Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Áp dụng pháp luật xử lý hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực tiễn ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI
XE TRONG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH QUA
THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI
XE TRONG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH QUA
THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
NGƯỜI LÁI XE TRONG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT
KÍCH THÍCH ..................................................................................... 6
1.1.


Xử lý hành chính và áp dụng pháp luật xử lý hành chính ............. 6

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý hành chính ...................................... 6
1.1.2. Nội dung, đối tượng và chủ thể xử lý hành chính ................................ 9
1.1.3. Vai trị của hoạt động xử lý hành chính ............................................. 13
1.2.

Áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái xe
trong tình trạng sử dụng chất kích thích ....................................... 13

1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người
lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích ................................... 13
1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích ........................ 16
1.2.3. Vai trò của áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người
lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích ................................... 19
1.2.4. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật về xử lý hành chính
đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích ............... 21


1.2.5. Những điều kiện bảo đảm và các tiêu chí nâng cao hiêu quả áp
dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái xe trong
tình trạng sử dụng chất kích thích ...................................................... 29
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 35
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI
XE TRONG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT KÍCH
THÍCH QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 37
2.1.


Điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến việc áp dụng
pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái xe trong tình
trạng sử dụng chất kích thích ......................................................... 37

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 37
2.1.2. Điều kiện xã hội ................................................................................. 38
2.1.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 39
2.2.

Thực trạng pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái
xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực tiễn ở
thành phố Hà Nội .............................................................................. 41

2.2.1. Tình hình tai nạn giao thơng trên địa bàn thành phố Hà Nội............. 41
2.2.2. Tình hình vi phạm và cơng tác xử lý hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 46
2.3.

Thực trạng ADPL xử lý hành chính đối với người lái xe trong
tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực tiễn ở thành phố
Hà Nội ................................................................................................ 52

2.3.1. Thực tiễn phát hiện các vi phạm của lái xe sử dụng chất kích
thích khi tham gia giao thơng trên địa bàn thành phố Hà Nội ........... 52
2.3.2. Tình hình ADPL xử lý hành chính đối với người lái xe trong trạng
thái sử dụng chất kích thích trên địa bàn thành phố Hà Nội ................. 54


2.4.


Những kết quả trong áp dụng pháp luật xử lý hành chính
đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội .................................................. 59

2.4.1. Những ưu điểm ................................................................................... 59
2.4.2. Những hạn chế.................................................................................... 61
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................... 62
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 66
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE
TRONG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..............................................67
3.1.

Quan điểm ......................................................................................... 67

3.2.

Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về xử lý hành chính
đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
trên địa bàn thành phố hà nội ......................................................... 70

3.2.1. Giải pháp chung ................................................................................. 70
3.2.2. Giải pháp cụ thể áp dụng cho địa bàn thành phố Hà Nội .................. 75
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ADPL

Áp dụng pháp luật

ATGT

An toàn giao thơng

BPCC

Biện pháp cưỡng chế

CHXHCN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

LXLVPHC

Luật xử lý vi phạm hành chính

PLHC

Pháp luật hành chính

TNGT

Tại nạn giao thơng

VPHC


Vi phạm hành chính

XLHC

Xử lý hành chính

XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính

XPHC

Xử phạt hành chính


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Bảng thống kê số vụ tại nạn giao thông xảy ra trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2016 đến
năm 2020


43

Bảng thống kê tai nạn giao thông do sử dụng rượu
bia chất kích thích trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

45

Bảng thống kê tình hình vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

49

Bảng thống kê các hành vi vi phạm pháp luật giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

50

Bảng thống kê số người lái xe sử dụng chất kích
thích trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2020

52

Bảng thống kê xử lý vi phạm của lái xe sử dụng chất
kích thích khi tham gia giao thông trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020


59

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực trạng xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã có
những tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực gây ra các hệ lụy không
nhỏ cho nước ta cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể như thói quen sử
dụng rượu, bia, chất kích thích, để lại những hậu quả rất nghiêm trọng như:
Tai nạn giao thơng, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia
tăng khoảng cách giàu nghèo. Chính vì vậy, việc loại bỏ thói quen sử dụng
rượu, bia, chất kích thích đang là một thách thức đối với sự phát triển con
người mang tính bền vững. Như ta thấy, việc phịng chống tác hại của rượu,
bia và chất kích thích là một yêu cầu cần thiết phải được sự quan tâm cả từ
phía nhà nước và xã hội giải quyết bằng các biện pháp đồng bộ, toàn diện đặc
biệt trong lĩnh vực giao thông; hoạt động áp dụng pháp luật, cơng tác xử lý vi
phạm hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
là cơ sở pháp lý quan trọng cho quy trình áp dụng của nó.
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2019 cả nước xảy

ra tổng cộng 17.626 vụ TNGT, làm chết 7.624 người, bị thương 13.624
người. Trong đó có hàng loạt các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra
do lái xe sử dụng rượu, bia và chất kích thích, vi phạm nồng độ cồn gây
bức xúc dư luận xã hội. Cũng theo một thống kê khác trong báo cáo phân
tích ngành bia mới được bộ phận nghiên cứu của cơng ty chứng khốn SSI
cơng bố (năm 2019) sản lượng tiêu thụ của ngành rượu bia tại Việt Nam là
4,6 tỷ lít, lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Mặt khác, ở
góc độ xã hội thống kê này cịn chưa bao hàm tồn bộ việc sản xuất rượu
bia mang tính chất nhỏ lẻ, hộ gia đình.

1


Đứng trước tình hình đáng báo động đó, ngày 14 tháng 06 năm 2019
Quốc hội đã ban hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2020; cùng với đó ngày 30 tháng 12 năm 2019 Nghị
định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ và đường sắt được thông, qua đánh dấu sự tham gia
mạnh mẽ của nhà nước và hệ thống pháp luật vào cơng cuộc đấu tranh phịng
chống tác hại của rượu, bia và chất kích thích trong ATGT. Có thể thấy sau
khi có hiệu lực các văn bản này đã có những tác động tích cực thay đổi mạnh
mẽ thói quen của người Việt trong việc tham gia giao thông, tuy nhiên thực tế
cho thấy quá trình áp dụng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; mặt khác
theo thống kê cho thấy quá trình tác động của các văn bản này đến nhân dân
còn chưa triệt để, điều này thể hiện rõ nhất trong báo cáo của Bộ Y tế. Cụ thể:
chỉ trong 06 ngày Tết, năm 2020 với tình trạng sử dụng rượu bia cả nước có
hơn 30.000 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thơng, giảm 17,8% so
với 2019; tuy nhiên có tới hơn 12.000 (40%) ca phải nhập viện điều trị, trong
đó đã tử vong 136 ca, tăng 0,93% so với năm 2019.
Cùng với đó, qua khảo sát hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào

đề cập một cách tồn diện, có hệ thống về thực tiễn xử lý hành chính đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích (trên cơ sở thực tiễn TP
Hà Nội). Do vậy, địi hỏi cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc đầy đủ trên cả
hai phương diện lý luận và thực tiễn, làm cơ sở để tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc, đưa ra những giải pháp phù hợp để công tác này ngày càng đạt
hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Áp dụng pháp luật xử lý hành chính đối với người lái xe trong
tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và Pháp
luật của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, tuy
nhiên những cơng trình đó tiếp cận ở những góc độ khác nhau xung quanh
vấn đề áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý hành chính. Mặt
khác, phạm vi nghiên cứu của các cơng trình khá rộng và chưa có một cơng
trình nào nghiên cứu cụ thể hoạt động áp dụng pháp luật về xử lý hành chính
đối với tài xế lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực tiễn ở
thành phố Hà Nội. Đề tài: “Áp dụng pháp luật xử lý hành chính đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực tiễn ở thành
phố Hà Nội” được coi là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về thực trạng áp
dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với tài xế lái xe trong tình trạng sử
dụng chất kích thích trong bối cảnh mới. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay:
việc thực thi Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, thực thi
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019.v.v.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đưa ra những định hướng, giải
pháp hoàn thiện áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người

lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích nhằm hạn chế tình trạng tai nạn
giao thông do tài xế lái xe gây ra phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng
áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử
dụng chất kích thích ở thành phố Hà Nội đánh giá những thành tựu, hạn chế
trong việc áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái xe trong
tình trạng sử dụng chất kích thích và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục
những hạn chế đó.

3


- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện hiệu quả mục đích đề ra luận văn triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu. Cụ thể:
Thứ nhất, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến áp dụng
pháp luật xử lý hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất
kích thích.
Thứ hai, qua việc nghiên cứu thực tiễn và khảo sát tình hình áp dụng
pháp luật xử lý hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất
kích thích luận văn chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót cũng như
nguyên nhân của chúng.
Thứ ba, luận văn đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành
chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu những luận điểm khoa học, những vấn đề

lý luận và thực trạng trong việc áp dụng pháp luật xử lý hành chính đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích và thực tiễn ADPL.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề áp dụng pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
trong thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến năm 2020.
Về địa bàn nghiên cứu: thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, bám sát quan điểm,
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và chính sách pháp luật của nhà

4


nước về việc đấu tranh và phòng, chống tác hại của rượu, bia đặc biệt trên
lĩnh vực an toàn giao thơng.
Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để nêu bật tình hình
từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là một cơng trình chun khảo đầu tiên nghiên cứu một cách
tương đối có hệ thống và toàn diện về việc áp dụng pháp luật xử lý hành chính
đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích - qua thực tiễn
thành phố Hà Nội. Vì thế, Luận văn có một số đóng góp khoa học như sau:
+ Tổng hợp và làm rõ một số vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật xử lý
hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích.
+ Phân tích và chỉ ra được ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của
thực trạng về áp dụng pháp luật xử lý hành chính đối với người lái xe trong
tình trạng sử dụng chất kích thích thơng qua thực tiễn địa bàn TP. Hà Nội.
+ Đề xuất được giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật xử lý hành

chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mục lục, phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm 3 Chương cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối
với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích.
Chương 2. Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về xử lý hành
chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích qua thực
tiễn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về xử lý
hành chính đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE
TRONG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH
1.1. Xử lý hành chính và áp dụng pháp luật xử lý hành chính
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý hành chính
1.1.1.1. Khái niệm của xử lý hành chính
Thực tiễn thi hành và ADPL, XLVPHC thường được hiểu là việc xử lý
các hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của nhà nước nhưng không phải là
tội phạm và bị xử lý theo thủ tục hành chính do các cá nhân, cơ quan hành
chính nhà nước tiến hành chứ không phải thông qua thủ tục TTHS. Nội dung
này được biết đến lần đầu thông qua khái niệm "phạm pháp vi cảnh" trong
Nghị định số 143/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27/05/1977 về ban hành
điều lệ xử phạt vi cảnh; theo đó: “Những hành vi xâm phạm đến trật tự an
tồn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm

trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử
phạt bằng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh”. Điều này
có nghĩa, phạm pháp vi cảnh được hiểu là tổng thể các hành vi xâm hại đến
các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ; chưa đến mức xử phạt bằng các
biện pháp hành chính hoặc TCTNHS; ở góc độ pháp luật khác vi cảnh ở đây
được hiểu là việc “vi phạm luật lệ sinh hoạt ở nơi công cộng”[28] như vi
phạm quy định về giữ gìn vệ sinh cơng cộng, trật tự cơng cộng, trật tự an tồn
giao thơng… Sau này, qua q trình nội luật và pháp điển, khái niệm “vi
cảnh” được hiểu rộng hơn: không chỉ là những vi phạm luật lệ sinh hoạt nơi
công cộng mà được hiểu là những vi phạm nhỏ chưa đến mức bị coi là tội

6


phạm hình sự; đồng thời đây cũng là nền tảng quan trọng phát triển khái niệm
vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính.
Khái niệm VPHC lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại
Pháp lệnh Xử phạt VPHC 1989. Điều 1 Pháp lệnh quy định “VPHC là hành vi
do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Điều này có nghĩa VPHC là hành vi
VPPL hành chính và các hành vi có mang dấu hiệu tội phạm tuy nhiên tính
chất, mức độ khơng đáng kể chỉ cần xử lý thông qua các biện pháp phi hình
sự là đủ ngăn chặn. Thời kỳ này khi thực hiện một hành vi VPHC cá nhân, tổ
chức sẽ phải chịu BPCC đó là xử phạt hành chính; tuy nhiên cho đến Pháp
lệnh XLVPHC năm 2002 nhóm BPCC này được mở rộng trở thành "Xử lý vi
phạm hành chính" với nội hàm "gồm xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý
hành chính khác"
Quay trở lại Nghị định số 143/CP năm 1977, 04 hình thức xử lý phạm
pháp vi cảnh được đề cập đến gồm: cảnh cáo; phạt tiền; phạt lao động cơng

ích; phạt giam [4]. Mức xử phạt thông qua theo Nghị định số 200/HĐBT
được Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành năm 1985 về sửa đổi Điều lệ phạt vi
cảnh được tăng lên. Cùng với đó, Pháp lệnh Xử phạt VPHC 1989 được ban
hành, năm 1991 Nghị định 141 được ban hành với nội dung quy định về
XPVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã giúp cho nội hàm của "xử lý vi
phạm hành chính" trở nên đầy đủ hơn.
Về giá trị cốt lõi trong nội hàm của khái niệm XLVPHC trong suốt tiến
trình phát triển và thay đổi trong chính sách pháp luật là khơng thay đổi, tuy
nhiên chính sự thay đổi về chính sách pháp luật lại dẫn đến một hệ quả khác
đó là sự thay đổi về hình thức xử lý vi phạm hành chính (hay biện pháp xử lý
hành chính). Điều này thể hiện cụ thể trong các văn bản như: pháp lệnh số

7


44/2002/PL-UBTVQH10; Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11; pháp lệnh
số 31/2007/PL-UBTVQH11; Cùng với đó là sự hồn thiện hơn về các biện
pháp XPVPHC tại Khoản 1 Điều 21 LXLVPHC năm 2012.
Pháp luật XLVPHC hiện đại của Việt Nam có đưa ra khái niệm cụ thể
tại Điều 2 LXLVPHC năm 2012, với đặc điểm, nội hàm rõ ràng của nhóm
biện pháp này gồm: (i) áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý nhà nước, xâm phạm đến các QHXH pháp luật bảo vệ
nhưng tính chất, mức độ không đáng kể và chưa bị coi là tội phạm; (ii) là biện
pháp xử lý phi hình sự bao gồm các biện pháp xử phạt hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính; (iii) được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên ở góc độ khoa học pháp lý khái niệm trên vẫn chưa hoàn
toàn đưa ra được các dấu hiệu nội hàm của các biện pháp xử lý vi phạm hành
chính, chính vì vậy qua việc phân tích, tổng hợp, kế thừa và tiếp thu các quan
điểm tác giả xin đưa ra khái niệm về xử lý hành chính như sau:
"Xử lý vi phạm hành chính là biện pháp cưỡng chế do chủ thể pháp

luật có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật quản
lý nhà nước, về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà khơng phải là tội phạm,
nhằm mục đích răn đe - giáo dục, phịng ngừa và khắc phục hậu quả thơng
qua các biện pháp cụ thể bao gồm xử phạt hành chính và xử lý hành chính."
1.1.1.2. Đặc điểm của xử lý hành chính.
Qua việc xây dựng khái niệm và làm rõ những dấu hiệu nội hàm, có thể
thấy xử lý hành chính có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý nhà nước, xâm phạm đến các QHXH pháp luật bảo vệ nhưng
tính chất, mức độ không đáng kể và chưa bị coi là tội phạm
Mức độ của HVVP là một yếu tố quan trọng nhằm xác định ranh giới
giữa hành vi bị áp dụng các biện pháp xử lý hình sự hay phi hình sự; việc thực

8


hiện các hành vi này ở mức độ XLVPHC mặc dù có thể gây nguy hại cho
quan hệ xã hội động thời được PLHS bảo vệ, tuy nhiên vẫn chưa đáng kể và
XLVPHC cùng các thiết chế xã hội khác đủ sức ngăn chặn và phòng ngừa.
Thứ hai, biện pháp xử lý phi hình sự bao gồm các biện pháp xử phạt
hành chính và các biện pháp xử lý hành chính
XLVPHC được thể hiện chủ yếu thơng qua các hình thức này với nội
dung phân hoá phù hợp với tầm quan trọng khách thể bị HVVP xâm hại,
mức độ nguy hiểm của hành vi và chủ thể của hành vi; chính qua những
các hình thức này XLVPHC thể hiện ý nghĩa thực tiễn của mình trong đời
sống pháp lý.
Thứ ba, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền
Với nội dung hạn chế số lượng chủ thể có thẩm quyền XLVPHC giúp
cho hoạt động ADPL có sự chun mơn hoá, tránh sự tuỳ hiện và phục vụ
hiệu qủa cho hoạt động thanh tra và quy kết trách nhiệm.

1.1.2. Nội dung, đối tượng và chủ thể xử lý hành chính
1.1.2.1. Về chủ thể
Thống kê trên cổng thông tin điện tử của chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam, tính đến ngày 15/07/2020 nước ta có tổng cộng khoảng 271 Nghị
định được Chính phủ thông qua, ban hành về lĩnh vực vi phạm hành chính.
Theo đó các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
cũng được ghi nhận rõ ràng từng lĩnh vực, từng cơ quan và từng cá nhân. Tuy
nhiên về cơ bản nhóm các cơ quan có thẩm quyền XLVPHC vẫn được tuân
theo quy định của luật XLVPHC năm 2012 với các cơ quan gồm:
Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Theo quy định chương II luật XLVPHC
năm 2012 các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền gồm: Chủ tịch uỷ ban nhân
dân; Cơng an nhân dân; Bộ đội biên phịng; cảnh sát biển; hải quan; kiểm

9


lâm; cơ quan thuế; quản lý thị trường; thanh tra; cảng vụ hàng hải, hàng
khơng, đường thuỷ nội địa; tồ án nhân dân; cục thi hành án dân sự; cục quản
lý lao động ngoài nước; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan
khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước CHXHCN Việt
Nam ở nước ngoài.
Thứ hai, thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLHC
Theo quy định chương III luật XLVPHC năm 2012 các cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền gồm: Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã và toà án nhân
dân cấp huyện.
1.1.2.2. Về đối tượng
Về đối tượng của hoạt động XLVPHC có thể chia làm hai nhóm chính:
Thứ nhất, nhóm đối tượng là "thể nhân"
Thể nhân được hiểu là chủ thể pháp lý gắn liền với cơ thể sinh học. Về

cơ bản, cá nhân nói chung khi mang đủ năng lực trách nhiệm hành chính khi
thực hiện hành vi phạm pháp hành chính thì đều trở thành người bị áp xử lý
(trừ trường hợp ngoài phạm vi lãnh thổ và các trường hợp miễn trừ ngoại
giao). Tuy nhiên, trong một số trường hợp họ có thể được loại trừ trách nhiệm
hành chính, cụ thể đối cá nhân từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, do tính chất về trình
độ nhận thức xã hội nên nhóm người này chỉ phải chịu trách nhiệm hành
chính với hành vi vi phạm cấu thành với mặt chủ quan do lỗi cố ý. Các người
nằm ngồi nhóm này (khơng bao gồm người dưới 14 tuổi) khi thực hiện hành
vi phạm pháp hành chính với mọi cấu thành lỗi đều bị XLVPHC.
Trách nhiệm hành chính khơng loại trừ đối với các cá nhân thuộc biên
chế các cơ quan nhà nước vi phạm, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền áp
dụng XLVPHC. Việc xử lý nhóm người này ngồi việc áp dụng hình thức xử
phạt họ có thể phải chịu áp dụng bổ sung các biện pháp cưỡng chế khác và xử

10


lý theo mức độ tại cơ quan chủ quản. Trong trường hợp vi phạm trong khi
đang thi hành nhiệm vụ thì xử lý theo quy định của luật cán bộ, công chức.
Đặc biệt, XLVPHC cụ thể là xử lý hành chính có thể được áp dụng đối
với người từ đủ 12 tuổi nhưng nhỏ hơn 14 tuổi trong trường hợp thực hiện
hành vi khách quan của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; người từ
đủ 14 tuổi nhưng nhỏ hơn 16 tuổi trong trường hợp thực hiện hành vi khách
quan của một tội phạm rất nghiêm trọng cấu thành từ lỗi vơ ý.
Thứ hai, nhóm đối tượng là tổ chức
Việc xem xét XLVPHC được đặt ra với tổ chức về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra trong giới hạn thẩm quyền vi phạm hành chính trong
phạm vi lãnh thổ. Trong trường hợp tổ chức vi phạm là cơ quan nhà nước thì
chế tài hành chính khơng được áp dụng, thay vào đó các cơ quan này sẽ phải
chịu xử lý theo các quy định khác liên quan (ví dụ: các luật tổ chức cơ quan)

1.1.2.3. Về nội dung
Thứ nhất, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
XLVPHC là hoạt động phán ánh quyền lực nhà nước qua việc điều
chỉnh các mỗi quan hệ xã hội, mà hành vi của nó chưa tới mức truy cứu
TNHS; cùng với đó lĩnh vực điều chỉnh của LXLVPHC có độ bao phủ rất lớn.
Các quy phạm về XLVPHC cùng với nhau tạo nên một bộ phận của thiết chế
PLHC quan trọng; chính vì tầm quan trọng này việc ADPL về XLVPHC
không thể được thực hiện một cách tuỳ tiện. Nguyên tắc XLVPHC được quy
định tại điều 3, LXLVPHC năm 2012 với nội dung được cụ thể trong các
nguyên tắc xử phạt VPHC và các nguyên tắc xử lý hành chính. Cụ thể:
- Đối với xử phạt VPHC, các nguyên tắc được xây dựng bao gồm: (i)
nguyên tắc xử lý nghiêm minh kịp thời; (ii) nguyên tắc công bằng; (iii)
nguyên tắc tương xứng; (iv) nguyên tắc chỉ xử phạt khi pháp luật quy định; và
các nguyên tắc mang tính kỹ thuật như (v) chỉ xử phạt 01 lần với 01 hành vi

11


vi phạm; (vi) nguyên tắc xử phạt đối với nhiều người cùng thực hiện 01 hành
vi vi phạm và 01 người thực hiện nhiều hành vi vi phạm; (vii) mức phạt tiền
đối với cá nhân và tổ chức.
- Đối với XLHC, các nguyên tắc được xây dựng gồm: (i) nguyên tắc
chỉ xử lý khi pháp luật quy định, (ii) nguyên tắc tuân thủ quy trình xử lý; (iii)
nguyên tắc về trách nhiệm và quyền chứng minh.
Thứ hai, về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
Thời hiệu XLVPHC là khoảng thời gian theo quy định pháp luật, nếu
quá khoảng thời gian này thì trách nhiệm của người hoặc tổ chức vi phạm
được miễn trừ hay nói cách khác cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ khơng
xử lý họ. Các trường hợp cụ thể và nội dung chính về thời hiệu XLVPHC
được quy định tại Điều 6, LXLVPHC năm 2012 theo đó: đối với xử phạt,

thời hiệu tối thiểu là 01 năm; đối với XLHC thời hiệu tối thiểu là 03 tháng,
tối đa 01 năm.
Thứ ba, các hình thức xử phạt hành chính
LXLVPHC quy định 05 hình thức xử phạt tại mục 1 chương I, theo đó
số lượng hình thức xử phạt chính có thể áp dụng là 05, số hình thức xử phạt
bổ sung là 03; đặc biệt, cảnh cáo và phạt tiền chỉ áp dụng với vai trò là hình
thức xử phạt chính khơng áp dụng làm hình thức xử phạt bổ sung.
Thứ tư, các hình thức xử lý hành chính
03 hình thức gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường
giáo; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định cụ thể tại chương I từ
điều 89 đến điều 96. Các nội dung về thủ tục được quy định ngay sau đó tại
chương II và chương III, LXLVPHC.
Ngồi ra, LXLVPHC cịn quy định nội dung về 09 biện pháp ngăn chặn
trong các điều từ 119 đến 132 và một số biện pháp khắc phục hậu quả.

12


1.1.3. Vai trị của hoạt động xử lý hành chính
Hoạt động ADPL về lĩnh vực hành chính nói chung và XLVPHC nói
riêng thời gian qua có những tác động tích cực đến đời sống xã hội, đồng thời
khẳng định vai trị quan trọng của mình. Cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường cơ chế quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một lĩnh vực vai trò quan trọng của hoạt động
ADPL về XLVPHC nhằm mục đích giữ ổn định kỷ cương, trật tự hành chính.
Điều này khơng chỉ được thể hiện chính sách pháp luật, các văn bản pháp lý
mà cịn thể hiện trực tiếp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước; theo đó XLVPHC cịn được hiểu là công cụ của hoạt động quản lý.
Thứ hai, đảm bảo ANTT và ATXH
Thông qua việc xử lý các hành vi được pháp luật cấm do không phù

hợp với đạo đức, xã hội và những giá trị chung; các chuẩn mực về đạo đức,
văn hố, lợi ích kinh tế được đảm bảo. Điều này đồng nghĩa tình trạng vơ kỉ
luật, xâm hại quyền lợi hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức được hạn chế
ở mức thấp nhất.
Thứ ba, tạo môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển chung của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đồng thời tạo nên giới hạn giữa sự
cho phép nhà nước và các hành vi nhà nước cấm. Cơ chế kiểm soát xã hội này
phù hợp với hầu hết các hành vi lệch chuẩn gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại cho các quan hệ hành chính.
1.2. Áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người lái xe
trong tình trạng sử dụng chất kích thích
1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
Để có thể xây dựng nội hàm khái niệm "áp dụng pháp luật về XLVPHC
đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích" ngồi việc làm

13


rõ nội hàm hoạt động XLVPHC, còn cần làm rõ khái niệm “áp dụng pháp
luật” và “rượu, bia và chất kích thích”. Cụ thể:
1.2.1.1. Về chất kích thích, đặc biệt là rượu bia
Thứ nhất, về chất kích thích
Chất kích thích hay cịn gọi là chất kích thích thần kinh (hay chất kích
thích tâm lý) là thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả những chất có tác động đến
hệ thần kinh trung ương gây ra một số hoặc toàn bộ các phản ứng như: hưng
phấn về tư duy, hưng phấn về vận động, hưng phấn về cảm xúc, giảm nhu cầu
ngủ và khả năng mệt mỏi.
Chất kích thích được sử dụng rộng rãi trên thế giới ở cả hai mặt tích
cực và tiêu cực hay hợp pháp và bất hợp pháp. Về tích cực, khơng thể phủ

nhận giá trị và tầm ảnh hưởng của chất kích thích trong lĩnh vực sực khoẻ con
người đặc biệt là y học; chất kích thích với những đặc tính tác động sinh học
vốn có được sử dụng với vai trò là thuốc kê theo đơn, thuốc phẫu thuật, thực
phẩm chức năng… Ngoài những tác dụng tích cực, việc sử dụng chất kích
thích khơng đúng cách, lạm dụng và đặc biệt đối với việc sử dụng một số chất
kích thích có tác động mạnh (như ma tuý tổng hợp) có thể gây nhiều tác động
xấu đến sức khoẻ, gây ảo giác, dẫn đến hậu quả phụ thuộc hoặc nghiện.
Thứ hai, về rượu, bia và chất ma tuý
Rượu, bia là chất kích thích sử dụng phổ biến trên thế giới với thành
phần chứa ethanol (công thức hoá học C2H5OH), được lên men từ nhiều
nguyên liệu khác nhau và được dùng làm đồ uống. Không thể phủ nhận giá trị
sức khoẻ của rượu bia khi được sử dụng đúng liều lượng và có khoa học, tuy
nhiên trong nhiều trường hợp lạm dụng, sử dụng quá nhiều, hay việc sử dụng
trong trường hợp điều khiển phương tiện giao thơng đặc biệt là phương tiện
trọng tải lớn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến cá nhân người sử
dụng và cho xã hội.

14


Ma tuý là chất kích thích thần kinh cường độ mạnh, ngồi những đặc
tính gây hưng phấn hệ thần kinh, ma t cịn có tác dụng gây nghiện. Các loại
ma tuý phổ biến được chiết xuất từ cây thuốc phiện (anh túc), cần xa, cơca, ngồi
ra cịn những loại ma tuý tổng hợp như: Heroin, Moc-phin, Methamphetamine,
Thuốc lắc (Ecstacy), Ketamin,... Các chất này được nghiên cứu và có tên
riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma tuý được quan tâm nghiên cứu
cả trong y học, trong lĩnh vực đấu tranh, phịng chống tội phạm và tác hại
của nó; cụ thể trong Công ước 1961, 1971, 1988 của Liên Hợp Quốc về
kiểm soát ma tuý Nghị định số 60/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục
các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐCP của chính phủ.

Thứ ba, về tác hại
Các nghiên cứu y học đều cho thấy tác hại của rượu bia, chất kích thích
khi lạm dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của não, sự phán đốn,
tính tự chủ, ý thức về đạo đức hoàn toàn bị ức chế. Các biểu hiện của việc suy
giảm và rối loạn các chức năng hoạt động của não bộ như trí nhớ suy giảm,
phản xả chậm, tư duy trì, rối loạn cảm xúc và mất kiểm soát hành vi, trầm
cảm, rối loạn tri giác sinh ra có ảo thị, ảo xúc và các vấn đề sức khoẻ khác.
Như đã đề cập về tác hại của chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, người
sử dụng khi dùng đến một mức độ giới hạn thì khả năng gây ra thiệt hại về vật
chất và tinh thần cho người khác là rất cao. Ở lĩnh vực giao thơng, thiệt hại
này có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng; tai nạn giao thông xảy ra do người
lái xe khơng tỉnh táo nói chung và sử dụng chất kích thích nói riêng khơng chỉ
gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng
sức khoẻ của thành phần tham gia giao thơng khác.
Với nội dung đó, người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người tham gia giao thơng bằng phương tiện

15


giao thông đường bộ ngay sau khi sử dụng chất kích thích hoặc đã sử dụng
chất kích thích một thời gian nhưng hàm lượng chất kích thích vẫn có thể gây
ảnh hưởng đến não bộ của họ, dẫn đến nguy cơ tiềm tàng khả năng gây nguy
hiểm cho xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với người
lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
Từ đó có thể thấy nội hàm khái niệm ADPL về XLVPHC đối với người
lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích như sau:
ADPL về XLVPHC đối với người lái xe trong tình trạng sử dụng chất
kích thích là một bộ phận của hoạt động ADPL nói chung, là việc các cơ quan

có thẩm quyền thực hiện, áp dụng khi xảy ra VPHC đối với cá nhân là người
lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích trong trường hợp có căn cứ cụ
thể, bằng quyết định cá biệt trong trường hợp này thường là quyết định
XPVPHC; nhằm mục đích ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng do nhóm người
này có thể gây ra, đồng thời răn đe, giáo dục ý thức pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật về xử lý hành chính đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
Thứ nhất, ADPL về XLVPHC đối với người lái xe trong tình trạng sử
dụng chất kích thích là một bộ phận của hoạt động ADPL
Là một bộ phận của hoạt động ADPL, ADPL về XLVPHC đối với
người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích mang đầy đủ đặc trưng
cơ bản của hoạt động ADPL nói chung, các quyết định đưa ra đều tạo ra hệ
quả phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật.
Với nội dung đó, các giai đoạn ADPL về XLVPHC cũng tuân theo
những trình tự nhất định cụ thể: (i) Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện
hồn cảnh thực tế có hay khơng xảy ra vi phạm pháp luật; (ii) Qua đánh giá
hành vi vi phạm, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền lựa chọn quy phạm pháp

16


luật làm cơ sở pháp lý; (iii) Đưa ra (hay ban hành) quyết định áp dụng pháp
luật và (iv) Tổ chức thực hiện quyết định XLVPHC trên thực tế.
Thứ hai, chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền
Nhà nước thực hiện quản lý hành chính thơng qua hệ thống cơ quan
cơng quyền của mình, các cơ quan này được phân hoá theo từng nhánh quyền
lực, theo từng lĩnh vực nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Cũng vì
lý do này, các cơ quan nhà nước khác nhau sẽ thực hiện các chức năng nhiệm
vụ không trùng lặp, đảm bảo sự bao phủ về mọi lĩnh vực điều chỉnh, tối giản
ngân sách nhà nước và nâng cao chun mơn, nghiệp vụ. Việc phân hố cho

một nhóm cơ quan có thẩm quyền ADPL về XLVPHC đối với người lái xe
trong tình trạng sử dụng chất kích thích, khơng chỉ phù hợp với những giá trị
đó và cịn phù hợp với lĩnh vực chun mơn của các nhóm cơ quan này.
Thứ ba, vi phạm người lái xe trong tình trạng sử dụng chất kích thích
là loại vi phạm pháp luật chỉ có thể phát hiện xử lý thơng qua việc tuần tra
kiểm sốt trực tiếp
Khơng khó để thấy các vi phạm về chất kích thích như ma tuý hay
rượu, bia thường ít được phát hiện xử lý hơn các vi phạm khác trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, nguyên nhân chủ yếu là do chuẩn mực định lượng về
hàm lượng chất kích thích được coi là căn cứ định mức xử lý; chính vì vậy
trong nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền hồn tồn có thể phát hiện
được hành vi vi phạm của người tham gia giao thơng do các biểu hiện mất
kiểm sốt trong q trình điều khiển phương tiện, nhưng khơng thể xử lý do
thiếu cơng cụ định lượng nồng độ.
Ngồi ra đối với trường hợp chủ phương tiện sử dụng chất kích thích
là ma tuý, nhằm giữ tỉnh táo khi điều khiển phương tiện giao thơng trong
một thời gian dài thì các biểu hiện mang tính vật chất gần như khơng có. Cơ
quan có thẩm quyền trong q trình thực hiện nhiệm vụ buộc phải thông qua

17


×