Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GIÁO TRÌNH: HÌNH THÁI GIẢI PHẪU THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.23 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>---</b>

<b>--- </b>



<b>GIÁO TRÌNH </b>



<b>HÌNH THÁI GI</b>

<b>ẢI</b>

<b> PH</b>

<b>ẪU</b>

<b> TH</b>

<b>ỰC</b>

<b> V</b>

<b>ẬT</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>M</b>

<b>Ở</b>

<b>ĐẦ</b>

<b>U </b>



<b>I. Tính đa dạng sinh học </b>


Thái dương hệ của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,7 tỷ năm và tuổi


trái đất cũng xấp xỉ tuổi Thái dương hệ. Theo những đánh giá khác nhau thì nguồn gốc và
sự tiến hoá ban đầu của sự sống xảy ra trên hành tinh cách đây khoảng 3,5 tỷ năm. Từ


những dạng sống đầu tiên trải qua nhiều biến đổi và phân nhánh với thời gian dài 2 tỷ


năm, thiên nhiên đã để lại cho loài người một tài nguyên vơ cùng đa dạng, phong phú.


Theo dựđốn của các nhà sinh học có từ hơn 2 triệu lồi sinh vật. Cho đến nay, các cơng


trình điều tra cơ bản, thám hiểm, chúng ta chỉ mới biết khoảng hơn 1.392.485 lồi, trong


đó có khoảng 322.311 lồi thực vật. Chúng phân bố khắp nơi trên trái đất. Từ các vùng


cực quanh năm băng giá vẫn có thực vật sinh sống nhưđịa y, rêu, cỏ bông ..., cho đến
miền nhiệt đới, có những rừng mưa với nhiều loại cây đa dạng, phong phú. Trong một
khu vực nhất định của rừng Mã Lai có từ 2.500 đến 10.000 lồi thực vật. Ở nước ta, chỉ


với diện tích 2.500 ha vườn Quốc gia Cúc Phương đã có hơn 2.500 lồi thực vật. Vì vậy,
các hệ sinh thái rừng nhiệt đới được cơng nhận là nơi tích luỹđa dạng sinh vật, trung tâm


của các luồng giao lưu thế giới sinh vật, có q trình chuyển hố năng lượng lớn và sự


tiến hố của chúng. Theo thời gian, có một số lượng lớn loài sinh vật xuất hiện, hoặc bị


diệt vong. Để khái quát được số lượng khổng lồ các lồi sinh vật đó, các nhà sinh học cố


gắng tập hợp chúng thành năm giới: Tiền nhân (Monera), Đơn bào nhân thực (Protista),


giới Nấm (Fungi), giới thực vật (Plantae) và giới động vật (Animalia). Chúng có quan hệ


với nhau bởi một nguồn gốc chung và làm sáng tỏ những quá trình sống chủ yếu giống


nhau đối với tồn bộ thiên nhiên sống.


Vai trị của giới thực vật xanh trong thiên nhiên rất là to lớn, chúng thuộc sinh vật


sản xuất có khả năng chuyển hố quang năng thành hoá năng cần cho sự sống, và cây


xanh thường mởđầu cho các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nói riêng và sinh quyển nói


chung. Ngay các chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ phân huỷ cũng có nguồn gốc


trực tiếp hoặc gián tiếp từ cây xanh. Các quần thể thực vật trong tự nhiên nhất là rừng có
vai trị to lớn trong việc điều hồ thành phần khơng khí, tầng ozơn, khí hậu, làm giảm tác
hại gió bão, hạn chế nạn xói mịn, lũ lụt, hạn hán, làm giảm ơ nhiễm mơi trường sống ...
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, khơng có giới thực vật thì sự sống trên trái đất không thể


tiếp diễn được.


Thực vật không những là thức ăn cần thiết cho động vật mà còn cần cho sự sống


của con người. Trong số 75.000 lồi thực vật có khả năng cung cấp nguồn lương thực, thực
phẩm cho con người, mới sử dụng có hiệu quả 1.500 lồi. Cây thuốc có trong tự nhiên cũng
rất lớn, nhưng hiện nay chỉ mới phát hiện 500 lồi có chứa hoạt chất chữa bệnh, kể cả ung
thư. Nguồn tài nguyên này, hàng năm mang lại cho thế giới khoảng 40 tỷđơ la. Đó là chưa
nói đến nguồn tài nguyên động vật rất đa dạng. Vi khuẩn, nấm cũng góp phần rất quan


trọng trong sự chuyển hố dịng năng lượng và dịng tuần hồn vật chất trong thiên nhiên


cũng như trong đời sống con người.


Vai trò của thực vật rất to lớn. Chúng ta cần phải nghiên cứu, bảo vệ và phát triển


chúng. Cần phải tìm cách tăng sản lượng của chúng để phục vụ cho nhu cầu ngày càng


cao của con người.


<b>II. Đối tượng và nhiệm vụ của hình thái giải phẫu thực vật </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Hình thái giải phẫu học thực vật là một khoa học chuyên nghiên cứu về hình thái,
cấu tạo và tổ chức của hệ thống sống.


Đối tượng của hình thái giải phẫu thực vật là nghiên cứu hình thái, cấu trúc của
những hệ thống sống trên tất cả mọi mức độ tổ chức từ cơ thểđến hệ thống cơ quan, mô,
tế bào, bào quan và dưới bào quan tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với
mơi trường sống. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của hình thái giải phẫu thực vật là nghiên cứu


hình thái học tồn bộ cơ thể, hình thái học cơ quan, mơ học, hình thái học tế bào, bào


quan và dưới bào quan. Sự nghiên cứu trong mỗi mức độđó, phải bao hàm cả những mức



độ liên quan và sử dụng những sự kiện, phương pháp, khái quát của nhiều bộ môn trung


gian. Đồng thời tất cả những mức độ nghiên cứu hình thái có quan hệ bổ sung cho nhau


tạo nên một lĩnh vực thống nhất của hình thái giải phẫu trong khái niệm rộng của nó.
Trên mỗi mức độ mới của tổ chức, xuất hiện những tính chất mới khơng có liên hệ hồn
tồn với tính chất của những yếu tố cấu tạo. Chính vì vậy sự phân tích hệ thống sinh vật
thành những thành phần cấu tạo của nó, thậm chí mơ tả cặn kẽ tất cả những yếu tố, cũng


không thể cho ta biết các đặc tính một cách hồn tồn. Chính vì vậy, cơ quan học không


nhầm với mô học, mô học với tế bào học, tế bào học với mức độ phân tử. Tuy nhiên,
nghiên cứu một cách sâu sắc từng mức độ của cơ thể là rất cần thiết, để hiểu biết tối đa về


những đặc điểm của những yếu tố cấu trúc. Chính vì thế, việc nghiên cứu hình thái cấu


tạo các cơ quan và các hệ thống của chúng không thể coi là đầy đủ, nếu thiếu phần


nghiên cứu cấu tạo mô và tế bào. Do đó, hình thái giải phẫu là tồ nhà nhiều tầng mà nền
móng của nó là sự nghiên cứu cấu tạo phân tử nằm trong cơ sở những q trình sống của
tế bào, trên cơ sởđó cần phải nghiên cứu những quy luật sống và sự phát triển tiến hoá
của chúng, là nhằm sử dụng nguồn tài nguyên to lớn và cải tạo nó để phục vụ cho cuộc
sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.


Những nội dung trên đây thuộc về lĩnh vực hình thái giải phẫu học mơ tả trên đối
tượng cây trưởng thành để nghiên cứu các quy luật hình thái giải phẫu của cơ thể thực
vật.


- Một hướng nghiên cứu mới hình thành - giải phẫu học cá thể phát sinh nhằm



nghiên cứu sự hình thành tế bào mô, cơ quan của cơ thể trong cá thể phát sinh.


- Một lĩnh vực nghiên cứu nữa của bộ mơn này là hình thái giải phẫu học so sánh


và hình thái giải phẫu học tiến hố nhằm nghiên cứu các dấu hiệu hình thái giải phẫu


khác nhau trong quá trình phát triển và tiến hố, làm cơ sở cho sự phân chia các nhóm


thực vật.


- Sống trong những môi trường khác nhau, thực vật đã hình thành những đặc điểm
thích nghi riêng để tiến hành trao đổi chất, trao đổi năng lượng và trao đổi thơng tin, nó


thuộc lĩnh vực hình thái giải phẫu học thích nghi. Trên dây là những hướng nghiên cứu


khác nhau của mơn hình thái giải phẫu thực vật, thuộc bộ môn thực vật học


<b>III. Lược sử nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật </b>


Trong lịch sử phát triển của thực vật học, thì hình thái giải phẫu thực vật phát
triển tương đối sớm. Hơn 2.300 năm trước đây, Theophraste được gọi là người sáng lập
mơn thực vật học. Ơng đã cơng bố các dẫn liệu hình thái giải phẫu của cơ thể thực vật
trong tác phẩm “Lịch sử thực vật”, nghiên cứu về cây cỏ.


Những thành tựu nghiên cứu về hình thái nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu phân


loại và hệ thống phát sinh của thế giới thực vật và các cơng trình phân loại của Rivenus,


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Sau khi đã phát minh ra kính hiển vi quang học bởi Janxen (1590) Cornelius,



Dereben (1609 – 1610) thợ mài kính ở thành phố Midenbua và bởi Galilê (1612) nhà vật lý


và thiên văn học người Ý. Robert Hooke (1635-1722) người Anh đã sử dụng kính hiển vi


đầu tiên có độ phóng đại 30 lần vào năm 1665 để quan sát lát cắt thực vật. R.Hooke lần đầu
tiên sử dụng thuật ngữ tế bào để giới thiệu các đơn vị nhỏđược giới hạn bằng các vách có
thể thấy được trong lớp tế bào bần. Ông ta đã mởđầu cho một giai đoạn mới nghiên cứu
cấu tạo của các tế bào và mơ bên trong của cơ thể. Từđó, các cơng trình nghiên cứu khác
nhau trong lĩnh vực tế bào của nhiều nhà khoa học trên thế giới, lần lần làm sáng tỏ cấu tạo
và chức năng của tế bào, dẫn tới hình thành học thuyết tế bào (1838). Năm 1703 Giơn Rei


đã phân biệt hai nhóm cây Một lá mầm và Hai lá mầm. Những hệ thống phân loại của


Carolus Linnaeus (1707 –1778), Bena Jussieu J., Antoine Jussieu, Augustin de Candolle,
... đều đã dựa vào hình thái giải phẫu các cơ quan, chủ yếu là cơ quan sinh sản, mà chưa
chú ý đến hệ thống sinh và họ quan niệm loài là bất biến.


Bước sang thế kỷ XIX, những thành tựu nghiên cứu hình thái, giải phẫu đã góp


phần đưa phân loại học đạt những kết quả to lớn.


Đến thời kỳ Charle Darwin, thì khoa học thực vật có một bước chuyển mạnh mẽ.


Học thuyết tiến hố Darwin đã bác bỏ quan điểm sinh vật không biến đổi, mà có q


trình phát triển và tiến hố do quy luật di truyền, biến dị, chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.


Chính Darwin và trước đó là Lamarck đã xác định tính thống nhất và tiến hố của sinh


giới. Do vậy, Engels. F đã đánh giá cao và xem học thuyết Darwin là một trong ba phát



kiến lớn của thế kỷ XIX cùng với học thuyết tế bào và định luật bảo toàn năng lượng.
Sau Darwin, hình thái giải phẫu, phân loại thực vật đã được nghiên cứu trên quan


điểm tiến hoá, những hệ thống phát sinh khác nhau đã được hình thành và lập luận chủ


yếu đều dựa vào các dẫn liệu hình thái giải phẫu so sánh, di truyền như Engler,


Hutchison, Bus, Cuôc xanốp (Kypcaнoь), Takhtajan ...


Sự phát triển của phân loại thực vật gắn liền với những tiến bộ của hình thái giải
phẫu thực vật, đặc biệt gắn liền với các dụng cụ phóng đại, các kỹ thuật hiển vi, cho phép
nghiên cứu cấu tạo tế bào là đơn vị cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ thể.


Sau khi R.Hooke sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát sinh vật hiển vi, ơng


đã xuất bản cuốn sách “hình hiển vi” năm 1965.


Sau R.Hooke, vào những năm 70 của thế kỷ XVII, nhà động vật học người Ý


Malpighi M. và nhà thực vật học người Anh là Grew đã cơng bố nhiều cơng trình giải phẫu
về tổ chức học (mơ học), vì vậy, có thể xem Malpighi M.và Grew là những người đặt nền
móng nghiên cứu giải phẫu học. Hai thế kỷ tiếp theo, các nhà sinh học đi sâu nghiên cứu
nội chất tế bào như Robert Brown đã phát hiện nhân tế bào. Năm 1980, Hanstein đã giới
thiệu thuật ngữ “thể nguyên sinh” để chỉ một đơn vị chất nguyên sinh (tế bào). Như vậy, từ


quan điểm tế bào là một “xoang rỗng” đã chuyển sang quan niệm tế bào là một khối


nguyên sinh chất có chứa nhân và được giới hạn bằng vách tế bào là thành phần không



sống của tế bào (tế bào thực vật và nấm).


Sau khi học thuyết tế bào ra đời, thì tế bào học bắt đầu phát triển nhanh chóng.


Remark (1841) khám phá phân bào không tơ, De Flemming (1898 –1880) nghiên cứu phân


bào giảm phân ở động vật , Strasbuger tìm thấy phân bào gián phân ở thực vật, E.Van


Beneden (1887) khám phá sự giảm phân, Waldeyer (1890) nghiên cứu thể nhiễm sắc,


Hertwing (1875) nghiên cứu sự thụ tinh, Van Beneden, Boveri (1876) tìm thấy trung thể,


Altman (1884) khám phá ty thể và bộ máy Golgi (1889) ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>TÀI LI</b>

<b>Ệ</b>

<b>U THAM KH</b>

<b>Ả</b>

<b>O </b>



TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Bá. 1978. Hình thái học thực vật (Tập I và II). NXB - KT,


Hà Nội.


2. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến. 1978. Phân loại thực vật, Tập I và


II, NXB- ĐH &THCN, Hà Nội.


3. Nguyễn Như Đối, Nguyễn Khoa Lân. 1995. Hình thái giải phẫu


thực vật. NXB- Trung tâm Đào tạo Từ xa, Đại học Huế.



4. Nguyễn Như Đối.1997. Bài giảng Hình thái giải phẫu thực vật.


Trường Đại học Sư phạm Huế.


5. Nguyễn Như Đối. 2002. Sinh học tế bào tập I và II. Trường Đại


học Sư phạm Huế.


6. Esau K, 1980. Giải phẫu thực vật. (Tài liệu dịch). NXB- KHKT,


Hà Nội.


7. Nguyễn Khoa Lân. 2001. Giải phẫu Hình thái Thích nghi thực vật.


NXB- Giáo Dục.


8. Thái Duy Ninh. 1996. Tế bào học. NXB- Giáo dục, Hà Nội.


9. Hoàng Thị Sản, P N Hồng, N T Chỉnh. 1980. Hình thái và giải


phẫu thực vật. NXB- Giáo Dục, Hà Nội.


10.Takktajan AL, 1971. Những ngun lý tiến hố hình thái của thực


vật Hạt kín. (Tài liệu dịch) NXB- KHKT, Hà Nội.


TÀI LIỆU TIẾNG ANH


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

202



2. Fahn A, 1989. Plant Anatomy. Robert Maxwell MC.


3. Gorenflot R, 1997. Biologic Végétale: Plantes superieures:


Appareil reproducteur Masson Éditeur.


4. Maillet M, 1997. Biologie cellulaire. Masson Éditeur.


5. Sandor S, 1973. Növényzervezettan. Budapest.


</div>

<!--links-->

×