Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Sử dụng hình thức sân khấu hóa trong dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11 theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN

SỬ DỤNG HÌNH THỨC SÂN KHẤU HỐ TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO YÊU CẦU
CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN

SỬ DỤNG HÌNH THỨC SÂN KHẤU HỐ TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO YÊU CẦU
CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 8140217.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Tuyết Hạnh

HÀ NỘI - 2020




LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận
văn Thạc sĩ sƣ phạm Ngữ văn với đề tài : Sử dụng hình thức sân khấu hóa
trong dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11 theo yêu cầu của Chương
trình giáo dục phổ thơng mới.
Để thực hiện đƣợc luận văn, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác
giả đã đƣợc sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Qua đây, tác giả đặc biệt xin bày tỏ lịng kính trọng sự biết ơn sâu sắc
tới TS. Dƣơng Tuyết Hạnh – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ ân cần tác
giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng ĐHGDĐHQGHN, Ban chủ nhiệm Khoa Sƣ phạm và các thầy cô trƣờng ĐHGDĐHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn khơng thể khơng những sai
sót và hạn chế. Do đó, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của
quý thầy cơ để luận văn đƣợc hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

Nguyễn Thị Khánh Huyền

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ
Chƣơng trình


CT

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Trung học phổ thơng

THPT

Sách giáo khoa

SGK

Sân khấu hóa

SKH

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Thiết kế bộ công cụ đáng giá việc sử dụng hình thức sân khấu hóa
trong dạy học truyện ngắn cho hoc sinh lớp 11. ............................................ 84


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Thực trạng của giáo viên về việc sử dụng hình thức sân khấu hóa . 33
Biểu đồ 1.2. Thực trạng của học sinh về việc học truyện ngắn theo hình thức
sân khâu hố. ................................................................................................... 34

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………..iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 13
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 14
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 14
7. Những đóng góp của đề tài ......................................................................... 15
8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 15
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 16
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 16
1.1.1. Khái niệm sân khấu ............................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm sân khấu hoá ........................................................................ 19
1.1.3. Phƣơng pháp dạy học sử dụng hình thức sân khấu hố ........................ 20
1.1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh của học sinh THPT. ..................................... 22
1.1.5. Chƣơng trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 ........................ 24
1.1.6. Yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018 ..... 26

1.1.7. Đặc điểm truyện ngắn trong chƣơng trình THPT ................................. 29
1.1.8. Hiệu quả của việc sử dụng hình thức sân khấu hóa trong dạy học truyện
ngắn đối với học sinh THPT ............................................................................. 30
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 32
1.2.1. Thực trạng của việc dạy theo hình thức sân khấu hố trong trong dạy học
truyện ngắn chƣơng trình THPT hiện nay........................................................ 32

iv


1.2.2. Thực trạng của việc học theo hình thức sân khấu hoá trong truyện ngắn
ở trƣờng THPT hiện nay ................................................................................. 33
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH CÁCH THỨC SỬ DỤNG HÌNH THỨC SÂN KHẤU
HĨA TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO
YÊU CẦU CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI ............... 37
2.1. Mục tiêu đề xuất ....................................................................................... 37
2.2. Nguyên tắc đề xuất ................................................................................... 39
2.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu .......................................................................... 39
2.2.2. Đảm bảo tính tích hợp ........................................................................... 42
2.2.3. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................... 43
2.2.4. Đảm bảo tính giáo dục .......................................................................... 44
2.3. Đề xuất quy trình cách thức sử dụng hình thức sân khấu hoá trong dạy
học truyện ngắn ............................................................................................... 45
2.3.1. Bƣớc 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy
học. .................................................................................................................. 45
2.3.2. Bƣớc 2: Hƣớng dẫn học sinh chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản
sân khấu ........................................................................................................... 61
2.3.3. Bƣớc ba: Góp ý, chỉnh sửa kịch bản, tổ chức cho học sinh luyện tập
diễn kịch .......................................................................................................... 78

2.3.4 Bƣớc 4: Tổ chức diễn kịch trên lớp hoặc học tập ngoại khóa ............... 81
2.3.5. Bƣớc 5: Tổ chức đánh giá: .................................................................... 82
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 88
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 89
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 89
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 89
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 89
3.4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 89

v


3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm ..................................................................... 108
3.6. Kết quả thực nghiệm: ............................................................................. 108
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 113
1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 113
2. KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 138
PHỤ LỤC

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là một
xu thế tất yếu của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là việc dạy học Ngữ văn
trong trƣờng phổ thông đã có những bƣớc chuyển mình rõ rệt. Điều này, thể
hiện rõ nhất là việc thụ động tiếp thu kiến thức một chiều, nghĩa là học sinh

nghe thầy cô giảng bài rồi ghi chép lại một cách thụ động, không có sự sáng
tạo linh hoạt, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Mọi ngữ liệu, mọi
thơng tin, các tình huống liên quan tới bài học đều đƣợc giáo viên chuẩn bị
trƣớc rồi mới tới học sinh. Tính thụ động làm triệt tiêu sự sáng tạo của học
sinh biến các em thành máy nghe, máy chép. Dạy học theo kiểu nhồi nhét cái
gì cũng biết mà cái gì cũng khơng biết. Thì nay, theo định hƣớng mới trong
giảng dạy mơn Ngữ văn chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển
năng lực, tập trung vào phƣơng pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên là ngƣời truyền cảm hứng. Từ những văn
bản trong sách giáo khoa (SGK) hiện hành mà trƣớc đây thầy cơ vẫn đi theo
lối mịn một chiều là thuyết trình cho các em cái hay, cái đẹp về giá trị nội
dung, nghệ thuật của văn bản, thì nay các em tiếp nhận văn bản bằng các
phƣơng pháp mới dƣới sự hƣớng dẫn của thầy cô. Tuy nhiên việc đổi mới
môn Ngữ văn mới chỉ dừng lại ở việc thay đổi các hoạt động học tập nhƣ cho
học sinh hoạt động nhóm, cho học sinh làm bài tập theo chủ đề, một số giáo
viên có sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, một số trƣờng tổ Khoa
học Xã hội có tổ chức đêm hội sân khấu hóa tác phẩm văn học…nhƣng đó chỉ
là số ít, vẫn còn nhiều giáo viên vẫn chƣa chú trọng đến việc thay đổi các
hình thức dạy học mơn Ngữ văn dẫn đến học sinh dần mất đi hứng thú với
môn học.
Đặc biệt khi chúng ta đang bƣớc vào thời kì của cuộc cách mang 4.0
1


với ngành khoa học và công nghệ đang phát triển nhƣ vũ bão, khơng q
khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có hƣớng tìm các mơn học nhƣ Tiếng Anh,
Tin học, Tốn học mà ít lựa chọn những mơn KHXH. Đây chính là vấn đề
mà các nhà giáo dục cũng nhƣ các giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn luôn
trăn trở, quan tâm.
Đối với mơn Ngữ văn, trong chƣơng trình phổ thông hiện hành đƣợc

xem là một môn học quan trọng. Học văn là để làm ngƣời, làm ngƣời hơn
muôn lồi ở chỗ có cảm xúc, biết u thƣơng cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm
thông chia sẻ, biết rơi lệ trƣớc nỗi đau, biết cƣời trong cuộc sống…” Nhƣng
làm thế nào, để học sinh biết trăn trở, biết suy tƣ, biết lắng đọng tâm hồn vào
tƣ tƣởng, chủ đề của mỗi tác phẩm văn học, biết sống cùng nhân vật, biết
khóc cƣời cùng nhân vật, biết cảm nhận những yêu thƣơng, những cái hay, cái
đẹp của mỗi trang văn, trang thơ..? Một trong những hình thức khơi gợi niềm
đam mê hứng thú, tình yêu của các em đối với mơn Văn đó là để các em là
chủ thể sáng tạo qua hình thức sân khấu hố tác phẩm văn học. Với hình thức,
phƣơng pháp này giúp học sinh tiếp cận văn bản kĩ càng nhất, sâu nhất, thâm
nhập vào thế giới nội tâm các nhân vật để nắm bắt biến tấu dù là mong manh
của diễn biến tâm trạng nhân vật, để cảm nhận và hiểu đƣợc bức thông điệp
về những triết lí nhân sinh và giá trị nhân văn mà tác phẩm đƣa ra, sau đó các
em đƣa lên sân khấu, hoá thân vào nhân vật để một lần nữa ghi nhớ kiến
thức tác phẩm. Hình thức sân khấu hố tác phẩm khơng chỉ giúp các em có
hứng thú, khơi gợi niềm đam mê môn văn với mọi đối tƣợng học sinh. Mà
còn giúp các em nỗ lực nhập vai, làm thế nào để sống với vật, với cảm xúc,
suy tƣ, tính cách, cử chỉ, hành động động của nhân vật thật nhất.
Nhìn lại thực trạng việc áp dụng hình thức sân khấu hố tác phẩm văn
học cho học sinh lớp 11 qua dạy học truyện ngắn trong nhà trƣờng phổ thơng
hiện nay,ta dễ nhận thấy hình thức sân khấu cho học sinh chƣa đƣợc quan

2


tâm đúng mức. Lâu nay, học sinh chƣa đƣợc đặt vào vị trí vốn có và cần có
trong hình thức sân khấu hoá, các em vẫn thụ động tiếp thu kiến thức một
chiều từ ngƣời dạy trong quá trình học, học nhiều mà thực hành q ít, kiến
thức đóng khung áp đặt, học theo kiểu nhồi nhét cái gì cũng biết mà cái gì
cũng khơng biết.

Với những lí do trên trên, chúng tơi đã chọn đề tài: “Sử dụng hình thức
sân khấu hoá trong dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11 theo yêu cầu của
chương trình giáo dục phổ thơng mới”, nhằm góp phần, nâng cao tƣ duy sáng
tạo, ý thức tự học, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho các em học sinh
trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu ở nước ngồi
Sử dụng hình thức sân khấu hoá trong dạy học là một phƣơng pháp
sáng tạo, linh hoạt và đổi mới trong dạy học bộ môn Ngữ văn ở trƣờng THPT
hiện nay. Vì sân khấu hố là hình thức nghệ thuật tổng hợp có sử dụng yếu tố
biểu diễn, trong đó các diễn viên phải cảm có năng lực cảm thụ đƣợc kịch
bản, hố thân vào nhân vật, trải nghiệm, sống cùng những cung bậc cảm xúc
của nhân vật , hiểu rõ về thông điệp và các giá trị nhân văn mà tác giả muốn
truyền đạt tới ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem. Trên sân khấu, các diễn
viên giao lƣu, kết nối với khán giả thông qua cử chỉ, lời nói, âm thanh, bài
hát, khiêu vũ. Các yếu tố phụ trợ dùng để nâng cao tính biểu tƣợng, đặc biệt
nhằm truyền đi thông điệp cùng các giá trị nhân văn của kịch bản đến với
khán giả. Vì vậy, việc tìm hiểu về những nghiên cứu liên quan đến phƣơng
pháp pháp sân khấu hoá hiện nay đã đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm và
nghiên cứu.
Trên thế giới, việc chuyển tải các tác phẩm văn học thành kịch đã đƣợc

3


các nhà nghiên cứu quan tâm. Ta có thể kể đến David Famer với cuốn sách
Dạy đọc viết qua kịch,[ 9.tr2] Trong tác phẩm của mình, David Famer đã cho
rằng kịch có thể chuyển tải nội dung tri thức đến đọc giả và ngƣời đọc, nghe,
ngƣời xem sẽ trau dồi đƣợc lƣợng thông tin khá lớn khi đƣợc trực tiếp tiếp
cận với các vở kịch, thông qua việc nhập vai, hoá thân vào thế giới nhân vật,

thảo luận cách diễn cho phù hợp với nội dung, các sự kiện, tình tiết, tình
huống của kịch Đọc kịch, nghiên cứu về kịch sẽ giúp trao đổi, trau dồi vốn từ
.Khi tham gia vào một vở kịch, ngƣời đọc sẽ hồ mình vào thế giới của kịch,
hiểu rõ đƣợc các lớp cấu trúc tƣờng thuật trong kịch , từ đó ảnh hƣởng đến hai
kĩ năng nghe và nói. Để chuyển vào một vở kịch lên sân khấu, cần nghiên cứu
kĩ phƣơng pháp sử dụng hình thức sân khâu hố trong day học. Có thể làm
việc nhóm, là một trong những biện pháp dạy học tích cực hiện nay. Để làm
việc nhóm đạt hiệu quả, ngƣời giáo viên phải chọn đƣợc vấn đề thảo luận vừa
sức với học sinh để kích thích sự hợp tác của tập thế, đồng thời những vấn đề
thảo luận phải là những quan điểm quan trọng trong toàn bài nhƣng khơng
nên đặt vấn đề q rộng. Từ đó, để học sinh liên tƣởng, khám phá đề tài,
thông điệp của tác phẩm, thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật cùng
thảo luận, chia sẻ, lên ý tƣởng sao cho có cách diễn thích hợp với mỗi dạng
nhân vật. Đọc sáng tạo ngôn ngữ kịch là một phƣơng pháp có vị trí quan trọng
khi sử dụng hình thức sân khấu hoá trong dạy học truyện ngắn. Thực chất đây
là một phƣơng pháp tiếp nhận nghệ thuật một cách sáng tạo mà vẫn chủ yếu
cần quan tâm là sự cảm thụ trực tiếp. Mặt khác khi đƣa một tác phẩm kịch
hay truyện ngắn có sử dụng hình thức sân khấu hoá đến ngƣời đọc, ngƣời
nghe ngƣời xem để tác phẩm ấy truyền đƣợc thơng điệp của tác phẩm. Thì
việc đọc kĩ tác phẩm sẽ giúp học sinh hình dung đƣợc những gì các em thấy,
cảm nhận, suy nghĩ đánh giá đƣợc khi đọc, kích thích khả năng suy luận, liên
tƣởng của học sinh các em liên hệ đƣợc nội dung tác phẩm với kiến thức trải
nghiệm của các nhân mà các em có đƣợc trƣớc khi đọc. Để khi đƣa tác phẩm
4


hoặc một trích đoạn lên sân khấu hố, các em sẽ hiểu và nắm bắt đƣợc cảm
xúc của nhân vật, các tình tiết, sự kiện của tác phẩm, diễn biến của cốt
truyện…đƣa ngƣời xem sống trong những cảm nhận, những trăn trở, suy tƣ
của tác giả, đọng lại những thông điệp của tác phẩm mãi không quên. Đặc

biệt, khi một vở kịch đƣợc đƣa ra có sử dụng hình thức sân khấu hố, việc học
ngơn ngữ kịch rất quan trọng bởi sân khấu là sự phản ánh đời sống bằng hành
động sân khấu qua ngôn ngữ của ngƣời diễn viên, nên việc học ngôn ngữ kịch
giúp diễn viên nhập vai hoá thân vào vai diễn, thâm nhập vào nội tâm của
nhân vật, lột tả đƣợc cung bậc cảm xúc của nhân vật một cách sống động
nhất. Khi sống cùng nhân vật, trăn trở với những suy tƣ cảm thức của nhân
vật, diễn viên sẽ đƣa đƣợc tác phẩm một cách trọn vẹn nhất tới ngƣời xem.
Miriam Plotinssky, một chuyên gia về giáo dục của một Trƣờng công
lập Quận Montgomery ở Maryland đã cho rằng việc tƣờng thuật lại những câu
chuyện trong lớp, giúp học sinh đƣợc tiếp nhận với việc đọc diễn cảm, từ đó
trau dồi vốn ngơn ngữ của mình. Việc đọc đúng ngữ điệu, phân vai khi đọc,
tạp khơng khí cho một buổi kể chuyện sẽ giúp học sinh nhập tâm vào quá
trình học. Tăng khả năng trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn kĩ năng viết, tiếp thu bài
học nhanh, mở ra một thế giới văn chƣơng cho các em trong các giờ học.
Julian Cortes, Nhà giáo dục xuất sắc trên thế giới đã chỉ ra rằng muốn
tăng sự hiếu kì của học sinh với mơn học Ngữ văn, phải kích thích sự tị mị
sáng tạo của các em bằng nhƣng video, những vở kịch độc đáo đƣợc truyền
tải qua những video, qua đó mở ra cho các em một thế giới đầy lí thú. Giúp
học sinh có những trải nghiệm và khám phá đem lại những điều bổ ích, giúp
cho các em rèn đƣợc kĩ năng đọc, viết, chủ động tiếp nhận một tác phẩm.
2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Trong những năm gần đây, việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà
trƣờng phổ thông ở Việt Nam đã có nhiều bƣớc chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là
5


yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy phát triển năng lực, sử dụng
nhiều phƣơng pháp hiện đại tích hợp trong mơn Ngữ văn nhƣ dạy học dự án,
dạy học tích hợp liên mơn, dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của học
sinh, lấy học sinh làm trung tâm, ngƣời giáo viên là ngƣời hƣớng

dẫn…Phƣơng pháp sử dụng hình thức sân khấu hố trong dạy học truyện
ngắn cho học sinh trung học phổ thông đƣợc áp dụng trong nhiều trƣờng học.
Trong một cuộc khảo sát về các phƣơng pháp giảng dạy môn Ngữ văn, thay
đổi phƣơng pháp học tập, một số dự án có tham gia của nƣớc ngoài đã giới
thiệu nhiều kĩ thuật dạy học hiện đại nhƣ kĩ thuật 3-6-5, kĩ thuật mảnh ghép,
kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật bơng tuyết, kĩ thuật phịng tranh,
kĩ thuật cơng não…Mỗi kĩ thuật, phƣơng pháp đều có thể áp dụng trong dạy
học, nhƣng tuỳ theo nội dung bài dạy mà ngƣời giáo viên linh hoạt sử dụng.
Đối với môn Ngữ văn, tất cả các phƣơng pháp trên đều gắn với định hƣớng
giảng cho học sinh thấy cái hay, cái đẹp cuả một tác phẩm văn chƣơng, để
học sinh đƣợc lắng đọng trải nghiệm, suy tƣ trăn trở sống cùng những cảm
xúc thẩm mĩ, những tƣ tƣởng nhân văn của tác phẩm. vậy, việc chọn một
trong các phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả để đƣa tác phẩm tới gần hơn với
ngƣời đọc, ngƣời nghe, chính điều trăn trở với ngƣời giáo viên. Sử dụng hình
thức sân khấu hố trong dạy học truyện ngắn ở nhà trƣờng phổ thông là một
bƣớc tiến mới trong dạy học, để học sinh đƣợc hố thân vào chính những
nhân vật mà các em yêu thích làm sống dậy các tác phẩm văn chƣơng trƣớc
mắt ngƣời đọc, để đƣợc lắng sâu vào những cảm xúc của nhân vật, làm kích
thích sự sáng tạo, trau dồi vốn ngơn ngữ. Từ đó, thấy đƣợc hiệu quả của việc
sử dụng phƣơng pháp sân khâu hoá trong dạy học truyện ngắn ở nhà trƣờng
trung học phổ thông.
Đặc biệt qua tác phẩm văn học, qua những tri giác về ngôn từ, học sinh
hiểu đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm, chủ đề, thơng điệp tác phẩm mang lại. Tác giả

6


Trần Đình Sử đã khẳng định “Đừng để học sinh sợ, giáo viên sợ sân khấu hoá
tác phẩm văn học”,[5.tr5 ]. Để một tác phẩm văn học đến với học sinh có
chiều sâu khiến các em dễ nhớ, dễ học, kích thích các năng lực nhƣ cảm thụ

văn học, tƣ duy hình tƣợng, kích tích sự sáng tạo, hình dung về hình tƣợng
nhân vật, cảm nhận sâu sặc về thế giới nội tâm nhân vật để các em có năng
lực viết, đọc, phân tích. Ngƣời giáo viên phải định hƣớng cho học sinh là
những chủ thể sáng tạo, có tính tự giác trong học tập. Nên việc sử dụng hình
thức sân khấu hoá tác phẩm văn học trong nhà trƣờng phổ thơng hiện nay,
đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết, thầy cơ giáo có thể chon trong tác
phẩm văn học theo thể loại, một phân cảnh đặc sắc, một đoạn trích tiêu biểu
mà đoạn trích ấy làm tốt lên chủ đề, nội dung tƣ tƣởng tác phẩm văn học.
Lịch sử nghiên cứu về vấn đề việc sử dụng hình thức sân khấu trong tác
phẩm văn học đƣợc đƣa ra rất nhiều. Điển hình bài viết: “Ứng dụng phương
pháp sân khấu hố tác phẩm văn học trong mơn Ngữ văn” (Nhóm Ngữ
văn,THPTMinh Quang- 1/2019) đã cho rằng: “Sân khấu hóa tác phẩm văn
học góp phần mở ra một cách tiếp cận tác phẩm văn học mới của học sinh.
Trả lại các em vai trò tự chủ trong việc học, không bị giới hạn bởi những điều
cho sẵn của giáo viên. Khi các em đƣợc thể hiện quan điểm của mình và đƣợc
cơng nhận sẽ giúp cho các em thêm tự tin và hứng thú trong các giờ học. Nếu
đƣợc nhân rộng sẽ là một trong những phƣơng pháp học hiệu quả giúp nâng
cao chất lƣợng dạy và học môn Ngữ văn” [16.tr5]
Hay bài “Sân khấu hoá tác phẩm văn học trong nhà trường. Cách nào
phát huy tính sáng tạo?”( An ninh thế giới- 4/2019) đã nhận định: “Nhà giáo
Nhân dân, GS Hà Minh Đức, nguyên Viện trƣởng Viện Văn học, nguyên Chủ
nhiệm khoa Báo chí - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết, sân
khấu hoá tác phẩm văn học thực ra đã đƣợc làm từ rất lâu, có từ hàng chục
năm, thậm chí có cả trăm năm nay.

7


Nhƣ sân khấu hoá tác phẩm văn học kho tàng cổ tích Việt Nam: “Thầy
bói xem voi”, hay những tác phẩm cổ: “Xã trƣởng mẹ Đốp” đƣợc nhiều thế

hệ học sinh thể hiện. Những cơ bé, cậu bé khi cịn ở trong ghế nhà trƣờng đã
từng đóng thầy bói mù trong “Thầy bói xem voi”, hay nhân vật Thị Kính, Thị
Mầu trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”, sau này là chị Dậu trong “Tắt
đèn”...
Có những tác phẩm mà cả ba thế hệ trong gia đình từ ơng, bà, rồi thế hệ
thứ hai là bố, mẹ, và đến thế hệ thứ ba là con cháu đều tham gia vào những
tiểu phẩm hay trích đoạn trong tác phẩm văn học. Vì vậy ta phải khẳng định,
việc sân khấu hoá tác phẩm văn học khơng có gì là mới mẻ, mà có từ rất lâu
vì trƣớc đây ơng bà ta đã từng làm rồi.
Sân khấu hoá tác phẩm văn học cho nhiều thể loại văn học Việt Nam,
văn học nƣớc ngoài, văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại.
Hoạt động ngoại khố trong nhà trƣờng nói chung và hoạt động ngoại khố
văn học nói riêng là một việc làm cần thiết và bổ ích, đây cũng là dịp để học
sinh rèn luyện thêm kĩ năng cảm thụ tác phẩm, mang tính sáng tạo, đƣợc chủ
động tham gia vào tác phẩm, đánh thức sự say mê trong các em.
Sứ mệnh nhân văn lớn lao của nhà giáo nói chung, hay sứ mệnh của
giáo viên mơn Ngữ văn nói riêng là không phải gieo cấy mà là đánh thức,
đánh thức trí tuệ tâm hồn học sinh, đánh thức niềm đam mê sáng tạo, hứng
khởi thích thú với mơn học.
Để tiếp cận với một tác phẩm văn học việc đầu tiên là ta phải đọc nó
bằng mắt, cảm nhận bằng trí óc và sân khấu là một hình thức để đƣa các em
đến một sự tiếp nhận gần gũi mang tính sáng tạo. Không chỉ đọc tác phẩm
văn học, các em đƣợc trực tiếp tham gia vào tác phẩm, đƣợc lên sân khấu để
cảm nhận, điều này để học sinh không chỉ thâm nhập mà còn sống cùng với
tác phẩm. Và đƣa tác phẩm lên một hình thức khác rất sinh động, linh hoạt, dễ
truyền tải”… [ 8.tr3 ].
8


“Đừng để giáo viên sợ, học sinh sợ sân khấu hóa tác phẩm văn

học”,[5.tr5 ]. Nhà giáo Nhân dân, GS Trần Đình Sử, đã ủng hộ cách làm này
và cũng lo ngại sự nhìn nhận và đánh giá theo cảm tính cá nhân của cán bộ
lãnh đạo có thể sẽ giết chết sáng tạo và đổi mới dạy văn, học văn.
Bài viết của nhà báo Nguyễn Văn Lự trên Tạp chí văn hóa trong bài
Sân khấu hóa tác phẩm văn học như thế nào? Đã cho rằng:“Sân khấu hóa tác
phẩm văn học trong hoạt động ngoài giờ lên lớp rõ ràng rất quan trọng và cần
thiết. Mỗi nhà trƣờng và thầy cơ giáo sẽ chọn cách sân khấu hóa tác phẩm
theo thể loại, bám sát tác phẩm và chọn những chi tiết điển hình, tiêu biểu làm
tốt đƣợc chủ đề, hạn chế những chi tiết có nguy cơ hiểu lệch lạc, hiểu khơng
đúng.
Khơng có phƣơng pháp nào chung cho giáo viên Ngữ văn và cho từng
bài học. Ngoài việc khơi gợi giúp trị trực tiếp tìm hiểu, khám phá, giảng giải
các thông điệp về xuất xứ, nội dung, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật và áp dụng
nhiều phƣơng pháp dạy học khác, thầy cô giáo Ngữ văn nỗ lực đầu tƣ công
sức, cùng đồng nghiệp tổ chức hiệu quả hoạt động ngồi giờ qua hình thức
sân khấu hóa tác phẩm văn học” [ 13.tr4 ].
Bài “Sân khấu hoá tác phẩm văn học dân gian” ( Trương Thị Mai Hoa
-11/2019) đã nhấn mạnh: “Có thể nói sân khấu hóa tác phẩm dân gian là một
hình thức trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học
sinh thông qua việc các em tự chọn lựa tác phẩm, tự sáng tác kịch bản, tự thiết
kế sân khấu phù hợp với khơng gian của tác phẩm dân gian xƣa. Hình thức
này cũng rèn luyện nhiều kĩ năng mà trong chƣơng trình học khó có thể thực
hiện đƣợc nhƣ: làm việc nhóm, đóng vai, viết kịch bản, thiết kế sân khấu...
Sân khấu hóa tác phẩm dân gian giúp học sinh và giáo viên đƣợc đặt mình
vào “trƣờng sáng tạo” và “trƣờng thƣởng thức” các tác phẩm dân gian của
nhân dân lao động, từ đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về những giá trị
của văn học dân gian” [ 10.tr2].
9



Bài

“Sân khấu hố tác phẩm văn học có sức hấp dẫn với học

sinh”(Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam-11/2019) của nhà báoTạ Quang
Đạo cho rằng: “Văn học là nhân học; khơng có phƣơng pháp chung nhất cho
mọi giáo viên dạy mơn Ngữ văn. Việc sân khấu hóa tác phẩm văn học có sức
hấp dẫn với học sinh bởi phƣơng pháp này đã khơi gợi đƣợc cho các em ý
muốn tìm hiểu về tác giả, hồn cảnh sáng tác tác phẩm; giúp các em hiểu
đƣợc các thông điệp mà tác giả, tác phẩm muốn chuyển tải. Đồng thời, đây
cũng là cách tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trị tự chủ trong việc học,
khơng bị giới hạn, bó buộc bởi những nội dung trong bài giảng của giáo viên.
Khi các em đƣợc thể hiện quan điểm của mình và đƣợc công nhận sẽ giúp cho
các em thêm tự tin và hứng thú trong các giờ học” [7.tr3 ]
Ngoài các bài viết trên cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về việc
sử dụng hình thức sân khấu hố trong dạy tác phẩm Ngữ văn. Nhƣng đa phần,
vẫn chỉ là những bài viết giới thiệu, những chia sẻ kinh nghiệm hoặc các
chuyên đề về sân khấu khấu hoá do giáo viên và học sinh thực hiện, chƣa xuất
hiện công trình nghiên cứu chun sâu về sân khấu hố tác phẩm văn học có
thể áp dụng trong nhà trƣờng phổ thơng.
Một số bài nghiên cứu về sân khấu hóa nhƣ “Lý luận sân khấu” [3.tr8
] của

Phạm Duy Khuê đã trình bày khá đầy đủ và hệ thống những vấn đề

khái niệm của phƣơng pháp sân khấu hoá. Tuy nhiên cũng chƣa đề cập sâu
đến việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong nhà trƣờng phổ thơng.
Với hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học nhiều nhà nghiên cứu, lí
luận văn học cũng đƣa ra nhiều quan điểm. Ông Hà Minh Đức, nguyên Viện
trƣởng Viện văn học, nguyên Chủ nhiệm khoa Báo chí – Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn cho rằng: “Hình thức sân khấu hố tác phẩm văn học đã
có từ rất lâu, thậm chí có từ hàng trăm năm nay. Các thể loại văn học dân
gian, văn học trung đại, hiện đại đã đƣợc có một số tác phẩm tiêu biểu chọn

10


lọc đƣợc các em học sinh nhiều thế hệ đƣa vào sân khấu hố. Ngƣời giáo viên
khơng chỉ đánh thức năng lực cảm thụ của các em bằng tri thức, mà còn cả sự
say mê sáng tạo, trao lại tác phẩm cho các em, để các em hoá thân vào nhân
vật, sống với từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trên sân khấu[ 8.tr2]
Ông Đỗ Ngọc Thống - Tổng Chủ biên chƣơng Ngữ văn mới cũng nêu
quan điểm: Sân khấu hoá các tác phẩm văn học là trong những hình thức dạy
học Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng. Hình thức này nhằm đa dạng trong
việc tổ chức dạy học, giúp học sinh thêm yêu thích văn học. Các em đƣợc
trực tiếp tham gia vào nhiều công việc nhƣ: Lựa chọn những văn tác phẩm
phẩm có thể sân khấu hố, sau đó chuyển thể tác phẩm ấy thành kịch bản, từ
kịch bản tập đóng vai, diễn xuất, biểu diễn trên sân khấu… Qua đó, kích thích
sự sáng tạo, chủ động tiếp cận tác phẩm của học sinh [18.tr2 ].
Nói tới việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong Nhà trường,
nhiều giáo viên THPT đã đưa ra những sang kiến kinh nghiệm như: Tích hợp
hoạt động ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học phần văn học dân gian cho
học sinh lớp của tác giả Lã Hồng Minh – Giáo viên trường THPT số 2 Bảo
Thắng, Lào Cai [15.tr5] đã trao đổi một số kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi
ngoại khóa văn học dân gian cho giáo viên THPT; Sáng kiến kinh nghiệm
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân
khấu hóa trong bộ mơn Ngữ Văn 7 tại trƣờng THCS Lê Đình Chinh của giáo
viên Nguyễn Thị Y Vân đã đƣa ra những kinh nghiệm khi cho học sinh trải
nghiệm hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học trong chƣơng trình Ngữ
văn 7…..

Trong thời gian gần đây, sân khấu hóa tác phẩm văn học” trong hoạt
động ngoại khóa tại các trƣờng THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội
cũng nhƣ trong cả nƣớc đang thu đƣợc những kết quả tích cực. Tại trƣờng
THPT Lê Q Đơn (Hà Nội), việc đƣa tác phẩm văn học lên sân khấu đã
đƣợc thực hiện có nề nếp, hiệu quả. Hầu hết các tác phẩm ngữ văn, trích đoạn
11


văn học trong chƣơng trình nhƣ Chí Phèo, Vợ Nhặt, Nỗi oan Thị Mầu, Số
Đỏ... đã đƣợc sân khấu hóa với những góc nhìn, cách tiếp cận phong phú, sinh
động. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo hình thức “sân khấu hóa các tác
phẩm văn học” cũng đã quen thuộc đối với học sinh trƣờng THPT Phú Xuyên
A (Hà Nội). trƣờng THCS Điện Biên tổ chức chuyên đề trên tinh thần giao
lƣu, trao đổi kinh nghiệm, tình đồn kết, tiết kiệm, hiệu quả, thể hiện bản sắc
riêng của nhà trƣờng nhằm hƣởng ứng tích cực phong trào học trải nghiệm
qua các tác phẩm nhạc, kịch, hoạt cảnh. Sáng thứ 4 (4/12/2019) trƣờng THCS
Điện – Quận Bình Thạch – Tp. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chun đề sân khấu
hóa “Em yêu văn học dân gian”. Nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức, rèn
luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, ngày 26/10/2019, Tổ Văn đã kết hợp
với tổ Anh văn - Sử trƣờng THCS & THPT Phạm Hồng Thái đã tổ chức
thành cơng buổi ngoại khóa với chủ đề “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”.
Buổi ngoại khóa diễn ra dƣới hình thức cuộc thi giữa các đội (sự kết
hợp của các lớp cùng tham gia). Các tiểu phẩm trình diễn là các tác phẩm văn
học gần gũi với chƣơng trình các em đang học tập nhƣ: “Tấm Cám” (Văn học
dân gian), “Tắt đèn” (Ngơ Tất Tố), “Chí Phèo” (Nam Cao), “Chiếc thuyền
ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). Với mong muốn xây dựng một sân chơi giải
trí, học tập lành mạnh và bổ ích cho học sinh, vừa qua tổ Văn Sử kết hợp với
thƣ viện Trƣờng THCS Vĩnh Ninh tỉnh quảng Ninh tổ chức buổi hoạt động
ngoại khóa “ Ngày hội đọc sách”. Trong buổi sinh hoạt này tổ Văn- Sử thực
hiện chuyên đề "Sân khấu hóa tác phẩm văn học ".

Ngày 30/3/2019 tại Hội trƣờng Nguyễn Văn Đạo, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Tổ Xă hội, trƣờng THPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN đă tổ
chức thành cơng “Đêm sân khấu hóa tác phẩm văn học” lần thứ IV. Ông Đỗ
Tuấn Minh, Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà
Nội đã đề cập tới hiệu quả của việc ứng dụng phƣơng pháp sân khấu hoá vào
dạy học tác phẩm văn học trong nhà trƣờng Trung học phổ thông: “ Việc học
12


qua sân khấu hoá những tác những tác phẩm là hình thức lay động nhất . Giờ
văn của thầy cơ có thể giảng xúc động mấy đi chăng nữa cũng khơng thể
bằng những xúc cảm của các con khi hố thân trên sân khấu. Nhiều tiết mục
thậm chí đã lấy được nước mắt của khán giả”.
Gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp cũng đã đề
cập nghiên cứu về vấn đề sân khấu hóa tác phẩm văn học trong Nhà trường
THPT như: Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Ngữ văn của sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh với đề tài: Sử dụng phương pháp sân khấu hóa trong
dạy học mơn Ngữ văn THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh (minh
họa qua dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) đã đề xuất các
phương pháp dạy học sân khấu hóa tác phẩm văn học, nhằm đẩy mạnh
phương pháp sân khấu hóa trong dạy học bộ mơn Ngữ văn trong các trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
Nhìn chung, phƣơng pháp sân khấu hố tác phẩm văn học đã đƣợc nhìn
nhận, đánh giá và dành sự quan tâm của giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn
cũng nhƣ lãnh đạo của các nhà trƣờng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này mới chỉ
dừng lại số nhiều ở việc cho học sinh thể hiện trên sân khấu mà chƣa có cơng
trình nghiên cứu nào chun sâu về việc đề xuất quy trình để thực hiện sân
khấu hóa trong dạy học truyện ngắn ở nhà trƣờng THPT, nhất là các đề xuất
hƣớng tới việc giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh sử dụng hình thức sân khấu
hố trong tác phẩm văn học cho học sinh lớp 11 theo yêu cầu của chƣơng

Giáo dục phổ thơng mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất quy trình cách thức sử dụng hình thức sân khấu hóa trong
dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy
học mơn Ngữ văn theo u cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới.
13


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài;
- Đánh giá thực trạng áp dụng phƣơng pháp sân khấu hóa trong dạy
học môn Ngữ văn ở các trƣờng THPT hiện nay;
- Đề xuất quy trình cách thức sử dụng hình thức sân khấu hóa trong
dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
quy trình đã đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Hình thức sân khấu hóa trong dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11
theo yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn 2018
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình cách thức sử dụng hình thức sân khấu hóa trong dạy học
truyện ngắn cho học sinh lớp 11
5. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn thạc sĩ chúng tôi nghiên cứu và đề xuất quy
trình cách thức sử dụng hình thức sân khấu hóa trong dạy học truyện ngắn cho
học sinh lớp 11(chủ yếu là các truyện ngắn giai đoạn 1930 -1945) minh họa
qua tác phẩm: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành tìm hiểu, thu thập, đọc,
nghiên cứu, phân tích, tổng hợp khái qt hóa các tài liệu có liên quan đến sân
khấu và các vấn đề về sân khấu hóa tác phẩm văn học, truyện ngắn.

14


- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thống kê, đối chiếu, so sánh.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
7. Những đóng góp của đề tài
- Về lí luận:
Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lí luận để tìm hiểu để làm cơ sở đề xuất quy
trình sân khấu hóa trong dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp 11. Giúp các
em hình thành kỹ năng chủ động, sáng tạo tiếp nhận văn bản văn học, hình
thành năng lực tƣ duy hình tƣơng, tƣ duy duy lí qua khả năng suy nghĩ, phân
tích, kích khả năng tự học, tự nghiên cứu của các em.
- Về thực tiễn:
Với quy trình sân khấu hố trong dạy học truyện ngắn cho học sinh lớp
11 theo u cầu của chƣơng trình Giáo dục phổ thơng mới, hy vọng luận văn
góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, chuyển từ dạy học nội dung sang dạy
học phát triển năng lực, tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo, hình thành các
phẩm chất, rèn luyện các tƣ duy của học sinh.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chƣơng 2: Quy trình cách thức sử dụng hình thức sân khấu hố trong dạy
học truyện ngắn cho học sinh lớp 11 theo yêu cầu của chƣơng trình Giáo dục
phổ thông mới.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm


15


CHƢƠNG 1
CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm sân khấu
Việt Nam là một đất nƣớc với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời,
trải qua nhiều biến cố thăm trầm của các triều đại, những sóng gió thăng trầm
của lịch sử với chiến tranh nội quốc, giặc ngoại xâm, nhƣng với ý chí, bản
lĩnh kiên cƣờng của một dân tộc anh hùng, đất nƣớc ta vẫn duy trì đƣợc chủ
quyền độc lập. Là ngã ba của Đơng Dƣơng, dân tộc ta có điều kiện tiếp thu
nhiều vốn văn hoá ở các nƣớc lớn trên trên thế giới, qua đó chọn lọc, tiết thu
tinh hoa, tiếp biến những giá trị vào làm thêm bản sắc văn hoá của ngƣời Việt
trên nhiều lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hố. Trong đó, có nghệ thuật bởi
chúng ta chịu ảnh hƣởng lớn bởi hai nền văn hoá Trung hoa và phƣơng Tây.
Đặc biệt con ngƣời Việt Nam, với óc sáng tạo, nỗ lực khơng ngừng vƣơn lên
học hỏi những vẻ đẹp về văn học nghệ thuật của các nƣớc trên thế giới làm
giàu có thêm văn hố nƣớc mình nhƣ: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc,
văn học, sân khấu, điện ảnh để từ đó cho ra đời những sản phẩm phù hợp diện
mạo, đời sống, tính cách con ngƣời Việt Nam. Một trong những thành công
của sự tiếp biến, học hỏi không ngừng, tiếp thu có chọn lọc là loại hình sân
khấu .
Khái niệm sân khấu đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
Sân khấu là một bộ phận của nghệ thuật trình diễn, một số loại trình
diễn đƣợc xem là sân khấu nhƣ những chƣơng trình biểu diễn trực tiếp mang
tính kịch đem tới sự ảo tƣởng cho khán giả. Sân khấu đã xuất hiện từ rất lâu
nhƣ một sự phát triển của quá trình truyền đạt thơng tin, kể chuyện
Lại có một định nghĩa khác cho rằng: Sân khấu là một loại hình nghệ

16


thuật tổng hợp bao chứa cả văn học, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật
biểu diễn của diễn viên có sự tham gia của khán giả đem đến những giá trị
nhất định về cuộc sống và cảm xúc cho khán giả.
Nghệ thuật sân khấu là toàn bộ thế giới, tƣ tƣởng, vật chất của con ngƣời
đƣợc thể hiện bằng sáng tác của ngƣời nghệ sĩ ở trên sân khấu trƣớc khán giả
xem trực tiếp và khán giả cũng sáng tạo trực tiếp cùng với nghệ sĩ chính vì vậy
khán giả tiếp nhận những bài học học đạo đức và nhận thức rõ ràng về những gì
mà vở diễn đem tới. Cuộc sống trong nghệ thuật sân khấu là hiện thực cuộc đời,
đƣợc bắt đầu từ thực tiễn cuộc sống, phụ thuộc vào quy luật của thực tiễn và
đƣợc các nghệ sĩ khái quát để nói về cuộc đời . Thông qua nghệ thuật sân khấu,
ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem hiểu rõ hơn về thiện, ác, thực, giả, cũ, mới,
yêu, ghét. Giúp con ngƣời có sức mạnh vƣợt lên cái tầm thƣờng hƣớng tới cái
cao cả để hoàn thiện nhân cách. Nghệ thuật sân khấu mở ra cho ta thấy cuộc
sống tƣ tƣởng, cảm xúc của con ngƣời khiến con ngƣời giao cảm với cái đẹp, với
một hình thức đặc biệt, đậm đà. Vẻ đẹp của nghệ thuật sân khấu bao giờ cũng
mang lại tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Trong nghệ thuật sân khấu, dùng các
phƣơng tiện hỗ trợ để tạo hiệu ứng cho một vở diễn. Các diễn viên trong nghệ
thuật sân khấu phải hoá thân vào các nhân vật, thể hiện đƣợc những tƣ tƣởng
tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Đặc biệt, các tác phẩm văn học đƣợc sân khấu
hoá mang lại cho ngƣời xem những cảm xúc, suy tƣ, sâu lắng trăn trở về những
thông điệp của của cuộc sống là nhờ diễn viên. Diễn viên là linh hồn của nghệ
thuật sân khấu. Ngƣời diễn viên đóng trong vở diễn đƣợc gọi là nhân vật. Một
vở diễn có thể có tới một đến nhiều diễn viên, khán giả đƣợc thấy cuộc sống nhƣ
đang diễn ra trƣớc mắt mình. Họ chứng kiến các nhân vật vật xuất hiện một cách
sinh động với diện mạo, cử chỉ, giọng nói và những cảm xúc thật của con ngƣời.
Trên sân khấu, ngƣời diễn viên có nắm vững hành động sân khấu, thực hiện
hành động một cách chính xác, sâu sắc, rõ rệt và đẹp đẽ mới lột tả đƣợc bản chất


17


×