Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết lá sa ke – trái đậu bắp – lá ổi trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 105 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHẠM TRƢỜNG TUÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU
CỦA CAO CHIẾT LÁ SA KE – TRÁI ĐẬU BẮP – LÁ ỔI
TRÊN THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHẠM TRƢỜNG TUÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC MÁU


CỦA CAO CHIẾT LÁ SA KE – TRÁI ĐẬU BẮP – LÁ ỔI
TRÊN THỰC NGHIỆM

Ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115

Luận văn Thạc sĩ Y học cổ truyền

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHƢƠNG DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Trƣờng Tuân, học viên Cao học khóa 2018-2020, Đại học Y dƣợc
Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Phƣơng Dung.
2. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và
khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác đƣợc cơng bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Phạm Trƣờng Tuân


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, tình cảm trân q và lịng tri ân sâu sắc, tơi xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Phƣơng Dung – Nguyên Trƣởng khoa
Khoa Y học cổ truyền (YHCT) – Đại học Y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh, ngƣời
thầy đã nhiệt thành truyền đạt cho tôi bao tri thức khoa học về nghiên cứu, ngƣời
thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình dìu dắt, giúp đỡ tơi trong từng bƣớc đi của tiến
trình nghiên cứu từ lúc hình thành ý tƣởng, xây dựng đề cƣơng đến khi hoàn thành
luận văn nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại
học, Ban Chủ nhiệm và các phòng ban của Khoa YHCT – Đại học Y dƣợc Thành
phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP. HCM) đã cho tôi một cơ hội, một môi trƣờng học tập
nghiên cứu lý tƣởng và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi triển khai thực hiện đề
tài nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cơ trong Hội đồng khoa học đã chỉnh sửa,
góp ý, bổ sung những mặt tồn tại, những điều thiếu sót và cung cấp những kinh
nghiệm quý báu để đề tài nghiên cứu của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả q thầy cơ của ĐHYD TP. HCM nói
chung và Khoa YHCT nói riêng đã truyền dạy kiến thức cho tơi trong suốt khóa học
vừa qua, PGS. TS. Trần Công Luận – Hiệu trƣởng Đại học Tây Đô, quý thầy cô và
các kỹ thuật viên thuộc bộ mơn Bào chế Đơng dƣợc, phịng Thí nghiệm Y Dƣợc cổ
truyền và bộ môn Dƣợc học cổ truyền – Khoa YHCT đã cung cấp cho tôi nhiều tài
liệu, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu quý báu và tận tình hỗ trợ tơi trong
q trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn ngƣời thân, đồng nghiệp đã đồng hành cùng tôi,
luôn quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ và dành cho tôi những điều kiện thuận
lợi nhất để tơi hồn thành khóa học này một cách trọn vẹn.
Học viên
Phạm Trƣờng Tuân

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ..................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Tổng quan về acid uric ................................................................................. 4
1.1.1. Tính chất ................................................................................................ 4
1.1.2. Cơ chế hình thành .................................................................................. 4
1.1.3. Thải trừ .................................................................................................. 5
1.1.4. Tăng acid uric ........................................................................................ 5
1.1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến nồng độ acid uric máu ........................................ 5
1.1.6. Cơ chế gây tăng acid uric máu................................................................ 5
1.1.7. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu ...................................................... 6
1.1.7.1. Nhóm nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric ............................... 6
1.1.7.2. Nhóm các nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận ......... 7

1.1.8. Hậu quả khi tăng acid uric máu .............................................................. 8
1.1.9. Điều trị tăng acid uric máu ................................................................... 13
1.2. Giới thiệu bài thuốc nghiên cứu .................................................................. 17
1.2.1. Lá Sa kê ............................................................................................... 17
1.2.1.1. Thực vật học .................................................................................. 17
1.2.1.2. Thành phần hóa học ...................................................................... 18
1.2.1.3. Tác dụng dược lý ........................................................................... 18
1.2.1.4. Tính vị, quy kinh ............................................................................ 18
1.2.1.5. Công năng, chủ trị ......................................................................... 18
1.2.1.6. Liều dùng ...................................................................................... 18
1.2.2. Trái Đậu bắp ........................................................................................ 18
1.2.2.1. Thực vật học .................................................................................. 18

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

1.2.2.2. Thành phần hóa học ...................................................................... 19
1.2.2.3. Tác dụng dược lý ........................................................................... 20
1.2.2.4. Tính vị, quy kinh ............................................................................ 20
1.2.2.5. Cơng năng, chủ trị ......................................................................... 20
1.2.2.6. Liều dùng ...................................................................................... 20
1.2.3. Lá Ổi ................................................................................................... 20
1.2.3.1. Thực vật học .................................................................................. 20
1.2.3.2. Thành phần hóa học ...................................................................... 21
1.2.3.3. Tác dụng dược lý ........................................................................... 21
1.2.3.4. Tính vị, quy kinh ............................................................................ 21
1.2.3.5. Cơng năng, chủ trị ......................................................................... 21

1.2.3.6. Liều dùng ...................................................................................... 22
1.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ....................................................... 22
1.3.1. Lá Sa ke ............................................................................................... 22
1.3.1.1. Ngoài nước .................................................................................... 22
1.3.1.2. Trong nước .................................................................................... 23
1.3.2. Trái Đậu bắp ........................................................................................ 25
1.3.2.1. Ngoài nước .................................................................................... 25
1.3.2.2. Trong nước .................................................................................... 25
1.3.3. Lá Ổi .................................................................................................... 26
1.3.3.1. Ngoài nước .................................................................................... 26
1.3.3.2. Trong nước .................................................................................... 26
1.4. Mơ hình gây tăng acid uric thực nghiệm ..................................................... 27
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 32
2.1. Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu ......................................................... 32
2.1.1. Dƣợc liệu ............................................................................................. 32
2.1.2. Động vật thí nghiệm ............................................................................. 32
2.1.3. Thuốc, hóa chất .................................................................................... 33
2.1.4. Dụng cụ, thiết bị ................................................................................... 33
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 34

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

2.2.1. Phƣơng pháp chiết xuất ........................................................................ 34
2.2.2. Khảo sát một số tiêu chuẩn chất lƣợng cao chiết .................................. 34
2.2.2.1. Cảm quan ...................................................................................... 34
2.2.2.2. Khảo sát độ tinh khiết cao chiết ..................................................... 34

2.2.2.3. Định tính sự hiện diện các dược liệu trong cao.............................. 36
2.2.3. Thử nghiệm độc tính cấp đƣờng uống .................................................. 38
2.2.4. Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu thực nghiệm ............................. 39
2.2.4.1. Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu trên mơ hình tăng acid uric
cấp (phác đồ dự phòng) ............................................................................. 39
2.2.4.2. Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu trên mơ hình tăng acid uric
mạn (phác đồ điều trị)................................................................................ 40
2.3. Phƣơng pháp xử lý thống kê số liệu thực nghiệm ........................................ 41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 42
3.1. Khảo sát một số tiêu chuẩn cao ................................................................... 42
3.1.1. Cảm quan ............................................................................................. 42
3.1.2. Độ tinh khiết ........................................................................................ 42
3.1.2.1. Độ ẩm dược liệu ............................................................................ 42
3.1.2.2. Độ ẩm cao chiết............................................................................. 42
3.1.2.3. Hiệu suất chiết cao ........................................................................ 43
3.1.2.4. Độ tro toàn phần và tro không tan trong acid ................................ 44
3.1.3. Định tính các hợp chất hóa thực vật trong cao chiết.............................. 45
3.1.3.1. Dựa vào sắc ký lớp mỏng .............................................................. 45
3.1.3.2. Dựa vào phản ứng hóa học............................................................ 46
3.2. Khảo sát độc tính cấp đƣờng uống .............................................................. 48
3.2.1. Cao nƣớc STO ..................................................................................... 48
3.2.2. Cao cồn STO ........................................................................................ 49
3.3. Tác dụng hạ acid uric máu của cao STO trên chuột nhắt trắng tăng acid uric
máu cấp (phác đồ dự phòng) .............................................................................. 51
3.4. Tác dụng hạ acid uric máu của cao STO trên chuột nhắt trắng tăng acid uric
mạn (phác đồ điều trị kéo dài 14 ngày) .............................................................. 53
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN .................................................................................. 56

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



.

4.1. Yêu cầu về chất lƣợng cao chiết thành phẩm ............................................... 56
4.2. Mơ hình tăng acid uric máu bằng kalioxonat trên chuột nhắt trắng .............. 57
4.3. Tác dụng hạ acid uric máu của bài thuốc STO ............................................ 58
4.4. Tính an toàn của cao nƣớc và cao cồn STO ................................................. 64
4.5. Đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của bài thuốc STO ............ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 69
1. Kết luận ......................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG ANH

5-FU


5-fluorouridine

ABTS

2,20-Azino-bis-(3-ethylbenzthiazoline6-sulfonic acid)

ACE

Angiotensin 1-converting enzyme

ADP

Adenosin diphosphate

AF

Atrial fibrillation

AMP

Adenosin monophosphate

ATP

Adenosin triphosphate

TÊN TIẾNG VIỆT

Men chuyển
Angiotensin

Rung nhĩ

BL

Lô bệnh lý

BT

Lô sinh lý

CHD

Coronary heart disease

Bệnh mạch vành

CKD

Chronic kidney disease

Bệnh thận mạn

ENaC

The renal epithelial sodium channel

GAPDH

Glyceraldehyde-3-phosphate
dehydrogensase


HDL-C

High-density lipoprotein-cholesterol

HGPRT

Hypoxanthine guanine
phosphoribosyltransferase

KO

Kalioxonate

LDL-C

Low-density lipoprotein-cholesterol

MCP-1

Monocyte chemotactic protein -1

MI

Myocardial infarction

NAFLD

Non-alcoholic fatty liver disease


Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.

Kênh Na+ biểu mô
thận

Nhồi máu cơ tim
Bệnh gan nhiễm mỡ
không do rƣợu


.

ii

NF-κB

Nuclear factor-κappa B

NLRP3

Nucleotide-binding domain and leucinerich repeat containing proteins 3

PE
PRPP
ROS

Preeclampsia
Phosphoribosyl pyrophosphate
synthetase

Reactive oxygen species

Yếu tố nhân κappa B

Tiền sản giật

Dạng oxy có hoạt tính

STO-E1

Cao chiết lá Sake – trái
Đậu bắp – lá Ổi
Cao cồn STO 1 g/kg

STO-E1,5

Cao cồn STO 1,5 g/kg

STO-W1

Cao nƣớc STO 1 g/kg

STO

STO-W1,5

Cao nƣớc STO 1,5
g/kg
Acid uric máu


SUA

Serum uric acid

TG

Triglyceride

UA

Uric acid

Acid uric

ULT

Urate lowering therapy

Liệu pháp hạ urat

VSMC

Vascular smooth muscle cell

XO

Xanthine oxidase

XOI


Xanthine oxidase inhibitor

Tế bào cơ trơn mạch
máu
Ức chế xanthine
oxidase

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Monocyte chemotactic protein-1


Protein có ái lực hóa học với bạch cầu
đơn nhân

Reactive oxygen species

Dạng oxy hoạt tính

The renal epithelial sodium channel

Kênh Natri biểu mô thận

Vascular smooth muscle cell

Tế bào cơ trơn mạch máu

Nuclear factor-κappa B

Yếu tố hạt nhân phiên mã-κB

Preeclampsia

Tiền sản giật

Non-alcoholic fatty liver disease

Gan nhiễm mỡ không do rƣợu

High-density lipoprotein-cholesterol

Cholesterol tỷ trọng cao


Low-density lipoprotein-cholesterol

Cholesterol tỷ trọng thấp

Chronic kidney disease

Bệnh thận mạn

Serum Uric Acid

Acid uric huyết thanh

Coronary heart disease

Bệnh mạch vành

Myocardial infarction

Nhồi máu cơ tim

Atrial fibrillation

Rung nhĩ

Xanthine oxidase inhibitor

Ức chế enzym xanthine oxidase

Urate lowering therapy


Liệu pháp hạ acid uric

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Độ ẩm dƣợc liệu .................................................................................... 42
Bảng 3.2. Độ ẩm cao chiết ..................................................................................... 42
Bảng 3.3. Hiệu suất chiết cao ................................................................................. 43
Bảng 3.4. Độ tro toàn phần và tro không tan trong acid ......................................... 44
Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp đƣờng uống cao nƣớc ......................... 48
Bảng 3.6. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp đƣờng uống cao cồn ........................... 50
Bảng 3.7. Nồng độ acid uric máu (mg/dl) trên mơ hình tăng acid uric máu cấp (phác
đồ dự phòng) ......................................................................................................... 51
Bảng 3.8. Nồng độ acid uric máu (mg/dl) trên mơ hình tăng acid uric máu kéo dài
14 ngày (phác đồ điều trị) ...................................................................................... 53

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của lá Sa ke trong cao nƣớc và cao cồn
STO với hệ dung môi Dichloromethan – ethylacetat – acid fomic (8:3:1) .............. 45
Hình 3.2. Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của trái Đậu bắp trong cao nƣớc và cao
cồn STO với hệ dung môi Dichloromethan – ethylacetat – acid fomic (8:3:1) ....... 45
Hình 3.3. Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của trái Đậu bắp trong cao nƣớc và cao
cồn STO với hệ dung mơi Ethylacetat – methanol – nƣớc (12:2:1) ........................ 46
Hình 3.4. Sắc ký đồ kiểm tra sự hiện diện của lá Ổi trong cao nƣớc và cao cồn STO
với hệ dung mơi Dichloromethan – ethylacetat – acid fomic (8:3:1) ...................... 46
Hình 3.5. Phản ứng của cao nƣớc và cao cồn STO với dung dịch natri hydroxyd
20% ....................................................................................................................... 47
Hình 3.6. Phản ứng của cao nƣớc và cao cồn STO với dung dịch acid hydrochloric
đậm đặc và bột magne ........................................................................................... 47
Hình 3.7. Phản ứng của cao nƣớc và cao cồn STO với dung dịch sắt (III) clorid 3%
.............................................................................................................................. 47
Hình 3.8. Phản ứng của cao nƣớc và cao cồn STO với dung dịch gelatin trong nƣớc
muối 10% .............................................................................................................. 48

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Thoái giáng base purin thành acid uric .................................................... 4
Sơ đồ 1.2. Khuyến cáo hạ acid uric trên bệnh nhân bị gout theo EULAR 2016 ...... 16

Biểu đồ 3.1. Nồng độ acid uric máu (mg/dl) của các lơ chuột trên mơ hình tăng acid
uric máu cấp (phác đồ dự phòng) ........................................................................... 52
Biểu đồ 3.2. Nồng độ acid uric máu (mg/dl) của các lơ chuột trên mơ hình tăng acid
uric máu kéo dài 14 ngày (phác đồ điều trị) ........................................................... 54

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

1

MỞ ĐẦU
Tăng acid uric máu là tình trạng đặc trƣng bởi mức acid uric cao trong máu,
chủ yếu do bất thƣờng trong chuyển hóa acid nucleic và giảm đào thải acid uric qua
thận. Nó là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh nhƣ viêm khớp gout, bệnh mạch vành,
đột quỵ, bệnh thận mạn, sỏi tiết niệu, hội chứng chuyển hóa để lại hệ lụy từ giảm
chất lƣợng cuộc sống đến nguy cơ tử vong do các biến cố về tim mạch [29]. Tỷ lệ
tăng acid uric máu dao động từ 2,6-47,2% ở các dân số và ngày càng tăng [87]. Ở
các nƣớc phƣơng Tây, uớc tính có đến 21% dân số nói chung và 25% bệnh nhân
nhập viện bị tăng acid uric máu không triệu chứng [73]. Do mức độ nguy hiểm
cùng với sự phổ biến trong dân số nên tăng acid uric máu đòi hỏi phải đƣợc dự
phòng và điều trị đúng đắn.
Từ khi ra đời đến nay, các thuốc hóa dƣợc đóng vai trị quan trọng trong dự
phịng và điều trị tăng acid uric máu mà Allopurinol là đại diện làm giảm tổng hợp
acid uric do ức chế enzym xanthine oxidase. Đây là thuốc rẻ tiền, dễ tìm trên thị
trƣờng nhƣng việc dùng Allopurinol dễ gây hội chứng quá mẫn muộn, tuy hiếm gặp
nhƣng là tổn thƣơng nặng nề với khoảng 20% số bệnh nhân [29], và cần phải uống
đủ nƣớc để lƣợng nƣớc tiểu khoảng 2 lít/ngày [25]. Ngoài ra, các thuốc với cơ chế

tăng thải acid uric lại khơng thích hợp trên ngƣời cao tuổi vì chức năng thận sẽ giảm
dần theo tuổi, nguy cơ hình thành sỏi thận lại cao và không đảm bảo cung cấp đủ
nƣớc để kiềm hóa nƣớc tiểu. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, giảm cân giúp kiểm soát
nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, việc tiết chế trong ăn uống để đạt nồng độ acid
uric mục tiêu là vấn đề khó khăn vì hơn lúc nào hết, u cầu này là việc làm thƣờng
xuyên, lâu dài với tính chất nghiêm ngặt. Nhƣ vậy, việc dùng các thuốc giúp giảm
acid uric máu, đạt acid uric mục tiêu thì ít nhiều cũng gây hội chứng quá mẫn, sỏi
thận, suy thận và sự tƣơng tác thuốc bất lợi nhất là trên đối tƣợng cao tuổi. Đồng
thời, việc thay đổi lối sống rất khó đƣợc tuân thủ nhất là ở nam giới. Do đó, dự
phịng tăng acid uric máu với những phƣơng pháp nêu trên tồn tại những trở ngại
nên tìm liệu pháp điều trị thay thế.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

2

Y học cổ truyền với nhiều bài thuốc đƣợc khoa học chứng minh hiệu quả hạ
acid uric máu nhƣ bài thuốc Bạch hổ quế chi thang gia vị hay Tiêu thống phong Tuệ
Tĩnh với thành phần của Thổ phục linh, Củ cốt khí, Hy thiêm, Bình vơi, Râu mèo

[15], [34]. Tuy nhiên, việc sử dụng các vị thuốc Bắc hoặc thuốc Nam không đặc
trƣng cho vùng miền sẽ tốn kém chi phí và khơng tiện dụng. Ngày nay, liệu pháp
dƣợc liệu từ thiên nhiên gần gũi, dễ tìm trong dự phòng, điều trị tăng acid uric qua
cơ chế ức chế xanthine oxidase từng bƣớc đƣợc chứng minh. Theo đó, lá Sa ke đã
đƣợc chứng minh có hoạt tính ức chế enzym xanthine oxidase [39] và hạ đƣợc acid
uric máu [6], [32]; trái Đậu bắp ức chế enzym xanthine oxidase [54], lợi tiểu giúp

tăng thải acid uric qua đƣờng niệu [56], [113]; lá Ổi giúp kiểm soát đƣợc bệnh gout
và tăng huyết áp [81]. Song song với các cơng trình nghiên cứu về các tính năng
trên của ba dƣợc liệu này thì trong dân gian, một bài thuốc gồm ba vị lá Sa ke – trái
Đậu bắp – lá Ổi (STO) đƣợc ngƣời dân miền Nam Việt Nam truyền khẩu sử dụng
để hạ acid uric máu có hiệu quả cao. Mặc dù bài thuốc có tác dụng tốt, hồn tồn là
thuốc Nam, giá thành rẻ nhƣng đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào chứng minh cụ
thể tính an tồn cũng nhƣ tác dụng hạ acid uric thực sự của nó. Giá trị y học của bài
thuốc không chỉ dừng lại ở tác dụng hạ acid uric máu mà qua các cơng trình nghiên
cứu, các vị thuốc cịn điều chỉnh các chỉ số khác của hội chứng chuyển hóa [41],

[80], [81]. Tăng acid uric máu liên quan đến hội chứng chuyển hóa [90] với tình
trạng mạn tính và diễn biến phức tạp. Với mong muốn dùng bài thuốc STO để điều
trị lâu dài hội chứng chuyển hóa thì việc bảo quản thuốc nhờ dung môi phù hợp cần
đặt ra. Nhƣ vậy, bài thuốc STO lƣu truyền trong dân gian có tác dụng hạ đƣợc acid
uric máu hay không? Để giải đáp cho câu hỏi trên thì một nghiên cứu thực nghiệm
với mơ hình gây tăng acid uric máu trên chuột nhắt trắng cần đƣợc tiến hành.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết lá Sa ke – trái Đậu bắp – lá
Ổi
2. Mục tiêu cụ thể

 Đánh giá độc tính cấp đƣờng uống của cao chiết nƣớc và cao chiết ethanol
lá Sa ke – trái Đậu bắp – lá Ổi
 Khảo sát tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết nƣớc và cao chiết ethanol
lá Sa ke – trái Đậu bắp – lá Ổi trên chuột nhắt trắng qua mơ hình gây tăng acid uric
máu cấp
 Khảo sát tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết nƣớc và cao chiết ethanol
lá Sa ke – trái Đậu bắp – lá Ổi trên chuột nhắt trắng qua mơ hình gây tăng acid uric
máu mạn

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

4

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về acid uric
1.1.1. Tính chất
Acid uric (UA) là một acid hữu cơ yếu (pKa 5,8). Trong điều kiện sinh lý, nó
tồn tại chủ yếu dƣới dạng muối đơn. Ở độ pH thấp hơn 5,75 nhƣ trong nƣớc tiểu, nó
chủ yếu ở dạng acid uric khơng ion hóa. Độ hịa tan của natri urat lớn hơn khoảng
18 lần so với acid uric trong nƣớc. Sự khác biệt về độ hòa tan này đòi hỏi phải kiềm
hóa pH nƣớc tiểu lớn hơn 6,0 ở những bệnh nhân hình thành sỏi urat [111], [158].
1.1.2. Cơ chế hình thành
Acid uric là chất dị hóa cuối cùng của q trình chuyển hóa purin ở ngƣời và
các lồi linh trƣởng cao hơn đƣợc xúc tác bởi enzym xanthine oxidase (thuộc nhóm
enzym xanthine oxidoreductase). Sự hình thành đƣợc biểu diễn theo sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.1. Thoái giáng base purin thành acid uric [111]

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

5

1.1.3. Thải trừ
Tổng lƣợng UA trong cơ thể đƣợc sản xuất hàng ngày là khoảng 1000 mg ở
ngƣời lớn, vào khoảng 5 mg/dl (279,5 µmol/l) ở nam và 4 mg/dl (238 µmol/l) ở nữ.
Nồng độ UA huyết thanh phụ thuộc vào sự cân bằng giữa sản xuất và thải trừ.
Khoảng 75% UA đƣợc bài tiết qua thận, 25% đƣợc bài tiết qua đƣờng tiêu hóa và
các đƣờng khác. Bài tiết UA qua đƣờng tiêu hóa chiếm 1/5 tổng lƣợng UA và trở
nên quan trọng hơn khi suy thận. Sự bài tiết UA qua thận phụ thuộc vào sự cân
bằng giữa lọc, bài tiết và tái hấp thu [35], [88], [150].
1.1.4. Tăng acid uric
Tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric vƣợt quá giới hạn tối đa của độ hòa
tan urat trong huyết thanh ở 37 oC. Nam > 7 mg/dl (> 420 µmol/l), nữ > 6 mg/dl (>
360 µmol/l) [14], [158].
1.1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến nồng độ acid uric máu
– Tuổi tác và giới tính: Trƣớc tuổi dậy thì, acid uric máu là 3,6 mg/dl đối với
nam và nữ. Sau tuổi dậy thì, giá trị tăng lên đến mức trƣởng thành với phụ nữ
thƣờng thấp hơn 1 mg/dl so với nam giới. Mức thấp hơn ở phụ nữ do estrogen tăng
thanh thải urat thận và biến mất khi mãn kinh [77], [158].
– Tập thể dục, chế độ ăn uống, thuốc và trạng thái hydrat hóa, có thể dẫn đến
sự dao động nhất thời của nồng độ acid uric máu [158].
– Nồng độ ure, creatinin máu, khối lƣợng cơ thể, chiều cao, huyết áp và uống

rƣợu [25]. Một nghiên cứu mơ tả cắt ngang có 130/160 bệnh nhân bệnh thận mạn
có tăng acid uric máu cho thấy khi creatinin hoặc ure máu càng tăng thì acid uric
càng tăng [46].
1.1.6. Cơ chế gây tăng acid uric máu
Acid uric có nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh, là sản phẩm cuối của q trình
chuyển hóa purin trong thức ăn và acid nucleic trong quá trình phá hủy tế bào. Acid
uric đƣợc tạo nên từ ba cơ chế:
– Tăng tổng hợp acid uric: Thoái giáng các nucleo-protein từ thức ăn hay từ
quá trình chết của các tế bào trong cơ thể, tổng hợp nội sinh các nuleo-protein;

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

6

– Giảm đào thải acid uric: Giảm thải acid uric qua thận, thiếu enzym chuyển
hóa;
– Kết hợp tăng tổng hợp và giảm đào thải acid uric [29], [91].
1.1.7. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu
1.1.7.1. Nhóm nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric
Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu bao gồm: Rối loạn chuyển hóa
một số men tham gia vào q trình chuyển hóa acid uric hoặc do bất thƣờng bẩm
sinh về gen; tăng quá trình dị hóa các acid nhân nội sinh; thối biến nhanh của ATP
thành acid uric; sử dụng quá mức các loại thức ăn chứa nhiều purin [42].
– Sử dụng quá mức các loại thức ăn, uống có chứa nhiều purin, fructose
+ Purin: Ăn nhiều những thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lịng, thịt, cá, tơm,
cua). Nồng độ acid uric huyết thanh tăng khi tăng tổng lƣợng thịt hoặc hải sản [67].

Giảm lƣợng purin nhập vào có thể thay đổi nồng độ acid uric huyết thanh 1 mg/dl

[88]. Tuy nhiên các thực phẩm giàu purin nhƣ bột kiều mạch, đậu Hà Lan, nấm,
đậu lăng, súp lơ không làm tăng nguy cơ gout [14].
+ Fructose: Bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều fructose dƣới dạng nƣớc ngọt hoặc
nƣớc ép trái cây chứng minh cả nồng độ urat huyết thanh và tỷ lệ mắc bệnh gout
đều tăng [67].
+ Rƣợu bia: Bia chứa nhiều purin có nguy cơ cao nhất. Ethanol tăng sản xuất
acid uric do đẩy nhanh chu chuyển adenosin triphosphate (ATP). Khi nồng độ
ethanol trong máu lớn hơn 45 mmol/l (200 mg/dl), nồng độ acid uric huyết thanh
tăng khoảng 20% [172].
– Do rối loạn chuyển hóa một số men tham gia vào q trình chuyển hóa acid
uric, do bất thƣờng bẩm sinh về gen. Các rối loạn này hiếm gặp và thƣờng dẫn đến
chứng tăng acid uric bẩm sinh: Thiếu hụt men HGPRT gây bệnh não tăng acid uric
Lesch-Nyhan ở trẻ em nếu thiếu hoàn toàn, gây bệnh gout khởi phát sớm và sỏi thận
nếu thiếu một phần; thiếu men glucose-6-phosphatase (gây bệnh Von Gierke); thiếu
men fructose-1-phosphate aldolase và tăng hoạt động men phosphoribosyl
pyrophosphate synthetase (PRPP) [29], [42].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

7

– Do tăng thoái giáng các nhân purin từ trong cơ thể (các acid nhân ADN và
ARN do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra): Đa u tủy xƣơng, rối loạn tăng sinh
tủy, tăng sinh lympho bào, đa hồng cầu thứ phát, thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác

tính, carcinoma, sarcoidosis, hội chứng ly giải khối u, vảy nến diện rộng, chấn
thƣơng, phẫu thuật [88].
– Do thoái biến nhanh ATP thành acid uric: Gặp trong một số bệnh lý nhƣ
nhồi máu cơ tim cấp, suy hô hấp, trạng thái động kinh, luyện tập thể lực gắng sức ở
các vận động viên hoặc ở ngƣời uống nhiều rƣợu. Bệnh nhân bị bệnh cơ di truyền,
bệnh cơ chuyển hóa, bệnh cơ ty thể dễ bị tăng nồng độ urat huyết thanh sau khi tập
thể dục ở mức độ vừa. Ngoài ra, bệnh nhân thiếu hụt dehydrogenase trong chuyển
hóa acid béo cũng đã đƣợc chứng minh là gây tăng nồng độ acid uric máu, mặc dù
cơ chế khơng hồn tồn rõ ràng [88].
1.1.7.2. Nhóm các nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận
– Do khiếm khuyết di truyền của ống thận trong bài tiết urat nhƣ bệnh thận
tăng huyết áp thiếu niên gia đình, cịn đƣợc gọi là bệnh thận nang tủy gây sản xuất
kém và/hoặc sản xuất sai uromodulin (Tamm-Horsfall protein) [88].
– Bệnh nhân bị nhiễm acid lactic (ví dụ trong tình trạng thiếu oxy, nhiễm trùng
huyết, bệnh gan hoặc thận, sau phẫu thuật hoặc nhồi máu cơ tim, trong khi tập thể
dục yếm khí quá mức, hoặc đáp ứng với một số loại thuốc chẳng hạn nhƣ
Metformin), bị nhiễm ketoacidosis (ví dụ nhiễm toan keto do rƣợu hoặc đái tháo
đƣờng, ketosis đói) gây ra tăng các acid hữu cơ gây tăng acid uric máu do cạnh
tranh trực tiếp với urat để bài tiết ở ống thận nên urat đƣợc tăng tái hấp thu ở ống
lƣợn gần [88].
– Có thể do giảm lọc tại cầu thận nhƣ mất nƣớc, suy thận, suy tim sung huyết,
sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc do tăng tái hấp thu hoặc giảm bài tiết ở ống thận nhƣ
thận đa nang [88].
– Suy giáp và cƣờng giáp, suy tuyến cận giáp và cƣờng cận giáp, ghép thận

[88].

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



.

8

– Xơ hóa mơ kẽ và quanh mạch máu, thối hóa cầu thận và ống thận do nhiễm
độc chì, ngộ độc Beryllium [88].
– Một số thuốc khác cũng làm tăng acid uric do cơ chế tại thận nhƣ: Nicotinic
acid, Aspirin, Pyrazynamid, Ethambuton, Cyclosporine, Tarcolimus [88].
1.1.8. Hậu quả khi tăng acid uric máu
Khi lƣợng acid uric trong máu tăng cao (> 7 mg/dl) và tổng lƣợng acid uric
trong cơ thể tăng thì sẽ lắng đọng lại dƣới dạng tinh thể acid uric hay
uratmonosodic ở một số tổ chức và cơ quan nhƣ ở màng hoạt dịch, ở thận (nhu mô
thận và đài bể thận), sụn khớp, sụn vành tai, sụn thanh quản, gân Achille, thành
mạch, tim, mắt, các gân duỗi các ngón, tổ chức dƣới da của khuỷu, mắt cá, gối
…[4]. Tình trạng tăng aid uric và sự lắng đọng tinh thể urat ở nhiều vị trí với cơ chế
gây bệnh khác nhau gây ra các biểu hiện khác nhau. Một số bệnh lý thƣờng gặp, có
thể kể đến nhƣ sau:
 Bệnh Gout
* Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu cho thấy tỷ lệ phát triển bệnh gout cao hơn
32 lần ở ngƣời có tăng acid uric máu so với ngƣời có acid uric máu bình thƣờng

[70].
* Tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch gây nên một loạt các phản ứng:
Hoạt hóa yếu tố Hageman tại chỗ, các tiền chất gây viêm nhƣ kinin và kallicrein
gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. Khi đó, bạch cầu thực bào các vi tinh thể urat
rồi giải phóng lysozym cũng là tác nhân gây viêm mạnh. Phản ứng viêm của màng
hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa sinh nhiều acid lactic làm giảm độ pH mơi trƣờng
càng toan thì urat càng lắng đọng và phản ứng viêm trở thành vòng khép kín liên
tục, viêm sẽ kéo dài [4].

* Diễn biến lâm sàng của bệnh gout diễn ra qua các giai đoạn: Tăng acid uric
máu đơn thuần, cơn viêm khớp gout cấp, khoảng cách giữa các cơn viêm khớp gout
cấp, viêm khớp gout mạn [112].
– Tăng acid uric máu đơn thuần chƣa có biểu hiện lâm sàng

Tn thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

9

– Cơn viêm khớp gout cấp: Khởi phát đột ngột về đêm, thƣờng gặp ở khớp
bàn ngón chân I (50%), khớp sƣng nóng đỏ sậm màu, triệu chứng viêm khớp tăng
tối đa trong 24-48 giờ, đau tăng về đêm, thƣờng tự khỏi hồn tồn sau 3-10 ngày.
Nếu khơng điều trị thì càng về sau những đợt cấp sẽ xuất hiện thƣờng hơn, cơn kéo
dài hơn. Các triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, ăn kém, sốt cao lạnh run,… [5], [42].
Có khi biểu hiện thành những cơn gout cấp khơng điển hình thƣờng xảy ra ở chi
dƣới, tính chất viêm không dữ dội, tràn dịch khớp chiếm ƣu thế, triệu chứng tại
khớp khơng rõ thay vào đó là triệu chứng toàn thân, biểu hiện viêm cạnh khớp với
viêm gân, viêm bao hoạt dịch là chính [42].
– Khoảng cách giữa các cơn viêm khớp gout cấp, bệnh nhân hồn tồn khơng
có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nếu không đƣợc điều trị, càng về sau khoảng
cách càng ngắn lại [42].
– Viêm khớp gout mạn: Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp,
teo cơ, cứng khớp; diễn tiến chậm, có thể có hoặc khơng có kèm các đợt cấp, khớp
khơng đau lúc nghỉ nhƣng đau và cứng khớp khi hoạt động; biểu hiện bằng dấu hiệu
là các cục tophi ở sụn vành tai, phần mềm cạnh khớp, ở quanh khớp (bàn ngón chân
I, cổ chân, gối, ngón tay,…) với kích thƣớc từ vài mm đến vài cm, khơng đau, có

thể nhìn thấy cặn trắng dƣới lớp da mỏng hoặc vỡ ra [5].
 Bệnh ở thận
* Các bất thƣờng liên quan với sỏi urat
Acid uric máu tăng làm nƣớc tiểu quá bão hòa acid uric và tạo sỏi. Nhiều yếu
tố thúc đẩy cho sự tạo sỏi này là thể tích nƣớc tiểu ít (21%), tăng acid uric trong
nƣớc tiểu (46%) và pH nƣớc tiểu acid (93%). Nhƣ vậy, nguy cơ thƣờng gặp nhất là
pH nƣớc tiểu acid [12]. Bệnh gout, tiêu chảy, béo phì, đái tháo đƣờng type 2 làm
pH nƣớc tiểu thấp liên tục. Các thuốc Probenecid, Salicylat liều cao, Sulfinpyrazon
làm tăng acid uric niệu. Tiêu chảy hoặc mất dịch tiêu hóa khác, đổ q nhiều mồ hơi
làm giảm thể tích nƣớc tiểu [104].
Sỏi có thể khơng có triệu chứng khi không gây bế tắc nhƣ sỏi trong đài thận.
Khi có biểu hiện, bệnh cảnh lâm sàng thƣờng gặp của sỏi niệu là cơn đau quặn thận,

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

10

tiểu máu (đại thể hoặc vi thể), hiếm gặp các đợt nhiễm trùng tiết niệu (tiểu buốt, tiểu
gắt, tiểu mủ), có thể biểu hiện của tắc nghẽn khi sỏi di chuyển (tiểu tắc từng lúc
hoặc tắc hoàn toàn, thận to) [12], [13], [29]. Các biến chứng có thể gặp trong sỏi
thận đó là: Nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu máu, bí tiểu, viêm thận – bể thận cấp, mạn, ứ
nƣớc bể thận, ứ mủ bể thận, suy thận cấp và suy thận mạn [13]. Khi đó, sỏi urat ở
thận sẽ có biểu hiện lâm sàng của các biến chứng. Sỏi urat khơng cản quang thƣờng
biểu hiện trên phim hệ niệu có tiêm thuốc cản quang bằng hình ảnh khuyết, hoặc
phát hiện qua siêu âm bụng nếu nó nằm trong vùng thận hoặc qua CT-Scan do đậm
độ cao hơn đậm độ chủ mô thận, u bƣớu, huyết khối [12].

* Tổn thƣơng thận kẽ: Biểu hiện bằng tiểu đạm, tiểu máu, bạch cầu niệu vi
thể. Toan máu biểu hiện sớm, thƣờng kết hợp với tăng huyết áp, có thể khơng kết
hợp với sỏi thận [29].
* Bệnh thận mạn (Chronic kidney disease – CKD)
Bệnh thận mạn do các tinh thể urat lắng đọng trong nhu mô và tháp thận [29].
Tác động của tăng acid uric máu trong CKD có thể liên quan đến các cơ chế làm
giảm lƣu lƣợng máu thận cũng nhƣ tăng sức cản mạch máu thận, đặc biệt là trong
các tiểu động mạch chủ [91], tăng stress oxy hóa gây ra rối loạn chức năng nội mô

[68], tăng sản xuất nhiều yếu tố gây viêm gây tổn thƣơng ống thận và dẫn đến phì
đại cầu thận và xơ hóa ống thận [135].
Tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ thực sự của CKD [138]. Nguy cơ
phát triển CKD tăng 7-11% mỗi 1 mg/dl acid uric [165]. Tăng acid uric máu cũng
có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân CKD đang chạy thận nhân tạo. Tỷ
lệ tử vong của bệnh nhân có acid uric máu bình thƣờng là 50% trong khi ở bệnh
nhân tăng acid uric máu là 82,4% [125].
 Bệnh tim mạch: Tăng acid uric máu có liên quan chặt chẽ với các bệnh tim
mạch bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rung nhĩ và suy tim [161].
* Tăng huyết áp

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


.

11

Tăng acid uric máu có thể dẫn đến tăng huyết áp bằng cách ngăn chặn sản xuất
oxid nitric (NO) – chất có vai trị giãn mạch, giảm tăng sinh tế bào cơ trơn mạch

máu, đối kháng với hệ thần kinh giao cảm và tác dụng co mạch của hệ thống reninangiotensin mạch máu và điều chỉnh huyết khối; kích hoạt kênh natri biểu mô thận
ENaC để tăng cƣờng hấp thu các ion natri trong ống thận dẫn đến tăng lƣợng máu

[74], [161].
Tăng acid uric máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tăng huyết áp [86].
Ở nam giới bình thƣờng, sự hiện diện của mức acid uric huyết thanh lớn hơn 7
mg/dl làm tăng 80% nguy cơ tăng huyết áp [123]. Tăng 1 mg/dl trong acid uric
huyết thanh có nguy cơ tăng huyết áp 19% [161].
* Bệnh mạch vành (Chronic heart disease – CHD)
Các tinh thể urat thúc đẩy sự phát triển và tiến triển của CHD do sự stress oxy
hóa hoạt hóa các phản ứng viêm, thúc đẩy q trình oxy hóa LDL-C, kích thích tăng
sinh tế bào cơ trơn mạch máu thông qua hệ rennin-angiotensin [174] và giảm sản
xuất adiponectin [86] gây xơ vữa động mạch đồng thời gây rối loạn chức năng nội
mô, viêm và co mạch [75].
Tăng acid uric máu có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ tích lũy của các biến cố
bệnh mạch vành nhƣ nhồi máu cơ tim (MI) và đau ngực do thiếu máu cục bộ kéo
dài so với nhóm có acid uric huyết thanh bình thƣờng (15% so với 8,8%, p < 0,001)

[168]. Nguy cơ CHD 10 năm tăng gấp 2,76 lần ở những bệnh nhân bị tăng acid uric
máu so với bệnh nhân không bị tăng acid uric máu trong dân số nữ [174], tăng thêm
1 mg/dl acid uric ở ngƣời bị CHD dẫn đến tăng 12% tỷ lệ tử vong [127].
* Rung nhĩ (Atrial fibrillation – AF)
Theo một nghiên cứu dịch tễ học của Kuwabara và cộng sự thì tăng acid uric
máu là một yếu tố nguy cơ cạnh tranh độc lập đối với AF trong dân số khỏe mạnh
nói chung [99].
* Suy tim

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



×