Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý vốn ngân sách nhà nước của chương trình 135 tại ban dân tộc tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NÔNG QUỐC KHÔI

QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI BAN DÂN TỘC
TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thủy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Nông Quốc Khôi

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tơi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn đến quý thầy, cô giáo trƣờng Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ,
hỗ trợ cho tơi. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị
Thủy là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học và đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể ban lãnh đạo, công chức Ban Dân
tộc tỉnh Cao Bằng và các địa phƣơng huyện: Bảo Lâm, Hòa An, Quảng Uyên đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi
hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhƣng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tơi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của q thầy, cơ giáo; đồng chí và
đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Nông Quốc Khôi

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................... vii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý vốn NSNN đối với các chƣơng trình mục tiêu
quốc gia ...................................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số vấn đề chung về quản lý vốn NSNN .................................................... 4

2.1.2.

Một số vấn đề chung về Chƣơng trình 135 ...................................................... 8


2.1.3.

Quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc đối với Chƣơng trình 135 ......................... 15

2.1.4.

Những nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý NSNN đối với Chƣơng
trình 135 ......................................................................................................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc của chƣơng trình 135 ........ 27

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý vốn ngân sách của Chƣơng trình 135 tại một số
địa phƣơng ...................................................................................................... 27

2.2.2.

Bài học rút ra cho tỉnh Cao Bằng ................................................................... 30

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hƣởng đến quản lý vốn NSNN
chƣơng trình 135 ...................................................................................................... 31

3.1.1.


Đặc điểm cơ bản tỉnh Cao Bằng ..................................................................... 31

iii


3.1.2.

Đặc điểm cơ bản của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng ......................................... 34

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 39

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................... 39

3.2.2.

Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 41

3.2.3.

Phƣơng pháp thống kê mô tả .......................................................................... 41

3.2.4.

Phƣơng pháp phân tích so sánh ...................................................................... 41


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 43
4.1.

Kết quả thực hiện chƣơng trình từ năm 2015-2017 .............................................. 43

4.2.

Quản lý vốn NSNN của chƣơng trình 135............................................................. 45

4.2.2.

Lập dự tốn vốn NSNN của Chƣơng trình 135 .............................................. 47

4.2.3.

Tổ chức thực hiện dự tốn vốn NSNN của Chƣơng trình 135 ....................... 58

4.2.4.

Quyết toán vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135.......................... 68

4.2.5.

Tổ chức kiểm tra, giám sát vốn NSNN của Chƣơng trình 135 ...................... 76

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến vốn ngân sách nhà nƣớc của chƣơng
trình 135 ................................................................................................................... 84


4.3.1.

Nhân tố bên ngồi .......................................................................................... 84

4.3.2.

Nhân tố bên trong ........................................................................................... 86

4.4.

Đánh giá chung về chƣơng trình 135 ..................................................................... 87

4.4.1.

Ƣu điểm .......................................................................................................... 87

4.5.

GIẢI pháp nhẰm ĐẢM BẢO SỰ quẢn lý VỐN NSNN CỦA Chƣơng
trình 135 ................................................................................................................... 89

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 92
5.1.

KẾt luẬn .................................................................................................................. 92

5.2.

KiẾn nghỊ ................................................................................................................. 93


5.2.1.

Đối với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và các bộ, ngành trung ƣơng ........... 93

5.2.2.

Đối với Chính quyền địa phƣơng các cấp ...................................................... 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 99

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

ĐVT

Đơn vị tính


DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTPTSX

Hỗ trợ phát triển sản xuất

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NSTW

Ngân sách Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình nhân khẩu và lao động .............................................................. 32

Bảng 3.2.

Kết quả hoạt động của tỉnh Cao Bằng ....................................................... 34

Bảng 4.1.

Kết quả thực hiện chƣơng trình 135 .......................................................... 43

Bảng 4.2.

Dự tốn vốn NSNN của Chƣơng trình 135 ............................................... 52

Bảng 4.3.

Dự tốn kinh phí quản lý của chƣơng trình 135........................................ 53

Bảng 4.4.

Dự tốn kinh phí đào tạo tập huấn của chƣơng trình 135 ......................... 55

Bảng 4.5.

Dự tốn kinh phí đào tạo của chƣơng trình 135 năm 2016 ....................... 56

Bảng 4.6.

Dự tốn kinh phí đào tạo của chƣơng trình 135 năm 2017 ....................... 57


Bảng 4.7.

Đánh giá tình hình lập dự toán vốn NSNN ............................................... 58

Bảng 4.8.

Thực hiện dự toán vốn NSNN của chƣơng trình 135 ............................... 60

Bảng 4.9.

Thực hiện kinh phí quản lý của chƣơng trình 135 tại Ban Dân tộc .......... 63

Bảng 4.10.

Thực hiện kinh phí đào tạo tập huấn của chƣơng trình 135 ...................... 64

Bảng 4.11.

Thực hiện dự tốn kinh phí đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời
có uy tín của Chƣơng trình 135 ................................................................. 65

Bảng 4.12.

Thực hiện kinh phí đào tạo, tập huấn của Chƣơng trình 135 .................... 66

Bảng 4.13.

Đánh giá của cán bộ về việc thực hiện Chƣơng trình 135 ........................ 67


Bảng 4.14.

Đánh giá của ngƣời thụ hƣởng từ Chƣơng trình 135 ................................ 68

Bảng 4.15.

Quyết tốn vốn NSNN của Chƣơng trình 135 .......................................... 74

Bảng 4.16.

Quyết tốn kinh phí quản lý của Chƣơng trình 135 .................................. 75

Bảng 4.17.

Quyết tốn kinh phí đào tạo tập huấn của Chƣơng trình 135 ................... 76

Bảng 4.18.

Kiểm tra, giám sát, thanh tra, Kiểm tốn Nhà nƣớc về vốn NSNN
Chƣơng trình 135 ...................................................................................... 83

Bảng 4.19.

Đánh giá của ngƣời thụ hƣởng từ Chƣơng trình 135 ................................ 83

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.


Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng............................................................. 31

Sơ đồ 3.2.

Bộ máy tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng ...................................... 39

Sơ đồ 4.1.

Vai trò của Ban Dân tộc trong quản lý vốn NSNN Chƣơng trình 135 .......... 47

Sơ đồ 4.2.

Vai trị cơ quan các cấp trong thực hiện lập dự tốn vốn NSNN
Chƣơng trình 135 ...................................................................................... 51

Sơ đồ 4.3.

Vai trò cơ quan các cấp trong thực hiện lập dự tốn Chƣơng trình 135......... 59

Sơ đồ 4.4.

Tổ chức thực hiện dự tốn kinh phí quản lý Chƣơng trình 135 ................ 62

Sơ đồ 4.5.

Tổ chức thực hiện dự tốn kinh phí đào tạo, tập huấn của Chƣơng
trình 135 .................................................................................................... 64

Sơ đồ 4.6.


Vai trị các tổ chức trong quyết tốn vốn NSNN Chƣơng trình 135
do Ban Dân tộc thực hiện .......................................................................... 69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nơng Quốc Khơi
Tên luận văn: “Quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tại Ban Dân
tộc tỉnh Cao Bằng”
Chuyên ngành: Kế toán ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu “Quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tại Ban
Dân tộc tỉnh Cao Bằng” đƣợc thực hiện nhằm phân tích thực trạng quản lý vốn Ngân
sách Nhà nƣớc (NSNN) của các tổ chức trực thuộc các Tỉnh, Thành phố, xác định các
yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn NSNN từ đó đề xuất một số giải pháp tăng
cƣờng hoạt động quản lý vốn NSNN tại các địa phƣơng.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm: Phƣơng pháp thu thập
dữ liệu và phƣơng pháp phân tích dữ liệu. Số liệu thứ cấp thu thập từ nhiều nguồn nhƣ
sách, báo tạp chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã đuợc công bố. Số liệu sơ
cấp thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn 23 cán bộ quản lý vốn NSNN Chƣơng trình
135, cơng chức cấp xã và 180 hộ dân là ngƣời thụ hƣởng vốn NSNN của Chƣơng trình
135 trên địa bàn 6 xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Phƣơng phƣơng pháp thống kê mô tả và
phƣơng pháp so sánh đã đƣợc sử dụng để phân tích và đánh giá kết quả của q trình

lập dự tốn vốn NSNN, q trình tổ chức thực hiện và quyết toán vốn NSNN của
Chƣơng trình 135.
Kết quả chính và giải pháp:
Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về
Chƣơng trình 135 và quản lý vốn NSNN. Quản lý vốn NSNN nói chung và vốn NSNN
Chƣơng trình 135 nói riêng đƣợc thực hiện theo các bƣớc lập dự toán vốn Ngân sách, tổ
chức thực hiện dự toán vốn và quyết toán kiểm tra kiểm soát. Đề tài đã đánh giá đƣợc
thực trạng quản lý vốn NSNN Chƣơng trình 135. Vốn NSNN Chƣơng trình 135 gồm có
06 hợp phần trong đó Ban Dân tộc thực hiện từ khâu lập dự toán phân bổ vốn, tổ chức
thực hiện dự toán và quyết toán 02 hợp phần vốn đào tạo tập huấn và kinh phí quản lý
Ban chỉ đạo Chƣơng trình cấp tỉnh, các hợp phần cịn lại do UBND huyện và UBND xã
thực hiện, Ban Dân tộc chỉ tổ chức hƣớng dẫn giám sát kiểm tra việc việc lập dự toán tổ
chức thực hiện và quyết toán. Đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến
quản lý vốn ngân Nhà nƣớc Chƣơng trình 135.

viii


Các giải pháp đề xuất: Đề tài đã đề xuất đƣợc các nhóm giải pháp nhằm hồn
thiện hơn nữa cơng tác quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tại Ban
Dân tộc tỉnh Cao Bằng. (i) cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của hệ thống
chính trị, các cấp, các ngành và tồn thể xã hội trong thực hiện chƣơng trình 135; (ii)
tăng cƣờng cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phƣơng châm ''Nhà
nƣớc hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm'', ''xã có cơng trình, dân có việc làm
tăng thêm thu nhập'', phát huy mạnh mẽ nội lực của ngƣời dân; (iii) hƣớng tới việc quản
lý nguồn vốn, đặc biệt là cơ chế huy động vốn thực hiện một cách linh hoạt, chủ động,
tối đa sự công khai minh bạch và trách nhiệm; (iv) mở rộng hợp tác quốc tế; (v) thực
hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền; (vi) áp dụng cơ chế đặc
thù rút gọn đối với một số dự án đầu tƣ có quy mơ nhỏ, kỹ thuật khơng phức tạp; (vii)
coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục tiêu, khơng thất

thốt, minh bạch trong q trình đầu tƣ; (viii) cơng tác lập dự toán NSNN cần chấn
chỉnh nghiêm túc từ khâu xây dựng kế hoạch, xác định đối tƣợng, nguồn lực, nhu cầu,
các định mức, địa bàn; (ix) cần hoàn thiện trong khâu tổ chức thực hiện, khắc phục các
sai sót trên sẽ hạn chế thất thốt kinh phí NSNN, phịng chống tiêu cực, tham nhũng,
lãng phí; (x) chú trọng cơng tác Quyết tốn vốn NSNN, đặc biệt trấn chỉnh tình trạng
nghiệm thu thanh tốn khối lƣợng, thuận tiện cho cơng tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát..

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Khoi Nong Quoc
Thesis title: "Management of State budget of the Program No 135 in Ethnic Affairs
Cao Bang Province."
Major: Accouting applicacation.

Code: 8340301

Educational organization: VietNam National University of Agriculture.
Objectives of the study: The study "Management of State budget of the Program
No 135 in Ethnic Affairs Cao Bang Province" was carried out to analyze the State
management of State budget capital of organizations in the provinces. Identify the
factors affecting the management of State budget capital and propose some measures to
strengthen the management of state budget capital in localities.
Theoretical and practical basics: The thesis uses research methods including
data collection methods and data analysis methods. Secondary data was collected from
various sources such as books, journals, scientific reports have been published. Primary
data was collected from the investigation and interviews with 23 State budget managers
of Program No 135, local officers and 180 households that got benefited from this
program in 6 villages of Cao Bang province. The methodology of statistical description

and comparison methodology were used to analyze and evaluate the results of the
budget estimation process, the processing of implementing and finalizing State budget
capital of Program No 135.
Research results: The thesis has systematized the theoretical basis of the
Program No 135 and State budget management. The management of State budget
capital in general and the management of State budget capital of Program No 135, in
particular, has been carried out in the steps of estimating the budget capital, organizing
the implementation of capital estimates and finalization of inspection and control. The
study has assessed the current status of State budget management of the Program No
135. The State budget capital of Program 135 consists of 06 contents. The Committee
for Ethnic Minority Affairs is responsible for making capital allocation estimates,
organizing the implementation of estimates and finalization of the two funds, namely
training and management funds of the provincial Steering Committee. Other contents
are provided by the District People's Committee and the Commune People's Committee.
The Department of Ethnic Minorities also guides, supervises and inspects the
estimation, implementation and settlement of these organizations. The study also
analyzed the factors affecting the management of the State budget Program No 135.

x


Recommendations: The study has proposed some of solutions to improve the
management of the State budget of the Program No 135135 in Ethnic Affairs Cao Bang
province. (i) raise awareness and responsibility of the political system, levels, branches
and the whole society in the implementation of Program No 135; (ii) strengthen the
propaganda and mobilize the people to implement well the guideline "State support,
community help, self-employed families", "Commune with works, people have jobs to
get more income" promote the internal force of the people; (iii) the direction of capital
management, especially the mobilization mechanism, must be flexible, proactive,
maximizing transparency and accountability; (iv) expanding international cooperation;

(v) financial support, decentralization, empowerment; (vi) the application of a special
mechanism to reduce the number of small-scale, non-complex investment projects; (vii)
attach importance to the inspection, examination, ensuring the right use of capital, not
loss and transparency in the investment process; (viii) the estimation of the state budget
needs to be seriously adjusted from the planning, identification of the beneficiaries,
resources, needs, norms and locations; (ix) finalizing implementation arrangements to
limit state budget expenditures, prevent negative impacts, corruption and waste; (x) Be
careful in making final settlement of State budget.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm,
tại Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa IX, Đảng ta đã xác định “Vấn đề dân tộc, cơng
tác dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong cách
mạng nƣớc ta", và đề ra các chủ trƣơng, chính sách với những nội dung cơ bản
là: "Bình đẳng, đồn kết, tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển". Để đáp ứng
với xu thế hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay, địi hỏi phải có sự đổi mới
sâu sắc, tồn diện cả về cơng tác hoạch định, thể chế và phƣơng pháp quản lý các
chính sách, chƣơng trình, dự án đầu tƣ vào vùng miền núi dân tộc. Chính sách
dân tộc đƣợc ban hành nhằm mục tiêu thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi
mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hố giữa các dân tộc ít ngƣời và đơng
ngƣời, đƣa miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp nhau cùng tiến
bộ (Mạc Văn Nheo, 2016).
Thực tế cho thấy, chỉ riêng giai đoạn 2010 - 2015, Chính phủ đã có nhiều
chính sách thơng qua ban hành các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị;

các bộ, ngành Trung ƣơng cũng ban hành nhiều Quyết định, Thông tƣ hƣớng dẫn
nhằm giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong sản xuất và đời sống của
đồng bào dân tộc thiểu số theo từng lĩnh vực, đã có tác động rất lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, dân tộc. Những chính sách đã và đang
đƣợc thực thi mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống xã hội của ngƣời dân
miền núi, trong đó các chính sách nhƣ: Chƣơng trình 135 giai đoạn III (cịn gọi là
tiểu dự án 2 thuộc Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020), Quyết định 755/QĐ-TTg (chính sách
về hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số), Quyết định
167/2008/QĐ-TTg (chính sách về hỗ trợ nhà ở cho các đối tƣợng chính sách),
Quyết định 54/2013/QĐ-TTg (chính sách về vay vốn ƣu đãi để phát triển sản
xuất), Quyết định 33/2007/QĐ-TTg (chính sách về di dân thực hiện định canh
định cƣ),…. Trong đó đặc biệt quan trọng là Chƣơng trình 135 (chính sách về hỗ
trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn,
xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản đặc biệt khó khăn) đƣợc ghi nhận là

1


chƣơng trình có hiệu quả, hợp lịng dân, đã tạo đƣợc sự thay đổi căn bản về mọi
mặt cho các địa phƣơng, nhất là địa bàn vùng ĐBKK, đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc cải thiện đáng kể, góp phần giảm tỷ lệ hộ
nghèo của tỉnh Cao Bằng bình quân từ 4-5% mỗi năm; an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội đƣợc bảo đảm, khối đại đoàn kết dân tộc đƣợc củng cố và tăng
cƣờng (Báo cáo tổng kết Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015, Ban Dân tộc).
Trong thành công thực hiện các chƣơng trình, chính sách nói chung và
Chƣơng trình 135 nói riêng thì ngồi các yếu tố nhƣ nguồn lực, bộ máy thực
hiện, cơ chế... thì cơng tác quản lý tài chính của chƣơng trình có vai trị quan
trọng quyết định tới sự thành công của bất kỳ chƣơng trình, chính sách nào. Hiện
nay cơng tác quản lý vốn trong các chƣơng trình dự án cịn nhiều bất cập gây lên

hiện tƣợng lãng phí nguồn lực; phân bổ vốn không đáp ứng chỉ tiêu, dàn trải,
manh mún, sai mục đích, sai đối tƣợng, vƣợt dự tốn, nợ động vốn…. Trong
công tác quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tại tỉnh Cao
Bằng cũng khơng nằm ngồi những vƣớng mắc trên, thêm nữa quá trình phân bổ
và giao vốn đơi khi cịn chƣa kịp thời, khơng đúng thời vụ gây thiệt hại cho
ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình dự án. Chƣơng trình 135 đƣợc triển khai
trên địa bàn tỉnh gần 20 năm (kể từ năm 1998 đến nay), tuy nhiên hiện nay chƣa
có đề tài tƣơng tự nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về công tác quản lý vốn của
chƣơng trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Do đó, rất cần có sự nghiên cứu
phân tích, đánh giá tính hiệu quả, hợp lý cơng tác quản lý vốn của chƣơng trình
mục tiêu quốc gia trong điều kiện đặc thù tỉnh miền núi, xuất phát điểm kinh tế
chậm phát triển, trình độ cán bộ cơ sở còn thấp nhƣ tỉnh Cao Bằng. Kết quả
nghiên cứu sẽ khắc phục đƣợc những bất cập trong quá trình triển khai, tiết kiệm
cho ngân sách Nhà nƣớc, đƣa chính sách ngày càng hiệu quả hơn trong cuộc
sống, giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào, ổn định, nâng cao chất
lƣợng đời sống vật chất và tinh thần, từng bƣớc thốt khỏi nghèo đói, lạc hậu,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm dần sự chênh lệch về mọi mặt giữa các
dân tộc, giữa các vùng miền trong tỉnh Cao Bằng nói riêng và trong cả nƣớc nói
chung, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội đƣợc ổn định và củng cố, khối
đại đoàn kết các dân tộc ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý vốn ngân sách Nhà nước của Chương trình 135 tại Ban Dân tộc tỉnh
Cao Bằng” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận và
thực tiễn.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững (Chƣơng trình 135), từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Chƣơng trình 135 và quản lý
vốn ngân sách Nhà nƣớc;
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc và yếu tố ảnh hƣởng
đến quản lý vốn Ngân sách Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tại Ban Dân tộc tỉnh
Cao Bằng.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn ngân sách
Nhà nƣớc của Chƣơng trình 135 tại Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nguồn lực để thực hiện chƣơng trình: Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ; Ngân
sách địa phƣơng bố trí.
- Lập dự tốn, phê duyệt kế hoạch, chủ trƣơng đầu tƣ vốn Ngân sách Nhà
nƣớc của Chƣơng trình 135.
- Tổ chức thực hiện dự tốn vốn chƣơng trình giai đoạn 2015-2017 tại Ban
Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Quản lý vốn ngân sách Nhà nƣớc dự án 2, Chƣơng
trình 135 giai đoạn III, thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012-2020 thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của Ban Dân tộc
tỉnh Cao Bằng với vai trò là cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo Chƣơng trình 135
tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi không gian: Luận văn đƣợc triển khai nghiên cứu trên phạm vi
tỉnh Cao Bằng, địa điểm thực tập tại Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu thu thập dữ liệu, thông tin phục
vụ cho đề tài từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. Số liệu sơ cấp, thứ cấp
thu thập cho đề tài từ năm 2015 đến năm 2017.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐỐI VỚI CÁC
CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
2.1.1. Một số vấn đề chung về quản lý vốn NSNN
2.1.1.1. Quan niệm về quản lý vốn
Có rất nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau về quản lý, tuy nhiên có thể
hiểu cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác
động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn
và đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.
- Quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức đƣợc hệ thống hóa và là đối
tƣợng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân loại kiến thức,
giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, dự báo kết quả.
- Quản lý là nghệ thuật bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt, trong đó quan hệ
quan trọng nhất là con ngƣời, đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt
những kinh nghiệm đã quan sát đƣợc, những tri thức đã đƣợc đúc kết. Nghệ thuật
đó thể hiện ở thái độ cƣ xử có văn hố, khôn ngoan và tế nhị, trong việc vận dụng
các nguyên tắc chung vào từng con ngƣời cụ thể. Nói cho cùng, nghệ thuật quản
lý con ngƣời cũng là dựa trên các qui luật tâm lý học (Mạc Văn Nheo, 2016).
Hiện nay chƣa có khái niệm cụ thể về quản lý vốn NSNN Chƣơng trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, tuy nhiên trên cơ sở các khái niệm về
quản lý, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, chúng tác có thể thống nhất
quan niệm quản lý vốn NSNN là cách thức tác động vào nguồn vốn NSNN phù
hợp quy định theo từng giai đoạn thời gian xác định nhằm đạt hiệu quả mong
muốn và đạt mục tiêu đã đề ra.
2.1.1.2. Khái niệm vốn ngân sách Nhà nước

Có nhiều quan điểm khác nhau về NSNN, nếu nhìn vào biểu hiện bề
ngồi, NSNN là một bảng dự tốn thu chi bằng tiền của Nhà nƣớc trong một
khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm, tuy nhiên bản chất của NSNN
là quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc và các chủ thể kinh tế khác trong phân
phối thu nhập quốc dân, trong đó thu của NSNN là chi của ngân sách gia đình

4


và ngân sách doanh nghiệp; chi của NSNN là thu của ngân sách gia đình, ngân
sách doanh nghiệp.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của
Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và
thực hiện trong năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Luật Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 25/6/2015 định nghĩa “NSNN là tồn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc” (Luật ngân sách, 2015).
Ngân sách Nhà nƣớc bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa
phƣơng. Ngân sách trung ƣơng là ngân sách cấp cho các cơ quan Nhà nƣớc ở cấp
trung ƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính
địa phƣơng ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã.
Về mặt bản chất, NSNN phản ánh các quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá
trình hình thành và phân phối nguồn lực tài chính cơng và thơng qua các quan hệ
kinh tế đó, khơng những bộ máy Nhà nƣớc có điều kiện vật chất để vận hành, mà
cịn là cơng cụ để Nhà nƣớc tham gia điều tiết vĩ mơ.
Về hình thức biểu hiện bên ngoài, NSNN là một loại quỹ tiền tệ của Nhà
nƣớc với các khoản thu và các khoản chi đặc thù. Nguồn thu chủ yếu của NSNN
là thuế, một loại thu chỉ có Nhà nƣớc mới có quyền thực hiện. Ngồi ra, Nhà

nƣớc cũng có các khoản thu từ tài sản, từ viện trợ khơng hồn lại…Các khoản chi
NSNN đƣợc luật hóa và kiểm sốt chặt chẽ bằng nhiều cơ quan nhƣ Quốc hội,
Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, Ủy ban nhân dân (UBND) các
cấp, cơ quan tài chính các cấp, Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN)…
2.1.1.3. Vai trị của vốn ngân sách Nhà nước
Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hố đất
nƣớc; là nguồn lực quan trọng để xóa đói, giảm nghèo. Những chính sách huy
động và sử dụng vốn thích ứng có hiệu quả là động lực cơ bản để phát triển và
hiện đại hố nhanh chóng đất nƣớc.
Trong nền kinh tế thị trƣờng vai trò của Ngân sách nhà nƣớc đƣợc thay đổi
và trở nên hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân
sách nhà nƣớc có các vai trị nhƣ sau:

5


(1). Vai trị huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
của Nhà nƣớc
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nƣớc, để đảm
bảo cho hoạt động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội địi
hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này đƣợc
hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch
sử của Ngân sách nhà nƣớc mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào
ngân sách nhà nƣớc đều phải thực hiện.
(2). Ngân sách Nhà nƣớc là cơng cụ điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả
và chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trƣờng là sự cạnh tranh giữa các nhà
doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trƣờng là
cung cầu và giá cả thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị
trƣờng. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm

đột biến và gây ra biến động trên thị trƣờng, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các
doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phƣơng này sang địa phƣơng
khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế,
nền kinh tế phát triển khơng cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất
cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nhà nƣớc phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị
trƣờng nhằm bình ổn giá cả thơng qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân
sách nhà nƣớc dƣới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ
hàng hoá và dự trữ tài chính. Đồng thời, trong q trình điều tiết thị trƣờng ngân
sách nhà nƣớc còn tác động đến thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn thông qua
việc sử dụng các cơng cụ tài chính nhƣ: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút
viện trợ nƣớc ngồi, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trƣờng vốn… qua đó
góp phần kiểm sốt lạm phát.
(3). Ngân sách Nhà nƣớc là công cụ định huớng phát triển sản xuất
Để định hƣớng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhà nƣớc sử dụng công cụ
thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách,
mặt khác nhà nƣớc sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau
sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn
đầu tƣ vào những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế
theo hƣớng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tƣ vào
cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… nhà nƣớc có thể tạo điều kiện

6


và hƣớng dẫn các nguồn vốn đầu tƣ của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần
thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
(4). Ngân sách Nhà nƣớc là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng
lớp dân cƣ
Nền kinh tế thị trƣờng với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hố
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ, nhà nƣớc phải có một chính sách phân phối

lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân
cƣ. Ngân sách nhà nƣớc là cơng cụ tài chính hữu hiệu đƣợc nhà nƣớc sử dụng để
điều tiết thu nhập, với các sắc thuế nhƣ thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc
biệt … một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu
nhập của tầng lớp dân cƣ có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản
chi của ngân sách nhà nƣớc nhƣ chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chƣơng trình phát
triển xã hội: phịng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch
hố gia đình… là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cƣ có thu nhập thấp.
Các vai trị trên của Ngân sách nhà nƣớc cho thấy tính chất quan trọng của
Ngân sách nhà nƣớc, với các công cụ của nó có thể quản lý tồn diện và có hiệu
quả đối với tồn bộ nền kinh tế.
2.1.1.4. Ngun tắc quản lý vốn NSNN
Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015, có hiệu lực 01/01/2017 thì
ngun tắc quản lý ngân sách Nhà nƣớc đƣợc quy định nhƣ sau:
Một là, ngân sách Nhà nƣớc đƣợc quản lý thống nhất, tập trung dân chủ,
hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, cơng bằng; có phân cơng, phân cấp
quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp.
Hai là, toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải đƣợc dự toán, tổng hợp
đầy đủ vào ngân sách Nhà nƣớc.
Ba là, các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và
chế độ thu theo quy định của pháp luật.
Bốn là, các khoản chi ngân sách chỉ đƣợc thực hiện khi có dự tốn đƣợc cấp
có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân
sách, đơn vị sử dụng ngân sách không đƣợc thực hiện nhiệm vụ chi khi chƣa có
nguồn tài chính, dự tốn chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lƣợng xây dựng cơ
bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thƣờng xuyên.

7



Năm là, bảo đảm ƣu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói,
giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển
nơng nghiệp, nơng thơn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những
chính sách quan trọng khác.
Sáu là, bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc.
Bảy là, ngân sách Nhà nƣớc bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ
chức chính trị và các tổ chứcchính trị – xã hội.
Tám là, kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tự
bảo đảm; ngân sách Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao theo
quy định của Chính phủ.
Chín là, bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách Nhà nƣớc.
Mƣời là, việc quyết định đầu tƣ và chi đầu tƣ chƣơng trình, dự án có sử
dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc phải phù hợp với Luật đầu tƣ công và quy định
của pháp luật có liên quan.
Mƣời một là, ngân sách Nhà nƣớc khơng hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các
quỹ tài chính Nhà nƣớc ngoài ngân sách. Trƣờng hợp đƣợc ngân sách Nhà nƣớc
hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của
ngân sách Nhà nƣớc và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: đƣợc
thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính
độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi khơng trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của
ngân sách Nhà nƣớc.
2.1.2. Một số vấn đề chung về Chƣơng trình 135
2.1.2.1. Quan niệm về chương trình 135
Chƣơng trình là tổng hợp các dự án, hoạt động đƣợc quản lý một cách phối
hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạt đƣợc một số mục đích chung đã định

trƣớc. Các chƣơng trình có tính chất định hƣớng các cơng việc chính cần phải
làm để đạt đƣợc các mục tiêu của kế hoạch. Mỗi chƣơng trình thƣờng đề ra một
số mục tiêu chung, tiêu chuẩn chung.

8


Chƣơng trình, chính sách quốc gia là định hƣớng lớn, nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên cấp quốc gia và khu vực. Dự
án phát triển là tập hợp các hoạt động qua lại để thực hiện một chƣơng trình phát
triển, bố trí sử dụng tài nguyên khan hiếm tạo ra sản phẩm dịch vụ thoả mãn
những mục tiêu nhất định của các bên liên quan để đầu tƣ một lần có tác dụng lâu
dài (Đỗ Kim Chung, 2003).
Theo khoản 9, Điều 4 Luật Đầu tƣ Cơng năm 2014 thì Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia là chƣơng trình đầu tƣ cơng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nƣớc.
Ngày 31/7/1998, Thủ tƣớng chính phủ có quyết định số 135/1998/QĐ-TTg
phê duyệt chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là
Chƣơng trình 135). Chƣơng trình là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc
đối với đồng bào các dân tộc, đầu tƣ tập trung nhằm phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2.1.2.2. Mục tiêu Chương trình 135
Chƣơng trình 135 là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc đối với
đồng bào các dân tộc, đầu tƣ tập trung nhằm phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp
các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa .Nâng cao nhanh đời sống
vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi
và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đƣa nông thôn các vùng này thốt khỏi
tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, chậm hồ nhập vào sự phát triển chung của cả
nƣớc, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các

xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đƣa nơng
thơn các vùng này thốt khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, chậm hồ nhập vào
sự phát triển chung của cả nƣớc, góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, an ninh
quốc phịng.
2.1.2.3. Nội dung Chương trình 135
Chƣơng trình 135 là chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK
vùng dân tộc và miền núi, là một chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
đƣợc Chính phủ triển khai từ năm 1998. Cho đến thời điểm hiện nay chƣơng
trình đƣợc chia thành 3 giai đoạn.

9


a. Chương trình 135 giai đoạn I (từ 1998 đến 2005), nhiệm vụ gồm:
- Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số;
- Phát triển cơ sở hạ tầng;
- Phát triển các dịch vụ công cộng địa phƣơng thiết yếu nhƣ điện, trƣờng
học, y tế, nƣớc sạch;
- Nâng cao đời sống văn hóa.
Có nhiều biện pháp thực hiện chƣơng trình này, bao gồm đầu tƣ toàn bộ của
Nhà nƣớc, các dự án Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm (Nhà nƣớc và nhân dân
cùng chịu kinh phí, cùng thi cơng), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo
khoa, một số báo chí, ...
Năm 1999, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt 1.870 xã ĐBKK, xã biên gới
thuộc diện đầu tƣ của Chƣơng trình, các năm tiếp theo có sự biến động tăng giảm
qua các năm do chia tách, thành lập mới và có sự rà sốt địa phƣơng hồn thành
mục tiêu Chƣơng trình, địa phƣơng gặp rủi do đƣợc bổ sung nên số xã vƣợt qua
số liệu trên.
Tổng kết cả giai đoạn ngân sách đã chi gần 10 nghìn tỷ đồng, thực hiện
đƣợc trên 25 nghìn cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu các loại. Chƣơng trình đã

góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu
số theo hƣớng cải thiện, nâng cao đời sống.
b. Giai đoạn II (từ năm 2006-2010)
Đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 07/2006/QĐ-TTg
ngày 10/01/2006 để thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh, 354/567 huyện với tổng số
1.946 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu và 3.274 thơn bản đặc
biệt khó khăn của 1.140 xã khu vực II.
* Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng;
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các
xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển
giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nƣớc.
Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản khơng cịn hộ đói, giảm hộ
nghèo xuống cịn dƣới 30% theo Chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ.

10


- Mục tiêu cụ thể:
+ Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất
mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Phấn đấu trên 70% số hộ đạt đƣợc mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trên
3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010.
+ Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp
quy hoạch dân cƣ và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao
đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đƣờng giao thông cho xe cơ

giới (từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có cơng
trình thuỷ lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất
trồng lúa nƣớc; 100% xã có đủ trƣờng, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần
thiết; 80% số thơn, bản có điện ở cụm dân cƣ; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ
bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
+ Về nâng cao đời sống văn hoá, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó
khăn. Phấn đấu trên 80% số hộ đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trên
80% số hộ đƣợc sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch
nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh
tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trƣờng; trên 95% ngƣời
dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý đƣợc giúp đỡ pháp luật miễn phí.
+ Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ, xố đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng
cao kiến thức quản lý đầu tƣ và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm
vụ cho cán bộ, công chức cấp xã và trƣởng thôn, bản. Nâng cao năng lực giám
sát của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám
sát hoạt động về đầu tƣ và các hoạt động khác trên địa bàn.
- Nguyên tắc chỉ đạo:
+ Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn là chính
sách xố đói, giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nƣớc.
Chƣơng trình đầu tƣ tập trung, khơng dàn trải, xác định đúng đối tƣợng là các xã
và thơn, bản khó khăn nhất.

11


+ Nhà nƣớc hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn lực có
thể huy động đƣợc một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.
+ Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cƣờng của tồn thể cộng đồng
và nội lực của các hộ nghèo vƣơn lên thốt nghèo.

+ Thực hiện ngun tắc dân chủ cơng khai, minh bạch, tăng cƣờng phân
cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia
vào chƣơng trình.
+ Kết hợp chƣơng trình này với việc thực hiện các chính sách khác trên địa
bàn; các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và chƣơng trình khác có liên quan trên
địa bàn phối hợp và dành phần ƣu tiên đầu tƣ cho chƣơng trình này.
- Phạm vi và đối tƣợng chƣơng trình:
+ Phạm vi chƣơng trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao;
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ.
+ Đối tƣợng của chƣơng trình: Các xã đặc biệt khó khăn; Các xã biên giới,
an tồn khu; Thơn, bn, làng, bản, xóm, ấp… (gọi tắt là thơn, bản) đặc biệt khó
khăn ở các xã khu vực II.
Từ năm 2006, xét đƣa vào diện đầu tƣ chƣơng trình đối với các xã chƣa
hồn thành mục tiêu chƣơng trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó
khăn và thơn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí
phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và đƣa vào
diện đầu tƣ từ năm 2007.
- Nhiệm vụ chủ yếu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình
độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
+ Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và
kinh tế; đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.
+ Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp
pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
* Chƣơng trình 135 giai đoạn III.
Ngày 4/4/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 551/QĐTTg phê duyệt Chƣơng trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ

12



phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các
thơn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015, là dự án thành phần của
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (sau đây gọi tắt là
Chƣơng trình 135) và giai đoạn 2016 - 2020.
- Mục tiêu giai đoạn 2012 - 2015:
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm;
+ Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 50% mức bình qn
chung khu vực nơng thơn của cả nƣớc;
+ Đến năm 2015, 85% số thơn có đƣờng cho xe cơ giới, trong đó có 35% số
xã và 50% thơn có đƣờng giao thơng đạt chuẩn;
+ Đến năm 2015, 95% trung tâm xã, trên 60% thơn có điện;
+ Đến năm 2015, các cơng trình thủy lợi nhỏ đƣợc đầu tƣ đáp ứng 50% nhu
cầu tƣới tiêu cho diện tích cây hàng năm;
+ Đến năm 2015, trên 50% trạm y tế xã đƣợc chuẩn hóa;
+ Đến năm 2015, các cơng trình hạ tầng giáo dục, văn hóa... đƣợc quan
tâm đầu tƣ để đạt các mục tiêu của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững.
- Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020:
Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và
dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản
đặc biệt khó khăn; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời
sống của ngƣời dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Đối tƣợng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các
thơn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
- Thời gian thực hiện:
Giai đoạn 2012 - 2015 tập trung nguồn lực góp phần hồn thành các chỉ
tiêu, mục tiêu của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, tạo
tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn cho giai đoạn 2016 - 2020.
- Nội dung:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất:

13


×