Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Mặt bằng và cây muỗng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.51 KB, 1 trang )

Những câu chuyện kinh doanh
Ở một tiệm bán bún đông khách, nhiều người khó chịu
với cái muỗng nhỏ hơn bình thường khiến lượng
thức ăn đưa lên miệng ít, còn loại đũa nhựa cứ
khiến bún trơn tuột...
1/ Mặt bằng và cây muỗng:
Ở một tiệm bán bún nọ khách rất đông và hầu như lúc nào cũng quá tải. Do chế biến ngon
nên mặc dù trong hẻm số lượng khách lúc nào cũng đông đúc và luôn luôn trong tình trạng
khách đứng chờ cho có bàn để ngồi. Nên mỗi lần mình tới đó ăn là cứ nghe bà chủ "kể
khổ" về chuyện mặt bằng; muốn kê thêm vài cái bàn ra phía trước thì bị công an phạt vì tội
lấn chiếm lòng lề đường, muốn mua hai cái nhà kế cạnh thì không có tiền mua (và có thể
người ta không bán), muốn để bàn trên lầu thì không có chỗ ngủ nghỉ... Thế có phải là bài
toán nan giải?
Cũng không hẳn! Chắc có lẽ là nhiều người cũng khó chịu với cái việc nhỏ như thế này mà
không ai lên tiếng, hoặc có người lên tiếng nhưng bà chủ không chịu nghe. Đó là cây
muỗng và đôi đũa, một loại muỗng nhỏ hơn bình thường cho nên số lượng thức ăn (có thể
bún hay nước) đưa lên miệng nó ít, còn loại đũa nhựa cứ khiến bún trơn tuột, phải thực
hiện nhiều lần mới đưa được cái cần phải đưa lên miệng, điều đó cũng gây cảm giác không
thoải mái cho khách hàng.
Nhưng quan trọng ở đây mình muốn nói đến là thời gian. Thí dụ trung bình một người bắt
đầu ăn và kết thúc là 10 phút, nếu tạo điều kiện "thuận lợi" hơn thì có thể học kết thúc sớm
hơn, có thể mất 7 phút cho một tô bún. Và mỗi người kết thúc sớm hơn vài phút thì bàn
ghế sẽ có chỗ sớm hơn, diện tích sẽ "nhiều" hơn. Kinh doanh thuận lợi hơn !

×