Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

TÀI LIỆU HỌC TẬP HỌC PHẦNTIẾNG VIỆT THỰC HÀNH(Lưu hành nội bộ, dành cho sinh viên ĐH và CĐ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.77 KB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TÀI LIỆU HỌC TẬP HỌC PHẦN

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

(Lưu hành nội bộ, dành cho sinh viên ĐH và CĐ)

NĂM - 2010

1


NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TÀI LIỆU
- Tập tài liệu này chỉ là kiến thức cơ sở, được dùng để tương tác trong q
trình học. Nó cịn có nhiều khiếm khuyết cần được phát hiện, bổ sung và
điều chỉnh.
- Người học phải đọc kỹ tài liệu và chuẩn bị các câu hỏi, các nội dung yêu
cầu giải quyết trước khi tham gia học tập trên lớp.
- Người học có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác để hồn thiện kiến
thức mơn học.
Chương 1
VĂN BẢN
1. KHÁI QT VỀ VĂN BẢN
1.1. Văn bản là gì
Xét các ví dụ:
Ví dụ 1: Loại thực vật này không chỉ bắt ăn những loại cơn trùng mà có thể
“ăn thịt” cả những con nhái nhỏ. Nhưng trên thế giới cịn có những lồi thực
vật ăn động vật, gọi là các loài cây ăn thịt. Động vật ăn thực vật là điều ai cũng
biết. Loại thực vật này trên thế giới có khoảng 500 lồi.


Ví dụ 2: Động vật ăn thực vật là điều ai cũng biết. Nhưng trên thế giới cịn
có những lồi thực vật ăn động vật, gọi là các loài cây ăn thịt. Loại thực vật này
không chỉ bắt ăn những loại cơn trùng mà có thể “ăn thịt” cả những con nhái
nhỏ. Loại thực vật này trên thế giới có khoảng 500 lồi.
So sánh hai ví dụ trên ta thấy: ở hai ví dụ trên đều có một số câu, chữ như
nhau nhưng ví dụ 2 là một thể hồn chỉnh có giá trị tạo nên một thơng tin có
tính chất logic trọn vẹn. Cịn ví dụ 1 là một chuỗi lộn xộn không đủ khả năng
tạo nên một thông tin hồn chỉnh. Người đọc khơng hiểu người viết muốn nói
gì. Mặc dù, nếu tách rời từng câu, mỗi câu vẫn là một chỉnh thể ngữ pháp, đúng
với văn phạm tiếng Việt.
Như vậy, nếu ta có một loạt câu đúng nhưng không được sắp xếp, tổ chức
theo một phương thức nhất định thì khơng thể trở thành văn bản.
2


Khi giao tiếp, người nói phải thực hiện việc lập mã, nghĩa là chuyển nội
dung ý nghĩa thành ngôn bản, còn người nghe phải thực hiện việc giải mã,
nghĩa là tìm ra ý nghĩa của ngơn bản tiếp nhận được. Đó là q trình tạo lập
ngơn bản của người nói và phân tích ngơn bản của người nghe. Một ngơn bản
được biểu hiện bằng chữ viết sẽ được gọi là một văn bản.

 Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ở dạng viết, thường là
tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hồn chỉnh về hình thức, có
tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
1.2. Đặc trưng của văn bản
1.2.1. Tính mục đích
Mỗi một văn bản hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Tức là phải
trả lời cho câu hỏi: Viết văn bản nhằm mục đích gì? Viết để làm gì? Mục tiêu
của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung và phương tiện ngơn
ngữ.

1.2.2. Tính chỉnh thể

 Tính trọn vẹn về nội dung
- Văn bản dù dài hay ngắn cũng trình bày được một nội dung trọn vẹn,
khiến cho người đọc tiếp nhận được nội dung thông báo: yêu cầu, sự việc, tư
tưởng hay tình cảm của người viết.
- Tất cả các câu trong văn bản đều tập trung thể hiện một chủ đề nhất định.
Chủ đề này có thể được phát triển qua các chủ đề bộ phận nhưng tồn văn bản
vẫn đảm bảo tính nhất qn về chủ đề chung.
- Toàn bộ nội dung trong văn bản mang chung một tiêu đề hoặc có khả
năng đặt một tiêu đề chung.
Tính trọn vẹn về nội dung có tính chất tương đối và ở nhiều mức độ khác
nhau, phụ thuộc vào các nhân tố của hoạt động giao tiếp.

 Tính hồn chỉnh về hình thức
Văn bản ở dạng hồn chỉnh nhất gồm bốn phần. Dựa vào cấu trúc có thể
chia văn bản thành 4 loại:
1. [tiêu Đề], Mở đầu, Phát triển, Kết luận
3


2. [tiêu Đề], Mở đầu, Phát triển
3. [tiêu Đề], Phát triển, Kết luận
4. [tiêu Đề], Phát triển
Tính hồn chỉnh của một văn bản càng cao thì việc cắt bỏ các bộ phận ra
khỏi văn bản lại càng khó thực hiện. Nói cách khác, ở các văn bản có tính hồn
chỉnh cao, các bộ phận và các yếu tố hợp thành của nó có quan hệ qua lại, ràng
buộc với nhau rất chặt chẽ, bền vững, không thể loại bỏ một yếu tố nào đó mà
khơng ảnh hưởng đến các yếu tố cịn lại.
Ví dụ : “Tun ngơn độc lập” (Hồ Chí Minh) là một văn bản có tính chỉnh

thể.
- Tiêu đề: “Tun ngơn độc lập”.
- Cấu trúc chặt chẽ, có sự thống nhất về chủ đề, thống nhất về tư tưởng
trong tác phẩm: bố cục chặt chẽ, gồm 3 phần: cơ sở pháp lí của bản tun ngơn,
cơ sở thực tiễn của bản tun ngơn, lời tun bố hịa bình. Phần 1 là cơ sở của
phần 2, phần 3 là kết quả tất yếu được rút ra từ phần 1 và phần 2.
- Phong cách chính luận với lập luận chặt chẽ, giàu chất trí tuệ, gắn lí luận
với thực tiễn, giàu tính chiến đấu
 Tạo được sự thống nhất về nội dung và hình thức.
1.2.3. Tính phong cách

 Văn bản mang phong cách nói
- Hội thoại (tự do) khẩu ngữ tự nhiên: dùng các từ ngữ ít chọn lọc, gần gũi
với lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng nhiều hư từ, lặp từ, cử chỉ…
- Hội thoại chọn lọc: gần với phong cách viết hơn, được dùng trong giao
tiếp chính thức (đoạn thoại của văn bản, truyện ngắn…).

 Văn bản mang phong cách viết
Mang rõ phong cách của từng thể loại một, mang tính chất thuật ngữ rõ
nét, ngồi ra, còn mang đặc trưng phong cách của người viết.
Khi viết thường bộc lộ rõ: Viết cho ai? Viết về vấn đề gì? Viết để làm gì?
Từ đó, thể hiện phong cách viết như thế nào?
1.2.4. Tính chính xác

4


Tính chính xác của văn bản thể hiện ở chỗ: văn bản phải được tổ chức
theo đúng các quy tắc sử dụng tiếng Việt. Theo cách hiểu đó, yêu cầu chính xác
trong việc sử dụng tiếng Việt thể hiện như sau:

- Yêu cầu về chữ viết: người viết phải viết rõ và đặc biệt phải viết đúng
các quy tắc chính tả tiếng Việt hiện hành. Việc viết sai chính tả thường dẫn đến
những hậu quả xấu, gây hiểu lầm, làm cho văn bản mất chính xác.
- Yêu cầu về từ ngữ: phải dùng đúng nghĩa của từ đã được xác định.
Nghĩa của từ là nội dung do từ biểu thị.
- Yêu cầu về ngữ pháp: Ngữ pháp tiếng Việt bao gồm toàn bộ các quy tắc
sắp xếp các từ để tạo thành ngữ và câu. Những quy tắc ấy có tính chặt chẽ, bắt
buộc mọi người phải tuân theo trong khi tạo văn bản.
2. CẤU TẠO VĂN BẢN
2.1. Đoạn văn
2.1.1. Khái niệm
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản do câu tạo thành theo một cấu
trúc nhất định, biểu thị một nội dung đầy đủ hoặc tương đối đầy đủ, độc lập
tương đối hay phụ thuộc, được tách ra một cách hồn chỉnh, rõ ràng về mặt
hình thức (được mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu ngắt
đoạn).
2.1.2. Câu chủ đề của đoạn văn
Đoạn văn thường có hai loại câu: câu chủ đề và câu khai triển. Câu chủ đề
là câu mang ý khái quát, gần trùng với ý chính của đoạn. Câu khai triển làm
nhiệm vụ minh họa, khai triển ý của câu chủ đề.
Cũng có trường hợp, đoạn gồm các câu câu có vai trò như nhau, cùng
nhau thể hiện một chủ đề. Ta gọi đoạn văn đó khơng có câu chủ đề.
- Đoạn văn có câu chủ đề
+ Đoạn văn diễn dịch: câu chủ đề ở đầu đoạn văn. Nội dung của đoạn đi
từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể.
Ví dụ: “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước
đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than,
có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một
5



em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến bến sông, nhớ lá cờ nghĩa
đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ (Hoài Thanh).
+ Đoạn văn quy nạp: câu chủ đề đứng cuối. Câu sau làm rõ, khái quát
nâng lên thành luận điểm cho các câu trước.
Ví dụ: Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng.
Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến
năm khác, “giọt nước nhỏ lâu đá cũng mịn”. Cho nên khơng khỏi có một số
đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang. (Hồ Chí Minh).
+ Đoạn văn quy nạp - diễn dịch: câu chủ đề nằm ở giữa đoạn.
Ví dụ: Những bất hạnh của cuộc đời riêng, những bất hạnh của dân tộc
là những thử thách vơ cùng lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu. Vì vậy, cuộc đời
ơng là cuộc đấu tranh vơ cùng gay go và gian khổ. Đấu tranh để không bị gục
ngã trước số phận khắc nghiệt và tàn bạo, đấu tranh để chống lại những lưới
bẫy của kẻ thù, những thành kiến lỗi thời của xã hội… Đấu tranh với bên
ngoài, đấu tranh với cả bản thân trước những ảnh hưởng tiêu cực của Nho
giáo để gia nhập vào hàng ngữ nhân dân cách mạng và trở thành người nghệ
sĩ nhân dân…
+ Đoạn văn tổng phân hợp: Câu chủ đề vừa ở đầu đoạn, vừa ở cuối đoạn.
Ví dụ: Căn nhà anh Hồng ở nhờ có thể gọi là rộng rãi. Ba gian nhà
gạch sạch sẽ. Hàng hiên rộng ở ngoài. Một mảnh vườn trồng hoa tươi rười
rượi. Xinh xắn lắm. (Nam Cao).
- Đoạn văn khơng có câu chủ đề
+ Đoạn văn móc xích: các ý trong đoạn nối tiếp nhau, câu này làm tiền đề
xuất hiện câu khác và cứ như thế cho đến hết đoạn.
Thường xuất hiệt trong truyện dân gian với các câu tồn tại hoặc nêu
những sự kiện theo một trình tự có tính chất liệt kê.
Ví dụ: - Ngày xưa, ở làng nọ có một quả núi cao. Trong núi có một cái
hang. Trước cửa hang có một tảng đá. Tảng đá giống hình con thỏ.
- Cám tức lắm về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim làm thịt ăn.

Cám về cung sai lính giết chim ăn rồi vứt lơng ra vườn. Lơng chim lại hố ra
cây xoan đào tốt tươi. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích, sai mắc võng đào nằm
nghỉ, hóng mát.
6


Trong văn chính luận, kết cấu của đoạn văn thường mang tính chất lập
luận.
Ví dụ: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước và thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc
khởi nghĩa của trong bể máu”. (Hồ Chí Minh).
Ví dụ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội
chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có học vấn tiên tiến. Vì
vậy văn hóa là một vấn đề rất quan trọng, việc học văn hóa là rất cần thiết”.
(Hồ Chí Minh).
+ Đoạn văn song hành: đây là đoạn văn mà vai trị các câu đều bình đẳng
như nhau. Trong nội dung, các ý đều như nhau, khơng có hiện tượng ý này bao
quát ý kia. Kiểu kết cấu này thường phổ biến trong miêu tả liệt kê.
Ví dụ: Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. Những quả đồi
trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm. Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi
lại. Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm.
Bài tập thực hành ở lớp:
Chỉ ra vị trí của câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
1, Nhà cửa ở đây phần lớn xây bằng đá với sò, hai thứ vật liệu sẵn có của
núi và biển. Trong nhà, ngồi ngõ đâu đâu cũng sực nức mùi cá biển. Cá thu,
cá chim, cá mực, tơm hùm… phơi đầy trên sàn, trên nóc nhà, bờ tường, bãi cát.
Chậu cảnh thì làm bằng những con ốc biển khổng lồ, to bằng cái mũ. Sản vật ở
biển tô điểm cho phố chài một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt.
(Cát Bà-Hòn đảo ngọc -TV4, 1995)
2, Một số chuyên gia tiền tệ nhận định, sức ép đồng Việt Nam tăng giá

đang là thách thức về mặt vĩ mô với kinh tế Việt Nam. Về lí thuyết, VND tăng
giá sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Trong
những tình huống như vậy, để bình ổn giá, Ngân hàng Nhà nước thường xuất
tiền đồng để mua ngoại tệ, song, nếu cung tiền đồng tăng cao sẽ dẫn đến lạm
phát. Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng bị khống chế về lượng tiền chi ra.
Đây là một thách thức hoàn toàn mới về mặt vĩ mơ, địi hỏi Ngân hàng Nhà
nước sớm có phương án đối phó kịp thời. Bởi về lâu dài, nguồn cung ngoại tệ
sẽ tiếp tục dồi dào. (Báo nhân dân, 6.1.2007)

7


3, Hương ước phản ánh tâm lí của làng, phản ánh một phương diện của
văn hóa làng. Đó là các quan niệm về điều phải, điều trái, điều đúng, điều sai,
điều đáng trọng và điều đáng kinh. Luật pháp của nhà nước khó mà phản ánh
một cách sinh động quan niệm trên đây của dân từng làng như trong hương
ước. (Đinh Gia Khánh)
4, Viết một đoạn văn không quá 20 dịng theo mơ hình tự chọn.
2.1.3. Vấn đề liên kết văn bản
Văn bản với tư cách là đơn vị giao tiếp cơ bản, phải được tổ chức theo
một nguyên tắc nào đó mang tính đặc trưng, bản chất của nó. Đặc trưng đó
chính là tính liên kết.
Liên kết “là khái niệm của lí thuyết hệ thống chỉ tình trạng gắn bó các
đơn lẻ, khác biệt thành những chỉnh thể, đồng thời cũng có nghĩa là chỉ tình
trạng hay q trình dẫn đến kết quả ấy”. Ta hiểu một cách khái quát: liên kết là
mạng lưới các mối liên hệ để tạo thành chỉnh thể. Như vậy, liên kết là nhân tố
quan trọng để biến chuỗi câu thành văn bản.

 Liên kết nội dung
Được tạo thành nhờ liên kết chủ đề và liên kết logic.

- Liên kết chủ đề: là cách thức làm cho các thành phần trong văn bản xoay
quanh chủ đề, tập trung thể hiện chủ đề. Nội dung của chủ đề văn bản thường
được diễn đạt thành hai bộ phận: đối tượng chủ đề và đặc trưng chủ đề. Đối
tượng chủ đề là sự vật trung tâm được nói đến, đặc trưng chủ đề là phần nói về
chủ đề, giải thích chủ đề.
- Liên kết lơgic: các câu trong văn bản phù hợp với nhau trong những
quan hệ ngữ nghĩa nhất định, các phần trong văn bản có sự sắp xếp thể hiện qua
bố cục, kết cấu một cách hợp lí.
+ Lơgic hiện thực: các sự vật, hiện tượng, tư tưởng trong văn bản phải
phản ánh đúng qui luật của hiện thực khách quan.
+ Lôgic tự nhiên của một nền văn hóa: người viết phải tơn trọng những
qui định, những lẽ thường của một nền văn hóa.
+ Lơgic của tư duy, nhận thức: là lơgic của sự trình bày, thuyết phục của
người viết sao cho phù hợp với tư duy, nhận thức của người đọc.
8


 Liên kết hình thức
Muốn thể hiện được nội dung cần phải có một loạt các phương tiện,
phương thức hóa để vật chất hóa, cụ thể hóa. Người ta chỉ có thể đánh giá chính
xác mức độ liên kết nội dung nhờ vào các phương tiện, phương thức đó. Nói
cách khác, liên kết hình thức là hoạt động của các phương tiện liên kết câu theo
những phương thức nhất định: lặp, thế, nối…để thể hiện sự liên kết nội dung.
- Các dạng liên kết:
+ Liên kết tiếp giáp (trực tiếp): khi hai câu đứng liền kề nhau, liên kết với
nhau.
+ Liên kết cách bức (gián tiếp): hai câu đứng xa nhau liên kết với nhau.
+ Liên kết bắc cầu: hai câu đứng liền nhau có sự liên kết với nhau nhờ việc
chúng cùng có quan hệ với câu thứ ba.
 Vai trò của liên kết

Sự liên kết giúp văn bản trở thành một thể thống nhất, chặt chẽ, một khối
định hình về tất cả các mặt nội dung, hình thức và cấu trúc.
- Liên kết giúp mỗi câu, mỗi đoạn có giá trị đích thực của nó.
- Nhờ có tính liên kết mà những câu nếu đứng tách riêng ra thì sai, nhưng
ở trong văn bản thì chấp nhận được, thậm chí rất hay, có nghệ thuật.
- Nhờ có tính liên kết mà nhiều câu vốn phi logic trở thành logic.
Như vậy, liên kết làm cho văn bản dù đa dạng, phong phú về nội dung và
dung lượng đến đâu vẫn đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất về chủ đề, đồng
thời liên kết còn làm cho người đọc nắm bắt được những vấn đề mà người viết
đã gửi gắm trong văn bản.
2.1.4. Một số phép liên kết câu trong văn bản
Để liên kết câu thành văn bản, phải dùng các phép liên kết. Các phép liên
kết gồm: phép lặp, phép thế, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép đối, phép
tuyến tính và phép nối. Trong một văn bản, có thể dùng một hoặc một số phép
liên kết nói trên.
2.1.4.1. Phép lặp
Phép lặp là việc dùng đi dùng lại nhiều lần trong văn bản một yếu tố ngơn
ngữ nào đó (từ ngữ, cấu trúc âm thanh) nhằm tạo ra sự liên kết. Phép lặp, ngoài
9


khả năng kết nối các bộ phận của văn bản lại với nhau, cịn có thể đem lại
những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh, gây cảm xúc, gây ấn tượng...
 Lặp từ vựng: là dạng lặp các yếu tố từ vựng, đây là dạng lặp thường
gặp nhất trong văn bản. Yếu tố được lặp có thể nguyên vẹn mà cũng có thể
được lược bớt.
Ví dụ:
- Dân là gốc của nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh.

 Lặp ngữ âm: là hiện tượng thành tố sau lặp lại âm tiết, vần, thanh điệu

của một thành tố đi trước.
Ví dụ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn; Giỏ nhà ai quai nhà nấy;
Con hơn cha là nhà có phúc

 Lặp ngữ pháp: câu sau lặp lại cấu trúc (mô hình) của câu trước.
Ví dụ:
- Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt. (Hồ Chí Minh).
- Đức có vững, tài mới bền. Cũng như, gốc có vững, cành lá mới xanh tươi;
than có tốt, lửa hồng mới đượm.
2.1.4.2. Phép thế
Là phép liên kết, bằng cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ
ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất
đồng chiếu). Từ ngữ thay thế và từ được thay thế cùng nói tới một đối tượng
chung nên chúng có tác dụng liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Ngoài chức năng liên kết, phép thế còn là một biện pháp hiệu quả để rút
ngắn độ dài văn bản, đa dạng hóa trong cách diễn đạt, tránh sự lặp lại một cách
đơn điệu.
Có hai loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng
nghĩa và thế bằng đại từ.

 Thế đại từ: là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm chỉ, chỉ định) để
thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu… nhằm tạo ra tính liên
kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
10


Ví dụ: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền thống q
báu của ta” (Hồ Chí Minh).
“Những bất bình đẳng về kinh tế thường đưa đến sự bùng nổ của đấu
tranh cách mạng. Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nghiên cứu lịch sử các

nước.
Lưu ý:
 Hiệu quả liên kết của thế đại từ sẽ gia tăng nếu đại từ đi kèm với một
danh từ có nghĩa khái quát.
 Thế đại từ cũng có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ.

 Thế đồng nghĩa
Là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử dụng ở những câu sau
những từ ngữ đồng nghĩa với những từ ngữ khác đã xuất hiện ở những câu
trước đó. Phương tiện ngơn ngữ dùng ở đây là từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ.
- Thế đồng nghĩa từ vựng:
Ví dụ: Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng khơng ít. (Thế
đồng nghĩa phủ định).
Ơng Tám Xẻo Đước chết để quân giặc khiếp sợ. Sự hy sinh của ông làm
cho đồng bào quyết tâm hơn. (Thế đồng nghĩa biểu cảm).
Thơ lục bát giàu nhạc điệu. Nguyễn Du đã dùng thể thơ thuần túy Việt
Nam ấy để viết nên tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng. (Thế đồng nghĩa miêu tả).
- Thế đồng nghĩa ngữ cảnh (thế đồng nghĩa lâm thời):
Ví dụ: Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi
đâu.
Lưu ý:
 Thế đồng nghĩa giúp người viết tránh sự lặp đi lặp lại nhiều lần một từ
ngữ nào đó gây cảm giác nhàm chán.
 Thế đồng nghĩa cung cấp thông tin phụ, làm tăng nội dung biểu đạt của
văn bản.
 Thế đồng nghĩa có khả năng duy trì chủ đề như lặp từ ngữ và thế đại từ
nhằm tạo tính liên kết cho các câu trong văn bản.
11



2.1.4.3. Phép liên tưởng
Liên tưởng là quan hệ giữa các từ mà khi một từ xuất hiện thì làm cho
người ta nghĩ đến từ khác. Các từ có quan hệ liên tưởng thường biểu hiện
những sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái, số lượng… thuộc cùng một
phạm trù, một phạm vi của thực tế khách quan. Việc dùng các từ đó ở các câu
kế tiếp nhau trong văn bản có tác dụng liên kết các câu với nhau. Cũng căn cứ
vào hệ thống các từ có quan hệ liên tưởng này, ta có thể phát hiện ra đề tài,
cũng như chủ đề của văn bản nói chung, đoạn văn nói riêng.
- Liên tưởng bộ phận: là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử
dụng ở câu thứ hai một từ ngữ chỉ bộ phận mà toàn thể của nó đã được một từ
ngữ khác nói đến ở câu thứ nhất. Ví dụ: Thế giới ngày nay là một thế giới
phẳng. Mọi nền kinh tế đều thâm nhập lẫn nhau. Hàng rào thuế quan cũng
chẳng giúp gì nhiều trong việc bảo hộ sản xuất nội địa.
- Liên tưởng toàn thể: là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử
dụng ở câu thứ hai một từ ngữ chỉ toàn thể mà bộ phận của nó đã được nói đến
ở câu thứ nhất bằng một từ ngữ khác. Ví dụ: Chồng ngồi xem báo. Vợ đang
khâu vá. Các con ríu rít học bài. Cái gia đình ấy thật hạnh phúc.
- Liên tưởng đồng loại: là phương thức liên kết thực hiện bằng cách sử
dụng ở hai câu văn những từ ngữ chỉ cùng một loại sự vật hay hiện tượng. Ví
dụ: Vàng lên giá. Nhà đất đóng băng. USD lường khừng. Tiền Đồng đang đứng
trước sức ép lớn.
- Liên tưởng định vị: là liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các vật hay
theo công dụng, chức năng của vật (phản ánh sự vật vào ngôn ngữ theo lô gic
khách quan). Ví dụ: Sau khi mở cửa phịng mổ, đèn bật sáng trưng. Bác sĩ đang
rửa tay thay áo. Các y tá lăng xăng chạy đi chạy lại.
- Liên tưởng theo quan hệ nhân quả: là liên tưởng theo phép kéo theo
như: tuy… nhưng (nghịch nhân quả), nếu… thì (điều kiện/ giả thiết- hệ quả). Ví
dụ: Dân tộc Việt Nam quá hiểu về giá trị của tự do. Họ đã không ngần ngại
chấp nhận những hy sinh mất mát lớn lao để có được điều đó.
Lưu ý:


12


 Hoạt động liên tưởng thường được thực hiện thông qua những từ ngữ
có chung một trường nghĩa. Nhờ sự gần gũi về nghĩa mà có liên tưởng là có
liên kết.
 Liên tưởng đồng loại thực hiện giữa những sự vật ngang hàng với
nhau, nghĩa là khơng có cái nào bao hàm cái nào như liên tưởng bộ phận và liên
tưởng toàn thể.
 Liên tưởng đồng loại thường được dùng để phát triển chủ đề.
2.1.4.4. Phép đối
Là việc sử dụng từ hoặc cụm từ ở câu sau có ý nghĩa đối lập với từ hoặc
cụm từ đã sử dụng ở câu trước trong đoạn văn đó. Ví dụ: Việc gì có lợi cho dân
thì phải hết sức làm, dù là việc nhỏ. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức
tránh, dù là việc nhỏ.
2.1.4.1.5. Phép tỉnh lược
Là phép liên kết mà câu sau được lược bớt đi một số từ ngữ đã có ở câu
trước, có thể khơi phục được do sự hỗ trợ của ngữ cảnh.
- Tỉnh lược mạnh: bị lược bỏ các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, trạng
ngữ. Câu có yếu tố bị lược bỏ trở thành một câu rút gọn.
Ví dụ: - Tơi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng khơng có một ý nghĩ rõ rệt. (Tơ
Hồi). (tỉnh lược chủ ngữ).
- Chỉ ở những chỗ khơng ai ngờ mới có đị ngang sang sơng. Có lối
vào sau lưng phủ Hồi ra đầu ơ. Và có hàng qn. (Tơ Hồi).
- Tỉnh lược yếu: lược bỏ các thành tố của cụm động từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ:
- Bố viết thư ngay cho mẹ để mẹ biết. Rồi con sẽ viết sau (tỉnh lược bổ tố).
- Y vào một hiệu phở, gọi một bát phở tái ăn. Nước dùng ngon. Y gọi luôn
một bát thứ hai. (Nam Cao).

2.1.4.1.6. Phép tuyến tính
Là phép liên kết dùng trật sắp xếp các câu trong văn bản theo quan hệ
chặt chẽ với nhau về nội dung mà không dùng các yếu tố liên kết khác.
- Quan hệ theo thời gian thuần túy
13


Ví dụ: Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ
của nước nhà, của thế giới. (Hồ Chí Minh).
- Quan hệ nhân quả
Ví dụ: Phát súng nổ. Em bé từ trên lưng trâu ngã xuống. (Anh Đức).
- Quan hệ đối lập
Ví dụ:
- Đường làng lắm ổ gà và lầy lội. Chúng tôi vẫn cố gắng trở về đúng
hẹn.
- Sợi dây đã đứt. Có nối lại vẫn còn cái gút.
2.1.4.1.7. Phép nối
Là phép liên kết các câu trong đoạn bằng các quan hệ từ có quan hệ
chuyển tiếp.
- Nối bằng kết từ: là phương thức liên kết thực hiện bằng cách dùng ở câu
thứ hai một từ nối để liên kết hai câu văn (và, với, thì, mà, cịn, nhưng, vì, nếu,
tuy…).
Ví dụ: - Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn q.
- Mẹ nói, miệng mỉm cười. Nhưng tơi biết mẹ có điều khơng vui.
- Nối bằng tổ hợp từ: là phương thức liên kết thực hiện bằng cách dùng ở
câu thứ hai một nhóm từ có chức năng của từ nối để liên kết hai câu văn:
+ Chỉ ra trình tự của sự việc trình bày: một là, hai là, ba là, tiếp theo...
+ Chỉ ra sự đánh giá chung có ý tổng kết: kết luận, nhìn chung, tóm lại,
vậy nên, trên đây…
+ Chỉ ra sự giải thích, minh họa: nghĩa là, chẳng hạn như, ví dụ như, tỉ

như,…
+ Chỉ ra sự tương phản: tuy nhiên, tuy vậy, ngược lại là, vậy mà…
Bài tập làm ở lớp: Lấy các ví dụ tương tự cho từng phép liên kết câu.
Một số ví dụ tham khảo về các kiểu lập luận thường gặp trong đoạn
văn:

14


Lập luận là đưa ra một hoặc một số luận cứ (lí do) nhằm dẫn dắt người
nghe, người đọc đến một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn đạt
tới.
- Quy nạp
Là quá trình lập luận đi từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến khái
quát, từ luận chứng riêng đến nguyên lí phổ biến.
Ví dụ: Bầu trời xanh cao vời vợi với nắng vàng óng ả đã dần dần nhường
chỗ cho màu xám đục nặng nề bao phủ. Gió mùa đơng bắc kéo về từng đợt dài.
Rồi mưa phùn, rồi sương muối kéo theo cái lạnh buốt đến tận xương… Thế là
mùa đơng đã đến.
Ví dụ: Thú mỏ vịt ngày nay còn mang nhiều đặc điểm của lồi bị sát.
Ngồi ra, cấu tạo hóa thạch của một số lồi bị sát sống ở Đại Trung sinh đã
có một số đặc điểm của giống thú: có răng mọc trong lỗ chân răng ở xương
hàm… Vì vậy, bị sát cổ hẳn phải là tổ tiên của lồi thú.
Ví dụ: Ai trồng cây đào, cây mận thì mùa hè được bóng mát nghỉ, mùa
thu được quả ngon ăn. Ai trồng cây lật lê thì mùa hè bóng mát khơng có, mùa
thu chỉ được những chơng gai. Cứ như vậy thì có phải do cây mình trồng lúc
trước khơng? Nay ơng sở dĩ đến nỗi thế là vì ơng gây dựng cho mình những kẻ
khơng ra gì. Cho nên người quân tử phải chọn người trước rồi sau mới gây
dựng.
- Diễn dịch

Là phương pháp lập luận ngược với quy nạp, lập luận đi từ cái chung, cái
khái quát đến cái riêng, cái cụ thể, vận dụng nguyên lí chung để xem xét những
sự vật riêng biệt.
Ví dụ:
Các sản phẩm trùng hợp của axit acrylic và axit metacrylic, đặc biệt là
các este của chúng, có nhiều ứng dụng trong cơng nghiệp. Đáng chú ý hơn cả
là polimetyl metacrylat. Sản phẩm này được gọi là thuỷ tinh hữu cơ. Nó rất
cứng, khơng giịn và trong suốt. Polimetyl metacrylat được dùng để chế tạo
lăng kính, thấu kính, vật liệu cho kĩ thuật laze, làm răng giả.
Ví dụ: …Cơ con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi,
dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm
khóc suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc biết bao nhiêu nước
mắt. (Đào Vũ)
- Phối hợp diễn dịch với quy nạp (tổng - phân - hợp)
15


Trong thực tế lập luận, ít khi thấy quy nạp và diễn dịch tồn tại như một
phương pháp duy nhất. Hai phương pháp này thường được kết hợp với nhau, đi
đôi với nhau. Sự kết hợp ấy làm tăng thêm hiệu quả biểu đạt của nội dung lập
luận.
Ví dụ1: …Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm,
biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt,
biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.. Trời
ầm ầm giông tố, biển đục ngầu, giận dữ…Như một con người biết buồn vui,
biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Ví dụ2:
…Sau cùng hỏi đến Hồ tinh, thì Hồ tinh đáp: Ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: Người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng
loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu.

Hồ Tinh cười nói: Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng nhau
mới tranh nhau gia sản, gái cùng chồng mới hay ghen tuông, kẻ tranh quyền
tất là quan lại trong triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái bn một chỗ. Bức nhau
thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khinh lốt nhau. Nay lại cịn người bắn con
trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, khơng dùng con gà con ngỗng, người săn hươu thì
dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê con lợn. Phàm những việc phản
gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào mà hồ tinh lại
chẳng sợ hồ tinh?
- Nêu phản đề
Là nêu ý kiến phản bác lại kết luận, ý kiến của mình. Nếu bác bỏ được ý
kiến đó thì sự khẳng định càng có giá trị thuyết phục hơn.
Ví dụ:
Lâu nay, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn
mạnh đến tinh thần gang thép, đến cái “vô uý”, cái không biết sợ trước những
lực lượng thù địch. Thiên hướng ấy thật ra cũng dễ hiểu đối với một dân tộc
luôn luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hãn nhất.
Ba nhân vật Huấn Cao, quản ngục và thơ lại đều có cái “vơ ” ấy!...
Nhưng thử nghĩ xem, con người khơng biết sợ cái gì trên đời này cả liệu
có phải là con người khơng? Cái gì cũng “vơ ”, cũng tỏ thái độ sắt thép,
nghĩa là khơng biết mềm lịng trước bất cứ cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu
phải là người. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho ta hiểu rằng, muốn
nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt
16


của con người. Vậy kẻ nào không hề biết sợ cái gì hết, đó là lồi quỷ sứ. Loại
người này thực ra rất hiếm hoi. Nhưng loại người sau đây thì chắc khơng ít: sợ
rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái
thiên lương thì lại khơng biết sợ, thậm chí cịn sẵn sàng lăng mạ giầy xéo.
Phân tích Chữ người tử tù , không những cần đề cao thái độ không biết sợ của

Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại mà còn phải biết ca ngợi cái “biết
sợ” của những nhân vật này nữa.
- So sánh
+ So sánh tương đồng
Từ một chân lí đã biết, đã được cơng nhận, suy ra một chân lí tương tự, có
chung lơgíc bên trong.
Ví dụ:
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ. Suy rộng
ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. (Hồ Chí
Minh, Tuyên Ngôn độc lập)
+ So sánh tương phản
Đối chiếu các mặt trái ngược với nhau (trắng-đen, phải-trái, cũ-mới, tốtxấu…) để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới.
Ví dụ:
Bản tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791 cũng viết:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng
trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. (Hồ Chí Minh, Tun ngơn độc lập)
- Nhân quả
Dựa trên mối quan hệ nhân quả, vạch rõ nguồn gốc của các hiện tượng cụ
thể, dự kiến các hiện tượng xẩy ra.
+Trình bày nguyên nhân trước, kết quả sau
17



Ví dụ:
Người quân tử chỉ cốt suy nghĩ, định liệu cơng việc của mình, lúc chưa
làm được vui rằng mình có ý định làm, lúc đã làm được thì lại vui rằng mình
có tài làm được việc. Thế cho nên người qn tử có cái vui thú suốt đời, khơng
có cái lo sợ một ngày nào cả.
+ Trình bày kết quả trước, ngun nhân sau
Ví dụ:
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta
đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao
quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
+ Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ - nhân quả
Đưa ra hàng chuỗi sự kiện, các sự kiện vừa là kết quả của sự kiện trước,
vừa là nguyên nhân của sự kiện sau. Có thể hình dung điều đó theo mơ hình
sau:
Nhân 1
quả 1
nhân 2
quả 2
nhân 3
Ví dụ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn
tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì
phải có văn hố. Vì vậy, cơng việc bổ túc văn hố là cực kì quan trọng.
Bài tập làm ở lớp:
Các câu trong những đoạn văn sau đã bị đảo trật tự. Hãy sắp xếp lại thứ
tự các câu cho hợp lí. Tìm câu chủ đề của đoạn văn (nếu có) và phân tích cấu
trúc của đoạn.
a. Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, làng người Mông ở đỉnh
núi, giữa cỏ tranh mênh mông. Xung quanh, nhà nào cũng sum suê những đào,

những lê. Lần ấy, tôi đi ngược từ Thèn Sin tới Dào San. Vách và mái đều ghép
bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói xám đen tưởng như làng xóm
liền với trời xanh. Vào đầu xuân, hoa đào nở hồng cả trời. Giữa mùa đông,
hoa lê trắng ngần. Những mùa hoa, ai đi suốt cao nguyên, qua các rừng hoa lê
trắng, hoa đào hồng, cũng phải say vẻ đẹp đến ngây ngất.
b. Khi lúa nếp uốn câu chưa chín vàng, đã được tuốt mang về. Tháng tám
qua làng Vòng sẽ được nghe nhịp gõ, bộ gõ to nhỏ tiết tấu gần xa, vang vang
và trầm đục, tiếng loạt xoạt của rơm xanh, tiếng rì rầm của tay sang sảy…
Làng Dịch Vọng um tùm tre trúc, ngập tràn trăng sáng, đầy gió thu mát, điển
18


hình cho làng quê Việt Nam như ca dao, như cổ tích. Lại giã, lại giần, sàng.
Hàng chục lượt như thế, vỏ trấu bong ra, cái bổi tơi bời, hạt cốm dẹt mình, bắt
đầu tỏa hương vào mùa thu làng xóm. Nó cịn được hồi thêm chút lá lúa cho
thêm xanh, cho đậm chất đã làm nên hạt lúa. Trong gió và trăng ấy, thóc nếp
được tuốt rồi được rang lên lửa củi, xong đem giã chày tay, rồi sàng, rồi giần
quay quay nhè nhẹ êm êm… Cuối cùng những hạt ngọc mềm ấy được nằm mơ
ngủ say trong lá sen, lá ráy đã lau chùi thật sạch, chờ chuyến xe điện đầu tiên,
lên đường vào phố...
Bài tập làm ở nhà lên lớp trình bày, thảo luận: Viết các đoạn văn sử dụng
các phép lập luận trên. Chỉ rõ vị trí của câu chủ đề (nếu có) trong đoạn văn.
2.2. Cấu trúc của văn bản
2.2.1. Cấu trúc
Văn bản là sự tổ chức liên kết hai phạm trù nội dung và hình thức theo một
trật tự cấu trúc nhất định nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Tùy
theo từng loại hình cụ thể mà mỗi văn bản có một trật tự cấu trúc riêng. Văn
bản nói chung thường gồm 4 phần:
a. Đầu đề (nhan đề, tựa đề, tiêu đề): là thành phần trọng yếu, gây chú ý
trước tiên khi tiếp nhận văn bản và soạn thảo văn bản. Đôi khi đầu đề quyết

định việc ta đọc hay không đọc một văn bản. Đầu đề thường ngắn gọn, là ngữ
danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ… Trong một số văn bản (đặc biệt là văn bản
hành chính cơng vụ), đầu đề được cấu tạo từ hai phần: danh từ chung chỉ loại
hình văn bản (ví dụ: Đơn…, Hợp đồng…, Báo cáo...) và phần nội dung cơ bản
của văn bản (ví dụ: …xin việc làm, …xin cấp đất…).
Nội dung cơ bản của văn bản được thể hiện ở đầu đề. Do vậy, phải rất chú
ý cách trình bày (phân đoạn, ngắt dịng, bố trí kiểu và cỡ chữ…), nhằm đảm
bảo tính chính xác về nội dung ngữ nghĩa và tính thẩm mĩ (sự cân đối, hài
hịa…).
- Cần phân tích đầu đề về cấu trúc cú pháp để tạo lập tổ hợp.
- Tránh ngắt dòng giữa những từ đa tiết, thành ngữ hoặc cụm từ cố định.
- Ngắt dòng trong trường hợp cần thiết…
Ví dụ, ý đồ người viết là giáo dục kiến thức ngơn ngữ nói chung và cách
thức giao tiếp ngơn ngữ nói riêng được tiến hành trong trường phổ thơng
cho mục tiêu đến năm 2015 có thể được trình bày như sau:
19


GIÁO DỤC NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG: MỘT PHƯƠNG ÁN CHO NĂM 2015
Có thể trình bày:
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP NGÔN NGỮ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: MỘT PHƯƠNG ÁN CHO NĂM 2015
Hoặc:
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP NGÔN NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG:
MỘT PHƯƠNG ÁN CHO NĂM 2015
b. Đặt vấn đề (Mở đầu)
Phần này nêu những thơng tin mang tính tổng luận
- Khái qt về vấn đề sẽ trình bày, giới thiệu đối tượng, nội dung, phạm vi

bàn luận.
- Chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản (thường có trong câu luận
đề).
- Phương pháp, phương hướng, nguyên tắc trình bày, giải quyết vấn đề
(thường gặp trong văn bản nghị luận, văn bản khoa học).
Yêu cầu:
+ Nêu đúng, rõ vấn đề đặt ra trong văn bản
+ Trình bày ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, hứng thú ở người
đọc.
c. Giải quyết vấn đề (phần khai triển)
Là phần trọng tâm của văn bản, phần này có nhiệm vụ phát triển những tư
tưởng chủ yếu đã được vạch ra ở phần mở đầu cho đầy đủ, trọn vẹn.
Nếu phần mở đầu mang tính tổng luận thì phần này mang những thơng tin
chi tiết, cụ thể, đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. Ở đây diễn ra mọi quá trình
trong sự triển khai nội dung văn bản: giải thích, bình luận, phân tích…
Được đặc biệt chú ý trong phần phát triển là mối tương quan giữa vấn đề
chung và riêng, giữa cái khái quát và cái cụ thể, giữa những sự kiện và những
con số… Cần trình bày các luận điểm, luận cứ, luận chứng một cách hợp lí, có
sức thuyết phục.
20


- Luận điểm: là những ý lớn tạo thành nội dung bài viết hay đoạn văn theo
quan điểm chung của toàn bài.
- Luận cứ: là các nội dung cần làm rõ để hướng vào giải quyết luận điểm.
Luận điểm bao hàm các luận cứ.
- Luận chứng: các dẫn chứng chứng minh cho luận cứ và luận điểm.
- Lập luận: là phương pháp tổ chức trong văn bản nhằm thiết lập mối liên
hệ giữa các phán đốn (câu) để từ đó đưa ra được những kết luận có tính thuyết
phục.

u cầu:
- Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trật tự logic nào đó và được
liên kết với nhau về mặt hình thức.
- Văn phong phải mạch lạc, các ý phát triển một cách hợp lý, phản ánh
các mối quan hệ nội tại của chúng. Phải tạo thành một khối thống nhất, hồn
chỉnh.
- Các luận điểm khơng được trùng lặp, mâu thuẫn, đối lập nhau.
d. Kết thúc vấn đề (Kết luận)
Phần này có nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản,
thơng báo về sự hồn chỉnh, trọn vẹn của văn bản.
Kết luận có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau: tóm tắt nội dung
thơng tin đã trình bày ở phần phát triển, nhấn mạnh một ý tưởng hoặc một chi
tiết nội dung nào đó, làm chiếc cầu nối đề giới thiệu qua những phần khác, trình
bày những cảm nghĩ chủ quan của người tạo lập văn bản về những vấn đề, sự
kiện đã nêu…
Có hai kiểu kết thúc thường gặp:
- Kết thúc khép: là kết thúc theo kiểu tóm tắt lại những vấn đề chính đã
được trình bày trong phần phát triển một cách ngắn gọn.
- Kết thúc mở: là kết thúc theo kiểu dựa vào những điểm đã trình bày ở
phần phát triển mà đưa ra những lời đề nghị, khuyến cáo, kêu gọi, cảm nghĩ…
Yêu cầu: Dù trình bày theo kiểu kết thúc nào thì kết đề cũng phải thực
hiện được nhiệm vụ giải tỏa sự căng thẳng tâm lí một cách thành công, đảm bảo
cho văn bản không bị dừng lại một cách đột ngột, bất ngờ và hụt hẫng đối với
người đọc.
21


2.2.2. Liên kết đoạn văn thành văn bản
Cũng như câu trong văn bản, các đoạn văn trong văn bản không phải tồn
tại một cách cơ lập. Trái lại, chúng có quan hệ gắn bó với nhau, sự quan hệ này

được gọi là sự liên kết (cohesion) và có thể mơ hình hóa được. Điểm giống
nhau của sự liên kết giữa các đoạn văn và sự liên kết giữa các câu là chúng
cùng sử dụng chung một hệ thống liên kết. Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống chung
này, đoạn văn còn có liên kết riêng, đó là câu nối. Như vậy, câu nối là phương
tiện liên kết chỉ có ở cấp đoạn văn. Nói rõ hơn, cả câu và đoạn văn đều sử dụng
phươg tiện từ ngữ để liên kết, còn câu nối chỉ dùng để liên kết giữa các đoạn
văn. Các đoạn văn liên kết với nhau giúp cho việc trình bày các ý trong văn bản
được liền mạch và chặt chẽ hơn.
Một số phương tiện liên kết thường gặp:
a. Dùng từ ngữ để liên kết
* Dùng các từ ngữ chỉ trình tự
Các từ ngữ sau đây thường được sử dụng: trước hết, đầu tiên, thứ nhất,
một mặt, mặt khác, một là…, hai là…, bắt đầu là…, cuối cùng…
* Dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết hoặc khái quát vấn đề
Các từ ngữ thường được sử dụng: tóm lại, nói tóm lại, nhìn chung, khái
qt, tổng kết…
* Dùng các từ ngữ chỉ sự đối lập – tương phản
Các từ ngữ thường được sử dụng: trái lái, ngược lại, nhưng, tuy nhiên,
tuy vậy, mặc dầu vậy…
* Dùng các yếu tố đại từ hay đại từ hóa để thay thế
Các từ ngữ thường được sử dụng: đó, này, vậy, nó, chúng, thế, ấy, tất cả…
b. Dùng câu nối liên kết
Câu nối thường đứng ở vị trí đầu đoạn văn nhằm mục đích liên kết các
đoạn có chứa nó với các đoạn khác, đơi khi nó được tách ra thành một đoạn
riêng vừa liên kết với đoạn trước lại vừa liên kết với đoạn sau. Chức năng chủ
yếu của câu nối là liên kết, còn chức năng ngữ nghĩa rất mờ nhạt. Trong các văn
bản khoa học, chính luận và hành chính, câu nối được dùng khá phổ biến.
Câu nối có các dạng sau:
22



* Câu nối liên kết với phần trước của văn bản: hướng liên kết là hướng
lùi hay còn gọi là hồi chỉ.
Ví dụ: Trở lên là …
* Câu nối liên kết với phần sau của văn bản: hướng liên kết là hướng tiến
hay cịn gọi là khứ chỉ.
Ví dụ: Sau đây chúng tơi sẽ nói tới…
* Câu nối liên kết cả phần trước lẫn phần sau của văn bản: hướng liên
kết vừa là hướng tiến vừa là hướng lùi hay cịn gọi là hồi – khứ chỉ.
Ví dụ: Trở lên/ phần trước đã nói về…. Tiếp theo là…
Lưu ý:
- Trong câu nối liên kết với phần trước văn bản, tức liên kết hồi chỉ, có bộ
phận tóm tắt nội dung phần trình bày trước đó (trước câu nối).
- Trong câu nối liên kết với phần sau văn bản, tức liên kết khứ chỉ, có một
bộ phận nêu khái quát nội dung sẽ được đề cập ở phần sau.
- Trong câu nối hồi – khứ chỉ, vừa có bộ phận tóm tắt nội dung trình bày ở
trước, vừa có bộ phận nêu khái quát nội dung sẽ được đề cập ở câu sau.
- Các hướng liên kết của đoạn văn cũng được dùng để xem xét các hướng
liên kết giữa các câu trong văn bản.
* Mơ hình câu nối
Câu nối có mơ hình như sau: Ch – (C) – V – B
Ch: là các từ ngữ có tính chất chuyển tiếp. Nếu câu nối liên kết với phần
trước, thường sử dụng các từ ngữ sau đây: ở trên, bên trên, trên đây, trở lên,
ngược lên trên, vừa rồi…, nếu liên kết với phần sau, các từ ngữ sau đây thường
xuất hiện: sau đây, dưới đây, tiếp theo, kế đến…
(C): là chủ ngữ. Các từ ngữ thường dùng: tôi, chúng tôi, chúng ta, ta,
người viết bài này… hoặc tên các thể loại văn bản: cuốn sách này, luận án,
chuyên luận này…
V: là vị ngữ. Các động từ thường dùng: phân tích, xem xét, nghiên cứu,
làm sáng tỏ, chứng minh, trình bày, giải thích, so sánh, biện luận…

23


B: là bổ ngữ, nêu chủ đề hoặc nội dung tóm tắt của phần trước, đoạn trước
(nếu câu nối để liên kết với đoạn trước) hoặc phần sau, đoạn sau (nếu câu nối
dùng để liên kết với đoạn sau).
2.3. Lập dàn ý văn bản
Dàn ý là một bản thiết kế cho việc tạo lập văn bản. Tuy mới chỉ bao gồm
những ý chính, những luận điểm cơ bản cùng với những luận cứ cần thiết
nhưng là cơ sở cho việc tạo lập văn bản.
a. Tác dụng của lập dàn ý
- Phác ra một cái nhìn bao quát, tổng thể về văn bản trước khi tiến hành
những công việc cụ thể. Nhờ đó, có thể tránh cho văn bản bị xa đề, lạc đề, lệch
trọng tâm.
- Qua việc lập đề cương, người viết có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc, lựa
chọn, sắp xếp các bộ phận sao cho hợp lý. Việc lập dàn ý đảm bảo cho chúng ta
loại trừ các ý khơng cần thiết, cũng như khơng bỏ sót những ý quan trọng, bước
đầu hình thành trình tự cùng các mối quan hệ trong nội dung của văn bản.
- Dựa vào đề cương, người viết có thể chủ động trong việc triển khai viết
các phần của văn bản.
b. Các bước lập dàn ý
* Xác lập các ý lớn: thực chất là xác lập các chủ đề bộ phận trong tương
quan với chủ đề chung của văn bản. Chủ đề chung phải được thể hiện xuyên
suốt qua toàn bộ văn bản thơng qua các chủ đề bộ phận.
Ví dụ: Chủ đề chung là nạn ơ nhiễm mơi sinh thì chủ đề bộ phận có thể là:
thực trạng ơ nhiễm mơi sinh; những tác nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh; các
biện pháp khắc phục.
* Xác lập các ý nhỏ: các ý lớn cần được cụ thể hóa, khai triển thành các ý
nhỏ hơn. Đến lượt mình, các ý nhỏ này cũng có thể được cụ thể hóa, khai triển
thành các ý nhỏ hơn nữa.

Ví dụ: Thực trạng ơ nhiễm mơi sinh có thể có các ý nhỏ: ơ nhiễm nguồn
nước; ơ nhiễm khơng khí; ơ nhiễm đất đai.
Ơ nhiễm nguồn nước lại có thể khai triển thành các khía cạnh: biển và đại
dương bị ô nhiễm, sông, hồ bị ô nhiễm, các mạch nước ngầm bị ô nhiễm…
24


* Sắp xếp các ý: việc sắp xếp các ý có ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp
thu của người đọc. Có nhiều cách tổ chức, sắp xếp các ý nhưng nguyên tắc
chung là làm sao để người đọc dễ tiếp thu nhất và việc trình bày được tiết kiệm
nhất, không bị trùng lặp.
Yêu cầu:
- Đề cương phải thể hiện được sự triển khai nội dung của văn bản thích
hợp với các nhân tố giao tiếp.
- Các bộ phận nội dung đề cương cần phải được sắp xếp thành hệ thống,
phù hợp với các quy luật trong thực tế khách quan và những quy luật của nhận
thức, tư duy của con người.
- Các bộ phận trong đề cương cần cân đối, hài hịa, thích hợp với vai trị
và vị trí của chúng trong tổng thể văn bản.
c. Các cách lập dàn ý
* Trình bày vấn đề theo các trình tự khách quan
- Trình bày theo trình tự thời gian
Phương thức trình bày này rất thơng dụng để miêu tả các sự kiện lịch sử,
các văn bản có tính chất tự thuật như tiểu sử, báo cáo q trình cơng tác…
Phương thức trình bày này cũng hay gặp trong một số loại văn bản khoa học
(mơ tả một phản ứng hóa học, giải thích các q trình biến đổi vật lý, các thao
tác vận hành của các thiết bị cơ học…).
Nguyên lý trình bày: sự kiện nào xảy ra trước trình bày trước, sự kiện nào
xảy ra sau trình bày sau. Các mốc lớn theo thời gian đối với dòng chảy sự kiện
hay các cơng đoạn chính đối với quy trình thao tác có thể được chọn làm chủ đề

bộ phận của các đoạn văn.
Đối với loại văn bản này, cần chú ý đến những tín hiệu chuyển tiếp đặc
thù, chỉ ra sự nối tiếp nhau theo thời gian: trước tiên, trước hết, sau đó, thế rồi,
bước đầu tiên là, cuối cùng…
- Trình bày vấn đề theo các quan hệ logic khách quan, tồn tại thực tế
+ Trình bày vấn đề theo quan hệ tồn thể - bộ phận
Cách trình bày này dựa trên cấu trúc hệ thống của đối tượng, của hệ vấn
đề được đưa ra khảo sát. Cấu trúc của hệ thống thường có tính tầng bậc, bao
25


×