Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Diễn Đoài - Miền đất để ta đến (Hồ Chí Dũng-THCS Diễn Đoài Gửi lên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.23 KB, 3 trang )

MỘT SỐ NÉT NỔI BẬT VỀ XÃ DIỄN ĐOÀI
************************
Hồ Chí Dũng – Sưu tầm và biên tập
I.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ.
Diễn Đoài là một xã nằm về phía Bắc huyện Diễn Châu,Đông giáp xã Diễn
Trường,Tây giáp xã Diễn Lâm,Nam giáp xã Đức Thành (Yên Thành),Đông-Nam
giáp xã Diễn Yên,Bắc giáp xã Quỳnh Giang (Quỳnh Lưu).Diễn Đoài là xã bán
sơn địa,diện tích tự nhiên khoảng 1275,27ha.Hiện nay xã có 16 xóm,dân số
khoảng 8000 người,trong đó 100% là người dân tộc Kinh,có khoảng 2000 người
theo Đạo Thiên Chúa (Sống tập trung ở 3 xóm: 3;12;13).Dân cư sống chủ yếu
bằng nghề nông.
II.DIỄN ĐOÀI TRONG LỊCH SỬ VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG BẢO VỆ TỔ QUỐC.
Cách đây khoảng 5000 năm,Ở Mĩ Duệ (nay thuộc các xóm 1;2) đã có dấu tích
con người sinh sống,dấu tích tìm thấy là một số công cụ lao động và sinh hoạt
được chôn lẫn trong các cồn sò điệp.Có thể xếp người Mĩ Duệ thuộc vào nền Văn
hóa Quỳnh Văn vì sự tương đồng về sò điệp.Trước đây Diễn Đoài có tên là Cao
Hậu Đoài.Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,Cao Hậu Đoài
nhập với Kim Loan (xóm 3 hiện nay) thành xã Trung Hậu.Đến tháng 12.1947 xã
Trung Hậu nhập vào xã Hợp Tiến.Đầu 1950,xã Hợp Tiến trong đó có Diễn Đoài
lại nhập vào xã Hùng Châu.Tháng 2.1954,Diễn Đoài được tách ra từ xã Hùng
Châu để trở thành một xã riêng có tên gọi như ngày nay.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước,Diễn Đoài đã
có nhiều đóng góp hết sức to lớn.Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,dưới
ách thống trị tàn bạo của Thực dân Pháp và Chế độ phong kiến,nhân dân ở đây
luôn nung nấu ý chí căm thù đấu tranh.Nhân dân Diễn Đoài đã sớm đi theo con
đường cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.Dưới sự lãnh đạo của Đảng,nhân
dân nơi đây đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng và đã giành được
chính quyền vào tháng Tám năm 1945.Cuộc đời và thân phận của người dân Diễn
Đoài đã chuyển sang một trang sử mới đầy tươi đẹp.
Trong Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954),Diễn Đoài đã cung cấp sức
người,sức của cho các chiến trường góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ


“chấn động địa cầu”.Từ năm 1954-1975,nhân dân diễn Đoài tiến hành song song
hai nhiệm vụ: Vừa xây dựng quê hương vừa kháng chiến chống Mỹ.Diễn Đoài đã
làm tốt nhiệm vụ của mình.Tổng kết hai cuộc kháng chiến,quê hương Diễn Đoài
có 46 người con đã hy sinh cho sự nghiệp cao cả của dân tộc bên cạnh đó còn có
hàng chục người đã để lại một phần máu xương của mình trên các chiến trường đã
đi qua.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ 1976 đến
nay,Diễn Đoài có 13 người con đã ngã xuống.
Chiến tranh đi qua,Đảng bộ và nhân dân Diễn Đoài đã ra sức khắc phục những
hậu quả của nó để lại.Mặc dù kết quả đạt được chưa phải lớn nhưng những gì đã
làm được đang từng bước làm đổi thay bộ mặt của mảnh đất đầy khí phách của
một thời này.
Hiện nay,hòa chung với không khí đổi mới đất nước mà Đảng đang tiến
hành,Đảng bộ và nhân dân Diễn Đoài quyết tâm với khí thế của lịch sử đã qua,sẽ
xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp,văn minh sánh vai với các địa
phương khác.
III.BỘ MÁY LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN DIỄN ĐOÀI HIỆN NAY(2011).
1. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xã Diễn Đoài:
- Bí thư: Nguyễn Ngọc Sánh.
- Phó bí thư: Nguyễn Duy Tịnh
- Trực Đảng: Mai Minh Mẫn
2. Ủy ban nhân dân xã:
- Chủ tịch: Nguyễn Duy Tịnh
- Phó chủ tịch: Bùi Văn Nam
3. Hội đồng nhân dân xã:
- Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thi
IV.MỘT SỐ NGHỀ KINH TẾ NỔI BẬT CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
1. Trồng lúa: 2 vụ/năm + Vụ Đông.
2. Nuôi cá: cá thịt+cá giống
3. Làm chổi đót: có 2 làng (4 xóm) được công nhận Làng nghề là :

- Làng Thái Loan ( xóm 4;5).
- Làng Đăng Cao (xóm 12;13)
4. Nghề trồng rừng: 2 xóm 14;16
V. MỘT SỐ DÒNG HỌ LỚN Ở DIỄN ĐOÀI.
1. Họ Trần Mậu: Sống tập ở các xóm 1;2.(Đây là Dòng họ Văn hóa đầu
tiên của xã).
2. Họ Nguyễn Đức: Sống tập trung ở các xóm 5;7;8;10;11.Hiện nay phân
thành nhiều chi mới với các Họ như: Nguyễn Phi;Nguyễn
Duy,Nguyễn Doãn.
3. Họ Nguyễn Đình: Sống tập trung ở xóm 7.
4. Họ Nguyễn Hữu: Sống tập trung ở các xóm 4;9;10;11.
5. Họ Nguyễn Thế: Sống tập trung ở xóm 6.
VI.MỘT SỐ CƠ QUAN ĐÓNG Ở DIỄN ĐOÀI.
1.Trường Mầm Non.
2.Trường Tiểu học
3.Trường Trung học cơ sở.
VII.CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO.
1.Nhà thờ họ đạo Mân Côi (Xóm 3).
2.Nhà thờ xứ đạo Đăng Cao (Xóm 13).
VIII.MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM THĂM QUAN Ở DIỄN ĐOÀI.
1.Đập Quy Lộ ( Xóm 16).
2.Hòn Trơ,Hòn Đuồng,Hòn Vin (Xóm 14;16).
3.Nghĩa trang liệt sỹ (Xóm 6-Đang xây dựng) .
4.Trường Trung học cơ sở (Xóm 6).
5.Nhà thờ họ đạo Mân Côi (Xóm 3).
6.Nhà thờ xứ đạo Đăng Cao( Xóm 13).
7.Làng nghề chổi đót Thái Loan (Xóm 4;5),Làng nghề chổi đót Đăng Cao
( Xóm 12;13).
8.Một số mô hình làm kinh tế.
**********************************

Tháng 1/2011
( Nguồn : Hồ Chí Dũng –Trường THCS Diễn Đoài –Diễn Châu-Nghệ An)

×