Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Gián án đề tài âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.62 KB, 12 trang )

Kinh nghiệm dạy học
Đề tài:”Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc
nhạc thuộc bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở”.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc là nguồn tài sản quý báo của dân tộc, do nhân dân sáng tạo
và được phát triển không ngừng; là món ăn tinh thần không thể thiếu được
trong cuộc sống hằng ngày. Từ khi chào đời trong chiếc nôi, âm nhạc đã
khơi dậy trong mỗi bé thơ qua lời ru ngọt ngào của mẹ với những làn điệu
đong đưa của chiếc võng. Khi các em lớn lên thì các phương tiện truyền
thông, đặc biệc là ở trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và trường Trung
học cơ sở, giúp các em tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn, các em có thể hát
những bài hát đơn giản, hồn nhiên của tuổi thơ.
m nhạc trước đây chỉ phát triển cho một số trường chuyên nghiệp,
năng khiếu theo những phương thức đào tạo riêng. Trong những năm gần
đây , âm nhạc đã được đưa vào trường phổ thông là môn học chính thức.
m nhạc là môn nghệ thuật, đòi hỏi người học phải có một trình độ
âm nhạc nhất đònh và có khả năng thực hành âm nhạc chính xác, nhất
làphải có khả năng hát tốt bài hát phổ thông. Để hát tốt một bài hát, thì
người hát phải có một số kiến thức về nhạc lý và xác đònh được cao độ và
tiết tấu của bài hát đó. Kiến thức này nằm trong phân môn Tập đọc nhạc,
tuy nhiên học sinh phổ thông nói chung và học sinh lốp 6 nói riêng rất khó
khăn trong việc học phân môn này , vì đòi hỏi các em phải nhạy bén , tích
cực , ham thích môn học , phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản để áp
dụng vào việc học hát có kết quả . Đây cũng là trăn trở của bản thân tôi
cũng như của các giáo viên dạy âm nhạc ổ các trường phổ thông, nhằm tìm
mọi cách để góp phần giúp các em học sinh học tốt phân môn này, thì
giáo viên dạy học âm nhạc cần phải có nhiều biện pháp cần thiết để tạo
cho các em yêu thích và học tốt phân môn này.
Trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc ở trường phổ thông cơ sở,
tôi xin đề xuất một số giải pháp của bản thân tôi nhằm góp phần cùng các
đồng nghiệp để giúp các em học sinh lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc nhạc


để tạo điều kiện giúp các em hát tốt một bài hát trong chương trình âm
nhạc ở lớp 6 và các lớp tiếp theo : lớp 7 , 8 , 9 .
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Giải thích các thuật ngữ: Giải pháp, nâng cao chất lượng, ý nghóa của
môn học âm nhạc.
1.1 Giải pháp : là những phương pháp tối ưu, nhằm giúp giải quyết tốt một
vấn đề đặt ra có hiệu quả, đã được kiểm nghiệm và có thể thực hiện
được trong điều kiện của đòa phương mình.
- 1 -
Kinh nghiệm dạy học
_ Vì sao cần phải cógiải pháp?
Muốn đạt được kết quả của một vấn đề đăït ra, ví dụ: giúp học sinh
lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc nhạc. Việc này thực ra các em cũng đã
đọc được một bài Tập đọc nhạc cơ bản, tuy nhiên cũng có một số học sinh
chưa đọc tốt bài Tập đọc nhạc đó,vì vậy cần phải có giải pháp để giúp các
em chưa đọc được bài Tập đọc nhạc cơ bản sẽ đọc được các bài Tập đọc
nhạc trong chương trình phổ thông. Ví dụ như khi dạy bài Tập đọc nhạc số
4 ( sách giáo khoa Âm nhạc-mỹ thuật 6 trang 25 ).
Đối với bài Tập đọc nhạc này sẽ có một số em học sinh gặp nhiều
khó khăn trong khi đọc nhạc, vì thoại đầu tưởng chừng như đơn giản nhưng
tiết tấu có nhiều móc đơn nên học sinh rất khó đọc đúng cao độ và xử lý
đúng tiết tấu của bài tập đọc nhạc , do đó cần có sự trợ giúp của giáo viên
để giúp các em đọc được bài Tập đọc nhạc đó. Giáo viên cần phải nghiên
cứu để tìm ra những cách thức tốt nhất và hiệu quả nhất để giúp các em
nắm vững giai điệu , tiết tấu để có khả năng đọc được bài Tập đọc nhạc
đó. Những cách thức đó chính là các giải pháp của giáo viên giảng dạy âm
nhạc đưa ra để trợ giúp các em .
1.2/ Nâng cao chất lượng: Từ chất lượng đã có nhưng chưa đáp ứng yêu
cầu đặt ra, cần phải có nhiều yếu tố tác động để nâng chất lượng đó lên,
để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

_ Vì sao phải nâng cao chất lượng?
m nhạc là một môn nghệ thuật phát triển không ngừng, ngày càng
đa dạng và phong phú, nên việc giúp các em học sinh học tốt phân môn
Tập đọc nhạc và ngày càng phát triển tốt hơn là yêu cầu đặt ra cho tất cả
các Giáo viên giảng dạy môn âm nhạc.
Thật vậy, trong một lớp học lúc nào cũng có một số học sinh chưa
đọc tốt một bài tập đọc nhạc của chương trình là điều tất nhiên . Nếu một
học sinh mà trong giờ học âm nhạc không thực hành được một bài hát, hay
đọc được cao độ theo tiết tấu của một bài Tập đôc nhạc, thì bản thân em
- 2 -
Kinh nghiệm dạy học
học sinh đó cảm thấy chán nản, thiếu tự tin, có thể dẫn đến bỏ học… do đó
rất cần được sự nâng đỡ của giáo viên để các em cảm thấy tự tin trong học
tập, điều đó đòi hỏi người giáo viên dạy âm nhạc phải có nhiều nỗ lực và
phấn đấu. Mặt khác, một số em học sinh có thói quen là phiên âm các nốt
nhạc bằng tiếng việt để đọc bài Tập đọc nhạc, làm cho tiết học âm nhạc
trở thành thụ động , buồn chán , mất đi sự hứng thú trong học tập , chất
lượng học tập sẽ không cao. Điều này , đòi hỏi người giáo viên dạy âm
nhạc cầnø phải có các giải pháp để nâng cao chất lượng , tạo điều kiện để
giúp các em xóa bỏ lối học này, tạo cho giờ học âm nhạc thêm phong phú,
sinh động .
1.3/ Phân môn Tập đọc nhạc có tầm quan trọng như thế nào đối với việc
học âm nhạc của các em học sinh ?
Dạy âm nhạc cho học sinh chủ yếu là dạy cho các em hát tốt một bài
hát phổ thông. Để hát tốt bài hát đòi hỏi người hát phải có một kiến thức
âm nhạc phổ thông như: xử lý được giai điệu, tiết tấu, cao độ … của bài hát.
Những kiến thức đó nằm trong phân môn nhạc lý-Tập đọc nhạc. Dạy Tập
đọc nhạc là dạy cho các em những kiến thức và kỹ thuật để hát tốt bài hát,
vì trước khi hát một bài hát, người hát phải nghiên cứu kỹ bài hát về giọng,
giai điệu, tiết tấu của bài hát đó, để có cách xử lý và hát tốt bài hát đó. Ví

dụ như bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sỹ Phạm Tuyên ( Sách
giáo khoa âm nhạc lớp 6 trang 7 và 8 ), nếu không nghiên cứu kỹ bài hát
thì đoạn a của bài hát từ giọng Rê thứ thì lại hát sang giọng Rê trưởng và
đoạn b của bài hát từ giọng Rê trưởng thì lại hát sang giọng Rê thứ , kết
quả làm sai tính chất trưởng , thứ của bài hát ; Ngoài ra , việc đọc đúng cao
độ, xử lý đúng các tiết tấu có trong bài hát , Tập đọc nhạc sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hát đúng giai điệu , tiết tấu của bài hát , đồng thời thông
qua bài Tập đọc nhạc sẽ giúp các em luyện tai nghe âm nhạc và giúp các
em nhận ra chính xác các cao độ có trong bài hát hay bản nhạc .
1.4 / Âm nhạc ở trường phổ thông có ý nghóa như thế nào?
Việc dạy âm nhạc trong trường phổ thông nhằm hình thành và phát
triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình
độ âm nhạc nhất đònh, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách.
Môn âm nhạc ở trường phổ thông không nhằm đào tạo cho các em thành
những diễn viên, những ca sỹ,… mà mục đích chính là thông qua môn học
để tác động vào đời sống tinh thần các em, góp phần cùng các môn học
khác thực hiện mục tiêu nhà trường phổ thông cũng như cấp học. Trình độ
văn hóa âm nhạc bao gồm sự hiểu biết( kiến thức), năng lực thực hành tối
thiểu và năng lực cảm thụ âm nhạc. Thông qua đó góp phần giáo dục về
các mặt : đạo đức , trí tuệ , thẫm mỹ ,… Ngoài ra cần giáo dục thò hiếu âm
- 3 -
Kinh nghiệm dạy học
nhạc tốt để các em yêu thích âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm
đà bản sắc dân tộc, giúp các em chống lại trào lưu âm nhạc không lành
mạnh đang len lỏi vào nhòp sống giới trẻ của các em , đồng thời góp phần
làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và trong tương
lai.
2/ Tìm hiểu thực trạng việc học âm nhạc của học sinh lớp 6.
2.1/ Thuận lợi và khó khăn của các em khi học âm nhạc:
_ Thuận lợi:

Đa số các em rất nhiệt tình trong học tập, hăng say, yêu thích môn
học âm nhạc. Trường có các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy âm
nhạc như: Đàn phím điện tử, đàn Ghi ta, bảng phụ, có tranh các bài hát,
Tập đọc nhạc, có hệ thống điện phục vụ tốt cho việc giảng dạy, có đầy đủ
sách giáo khoa phục vụ cho học sinh học tập.
_ Khó khăn:
Các em vào lớp 6 từ các trường khác nhau, nên việc học âm nhạc của
các em không thống nhất, đồng đều. Do ở tiểu học các em học ở trường
nông thôn sâu nên tiện nghi phục vụ cho việc dạy âm nhạc còn hạn chế,
điều này cũng ảnh hưởng đến việc học âm nhạc của các em. Mặt khác, ở
chưong trình Tiểu học các em học hát là chính , chỉ có ở lớp 4 và lớp 5 các
em mới làm quen một số bài Tập đọc nhạc ngắn cho nên có một số học
sinh còn e ngại khi thực hành bài hát , đọc nhạc trước lớp.
Trường chưa có phòng riêng cho việc giảng dạy âm nhạc, nên cũng
gặp một ít khó khăn cho thầy và trò khi thực tiết học âm nhạc đạt hiệu quả
cao như mong muốn.
2.2/ Điều tra việc học âm nhạc của học sinh :
Để nắm rõ thực trạng việc học âm nhạc của học sinh, tôi tiến hành
điều tra việc học âm nhạc của các em học sinh lớp 6A. Tôi dùng một đoạn
nhạc ngắn và yêu cầu từng em đọc đoạn nhạc sau đây:


- 4 -
Kinh nghiệm dạy học
Kết quả như sau:
Tổng số học
sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
35 5 10 15 5
Theo kết quả điều tra trên, tôi nhận thấy có 5 học sinh chưa đọc được

đầy đủ đoạn nhạc trên. Để giúp 5 em học sinh còn yếu này, tôi tiến hành ti
àm hiểu nhuyên nhân mà bản thân các em gặp phải khi đọc nhạc( tôi đề
nghò các em ghi rõ nguyên nhân ra giấy). Tôi thấy có các nguyên nhân
sau:
_ Nguyên nhân thứ nhất: các em chưa quen cách đọcnhạc theo đàn.
_ Nguyên nhân thứ hai : các em chưa nhận ra các vò trí nốt nhạc trên
khuông.
_ Nguyên nhân thứ ba: các em cho rằng khó quá, không tiếp thu được
cách đọc nhạc.
2.2ù/ Giải quyết vấn đề:
2.2.1 Đối với các em chưa quen cách đọc nhạc theo đàn: khi dạy Tập đọc
nhạc, tôi tiến hành dạy từng câu như sau:
Đàn giai điệu từng câu 2 lần, kết hợp đọc mẫu 1 lần, sau đó hướng
dẫn các em đọc theo, cần phải sửa sai nhiều lần. Đến các bài Tập đọc
nhạc tiếp theo, dần dần các em quen với tiếng đàn, việc đọc nhạc của các
em thuận lợi , dễ dàng hơn. Đối với các bài Tập đọc nhạc tương đối dễ, tôi
tiến hành đàn giai điệu mỗi câu 3 lần, sau đó bắt nhòp để học sinh đọc
nhạc, tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn. Theo nguyên tắt dạy Tập đọc
nhạc, thì phải hạn chế tối đa việc đọc mẫu, tuy nhiên trong trường hợp này
ta cần kết hợp đọc mẫu một lần để giúp các em tự tin trong đọc nhạc.
Ngoài ra, tôi cho học sinh luyện tai nghe bằng nhiều đoạn nhạc ngắn có
tiết tấu dễ để học sinh dễ thực hiện.Ví dụ như bài Tập đọc nhạc số 1:
Đây là bài Tập đọc nhạc dễ, tôi thường dùng để bắt đầu cho việc đọc
các bài Tập đọc nhạc khác. Mỗi lần thực hiện, tôi đàn giai điệu 2 lần và
bắt nhòp để học sinh đọc 3 lần, sau đó tôi tiến hành dạy bài Tập đọc nhạc
mới , theo tiến trình của tiết học đó. Với cách tiến hành nêu trên, tôi nhận
thấy các em dần dần quen vối cách đọc nhạc theo đàn, không còn rụt rè
mà còn tự tin hơn trong giờ học.
- 5 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×