PHÒNG GD&ĐT GIO LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH GIO PHONG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gio Phong, ngày 21 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG
Năm học 2010 - 2011
Căn cứ công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010 của Bộ GD&ĐT về
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2010 - 2011.
Thực hiện chủ đề: “Năm hoc tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng
giáo dục”. Hướng dẫn kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT Quảng Trị và thực hiện điểm
“nhấn” của sở GD&ĐT Quảng Trị: “Đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc
tổ chức kiểm tra, chấm điểm, đánh giá học sinh”.
Căn cứ ké hoạch của phòng GD&ĐT GIo linh số 195/BC-GD&ĐT ngày 20/9/2010
về thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 cấp tiểu học.
Với trách nhiệm là hiệu trưởng nhà trường bản thân tôi xây dựng kế hoạch thực hiện
đổi mới công tác quản lý năm học 2010-2011 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Năm học 2010-2011 Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương chính sách để
phát triển giáo dục và đào tạo, động viên đội ngũ CBGV .
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn
thể địa phương có sự quan tâm, động viên tạo điều kiện giúp nhà trường thực hiện hoàn
thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, yêu
nghề, yên tâm công tác. Trình độ CBGV, NV đạt chuẩn 100% , trình độ CĐ. ĐH có 19/30 đ/c .
Học sinh chăm ngoan, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, chất lượng giáo dục hàng
năm duy trì và phát triển, chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Số học sinh đạt học sinh giỏi các cấp
khá cao so với các trường trong cụm, huyện.
Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm đúng mức và đã phát huy hiệu quả đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo.
Nhà trường tiếp tục thi đua giữ vững và phát huy tốt hiệu quả trường đạt chuẩn Quốc gia.
2. Khó khăn: Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương tuy đã đạt được một số thành
tựu song Gio Phong vẫn là xã còn nhiều hộ nghèo điều đó ảnh hưởng đến việc đầu tư cho
giáo dục.
Một số phụ huynh do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn nên chưa thực sự
quan tâm đến việc giáo dục con em.
Công tác quản lí giáo dục vẫn còn một số bất cập, việc thực hiện đổi mới PPDH
chưa trở thành hành động tự giác của cán bộ, giáo viên còn mang nặng yếu tố hình thức và
thiếu các điều kiện thực hiện.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
- Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, góp phần phát triển sự nghiệp GD&ĐT
của địa phương
- Giúp Hiệu trưởng nắm được yêu cầu về đổi mới quản lí trên cơ sở đó đó tạo bước
chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới công tác quản lí và đổi mới PPDH.
Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy để góp phần thúc
đẩy đổi mới PPDH.
- Duy trì và phát triển vững chắc nâng cao hiệu quả trường tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia mức độ II.
2. Nhiệm vụ
a. Công tác quản lý của hiệu trưởng.
- Tăng cường học tập bồi dưỡng về công tác quản lí, chỉ đạo nhà trường. Tập trung
xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực, quản lí hiệu quả công việc đảm bảo duy trì và
phát huy tốt hiệu quả của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc dạy học theo chương trình đảm bảo chuẩn kiến thức,
kỹ năng. Đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên theo QĐ số
14/BGD&ĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương đổi mới Quản lí. Động viên CBGV thực
hiện kế hoạch và có những đánh giá kết quả công bằng khách quan để định hướng hoạt
động cho những năm học tiếp theo.
- Quản lý đầy đủ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức có hiệu quả
các hoạt động giáo dục. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo đúng quy định.
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
của Chương trình giáo dục phổ thông, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Tăng cường vai trò của LĐ trong quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục, chỉ
đạo đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường chi tiết, có chất lượng, phù hợp với
đặc điểm đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, phát huy vai trò tích cực, tự giác, hứng
thú học tập của học sinh, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện giữa các thành viên
trong đơn vị, uốn nắn thái độ, hành vi thiếu văn hóa; ngăn ngừa bạo lực trong cơ sở giáo
dục.
- Chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp giáo viên;
tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp tổ, cấp trường, cụm
trường, địa phương, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến.
Tiếp tục phát động phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học hoặc có thể có những cải
tiến trong việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học đã được cấp phát, tổ chức trưng bày, giới
thiệu ở trường. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán ở đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo
địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức xã hội, với gia đình và cộng
đồng để nâng cao chất lượng giáo dục.
b. Chỉ đạo công tác hoạt động dạy học của giáo viên
- Hiệu trưởng cần trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho đội
ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Quan tâm đến việc bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng trong việc thực hiện chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Chỉ đạo GV biết cách thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học,
làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.
- Chỉ đạo mỗi giáo viên đều có ít nhất một đổi mới PPDH trên các mặt sau :
+ Đổi mới phương pháp dạy học: Tăng tính chủ động, thái độ học tập tích cực của
học sinh, khắc phục hoàn toàn kiểu dạy theo lối "đọc - chép". Dạy bám sát chuẩn kiến thức,
kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết
kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải, bồi dưỡng năng lực độc
lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo của học sinh.
Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và bồi dưỡng học sinh
tham dự kì thi học sinh giỏi các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. Chú trọng thực hành, thí nghiệm, rèn khả năng tự học cho học sinh.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "Hai không". Coi
trọng việc phân tích kết quả kiểm tra qua đó điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập.
Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo
dục phổ thông với ba cấp độ:
Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo, với các bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm dành tối
thiểu 50% làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tao từ đó bảo đảm dạy học
sát đối tượng, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh và hướng dẫn học sinh
biết tự đánh giá năng lực của bản thân. Tích cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh
giá các môn học kiểm tra, đánh giá.
+ Tích cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh giá các môn học, làm các đề thi học
sinh giỏi tỉnh, huyện, các đề tuyển sinh từ đó có thêm các kiến thức về ra đề. Thực hiện
đúng theo quy định của Thông Tư số 32/2009/TT- GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học
sinh.
+ Đối với các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng
hạn chế yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng của
môn học; ra đề mở để phát huy tính độc lập tự chủ sáng tạo của học sinh.
III. BIỆN PHÁP
- Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ, hướng dẫn của Sở và phòng GD&ĐT huyện
về việc đổi mới PPDH đến từng tổ chuyên môn, từng giáo viên, yêu cầu thực hiện đúng
tinh thần nội dung chỉ đạo.
- Hướng dẫn và chỉ đạo sát sao đội ngũ xây dựng kế hoạch cụ thể về việc đổi mới
PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm các công việc:
+ Xây dựng nội dung kế hoạch.
+ Chuẩn bị soạn bài, đồ dung dạy học.
+ Tổ chức giờ dạy đảm bảo đúng quy trình, nhẹ nhàng, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ
năng.
+ Tổ chức thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp cụm, cấp huyện và cấp
tỉnh trên cơ sở đó góp ý hoàn chỉnh kế hoạch, định ra được một số tiêu chí chung cho phù
hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
+ Tiếp tục ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới, xây dựng ngân hàng đề trao đổi đề
học hỏi.
+ Chấm, trả bài, phân tích kết quả các bài kiểm tra để có sự điều chỉnh, rút ra bài học
kịp thời. Tiếp cận với các thông tin từ trang Website của Phòng và Sở.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH.
Trên đây là một số nội dung trọng tâm kế hoạch thực hiện đổi mới công tác quản lí
của hiệu trưởng năm học 2010-2011.
Người viết
Thái Cần