Vũ Anh Đào và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 85 – 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ở MỨC PHÂN TỬ CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG (Glycine max (L.) Merrill) ĐỊA PHƯƠNG
Vũ Anh Đào
1
, Nguyễn Vũ Thanh Thanh
2
, Chu Hoàng Mậu
3*
1
Trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên
2
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
3
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sử dụng chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA- đa hình DNA được
nhân bản ngẫu nhiên) với 10 mồi ngẫu nhiên có kích thước 10bp để phân tích sự
đa dạng di truyền của 16 giống đậu tương (Glycine max (L.) Merrill), trong đó có
14 giống địa phương (HG, HD, CB1, QN, HT, QNG, CB2, CB3, DL, KH, TN,
BC, SL, LS) và 2 giống trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta (VX93 và DT-84). Kết
quả nghiên cứu cho thấy, có 7 mồi thể hiện tính đa hình, t rong đó mồi M1 và M2
cho tính đa hình cao. T ổng số phân đoạn DNA được nhân bản khi phân tích với
10 mồi ngẫu nhiên là 56; hệ số tương đồng di truyền của 16 đậu tương nghiên
cứu dao động từ 0,745-0,963. Khoảng cách di truyền và biểu đồ hình cây đư ợc
thiết lập nhờ phương pháp UPGMA, kết quả cho thấy 16 giống đậu tương được
chia thành 2 nhóm với khoảng cách di truyền là 16.6%; nhóm I bao gồm hai
giống: QN, HT và nhóm II gồm mười bốn giống còn lại (HG, HD, CB1, QNG,
CB2, CB3, DL, KH, TN, BC, SL, LS, VX93 DT-84) .
Từ khóa: DNA đa hìmh, đa dạng di truyền, đậu tương địa phương, Glycine max,
RAPD.
∗
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là
cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia,
nó không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh
dưỡng và kinh tế mà còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải tạo độ phì và sử dụng
lâu bền nguồn tài nguyên đất. Các giống
đậu tương ở nước ta hiện nay rất phong
phú bao gồm các giống đậu tương nhập
nội, giống lai tạo, giống đậu tương đột
biến và tập đoàn các giống đậu tương địa
phương. Các giống đậu tương địa phương
cũng rất đa dạng, phong phú cả về kiểu
hình và kiểu gen. Đây là nguồn vật liệu
quý cho công tác chọn tạo giống đậu
1. MỞ ĐẦU
∗ Chu Hoàng Mậu, Tel: 0913383289,
Email:
tương phù hợp với điều kiện sản xuất của
từng vùng, miền khác nhau [7].
Đánh giá sự đa dạng di truyền của các
giống đậu tương địa phương nhằm tạo cơ
sở cho công tác lai tạo giống đã và đang
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp
để nghiên cứu sự đa dạng di truyền của
các giống cây trồng nói chung và cây đậu
tương nói riêng như RFLP, AFLP, SSR,
STS, RAPD... Các phương pháp này
không những phát huy hiệu quả mà còn
khắc phục nhược điểm của các phương
pháp chọn giống truyền thống bởi hiệu
quả sàng lọc cao, nhanh và tin cậy.
Trong số các phương pháp kể trên thì
RAPD là phương pháp được sử dụng rộng
rãi, bởi đây là phương pháp dễ thực hiện
Vũ Anh Đào và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 85 – 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
và ít tốn kém mà vẫn đánh giá được sự đa
dạng di truyền và mối quan hệ di truyền ở
mức độ phân tử. Li và cs (2002) khi phân
tích 10 giống đậu tương trồng và đậu
tương dại ở bốn tỉnh của Trung Quốc đã
bổ sung dữ liệu về sự đa dạng chỉ thị phân
tử RAPD của các giống đậu tương này
[6]. Sự đa dạng di truyền của cây đậu
tương dại (Glycine soja Siebold et Zucc.)
ở vùng Viễn Đông của nước Nga cũng đã
được đánh giá ở mức phân tử bởi Seitova
và cs (2004) [9]. Những nghiên cứu về sự
đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể đậu
tương ở Hàn Quốc của Gyu-Taek Cho và
cs (2008) [4], ở Nhật Bản của Xingliang
Zhou và cs (2002) [11], ở Canada của
Woiwng Yong-Bi Fu (2007) [14] đã đư ợc
công bố. Các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật
phân tử để đánh giá tính đa dạng di truyền
của cây đậu tương của Brown-Guedira và
cs (2000) [1], Yiwu Chen và Randall
(2005) [12], Julie Waldron và cs (2002)
[5], Yiwu Chen và cs (2006) [13]. Ở Việt
Nam, Chu Hoàng Mậu và cs (2000) đã sử
dụng kỹ thuật RAPD để phân tích sự sai
khác về hệ gen giữa các dòng đ ậu tương
đột biến với nhau và với giống gốc , tạo
cơ sở cho chọn dòng đ ột biến có triển
vọng [8], Vũ Thanh Trà và cs (2006) sử
dụng kỹ thuật SSR để đánh giá tính đa
dạng di truyền của các giống đậu tương
địa phương có phản ứng khác nhau với
bệnh gỉ sắt [10]. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi trình bày kết quả đánh giá sự đa
dạng di truyền của một số giống đậu
tương địa phương bằng kỹ thuật RAPD
nhằm tạo cơ sở cho việc tuyển chọn các
giống đậu tương chịu hạn, góp phần bảo
tồn và phát triển nguồn gen cây đậu tương
địa phương ở Việt Nam.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
Chúng tôi sử dụng hạt của 16 giống đậu
tương địa phương có chất lượng tốt do
Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm
đậu đỗ thuộc Viện cây lương thực và thực
phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam và Viện Ngô Trung ương cung cấp
có tên và kí hiệu là: Xanh Tiên Đài-Hà
Giang (HG), Cúc Chí Linh-Hải Dương
(HD), Bản Dốc-Cao Bằng (CB1), Vàng
Quảng Ninh-Quảng Ninh (QN), Thường
Tín-Hà Tây (HT), Quảng Ngãi rốn nâu-
Quảng Ngãi (QNG), Xanh Quảng Hoà-
Cao Bằng (CB2), Vàng Phú Nhung-Cao
Bằng (CB3), Chưm ga -Đắc Lắc (DL),
Ninh Dương -Khánh Hòa (KH), Hồng
ngự Phú Bình-Thái Nguyên (TN), Đậu
Miên trắng-Bắc Cạn (BC), Vàng Phù
Yên-Sơn La (SL), Chi Lăng -Lạng Sơn
(LS), VX93 và DT-84.
2.2. Phương pháp
- Tách chiết DNA tổng số theo phương
pháp của Gawel và cs [3]. DNA sau khi
tách chiết được kiểm tra trên gel agarose
0,8%, xác định hàm lượng trên máy đo
quang phổ và pha loãng về nồng độ sử
dụng 10ng/µl.
- Phản ứng RAPD được tiến hành với các
mồi ngẫu nhiên theo phương pháp của
Foolad và cs (1990) [2]. Phản ứng RAPD
được thực hiện trong 25µl dung dịch chứa
2 µl đệm PCR + 2 µl MgCl
2
(2,5mM) +
1,2 µl dNTPs (2,5mM) + 1,6 µl mồi
(10mM) + 0,4 µl Taq polymerase (5U) +
0,8 µl DNA khuôn (10ng/ µl) +17 µl H
2
O
và được tiến hành trong máy PCR System
9700. Sản phẩm RAPD được điện di trên
gel agarose 1,8%, nhuộm ethidium
bromide và chụp ảnh.
- Sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên cho phản
ứng RAPD, mỗi mồi dài 10 nucleotide,
thông tin về trình tự các mồi sử dụng
được trình bày trong bảng 1.
- Dựa vào hình ảnh điện di sản phẩm
RAPD, thống kê các băng xuất hiện và
không xuất hiện, phân tích số liệu RAPD
trên máy vi tính dựa vào phần mềm
NTSYSpc-2.02i (Applied Biostatistics
Inc., USA,1998).
Bảng 1. Trình tự các nucleotide của 10 mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu
Tên mồi Trình tự mồi Tên mồi Trình tự mồi
Vũ Anh Đào và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 85 – 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
M1 5’AACCGACGGG 3’ M6 5’GGGAAGGACA 3’
M2 5’GAAACACCCC3’ M7 5’CCAGACCCTG 3’
M3 5’GCCACGGAGA3’ M8 5’CGCTGTGCAG 3’
M4 5’CTGCTGGGAC3’ M9 5’CCGCGTCTTG3’
M5 5’GGGGGTCGTT 3’ M10 5’GGAAGCCAAC3’
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân tích đa hình DNA
bằng kỹ thuật RAPD
Tách DNA tổng số từ lá non của đậu
tương sau đó được kiểm tra độ tinh sạch
và xác định hàm lượng thông qua điện di
trên gel agarose 0,8% và đo phổ hấp thụ ở
các bước sóng 260nm, 280nm trên máy
quang phổ, kết quả cho thấy DNA tổng số
được tách từ các mẫu lá các giống đậu
tương có hàm lượng cao dao động từ
843,5- 1220,5 μg/ml, băng vạch DNA
gọn, không đứt gãy và tương đ ối sạch, tỷ
lệ OD206/OD280 đạt từ 1,78-1,98. Sau
khi tách chiết DNA tổng số, chúng tôi pha
loãng DNA về nồng độ 10ng/µl và tiến
hành phản ứng RAPD với 10 mồi ngẫu
nhiên ở trên. Kết quả cho thấy, tổng số
các phân đoạn DNA được nhân bản với
10 mồi là 56 phân đoạn, trong đó có 21
phân đoạn cho tính đa hình (chiếm 37,5%)
và không đa hình là 35 phân đoạn (62,5%).
Kích thước các phân đoạn DNA được
nhân bản trong khoảng từ 250-3000bp. Số
lượng các phân đoạn tương ứng với mỗi
mồi nằm trong khoảng 3-9, trong đó mồi
M9 nhân bản được ít nhất (3 phân đoạn)
còn mồi M3 và M5 nhân được nhiều nhất
(9 phân đoạn). Trong số 10 mồi nghiên
cứu, có 3 mồi không biểu hiện tính đa
hình đó là các mồi M5, M7 và M10. Mức
độ đa hình của 7 mồi còn lại là 28,6 –
100%, trong đó mồi M2 cho tỷ lệ đa hình
cao nhất và thấp nhất là mồi M4. Kết quả
thể hiện ở bảng 2.
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm RAPD với mồi M1 và M8
250
bp
500 bp
1500 bp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 M
2000 bp
M1
500 bp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 M
250 bp
750 bp
1000 bp
M8
Vũ Anh Đào và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 85 – 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ghi chú: 1.HG, 2.HD, 3.CB1, 4.QN, 5.HT, 6.QNG, 7CB2, 8.CB3, 9.DL, 10.KH,
11.TN, 12.BC, 13.SL, 14.LS, 15.VX93, 16.DT-84
Bảng 2. Thống kê các phân đoạn DNA được nhân bản với 10 mồi ngẫu nhiên
Mồi
Số phân
đoạn DNA
Số phân đoạn đa
hình
Số phân đoạn
đơn hình
Tỷ lệ phân
đoạn đa hình
(%)
M1 6 5 1 83,3
M2 4 4 0 100,0
M3 9 5 4 55,6
M4 7 2 5 28,6
M5 9 0 9 0,00
M6 4 1 3 25,0
M7 4 0 4 0,00
M8 4 3 1 75,0
M9 3 1 2 33,3
M10 6 0 6 0,00
Tổng 56 21 35 37,5
Giá trị PIC được sử dụng khi phân tích
thông tin đa hình. Giá trị PIC không chỉ
liên quan tới tỷ lệ phân đoạn DNA đa
hình mà còn liên quan trực tiếp với số
lượng cá thể cùng xuất hiện phân đoạn đa
hình lớn hay nhỏ. Số liệu bảng 3 phù hợp
với tỷ lệ đa hình của các phân đoạn DNA
được nhân bản ở bảng 2. Giá trị PIC của
các mồi M5, M7 và M10 là 0 (không đa
hình). Tuy nhiên, giá trị PIC của mồi M1
là 0,82 (đa hình cao nh ất) cao hơn so với
mồi M2. Như vậy, khi phân tích với mồi
M1, số cá thể xuất hiện phân đoạn đa hình
cao hơn so với mồi M2. Hầu hết các mồi
đều cho tính đa hình thấp (PIC < 0,5).
Trong 7 mồi cho tính đa hình v ề phân
đoạn DNA được nhân bản chỉ có hai mồi
M1 và M2 cho giá trị PIC > 0,5 điều này
cho thấy mức độ đa dạng về phân đoạn
DNA không cao của các mẫu đậu tương
mà chúng tôi nghiên cứu. Như vậy, với 10
mồi ngẫu nhiên đã ch ỉ ra được sự đa dạng
di truyền của 16 giống đậu tương có
nguồn gốc khác nhau.
Bảng 3. Thông tin đa hình (PIC) của 16
giống
đậu tương
TT Mồi PIC TT Mồi PIC
1 M1 0.82 6 M6 0.23
2 M2 0.63 7 M7 0.00
3 M3 0.43 8 M8 0.38
4 M4 0.31 9 M9 0.34
5 M5 0.00 10 M10 0.00
3.2. Mối quan hệ di truyền của các
giống đậu tương nghiên cứu
Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản
phẩm RAPD, chúng tôi thống kê các băng
điện di (xuất hiện=1, không xuất hiện=0)
và xử lý số liệu số phân tích RAPD bằng
phần mềm NTSYSpc version 2.0i nhằm
xác định khoảng cách di truyền giữa các
mẫu đậu tương nghiên cứu thông qua hệ
số tương đồng di truyền và biểu đồ hình
cây. Để xác định quan hệ di truyền, chúng
tôi đã tiến hành xác định giá trị tương
quan kiểu hình theo ba phương pháp tính
hệ số di truyền giống nhau (phương pháp
của Jaccard, của Nei & Li, của Sokal) với
bốn kiểu phân nhóm (WPGMA, UPGMA,
liên kết hoàn toàn và liên kết đơn lẻ)
(bảng 4). Biểu đồ hình cây đư ợc thiết lập
Vũ Anh Đào và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 85 – 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dựa trên giá trị tương quan cao nhất với
các giá trị khi r ≥ 0,9: tương quan rất chặt,
r = 0,8 - 0,9: tương quan chặt, r = 0,7 -
0,8: tương quan tương đối chặt, r ≤ 0,7:
tương quan không chặt. Kết quả bảng 6
cho thấy, giá trị tương quan kiểu hình (r)
của 16 mẫu đậu tương nghiên cứu đều
thấp, trong phạm vi từ không chặt tới
tương đối chặt. Cụ thể giá trị r dao động
từ 0,48727- 0,79571. Điều này có thể lý
giải bởi hầu hết đây là các giống đậu
tương địa phương. Giá trị tương quan kiểu
hình (r) lớn nhất 0,79571 khi tính theo hệ
số di truyền SM và kiểu phân nhóm
UPGMA.
Kết quả xác định hệ số đồng dạng di tryền
được thể hiện ở bảng 5. Kết quả phân tích
cho thấy có sự sai khác di truyền giữa các
giống đậu tương nghiên cứu. Hệ số tương
đồng giữa 16 giống đậu tương nghiên cứu
dao động từ 0,745-0,963. Trong đó, hai
giống có hệ số đồng dạng di truyền lớn
nhất là HD và HG (0,963), hai giống có
hệ số đồng dạng nhỏ nhất là TN và QN
(0,745).
Vì vậy, sơ đồ hình cây đư ợc thiết lập theo
hệ số di truyền giống nhau SM và kiểu
phân nhóm UPGMA (hình 2). Biểu đồ
hình cây tạo được khi phân tích 16 mẫu
đậu tương sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên
chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm I: bao gồm hai giống QN và HT có
hệ số tương đồng là 0,918 và sai khác với
các giống thuộc nhóm II là 16.6% (1-
0,834).
Bảng 4. Giá trị tương quan kiểu hình (r)
UPG
MA
WPG
MA
Liên
kết
Liên
kết
SM
0,795
71
0,645
12
0,754
86
0,487
27
Dice
0,781
17
0,629
54
0,617
45
0,512
93
Jacc
ard
0,785
81
0,640
80
0,629
09
0,527
99
Nhóm II: bao gồm 14 giống còn lại và
tiếp tục phân thành hai nhóm phụ (PI và
PII). Sự sai khác gữa hai nhóm phụ là
10,6% (1- 0,894). Nhóm phụ PI có chứa 4
mẫu HG, HD, QNG và CB1 với mức độ
sai khác di truyền từ 3,70 - 8,75% (1-
0,963 và 1- 0,9125). Nhóm phụ PII có số
lượng mẫu lớn nhất bao gồm 10 mẫu
(CB2, CB3, DL, KH, DT84, VX93, BC,
LS, TN, SL).
4. KẾT LUẬN
- Đã tách chiết và tinh sạch DNA tổng số
từ lá non của 16 giống đậu tương. Dung
dịch DNA đảm bảo chất lượng cho các thí
nghiệm phân tích DNA.
- Sử dụng kỹ thuật RAPD với 10 mồi
ngẫu nhiên đã nhân bản được 56 phân
đoạn DNA, trong đó có 21 phân đoạn đa
hình (chiếm 37,5%). Phân tích đa dạng di
truyền của 16 giống đậu tương địa
phương cho thấy, hệ số tương đồng di
truyền của 16 giống đậu tương dao động
từ 0,745-0,963 và các giống đậu tương
nghiên cứu được chia thành 2 nhóm
chính: Nhóm I bao gồm hai giống: QN,
HT và nhóm II bao gồm 14 giống còn lại
với hệ số sai khác di truyền giữa hai nhóm
là 16.6%.