Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kế hoạch tổ chức chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 11 Tôn sư trọng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.97 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH. TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH HĐNGLL Chủ điểm tháng 11. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Củng cố khắc sâu kiến thức các môn Ngữ văn, Tiếng Anh đã học trong chương trình lớp 8; - Phát huy khả năng thuyết trình, năng khiếu diễn thuyết trước đông người, trước tập thể; phát huy năng khiếu về mọi mặt, khả năng tư duy, sáng tạo, ứng xử nhanh nhạy; - Củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về thầy cô, bè bạn về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam. - Giúp HS thấy được vai trò của việc học tập, việc tìm hiểu kiến thức xã hội nhằm học tập tốt và nâng cao hiểu biết làm phong phú thêm vốn tri thức cho bản thân. Từ đó động viên HS phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành những con ngoan, trò giỏi. II. Nội dung, hình thức và thời gian tổ chức hoạt động Chủ đề: Em yêu Văn học và Tiếng Anh 1. Thời gian Khai mạc vào lúc 7giờ 30 ngày 17 tháng 11 năm 2011. 2. Nội dung thể lệ * Phần thi Hiểu biết kiến thức về môn học Ngữ văn, tiếng Anh và các môn học khác. Mỗi đội thi sẽ bốc thăm chọn 01 gói câu hỏi gồm 5 câu. Toàn đội 05 thành viên hội ý và trả lời nhanh trong thời gian 01 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Lần lượt từng đội lên tham gia phần thi này. * Phần thi Xử lý tình huống Mỗi đội thi sẽ bốc thăm chọn 01 tình huống, toàn đội hội ý trong thời gian 01 phút, sau đó cử đại diện trả lời. Mỗi tình huống xử lý tốt được 10 điểm. Tình huống là những tình huống có vấn đề trong các tác phẩm văn học ở chương trình lớp 8 đã học. Lần lượt từng đội lên tham gia phần thi này. * Phần thi Hùng biện Lần lượt từng lớp theo thứ tự bốc thăm cử đại diện lên thực hiện. Thời gian thể hiện bài hùng biện không quá 05 phút. Nội dung hùng biện theo chủ đề đã bốc thăm. Mỗi bài hùng biện thuyết phục được 20 điểm. * Phần thi tài năng Lần lượt từng lớp theo thứ tự bốc thăm lên thể hiện tài năng trong thời gian không quá 05 phút. Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm. Nội dung thi tài năng có thể là ngâm thơ, nhảy múa, ca hát, độc tấu, tiểu phẩm hoặc biểu diễn thời trang.. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lưu ý: Nội dung thể hiện tài năng phải mang tính giáo dục. Khuyến khích các nội dung tiểu phẩm được biên tập từ các tác phẩm văn học.. Phần Giao lưu cùng khán giả Người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi, mời khán giả trả lời. Kiến thức xoay quanh môn Ngữ văn, Tiếng Anh và các môn học khác. Mỗi câu trả lời đúng khán giả được nhận một phần thưởng. 3. Đối tượng tham gia Toàn thể Giáo viên và học sinh. Trong đó đối tượng chính là học sinh 05 lớp 8. Cụ thể: - Phần thi hùng biện: Mỗi lớp cử 01 em tham gia. - Phần thi hiểu biết kiến thức và xử lý tình huống : mỗi lớp cử 05 em tham gia. - Phần thi tài năng: Mỗi lớp cử những em có năng khiếu tham gia. Số lượng không hạn chế. Tuy nhiên những em đã tham gia các phần thi trên không nên tham gia phần thi tài năng. - Khuyến khích các lớp huy động được nhiều em tham gia càng tốt. III. Chuẩn bị hoạt động 1. Đối với GVCN và học sinh khối lớp 8 - Triển khai kế hoạch đến tận lớp, giúp học sinh thấy được mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của chương trình HĐNGLL. - Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh, có kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thường xuyên. - Tư vấn cho học sinh những vấn đề có liên quan . Động viên, khích lệ, giúp đỡ học sinh để các em tham gia tích cực, hồ hởi. - Quán triệt học sinh ý thức đoàn kết để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ đựợc giao góp phần làm cho chương trình thành công tốt đẹp. - Những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuẩn bị GVCN cùng Ban cán sự lớp gặp và trao đổi kịp thời với Ban tổ chức (Gặp thầy Đàm). 2. Đối với Ban tổ chức (Tổ Ngữ văn, Tiếng Anh) - Xây dựng nội dung thể lệ, kế hoạch tổ chức, triển khai kế hoạch đến từng lớp, từng GVCN khối lớp 8 và toàn trường. - Chuẩn bị Chủ đề hùng biện cho HS bốc thăm trước. - Chuẩn bị 06 gói câu hỏi kiến thức về Văn học, Tiếng Anh và các kiến thức xã hội cũng như các môn học khác trong chương trình lớp 8 đã học. - Chuẩn bị 05 tình huống có vấn đề liên quan đến các tác phẩm văn học mà HS đã được học. - Phân công các giáo viên trong tổ chuẩn bị nội dung có liên quan. - Phối hợp với các đoàn thể để chuẩn bị tốt về nội dung, phương tiện, thiết bị, thành phần ban giám khảo phục vụ cho chương trình. 3. Tham mưu lãnh đạo nhà trường: - Tạo mọi điểu kiện tốt nhất về tài lực, vật lực để chương trình diễn ra thành công tốt đẹp.. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Chỉ đạo, quán triệt giáo viên, học sinh tham gia tích cực, nghiêm túc theo kế hoạch đề ra. - Phân công giáo viên trang trí, chuẩn bị không gian, bố trí thời gian, kinh phí và những vấn đề liên quan. * Duyệt kinh phí: - Phần thưởng: + Giải nhất: 100.000đ. + Giải Nhì 70.000đ. + Giải ba: 50.000đ. + Giải dành cho bài hùng biện thuyết phục nhất: 05 quyển vở. + Giải dành cho lớp thể hiện tài năng đặc sắc nhất: 30.000đ. + Phần thưởng cho khán giả: Mỗi câu trả lời đúng: 02 quyển vở x 10 câu hỏi = 20 quyển vở. - Bồi dưỡng cho ban tổ chức, ban giám khảo: .................đồng. * Phân công nhiệm vụ - Ban giám khảo: 1. Đ/c Lê Thị Duyên – Phó hiệu trưởng – Trưởng ban 2. Đ/c Lê Quang Thọ - Giáo viên - Ủy viên 3. Đ/c Nguyễn Thị Minh Lan – Giáo viên - Ủy viên 4. Đ/c Võ Thị Mỹ Ấn – Giáo viên – Thư kí. - Dẫn chương trình: 1. Đ/c Lưu Xuân Đàm. 2. Đ/c Nguyễn Phan Hiếu. - Chuẩn bị phần thưởng: 1. Đ/c Vi Minh Hợp. 2. Đ/c Mai Thị Lắm. - Chuẩn bị loa máy: Đ/c Nguyễn Duy Tuấn. Trên đây là kế hoạch tổ chức chương trình HĐNGLL của Tổ Ngữ văn-Tiếng Anh chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Rất mong các bộ phận liên quan, GVCN, học sinh các lớp tham gia thực hiện nghiêm túc có hiệu quả. Quảng Điền, ngày 01 tháng 11 năm 2011 Duyệt của lãnh đạo trường T/M Ban tổ chức Tổ trưởng Tổ Văn-Tiếng Anh. Lưu Xuân Đàm. Hệ thống các gói câu hỏi * Gói 1: 1. Tác phẩm Tắt đèn là của tác giả nào?. Lop8.net. (Ngô Tất Tố).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Trước khi chết lão Hạc sang nhờ ông giáo những việc gì? (Hai việc: gửi trông coi mảnh vườn và 30 đồng bạc) 3. Trong văn bản Hai cây phong, ai là người được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng Kur-ku-rêu mở trường dạy học? (Đuy-sen) 4. Khu vực Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào? (ĐăkLăk, ĐăkNông, Gia Lai, KonTum và lâm Đồng) 5. Câu hỏi tiếng Anh: * Gói 2: 1. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích trong chương mấy của tác phẩm Tắt đèn? (Chương XVIII) 2. Nhà văn nào được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng? (Nguyên Hồng) 3. Nhân vật này ngốn quá nhiều truyện hiệp sĩ đến nỗi đầu óc trở nên mê muội. (Đôn Kihô-tê) 4. Huyện Krông Ana bao gồm mấy xã thị trấn? (7 xã, 1 thị trấn) 5. Câu hỏi tiếng Anh: * Gói 3: 1. Kỷ vật mà người con trai để lại cho lão Hạc là gì? (Con chó Vàng). 2. Văn bản Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào? (Người thầy đầu tiên) 3. Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? (Nghệ thuật So sánh và nhân hóa). 4. Địa danh nào của Việt Nam vừa được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới? (Vịnh Hạ Long) 5. Câu hỏi tiếng Anh: * Gói 4: 1. Câu nói: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế , tôi không chịu được” là câu nói của nhân vật nào? (Chị Dậu) 2. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”? (Chương IX). Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Ông là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những truyện viết cho trẻ em. Ông là ai? (An-đécxen) 4. Loài chim nào được xem là biểu tượng của Hòa Bình? (Chim Bồ câu) 5. Câu hỏi tiếng Anh:. * Gói 5: 1. Các tác phẩm: Chí Phèo, Giăng sáng, Đời thừa, Đôi mắt là của nhà văn nào? (Nam Cao) 2. Những độc tác: nhanh như cắt, nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái...là hành động của chị Dậu khi chống cự với ai? (Người nhà lý trưởng) 3. Cái gì hiện ra khi cô bé bán diêm quẹt que diêm thứ ba? (Cây thông Nô-en) 4. Địa danh nào được xem là thủ phủ của cây cafê? (Buôn Ma Thuột) * Gói 6: 1. Văn bản Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào? (Người thầy đầu tiên) 2. Khi vừa gặp “ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng” Đôn Ki-hô-tê đã nghĩ ngay rằng đó là gì? (ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm) 3. Đây là truyện kể về những nghệ sĩ nghèo? (Chiếc lá cuối cùng) 4. Trong thời gian dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, Bác Hồ có tên là gì? (Nguyễn Tất Thành) 5. Câu hỏi tiếng Anh: Câu hỏi dành cho khán giả: 1. Chiếc là gì đem lại sự sống cho Giôn-xi? (Chiếc lá thường xuân) 2. Tác phẩm văn học được xem như là một Bản tuyên ngôn về quyền sống của con người. Đó là tác phẩm nào? (Truyện Kiều) 3. Hằng ngày ta vẫn thấy kiến bò khắp nơi. Hễ gặp nhau là kiến lại....rồi mới đi tiếp. Trong dấu ba chấm là kiến lại làm gì? (Chụm đầu vào nhau) 4. Tại sao khi đánh trống ta phải gõ vào thành trống vài cái rồi mới đánh? (Để người nghe không bị giật mình). Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. Sự kiện thể thao nào của khu vực Đông Nam đang diễn ra tại Inđônêsia? (Segeml 26) 6. Gói số 6. Phần xử lý tình huống * Tình huống 1: Nếu em bắt gặp cô bé bán diêm đang trong cảnh đói rét đêm giao thừa thì em sẽ làm gì? Gợi ý: - Tìm cách gì đó cho cô be được sưởi ấm, hỏi han, quan tâm đến hoàn cảnh của em, tìm cho em một ít thức ăn. Cần thiết đưa em bé về nhà mình đón giao thừa. - Hoặc đưa về nhà cô bé và gặp bố em để khuyên giải cho bố em bé bỏ qua không đánh đập em nữa... -................... * Tình huống 2: Lớp em được phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của trường. Khi có hai bạn đến rủ em đi tập văn nghệ, bố em không cho đi. Em sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý: Có thể nói rõ cho bố hiểu đây là một hoạt động tập thể có ý nghĩa mà trách nhiệm của người học sinh phải tham gia. - Việc đi tập văn nghệ là có tổ chức của nhà trường, bố cứ yên tâm và tạo điều kiện cho con hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. - Hứa với bố là tập xong con sẽ về nhà ngay. -............. * Tình huống 3: Trong lớp học của em có một bạn học sinh bị di chứng chất độc màu da cam và thường bị các bạn xa lánh. Em sẽ nói gì với các bạn trong lớp? Gợi ý: - Nói với các bạn trong lớp rằng bạn ấy là nạn nhân của chiến tranh, việc chúng ta xa lánh bạn là một việc làm không nên. - Bạn bị di chứng chất độc màu da cam là một nỗi bất hạnh do chiến tranh mang lại, chúng ta phải tôn trọng bạn, động viên, đoàn kết, giúp đỡ bạn chứ không phải tìm cách xa lánh bạn. - Xa lánh bạn là một tội nên khuyên các bạn không nên làm thế. * Tình huống 4: Nếu em là người tình cờ biết được lão Hạc sẽ tự tử. Em sẽ làm gì? Gợi ý: - Khuyên nhủ lão Hạc, cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp ở phía trước, việc tìm đến cái chết là không nên. - Tìm cách giúp đỡ lão. Nếu cần thì nên thông báo cho ông giáo và mọi người trong làng biết để cùng tìm cách giúp đỡ lão Hạc. -............... * Tình huống 5: Nếu em là một người rất căm ghét bọn tay sai, khi chứng kiến cảnh bọn tay sai và người nhà lý trưởng hung hăng đến bắt trói anh Dậu trong cảnh anh Dậu đang mệt lử, chưa kịp ăn bát cháo do chị Dậu nấu. Em sẽ làm gì? Gợi ý: - Tìm cách can ngăn, khuyên bảo bạn tay sai. Phân tích cho chúng hiểu nỗi khổ, nỗi bất hạnh của người dân.. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Trong trường hợp can ngăn không được sẽ đứng ra chống cự lại bạn chúng, đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của người dân. -.......... Chủ đề:. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” 1. Phần mở đầu: Chào hỏi, thưa gửi, giới thiệu bản thân, chúc sức khỏe mọi người, chúc chương trình thành công. 2. Phần nội dung: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh. Phải thực sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, làm cho cho mỗi giờ học, mỗi ngày học là một nguồn hứng thú mới đối với các em, trường học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Thầy cô giáo phải thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độ học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra ngoài trách nhiệm của nhà trường, dẫn đến tự ty, chán học. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp. Phải đi đến bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến kỳ thị, đố kỵ, công kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống học đường, để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống xã hội theo truyền thống tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân của cha ông ta. Trường học thân thiện phải là trường học có CSVC cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu như: có đủ ánh sáng, đủ nước sạch, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, có phương án chủ động phòng chống thiên tai, có phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí. Các thành viên của trường học phải cùng lên án và bài trừ mọi tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là trường học tạo lập sự bình đẳng giới, giáo dục sự hiểu biết cần thiết về giới tính trên tinh thần nhân văn, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ.. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thói quen rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khoẻ, biết sống khoẻ mạnh, an toàn. Và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng góp sức xây dựng nhà trường. Nhà trường phải tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động của cộng đồng một cách phù hợp như: lễ hội dân gian, kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống... 3. Phần kết thúc: Thông bào hết bài nói, cảm ơn mọi người, mong mọi người góp ý, chúc lần nữa. Chủ đề: Nói không với tiêu cực trong kiểm tra, thi cử 1. Phần mở đầu: Chào hỏi, thưa gửi, giới thiệu bản thân, chúc sức khỏe mọi người, chúc chương trình thành công. 2. Phần nội dung: Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục. Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nhưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, không hiểu sao cứ đến kì thi lại có không ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy? Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,... Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của học sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú... Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Hai không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. Bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Vì vậy chúng ta hãy “Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong học tập”. 3. Phần kết thúc: Thông bào hết bài nói, cảm ơn mọi người, mong mọi người góp ý, chúc lần nữa. Chủ đề:. Tuổi trẻ và tương lai của đất nước 1. Phần mở đầu: Chào hỏi, thưa gửi, giới thiệu bản thân, chúc sức khỏe mọi người, chúc chương trình thành công. 2. Phần nội dung: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lý tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên! “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh) Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện. Đấy là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Vâng! Đấy chính là chúng ta. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười ). Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Với riêng mỗi cá nhân, đã sinh ra trong đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Còn nhớ năm 2005, trên báo chí luôn nhắc đến gương người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc - người dám ước mơ đứng trên bục cao nhất của “Trí Tuệ Việt Nam”. Phương Ngọc sinh năm 1983 tại Hải Phòng cuối cùng đã đoạt Giải công nghệ cuộc thi “Trí Tuệ Việt Nam 2004”. Đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005 (cuộc thi quy tụ 17 nghìn sinh viên từ 90 quốc gia trên thế giới) do Tập đoàn Microsoft tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản). Phải nói rằng Việt Nam chúng ta có khá nhiều thuận lợi, vừa được thiên nhiên ưu đãi, vừa có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Không những thế, con người Việt Nam bao đời nay với đức tính cần cù, siêng năng, chịu khó vừa lao động sản xuất, vừa anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam với 4000 năm dựng nước và giữ nước đã khẳng định rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng với truyền thống đấu tranh bất khuất. Hơn nữa, tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào dân tộc vì mỗi khi đất nước lâm nguy thì Việt Nam lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuối dũng cảm, tài trí. Điều đó cho thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống anh hùng. Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đất nước. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lý tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ. Tuổi trẻ Việt Nam những năm gần đây đã khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như : kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục,... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khu vực và quốc tế như Nguyễn Phương Ngọc - đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005. Như đã nói ở trên, chúng ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước, các bạn hãy đề ra lý tưởng sống cho mình để có thể đưa nước ta ra tình trạng kém phát triển, tiến nhanh trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. 3. Phần kết thúc: Thông bào hết bài nói, cảm ơn mọi người, mong mọi người góp ý, chúc lần nữa. Chủ đề:. Cảm nghĩ của em về người thầy 1. Phần mở đầu:. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Chào hỏi, thưa gửi, giới thiệu bản thân, chúc sức khỏe mọi người, chúc chương trình thành công. 2. Phần nội dung: Nội dung chính bài nói: Cần làm rõ công lao to lớn của thầy cô giáo và việc làm thiết thực của bản thân để tỏ lũng biết ơn thầy cô. - Nêu được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. Đó là ngày hội lớn của ngành giáo dục, thể hiện đạo lớ của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện truyền thống “ tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta. * Nâu được vị trí, vai trò của thầy cô giáo trong xó hội: - “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”; “ cơm cha áo mẹ chữ thầy” và chứng minh trong lịch sử dân tộc; nghề dạy học, vị trí người thầy luôn được xã hội tôn vinh…. - Thầy cụ giáo có nhiệm vụ nặng nề: trồng người( vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người), là kĩ sư tâm hồn, là người dẫn dắt từng bước đi của học sinh, trang bị kiến thức cho học sinh, giáo dục học sinh nên người. “ Nên thợ, nên thầy” đều phải học… * Công lao của thầy cô giáo ( trọng tâm) - Thầy cô giáo hết lòng, hết sức với công việc, khắc phục mọi khó khăn của cuộc sống, tận tụy với học sinh, lo lắng chăm sóc từng li, từng tí cho học sinh, như chăm lo cho con cái của mình. - Nghề dạy học là nghề tốn nhiều công sức nhất trong mọi nghề (có dẫn chứng, cụ thể, hợp lí) - Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người có ích cho xã hội. Đó là sản phẩm tốt, không có phế phẩm. thầy giáo đào tạo học sinh hết thế hệ này đến thế hệ khác. Thầy luôn nghiên cứu, học tập không ngừng, tận tụy với việc làm, thức khuya dậy sớm, trăn trở với từng trang giáo án, từng bài học hay (có dẫn chứng kèm theo). * Tỏ lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể: - Biết ơn thầy, cô là phải chăm học, xứng đáng con ngoan, trò giỏi, biết vâng lời thầy cô, biết rèn luyện, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong học tập, tu dưỡng( có dẫn chứng cụ thể về bản thân, về lớp, về phong trào rènn luyện của trường…) - Phong trào học tập, rèn luyện của lớp, của trường trong tháng( tuần lễ học tốt chào mừng ngày 20 – 11. 3. Phần kết thúc: Thông bào hết bài nói, cảm ơn mọi người, mong mọi người góp ý, chúc lần nữa. Chủ đề 3:. Suy nghĩ của em về việc học môn Ngữ văn hiện nay trong nhà trường. 1. Phần mở đầu:. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chào hỏi, thưa gửi, giới thiệu bản thân, chúc sức khỏe mọi người, chúc chương trình thành công. 2. Phần nội dung bài nói: * Mở bài :- Nêu hiện tượng có nhiều học sinh chưa tập trung học tập thích đáng môn Ngữ văn. - Để trở thành con người toàn diện, phải học tập đầy đủ các môn, trong đó môn Ngữ văn là quan trọng... * Thân bài: a. Xác định mục đích của việc học Ngữ văn -Văn học là tấm gương phản chiếu xã hội... -Học văn giúp con người nhận thức đầy đủ về cuộc sống , giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình. Từ đó tự hoàn thiện nhân cách ...( Học sinh lấy dẫn chứng về tác phẩm văn học để minh họa) b. Sự cần thiết của việc học Ngữ văn - Học ngữ văn là học tiếng nói mẹ đẻ, học cách diễn đạt của dân tộc mình .Để diễn đạt thành thạo tiếng mẹ đẻ, rất cần thiết trong cuộc sống . - Học văn là học cách làm người...(Dẫn chứng minh họa) c. Bàn luận : - Các môn khoa học khác cũng rất cần thiết nhưng nếu học yếu môn Ngữ văn thì rất khó khăn trong việc diễn đạt ý hiểu của mình khi làm bài (ví dụ muốn chứng minh một bài toán đòi hỏi phải có kiến thức về toán học ngoài ra còn phái có lập luận chặt chẽ...) Nếu học giỏi môn ngữ văn sẽ giúp ta tiếp thu các môn khác nhanh và diễn đạt dễ dàng hơn (học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh) .Nếu học yếu môn ngữ văn sẽ khó khăn cho các môn học khác -Nhiều học sinh còn đầu tư nhiêu thời gian cho các môn học như toán, anh văn ...nhưng môn văn thì đầu tư thời gian ít ,như vậy là không đúng . -Chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí cho các môn học thì việc học của chúng ta sẽ đạt kết quả toàn diện hơn. * Kết bài : - Khẳng định môn Ngữ văn là một trong hai môn học chính trong chương trình trung học cơ sở. - Khuyên bạn cần đầu tư thời gian thích hợp để học môn ngữ văn và các môn học khác thì mời trở thành con người toàn diện... 3. Phần kết thúc: Thông bào hết bài nói, cảm ơn mọi người, mong mọi người góp ý, chúc lần nữa.. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×