức
năng, nhiệm vụ của từng chủ thể để tìm ra khó khăn, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ
chế.
- Tiếp cận từ nhà đầu tư: Với ý nghĩa cuối cùng của cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút
đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư thực hiện dự án của các nhà đầu tư, vì vậy cách

17


tiếp cận này xác định nhà đầu tư với vị trí trung tâm để xác định rõ nhu cầu, những hạn
chế trong việc tạo quỹ đất sạch, mục tiêu sử dụng hiệu quả quỹ đất sạch. Điều này nhằm
đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Đồng thời,
khi tiếp cận dưới góc độ của nhà quản lý và của chủ đầu tư, đề tài của làm rõ sự khác
nhau của các loại hình dự án nghiên cứu; nhằm bảo đảm tính tồn diện trong những đề
xuất về xây dựng cơ chế tạo quỹ đất sạch tại thành phố Cần Thơ

* Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Phương pháp logic: Được thể hiện thường xuyên trong quá trình nghiên cứu, chi
phối đến việc lựa chọn nội dung, kết cấu tổng thể cũng như xử lý từng vấn đề cụ thể của
đối tượng nghiên cứu nhằm tạo cơ sở khách quan thể hiện bản chất, hiện tượng và các
quy luật của một hoạt động tất yếu phải có trong quá trình phát triển. Một số nội dung
điển hình của cơng trình sử dụng phương pháp này như sau:
- Chứng minh tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư là xu hướng phát triển mang tính
chủ động trong phát triển kinh tế. Cụ thể thông việc chứng minh phát triển kinh tế dẫn
đến nhu cầu tất yếu là việc quy hoạch và điều phối lại đất đai nhằm tạo điều kiện thuận
lợi thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đảm bảo quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội thì việc tạo quỹ đất sạch là điều rất cần thiết.
- Chứng minh tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư là vấn đề nhạy cảm vì đụng chạm
đến lợi ích của nhiều chủ thể, địi hỏi sự cân bằng lợi ích, cụ thể là lợi ích của người có
đất thu hồi và chủ đầu tư được trao quyền sử dụng đất thực hiện dự án; đặc biệt là lợi
ích cá nhân, lợi ích nhóm trong q trình điều phối đất đai.
Phương pháp phân tích văn bản: Được sử dụng để thu thập và đánh giá các
nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các văn kiện, chủ trương của Đảng, pháp
luật, chính sách của Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình trong và
ngồi nước, các tài liệu niêm giám, thống kê… do các tổ chức trong và ngoài nước sử
dụng. Các nguồn tài liệu này sẽ được đánh giá, phân tích theo từng phương diện và tính
thống nhất ở một dạng chỉnh thể. Đặc biệt, phương pháp phân tích văn bản quy phạm
pháp luật cho phép sử dụng thứ bậc pháp lý, các nguyên tắc pháp lý và các phương pháp
chuyên biệt để xác định tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, mối quan hệ giữa
logic và pháp luật, giữa pháp luật và thực tế (sử dụng chủ yếu cho nội dung 1 và 2).
Các phương pháp phân tích kinh tế:
Hoàn thiện cơ chế xây dựng quỹ đất sạch cho thành phố Cần Thơ thực chất cũng là
quá trình Nhà nước đứng ra thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau đó tiến
hành xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lại cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng. Việc
xây dựng cơ sở hạ tầng được đảm bảo theo tiêu chuẩn quy hoạch của đơ thị nên sẽ hình
thành trong tương lai khu đô thị hiện đại, xanh, sạch, đẹp và đầy đủ tiện ích, tránh được

trường hợp phát triển các khu dân cư tự phát, thiếu các hạ tầng công cộng xã hội và
thiếu mỹ quan đơ thị.
Trong q trình này sẽ có 04 nhóm đối tượng chính tham gia vào q trình thực
hiện và chịu tác động chính như sau:
Nhóm 1: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ: đơn vị hành chính sự

18


nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng quỹ đất sạch để giao cho các nhà đầu tư
thứ cấp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Động cơ thực hiện của Trung
tâm sẽ là thực hiện được dự án, có quỹ đất sạch, đảm bảo Nhà nước khơng thất thu, chủ
đầu tư có đất sạch để thực hiện dự án đồng thời hài hòa lợi ích với người dân. Việc thực
hiện chức năng trên sử dụng nguồn vốn được điều tiết trước hết từ Quỹ đầu tư phát triển
thành phố Cần Thơ.
Nhóm 2: Kho bạc, các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư góp vốn cùng Trung tâm
phát triển quỹ đất: mục tiêu của nhóm này là lợi nhuận và duy trì q trình tái đầu tư.
Nhóm 3: Các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất: Nhóm này có thể có những người
đang sinh sống và có nguồn thu nhập chính từ thửa đất bị thu hồi, một số có thể là
những nhà đầu tư bất động sản. Mục tiêu cơ bản của nhóm này là đảm bảo cuộc sống ổn
định, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định trong hiện tại và tương lai mà không phải thay
đổi môi trường sống bất lợi.
Nhóm 4: Các tổ chức, cá nhân sống quanh dự án và cả xã hội: Nhóm này có thể
được hưởng lợi từ tác động tích cực của dự án như: sự kết nối các dự án giao thơng,
cơng trình cơng cộng nhằm giảm áp lực từ các cơng trình hiện hữu. Ngược lại, họ cũng
có thể bị tác động tiêu cực từ việc thực hiện dự án như: ô nhiễm môi trường, tăng mật
độ dân cư tại các khu dân cư, khu tái định cư mới gây áp lực cho các cơng trình cơng
cộng hiện hữu.
Trong các nhóm tham gia trên, tính đối kháng sẽ mạnh mẽ nhất ở nhóm 3 (các tổ
chức, cá nhân bị thu hồi đất) và nhóm 1 (Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần

Thơ). Một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sẽ không muốn bị thu hồi đất
vì rất nhiều lý do như: đã quen sống tại nơi ở cũ với láng giềng, mồ mả ông bà tổ tiên,
khơng biết làm nghề gì khác hoặc cho rằng tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để
tái lập cuộc sống tại nơi ở mới…
Ngược lại, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ, thông qua các quy
định pháp luật, có thể vận dụng phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan để cưỡng
chế, bắt buộc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao đất. Q trình này có thể mất nhiều
thời gian, làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của dự án và đặc biệt là có thể gây mất an
ninh trật tự, bất ổn cho xã hội.
Vì vậy đề tài sẽ tập trung phân tích lợi ích, chi phí của các nhóm đối tượng trên.
Đồng thời áp phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mơ phỏng
Monte Carlo để thấy các biến số đầu vào quan trọng của dự án (VD: Đơn giá bồi
thường, hỗ trợ, thời gian bồi thường, lãi vay, lạm phát, giá đất tính tiền sử dụng đất khi
đấu giá…) thay đổi thì các kết quả, các kịch bản có thể xảy ra như thế nào đến lợi ích
của các nhóm đối tượng có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu kinh tế sẽ được thực hiện như sau:
1.

Nhóm đánh giá hiệu quả cơ chế:

1.1 Theo quan điểm tổng mức đầu tư (quan điểm của các tổ chức tín dụng)
Để có đủ nguồn vốn thực hiện dự án, Trung tâm phát triển quỹ đất (chủ đầu tư) cần
19


huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó có đi vay. Các tổ chức tín dụng để ra quyết định
có cho vay hay khơng cần xem xét các lợi ích và chi phí của dự án theo giá tài chính, số
vốn cần vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ đó đánh giá khả năng trả nợ. Dịng tiền rịng theo
quan điểm tổng đầu tư được tính từ lợi ích tài chính, chi phí tài chính theo cơng thức:
Ngân lưu tổng mức đầu tư (A) = Lợi ích tài chính trực tiếp - Chi phí tài chính trực

tiếp
1.2. Theo quan điểm chủ đầu tư (quan điểm của Trung tâm phát triển quỹ đất)
Chủ đầu tư sẽ xem xét mức lợi nhuận rịng của dự án so với những gì nhận được
khi khơng có dự án bằng cách xác định dịng ngân lưu tài chính rịng khi khơng có nợ
vay. Dịng ngân lưu tài chính rịng là khoản chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền
ra được xác định theo công thức:
Ngân lưu chủ đầu tư (B) = A + Giải ngân nợ vay – Trả lãi và nợ vay
Xác định ngân lưu chủ đầu tư trong trường hợp dự án sử dụng địn bẩy tài chính
trong suốt vịng đời dự án.
Song song với hiệu quả của chủ đầu tư, đề tài cũng sẽ xem xét lợi ích tài chính của
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tương ứng với các kịch bản Nhà nước
thu hồi đất.
1.3. Theo quan điểm kinh tế
Xác định ngân lưu rịng của dự án trên quan điểm tồn bộ nền kinh tế, thiệt hại nền
kinh tế bỏ ra được xem là chi phí, các ngoại tác tích cực do dự án đem lại được xem là
lợi ích. Các khoản chuyển giao như vốn vay, thuế…không ảnh hưởng đến phúc lợi của
nền kinh tế do lợi ích của đối tượng này sẽ là thiệt hại của đối tượng khác. Ngân lưu
ròng theo quan điểm kinh tế được xác định theo công thức:
Ngân lưu kinh tế = Lợi ích tính theo giá kinh tế - Chi phí tính theo giá kinh tế
Sử dụng quan điểm kinh tế để xem xét tính khả thi về mặt kinh tế của dự án. Dự án
tạo quỹ đất sạch của Thành phố sẽ tạo ra các lợi ích cho nền kinh tế gồm:
- Đẩy nhanh tiến độ tạo quỹ đất sạch để xây dựng các công trình cơng cộng, khu
tái định cư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đẩy nhanh tiến độ tạo quỹ đất sạch để triển khai các cơng trình thương mại, dịch
vụ, sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.4. Theo quan điểm xã hội
Khi thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác nhau, một số đối tượng
được hưởng lợi và một số bị thiệt hại. Cần phân tích q trình phân phối thu nhập để có
những chính sách như trợ cấp hoặc thu thuế đối với các đối tượng bị thiệt hại hoặc được
hưởng lợi. Ngân lưu ròng mà dự án đem lại được xác định bằng cơng thức:

Ngân lưu rịng quan điểm tồn xã hội = Ngân lưu ròng quan điểm kinh tế - Ngân
lưu rịng quan điểm tài chính

20


Và sử dụng suất chiết khấu kinh tế
Dự án mang đến lợi ích và chi phí cho nhiều đối tượng liên quan như:
- Chính quyền địa phương và các tổ chức tham gia quá trình tạo quỹ đất sạch
- Các hộ dân bị thu hồi đất
- Nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án tạo quỹ đất sạch
- Người dân sống lân cận, người dân chịu tác động từ dự án
- Các dự án kinh doanh thứ cấp từ quỹ đất sạch
Đề tài xác định mức hưởng lợi hoặc thiệt hại cụ thể với từng nhóm đối tượng này
để đưa ra các chính sách phù hợp.
2. Nhóm phương pháp phân tích tài chính, kinh tế, rủi ro:
2.1 Phương pháp phân tích tài chính
Sử dụng phương pháp chiết khấu ngân lưu lợi ích và chi phí tài chính, trong đó 2
chỉ tiêu được xem xét đối với dự án là giá trị hiện tại rịng tài chính và suất sinh lời nội
tại tài chính.
Chi phí tài chính của dự án: gồm chi phí lập kế hoạch, dự tốn và đề án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, chi phí kinh doanh.
Lợi ích tài chính của dự án: gồm doanh thu từ bán đất sạch.
2.1.1 Giá trị hiện tại rịng tài chính
Đối với một dự án, do các khoản chi phí và doanh thu thường phát sinh ở những
thời điểm khác nhau và xảy ra trong suốt vịng đời dự án. Để có cơ sở phân tích, cần
chiết khấu lợi ích và chi phí của dự án về cùng một thời điểm và tính giá trị hiện tại rịng
NPV tài chính.
n


Giá trị hiện tại rịng được tính theo cơng thức: NPV = ∑
i =1

Bi − Ci
(1 + r ) i

Trong đó:
Bi là lợi ích tài chính dự án cuối năm i;
Ci là chi phí tài chính dự án cuối năm i;
r là suất chiết khấu (CĐT, WACC)
2.1.2 Suất sinh lời nội tại tài chính
Chỉ số IRR tài chính thể hiện mức độ sinh lời của dự án hay suất sinh lời trung
bình trong suốt vòng đời dự án, IRR làm cho NPV tài chính bằng 0.

21


n

NPV = 0 = ∑
i =1

Bi − Ci
(1 + IIR) i

Trong đó:
Bi là lợi ích tài chính dự án cuối năm i;
Ci là chi phí tài chính dự án cuối năm i;
IRR là suất sinh lời nội tại.
2.2 Phương pháp phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế của dự án dựa theo tài liệu hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích
cho các quyết định đầu tư (Glenn Jenkins và Arnold Harberger, 1995). 6
2.2.1 Những lợi ích kinh tế đạt được khi xây dựng dự án là: thông qua việc hình
thành quỹ đất sạch để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố:
-

Rút gọn thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian quy trình tạo quỹ đất sạch.
Đẩy mạnh cơng tác thu hút đầu tư.
Tiết kiệm thời gian trong việc giải tỏa so với các dự án trước.
Tiết kiệm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư tư nhân.
Giá trị đất tăng lên nhờ dự án.

Ngoài ra, dự án cịn mang lại các ngoại tác tích cực như:
- Chỉnh trang và nâng cấp đô thị, nông thôn về cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội.
- Tạo giá trị gia tăng cho các sinh hoạt cộng đồng khác tại khu vực tạo quỹ đất
sạch.
- Tạo nguồn thu hợp lý cho chủ đầu tư và ngân sách Thành phố, góp phần thu hút
đầu tư.
2.2.2 Chi phí kinh tế khi thành lập quỹ đất sạch: là chi phí đầu tư, vận hành.
Ngoại tác tiêu cực như: người bị thu hồi đất sẽ mất đi không gian sống, phong tục
tập quán, di chuyển chỗ ở…
Phân tích kinh tế vẫn sử dụng phương pháp chiết khấu ngân lưu lợi ích và chi phí
kinh tế, trong đó 2 chỉ tiêu được xem xét đối với dự án là giá trị hiện tại ròng kinh tế
(dùng suất chiết khấu kinh tế) và suất sinh lời nội tại kinh tế.
2.3. Phân tích rủi ro:
Đề tài sẽ xem xét các biến số đầu vào quan trọng (VD: Đơn giá bồi thường, hỗ trợ,
thời gian bồi thường, lãi vay, lạm phát, giá đất thu tiền sử dụng đất khi đấu quá quyền sử
dụng đất…) thay đổi thì các kết quả, các kịch bản có thể xảy ra như thế nào bằng các
phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích mơ phỏng Monte Carlo.

Glenn P. Jenkins and Arnold C. Harberger, 1995, Sách hướng dẫn phân tích lợi ích chi phí của các quyết định
đầu tư, Harvard Institute for International Development.
6

22


3. Các nguồn dữ liệu cần phân tích
Để đảm bảo tính khả thi của mơ hình phân tích kinh tế về dự án tạo quỹ đất sạch,
các thông số được thiết lập như sau:
-

Chi phí đầu tư được tính dựa trên quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng;

- Các khoản thu từ việc khai thác quỹ đất sạch như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
là dựa trên các dự án đã thực hiện;
- Các khoản thuế, lệ phí được tính theo quy định Nhà nước; lãi vay được tính theo
mức lãi suất trần cho vay của Ngân hàng Nhà nước;
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chi phí khác có liên quan được tính
theo quy định của pháp luật và khảo sát khả năng chấp thuận của người dân.
Mấu chốt của vấn đề là vốn để đầu tư, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức
hữu quan và sự đồng thuận của người dân có bị thu hồi đất. Vì vậy, các phiếu điều tra
được thiết kế để xây dựng các kịch bản với điều kiện nào thì người dân đồng ý giao đất
và nhà đầu tư đồng ý góp vốn thực hiện dự án.
Người bị thu hồi đất được chia làm 03 nhóm cơ bản như sau:
1. Đất nơng nghiệp
2. Đất ở
3. Đất sản xuất, kinh doanh
Để đảm bảo ý nghĩa thống kê khi phân tích, đề tài sẽ thu thập 40 mẫu cho mỗi
nhóm và dự kiến thu thập 120 mẫu đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân.
Việc tiến hành khảo sát người có đất bị thu hồi được đặt trong bối cảnh giả định
rằng nếu lợi ích dự án lớn hơn tiền gửi ngân hàng, lợi tức cổ phiếu bình quân trên thị
trường chứng khốn thì sẽ có nhà đầu tư góp vốn cho Trung tâm phát triển quỹ đất.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và các chủ thể liên quan:
Người thực hiện tạo quỹ đất sạch (04 - 05 phiếu);
Là những người trực tiếp thực hiện việc khai thác và phát triển quỹ đất, nhóm đối
tượng này sẽ đưa ra góc nhìn thực tiễn về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
thực hiện, cũng như những kiến nghị (nếu có) xuất phát từ thực tiễn.
(ii)
Nhà khoa học (04 - 05 phiếu);
Là những nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực này, các
nhà khoa học sẽ đưa ra những ý kiến phân tích từ góc độ lý luận, pháp lý để lý giải
những điểm hợp lý và chưa hợp lý khi thực hiện đầu tư phát triển quỹ đất và những rủi
ro có thể xảy ra trên thực tiễn. Đồng thời, thơng qua phỏng vấn nhóm đối tượng này,
những khó khăn từ thực tiễn cũng sẽ được đưa ra để tham vấn, nhằm tìm được những
giải pháp phù hợp cả góc độ lý luận và thực tiễn.
(iii) Chính quyền địa phương (quận, huyện, phường, xã) và một số nhà quản lý có
(i)

23


liên quan đến tạo quỹ đất sạch (08 - 10 phiếu);
Chính quyền địa phương với vai trị là cơ quan quản lý chung tại địa phương, trong
đó, Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng
năm, và một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng đất hàng năm là
xác định diện tích đất trong vùng phụ cận để thu hồi tạo quỹ đất tổ chức bán đấu giá. Vì
vậy, việc phỏng vấn nhóm đối tượng này sẽ giúp xác định được nhu cầu, định hướng và
phương thức khai thác có hiệu quả quỹ đất sạch của địa phương.

(iv)
Doanh nghiệp (08 - 10 phiếu)
Là những đối tượng thụ hưởng và trực tiếp sử dụng quỹ đất đã được đầu tư trước
đây, thơng qua phỏng vấn nhóm này sẽ giúp xác định được nhu cầu sử dụng, đánh giá
hiệu quả về mặt kinh tế của chính sách tạo quỹ đất sạch, cũng như những khó khăn về
mặt thủ tục pháp lý có liên quan đến việc sử dụng đất thơng qua cơ chế này.
(v) Người dân có đất bị thu hồi (120 phiếu)
Người dân bị thu hồi đất là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi Nhà nước
thực hiện cơ chế tạo quỹ đất sạch. Thông qua khảo sát nhóm người bị thu hồi đất, nhóm
nghiên cứu sẽ xác định được những ý kiến, đề xuất chính đáng từ phía người bị thu hồi
đất, qua đó, trên cơ sở ý kiến từ các bên có liên quan, nhóm sẽ đưa ra một cơ chế đầu tư
khai thác quỹ đất có thể được thực hiện thuận lợi, nhưng vẫn đảm bảo hài hồ lợi ích
giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người dân.
18

Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước:

[Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề
tài (kể cả tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu) và nội dung công việc tham gia trong đề tài;
khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính - nếu có]
* Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ
- Hỗ trợ nghiên cứu thực tế về cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư;
- Hỗ trợ khảo sát, phỏng vấn các nhóm đối tượng nghiên cứu;
- Hỗ trợ nghiên cứu các quy định, chính sách của địa phương về tạo quỹ đất sạch thu hút
đầu tư.
* Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ
- Hỗ trợ nghiên cứu số liệu thực tiễn và vốn trong tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư tại
Cần Thơ;
- Hỗ trợ khảo sát, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu;
- Hỗ trợ nghiên cứu chính sách và thực tiễn tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư tại Cần Thơ.


24


* Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
thành phố Cần Thơ
- Tham khảo kinh nghiệm về đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
- Tham khảo cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm đáp ứng các quyền lợi chính
đáng của người dân có đất bị thu hồi được thực hiện trong quá trình thu hồi đất nhằm
tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.
- Kinh nghiệm về đánh giá lợi ích, hiệu quả của dự án trước và sau quá trình giải phóng
mặt bằng dưới góc độ kinh tế- xã hội và góc độ ổn định đời sống người dân.

19 Phương án hợp tác quốc tế: (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với
đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức
thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp
tác đối với kết quả của đề tài)
20

Kế hoạch thực hiện:

ST
T

Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện
(các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm phải

đạt

Thời gian thực
hiện
(bắt đầu,
kết thúc)

Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*

1.

Sưu tầm và xử lý các tài Tài liệu, sách, tạp 8/2017
liệu về tạo quỹ đất sạch thu chí, các cơng 9/2017
hút đầu tư
trình nghiên cứu

– PGS.TS
Phan Trung
Hiền

2.

Hệ thống hóa tất cả các quy Văn bản quy 8/2017
định về tạo quỹ đất sạch phạm pháp luật ở 9/2017
thu hút đầu tư
Trung ương và
địa phương


– PGS.TS
Phan Trung
Hiền

3.

Xây dựng đề cương chi tiết Đề cương chi tiết
đề tài nghiên cứu

– PGS.TS
Phan Trung
Hiền

4.

Hệ thống và đánh giá quy Báo cáo hệ thống, 1 tháng (9/2017
định của pháp luật về tạo phân tích, đánh – 10/2017)
quỹ đất sạch
giá quy định pháp
luật hiện hành về
vấn đề nghiên
cứu

Th.s Châu
Hoàng Thân

Tổng hợp Nội dung 1:
½
tháng
Chuyên

đề
1:
Hệ
Nghiên cứu tổng quan về cơ
(01/10/2017 –
chế tạo quỹ đất sạch và hệ
15/10/2017)
thống và đánh
thống, đánh giá các quy
định của pháp luật về tạo giá các quy định
quỹ đất sạch thu hút đầu tư

PGS.TS
Phan Trung
Hiền

5.

25

8/2017
9/2017

Th.s
Trần
Vang Phủ

Th.s Châu
Hoàng Thân



×