Tải bản đầy đủ (.pdf) (305 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều nguyễn (1802 1945) (decorative art on nguyen dynasty’s imperial palace vestments (1802 1945))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 305 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------------------------------------

Vũ Huyền Trang

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC
CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------------------------------------

Vũ Huyền Trang

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC
CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS Đồn Thị Tình

Hà Nội - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục
cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) là cơng trình nghiên cứu do tôi thực
hiện. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2021
Tác giả luận án

Vũ Huyền Trang


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC
CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945) ............................................ 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề lý luận về lễ phục cung
đình triều Nguyễn dưới góc độ lịch sử, văn hóa ............................................... 9

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí trên áo lễ
phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ mỹ thuật....................................... 16
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 23
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận án .......................................... 23
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 31
1.3. Khái quát về nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn
......................................................................................................................... 39
1.3.1. Sự hình thành nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn
......................................................................................................................... 39
1.3.2. Khái quát lễ phục cung đình triều Nguyễn ........................................... 46
Tiểu kết ............................................................................................................ 54
Chương 2 NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ
PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945) .............................. 57
2.1. Mật độ trang trí......................................................................................... 57
2.1.1. Áo đại triều phục ................................................................................... 58
2.1.2. Áo thường triều phục ............................................................................ 66
2.1.3. Áo lễ phục Nam Giao của vua triều Nguyễn ........................................ 69
2.2. Hình tượng trang trí.................................................................................. 72
2.2.1. Hình tượng tứ linh ................................................................................. 72
2.2.2. Hình tượng tam sơn thủy ba trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn .. 86
2.2.3. Một số hình tượng hoa văn khác ........................................................... 88
2.3. Màu sắc .................................................................................................... 91
2.4. Chất liệu và kỹ thuật thể hiện................................................................... 98


iii

2.4.1. Chất liệu ................................................................................................ 98
2.4.2. Kỹ thuật trang trí ................................................................................. 101
Tiểu kết .......................................................................................................... 104

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN
ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945)............... 106
3.1. Đặc điểm nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn . 106
3.1.1. Bố cục trang trí trên lễ phục cung đình triều Nguyễn ......................... 107
3.1.2. Hình tượng trang trí, biểu tượng của những ước vọng ....................... 111
3.1.3. Màu sắc là biểu tượng của sự vận hành vũ trụ.................................... 113
3.1.4. Yếu tố tam giáo trong nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều
Nguyễn .......................................................................................................... 115
3.2. Giá trị nghệ thuật .................................................................................... 119
3.2.1. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, một mảnh
ghép hồn hảo tạo nên diện mạo của mỹ thuật cung đình triều Nguyễn ...... 119
3.2.2. Vị trí của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn
trong hệ thống nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình Việt Nam ..... 122
3.2.3. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn tạo nên tính
khác biệt trong sự phát triển của nền mỹ thuật cổ ........................................ 125
3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa ........................................................................... 129
3.3.1. Giá trị lịch sử ....................................................................................... 129
3.3.2. Giá trị văn hóa ..................................................................................... 134
Tiểu kết .......................................................................................................... 145
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 162
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 173


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt

Bulletin des Amis du Vieux Hue

B.A.V.H

( Những người bạn cố đô Huế)
Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế

BTH

Bảo tàng lịch sử

BTLS

Đồ dệt

ĐD

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN

Minh họa

MH

Mã số kiểm kê


MSKK

Nghiên cứu sinh

NCS

Nhà xuất bản

Nxb

Phó giáo sư Tiến sĩ

PGS. TS

Phụ lục

PL

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp HCM

Trang

Tr

Xã hội và Nhân văn

XH & NV



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình hình thành và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam,
lịch sử đã ghi nhận “Huế, một cơng trình vĩ đại” [49]. Gần 400 năm (15981945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn và kinh đô của 13 đời
vua triều Nguyễn với những cơng trình lịch sử: kiến trúc, lăng tẩm, hội họa,
điêu khắc, âm nhạc, sân khấu...đã cho thấy sự đồng bộ về hệ thống trang trí,
mang giá trị to lớn về giá trị văn hóa nghệ thuật. Góp phần tạo nên diện mạo
của văn hóa nghệ thuật triều Nguyễn ấy phải nói đến vai trị của nghệ thuật
trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) được biểu đạt ở
cả hai mặt nội dung và hình thức.
Có thể khẳng định, nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình là một
trong những loại hình mỹ thuật ứng dụng chuyên biệt, do con người sáng tạo
ra không những phục vụ cho nhu cầu về cái đẹp, mà còn phản ánh một phần tư
dung về thế giới quan, nhân sinh quan, đặc quyền hưởng dụng mang tính đế
vương, danh phận của con người ở mỗi một triều đại đương thời. Nghiên cứu
nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn là đi tìm lại những
tinh hoa, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ qua những yếu tố nghệ thuật tạo hình
của bố cục, đường nét, hình tượng, hoa văn - họa tiết trang trí, màu sắc và sự
tài nghệ của người thợ thủ công truyền thống Việt Nam...
1.2. Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) cho tới nay còn lưu
giữ được khá nhiều nguồn sử liệu, tư liệu hình ảnh, những di vật lễ phục cung
đình đặc biệt là áo lễ phục như áo đại triều nghi: (Hoàng bào, Mãng bào, Giao
bào, Hoa bào); áo thường triều (Long bào, Giao lĩnh gắn bổ tử); áo tế lễ (Nam
Giao) của vua và quan đại thần... Đó là những tác phẩm nghệ thuật của người
xưa với sự kết hợp tinh tế của nghệ thuật trang trí và kỹ thuật may, thêu, dệt đã
tạo lên một không gian giàu biểu cảm, mang đậm dấu ấn của mỹ thuật cung



2

đình triều Nguyễn.
1.3. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, việc nghiên cứu, nhìn nhận giá trị thẩm
mỹ và giải mã những biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống đang là
vấn đề được quan tâm. Đã có nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu về mỹ
thuật thời Nguyễn, ở những góc độ như lịch sử mỹ thuật, khảo cổ học, văn hóa
học, dân tộc, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, trang phục. Tuy nhiên, các cơng trình
này khơng đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình
triều Nguyễn. Đặc biệt là nghiên cứu nghệ thuật học dưới góc độ nghệ thuật
học để nêu lên giá trị thẩm mỹ, tính tạo hình, kỹ thuật tạo hình của đồ án hoa
văn trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Khoảng trống này, cũng chính là
hướng đi mới mà đề tài luận án muốn thực hiện.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ
phục cung đình triều Nguyễn (1802 -1945), dưới góc độ của mỹ thuật học, kết
hợp với góc độ lịch sử, nghiên cứu sinh (NCS) với mong muốn làm rõ các giá
trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thơng qua các tài liệu, nghiên cứu điền dã… để
tìm kiếm, nhận diện, đánh giá sâu về các yếu tố học thuật, giá trị đặc trưng và
tính thẩm mỹ của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
Mục đích chính của luận án là nhận diện, phân tích, chứng minh, đánh
giá được đặc điểm, vai trị, giá trị của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung
đình triều Nguyễn (1802 -1945) trên hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện
trên đồ án trang trí.
2.2. Mục đích cụ thể
Qua các tư liệu sách, hình ảnh, hiện vật cịn lưu giữ, từ đó tổng hợp, phân
tích tìm ra luận điểm, khái niệm nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình
triều Nguyễn. Đưa ra được bối cảnh lịch sử liên quan đến sự hình thành nghệ



3

thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945).
Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn
qua hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện. Để nhận diện nét đặc trưng riêng
biệt trong tạo hình trang trí trên đó, so sánh với tạo hình trang trí truyền thống
và tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình nhà Minh, Thanh (Trung Quốc).
Chứng minh vị trí nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều
Nguyễn (1802-1945) có mối tổng hịa trong hệ thống trang phục cung đình Việt
Nam. Bước đầu nhận diện đặc điểm có sự kế thừa các giá trị mỹ thuật truyền
thống, phát huy tính thẩm mỹ và tiếp nhận một số phương thức thể hiện mới.
Phản ánh về sự đóng góp nhất định của triều đình nhà Nguyễn vào tiến trình
phát triển mỹ thuật dân tộc trong dịng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn qua biểu hiện
về nội dung và hình thức trang trí trên Hồng bào, Long bào, áo tế lễ Nam Giao
của các vua triều Nguyễn; Mãng bào, Hoa bào, Giao bào, áo thường triều của
các quan đại thần triều đình Nguyễn hiện đang được bảo tồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên 18 áo lễ phục cung
đình triều Nguyễn được bảo tồn tại hai bảo tàng: Bảo tàng lịch sử quốc gia Hồ
Chí Minh và bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Do đặc trưng riêng, luận án mở rộng
nghiên cứu áo lễ phục cung đình triều Nguyễn qua một số các nhà sưu tầm cổ vật,
nhà nghiên cứu về Huế và qua các cơng trình nghiên cứu trong nước, ngồi nước.
Về thời gian: Các áo lễ phục cung đình triều Nguyễn trong giai đoạn
1802 - 1945 để nhận diện đặc điểm, vị trí riêng của trang trí mỹ thuật cung đình
triều Nguyễn khi chưa có sự ảnh hưởng của phương Tây.



4

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn
(1802 - 1945) là đi tìm tính thống nhất, nét đặc trưng tạo hình trang trí trên mỗi
loại áo lễ phục thông qua mối tương quan của hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Trong
mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi triều đại lại có những bối cảnh, tư tưởng và thể chế
riêng. Xét từ nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, các câu hỏi được đặt ra
như sau:
- Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 1945) có những đặc điểm gì (?)
- Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 1945) có vị trí như thế nào trong dịng chảy nghệ thuật trang trí lễ phục cung
đình Việt Nam nói chung và mặt tư tưởng thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử nói riêng
(?)
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn đã phản
ánh biểu tượng của một chế độ quân chủ phong kiến tập quyền, lấy Nho giáo
làm gốc cai trị đất nước với ngôn ngữ tạo hình trang trí chính là hình tượng,
màu sắc mang yếu tố linh thiêng kết hợp với chất liệu và kỹ thuật thể hiện
cầu kỳ như thêu bọc mép, dệt cài bơng, tạo khối nổi, đắp, khảm vàng, bạc,
đá q trên lễ phục đã đóng góp một phần diện mạo đa sắc màu trong nền mỹ
thuật nước nhà.
Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, ra đời, hình
thành và phát triển từ sự kế thừa về tạo hình trang trí, phong cách nghệ thuật
của các thời kỳ trước và có tính tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ riêng của triều
đình Nguyễn. Đó là những tư tưởng thẩm mỹ của vua quan triều Nguyễn đã tạo
nên sự uy nghiêm, quyền lực và có chứa đựng yếu tố linh thiêng. Phản ánh



5

quan niệm thẩm mỹ của người Việt, cũng như đạo lý văn hóa dân tộc trong
hệ tư tưởng của tam giáo (Phật - Nho - Lão).
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nhìn nhận lại hệ thống các vấn đề trang phục cung đình nhà Nguyễn
nói chung, nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn nói riêng
là một cứ liệu khoa học vơ cùng có ý nghĩa đối với việc bảo tồn, phát huy và
tôn vinh giá trị nghệ thuật cung đình Việt Nam hịa chung với bản sắc truyền
thống dân tộc. Đối với đề tài luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung
đình triều Nguyễn dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật, NCS đã sử dụng
một số các phương pháp nghiên cứu như sau:
5.1. Phương pháp chứng thực lịch sử và so sánh chứng thực lịch sử
Là hai phương pháp hữu hiệu và phù hợp với đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài luận án. Trong đó, phương pháp chứng thực lịch sử đóng
vai trị giúp cho NCS có thể nhìn nhận về nguồn gốc và quá trình hình thành
của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945),
mơi trường và khơng gian sử dụng trong bối cảnh lịch sử đương thời. Nhìn nhận
về tính biểu tượng của hoa văn họa tiết trang trí trên áo lễ phục trong khơng
gian văn hóa mỹ thuật cung đình, với tư tưởng trị quốc lấy Nho giáo làm quốc
giáo. Đối chiếu với các mơ típ, hình tượng trang trí trên áo lễ phục, để thấy
được sự hịa nhập của các kiểu thức tạo hình trang trí mang biểu tượng của tam
giáo (Phật - Nho - Lão). Mặt khác, thơng qua các hoa văn trang trí, kiểu thức
tạo hình, phong cách biểu hiện trên áo lễ phục để thấy được vị trí, uy quyền của
người mặc áo lễ phục. Phương pháp so sánh chứng thực lịch sử là phương pháp
thơng qua phân tích so sánh đối chiếu lịch sử, đưa ra được những giả thuyết về
sự ra đời của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục triều Nguyễn, xây dựng tính
tiếp biến văn hóa trong đề tài luận án.



6

5.2. Phương pháp nghiên cứu điền dã
Vận dụng các kiến thức chuyên ngành để khai thác, điều tra, ghi chép,
đo đạc, phác thảo bản rập và những mẫu hình trang trí trên áo lễ phục cung đình
triều Nguyễn (1802- 1945). Bên cạnh đó, để nghiên cứu nghệ thuật trang trí
trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, có thể thu thập tài liệu một cách trực
tiếp, thông qua phỏng vấn một số nhà nghiên cứu về mỹ thuật Huế; nghệ nhân
thêu, dệt cung đình. Qua đó, xây dựng tư duy phân tích, tổng hợp tài liệu.
5.3. Phương pháp tổng hợp - thống kê tài liệu, hình ảnh nghệ thuật
trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn
Là phương pháp tổng hợp những vấn đề nghiên cứu, phân tích tạo hình
trang trí trên các áo lễ phục. Tổng hợp những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa
và lịch sử qua các đồ án biểu tượng hoa văn của nghệ thuật trang trí trên áo lễ
phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) trong hệ thống lễ phục cung đình
Việt Nam. Bổ sung nguồn tư liệu cho sự phát triển chung của nền mỹ thuật dân
tộc. Với phương pháp này có thể thuận lợi cho NCS phân tích về nội dung, hình
thức của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (18021945) được dễ dàng hơn.
6. Kết quả và đóng góp của luận án
6.1. Về lý luận khoa học
Nghiên cứu Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục triều Nguyễn (1802 1945) ở góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật, là tiền đề cho một q trình giải
quyết các luận cứ mang tính khoa học. NCS có thể xây dựng được hướng triển
khai của đề tài luận án. Từ đó đưa ra các vấn đề nghiên cứu, xây dựng trên cơ
sở lý thuyết và thực tiễn cho nội dung của đề tài.
Luận án hướng tới cách tiếp cận các giá trị truyền thống trong q trình
giao lưu và tiếp biến văn hóa. Vận dụng phương pháp luận để đưa ra các giá trị
văn hóa, nghệ thuật của người Việt dưới triều đại phong kiến cuối cùng của



7

Việt Nam. Những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu này sẽ mở rộng ra
các thời kỳ của các triều đại khác nhưng vẫn giữ nguyên cơ sở giá trị biện chứng
của nó.
Đề tài bổ khuyết cho những nghiên cứu sâu vào nghệ thuật trang trí trên
áo lễ phục triều Nguyễn, phản ánh rõ diện mạo nền mỹ thuật cung đình triều
Nguyễn qua tạo hình trang trí, kiểu thức, mơ típ... được sắp đặt từng loại trên áo
lễ phục.
Đưa ra những luận điểm mới, thông qua các dấu ấn nghệ thuật trang trí
tạo hình biểu tượng hoa văn trên áo lễ phục, hàm chứa ý nghĩa về văn hóa dân
tộc. Phản ánh hệ tư tưởng của chế độ nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền, lấy tư tưởng Nho giáo làm gốc cai trị đất nước.
Đánh giá, giải mã biểu tượng mỹ thuật truyền thống là một điều hết
sức cần thiết, trong xu thế phát triển của đời sống văn hóa hiện đại trong thời
kỳ hội nhập mang tính tồn cầu. Việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo
lễ phục cung đình triều Nguyễn ở Huế đã là mục tiêu, cấp thiết đối với mỗi
một ngành nghệ thuật.
Hệ thống được các hình tượng hoa văn trang trí trên áo lễ phục cung đình
triều Nguyễn, xác định được địa vị, phẩm bậc của người được mặc thông qua
các đồ án hoa văn. Luận án đóng góp một phần vào nguồn tài liệu tham khảo
về mỹ thuật truyền thống nói chung, ngành mỹ thuật ứng dụng thiết kế thời
trang - trang phục hiện đại nói riêng.
Tìm ra đặc trưng trong phong cách nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục
cung đình triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1945 qua các yếu tố tạo hình: màu
sắc, chất liệu và kỹ thuật thể hiện. Khẳng định hiệu quả thẩm mỹ trong việc
phối kết hợp về nghệ thuật tạo hình trong bố cục đồ án, chủ đề biểu tượng...
6.2. Về thực tiễn
Xác định giá trị nghệ thuật của hệ thống trang trí trên áo lễ phục cung



8

đình triều Nguyễn (1802 - 1945).
Xác định vai trị của đồ án trang trí đối với việc hình thành nên diện mạo
áo lễ phục cung đình triều Nguyễn.
Đề tài góp thêm vào những luận điểm, luận cứ khoa học trong nghệ thuật
trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, nhằm phát huy các giá trị di sản
văn hóa dân tộc giai đoạn (1802 - 1945), mỹ thuật Việt Nam nói chung và Huế
nói riêng.
Là cơ sở cho cơng tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của quần thể di
sản cố đơ Huế.
Góp phần vào việc kế thừa và phát huy giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ
phục cung đình triều Nguyễn trong các cơng trình nghiên cứu, cũng như ứng dụng
vào lễ phục, thực hành tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Đề cao phát triển làng
nghề truyền thống và giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc trong xu hướng thời
trang hiện đại.
Vận dụng nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy chuyên ngành, liên ngành, có
liên quan đến nghệ thuật trang trí trên bề mặt vải, để bảo tồn và phát huy những
giá trị sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (10
trang) và Phụ lục (138 trang), nội dung của luận án gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát nghệ
thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) (47 trang).
Chương 2: Nhận diện nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều
Nguyễn (1802 - 1945) (49 trang).
Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình
triều Nguyễn (1802 - 1945) (41 trang).



9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG
ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945)
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ đầu thế kỉ XX đến nay, việc nghiên cứu, nhìn nhận giá trị thẩm mỹ
và giải mã những biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống đang là vấn
đề được quan tâm. Đã có nhiều nguồn tài liệu phong phú tổng quan về mỹ thuật
thời Nguyễn, được nghiên cứu ở nhiều góc độ như lịch sử, mỹ thuật học, khảo
cổ học, văn hóa học, sân khấu điện ảnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nghệ thuật
trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, dưới góc độ lịch sử mỹ thuật
học lại đang là một vấn đề mới và ít đề cập đến. Trong phần tổng quan tình
hình nghiên cứu NCS tiếp cận nghiên cứu dưới các góc độ lịch sử, văn hóa học,
mỹ thuật học với phương pháp nghiên cứu điền dã, thu thập - tổng hợp, thống
kê tài liệu hình ảnh những bộ lễ phục cung đình triều Nguyễn đang được lưu
giữ tại các viện bảo tàng và một số nhà sưu tầm đồ cổ trong nước.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề lý luận về lễ
phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ lịch sử, văn hóa
Nghiên cứu lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) có lẽ không phải
là đề tài xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu bởi nó mang lại giá trị thực tiễn về một
phần lịch sử văn hóa Việt Nam. Nên đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất
sớm đồng thời phân định thành hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Giai đoạn
trước năm 1945, triều Nguyễn (1802 - 1945), “triều đại sau cùng của chế độ phong
kiến Việt Nam” [114] đã xây dựng rất nhiều bộ sử liệu tiêu biểu Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục Tiền biên, Đại
Nam nhất thống chí, Đồng Khánh Khải Định chính yếu... Tất cả bộ sử trên đều được
các sử gia của Nội các triều Nguyễn, cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép



10

rất kỹ càng. Cũng như thông sử Việt Nam từ các thời kỳ trước, triều đình Nguyễn
rất chú tâm với hai vấn đề lớn đó là lịch sử hoạt động và điển pháp, quy chuẩn của
chính quyền cai trị. Thơng qua sử liệu triều Nguyễn và tập san dưới triều Nguyễn,
mọi thông tin đã được mở ra và làm cơ sở lý luận cho đề tài luận án trên nhiều
phương diện về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị, bối cảnh xã hội dưới triều
Nguyễn. Ở giai đoạn sau năm 1945, việc nhìn nhận đánh giá triều Nguyễn đã được
nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm và nhìn nhận với nhiều góc nhìn khác nhau.
Bên cạnh những thơng tin trái chiều thì vẫn có những sự quan tâm đặc biệt về lễ
phục cung đình triều Nguyễn như trong một hội thảo tổ chức năm 1992, với chủ đề
Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn, do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
bảo tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, hội sử học thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh; bài viết “Về áo vua triều Nguyễn
hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng
Anh Tuấn đã đưa ra bàn luận về hai chiếc áo của vua triều Nguyễn đang được lưu
giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đưa ra những
thơng tin số liệu về hai áo lễ phục và những nhận xét về việc nhìn nhận giá trị lịch
sử, văn hóa, nghệ thuật của lễ phục cung đình triều Nguyễn nói chung, hai áo lễ
phục của vua triều Nguyễn nói riêng. Qua bài viết của tác giả, đề tài có thêm thông
tin về áo lễ phục của các vua triều Nguyễn. Đây cũng là tư liệu thiết thực giúp cho
việc tiếp cận các đối tượng nghiên cứu với hiện vật gốc. Năm 1994, tác giả Ngô
Đức Thịnh trong cuốn Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam cũng đưa ra gần
20 trang viết về trang phục triều đình Nguyễn.
Năm 1993, bộ sách sử Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Nội các
triều Nguyễn được biên tập và xuất bản gồm 15 cuốn, là một cơng trình đồ sộ
về sử liệu và thư tịch cổ dưới thời Nguyễn. Đặc biệt trọng tập 6, quyển 69 - 95
có thể nhận thấy triều Nguyễn rất coi trọng các lễ và hoạt động tổ chức nghi lễ.

Trong đó triều Nguyễn chia ra làm hai lễ chính (lễ triều hội và lễ tự hưởng),


11

mọi nghi thức trong nghi lễ đều được quy định rất rõ ràng bao gồm cả áo mũ
trong các nghi lễ. Quyển 78 - 79, đã ghi lại những quy định về trang phục mặc
trong các ngày lễ của vua, quan khi hội triều.
Bên cạnh đó, cuốn sử liệu Đời sống cung đình triều Nguyễn [12] của Tơn
Thất Bình, một nhà Huế học đương đại cũng có đề cập tới đời sống trong cung
đình rất cụ thể từ khơng gian Tử Cấm thành cho đến các ngày lễ, hoạt động
nghi lễ của cung đình triều Nguyễn. Với mục đích chính của đề tài luận án,
nguồn sử liệu này vô cùng quý giá và là căn cứ khoa học, xác thực nhất để NCS
có những tổng hợp, đánh giá. Đó cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu
của đề tài luận án.
Năm 2002, bộ sử liệu Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn
cũng đã được phiên dịch bởi Tổ phiên dịch của Viện sử học. Bộ sử liệu được
coi là lớn nhất và quan trọng nhất dưới triều Nguyễn với 88 năm biên soạn bắt
đầu từ năm Minh Mạng thứ hai (1821) cho đến năm Duy Tân thứ ba (1909).
Bộ sách gồm 10 tập, được chia thành hai phần Tiền biên và Chính biên. Trong
đó phần Tiền biên ghi chép về sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn và phần Chính
biên được chia thành các kỷ, mỗi kỷ một đời vua tương ứng. Bộ sử liệu viết về
tồn bộ lịch sử trị vì của gần 200 năm các chúa Nguyễn ở đàng trong và gần
100 năm triều Nguyễn. Sử liệu đã cung cấp thông tin về thời gian, điển chế
trang phục trong từng nghi lễ.
Năm 2003, cuốn Các triều đại Việt Nam [32] của tác giả Quỳnh Cư - Đỗ
Đức Hùng được xuất bản. Tác giả đã tiếp cận lịch sử qua một cách nhìn mới, khác
với các cuốn thơng sử của thời trước đó. Với một lịch trình phát triển từ sự kế nhiệm
của các vua chúa ở thời kỳ Hùng Vương đến thời Bảo Đại triều Nguyễn. Những
thơng tin dưới góc độ lịch sử về giai đoạn thời kỳ đầu của triều đại phong kiến cho

đến triều Nguyễn được tác giả tập trung 46 trang để viết về triều Nguyễn. Bắt đầu
từ sự kiện vua Gia Long xưng đế ở điện Thái Hòa, đề ra các quy định về lễ thiết


12

triều và lễ thường triều cho đến thời kỳ vua Minh Mạng - một vị vua tinh thâm nho
học, mở ra Quốc sử quán để biên soạn lịch sử triều Nguyễn đầu tiên. Từ đó NCS có
cái nhìn bao qt và hình dung được rõ hơn về tình hình xã hội, chính trị ở triều
đình Nguyễn (1802-1945), xác định được sự thừa kế cũng như biến đổi của triều
Nguyễn so với các triều đại khác. Tác phẩm đem lại cái nhìn bao quát hơn về niên
đại cũng như lịch đại của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Năm 2003, cuốn tạp chí Huế di sản và cuộc sống, bài viết “Phục chế
trang phục cung đình triều Nguyễn” [8] in trên trang số 113 - 120 của tác giả
Trịnh Bách. Bài viết cùng với hiện vật trưng bày của tác giả đã cho ta thấy sự
nhiệt huyết trong việc bảo tồn và phát huy di sản có giá trị văn hóa, nghệ thuật
rất đáng trân trọng. Những hiện vật được công bố cũng là cơng trình nghiên
cứu mang ý nghĩa thiết thực trong việc lưu giữ những giá trị lịch sử của ơng
cha ta để lại. Cơng trình là một trong những minh chứng giúp cho đề tài tham
khảo, quy nạp và hệ thống hoá tư liệu, triển khai thuận lợi việc nghiên cứu đề
tài luận án trên cơ sở tìm ra giá trị nghệ thuật trang trí trên trên áo lễ phục cung
lễ phục cung đình triều Nguyễn. Những sản phẩm của ơng, những năm gần đây
cịn được triển lãm ở nhiều nơi trong đó có bảo tàng Cổ vật cung đình Huế và
giới thiệu tại hội thảo quốc tế về di sản văn hố cung đình thời Nguyễn, nghiên
cứu, bảo tồn và phát huy di sản giá trị, được đăng tin trên trang 267 - 283 với
tiêu đề “Phục chế trang phục và từ cung đình triều Nguyễn”.
Năm 2006, Trang phục Việt Nam - Vietnamese costumes through the
ages [95] của Đồn Thị Tình là cơng trình nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt
Nam với nguồn tư liệu được sưu tập rất công phu và phong phú, đặc biệt là tư
liệu hình ảnh, khả năng mơ tả và phân tích hệ thống rất thuyết phục của tác giả.

Qua nghiên cứu, tác giả đã cung cấp lịch sử trang phục Việt Nam qua từng thời
kỳ lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương, thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, thời Lý, thời
Trần, giai đoạn nhà Hồ, thời Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn đến thời


13

Nguyễn - Pháp thuộc, miêu tả hình dáng, màu sắc, chất liệu của trang phục từng
thời kỳ. Cơng trình là một nguồn tư liệu quý trong việc tiếp cận trang phục truyền
thống, cũng như tiếp cận những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ
của mỗi thời kỳ. Tác giả đã đề cập đến trang phục thời Nguyễn ở hai góc nhìn
trang phục cung đình và trang phục dân gian. Cơng trình đã gợi mở cho NCS
hướng nghiên cứu và tiếp cận các mẫu hình trang trí trên trang phục thời Nguyễn.
Năm 2007, Cuốn Chuyên đề đồ dệt [62] của Bảo tàng cổ vật cung đình
Huế đưa ra rất nhiều thơng tin, hình ảnh q giá và có giá trị về trang phục triều
đình nhà Nguyễn, đó là những bộ trang phục đang được lưu giữ của bảo tàng.
Trong mỗi một bài viết, tác giả đưa ra một loại trang phục và đi vào khảo tả về các
loại trang phục đó từ hình dáng, chất liệu, màu sắc và các hoạ tiết, hoa văn trên
trang phục. Ví như bài viết “Áo Tế Giao vua Nguyễn ở bảo tàng mỹ thuật cung
đình Huế” của tác giả Trần Đại Dũng; bài “Áo thường triều thời Nguyễn tại bảo
tàng mỹ thuật cung đình Huế” của tác giả Nguyễn Văn Tưởng; hay bài viết “Y
phục đại triều của võ quan thời Nguyễn” của hai tác giả Bảo Vân - Quý Mẫn,
thơng qua các bài viết NCS có thể thu thập được các dữ liệu về hình tượng, hoa
văn hoạ tiết của một số loại trang phục đang được lưu giữ tại bảo tàng cổ vật cung
đình Huế, từ đó đối chiếu với sử liệu để triển khai, thu thập, hệ thống hoá các dữ
liệu, xác định hướng phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án. Cùng năm 2007, cơng
trình Trang phục triều Lê Trịnh [122] của tác giả Trịnh Quang Vũ đã đưa ra những
thơng tin, tư liệu, hình ảnh phỏng dựng về trang phục triều đình dưới thời Lê từ
Lê sơ, Lê Trung Hưng và chúa Trịnh. Hướng tiếp cận của tác giả thông qua những
thực chứng lịch sử như áo đại lễ của vua Lê Thần Tông (hiện được trưng bày ở

bảo tàng lịch sử), một số áo được tìm thấy ở vườn đào Hà Nội… tất cả những điều
đó đã làm cơ sở cho NCS đối sánh với trang phục triều đại nhà Nguyễn để tìm ra
những điểm tương đồng, điểm dị biệt trong cách thức tạo hình trang trí của hai
thời kỳ. Từ đó tìm ra tính mới, tính tiếp biến mỹ thuật truyền thống.


14

Năm 2008, bài viết “Trang phục vua chúa thời Nguyễn một nét độc đáo”
[83] của Trần Đức Anh Sơn đã đưa ra các tư liệu hình ảnh về lễ phục triều
Nguyễn và mơ tả kiểu dáng trang phục, hình thức trang trí và chất liệu của mỗi
bộ trang phục. Tuy nhiên bài viết chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản, nói chung
về trang phục vua chúa thời Nguyễn chứ chưa đi sâu vào vấn đề khảo tả hay
giá trị văn hoá của các bộ lễ phục triều Nguyễn.
Năm 2010, một lần nữa tác giả Đồn Thị Tình với cơng trình nghiên cứu
Trang phục Thăng Long Hà Nội [96] đã đưa ra những thông tin về lịch sử trang
phục Việt Nam qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê Mạc, Trịnh, Nguyễn, Pháp thuộc cho
đến thời kỳ cận hiện đại. Thông qua cái nhìn lịch đại đối chiếu với niên đại, tác
giả với hơn 500 trang vừa nghiên cứu, vừa minh họa bằng hình ảnh phỏng dựng,
đã cho thấy một thế giới trang phục người Việt, trình độ thẩm mỹ, đời sống vật
chất, và tinh thần của Thăng long - Hà Nội qua từng thời kỳ. Tác giả ngoài cung
cấp các yếu tố về trang phục, qua cơng trình nghiên cứu còn đặc biệt thấy được sự
phát triển về kỹ thuật (phát triển làng nghề), giá trị của các hoa văn họa tiết trên
trang phục qua các thời kỳ.
Năm 2013, cuốn Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1945) [82]
của Trần Đình Sơn một nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật thời Nguyễn đã mang
lại một không gian triều đình xưa tái hiện trong cuốn sách bằng những hình vẽ
của một vị họa sĩ dưới triều Nguyễn (Nguyễn Văn Nhân) về lễ phục cung đình
triều đình Nguyễn. Đây là một cơng trình vơ cùng giá trị giúp cho NCS nhìn
nhận trực quan về hình mẫu của đồ án hoa văn trang trí.

Ngay sau đó, năm 2014, trong cơng trình Ngàn năm áo mũ - Lịch sử trang
phục Việt Nam giai đoạn 1009 - 1945 [36] của Trần Quang Đức, đã thể hiện một
góc nhìn lịch sử, tư tưởng của các triều đại thơng qua hình ảnh trang phục của các
thời kỳ. Tác giả đã làm rõ những nét tương đồng và sự khác biệt về hệ tư tưởng,
văn hóa, lối sống của người Việt với Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản bằng


15

phương pháp nghiên cứu mang tính đối sánh qua lễ phục cung đình và trang
phục nhân dân, từ đó cho người đọc hiểu hơn về điểm chung, sự khác biệt giữa
lễ phục cung đình Việt với các nước nói trên. Đây là một sản phẩm mang giá
trị lịch sử văn hóa của tác giả đóng góp một phần cho việc tìm hiểu về lịch sử
Việt Nam trên diện thơng tin đa chiều từ q trình “lăn lộn, tìm tịi tư liệu ở các
thư viện trong và ngoài nước, nhất là tư liệu gốc chứ Hán của Trung Quốc để
có được những nguồn tài liệu quý giá và chính xác” [36].
Cùng với cách tiếp cận lịch sử cuốn Các triều đại Việt Nam [32] của
tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng, năm 2015, cơng trình Gần 400 năm vua
chúa triều Nguyễn [85] của tác giả Lưỡng Kim Thành ra đời. Tuy nhiên,
cơng trình chỉ tiếp cận trong phạm vi thời vua, chúa triều Nguyễn. Các sự
kiện, hoạt động, chính trị xã hội xuyên suốt dưới 9 đời chúa và 13 đời vua
triều Nguyễn theo chuỗi sự kiện lớn.
Năm 2016, trong hội thảo khoa học Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn
- nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị, tác giả Trương Quốc Bình với bài “Bảo
tồn những giá trị đặc sắc của Cố đô Huế - đỉnh cao của kho tàng di sản văn hóa
triều Nguyễn ở Việt Nam” [18] đã đưa ra thông tin tổng hợp về văn hóa triều
Nguyễn cũng như vai trị của văn hóa Nguyễn đối với lịch sử phát triển Việt
Nam. Sự phát triển đó phải kể đến Cố đơ Huế - khu di sản văn hóa thế giới đầu
tiên của Việt Nam được UNESCO cơng nhận. Đây cũng chính là thơng tin quan
trọng, khẳng định việc bảo tồn và “nghiên cứu xác định những giá trị văn hóa

cung đình đặc sắc tại Huế để đưa vào danh sách di sản văn hóa quốc gia và quốc
tế” [18, Tr.153].
Bên cạnh những cuốn sử liệu về tình hình lịch sử, văn hóa triều Nguyễn,
năm 2016, cơng trình Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn [3]
của tác giả Nguyễn Thế Anh được xuất bản với cách tiếp cận mới về mặt tình
hình kinh tế xã hội dưới triều Nguyễn, cơng trình đưa ra những thơng tin về các


16

ngành nghề dưới thời Nguyễn bao gồm giao thương buôn bán về mặt tơ lụa của
nước mình với các nước phương Tây và Trung Quốc. Cũng trong năm 2016,
tác phẩm Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau
(bản dịch) [42] của tác giả Lê Đức Quang - Trần Đình Hằng đã cho NCS thấy
một góc nhìn mới, một cái nhìn bao qt về đất nước An Nam của một học giả
Pháp. Trong đó học giả người Pháp có nhận định Kinh thành Huế là tâm điểm
của vấn đề tiếp xúc văn hoá và giao lưu văn hố Đơng - Tây. Đây cũng là một
điểm gợi mở cho nội dung trong đề tài luận án, để NCS xác định hướng tiếp
cận khách thể nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí
trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ mỹ thuật
Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn ở mỗi loại
áo đều mang những yếu tố mỹ thuật. Trên nền tảng về kết cấu phom dáng,
màu, chất liệu vải. Các đồ án hoa văn họa tiết, dưới bàn tay khéo léo, tư duy
thẩm mỹ, óc sáng tạo của người thợ thêu đã tạo nên một bức tranh đầy màu
sắc, cho thị giác cảm nhận sự sống động của từng nét, mảng, khối của bố
cục. Từ hiệu quả của hình thức, qua nghệ thuật trang trí các đồ án hoa văn, màu
sắc cịn ẩn chứa tính biểu tượng về giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, cũng như
một phần tư tưởng văn hóa của triều đại. Để giải mã những biểu tượng trang trí
trong mỹ thuật truyền thống của dân tộc nói chung và Huế nói riêng, đã và đang

là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Riêng phần hoa văn được trang trí trên lễ
phục cũng mang những yếu tố biểu tượng đặc trưng cả về tâm linh và trách nhiệm
thực tế được quy chuẩn hóa trong hệ thống quyền lực của triều đình. Để làm sáng
tỏ nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, đề tài đã tiếp cận
theo hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 1945 và sau năm 1945 với hướng tiếp cận
một số cơng trình về nghệ thuật tạo hình truyền thống, để thấy được tính xun
suốt trong mạch nguồn thẩm mỹ dân tộc và hướng tiếp cận trực tiếp khảo sát


17

những gì có liên quan đến mỹ thuật Huế.
Giai đoạn trước năm 1945, tiêu biểu là các bài viết đề cập đến mỹ thuật
Huế trên các tập san Những người bạn cố đô Huế (B.A.V.H) được phát hành
dưới thời Nguyễn. Đặc biệt đã có rất nhiều những bài viết khảo tả tỉ mỉ cùng
với nguồn tư liệu hình ảnh về lễ phục cung đình Huế qua các bức hoạ của hoạ
sĩ triều Nguyễn. Như Những người bạn cố đô Huế - 1915, Tập 2, bài viết
“Những họa tiết của nghệ thuật trang trí ở Huế, Con rồng” của tác giả P.
Albrecht đã đưa những nghiên cứu về tạo hình con rồng triều Nguyễn. Tác giả
đưa ra nghiên cứu với các bố cục tạo hình rồng ở các góc nhìn, đề tài khác nhau
như rồng đơn (góc nghiêng và góc chính diện), lưỡng long tranh châu, lưỡng
long chầu nguyệt, sự biến thể của rồng từ thiên nhiên (mây, hồi văn, cành cây)
và giao long. Qua đó khi so sánh với một số các tư liệu khác có thể nhận thấy
hình tượng rồng triều Nguyễn có những đặc điểm chung về đề tài, tạo hình
trang trí. Tất cả những chủ đề về rồng dưới góc nhìn của tác giả rất hữu ích cho
việc nghiên cứu đề tài luận án của NCS. Hay trong bài viết “Lễ tế giao” của
Công sứ R. Orband đã đưa ra những cơ sở về lễ tế Nam Giao và đặc biệt là
phần hình minh hoạ trang phục lễ Tế Giao. Với nguồn thơng tin hình ảnh sử
liệu giúp NCS trong việc tiếp cận và đối chiếu với áo lễ Tế Nam Giao trong
bảo tàng mỹ thuật Huế và bảo tàng lịch sử Hồ Chí Minh.

Tập 6 trong tạp chí Những người bạn cố đơ Huế, tác giả L. Cadière đã
viết tặng “những người bạn yêu cố đô Huế” về Mỹ thuật Huế. Trong đó tác giả
có đưa ra lời bàn “Về mỹ thuật Huế, người An Nam chẳng bao giờ đưa ra những
dự kiến to lớn. Những cung điện nguy nga, những đền thờ đồ sộ vẫn nằm ngoài
ý niệm của họ và cũng nằm ngoài những phương tiện họ có. Nhưng những ngơi
chùa nhỏ, những ngơi nhà thấp tối của họ lại được trang trí rất công phu” [6,
Tr. 8]. Tác giả đã đưa ra một nhận định về đặc trưng trong mỹ thuật Nguyễn đó
chính là nghệ thuật trang trí “những đường nóc khuyết, trụ cột, lối ra vào, bình


18

phong dày đặc những kiểu thức trang trí với màu sắc rực rỡ đôi khi cũng loè loẹt,
nhưng rất hài hồ với màu sắc phong cảnh, với sức chói chang của ánh nắng” [6,
Tr. 8]. Tất cả các hình mẫu trang trí đều được “chế tạo theo mẫu thước”. Một số
hình tượng tiêu biểu về mỹ thuật Huế như “mẫu rồng mềm mại, mẫu hồi văn vươn
lên thì lại kẹt mu quy quả trịn, cây trái thì dáng dấp cổ truyền, hình dáng quy ước”
[6, Tr. 10]. Qua cái nhìn của tác giả, có thể thấy sự tỉ mỉ, trau chuốt về đường nét,
mảng miếng, và cách phối màu công phu của người xưa để tạo nên sự hài hoà với
cảnh quan và môi truờng xung quanh được biểu hiện trong nghệ thuật trang trí của
triều đình Nguyễn.
Sau năm 1945, mỹ thuật Huế đã được quan tâm nhiều hơn bởi những giá
trị nghệ thuật mà nhà Nguyễn đã đem lại cho nên mỹ thuật Việt Nam. Có nhiều
các cơng trình nghiên cứu về mỹ thuật Huế của một số nhà nghiên cứu mỹ thuật
Huế tiêu biểu như tác giả Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, Nguyễn Hữu Thông,
Trần Đức Anh Sơn… các góc độ nhìn nhận từ hội hoạ, đồ hoạ, nội thất, kiến
trúc, trang trí chạm khắc; tất cả những cơng trình đều cho người nghiên cứu
những cái nhìn rõ nét hơn về mỹ thuật cung đình triều Nguyễn tại Huế. Đó là
những dấu ấn riêng trong mạch chung về tạo hình trang trí truyền thống. Tạo
hình trang trí được thể hiện qua các yếu tố màu sắc, các mơ típ, hình tượng,

kiểu thức trang trí.
Năm 1979, tác giả Trần Lâm Biền với bài viết nghiên cứu “Mỹ thuật
Nguyễn, những cái riêng” [20] đăng trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật. Đây
được coi là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về mỹ thuật Huế sau hơn ba mươi
năm kháng chiến cách mạng, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Bài viết với cái
nhìn khách quan về những thành tựu nghệ thuật dưới triều Nguyễn mang lại.
Năm 2000, cuốn Văn hoá mỹ thuật Huế [110] của tác giả Chu Quang
Trứ, đây là một cơng trình nghiên cứu văn hố Huế thơng qua góc nhìn mỹ
thuật. Cuốn sách đi từ những nhận định, tổng quan chung về mỹ thuật Huế cho


19

đến những cơng trình nghệ thuật Huế như kiến trúc cung đình, lăng tẩm, chùa;
“những chiếc vạc đồng trong Đại Nội”; những tác phẩm hội hoạ, tranh tường,
tranh kính. Tác giả đã đưa ra những bảng thống kê về hoa văn trong từng nội
dung nghiên cứu.
Năm 2001, cuốn Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
[22] của tác giả Trần Lâm Biền, đã khẳng định “Nghiên cứu hoa văn - họa tiết
truyền thống cũng là tìm về với bản sắc văn hóa của một quốc gia và thấy được
tính xuyên suốt, đa dạng trong sự thống nhất của lịch sử, văn hóa Việt Nam”
[22, Tr. 5]. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những thơng tin về
hình tượng những con linh vật như rồng, phượng, lân, rùa…cùng với các chủ
đề trang trí được chạm khắc trên các khu di tích với chất liệu chính là đá, gỗ.
Tác giả cũng đã nhấn mạnh đến giá trị nghệ thuật mang tính biểu trưng, biểu
đạt của người xưa khi đưa vào các hình tượng trang trí đó vào các cơng trình
mang tính tâm linh. Bên cạnh đó, cuốn Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa,
giá trị biểu tượng của tác giả Nguyễn Hữu Thông cũng đã đưa ra khái niệm
biểu tượng, phân loại các đề tài hình tượng hoa văn Huế trên các cơng trình
kiến trúc tiêu biểu dưới triều Nguyễn và giải mã ý nghĩ biểu tượng về các hình

tượng trang trí đó. Cơng trình là chứng cứ khoa học hữu ích nhất đối với những
nhà nghiên cứu về mỹ thuật Huế.
Năm 2003, tác giả Trần Lâm Biền đã cho ra đời cơng trình Cuốn Một
con đường tiếp cận lịch sử [23] với những phân tích về các yếu tố tạo hình
truyền thống qua đề tài trang trí từ các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Đây là
một cơng trình nghiên cứu mỹ thuật truyền thống mang tính xun suốt và có
giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Đặc biệt tác giả cịn nhận định tất cả những
tạo hình trang trí qua các thời kỳ được đưa vào các khu di tích tâm linh là “lời
nhắn nhủ từ quá khứ” [23, Tr. 213] mà tác giả đã phải đi tìm trên “những cuộc
đi trườn dài theo năm tháng” [23, Tr. 7] của mình. Đó là cái nhìn khoa học thực


×