Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài soạn CĐ tập làm văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.65 KB, 4 trang )


Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh
GV: LÊ THỊ HẢO
TỔ: 3
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn luyện cho HS các kĩ năng nói, nghe, viết phục vụ cho việc học tập và
giao tiếp. Cụ thể là:
- Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình,
trong sinh hoạt tập thể. Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của
lớp.
- Nghe- hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt.
Nghe- hiểu và kể lại đuợc nội dung các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về nhân
vật trong các câu chuyện.
- Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để
hỏi thăm người thân hoặc kể lại một việc đã làm, biết kể lại nội dung một bức
tranh đã xem, một văn bản đã học.
2. Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc; bồi
dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài học.
B. NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP
1. Nội dung dạy học
a) Trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống
hằng ngày, như: điền vào các giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp và
phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ
tay…
b) Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện và miêu tả: kể một sự việc đơn giản, tả
sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
c) Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe- kể và các hoạt động học
tập trên lớp.
2. Các kiếu bài tập
a) Bài tập nghe: nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn, nghe và nói lại một mẩu
tin.


b) Bài tập nói:
- Tổ chức, điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp.
- Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt
động thể thao- văn nghệ, …
c) Bài tập viết:
- Điền vào giấy tờ in sẵn.
- Viết một số giấy tờ theo mẫu.
- Viết thư.
- Ghi chép sổ tay.
- Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường học, quê hương, lễ hội, hoạt
động thể thao- văn nghệ, …
C. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT ( bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
- Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu( một HS chữa mẫu trên bảng lớp
hoặc cả lớp làm bài vào vở hoặc Vở BT Tiếng Việt 3).
- Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ
về tri thức.
2. Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp
nối (ở ngoài lớp, sau tiêt học)
- Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân
trong quá trình luyện tập.
- Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố
kết quả thực hành luyện tập ở lớp ( thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ
năng đã học vào thực tế cuộc sống, …).
D. QUI TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT ở tiết trước hoặc nhắc lại những nội dung
cần ghi nhớ về kiến thức, kĩ năng ở bài học trước; GV nhận xét kết quả chấm
bài.
2. Dạy bài mới

a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài: GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong
SGK dựa theo những biện pháp đã nói nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của
tiết Tập làm văn lớp 3.
c) Củng cố, dặn dò: Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ năng đã học; nêu yêu cầu
những hoạt động tiếp nối, …
E. QUI TRÌNH TIẾT DẠY MINH HOẠ CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN
Tập làm văn:
Nghe - kÓ: KÐo c©y lóa lªn
Nãi vÒ thµnh thÞ - N«ng th«n
I. MỤC TIÊU
- Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1).
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ truyện Kéo cây lúa lên (SGK).
- Bảng phụ viết gợi ý nói về nông thôn (hoặc thành thị) – BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và BT2 trong
tiết TLV tuần trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của bài dạy.
2. Hướng dẫn làm bài tập
a) Bài tập1:
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV kể lần 1.
- Kể xong và hỏi:
+ Truyện kể này có những nhân vật nào?

+ Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng
ngốc đã làm gì?
+ Về nhà, anh chàng khoe gì với vợ?
+ Chị vợ ra đồng thất kết quả ra sao?
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- GV kể lần 2.
- Mời HS giỏi kể lại.
- HS1: kể lại truyện Giấu cày.
- HS2: đọc lại bài viết giới thiệu về tổ
em và các bạn trong tổ.
- HS nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc y/c của bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh
minh hoạ SGK.
- Cả lớp nghe kể.
+ Chàng ngốc và vợ.
+ Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa
ruộng nhà bên cạnh.
+ Chàng ta khoe đã kéo lúa lên cao hơn
lúa ở ruộng bên cạnh.
+ Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
+ Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ, nên héo rũ.
- HS nghe kể lại truyện.
- 1 HS giỏi kể.
- Yêu cầu HS kể.
- Thi kể lại câu chuyện trước lớp.
* GV hỏi: Câu chuyện buồn cười ở điểm
nào?
Cả lớp và GV nhận xét.
b) Bài tập 2:

- GV đính bảng phụ đã viết các gợi ý.
- Giúp HS hiểu gợi ý a của bài:Các em có
thể kể những điều mình biết về nông thôn
( hay thành thị ) nhờ một chuyến đi chơi
( về thăm quê, đi tham quan,…) ; xem một
chương trình ti vi ; nghe một ai đó kể
chuyện,…
- GV mời 1 HS làm mẫu.
- Một số HS xung phong trình bày bài nói
trước lớp.
* Nông thôn ( thành thị ) có nhiều cảnh vật
đáng yêu. Từ đó giáo dục HS có ý thức tự
hào về cảnh quan môi trường trên các
vùng đất quê hương..
4. Củng cố
- Nêu lại các nội dung đã học:
- Nhận xét và biểu dương những HS học tốt.
5. Dặn dò
- Yêu cầu HS suy nghĩ thêm về nội dung,
cách diễn đạt của bài kể về nông thôn (hoặc
thành thị) , chuẩn bị tốt cho bài TLV
(tuần 17 ) : Viết thư cho bạn kể những điều
em biết về nông thôn hoặc thành thị.
- Từng cặp HS tập kể.
- 3 HS thi kể.
* Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết
hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa
ruộng nhà mọc nhanh hơn.
- Bình chọn người hiểu truyện, biết kể
chuyện với giọng vui, khôi hài.

- 1HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý
trong SGK.
- 1 HS tập nói trước lớp.
- Lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội
dung và cách diễn đạt.
- 5 - 7 HS kể về nông thôn (hoặc thành
thị).
- Cả lớp bình chọn những bạn nói về
nông thôn và thành thị hay nhất.
- Kể chuyện Kéo cây lúa lên và kể
những điều em biết về nông thôn hoặc
thành thị.
***************  ***************

×