Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giáo trình Tâm lý du khách (Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch): Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.68 MB, 123 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẢN II</b>



<b>ĐẶC ĐIÉM XÃ HỘI - TÂM LÝ </b>


<b>CỦA MỘT SỐ NHÓM KHÁCH DU LỊCH</b>



<b>CHƯƠNG IV</b>



<b>Đặc đỉểm tâm lỷ khách du lịch </b>


<b>là người châu Á</b>



Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam có xu hướng tăng lên. Phẩn lớn du khách là người
châu Á; Nhiều nhất ià du khách Trung Quốc, sau đó là du khách
Nhật, Hàn Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, và Xingapo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

vun vén cho lợi ích cá nhân hoặc khoe khoang tài năng của
mình đều bị mọi người lén án, chề ưách.


KJbách du lịch châu Á tính tinh kín đáo, họ ít khi biểu lộ
suy nghĩ, tình cảm của mình ra ngồi một cách cuồng nhiệt như
người châu Âu. Đặc biệt tình cảm giữa nam và nữ lại càng phải
kín đáo. Những mưu cầu lợi ích cá nhân thường được họ che
giấu, không thể hiện trước đám đông. Người châu Á ưa sự tế
nhị, linh hoạt và mềm đèo trong cách ứng xử. Họ thường khéo
léo mờ đầu câu chuyện ngoài lề một lát trước khi vào vấn đề
chính. Sự im iặng hay mỉm cưcá của người châu Á, tùy từng
Iruờng hợp có thể mang nhiều hàm ý khác nhau.


Khi có quan điểm bất đồng, người châu Á thường thiên về
cách xử lý mềm mỏng “ chín bỏ làm mười”; Những lời hứa
không thành văn bản vẫn được tơn ừọng. Vì “ trọng tình hon


lý’ ’ nên đơi khi họ hay bao che ỉchuyét điểm cho xứiau hoặc xem
nhẹ các chuẩn mực ch\mg.


Người châu Á tôn trọng ý kiến cùa người cao tuổi, dành
cho họ những sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất. Khi đi du lịch, họ
nhường những chỗ ngồi tổt cho người già, hỏi ý kiến của họ
trước khi chọn món ăn, mang xách giúp đồ cho họ... Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của chế độ phong kiến, ngày nay nhiều người
châu Á vẫn còn mang nặng ứiái độ trọng nam, khinh nữ.


4.2. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Trung Quốc



<i>4,2, í, Vài nét về đất nước Trung Quốc</i>
<i>+</i> Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đường biên giới trên đất liền đài 20 OOOkm, tiếp giáp với 19
nước trong đó có Việt Nam.


Trung Quốc có diện tích rộng iởn đứng thứ ba trên thế giới
(khoảng 9,6 triệu km^ )với địa hình và khí hậu rất đa dạng. Núi
và cao nguyên chiếm gần 60% lãnh thổ đất nước, trong đó cỏ
đãy núi Hymalaya ờ phía Nam với 40 đinh núi cao hcm 7000 m.
Đình Evoret cao 8848 m là đinh núi cao nhất thế giới.


Thiên nhiên đã ban tặng cho Trung Quốc nhiều phong cảnh
tươi đẹp và hùng vĩ như rừng Thạch Lâm, cao nguyên Tây Tạng,
non nước Quế Lâm, núi Trường Bạch...


Phần lớn khí hậu Trung Quốc nằm ưong khu vực ôn đới và
cận nhiệt đới, nhiệt độ tẫng dẩn từ Bắc xuống Nam.



+ Điểu kiện xã hội của Trung Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trung Quốc là nước có dần số đông nhất thế giới: 1.338
triệu người (2009) Trong đó 93 % là người dân tộc Hán, 1%
là người dân tộc Choang, còn lại là 54 dân tộc thiểu số khác
như: dân tộc Di, Miên, Mân, Tạng, Hồi, Mông

<b>cổ...</b>



Cơ cấu gidi tính; Nam 51,6 %, nữ 48,4 %.


Các tơn giáo chính !à đạo Phật, đạo Cơ Đốc, đạo Thiên
Chúa, đạo Hồi. Đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật giáo
cùng chung với các tôn giáo truyền thống như Đạo giáo hay
Khổng giáo. Các tôn giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt
của đời sống xã hội Trung Quốc và các nước lân cận.


Hiện nay, Đảng Cộng sàn Trung Quốc là Đảng lãnh đạo
duy nhất ở Trung Quốc. Kể tìr năm 1978, Đảng đã lãnh đạo
nhân dân thực hiện đưcmg lối cải cách và mờ cửa từng bước hết
sức linh hoạt và mạnh dạn. Sau 20 năm thực hiện cải cách, nền
kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhày vọt, tốc
độ tăng trưởng bình quân là 7,7%/ năm, GDP bình quân theo
đầu người năm 2008 là 5.963 đôỉa Mỹ.^“


Một ữong những ngành kinh tể quan trọng của Trung Quốc
là du lịch. Năm 1998 tổng doanh thu từ du lịch là 343 tỷ nhân
dân tệ. Sự tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố thúc
đẩy nhu cầu du lịch của ngưòi dân Trung Quốc.


Số liệu GDP và dân số trong phần II được trích ừong: <i>Bàch khoa</i>


<i>tõàn thu m ở Wikípedia.</i>


23 Lê Năng An đich. <i>Từ điển bách khoa nuởc Trung Hoa mới.</i> Nxb
KHXH.Ừ-7


^ SỔ liệu GDP ừong giáo trình này được tính theo sức mua tương


đương, (ppp) . V'


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 70 của thế kỳ
trước, Trung Quốc đã chủ động gây ra ba cuộc chiến tranh biên
giới trên bộ (với Án Độ, Liên Xô cũ và Việt Natn) và hiện còn
tranh chấp về chủ quyền đảo, biển với nhiều nước.


Hiện nay, Trung Quốc đã trờ thảnh một cường quốc
chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới. Là thành viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có bom nguyên tử,
bom khinh khí và đã phóng thành cơng tàu vũ trụ có người lái
(sau Nga và Mỹ).


<i>4.2.2. Mộí số tỉnh cách tiêu biểu của người Trung Quốc</i>


Tính cách dân tộc bao gồm những đặc điểm tâm lý đặc
trưng, tương đối ổn định và bền vũng. Tính cách dân tộc được
biểu hiện qua tâm lý của đa số các thành viên của một đân
tộc. Tuy nhiên, tính cách dân tộc không chi phối toàn bộ đời
sống tâm lý và hành vi của từng cá nhân. Vì thế, có thể xem xét
tâm lý một người thông qua đặc điểm tâm lý dân tộc của họ
nhưng không bao giờ có ihể đánh giá tâm lý của dân tộc mà chi
căn. cứ vào biểu hiện tâm !ý của một cá nhân.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trung Quốc. Họ tự hào về lịch sử vãn hố và tầm vóc của dân
tộc mình. Người Trung Quốc, dù là trí thức, thương gia hay
nông dân, đều tự hào là dân của một nước lớn.


Tning Quốc hiện nay tuy là nước đông dân nhất thế giới,
nhung luôn giữ được sụ ổn định và có tốc độ phát triển rất
nhanh. Thành cơng này !à nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng Cộng sản cùng với lịng u nước, đức tính cần cù, linh
hoạt và sự tơn trọng chính quyền của người dân Trung Quốc.
Họ biết vận đụng những thành tựu khoa học của thể giới và
sáng tạo ra những cách làm mới để đưa đất nước phát triển
nhẩy vọt như ngày nay (chẳng hạn chính sách mở cửa, cài cách
từng bước; tuyên bố chung về Hương Cảng, một nhà nước hai
chế độ ...).


Trong cuộc sống, người Trung Quốc ngày nay vẫn còn
chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của Nho giáo, Đạo giáo và Phật
giáo. Họ tôn vinh các giáo huẩn của Khổng Từ, coi trọng chữ
“hiếu” và chữ “trưng” trpng cuộc sống gia đình; thích cuộc
sống hài hồ với thiên nhiên. Điều này thể hiện rất rõ trong
phong cách kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

bao che bằng những tiêu chuẩn đạo đửc”.^^ Có thể ví tính cách
người Trung Quốc giống như một cái hố sâu, bên trong chứa
đựng nhiềxa thứ nhưng trên mặt nước lại êm à, khơng một gợn
sóng; Cũng có thể nói nó giống như một căn phịng, xung quanh
có tường bao bọc, kiii cửa không mở người khác khơng thể biết
bên ưong nó có những g ì,



Hai tác giả Trương Bình Trị và Duong Cảnh Long còn chỉ ra
một số đặc điểm khác của người Trung Quốc như: Coi ưọng tinh
cảm, “dùng người căn cứ vào quan hệ ửiân cận”, chú ừọng trong
việc thiết lập quan hệ làm ăn. Một số người còn mang nặng thái
độ trọng nam khinh nữ, “phụ nữ bị mua bán như trâu ngựa”.


<i><b>4.2.3. Đặc điểm giao iiếp</b></i>


Ngôn ngữ chủ yếu của người Trung Quốc là tiếng Hán,
ngoài ra cịn có tiếng Mơng

<b>cổ, </b>

tiếng Tây Tạng và một số tiếng
cùa các dân tộc thiểu số khác.


Khi gặp người quen, người Trung Quốc thường chào nhau
bằng cách hỏi xã giao “Ăn cơm chưa?”, “Ăn no chưa?” (vào
mọi thời điểm trong ngày, kể cả vào lúc sáng sớm); Đôi khi họ
chi gật đầu mim cười hoặc giơ tay chào và ít khi ơm hơn ai. Lúc
gặp người lạ họ thưòrng bắt tay và trao danh thiếp để đặt quan
hệ. Thái độ ban đầu cùa người Trung Quốc thường dè dặt, kín
đáo; Họ ít khi bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ mà thường nói một
cách khéo léo để người kia hiểu được mục đích của mình. Khi
một người Trung Quốc nói “ỷ kiến của tơi có thể chưa đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

mong mọi ngưèri suy nghĩ kỹ” thì chưa chắc rằng người đó tbiực
sự cảm thấy ý kiến cùa mình là sai. Những người bán hàng ít khi
nói đúng giá ưị thật cùa hàng hố, họ thường nói giá cao gấp hai
hoặc ba lần giá trị ứiật của nó. Mọi biểu lộ ham muốn lợi ích
công khai ở Trung Quốc đều bị đánh giá ửiấp. Người Tnmg
Quốc cịn khá kín đáo trong quan hệ naxn nữ, cha mẹ thì hiếm
khi ôm hôn hay nói những lời yêu thưcmg với con cái.



Ngưòả Trung Quốc đề cao sự khiêm tốn, khi giới thiệu về
người khác, họ thường đề cao học hàm, học vị, chức danh của
người đó. Ví dụ: “Đây là Lý giáo sư; Đây là Tôn cục trưởng”,
cịn khi nói về bản thân họ ứiường hạ ứiấp mình xuống.


Trong cuộc sống, người Trung Quốc rất coi trọng việc ăn
uống, chính vì thế khi bàn bạc cơng việc họ thường mịi đối tác
dự tiệc để bày tỏ thiện ý và sự quan tâm của họ với đối tác. Khi
tiếp khảch, họ ứiưcmg xoay chiếc tách ttên đĩa và dùng mắt để ra
hiệu cho người phục vụ rót thêm nước; Neu ấm trà đã cạn, họ
thường xoay ngửa nấp ấm lên; Họ không chỉ trỏ bằng một ngón
tay bời đó là hành vi thiếu lịch sự, nhiều người đã xoè cả bàn tay
ra để thay cho cử chỉ đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ứìiệu về đất nước, con người Việt Nam, hướng dẫn viên có thể
ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và những công trình vĩ đại cùa
đất nước Trung Quốc. Cũng có thể nói về nghề nghiệp, gia đình
riêng và những thành tựu nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế
cùa đất nước Trung Quốc.


<i><b>4.2.4. Nhu cầu, sở thích của khách du iịch Trung Quốc</b></i>
<i><b>Như cầu du lich</b></i>♦


Theo thống kê, năm 1998 đâ có tới 8,425 triệu lượt người đi
du lịch nước ngoài và 694 triệu ngưòi đi du lịch trong nước,
Năm 2007, số khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam lên tới
576,6 nghìn lượt người.


Khách Trung Quốc thường đến Việt Nam từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau vì thời gian này Việt Nam có nhiều lễ


hội; Phong cảnh nên thơ, hữu tình, thời tiết mát mẻ, ơn hồ.


Phần lớn khách du lịch Trung Quốc thuộc tầng lớp binh dân
(công nhân, nông dân, viên chức nhà nước, thợ thủ công...).
Nhiều người trong sổ họ lần đầu tiên được ra nước ngoài nên
thường có tâm trạng rất háo hức trước cuộc hành trình. Những
du khách này thưcmg chi tiêu tiết kiệm và ở khách sạn ba sao.
Mục đích chính của họ íà đi tham quan du lịch và du lịch thương
mại. Họ thường cười nói ồn ào và ứiích đi dạo đến tận đêm
khuya. Một số cịn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trưởng. Do
đó, hướng dẫn viên khơng nên bố trí họ ở gần đoàn khách du
lịch châu Âu.


Quan hệ kinh tế, văn hoá Việt Nam-Tnmg Quốc (2001), <i>Hiện trạng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tầng lớp thương gia và nhà doanh nghiệp Trung Quốc đến
Việt Nam với mục đích chính là du lịch kết hợp với nghiên cứu
thị trường và tìm đối tác làm ăn. Họ chi tiêu phóng khoáng và
lựa chọn những sản phẩm du lịch cao cấp. Đổi tượng này thường
chọn loại hình du lịch thương mại, đi cả 3 miền Bắc - Trung -
Nam trên đất nước Việt Nam.


<i><b>Sở thích trong ăn uống của người Trung Quốc</b></i>


Vào buổi sáng người Trung Quốc thích ăn bánh bao, cháo,
mỳ nước và chè các loại. Hai bữa chính trưa và tối họ ứiich ăn
các món cá, vịt quay, gà, hải sản với cơm. Bữa ăn của đoàn
khách du lịch thường có 8 món chưa kể ưái cây. Đặc biệt, phải
có rau xảo thay cho rau luộc và thật nhiều cơm, canh. Vào ngày
tết người Trung Quốc thích được ăn các món gà, cá, sùi cảo và


bánh dầy. Người Trung Quốc ln cho ràng mỗi món ăn có một
ỷ nghĩa riêng: “với người phương Bắc sủi cảo tương trưng cho
sự may mắn; với người phưcmg Nam bánh dầy tượng trưng cho
năm sau may mắn hcm; thịt gà tượng trưng cho sự ấm cúng; thịt
băm viên tròn tượng trưng cho sự đồn viên cịn hành tuợng
ỪTing cho sự linh lợi; rau xào để dài không cắt tượng trưng cho
sự trường thọ và cá biển là để mong muốn sự dư thừa”? ’


Người Trung Quốc khơng thích ăn sống như người Nhật
Bản mà thường dùng các món hấp, món chiên và nấu nóng. Họ
ăn nhiều mỡ, và dùng xì dầu thay cho nước mắm, các gia vị ưa
thích là tỏi, ớt, hành, dầu hào, đường. Họ khơng có thói quen ăn


Nguyễn Vẫn Can.” 77m <i>h iầ i các phong tục ìĩgày tết cổ truyền ở Trung</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

mắm tôm và muối chanh, khơng ăn rau luộc hoặc món xào ít mỡ
như người Việt Nam.


Cách ăn của họ cũng khác người Việt Nam. Dân vùng
duyên hải đều ăn canh trước ccrm, nếu khơng có bia hoặc rượu,
họ thường uống trà nhạt trước bừa ăn. Họ thường mời các vị
khách quý thưởng thức trà bát bảo có hương thcrm và vị ngọt cùa
tám loại hoa và thuốc bắc, nó được rót ra một cách khéo léo tà
những chiếc ấm đồng có vịi đài tới một mét.


Các món ăn Việt Nam được khách Trung Quốc ưa thích
bao gồm hài sản tươi, phờ bò và trái cây nhiệt đới như chuối,
xoài, nhãn, thanh long, chơm chơm ...


<i><b>Sở thích tham quan, giải trí</b></i>



Khi đến Việt Nam thăm quan, khách du lịch Trung Quốc
thường đến Thủ đô Hà Nội, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nằng, các
chùa lớn hoặc các khu di tích lịch sử cỏ ý nghĩa sâu sắc về văn
hoá. Vào thời gian rảnh rỗi họ thường đánh bài, chơi cờ tướng,
một số còn thích đánh bóng bàn, nhẩy đầm tại khách sạn, đi dạo
phố hoặc xem múa rối nước. Nhiều người thích hát Karaoke
bằng tiếng Trung Quốc, thích nghe kể chuyện và hát hò trong
suốt chuyến đi.


<i><b>Sở thích mua sắm và tặng quà</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Người Trung Quốc cho rằng ngọc màu xanh (phỉ thuý) là
một món q vơ giá (Hoàng kim hữu giá, ngọc vơ giá), Phật
ngọc có thể trừ được tà ma và phù hộ cho người đeo nó. Khi
mua bình hoa, họ thường chọn loại bình có bụng to, cổ dài,
miệng nhỏ (họ quan niệm rằng các đặc điểm đó tượng ừưng cho
sự dài lâu, tiền vào nhiều nhưng khơng ra được).


Nhìn chung, trong trang trí cũng như khi chọn qùa, khách
Trung Quốc rất thích màu đỏ, rầu của sự may mắn. Các món
q hoặc những chai rượu Mao đài thưỊTig được thất nơ bẳng một
dải lụa đó để tặng cho khách quý.


ở Trung Quốc, mỗi ứiành phố lớn đều có lồi hoa biểu tượng
cho thành phố đó. Chẳng hạn loài hoa biểu tượng của Bắc Kinh là
hoa cúc hoặc nguyệt quế.


Đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc thích những món
quà đơn giản, vừa túi tiền để có thể chia được cho nhiều ngirời. Họ


thường mua bánh đậu xanh, kẹo đừa, cà phê Buôn Mê Thuột, vỏ
ốc, đồ dùng bằng bạc, các loại tượng bàng gỗ sơn đỏ, tranh thêu.


<i><b>Các sở thích khác</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Người Trung Quốc xưa còn nuôi dế trong một chiếc lồng nhỏ
làm bằng vàng


Người Trung Quốc rất coi trọng ý nghĩa của các con số. KJii
mua vé máy bay, chọn phòng, tặng quà hay mừng tuổi, đa số khách
Trung Quốc chọn các con số mà họ cho là số đẹp như: 8, 9,18, và
con sổ 3 (người Quảng Đ ơng). Con số 9 “cừu” có nghĩa là sự bền
vững, số 8 đọc là “pa” nghĩa là phát tài, sổ 3 phát âm là “sân” cũng
có nghĩa là đi lên, phát triển. Những ngày quan ửọng hoặc kích
thước cùa các cơng trình kiến trúc của Tnmg Quốc đều được chọn
từ các con số này. (Chẳng hạn, ứiế vận hội Olimpic tổ chức tại Bấc
Kinh được khai mạc vào lúc 8h ngày 8 ữiáng 8 năm 2008. Thang
dẫn lên ngai vàng của Hồng đế Trung Quốc có 9 bậc “cửu trùng”,
ngăn cách ngai vàng của vua với ngoại giới có 9 cửa “cửu mơn”.
Đạo đức kinh cũng có 81 chưctng (9x9). Thiên Đàn, noi Hoàng đế
tế trời có một phiến đã tròn gọi là “thiên tâm ứiạch”, số phiến đá
xếp vòng tròn xung quanh nó đều là 9 và các bội số của nó, diện
tích cố cung <i>12.</i> hecta, hành lang của Di Hoà Viên dài 728m, toà
nhà cao nhất Tỉiượng Hải cào 88 tầng, đưòmg xuống Thập Tam
Lăng có 80 bậc thang, ứiiáp truyền hmli Thượng Hải cao 263m,
trong Từ Cấm Thành có 308 vạc nước, mỗi cái được mạ bên ngồi
3 kg vàng, cơng viên Thanh Tú Sofn rộng 38 hecta...).


<i>4.2.5. Một sé điều kiêng kỵ phổ biến của người Trung Quắc</i>



Nhiều người Tnmg Quốc kỵ con số 4. (Tuy nhiên đôi khi
cũng có ngưỏri khơng kiêng kị điều gi.)


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Kỵ buổi sáng ra đường bị đàn bả chào.
Kỵ có người gàn trước lúc đi xa.


Kỵ tặng ô, đồng hồ, đồ lưu niệm có hỉnh diều hâu.
KỊ bị gọi là “người Tàu”, “nước Tàu”.


<i>4.2.6. M ột sổ ngày lễ iởít của Trung Quốc</i>


Quốc khánh; Ngày 1 tháng 10


Tết cổ truyền: Ngày 1 tháng 1 (Âm lịch)
Ngày quốc tế phụ nữ: Ngày 8 tháng 3
Ngày nhà giáo: Ngày 10 tháng 9


4.3. <i>Đặc</i> điểm tâm lý khách du lịch là Dgưịi Nhật


<i>4.3.L Đơi nét về nước Nhật</i>


+ Điều kiện tự nhiên


Đất nước Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung chạy
dọc theo bờ biển phía Đơng cùa lục địa châu Ả, bao gồm hơn
3000 hịn đảo, trong đó các đảo chính là: Hokkaido ở miền Bắc,
Honshu và Shikôku ở miền Trung, Kyushu ở miền Nam. Diện
tích Nhật Bản là 378000 km^. Gần 80% đất đai trên quần đảo
phù đầy núi non. Trong đó cao nhất là núi Phủ Sỹ, đầy là ngọn
núi lửa đã tắt cao 3.776m (ngọn núi này luôn là đề tài phong phú


cho rất nhiều hoạ sĩ, thi sĩ người Nhật).


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

động đất, núi lửa phun, bão lụt (trung bình 25 trận bão/năm, hiện
có hơn 60 núi lửa đang hoạt động),.. Trong điều kiện đó, người
Nhật đã phải làm việc cật lực và liên kết chặt chẽ với nhau. Điều
này đă góp phàn hun đúc nên các phẩm chất quý báu của họ như
ý chí kiên cường, tính tự chủ, tính cộng đồng, lịng kiên trì và
nhẫn nại.


Nhật Bản có khí hậu ơn liồ. Miền Bắc Nhật Bản mùa đơng
kéo dài, lạnh và có tuyết roi. Miền Nam Nhật Bàn về mùa đơng
có khí hậu ơn hồ, cịn mùa hè thời tiết rất nóng.


+ Điều kiện xã hội


Theo truyền ửìuyết, ngưèri Nhật tin răng họ có nguồn gốc thần
ửiánh, bắt nguồn từ Nữ tìiần Mặt trcri Amaterasu; Tất cả các Nhật
Hoàng đều là dòng dõi trực hệ cùa Kami mặt ữời cỏ quyền tn vì đất
đai và thần dân. Cũng vì thế, ngưịi Nhật đã xây dựng đền thờ Thần
Mặt tiủi ở Ise. Đây là ngôi đền quan trọng nhẩt ờ Nhật Bản dành cho
việc ửiờ cúng tổ tiên thần ứìánh của Nhật Hồng.


Nguồn gốc người Nhật là tập hợp những cư dân từ đất liền
ra đảo trong quá trình giao thưcmg, di cư, biến động xã
hội...Trải qua hảng nghìn năm sống ờ quần đảo biệt lập nên xã
hội Nhật Bản có tính đồng nhất cao hcm so với xã hội Trung
Quốc. Đó là một quốc gia thuần nhất về thành phần đân tộc.
Năm 2007, ữong tổng dân sổ hơn 127,4 triệu người chỉ có 1% là
người ngoại kiều đã nhập quốc tịch Nhật Bản, còn lại tất cả đều
là người Nhật với ngôn ngữ chính là tiếng Nhật.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Nhật Bản có nhiều tơn giáo khác nhau, trong đó có đạo
Shinto (Thẩn Đạo), đạo Phật, đạo Sôkagácla và đạo Thiên
Chúa. Đạo Phật đến Nhật Bản khoảng ihế kỷ thứ VI nhung nó
mang một sắc thái khác với đạo Phật gốc bởi nỏ đã liên minh
với Thần Đạo, một tín ngường bản địa đã có lâu đời ò Nhật
(Thần Đạo là một từ gốc Hán, nó có nghĩa là: “Con đường của
các thần linh”). Đồng thời với sự du nhập của đạo Phật ỉà sự
thâm nhập của Nho giáo. Phép đối nhân xử thế của người
Nhật được hình thành phần lớn bời các giáo lý của Nho giáo.
Cùng với Thần Đạo, Phật giáo và Nho giảo đã đóng vai trò
quan trọng trong ý thức hệ của người Nhật.


Vào năm 1890, Inone, Nishimura cùng với Motoda đã soạn
thảo “Nguyên tắc giáo dục hồng gia” trong đó khẳng định giá
trị cùa việc học hòi tri thức và kĩ thuật phưcmg Tây đồng thời
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng cùa đạo đức Khổng giáo.
Nguyên tầc này ià sự kết hợp tài tình giữa tính thực dụng
phương Tây và tiêu chuẩn đạo đức Nhật Bản trong giáo dục. Từ
thời Minh Trị (Meiji), người Nhật đã chủ trưcmg mở cửa, hướng
ra nước ngoài để học hòi ưi ứiức, kỹ thuật phưcmg Tây nhằm
xây dựng đất nước. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chỉ
trong vải ba thập niên, Nhật Bảxi đã trở thành cường quốc thứ
hai trong hệ thống tư bản chù nghĩa, đứng đầu thế giới về sàn
xuất ôtô, xe máy. GDP tính tìiÊo đầu người năm 2008 cùa Nhật
đã đạt được là 34.100 đơla Mỹ.


<i><b>4.3,2. Tính cách tiêu biểu của người Nhật</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

vực. Họ luôn đề cao tính kỷ luật, tính nguyên tắc và tinh thần



trách nhiệm trong công vịệc. ^


Người Nhật đặc biệt coi trọng lời hứa, coi trọng uy tín và
danh dự. Mỗi người đều cố gắng tránh làm những điều hổ thẹn
cho bản ứiân, gia đình, cơng ty và rộng lớn hơn là nước Nhật.


Siêng năng nhưng không hoang phỉ, người Nhật là những
ngưòi tiết kiệm nhất thế giới. Trong lịch sử, người Nhật luôn
phải đấu tranh chống lại thiên tai xảy ra thường xuyên trên quần
đảo của họ. Vì thế họ phải tàn tiện chi tiêu để đành dụm tiền bạc
phòng khi thiên tai ập đến. Theo các ngân hàng Nhật Bản, mức
tiết kiệm cá Iihân ở Nhật Bản (1987) vào khoảng 18% thu nhập
của họ, cao hơn nhiều so với Đức (12%), Anh (5%), Mỹ (6%)
Tiết kiệm thể hiện cả ưong văn hoá ẩm thục của người Nhật, họ
chỉ nấu thức ăn vừa đủ cho nhu cầu cùa minh, một ít thức ăn để
trên những cái đĩa nhỏ !à đặc trưng mâm ccon của người Nhật.


Lịch sử đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và tinh
thần võ sĩ đạo đã góp phần hun đúc nên ý chí phi thưcmg của
ngưòd Nhật. Vào thời Shogunát Kamakura (1192-1333), ở Nhật
Bản xuất hiện tầng lớp quí tộc quân nhân chuyên nghiệp
(Samurai). Võ sĩ đạo đâ đề ra những chuẩn mực đạo đức cùa
một võ sĩ như lòng can đảm, lòng trung thành...Tinh thần võ sĩ
đạo đã giúp người Nhật đối phó với những ảnh hưởng của nước
ngồi. Từ năm 1611 đến năm 1639 ngưcri Nhật đã thi hành chính
sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo Thiên Chúa và các nhà truyền


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

giáo vào Nhật. Đen giữa

<b>thế </b>

kỉ XIX, mặc dù phải đổi mặt với
nền văn hoá phương Tây, nền văn hoá truyền thống Nhật Bản

vẫn được bảo tồn, khơng những thế cịn tiếp thu được những yếu
tố hợp lý của văn hoá Phưcmg Tây. Nhờ ý chí vưon lên phi
thường, vào năm 1968 (100 năm sau lời thể của Nhật hoàng
Meigi là sẽ vượt phưcmg Tây), nền kinh té Nhật Bàn đã vượt
qua Anh, Pháp, Đức, Italia...Nhật cũng là nước duy nhất trong
130 nuớc châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh không bị biến
thành thuộc địa.


Người Nhật có tinh ứiần cộng đồng sâu sắc, họ đặt lợi ích
của nhỏm cao hcm lợi ích cá nhân, đề cao lịng frung thành và
ln chu tồn bổn phận với gia đình và công ty đã nhận họ vào
làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

coi là nhân đức, chính trực và làm theo năm luân chủ yếu nhất
mà không cần gọi lên những đức lính ấy hay truyền dạy về
những đửc tính ấy.


Người Nhật rất yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Từ thảm cỏ,
vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ đến những mái nhà gỗ truyền
thống đều được họ thiết kế, trang trí cho hài hịa với thiên
nhiên. Họ nổi tiếng thế giới về nghệ thuật cắm hoa đặc sắc,
nghệ thuật thường thức trà đạo và chai Bonsai. Có thể nói,
Bonsai biểu hiện cho cốt cách Nhật Bản; Bên ngoài thân dáng
sù sì, cái vỏ mốc thếch của nó là sức sống mânh liệt, sự chịu
đựng bền bi và ý chí phi thường của sự câm lặng. Mỹ cảm
được phát triển suốt nhiều thế kỷ, ảnh hường đến cả tình cảm,
lời nói vả hành vi cùa người Nhật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Phật danh đặt cho người đà khuất đuợc ghi lên bài vị mang đặt ờ
phòng Butsudan ở nhà.”



<i><b>4.3.3. Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch Nhật Bản</b></i>


Ngôn ngữ chinh của Nhật Bản là tiếng Nhật. Do tính tự tơn
dân tộc cao nên đi bất cứ đâu trên thế giới, du khách Nhật cũng
chỉ thích nói tiếng Nhật, đặc biệt là những người trung niên và
người cao tuồi.


Lịch sự, tế nhị, thận trọng và kín đáo là điểm nổi bật trong
cách thức giao tiếp của người Nhật. Theo kết quả khảo sát 4500
khách sạn ừên khắp thế giới cùa Expedia Inc - Hãng lữ hành
trên mạng hàng đầu của Mỹ (2009), khách du lịch người Nhật
Bản được đánh giá là những du khách dễ mến và tốt nhất thế
giới vì họ có thái độ niềm nờ, lịch sự với những người xung
quanh và nhất là có sự ngăn nắp, ý thức giữ vệ sinh cao <i>ở</i> khắp


mọi noi. (Trong Ichảo sát này, du khách Đức và Anh đứng nhi,
du khách Canada đứng thứ ba, du khách Mỹ xếp thứ mười một,
du khách Pháp thứ mười chín và du khách Trung Quốc đứng ở
vị trí hai mươi mốt). Trong khi nói chuyện, người Nhật ln có
xu hướng tôn vinh người khác và tự hạ mình. Họ nói năng một
cách từ tốn, nhìn sảng bên chăm chú lắng nghe, ứùnh thoảng lại
gật đầu nhanh như muốn nói “Tồi đang lẳng nghe ngài đây”.


Để tỏ ý kính ữọng, khi chào bất kỳ ai, trong bất kỳ tình
huống nào, ngd Nhật đều cúi đầu. Tục ngữ Nhật có câu;
“Đừng ngại cúi chào thấp thì lưng anh sẽ thẳng hơn”, Ngưòi


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Nhật cho ràng cúi người thấp không phải là sự khúm núm, nịnh
bợ mà thể hiện sự khiêm tốn, hịa hiếu và thái độ tơn trọng đối


tượng giao tiếp. Tuy nhiên, người Nhật có ba loại cúi chào:
Saikeirei, cúi chào bình thuỏíng và khẽ cúi chào.


- Saikeirei là hình thức cao nhất của cúi chào: Cúi xuống từ
từ, rất thấp và biểu hiện sự kính trọng sâu sắc. Người ta đùng
loại cúi chào này trước bàn thờ và trước quốc kỳ.


- Cúi chào bình thường; Thân mình cúi xuống khoảng 30
độ và giừ nguyên tư thế đó khoảng 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên
sàn mà cầu chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp
cách nhau 10-20 cra, đầu cúi thấp cách sàn khoảng 10 cm.


- Khẽ cúi chào: Thân mình và đầu chỉ hơi cúi và kéo dài
khoảng một giây, hai tay để bên hông hoặc đặt trên đầu gối.


Nếu gặp người trên thì người Nhật sẽ dừng lại và cúi đầu
chào trước, để bàn tay thấp đến đầu gối. Theo quy tấc bất thành
văn của người Nhật thì người lớn tuổi là nguời trên của người ít
tuổi, nam giới ỉà người trên của nữ giới, cha là bậc trên đối với
mẹ, thầy là bậc trên đối với trò, khách được chù nhà coi là người
trên, người bán hàng cúi mình chào người mua, người đi vay cúi
mình chào chủ nợ và người cấp bậc thấp cúi mình chào bạn
đồng sự có cấp bậc cao hơn.


Tính thận trọng của người Nhật được biểu hiện ở thái độ
chọn lọc rất cao trong quan hệ với người đổi thoại. Trong đàm
thoại, người Nhật bao giờ cũng tự gicá thiệu mình và tìm hiểu
người đối thoại trước khi trình bày nội dung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Nhật thucmg khéo léo dẫn dắt câu chuyện đi vòng vo xung


quanh bản chất của vấn đề với cách nói mập mờ đầy ẩn ý, họ
hay lẩn tránh các từ “không” với mong muốn khơng làm mất
lịng đổi tượng giao tiếp. Khi phải từ chối một điều gì, họ đùng
những hinh thức phủ định “mềm mỏng” hom, chắng hạn như:
“để tôi suy nghĩ ”, hoặc viện iý do “khó ờ”, hay “bận bịu”...Đơi
khi họ nói rằiig họ sẽ co gắiig hết sức mình nhưng cũiig xin lỗi
trước nếu mọi cố gắng đều khơng có kết quả.


Đối với người Nhật, sự kín đáo khơng phải là thói giả dối
mà là một tiêu chuẩn xừ thế. Khi gặp những chuyện khơng vừa
lịng ữong chuyến đi, khách Nhật thường có thái độ kiềm chế, ít
khi phàn nàn hoặc phản đối một cách công khai, khi quay về họ
mới phản ánh cho công ty du lịch. Khác với các nước phưomg
Tây, người Nhật khơng thích đụng chạm vào cơ thể, khơng thổ
ỉộ tâm tình với người mới quen biết.


Nụ cười của ngưòd Nhật, tùy từng trường hợp có thể mang
nhiều ý nghĩa khác nhau ~ đó có thể là dấu hiệu ữiân thiện hay
lạnh iùng, vui mừng hay buồn chán (ẩn giấu), đồng thời cũng có
thể biểu hiện sự lúng túng trong một tình huống khó xử...


Người Nhật ham hiểu biết nén thường đặt ra câu hỏi “Tại
sao”. Hướng dẫn viên du lịch cần chuẩn bị kỹ càng những vấn
đề mà họ quan tâm như lĩnh vực giáo dục, các loài động thực
vật, phong tục tập quán của địa phưcmg...


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

xuống để trò chuyện với chủ nhà. Nếu khách đến ứiăm là người
đáng kính trọng hay lớn tuổi hơn thi chủ nhà vẫn ngồi nhưng cúi
mình về phía khách và vái mấy lần. Người Nhật ngồi quỳ hoặc
xếp bằng ừòn trên chiếu (ta ta mi), đây là một phong cách rất


khác với Việt Nam. Phụ nữ tuyệt đối không được ngồi duỗi hai
chân hoặc để chân vắt chéo nhau mà phải ngồi xệp hai cẳng chân,
chéo ra sau và về cùng một phía. Im lặng, chăm chú lắng nghe và
kín đáo được xem là biểu hiện đức hạnh của phụ nữ Nhật.


Trong giao tiếp, ngưịã Nhật cịn có một số cử chi rất đặc
biệt như: “Một người đứng giữa đám đông lảm một cử chi như
thể chặt thẳng xuống, lập tức mọi người sẽ giãn ra nhường lối
cho anh ta. Động tác ấy thậm chí cịn buộc ơ tơ đang chạy nhanh
phải chạy chậm hay dừng hẳn...Bàn tay nắm lại, với ngón tay út
chĩa thẳng lên có nghĩa là “người phụ nữ” hay “người yêu”.
Tương tự như thế nhưng ngón tay cái duỗi thẳng có nghĩa là
“đàn ơng” hay “tình lang”...Khi đầu hai ngón trị và cái chạm
vào nhau, những ngón cịn lại duỗi thẳng đối với người Nhật, cử
chi ấy chi “tiền”. Cũng như thế nhưng ngón trò cong lại và miết
nhẹ liên tục lên đầu ngón cái thì có nghĩa là hãy coi chừng túi
tiền, có kẻ bất lương ờ bên cạnh ngài. Đưa cả năm ngón tay lên
gài đầu thì điều đó, cũng như một số dân tộc khảc, có nghĩa là
họ đang ở trong tình tt-ạng nan giải. Gãi lơng mày bằng đầu ngón
tay vơ danh (ngón giữa) sau khi thấm nước miếng, ngưèri Nhật
muốn nói đến điều gì đó dối trá hay bịp bợm.”^’


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Cịn khi nói về bản thân hoặc muốn nhấn mạnh bản thân
người Nhật lại chi vảo mũi cùa mình.


<i><b>4.3.4. Nhu cầu, sở thích của khách du lịch ià người Nhật</b></i>


Nhu cầu du lịch của người Nhật hiện nay rất cao. Họ đi du
lịch để giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày làm việc và thoả
mãn tính ham hiểu biết của mình. Theo số liệu thống kê của hiệp


hội Pata, năm 1994 có khoảng 13,6 triệu người Nhật đi du lịch
ra nước ngoài, chiếm tỳ lệ cao nhất trong các nước khác ở khu
vực hiện nay. Đến năm 1998 con số này đã tăng lên tới 16 triệu
người. Năm 2007, lượng khách đu lịch Nhật Bản đến Việt Nam
đứng thứ 3 trong danh sách khách du lỊch quốc tế đến Việt Nam
(418,3 nghìn lưọrt ngưịd).


v ề vấn đề du lịch của người Nhật Bản, ỏng Naoto
Katsumata- Viện phát triển đu lịch quốc tế Nhật Bàn (I T D tJ)
đưa ra ba nhận xét rằng:


- Du lịch đang dần trở thành một phàn quan ttọnii trong dời
sống của người Nhật Bàn.


- Khách đu lịch là nữ, sinh viên, người nghỉ bưu có xu
hướng tăng lên.


- Những ngưòâ đi du lịch với gia đình (Pamily Travel)
tăng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

một bữa ăn theo kiểu Nhật. Món ăn Nhật được u thích nhất là
gỏi cá (Sushi); Cá được làm sạch, thái mỏng rồi dầm vào nước
lèo (chế từ tương đậu nành), có thể cho thêm giấm hoặc cù cải
cay ngâm dấm ứianh. Gịi cá được gói trong một tấm tảo biển
hoặc ăn với một loại bột gạo hấp thái nhỏ như bún. Tiếp theo ià
món Sashimi, được làm từ cá ngừ sổng; Món Tempura (tơm tẩm
bột) và món Sukigaki, làm từ thịt bò, cải cúc và đậu. Đồ uống
phổ biển của nguời Nhật là rượu Sakê. Khi đi du lịch, tùy theo
sở thích cá nhân, có người uống rượu vang Pháp, có người uống
bia, nước trái cây hoặc nước khống. Trước và sau khi ăn họ đều


có thói quen dùng khăn trắng hấp nóng và rửa tay bằng một
chậu nước trà có thả vài bơng cúc. Sau bữa ăn, người phục vụ
cần lưu ý khách Nhật khơng có tíiói quen cho và nhận tiền boa;
Người Nhật cho ràng đó là một điều xúc phạm.


Người Nhật thích ờ những khách sạn cao cấp hoặc các
khách sạn nhỏ nhưng đẹp, yên tĩnh, sạch sẽ, an tồn và có vườn
cây bao quanh. Họ ứiường chọn phòng có hai giường (cho dù
chi có 2 vọ chồng), trong phòng phải sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi.
Họ yêu cầu phòng tắm phải có bồn tắm với nước thật nóng để
ngâm mình.


Xiỉất phát từ các đặc điểm trên, ông Masahirô Sodeyama -
Viện phát triển đu lịch quốc tế Nhật Bản đã đúc kết ngắn gọn 4
yêu cầu cần đáp ứng khi phục vụ khách Nhật ( 3C và IS):


+ Comíort (tiện nghi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Người Nhật ưa chuộng các môn thể thao như Sumơ, bóng
chày, đấu kiếm, lặn biển. Trò chơi được ưa chuộng nhất của
thanh thiếu niên Nhật là Pachinko (máy bắn bi lên những ơ
điểm), trị chơi điện tử, và đọc chuyện tranh Manga. Trên ô tồ,
người lái xe thường để hàng chồng loại sách này trên ghế của
khách.


Để thề hiện sự tri ân cùa người mình đối với những nguời
thân. Người trưởng thành thưèmg tặng quà cho bạn thân, đồng
nghiệp 2 lần trong một năm, lần thứ nhất vào đầu mùa hè (gọi là
0-chugen) lần thứ hai vào cuối năm (0-seibo). Quà (ặng thường
là rượu, cà vạt cho nam giới; ừanh ảnh, khăn và túi xách nhỏ


nhắn cho phụ nữ. Các gói quà tặng đều được bọc giấy đẹp mầu
vàng hoặc bạc và kết nơ với các vịng là số lẻ. Ngày nay một số
người khơng chi tặng Sơ cơ la cho người u mà cịn tặng cho cả
bạn bè vào ngày lễ Valentin. Khi nhận quà, người Nhật khơng
có thói quen mở q ngay trước mặt người tặng. Đến Việt Nam,
phụ nữ Nhật đặc biệt thích những món quà có màu sắc tinh tế,
hoa văn nhẹ nhàng. Họ thường mua các mặt hàng thêu dệt của
người Chăm, những chiếc váy lụa màu lam, áo khoác thêu hay
những chiếc túi nhỏ xinh xắn, dễ thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Người Nhật cịn thích chơi Bonsai (cây cảnh) và ngắm hoa
aiih đào. Anh đào được coi íà Quốc hoa của Nhật Bản, người
Nhật cho rằng hoa anh đào tượng trưng cho sự trong trắng và
thuỷ chung. Lễ hội hoa anh đào kéo dài tù 15 tháng 3 đến 15
tháng 5. Vào dịp này người ta nô nức đến các công viên nổi
tiếng để ngắm hoa, ihường thức trà đạo, vui chơi và nhảy múa
các vũ điệu truyền thống.


Khi đến Việt Nam, khách Nhật thích được đến thăm các
di tích chiến tranh như địa đạo Củ Chi, vĩ tuyến 17, bảo tàng
Dân tộc; Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ
Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỳ Sơn... Thích
ngắm cảnh điền dã như sông nước đồng bằng sông Cửu Long,
vườn trái cầy miền Tây, iàng dân tộc thiểu số miền Bắc và các
làng nghề truyền thống như làng dệt lụa Vạn Phúc, làng gốm
Bát Tràng...


<i><b>4.3.5. Một sế điều kiêng kỵ của người Nhật</b></i>


Người Nhật đặc biệt kỵ con số 4, họ cho rằng đó là con số


khơng may mắn vì tiếng Nhật số 4 là “shi“ cũng có nghĩa là chết.


Khơng bọc gói q nhân dịp các ngày lễ bằng giấy màu đen
hoặc xám, không buộc dây quanh gói quà với các vịng là số
chằn.


Khơng tặng lược (hay xứìững vật có hình sắc nhọn) làm q vì
đó là điều khơng may mắn, nó sẽ làm đứt sợi dây tình cảm .


Khơng thích màu tím và xanh lá cây - màu của sự đau buồn
và không may mắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>4^3.6. Một số ngày lễ và lễ hội lởn ở Nhật</i>


Tết tây: Ngày 1 tháng 1 (đương lịch).
Lễ năm mới: Đầu tháng giêng (ẵm lịch).


Ngày trưcmg thành; Ngày 15 tháng 1 (đành cho thanh tiỊên
20 tuổi).


Quốc khánh; Ngày 23 tháng 12 (ngày sinh nhật của nhà
vua Akihito),


Tết con gái: Ngày 3 tháng 3 còn gọi là lễ búp bê (vào ngày
này các bé gái thường được tặng búp bê và thú nhồi bông).


Tết con trai; Ngày 5 tháng 5. Đây lả ngày quốc lễ cùa các
bé trai (vào ngày này người Nhật thường cắm .cờ hình cá chép
trong vườn, và tặng bánh kẹo, đồ chơi hình cá chép cho bé frai.)



Ngày tinh yêu: Ngày 7 ứiáng 7 (âmỉịch).


Lễ Vu Lan (Obon-Ullambana); Ngày 15 tháng 7(âm lịch).
Lễ hội Shinlô: Ngày 15 tháng 5, iễ hội này được rất nhiều
du khách tham gia.


<i><b>4.4. </b></i><b>Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Hàn Quốc</b>


<i><b>4.4.1. Đôi nét về đất nước Hàn Quắc (Đại Hàn Dãn Quốc)</b></i>


<i>+</i> Điều kiện tự nhiên


Hàn Quốc (ROK) nàm ờ phía Nam bán đảo Triều Tiên,
thuộc khu vực Đơng Á. Ngồi bán đảo chính, Hàn Quốc cịn có
rất nhiều hịn đào nhỏ nằm rải rác vây quanh. Tổng diện tích
Hàn Quốc ỉà 99.392 km^, trong đó có khoảng 70% là đồi núi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

nghề nông. Đây là bán đào nổi bật với nhiều ngọn núi và dịng
sơng kỳ vĩ. Núi cao nhất trên bán đảo là núi Paektusan (Ever
vvhite) có độ cao 2744m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi
lửa đã ngừng hoạt động, trên núi có hồ nham ứiạch Cheorỹi.
Ngọn núi hùng vĩ này được coi là một biểu tượng đặc biệt cùa
tinh thần Hàn Quốc. .


Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân tiết trời mát mẻ,
vào tháng tư, núi và cánh đồng ngập trong màu sắc rực rỡ của
các loài hoa dại. Mùa hè nóng và ẩm ướt với những cơn. mưa
rào vào tháng bẩy. Nhiệt độ trung bình vào tháng tám (tháng
nóng nhất trong năm) là từ

<b>19°c </b>

đến

<b>27°c. </b>

Mùa thu là mùa
đẹp nhất ờ Hàn Quốc: Bầu trời trong xanh, khơng khí mát mẻ,

phong cành đẹp khác thường, những sắc lá vàng xen lần mẩu
đỏ và xanh tạo lên một bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ. Đây
cũng là mùa gặt hái và mùa của những lễ hội dân gian. Mùa
đông ả Hàn Quốc khô ráo vả lạnh, đơi khi có tuyết rơi. Nlũệt
độ trung bình vào tháng giêng từ

<b>-8°c </b>

đến

<b>7^c. </b>

Với cành sắc
tươi đẹp và núi sông hùng vĩ, người Hàn Quốc thường ví đất
nước mìỉih như một tẩm tranh thêu đẹp mắt.


+ Sơ lược về điều kiện xã hội của Hàn Quốc


Cảc quốc gia đầu tiên trên bán đào Hàn Quổc được hình
thành Itrong thời đại đồ đồng (năm 1000 - 300 ừước Công
nguyên). Tổ tiên cùa người Hàn là cư dân thuộc hệ ngữ Altai, ít
nhiều mang trong minh chất du mục của dân Siberia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Dân số của Hàn Quốc (2005) là 48,422.000 ngưòi, cùng
một chủng tộc và nói cùng một ngôn ngữ (tiếng Hàn). Điều
này đã tạo nên bàn sắc dân tộc mạnh mẽ của họ.


Trong lịch sử, cỏ một sổ sự kiện quan trọng đáng lưu ý về
quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên: Sau khi Chiến tranh thế
giới thứ 2 kết thúc (1945), miền Bắc Hàn Quốc không đồng ý
đặt Hàn Quốc dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc, miền Nam
Hàn Quốc đi ữước với một quá trình bầu cử bầu ra Tổng thống
Syngman Rhee và công bố tên nước là Đại Hàn Dân Quốc
(15/8/1948). Một thời gian sau, miền Bắc thành lập Chính phủ
Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Năm 1988, Hàn Quốc
đã được thừa nhận ưên vũ đài chính trị và giành được vị trí nước
chủ nhà trong thế vận hội Olimpic lần thứ 24. Sau nhiều lần đàm
phán, cho đến nay hai miền Nam, Bấc Hàn Quốc vẫn chưa được


thống nhất.


Hiện nay, nước Cộng hòa Hàn Quốc theo chế độ cộng hòa
do Đảng đối lập cầm quyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

hồn trong lự nhiên thông qua những bà đồng hay các Đạo sỹ
Shaman. Mặc dù du khách thăm Hàn Quốc phải rất may mắn
mới được chửng kiến nghi lễ “Shaman kut” (phép phù thủy)
nhưng những bàng chứng về đạo Shaman ngày nay có mặt ở
khắp nơi. Tại nông thôn người ta buộc những mảnh vải sáng
màu vào cây cối để đẩy lùi các hồn ma hay xoa dịu các vị thẩn
tự nhiên. Đạo Shaman thường dùng các con vật làm biểu tượng
ừang trí trong nhà (con sếu) hoặc ngăn không cho ma quái vào
nhà (con Rồng, Hổ, Phượng).


Phật giáo và Khổng giáo đu nhập vào Hàn Quốc từ ứiế kỷ
IV sau công nguyên. Hiện nay những lề tưởng niệm nhớ đến các
học giả Khổng giáo vần được tổ chức thường xuyên. Phật giáo
đang được phục hung, có tới 18 mơn phái với trên 12 triệu môn
đệ. Đây là tôn giáo lớn nhất ờ Hàn Quốc và có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nghệ thuật cũng như đời sống tinh thần của người Hàn
Quốc.


Cho đến cuối thế kỷ XVIII, Cơ đốc giáo mới bắt đầu từ
Trung Quốc đến Hàn Quốc. Mặc dù những người theo Cơ đốc
giáo C íh i chiếm 20% dân sổ nhung trong số đó có nhiều nhà lãnh


đạo, những người này có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các công
việc ciũng như các chính sách của đất nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

các biểu tượng trang trí nói lên sự trường thọ và hạnh phúc (chữ
Su và chữ Pok). Trên lá quốc kỳ có biểu tượng Ying - Yang
(âm, dưomg) là tượng trung cho thuyết nhị nguyên của vũ trụ
cũng mang dấu ấn của Đạo giáo. Đa phần người Hàn Quốc chỉ
gắn bó với một tín ngưỡng nhưng cũng có một bộ phận nhỏ
trong sổ đỏ ứieo tất cả các tín ngưỡng đang tồn tại ờ Hàn Quốc;
Vì vậy họ có thái độ dung hoà đối với sự tồn tại hồ bình của
các tín ngưỡng.


<b>về </b>

kinh

<b>tế, kề từ khi </b>

Hàn Quốc thực hiện

<b>kế </b>

hoạch

<b>5 </b>

năm
lận thứ nhất (1962 - 1966), nền kinh tế Hàn Quốc không ngừng
phát triển. Trong những nám 1970, trung bình hảng năm sự tãng
trưởng đã đạt được xấp xi con số 10%. Sau cuộc khủng hoảng
tài chính và tiền tệ cuối nãm 1997 nhiều cơng ty ờ Hàn Quốc bị
phá sàn; Tốc độ phát ưiển kinh tế suy giảm, Hàn Quốc phải vay
của quĩ tiền tệ thế giới (IMF). Người dân Hàỉi Quốc đã tự
nguyện quyên góp tiền tiết kiệm để giúp đất nuớc giài quyết
khủng hoảng. Sau hai năm, vào năm 1999, nhịp độ tăng trưởng
GDP lại đạt được hơn 10%. Hiện nay Hàn Quốc là nước có qui
mô kinh tế đứng thứ 13 ừên thế giới và trở thành một trong bốn
con rồng châu Á. GDP đầu người đạt được năm 2008: 27.646
Đô la Mỹ.


<i>4.4.2. M ột số đặc điểm tính cách của người Hàn Quốc</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

hiện đại, đầy sức sống cùa một quốc gia đã đứng lên từ đống
tro tàn của chiến tranh để trờ thành một cường quốc kinh tế
trong khu vực châu Á. Chiến thắng của đội tuyển bóng đá
Hàn Quốc tại thế vận hội Oiympic i998 và tại World Cup
2002 cũng thể hiện ý chí phi thường của các cầu thủ Hàn


Quốc. Nó chứng tò người Hàn Quốc nói riêng và nhân dân
châu Á nói chung cũng có thể chinh phục được nhừng đinh
cao của sự phát triển trên mọi lĩnh vực.


Người Hàn Quốc trước đây sinh sống chủ yếu bằng nghề
ừồng lúa nước, đồng thời đời sống tinh thần của họ ỉại chịu ảnh
hường một cách sâu sẳc của Nho giáo; Do đó họ rất coi trọng
gia đình và tình cảm cộng đồng. Nho giáo đã khắc sâu vào tâm
lý người Hàn Quốc lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ,
sự tơn kính ơng bà tổ tiên và lịng trung nghĩa với bạn bè. Những
đặc điểm này được biểu hiện rõ nét ừong các mối quan hệ xã hội
và được phản ánh một cách trung thực ữong phim tâm lý xã hội
của Hàn Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

người Hàn Quốc còn được biểu hiện trong các tác phẩm nghệ
thuật như tranh Kim Hong Do, nghệ ứiuật điêu khắc của cung
điện Changdeokgung, đền Bulguksa...


Người Hàn Quốc có tính tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc rất cao. Họ thuộc cùng một chủng tộc
và nói cùng một ngơn ngữ. Nhân tố này quyết định việc tạo nên
bản sấc dân tộc mạnh mê cùa Hàn Quốc. Trong lịch sử, người
Hàn Quốc đã anh dũng đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại
xâm và chổng lại chính sách đồng hoá của Nhật Bản mà đinh
cao là phong trào độc lập Samil (1/3/1919). Ngày nay, Hàn
Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Phưong Tây nhimg vẫn duy trì
nếp sống theo quan niệm đạo đức của Nho giáo và khuyến khích
người dân dùng hàng nội địa.


Hàn Quốc cũng như các quốc gia Phương Đông chịu ành


hường của Kho giáo đều có tinh thần hiếu học ừuyền thống; Họ
có câu cách ngơn “Không được dẫm lên, dù chỉ là cái bóng của
thầy”. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEP) vừa đánh giá Hàn
Quốc có hệ thống giáo dục vào loại tốt nhất trên thế giới. Ngân
sách đầu tư cho giáo dục của Hàn Quốc là 6,8% GDP (cao hơn
6,6% của Canada và 6,5% cùa Mỹ).”


GS.TS Phạm Đức Dương trong hội ứiảo giao luru văn hoá
Việt Nam - Hàn Quốc đã nhận xét: Người Hàn tiếp nhận văn
hóa nước ngồi với một tinh thần học hỏi nghiêm túc, cho nên
họ tạo cho mình một năng iực làm chủ các yếu tố vay mượn và


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

biến đổi chúng cho phù hợp với cuộc sống hiện tại, phù hợp với
người Hàn.


Tuy nhiên, nhiều gia đình Hàn Quốc hiện, nay vẫn cịn có
thái độ trọng nam khinh nữ. Chẳng hạn, phụ nữ không được
ngồi cùng bàn ăn để liếp khách của chồng, họ phải ngồi ở vị trí
ít ấm hợn trên sàn nhà (người Hàn đặt đường ống ga dưới sàn
nhà để sưởi ấm); Một số con trai Hàn Quốc còn không được gia
dinh cho phép tham gia vào công việc nội ừợ; Trong bữa tiệc,
nam giới được chúc rượu trước phụ nữ...


<i><b>4.4.3. </b></i> <i><b>Đặc điểm giao tiếp của khách du ỉịch là người</b></i>
<i><b>Hàn Quốc</b></i>


Tiếng Hàn (Hangeul), thuộc hệ ngôn ngữ Altaic là ngôn ngữ
chung của nguời Hàn Quốc. Tên của người Hàn Quốc thường
gồm ba chữ Hán, chữ đầu tiên là họ, hai chữ còn lại là tên. Những
họ phổ biến nhất là; Kim, Lee, Park, An, Jang, Jo... ngưòd Hàn


Quốc khơng thích gọi ngưòd khác theo tên chi trừ trường hợp lả
bạn bè thân thiết. Người ít tuổi hơn khơng gọi người lớn tuổi
bằng tên mà nên gọi là eonni (chị) hoặc oppa (anh). Người phụ
nữ Hàn Quốc khi lập gia đỉnh không đổi họ theo họ của chồng,
khi họ tự giới thiệu mình là “cơ Kim” thì có nghĩa Kim là họ của
cơ ây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Hàn Quốc; Tiếp đến là viên chức nhà nước, nhà báo, chủ doanh
nghiệp.


Vào dịp tết cổ truyền, Hàn Quốc có tập tục cúi đầu chào
ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi. Trẻ em ngồi quỳ trên
hai chân, chống thẳng hai tay xuống sàn, cúi đầu chào những
người lớn tuổi và chúc họ may mắn (bok). Người lớn ngồi
khoanh chân trên sàn nhà cho trẻ những lời khuyên vàng ngọc
và tiền mừng tuổi. Cũng cần lưu ý khi đến thăm gia đình người
Hàn Quốc, khách phải để dép ờ ngoài.


Người Hàn Quốc thường bắt tay một cách lịch sự và sử
dụng tiếng Anh khi giao tiếp với người nước ngoài, Tuỳ thuộc
vào mức độ thân thiết với phụ nữ Hàn Quổc, bạn có thể chi
gật đầu mỉm cười hoặc bắt tay nếu họ chủ động đưa tay trước.


Khách du lịch Hàn Quốc thường nói nhiều và khá nóng
tính, họ phản ứng một cách công khai khi chất lưọfng phục vụ
kém hoặc chuyến đi khơng đúng với lịch trình đã ký kết.


Thông thường khi giao tiếp với người Hàn Quốc, hướng
dẫn viên có thể nói về những thành tựu kinh té, thể thao (bóng
đá), thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Hàn Quốc và những


kinh nghiệm trong cuộc sổng. Không nên hỏi về cân nặng của
phụ nữ, thu nhập, giá trị của quần áo và đồ trang sức mà họ
đeo. Khơng nên nói về sự chia cắt giữa hai miền Naữi, Bắc
Triêu Tiên.


<i>4.4,4. Nhu cầu, sở thích cùa khách du lịch Hàn Qtổe</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

hem. Số lượng người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài tăng rất
nhanh.


Năm ỉ 986 là 0,45 triệu người.
Năm 1995 là 3,07 triệu người.


Năm 1997 là 4,3 triệu người, tức !à cứ 10 người dân thì sẽ
có một người đi du lịch nước ngoài và trong một thập kỷ số
người đi du lịch nước ngoài đã tăng gấp 10


Năm 2007, số lượng khách đu lịch Hàn Quốc đứng thứ 2
trong số khách du lịch châu Á đến Việt Nam (sau Trung Quốc).
Tầng lớp có thu nhập cao ờ Hàn Quốc rất thích đi nghỉ tuần
trăng mật ở nước ngoài và kỷ niệm ngày Hoegap (sinh nhật ĩần
thử 60) bằng một chuyến đi du lịch nước ngoài. Năm 1996, Hàn
Quốc có 5!% tổng số khách đi du lịch nước ngồi để nghi ngơi,
giải ữí và 22% lchảch đi đàm phán cơng việc; Có tới 62% khách
Hàn Quốc đến các nước châu Á- nơi có chi phí rẻ hem rất nhiều
so với châu Âu. Thời gian mà khách Hàn thích đi du lịch nhất là
vào tháng 7 và tháng 8, tiếp đến là tháng 12 và tháng giêng.


Phần lớn khách du lịch thích ở khách sạn ba, bốn sao hoặc
nhà nghi ờ những ncfi yên tĩnh, môi trường trong sạch, gần khu


vực trung tâm.


<i><b>S ở thích, thói quen trong ăn uống</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

gắp cơm chứ khơng bê bát lên, thìa có thể đặt trong bát canh
hoặc xuống mâm nhưng không được úp thìa xuống. Trong khi
ăn ngưịd ít tuổi rót rượu cho người nhiều tuổi, phụ nữ rót rượu
cho nam giới.


Món ăn điển hình mà hầu như ngày nào người Hàn Quốc
cũng ăn là Kim chi, được làm từ rau cài thảo, cù cài, dua chuột,
hải sản và ớt. Kim chi có hơn 30 loại khác nhau và được ăn cùng
với cơm. Một bữa ăn thông thuờng gồm các món: Cơm, canh,
rau, cá hoặc đậu, kim chi và một ít thịt. Các gia vị thường dùng
là tỏi, muối, đường, hành ống, ớt, dấm, tuomg ớt, xì dầu, vừng.
Hầu hết các món ăn đều có vị cay, được trưng bầy đẹp mắt với
nhiều màu sắc hấp dẫn. Có thể kể đến một số món ăn phổ bién
như bulgogi (thịt bò tẩm gia vị thập cẩm được nướng trên lửa),
pibimpap (cơm ưộn rau), kimpap (ccrm và rau cuộn trong tảo
biển). Đặc biệt, phần ỉớn nam giới Hàn Quốc đều biết ăn thịt chó
với các món hấp, súp, sandvvich, hamburger. Trẻ em thành phố
ngày nay cịn thích ăn bánh pizza, mỳ Ỷ. Trong ngày mùng một
Tết Nguyên Đán, người ta có tục ăn bánh canh “Tuk-Giik” để
mừng có thêm một tuổi.


Nếu như rượu Mao đài nổi tiếng ờ Trung Quốc, rượu
Sakê phổ biến ờ Nhật Bản thì ờ Hàn Quốc loại rượu phổ biến
nhất là rượu Sô-chu (SuZu), rượu thường được đóng chai
hoặc hộp. Rượu Sô-chu được một số nguời mang theo ngay
cả khi đi du lịch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>Thể thao thao và giải trí</i>


Khách du lịch Hàn Quốc rất thích xem bỏng chày, đặc biệt
!à thanh niên; Mọi lứa tuồi đều thích xem bóng đá, võ
Taekwondo, tham gia chơi bóng rổ, leo núi, câu cá và nhiệt tình
cổ vũ các đội đua thuyền, thả diều. Trẻ em Hàn Quốc rất thích
trị chơi điện từ, bập bênh. Vào ngày tết còn có íhêm trị chơi
xóc đĩa, xem bói ‘T hổ Đinh bí quyết”, chơi yut (dùng 4 miếng
gỗ tách đơi từ 2 miếng gỗ trịn).


<i><b>Sở thích mua sắm và tặng quà</b></i>


Khi đi du lịch người Hàn Quốc rất thích mua sắm. Những
mặt hàng được chọn thường ià tranh vẽ, lụa tơ tằm, ca vát hay
những túi thêu nhỏ nhắn, hoa văn cầu kỳ. Tuy nhiên họ cho rằng
mẫu mã các mặt hàng lưu niệm trên thị ưường Việt Nam hiện
nay ít được thay đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Những lồi hoa được nhiều người Hàn Quốc yêu thích là hoa
hồng Sharon (Quốc hoa của Hàn Quốc), hoa sen và hoa cài dầu.


<i>4.4.5. M ột số điều kiêng kỵ của người Hàn Quốc</i>


Nguời Hàn Quốc kỵ con số 4 vì họ cho rằng đó là con số
không may mắn. (Khi mua vé máy bay hoặc chọn phòng họ
thường tránh con số này.)


Kỵ dùng đũa bàng gồ hoặc bằng tre chung với người khác
(đũa chỉ được dùng một lần); Không dùng khăn giấy để lau bát


đũa; Không ăn hết sạch thức ăn trên đĩa.


Kiêng trả nợ, khơng nói nhũng lời gờ, không quét nhà cửa
trong ba ngày đầu năm mới.


<i>4.4.6. M ột số ngày lễ chính của ngưịỉ Hàn Quốc</i>


Ngày Quốc iíhánh của Hàn Quốc: 3/10/2333 TCN
Tet dưcmg lịch: Ngày 1 tháng 1.


Tết cổ truyền; Ngày 1 tháng 1 (âm iịch).
Ngày trẻ em; Ngày 5 tháng 5.


Ngày cha mẹ; Ngày 8 tháng 5.
Ngày nhà giáo: Ngày i4 tháng 5.


Tết trung thu (Chuseok): Ngày 15 tháng 8 (âm lịch)
Ngày giải phóng: Ngày 15 tháng 8.


<b>4.5. Đặc điểm tâm lỷ khách du lịch nội địa (là ngvỏi Việt Nam)</b>


<i>4.S.L M ột số đặc điểm </i> <i><b>tính </b></i> <i>cách đặc írtatg của người</i>


<i><b>Việt Nam</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

chính quyền, ứng xử mềm mỏng và kín đáo...( xem 4.1) Ngoài
những đặc điểm trên, người Việt Nam cịn có những đức tính
qúy báu như giàu lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống
giặc ngoại xâm, cần cù lao động, giàu lòng nhân ái, tinh thần
lạc quan, giàu nghị lực (sức chịu đựng), thông minh, hiếu học,


khơng q khích, khơng cực đoan, có ý thức hướng về cội
nguồn và giàu tài thao lược. Xuất phát từ những đặc điểm tính
cách trên, khách du lịch nội địa mậc dù khả năng tài chính có
hạn hoặc tuổi đã cao nhưng họ vần nhiệt tình khơng quản
đường xa khi đến thăm Lăng Bác Hồ và về thăm quê hương
Bác. Họ thích đến thăm quan những danh lam thắng cảnh tươi
đẹp của đất nước hoặc những di tích lịch sử hào hùng cùa dân
tộc như ngã ba Đồng Lộc, thành cổ Quảng Trị, địa đạo Cù Chi,
Côn Đảo, Điện Biên Phủ...để tham quan, học tập và tường nhớ
những chiến sỹ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Những di tích lịch sử
cách mạng, di tích chién trường xưa, bảo tàng cách mạng và
nghĩa trang liệt sỹ bao giờ cũng thu hút được nhiều khách nội
địa hơn so với khách quốc tể.


Các đoàn khách đu lịch nội địa mặc dừ thuộc các địa
phương, dân tộc hoặc tôn giáo khác nhau nhưng họ khá cời mở,
hay cười nói to và ít khi có xung đột với xứiau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Bên cạnh những đức tính tốt đẹp đó, ở một sổ du khách và
một bộ phận nhị dân cư địa phương cịn có những hạn chế như:
Ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường và bảo vệ thiên nhiên còn
kém, thường nghĩ đến cái lợi trước mát mà không nghĩ đến cái
lợi lâu dài, coi thường luật giao thông, thiếu chính xác về giờ
giấc, hay nể nang bao che khuyết điểm cho nhau (tính địa
phương), Hiện nay, trong xu thế giao lưu hội nhập quốc tế,
khách du lịch nội địa đã khắc phục một phẩn những mặt hạn chế
nói trên, họ đã có ý thức kỷ luật cao hơn trước ; Tuy nhiên
người hướng đẫn viên vẫn cần nhắc nhở du khách thực hiện
đúng giờ giấc và lịch trình đã thông báo, hướng dẫn họ cách sử
dụng các thiết bị hiện đại trên phương tiện vận chuyển hoặc


trong khách sạn, nhắc nhở đu khách về ý thức giữ gìn vệ sinh
công cộng và thái độ tôn trọng luật giao thông.


<i><b>4.5.2. Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch nội địa</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

cuối buổi gặp gỡ mới nói vởi tơi điều mà họ đã suy nghĩ kỹ từ
trước. Điều chính yếu nhất nằm ở tâm các điểm vòng tròn, nghĩa
là ờ vào tận cùng buổi nói chuyện” . Nếu buộc phải dề cập đến
những vấn đề có liên quan đến “tứ khối” , người Việt phải tìm
một cách nói tế nhị, kín đáo (nói lóng, nói nửa đùa nửa thật...).
Chẳng hạn khi họ nói đi “hái hoa” , hoặc cần “gửi tình yêu cho
đất” có nghĩa là họ cần tìm

<b>w.c. </b>

Do tính kín đáo, nhút nhát
hoặc chịu đựng, phụ nữ thường khồng dám thổ lộ tình cảm cùa
mình ra ngồi một cách cơng khai (u khơng dám nói, thích
khơng vỗ tay cuồng nhiệt...).


Khi gặp những vấn đề bất đồng trong gia đình hay làng xã,
nhìn chung người Việt thiên về cách giải quyết mềm mỏng, linh
hoạt (mặc dù vẫn có một số thanh niên tỏ ra nóng nảy, ÍO tiếng
với nhau khi bị va chạm trên đường phố )


Với người thân, họ chào nhau bàng cách hòi thăm sức khoè
lay công việc làm ăn; Tuỳ theo mức độ thân thiết, họ có thể
nim cười gật đầu hoặc siết chặt tay nhau. Trong công việc, nam
gới thường bắt tay nhau và trao đanh thiếp nhưng khơng ơra
hịn nhau trong các cuộc gặp mặt ứiông thường. Họ khơng thích
những người nói nhiều, nói năng thồ bạo, hay khoe khoang về
bàn thân hoặc những người lạnh lùng, ích kỷ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

đến Việt Nam thưèmg ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều quán ăn


ồn ào nơi via hè.


Tóm lại, cách giao tiếp của người Việt khá linh hoạt nhưng
kín đáo và hay nói đài dịng.


<i>4,5.3. Một số nhu cầu</i> và <i>kiêng kị của khách du lịch ttộỉ địa</i>
<i>Nhu cầu du lịch%</i>


Thu nhập của người Việt Nam so với thế giới cịn thấp.
GDP tính theo đầu người năm 2008 là 2.783 đô la Mỹ (tính theo
sức mua tưcmg đương) mặc dù vậy, so với thời kỳ bao cấp
(trước năm 1986) nhu cẩu du lịch của người dân đã tăng lên rõ
rệt. Ngày nay, nhờ có sự bảo hiểm của cơng đồn, cán bộ cơng
chức nhà nước được đi nghỉ đưỡng hàng năm khá nhiều. Riêng
cán bộ đầu ngành còn được đi học tập, khảo sát thực tế ở các <i>Ị</i>


đom vị kinh tế điển hình trên phạm vi toàn quốc. Trong những /
năm gần đây, nhu cầu đi đu lịch ở tầng lớp có thu nhập ổn định^.
tăng lên nhiều. Vào mùa du lịch, ở những khu du lịch nổi tiếng
các khách sạn hạng trung thường khơng cỏ đủ phịng để đáp ứnị
nhu cầu của du khách. Mặc dù khách du lịch nội địa có khả

<i>nẵnị</i>



chi trả ứiấp hơn so với khách du lịch Quốc tế nhưng số lằn đi du
lịch của họ lại nhiều hon. Vì thế ửiị trường khách du lịch nội địa
cũng là một tiềm năng khai tìiác khơng nhỏ đối với ngành du
lịch Việt Nam.


<i>N/tu cầu lưu trú</i> và <i>ăn uống</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

sạn 3 hoặc 4 sao. Nông dân, những người buôn bán nhỏ và sinh


viên khi đi du iịch chỉ ờ những nhà nghỉ bình dân hoặc loại nhà
sàn rộng răi dùng chung cho tập thề.


Khẩu vị ăn uống của khách du lịch nội địa phụ thuộc vào
khả năng chi trả và đặc điểm vùng đân cư cùa khách, Khách
người lĩiiền Trung và miền Nam thường ăn cay và ngọt hơn so
với người miền Bắc. Khách du lịch là người nông thôn ăn
khoẻ và dùng nhiều mỡ hơn so với khách du lịch !à người
thành phố. Khách có thu nhập cao thường hay săn lùng các
món ăn đặc sản nổi tiếng của địa phương. Nhìn chung tất cả
các loại khách đều muốn đuợc thường thức các món ăn ngon
mà nữi ở của mình khơng có như bún ốc, bún thang, chả cá
Lã Vọng, phở Bấc (Hà Nội); Cháo lươn, lẩu hải sàn (Vinh);
Bún bò giò heo, cơm hến, bánh bột lọc (Huế ); Cao lầu (Hội
An); Lẩu mắm (Cần T h ơ )...


Đồ uống của khách du lịch rất phong phú. Tầng lớp bình
dần thường uống bia Hà Nội, bia Thanh Hố, Cơca Cơla... Giới
kinh đoanh dùng đồ uống cao cẩp như rượu vvhisky, bia Tiger,
Heinlken.

<b>về </b>

mùa hè, nhiều người ứiích các loại nước trái cây,
nước mía, nước dừa...


<i>N hu cầu tham quan, giải trí và mua sắm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

thường xuyên bị thiếu phòng nghỉ cho khách nội địa. Các đi tích
lịch sử trong kháng chiến, các căn cứ cách mạng, vườn quốc gia,
các thành phố lớn cũng là những điểm du lịch được nhiều người
Việt Nam yêu thích.


Vào thời gian rỗi, khách nội địa thích đi hát Karaoke, chơi


bài tú lơ khơ; Tham gia các trò chơi dân gian như đánh đu, vẽ
gốm, vẽ tranh Đông Hồ, đập niêu, thả diều. Trè em thì thích
tham gia những trò chơi hiện đại. Tuy nhiên nhu cầu tham gia
các trò chcri mạo hiểm của khách nội địa ứiường thấp hcm so với
khách du lịch quốc tế.


Khách du lịch nội địa thưènag mua các mặt hàng đặc sản
của địa phương để làm quà như áo dài, nón Huế, hải sản khơ
Cửa Lò, nem chua và dừa Thanh Hoá, đèn lồng Hội An, gốm
Bát Tràng, kẹo dừa Bến Tre, trái cây miền Nam ...để làm quà
và rất nhạy cảm trước mỗi biến động cùa giá cả tại nơi du lịch.


<i>Cảc con số yêu thích</i>


Người Việt nói chung, nhiều người thích con số 9, số 8,
một số khác thích số 6 hoặc 7, đơi khi cũng có người khơng coi
frọng ý nghĩa của các con số.


<i>Một số điều kiềng kị phổ biến</i>


Có người gàn trước lúc đi xa.
Ra ngõ gặp gái.


Gưcmg vỡ.


Chải đầu ữên xe ôtô.



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>4.S.4. Đặc điểm tâm ỉỷ khách du lịch theơ nghề nghiệp</i>
<i>Khách du lịch là thương gia</i>



Tầng lớp buôn bán nhò ở Việt Nam phần lớn là phụ nữ.
Họ nhiệt tình tham gia các lễ hội tôn giáo ngắn ngày, đặc biệt
là các lễ hội cùa địa phương; Những người buôn bán nhỏ
thường tin vào sức mạnh cùa các lực lượng siêu nhiên, thích
đi lễ ờ các chùa chiền, tôn sùng thần thánh. Một số có thể đi
lễ cả đêm tại một số đền, chùa linh thiêng theo lời đồn đại cùa
bạn bè.


Loại hình du lịch được lựa chọn tiếp theo là du lịch
thương mại và du lịch sinh thái. Những người buôn bán thường
đi du lịch từng nhóm theo đơn vị kinh doanh, theo phường
hoặc gia đình tự tổ chức; Họ thường tự mang theo ứiửc ăn, đồ
uống và kết hợp mua sắm nhiều hàng hoá tại các chợ biên giới
khi đi du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>Khách du lịch là tằng lớp tri thức</i>


Đối tượng này bao gồm các giáo viên, các nhà nghiên cứu,
bác sỳ, nhà báo... Họ là những người lịch sự trong giao tiếp,
muốn được người khác tơn trọng, có u cầu cao về chất lượng
dịch vụ nhưng ít khi to tiếng chỉ trích ngưdi phục vụ. Họ thích
tìm hiểu về văn hố, lịch sử và mơi trường sinh thái của địểm đu
lịch. Phần lớn những du khách này làm việc ở thành phố ồn ào,
do đó họ muốn được nghỉ đưổmg ở những nơi có phong cảnh
ứiiên nhiên đẹp, hoang sơ, yên tĩnh, khơng khí trong lành.


Ngày nay, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thường tổ chức
hội thảo, học tập kết hợp với giao lưu, giải ừí tại các khu du lịch
có cơ sờ vật chất hiện đại phục vụ cho hội họp như: Có hội
trưcmg lớn, bẫi đỗ xe, thiết bị nghe nliìn, cơng nghệ thơng tin....



<i>Khách du ỉịch ỉà cơng nhân, viên chức nhà nước</i>


Tầng lớp công iđiân viên chửc nhà nước hiện nay thu nhập
tương đối thấp, do đó họ thường đi du lịch theo cơ quan, dưới sự
tài trợ của cơng đồn hoặc chỉnh quyền. Những du khách này
này tính tình cởi mờ, đơn giản, nhiệt tình và khơng cầu kỳ. Du
khách là cơng nhân tíiường chi tiêu tiết kiệm, hay cười nói to,
phản ứng cơng khai trước những thay đổi về giá cả, chất lượng
hoặc thay đổi về chương ưình đẵ kí kết. Mục đích chính của họ
khi đi du lịch là để phục hồi sức khoẻ. Có hai loại hình du ỉịch
được họ lựa chọn nhiều nhất lả du lịch biển và du lỊch sinh thái.
Họ ửiưèmg nghi tại các khách sạn 3 sao hoặc nhà nghi bình dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

các cơng trinh thế kỷ của đất nước và những cơ sờ sản xuất mà
họ quan tâm.


<i>Khách du lịch là nơng dân</i>


Người nơng dân Việt Nam vốn có lịng u nước nồng nàn,
qúy trọng tình cảm, chất phác, thật thà, cời mở, dễ gần nhung
một số người còn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trưịng, thiếu
chính xác về giờ giấc và hay cười nói ồn ào nơi công cộng.


Trong xã hội Việt Nam hiện nay, nông dân có thu nhập
thấp vì thế nhu cẩu du lỊch của họ còn bị hạn chế. Rất nhiều
người trong sổ họ chưa bao giờ được đi du lịch nước ngoài, đu
lịch xuyên Việt hoặc đi bằng máy bay. ở miền Bắc, họ thường
tổ chức chuyến đi bằng ô tô về thăm quê Bác, thăm lăng Bác
Hồ, thăm một sổ di tích lịch sử, bảo tàng và di tích chiến trường


xưa...Họ thường mang theo thức ăn, đồ uống, chi tiêu rất tiết
k iệ m v à m u a sá m n h ữ n g m ó n q u à g iả n d ị n h ư b á n h đ ậ u x a n h ,
áo phông, mũ hoặc túi xách tay có in hình lăng Bác, in hinh
chùa Một CỘI. Nông dân Miền Nam thường đến thăm thành phố
Hồ Chí Minh, Huế, địa đạo Củ Chi, các chùa ỉớn và thắng cảnh
nổi tiếng <i>ờ</i> miền Nam...


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<i>Khách du lịch ià tầng lớp sinh viên</i>


Tầng lớp sinh viên là những người sơi nổi, nhiệt tinh, thích
ứiani gia các hoạt động bề nổi và thích khám phá những điều mới
lạ ở điểm đến. Các loại hình du lịch được yêu thích ià du lịch
điền dã, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Sinh
viên hào hứng tham gia các hoạt động ngoài trời như đốt lửa trại,
múa hát tập thể, lội suối, ieo núi hoặc ứiam gia vào các hoạt động
sản xuất của làng nghề, giao lưu với dân cư địa phương...Trong
các loại ưị chô tại điểm du lịch thì trị chod mạo hiểm, gây cảm
giác mạnh được thanh niên u thích hom cả.


Sinh viên ihưịmg đi du lịch kết hợp với đi thực tế do nhà
trường tồ chức. Đôi khi họ tự tồ chức đi cùng bạn bè hoặc gia
đình. Đối tượng này ứiường không sử dụng các dịch vụ cao cấp,
thích tiêu dùng sản phẩm có chất lượng trung bình.


4.6. Đặc điễm tâm lý khách đu lịch một số nước ĐÔDg Nam Ả


<i>4.6.1. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Cămpuchia</i>


+ <i>Đôi nét vể đất nước Cămpuchia</i>



Vưootìg quốc Cănipuchia nằm trên bán đảo Đông Dương.
Phía Đơng tiếp giáp với vùng Tây Nam nước Việt Nam; phía
Đơng Bấc tiếp giáp với Lào; phía Tây tiếp giáp Thái Lan; phía
Nam Cămpuchia thơng ra Vịnh Thái Lan.


Sơng ngịi, ao hồ ở Cămpuchia chằng chịt khắp nơi. Trong
đó có Biển Hồ với hình dáng một chiếc vĩ cầm dài tới 110 km,
nơi rộng nhất 35 km.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

mùa: Mùa mưa và mùa khô. Điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi
cho sự phát triển của nghề trồng lúa nước, đánh cá và săn bắn.
GDP tính ữieo đầu người là 2.066 đô la Mỹ/năm. (2008).


Bằng các di vật cổ, các nhà khoa học cho rằng người
Khơme cổ đã định cư trên lãnh thổ Cămpuchia tò khoảng giữa
thiên niên kỷ I (TCN).Quổc gia đầu tiên cùa Cămpuchia là
vưcmg quốc Phù Nam được sát nhập với vương quốc Chân Lạp
vào thế kỷ VII. Trong lịch sử, ngưòri Cămpuchia đã từng anh
dũng chiến đấu chống lại các đế quốc Pháp (Từ 1863 đến 1945),
Mỹ (Từ 1954 đến 1975) và tập đoàn phản động Pônpôt - lêng
Xary (Từ 1975 đến 1979).


Ngày 24/9/1993; Vương quốc Cămpuchia được thành lập.
Cămpuchia hiện nay theo chế độ Quần chủ lập hiến và có hai
Đảng: Đảng Bảo hồng và Đàng nhân dân Cămpuchia.


Tính đến năm 2008, dân sổ Cămpuchia là ỉ 4,2 triệu người,
với 12 tộc người nhưng tất cà đều được gọi là người Khơme.
Người Khcrme Căng đan (Khơme giữa) chiếm khoảng 90% dân
số. Họ có vóc người tầm thước, da ngăm đen, ưán thấp, môi


dày, tóc đen, xoăn tự nhiên. Các tộc người khác: Malai, Chăm,
Lào, Miên, Thái...


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Trong tín ngưỡng dân gian Cămpuchia có tục thở tKẩn
rắn bẩy đầu Niak, thần Niak giữ vị trí hàng đầu trong các
nghi lễ nông nghiệp. Đây là vị thần cùa sự hoà nhập đất nước,
quyết định sự no đói, giàu nghèo và là vị thần bào hộ sự
trường tồn của xứ sở.


Cămpuchia có nhiều cơng trình kiến trúc cổ kính. Người
Cãmpuchia đã thể hiện niềm tin tôn giáo, sự tinh tế và khát
vọng sống hoà binh trong các cơng trình kiến trúc của mình.
Điển hình là hệ thống đền Ăngkovát được xây dựng từ năm
1113 - 1150 để thờ các vị thần và nhà vua.( Đền Ăngkovát là
một công trình hồnh tráng, rộng 1500m và dài 1300m với
hơn. 2000 tác phẩm điêu khắc trên những phiến đá lớn.
Trong đó tác phẩm tiên nữ Apsara với vũ điệu tuyệt vời và
bức tượng Phật bốn mặt là những tác phẩm điêu khắc nổi
tiếng).


Sau khi bị chiến tranh tàn phá, vào thế kỷ thứ 13, nhà vua
Cămpuchia đã cho trùng tu lại đền Ảngcovát và xây thêm đền
Ăngcothom. Trung tâm của nó là đền Bayon đẹp nổi tiếng,
cao 43m, với 54 ngọn tháp bao quanh. Những cơng trình kiến
trúc độc đáo này dã được công nhận là di sản văn hoá thế giới
và thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan.


+ <i>M ội số đức tính tiêu biểu của người Cămpuchia</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

có một sơ nét tính cách tương đơng với dân cư các nước khác


trong khu vực. Đó là tính cần cù, giản đị, chất phác, sống tình
nghĩa. Họ thưỏmg giúp đỡ nhau ữong công việc đồng áng, trong
việc xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, và làm thủy lợi. Người
Cămpuchia rất hiếu khách, họ tiếp khách thập phưcmg ờ Sala
(nhà khách công cộng). Mỗi làng đều có 1 Saỉa, đó là ngôi nhà
sàn cao, rộng và giản dị. Nó được dùng làm nhà hội họp, vui chori
và đón khách. Người Cămpuchia ln tôn trọng người già và các
vị sư sãi. Họ coi ữọng tính khiêm tốn, lịng ttung thực và ưa thích
sự dí dỏm. Người Cămpuchia quan niệm; Ngưòd chân chính,
lương thiện là người khơng khoe khoang, khơng khốc lác, khơng
xấc xược hay hung ác, không dối trá để tăng giá trị của bản tìiân.
Tuy nhiên đo bản tính chất phác, thật ửià, dễ tin người nên đôi khi
người Cămpuchia đánh giá một sổ sự việc cịn thiếu chính xác.


+ <i>Đặc điểm giao tiếp của du khách Cămpuchia</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

+ <i>Nhu cấu</i> và <i>sở thích</i>


Người Cămpuchia thường quấn quanh ngưònỉ bằng một tấm
vài rộng (được gọi là tấm Sampốt) và buộc giữa hai chân. Phụ nữ
hay mặc xà rông dài từ ngực xuống. Trong những ngày hội, phụ
nữ ứiường quấn một tấm Sampốt có màu sặc s5, cổ chồng Ichăn
lụa đị, mang đồ trang sức và tay cầm dù lụa trắng. Họ buộc thắt
lưng màu xanh hoặc pha bằng nhiều màu sặc sỡ. Nét độc đáo nhất
cùa y phục Khơme là chiếc khăn chồng (Krama) được dệt kẻ ơ
bàng sợi cỏ ba màu: xanh nước biển, trắng và đỏ sẫm. Người
Cămpuchia ửiường quấn khăn lên đầu hoặc quàng lên cổ.


Vào ngày lễ, người Cămpuchia thích được ăn các món: Cha
ka dao, gà nấu ka ry, porohôc, kho tice. Ngày thường người


Cămpuchia ăn cơm với các món: Thịt lợn, canh chua, cá nướng
với xoài và các loại mắm (2 món mẳm nổi tiếng là Prahoc và
Tuktrây). Người Cămpuchia còn ăn rất nhiều côn trùng, phổ
biến nhất là dế chiên, nhện chiên. Các món ăn của họ ngọt hơn
so với các món ăn Việt Nam, có nhiều vỊ cay và thơm. Họ cũng
ăn phở và nem như Việt Nam. Tuy nhiên khác với Việt Nam, họ
cho thêm giá đỗ và rau vào phở và gọi là món “Cui tiên”. Khách
du lịch Việt Nam đến Cămpuchia rất thích hai món đặc sản là cá
lóc Biển Hồ và chè Thốt nốt. Đến Việt Nam, khách du lịch
Cãmpuchia rất thích các món hải sản, đặc biệt là tơm, cua vì
nguồn hải sản của Cămpuchia rất hiếm. Sau bữa àn họ uống
nước trà giống như người Việt Nam. Khi đi du lịch họ chọn đồ
uổng là bia, rượu và Lavie.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

đại thành một vòng to dể quàng vào cổ khách. Các mặt hàng lưu
niệm được yêu thích ở đây là íượng Phật bổn mặt, tượng điêu
khắc tiên nữ Apsara.


Trên bàn thờ (Pelika) ở Cămpuchia, mọi đồ lễ đều được ấn
đ ịn h là 5 (5 ngọn n ế n , 5 n é n h ư ơ n g , 5 b á n h b ỏ n g , c â y COTĨI lễ có
5 tầng...) Con số 5 iinh thiêng là biểu tượng cho lịng kính trọng,
biết cm đối với PreH Put - thần phật. PreH thoa - kinh sách. Pre
Xông - nhà sư. Mia đa - thân mẫu. Bây đa - thân phụ.


+ <i>M ột số điều kiêng kỵ phổ biến của người Cômpuchỉa</i>


Kỵ thắp hương với các số chẵn.


Kiêng véo tai hay gõ lên đầu người khác vì họ cho ràng tinh
tuý của linh hồn được đặt ở trong đầu.



Không tặng đồ vật có màu tím vì người Cămpuchia cho
ràng màu tím biểu thị sự đa tình, khơng chung thuỷ.


Không biểu lộ sự thân mật thái quá đối với phụ nữ trước
đ ô n g n g ư ờ i.


Những người theo Đạo Phật “Kiêng không sát sinh, không
ữộm cấp, khơng tà đâm, khơng nói bậy, khơng uống rượu”.


+ <i>M ột số ngày ỉễ chính của Cãmpuchia</i>


Lễ hội lớn nhất của người Khơme ỉà lễ hội năm mới, còn
gọi là lễ hội Chôn chơ năm thơ mây vào các ngày 13, 14, 15
tháng 4 dưcmg lịch. Vào những ngày này, người Cămpuchia tổ
chức nhiều trò chữi truyền thống nhu ném còn, kéo co, giấu
khăn, múa nai, múa khỉ, múa lăm vông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Kỷ niệm ngày sinh quốc vương Norodom Sihanouk;
Ngày 18 tháng 6.


<i>4.6.2. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Thái Lan</i>
<i>Đôi nét về đẩi nước Tháỉ Lan</i>


Thái Lan có diện tích 513.115 km, lớn thứ 2 trong khu vực.
Phía Đơng giáp ĩ.ào và Cămpuchia, phía Tây giáp Mianma, phía
Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaixia.


Đất nước này nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Thái Lan nằm trên các trục


giao thông quan trọng nối các đại dương và các châu lục nên có
vị trí hết sức thuận lợi cho sự phát ừiển các ngành dịch vụ vận
tải, du lịch và ứiưcmg mại.


Người Thái có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Dân
sổ hom 63 triệu người (2007). Trong đó dân tộc Thái chiếm75%,
ngưòd Trung Quốc 14%,còn lại là các dân tộc khác. Hiện nay,
đạo Phật là Quốc giáo, người theo đạo Phật chiếm 95%, đạo Hồi


Sun-ni chiếm 4%


Hiện cả nước có hai vạn bảy nghìn chùa, trong đó nhiều
chùa đẹp rực rỡ, kiến trúc độc đáo (chùa Vàng, chùa Thiếu Lâm
Tự...). Trưòmg tiểu học được đặt trong chùa và có các rứià sư
tham gia giảng dạy. Tất cả các thanh niên đến tuổi trưởng thành
đều phải cắt tóc đi tu ít nhất là ba ứiáng để học Đạo và báo hiếu
cha mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Khác với các quốc gia láng giềng, từ giữa thế kỉ XVI Thái
Lan đã chủ động mờ cửa với nhiều quốc gia hùng mạnh khác để
không nước nào có thể độc quyền trị vì Thái Lan. Nhờ chính
sách ngoại giao khơn khéo, nước này đã tránh được quá trình
thực dân ho á.


Ngày nay, Thái Lan theo thể chế quân chủ nghị viện, Nhà
vua là nguyẻn thủ quốc gia vả là tổng tư lệnh quân đội.


Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đẩu
thế giới và có ngành du lịch phát triển mạnh. Nền công nghiệp
bao gồm các ngành dệt, may mặc, điện tử ...



GDP tính theo đầu người 8225 đơ la Mỹ (2008)


<i>Một số nét tính cách dân tộc Thái</i>


Do ảnh hường của đạo Phật và nền văn minh nông nghiệp
lúa nước lâu đời, người nông dân Thái rất giản dị, hiền hoà, độ
lượng và mến khách. Mọi cách xử thế của họ đều hướng về tích
bun (cái thiện), bỏ bạp (cái ác). Quan niệm về luân hồi, nhân
quả chiếm ưu thế trong tư tường của người dân Thái. Họ sẵn
lòng giúp đỡ người khác không tiếc công sức, tương ượ nhau cả
về tiền bạc và trà ơn khi có dịp.


Lịng tơn kính là một truyền thống khó phai nhạt ờ người
Thái. Nó được biểu hiện ở;


Lịng tơn kinh Vua, cho rằng Vua và Hồng hậu lả đấng tối
thượng. Vào ngày lễ, người ta ưeo ảnh Vua và Hoàng hậu khắp
các đường phố.


Lịng tơn kính các vi sư xuất gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Sự tơn kính của người cấp thấp với ngưịà cấp cao (già làng,
ơng bà...)


Tính điềm đạm và kín đáo cũng là một đặc điểm khá rõ nét
của người dân Thái. Một số người còn kiềm chế đến mức nhẫn
nhịn khi có những ý kiến bất đồng. Sự mềm dẻo và linh hoạt
ừong chính sách đối ngoại của Thái Lan là một trong những
nguyên nhân giúp cho họ tránh được các cuộc xâm lược của


ngoại bang.


Ngày nay, bước vào con đường hiện đại hoá, văn hoá
Phương Tây đã thâm nhập vào lối sống cùa người Thái. Nhịp
điệu sổng cùa tíiủ đơ Băng Cốc cực kỳ hối hả, con người cũng
trở nên năng động theo nhịp sống ấy. Người ta tìm đến các khu
vui chơi giải trí, chùa chiền, bào tàng, rạp hát, bãi biển, đi du
lịch nước ngoài...để giài toả căng ứiẳng. Các hoạt động giải ữí
vào ban đêm và cuối tuần ở thù đô cực kỳ nhộn nhịp. Tầng lớp
ừé bây giờ ữiích mặc quần bò, nhẩy Disco, nghe nhạc Rock,
nhạc Jazz, nhạc Pop. Những người không theo kịp nhịp sống
hiện đại thưịrng có phản ứng tiêu cực, theo số liệu thống kê năm
1991, cứ 100.000 dân tìii có 7 người tự tử vì khơng kịp thích
ứng sự thay đổi gấp gáp tị nghề nơng nhàn sang lối sống cơng
nghiệp.^®


Có thể nói người Thái có những đặc điểm khá mâu thuẫn.
Một mặt họ dạy cho học sinh những giáo huấn của đạo Phật về
tích thiện, bỏ ác; Ai đi vào chùa cũng phải mặc kín đáo. Mặt khác


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

họ lại cho phép tồn tại công khai sự phát triển của loại hình du
lịch Sex. Nhừng nữ thanh niên tham gia vào hoạt động này ăn
mặc hờ hang, đi lại nhan nhản trên những khu phố “đỏ” để chào
mời khách, một số nam giới phải chịu đựng những cuộc phẫu
thuật đau đớn và uống hc mơn nhiều năm để chuyển đồi giới
tính thành những chàng PêĐê rứiằm kinh doanh và mua V III cho


khách du lịch. Trong góc nhỏ của xã hội Thái, một bên là những
người nông dân hiền lành, chất phác; Và một bên là giới trẻ với
những điệu nhảy bốc lửa và lối sống Uìực dụng kiểu Phương Tây.



<i>Đặc điểm giao tiếp của du khách Thải Lan</i>


Ngưcá Thái thường gọi nhau bàng tên, không bắt tay hoặc ôm
hôn khi gặp mặt mà chắp tay trước ngực rồi cúi đầu vái chào “Sà
goặt đi kha” (chào c h ị), “Sà goặt đi khắp”(chào anh), “Sà goặt đi
tìa” ( chào Pêđê)... Động tác vái được dùng cả khi tạm biệt, xin lồi
và cảm cm. Cách nói của nguời Thái khá nhỏ nhẹ, mềm mòng.
Trong lờ i nói ln xuất hiện ưr “khrắp” nghĩa là dạ, vâng ạ. Đối với
ngưòd cao tuổi họ luồn tỏ thái độ lễ phép và cung kính. Ngưịd Thái
khơng hay nói chuyện ồn ào trên xe, khơng to tiếng hay cười đùa
hết cõ nơi cơng cộng. Người lái xe tíiì xếp hàng trật tự khi bị tắc
đường vả khơng bấm cịi ầm ĩ ừ-ên đường đi.


Khi có những khúc mắc nội bộ, ngưỏd Thái tìũên về cách thuyết
phục mềm mỏng, coi ừọng tinh cảm vả đề cao tính cộng đồng.


<i>M ột số nhu cầu, sở thích của người Thái</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

đầu năm 2006 đã cỏ 69.789 lượt khách đến Việt Nam. Họ
thường đến thành phố Hồ Chí Minh, đi thăm Huế, Hạ Long.


Các món ăn Thái rất độc đáo, chúng được chế biến bàng
nhiều loại nguyên liệu và sử dụng nhiều gia vị khác nhau. Các
món ăn của họ thường rất cay và được trưng bày khá cầu
kỳ...Đến Việt Nam họ rất thích các món lẩu, đặc biệt là lẩu hải
sản...Khác với người châu Âu, trên đường đi du lịch họ rất hay
ăn vặt. Phụ nữ thích ăn chè, uống nước dừa tưoi hoặc Cơcacơla,
cịn nam giới cũng thích uống bia, rượu như những người đàn
ông châu Á khác. Khi đi chơi, phụ nừ Thái thích mặc váy diêm


dúa, kiểu cách, cịn thanh niên thích mặc áo phơng quần bị.


Người Thái nhiệt tình với nhiều môn thể ứiao. Môn bốc
hạng cân nặng, quyền Anh, cẩu mây được hâm mộ hơn cả, tiểp
đến là bóng đá, thả diều, điền kinh, đua xe đạp, bóng bàn, Vào
thời gian rỗi, du khách Thái Lan ứìích đọc báo, đánh bạc, xem
ca nhạc hoặc xem phim Mỳ.


Biểu tượng của Thái Lan là voi ữắng. Khách du lịch đến Thái
Lan ứiường mua tượng voi frắng hoặc mặt dây chuyền là tượng
Phật bốn mặt được thinh trong chùa về iàm kỷ niệm cho chuyến đi.


<i>M ột số điều kiêng kị của người Thải</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Không ngồi chĩa chân vào người khác hoặc dùng chân để
đá bất kỳ vật nào.


Không được vi phạm luật cao thấp: Không được đứng cao
hơn người lớn tuồi, hoặc có địa vị cao hơn. Không vút mũ
xuống đất, không xoa đầu người khác (chỉ có nhà vxia mới được
làm điều đó).


Khơng phê bình chế độ qn chủ, bài bác đạo Phật hoặc chì
trích nhà vua.


Người Thái khơng ăn thịt chó, rùa, rắn, lươn, trứng vỊl lộn.
Trên đấi Thái, du khách Việt khơng nên nói từ “Mệt hỉ”,
“Mỏi hì" vì tiếng phát âm cùa từ “Hi” trong tiếng Thái có nghĩa
là một bộ phận kín trên cơ thể. Khơng nên cười nói ồn ào trên ơ
tơ, khơng bấm cịi xe ô tô inh ỏi trên đường phố.



<i>M ột sổ ngày lễ của Thái Lan</i>


Năm mới truyền thống của Thái Lan được gọi là SongKran
(từ 12 đến 14 tháng 4 dương lịch).


Lễ đăng quang cùa vua Rama IX: Ngày 5 tháng 5.
Phật đản: Rằm tháng 4 (âm lịch).


Ngày quốc khánh (mừng sinh nhật vua Rama IX); Ngày 5
tháng 12.


Ngày sinh nhật Hoàng hậu Xirikít (cịn gọi là ngày bà mẹ):
Ngày 12 tháng 8.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

đường xích đạo, nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dưcmg, nối
châu Á với châu Đại Dương. Vị trí nói trên rất thuận lợi cho sự
phát triển cơng nghiệp đóng tầu, cơng nghiệp lọc dầu, thương
mại và du lịch cùa đất nước này.


Trên quần đảo này chi có 1,9% diện tích đã được canh tác,
4,5% diện tích là rừng và có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Với
diện tích q nhỏ, Xingapo khơng có đủ nước ngọt mà phải nhập
khẩu từ Malaixia (khoảng 50% lượng nước).


Xingapo có khí hậu nhiệt đới ẩm ướí, từ tháng 11 đến tháng
1 năm sau là ứiời điểm mưa nhiều nhất.


Đầu thế kỷ XV Xingapo chi một thuộc địa của Xiêm. Đến
năm 1819 người Anh đã cho xây dựng trên vùng lảng chài này


một ứiành phố hiện đại. Năm 1826 nó bị sát nhập vào đế quốc
Anh, năm 1942 bị quân Nhật chiếm đóng. Năm 1963 Xingapo
liên kết với Malaixia, Sabah, Sarawak hợp ứiành Liên bang
Malaixia. Năm 1965 Xingapore tách khỏi Liên bang, frở thành
quốc gia có chủ quyền. Năm 1993 tổ chức bầu cử tồng thống
trực tiếp lần đầu tiên. Hiện nay, Xingapo ứieo thể chế cộng hoà
tổng ứiống.


Dân số năm 2008 là 4.839 triệu. Thành phần dân số bao
gồm người Hoa (76,7%), người Malai (14%), người Ân độ
(7,9%) và các dân tộc khác (1,4%).


Thành phần tôn giáo ờ Xingapo rất đa dạng, trong đó có
Đạo Phật, Đạo Hồi Sim-ni, Thiên Chúa giáo và đạo Hinđu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

cao những giá trị văn hố cùa người Phương Đơng, đặc biệt là
Đạo Khổng.


Kinh tế Xingapo chủ yếu dựa vào tài chính, thương mại,
dịch vụ vận chuyển và du lịch. Xingapo là trung tâm lọc dầu và
trung tâm đỏng tàu lớn thứ 3 trên thế giới (với 60 nhà máy đóng
tàu), đồng thời là nước sản xuất ổ cứng vi tính chiếm 77% tổng
sản lượng the giới. Hiện có 200 ngân hàng nước ngoài đặt ờ
nước này. GDP tính theo đầu người năm 2008: 51.142 đơla Mỹ


<i>M ội sổ đặc điểm tính cách của người Xingapo.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

trọng luật pháp, những hành vi gây ô nhiễm môi trường đều bị
phạt rất nặng; Nhờ vậy họ đã làm cho đất nước mình sạch, đẹp
như một vườn hoa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du


lịch. Người Xingapo luôn tự hào về đất nước mình, tự tin, lạc
quan về tương lai.


<i>Đặc điểm giao tiếp của du khách Xingapo</i>


Trong công việc người Xingapo nói tiếng Anh ỉà chù yếu,
khi đi đu lịch họ ít khi nói tiếng Trung hay tiếng Malai. Người
Malai ờ Xingapo không trùm kín mặt, một số người cịn mặc
quần bị, áo phơng thay cho những chiếc váy. Trong giao tiếp,
họ ứiường bắt tay theo kiểu Phưcmg Tây, không ôm hôn, không
chắp tay vái như người Thái. Khi mua sắm hoặc đợi xe noi công
cộng, người Singapore xếp hàng rất ứật tự, không chen lấn, xồ
đẩy nhau. Họ rất kín đáo trong việc bày tỏ tình cảm với người
khác giới. Phong cách giao tiếp nhìn chung giống như người
Trung Hoa nhưng phụ nữ được đổi xử ngang hàng với narn giới.


<i>Một số sở thích của người Xỉngapo</i>


Sở thích ăn uống của mỗi người phụ thuộc vào nguồn gốc
dân tộc và tôn giáo của người Xingapo. Tuy được sống trong
một xâ hội hiện đại nhưng những người Hồi giáo vẫn tián ứiủ
chật chẽ những quy định của tôn giáo này. Nhà hàng Hala(được
cấp chứng chi) là nơi chuyên nấu món ăn dành riêng cho người
theo đạo Hồi. Để phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhiều người
đã quen dùng bữa ừưa với các món ăn nhanh ứieo kiểu .


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Nhiều người thích màu đị, màu vàng và các con số đẹp
theo quan niệm của người Trung Quốc.


Loài hoa Vanda Miss ioaquim (còn gọi là hoa Agnes) được


tơn !à quốc hoa vì tính chất cùa nó nở suốt bốn mùa biểu trưng
cho sự nỗ lực của con người Xingapo. Con vật biểu tuợng của
Xingapo là sư từ.


<i>N hững điều kiêng kị của người Xingapo</i>


Người Xingapo tuỳ theo nguồn gốc dân tộc mà có những
điều kiêng kị riêng. Chẳng hạn người Hồi giáo không sử dụng
tay trái khi ăn, không mặc áo ngắn tay khi tiếp khách, không đi
giày vào nhà hoặc các đền đài tôn giáo, (xem thêm 3.2.3).
Chúng ta không nên hỏi họ những gi liên quan đến phụ nữ và
tơn giáo.


Ngồi ra họ cịn có những điều kiêng kị chung như:


Không nhận quà biếu dưới bất cứ hình thức nào vì quan hệ
cơng việc.


Khơng gây mất vệ sinh nơi công cộng.
Không bài bác tôn giáo.


Không để thừa nhiều thức àn trong các bữa ăn tự chọn,


<i>M ột số ngày lễ chính trong năm</i>


Lễ mừng năm mói của người Trung Quốc được tổ chức
trong hai ngày đầu tháng giêng. Vào ngày này, trong các khu
phố cùa người Hoa, hàng írãra kiều đèn lồng rực sáng với các
kiểu trang trí truyền thống khác nhau,



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Lễ hội Hari Raya Puasa cùa người Hồi giáo được tổ chức
vào tháng 1.


Lễ hội ẩm thực (tháng 7).


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>CHƯƠNG V</b>



Đặc điểm tâm iý của khách du lịch một số nước


châu Âu, châu ú c và Bắc Mỹ



<b>5.1. Đặc điềm tâm lỷ khách du lịch là người châu Âu và</b>
<b>Bắc Mỹ</b>


Người châu Ầu và Bắc Mỹ tính cách sôi nổi, hay bộc lộ suy
nghĩ hoặc tình cảm của mình ra bên ngồi, kể cả tình cảm thầm
kín giữa nam và nữ. Khi xem các chương trình biểu diễn tại
điểm du lịch, họ biểu lộ sự thích thú cùa mình bàng những tràng
vỗ lay nồng nhiệt hoặc lác lư thân mình và hai cánh tay theo
điệu nhạc. Cách diễn đạt suy nghĩ cúa họ rõ ràng, thẳng thắn,
khơng vịng vo, đầy ẩn ý như người châu Á. Đối với họ, mọi
cam kết chỉ có giá trị khi nó đã trờ thành văn bản.


Du khách châu Âu và châu Mỹ đều có thói quen àn ở sạch
sẽ, thực hiện chưoTig ưình du lịch đúng giờ và đòi hòi cao về
chất lượng các dịch vụ. Phần lớn du khách lả thanh niên thích
phiêu lưu, mạo hiểm và trải nghiệm các cảm giác mạnh ưong
những trò chơi mạo hiểm hoặc qua những bộ phim kinh dị. Họ
ỉà những ngưỏri có tínlì tổ chức cao, tơn trọng luật giao thông,
yêu động vật và tôn trọng phụ nữ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Phong Nha, biển Nha Trang, Mũi Né, Sa Pa...Khi nói về món
ăn Việt Nam, du khách thường khen món phở bị, nem rán, chả
cá Lã vọng, hải sản tươi vả các loại trái cây nhiệt đới nhu chuối,
xồi, thanh long...Nhiều ngưịi muốn được trực tiếp xem người
đầu bép chế biến món ăn Việt Nam tại các nhà hàng hoặc hội
chợ ẩm thực.


Cả hai loại du khách này đều ứiích tìm hiểu những nét đặc
sắc của văn hố Việt Nam nói riêng và mua sắm các sàn phẩm
văn hoá mang đậm sắc thái phưcmg Đơng nói chung. Đặc biệt,
họ thích trải nghiệm những cảm giác lạ và thú vị chỉ có được khi
ờ Việt Nam như gõ trên những chiếc cồng của người Tây
Nguyên; Thử rung lên những phím đàn Tơ rưng; Mặc áo dài, đội
nón lá, đi xích lơ; Được tự mình thả đèn hoa đăng trên sơng
Hồi; Thử quay chiếc cối xay gạo làm bằng ưe và cuốc đất bàng
chiếc cuốc thô sơ của người nơng dân. Thậm chí, có những
thanh niên còn muốn thử quấn ưăn frên cổ và tắm trong các nhà
tám quây bằng tre trong miệt vưòoi Nam Bộ.


Tuy nhiên, giữa khách Âu và Mỳ cũng cỏ một số đặc điểm
khác biệt. Khách du lịch là người Mỹ trực tính hơn, tính thực
dụng cao hơn. Họ coi trọng tự do cá nhân, khơng thích bị ràng
buộc bởi gia đình và quá khứ. Còn đu khách châu Âu là thường
là những người lãng mạn và say mê nghệ thuật.


<b>về </b>

sờ thích màu sắc, theo một cơng ttình nghiên cứu, hơn
50% đân sổ phưong Tây thích màu xanh da ừời, 20% ưa mầu
lục và chi có 1<i>0%</i> ưa màu đỏ.^*


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>5.2. Đặc điểm tâm lý khách đu lịch lả ngưdi Mỹ</b>



<i>5.2.L Đôi nét về nước Mỹ</i>


+ Điều kiện tự nhiên


Nước Mỹ nầm ở vùng Bắc Mỹ. Diện tích 9.809.155km^
(gần gấp đơi diện tích châu Âu) và có nhiều tài nguyên thiên
nhiên đạt kỳ lục về kích thước. (Ngọn núi cao nhất Mỹ: Núi
Mount Mc Kinley - cao 6198m thuộc bang Alaska. Sông đài
nhất Mỹ: Sông Mississippi - đài 3766m.


Hang dài nhất thế giới; Hang Mammoth ở Kentucky dài tới
556.8 km.


Núi lửa lớn nhất đang hoạt động ờ Ha-Oai có chiều rộng tới
120 km.,.)


Hơn 25% điện tích nước Mỹ là đồng cỏ thuận lợi cho chàn
ni và hon 30% diện tích là rừng; Ngồi ra Mỹ cịn có rất giàu
tài nguyên: Quặng sắt, kẽm, vàng, uranium, than đá, đầu mỏ,
đồng, bạc, bơ xít...


Khí hậu nước Mỹ chủ yếu là khí hậu ồn đới, riêng tại Hawaii
và Plorida có khí hậu nhiệt đói và Alaska có khí hậu hàn đới.


Tóm lại, diện tích đồng bằng rộng lớn và tài nguyên thiên
nhiên phong phú đă tạo điều kiện ứiuận lợi cho sự phát triển
kinh té của Mỳ; Đồng thời góp phần hình tìhành nên một số đặc
điểm tâm lý của người Mỹ.



Điều kiện xã hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

một quốc gia đa sắc tộc. Ngày <i>AlllM K i,</i> 13 bang đầu tiên tuyên
bố độc lập, thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ năm 1809
đến năm 1865 điễn ra nội chiến giữa Nam và Bắc Mỹ. Trong
lịch sử, Mỹ đã từng can dự vào nhiều cuộc chiến tranh với các
nước như Triều Tiên, Li Băng, Nam Tư, Goatênala, Panama,
Irăc và Việt Nam.


Trong lịch sử nước Mỹ đă nhiều lần diễn ra các cuộc đấu
tranh của những tư tường đối lập. Người đầu tiên đấu tranh và
tuyên bố xóa bỏ chế độ nô iệ (1858) là Tổng thống Abraham
Lincoln. Sau đó là phong ừào đấu ữanh chong phân biệt chủng
tộc, đòi quyền bình đẳng do một người Mỹ gốc Phi là Martin
Luther King đứng đầu. Năm 1960 Tổng thống Kennedy đã
tuyên bo việc phân biệt chủng tộc là bất hợp pháp.


Hiện nay, nước Mỹ theo chế độ cộng hòa tổng thống, gồm
50 bang với dân số hơn 307 triệu người (2009). Trong đó người
đa trẳng chiếm 83,4%, người da đen 12.4%, người da đỏ 0,8%,
người châu Á 3,3%- ở Mỹ có hai đảng chính là Đảng Dân chủ
và Đảng Cộng hịa. Ngồi ra cịn có 58 đảng khác.^^


Mỹ cịn có nhiều tôn giáo khác nhau: Đạo Tin Lành chiếm
56%, Thiên Chúa giáo La Mă 28%, đạo Do Thái 2%, các đạo
khác 4%, còn lạị là những người khơng ứieo tơn giáo. Trong đó,
đạo Tin Lành chiếm địa vị thống trị với tất cả các giáo phái của
nó (Thanh giáo, Tân giáo).


Là đất nuớc của những người nhập cư, Mỹ có nền văn hóa


rất đa dạng phong phú. Marcus Vorpahl - nhà dân tộc học người


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Đức cho rằng Mỹ khơng có văn hóa dân tộc riêng. Đó là một thứ
văn hóa đa dạng, đa nguyên tổng hợp đù loại Ấu, Phi, Mỹ, Á. Tuy
nhiên, cũng có những sản phẩm văn hóa in đậm chất Mỹ, khơng
lẫn với bất kỳ nền văn hóa nào. Chẳng hạn HoiIywood và các bộ
phim kinh dị hoặc phim hành động với những kỹ xảo điện ảnh
hiện đại nhất hành tinh; Hãng phim Walt Disney với những cuốn
phim hoạt hinh bất hù cho trẻ em, Microsoữ và những sản phẩm
tin học hàng đầu thế giới.


<b>về </b>

kinh

<b>tế, </b>

Hoa

<b>Kỳ là </b>

cường quốc đứng đầu

<b>thế </b>

giới về

<b>phát</b>


triển kinh té và thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Các công
ty kinh doanh và cơng ty tư nhân đóng vai frò quyết định ừong
nền kinh tế Hoa Kỳ. Năm 2008 GDP tính theo đầu người là
46.859 USD (đứng ữiứ ba thế giới). Tuy nhiên, ưr năm 2008 đến
nay, Mỹ đang phải đối phó với nguy cơ tăng trường âm do ảnh
hường của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn nhất tìĩập kỷ
gây nên,


5.2.2. <i>M ột số đặc điểm tính cách của người Mỹ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

thành nên óc thực lế, tính năng động và lịng díóng cảm cùa nguời
Mỹ. Ngày nay yểu tố năng động vẫn chi phối cuộc sống hàng
ngày ưong giới kinh doanh.


Giữa thế kỳ 19, nhà tư tường người Pháp Alexis de
Tocqueville đã nhận xét rằng: ở Mỹ vật chất được coi trọng hơn
trí tuệ, ứiẩm mỹ và đạo đức. Sự thành đạt cả nhân được đo bằng
mức độ giàu sang, điều này sẽ dẫn đến tư tưởng tham lam, hám


lợi. Ông đã vạch ra 9 yếu tố của xã hội Mỹ là;


- Cá nhân chủ nghĩa.
- Tự đo chù nghĩa.
- Chạy ứieo lợi nhuận.


- Năng động bình quân chủ nghĩa .


- Sự điều chỉnh thường xuyên theo hướng tập quyền.
- Sùng bái lao động và thành đạt.


- Thích di chuyển và tốc độ.
- Đầu óc sáng tạo.


- Chuộng ứiực tiễn hơn lý ứiuyết,


Thực vậy, ngưèã Mỹ đề cao vai trò của mỗi cá nhân, tự
khẳng định năxig lực bản thân một cách công khai được coi là một
hành vi tích cực. Chù nghĩa cá nhân theo quan điểm của nguời
Mỹ không đồng nghĩa với thái độ ích kỉ, họ cho rằng con người
chi có thể phục vụ được xâ hội khi nào anh ta độc lập, tự do với
xã hội Người Mỹ muốn được tụ do kinh đoanh, tự do phát
biểu và thực hiện mọi khuynh hướng. Con cái thỉ muốn được tự


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

do làm ăn, cịn người già thì khơng muốn bị phụ thuộc hoặc trở
thành gánh nặng cho con cái. Đối với những ngưcã Mỳ, cảĩĩi giác
phải

chịu

ơn ai đó thục sự là một nỗi đau về

thể

xác; Nêu có thể,
họ phải tim cách trả ơn dưới một hình thức nào đó. Ngược lại họ
cũng khơng có thói quen hy sinh quá nhiều thời gian cho người
khác. Tham gia vào các tổ chức tự nguyện cũng là một biểu hiện

của chủ nghĩa tự do đó; Nguời Mỹ tham gia rất nhiều vào các các
câu lạc bộ, các tổ chức từ thiện, các hoạt động tập thể vỉ lợi ích
chung...


ở Mỹ ngưịi ta khơng lên án tiền bạc và sự thành đạt vật
chất, đặc điểm này được hình thành không chỉ bời điều kiện
sống mà còn chịu ảnh hưởng của Thanh giáo. Tôn giáo này
cho rằng nếu con người có đức tin, dũng cảm, khéo léo và cần
cù thì sỗ được Chứa sủng ái, ưở nên thành đạt, người giàu có
rất dễ được lên Thiên đàng. Vì thế ở Mỹ người ta làm việc cật
lực và sùng bái sự giàu có. Họ khơng ngần ngại tuyên bố
thẳng thừng thu nhập để người khác biết giá ư ị của mình.
Thậm chí vật chất có giá trị đến mức người ta có thể dùng tiền
nộp bảo lẵnh để khòi ngồi tù. Để diễn tả cảm giác hạnh phúc
người ta cịn nói rằng “I feel like a miHion dollars”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

hiện mạnh mẽ nhất ở tầng lớp trung lưu; Họ sẵn sàng đón
nhận leo lên hay tụt xuống trên các bậc thang xã hội. Khơng
khí cạnh tranh gay gắt đã buộc người Mỹ phải nồ lực làm việc
và không ngừng vươn lên để tồn tại. Họ sáng tạo mọi thứ để
tiết kiệm thời gian; Nhà di động, món ăn nhanh, lị vi sóng,
tivi được lắp đặt trên xe ơ tơ cịn ngơn ngữ thì được trình bày
ngắn gọn với các cách nói tắt.


Tính thực dụng và óc sáng tạo cQng !à những đặc điểm
khá nổi bật của người Mỹ. Người Mỹ cho rằng tiêu chuẩn của
mọi giá trị là sự thành công, họ coi trọng tính hiệu quả, tích
cực tìm tịi những kỹ thuật mới và vận dụng các sáng chế vào
sản xuất. (Từ năm 1840-1949, tổng số bằng phát minh được
đăng ký lên tới 11.869. Từ năm 1971-1980 có 1,1 triệu bằng


phát minh. Vào cuổi những năm 80, mức trung bình là vào
khoảng 130.000 bằng phát minh/1 năm. ó c thực dụng của
người Mỹ biểu hiện ở năng lực của họ chuyển từ phát minh
sang cách tân, áp dụng ở quy mơ cơng nghiệp


Để kích thỉch sản xuất, xã hội Mỹ ln khuyến khích người
dân tiêu dùng. Nếu không đủ tiền để raua một sản phẩm thì họ
có thể vay trả góp. Phơ bầy tài sản, sài sang là một cách để
người Mỹ khẳng định bản thần. Năm 1988, txung bỉnh người Mỹ
chi gấp 1,7 lần so với người châu Âu hay người Nhật. Những
người thuộc về thế hệ baby boom (sinh sau chiến tranh ứié giới
thứ hai) có xu hướng tiêu dùng và vay nợ cao hơn những <i>ứ ìế</i> hệ


Annie Lennkh, Marie France Toinet (1995). <i>Thực trạng nước Mỹ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

ừước đó.'*^ Hậu quả cùa việc tiêu đùng quá khả năng cho phép
đã dẫn đến tình trạng nợ dưới chuẩn tăng vọt trong hệ thống
ngân hàng Mỹ, yếu tố khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ hiện nay.


Tuy nhiên người Mỹ khơng phải chi có mặt tích cực. Điểm
hạn chế của người Mỹ là thích bạo lực, phiêu lưu và thiếu sâu
sắc. Theo thuyết Danvin xã hội (Spencer) thì con người sống
trong xã hội cũng theo quy luật đào thải, kè mạnh nuốt chửng kẻ
yáu. Trong (hực tế, nhả tư bản có thể tiêu diệt đối thủ cạnh tranh
và chính phù Mỹ cũng đã nhiều lần sát nhập vào lãnh thổ của họ
những vùng đất mới hoặc can thiệp quân sự vào những quốc gia
có liên quan đến quyền lợi cùa Mỹ.


Tuy nhiên, giữa các \nìng, các sắc tộc, các nhóm tơn giáo khác


nhau cũng có nliững đặc điểm riêng biệt mà trong phạm vi giáo
trình này chưa thể nghiên cứu hết được. Chúng ta có ứic Uiam ỉchảo
nhận định cùa Jefĩerson: Ngưcd miền Nam uể oải, ửiất ửiưèmg, độ
lượng, thành thật, ngây tìiơ, ham khối lạc; Người miền Bắc lạnh
lùng, điều độ, chăm chi, hám lợi và hay gây gổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>5.2.3. Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch íà người Mỹ</i>


Khách đu lịch người Mỹ chủ yếu nói tiếng Anh với những
cách nói lịch sự như: “Xin làm cm”, “Càm <i>ơn'\</i> “Xin lỗi”...Họ
thường gọi nhau bằng tên, khoảng cách giao tiếp trung bình là
một sải tay. Trong công việc họ thường bắt tay bạn hàng thật
chặt và nâng tay lên xuống vài lần. Nam giới bắt tay nhau nhiều
hcm nữ giới và có thể vỗ lưng nhau nhưng không ôm hôn trong
những cuộc gặp thông tihường. Nếu bạn là nam giới hãy để phụ
nữ chủ động đưa tay ra trước. Ngoài ra, giữa nữ với nữ hoặc
nam với nữ cịn có một hình thức chào hịi phổ biến thay cho
những cái bắt tay là hôn xã giao. Để làm động tác này người ta
ngả đầu ra phía trước và áp má của minh vào má của người khác
đồng thời làm một cái hôn giả. Một tay thường giơ ra giả ôm...
cánh tay này luôn luôn đỡ để hai thân hình khỏi sát vào nhau.


Khách du lịch Mỹ ít khi che giấu tình cảm, họ thường biểu
hiện xúc càm qua cừ chi, nét mặt, ngôn ngữ nhưng ít khi nói ra
ngồi suy nghĩ thấm kín cùa mình. Họ nói khá to, gây ồn ào,
một số nói ỉiến thoắng, thiếu ngăn nắp và hay phàn nàn về tiện
nghi phòng ở. Khi đi du lịch nhiều du khách chỉ mặc quần cộc,
ngồi ngả ngổn, gác chân lên bàn, cử chỉ tự nhiên thoải mái.
Theo kết quả khảo sát của Expedia Inc (2009), du Ikhách Mỹ
xếp hạng thấp nhất về trang phục nhưng lại đứng đầu bảng về


khoản chi tiêu hào phỏng.


Ngưòd Mỹ có một cử chi đặc biệt ứxay cho ngơn ngữ: Khi
ngón cái và ngón trị khép vòng tròn, ỉòng bàn tay xòe ra,
người Mỹ muốn nổi “ok”. Cuối thư vẽ kí hiệu X là biểu thị cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Khi làm việc với khách du lịch Mỹ chúng ta nên đi thẳng
vào vấn đề, phát biểu ngắn gọn. Lịch trình chuyến đi phải công
bố rõ ràng, cụ thể, chính xác về giờ giấc. Phong cách phục vụ
cần khẩn trưcmg và tận dụng hết thời gian cho chuyến đi.


Trong giao tiếp, hướng đẫn viên khơng nên nói về sự ứiất
bại của người Mỹ ờ Việt Nam, không nên tranh luận về chính
trị, tơn giáo hoặc hỏi tuổi phụ nữ,


<i>5,2.4. N hu cầu, sở thích của du khách Mỹ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Nhu cầu ăn uổng: Người Mỹ ăn đơn giản, không cầu kỳ
nhiều món như ngưỏả Trung Quốc. Bữa ăn sáng truyền thống
thường có trímg, thịt lợn muối xơng khói hoặc xúc xích, bánh mì
nướng và cà phê. Bữa trưa có thể là một bữa ăn nhanh (fast food)
gồm bánh mì kẹp thịt gà (sanđwich) và ừái cây. Những du khách
lớn tuổi muốn có một vài bữa ăn theo kiểu Mỹ ngay cả khi đi du
lịch. Có thể kể đến một số món ăn khá phổ biển của người Mỹ
như trứng ưáng với dãm bơng, Jambalaya (làm từ xúc xích), súp
ngao, sườn rán, gà trắng phó mát Pácma, gà tây Picatta, khoai tây
rán với pho mát, cá xơng khói, rau cải trộn Texas.


Đồ uống được ưa thích phổ biến là lavie, sơđa, nước khống,
rượu cooktail (martini), rượu Whisky và càphê. Tiền buốc boa cho


người phục vụ thường là 10% hoặc 15%.


Khách du lịch Mỹ thường chọn các khách sạn nhiều sao,
hoặc khách sạn mini ờ trung tâm thành phố. Phòng ờ phải rộng
rãi, tuyệt đối sạch sẽ, có đủ tiện nghi và các dịch vụ cần thiết
cho sinh hoạt.


Phưcmg tiện giao thông trong thành phố là ô tô chất ỉượng
cao, xích lơ. Một số du khách “Ba lô” thường thuê xe ôm hoặc
xe đạp để được tự đo đi khám phá những điều mới ỉ ạ .


Đến Việt Nam, những du khách là cựu chiến binh Mỹ
thường mua những kỷ vật của chiến trường xưa, một số người
mua tìranh của các họa sĩ Việt Nam, hàng mây tre hoặc tượng
điêu khắc. Nhìn chung, hàng lưu niệm của Việt Nam chưa có
sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với loại khách này.


Khi được mời dự tiệc, người Mỹ thưồmig mang theo rượu
vang, sơcơla hoặc một bó hoa tươi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

xét ràng: Trong các đối tượng thì người Mỹ thích nhất là trẻ em,
thứ nhì lả phụ nữ, thứ ba là chó, thứ tư là cây cảnh và thứ năm
mới đến đàn ông.


<i>5.2.5. M ột sể điều kiêng kị phổ biến</i>


Những ngưcri theo đạo Thiên chúa ứiường kiêng số 13 khi
chọn số ghế, số phòng... Họ cho rằng ứiứ sáu ngày 13 là ngày
không may mắn. (Có nhiều cách giải ứúch khác nhau về ngày này.
Chẳng hạn đó là ngày Ađam ăn trái cấm, 13 là số tháng thừa trong


một năm, qn bài Tarơt thứ 13 có vẽ hlnh bộ xương.)


Nam giới khơng ngủ chung một phịng.
KỊ mờ miệng trong khi nhai thức ăn.


Gặp mèo đen, gương vờ họ cho đó là điều xúi quẩy.


Sợ cơn trùng xuất hiện trong phòng ngủ và tinh trạng ô
nhiễm của các nhà vệ sinh trên những đoạn đường xa thành phố.


<i>5.2.6. M ột sể ngày lễ ở Mỹ</i>


Bạn có thể tặng quà hoặc nói lời chúc mừng tới các đu
khách Mỹ vào các dịp sau:


Tết đương lịch: Ngày 1 tháng 1.


Ngày lễ thánh Valentin: Ngày 14 tháng 2 (chi dành cho
người yêu).


Ngày lễ mừng mẹ; Ngày chủ nhật tuần thứ hai cùa tháng 5
(từ năm 1914)


Ngày lễ mừng bố: Ngày chù nhật tuần thử hai cùa tháng 6
(từ năm 1972)


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

5.3. Đặc điểm tâm ]ý khách du lịcb là Dgưởi ú c


<i>5.3. í. Đôỉ nét về nước ủc</i>



+ Điều kiện tự nhiên


Nước Úc là một lục địa nàm giữa Ắn Độ Dương và Nam
Thái Bình Dương. Diện tích 7,69 triệu km^, dân số 19,08 triệu,
thủ đô là Canbera.


Nước Úc khơng có biên giới giáp ranh mà được bao bọc
bời một bờ biển đài 25.760km. Địa hình chù yếu là những cao
nguyên thoai thoải gồm nhiều sa mạc và đồng bằng màu mờ.
Nơi đây có những đồng cỏ bao la và các đàn gia súc lớn (bò,
cừu, kengiưu...); Phong cành và động thực vật vô cùng phong
phú. (Từ những bãi đá san hô ngầm Great Baưier thơ mộng,
các khu rừng nhiệt đới, khu bảo tồn biển đến các vách đá dốc
của núi Blue và những miệng núi lửa trên núi Glasshouse...Noi
đây có tới 15.000 lồi hoa, 250 lồi động vật có vú, 750 lồi bị
sát; Có những lồi chỉ có ở Ịxtrâylia mà khơng thể tìm thấy ờ
nơi nào khác trên thế giới trong đó có 2 loài động vật nổi
tiếng là loài Kanguru đỏ cao tới 2,13m, nặng 84,8kg, dài
2,45m; Loài bạch tuộc xanh mà 1 vết cắn của nó có lượng nọc
độc có thể giết chết tới 7 người).


Con sông dài nhất là Murray Darling dài 3.370km. Ncri
nóng nhất là Cloncurry (53®C), nci lạnh nhất là Charlottepass,
(-23°C). Tất cả các miền của ứ c đều có mùa hè ấm áp và mùa
đông hci lạnh, rất ít khi có tuyết rơi ở khu vực đông dân cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

+ Điều kiên xã hôi <sub>« </sub> <i>i</i>


ơxtrâylia là một trong những vùng đất lâu đời nhất, cư
dân bàn xứ sinh sống ở đây từ khoảng 60.000 năm trước đây.


Năm 1788 người Anh đã đến vùng đất này định cư. Ngày
1/1/1901 sáu thuộc địa của Anh đã sát nhập với nhau ứiành
một nước dân chủ thống nhất, độc lập có chủ quyền. Hiện nay
nước Úc theo chế độ quân chủ nghị viện, người năm quyền
cao nhất là đại diện toàn quyền cùa nữ hoàng Anh nhimg
người điều hành thực tế lại là thủ tướng. Từ sau năm 1945 đã
có nhiều người di cư từ châu Âu và châu Á đến ú c . Quân đội
Úc đã từng tham chiến tại Việt Nam trong thời kỳ Mỹ xâra
Iươc Viêt Nam.<i>9 </i> <i>é</i>


<b>về </b>

văn hóa, Ơxtrâylia

<b>là đất </b>

nước tập hợp những người

<b>từ</b>


các quốc gia khác nhau. Tính đa dạng trong văn hỏa là đặc điểm
quan trọng trong bản sắc dân tộc; Tất cả các nền văn hóa khác
nhau đếu có quyền được duy ưì, phát triển. Chíỉih phủ thực hiện
chính sách khơng phân biệt đối xử với tất cả mọi người.


Dân số Úc hơn 21,8 triệu người (2009) bao gồm những
người bản xứ và các di dân đến từ hơn 160 nước ừ-ên thế giới.
Trong đó người Anh chiếm 26,8%, người châu Âu 29,0%, người
Đông Nam Á 12%, người châu Đại Dương 9,8%, người Trung
Đông và Bắc Phi 5,0%, người Bắc Mỹ 2%. Còn lại là dân cư
đến từ các các dân tộc khác.


Các trường phổ thông hiện nay được giảng dạy nhiều ngồn
ngữ khác ngoài tiếng Anh. Những ai ỉíhơng được học tiểng mẹ
đẻ ở trường có thể đến các trung tâm ngơn ngữ ngồi giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

đồng thời phát triển tính đa dạng văn hóa và thu hút được ngày
càng nhiều khách du lịch quốc tế .



Các tôn giáo ở ú c rất đa dạng. Đạo Thiên Chúa gồm
12.582.764 người, đạo Phật có 199.812. Cịn lại là các tôn
giáo khác và những người không theo tơn giáo.


Các hình thức tơn giáo ờ đây cùng tồn tại, phát triển và góp
phẩn làm nên đặc tnmg đa dạng về văn hỏa của xằ hội úc.


Úc là một txong những nền kinh tế xuất sắc trên thế giới. Tỷ lệ
tăng trường kinh té trung binh (1998-1999) là 4,4%. Tỷ lệ lạm phát
tíiấp (trung bừih trong những năm 90 là 2,1%). ú c là nước có uy
tín trong việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tiên tiến (thiết
bị điện tử, thiết bị y tế, thiết bị viễn thông, các sản phẩm phần mềm
và kỹ ứiuật tàu vũ ừụ...) và giữ vị trí dẫn đầu ứong xuất khẩu các
hàng hóa thiết yếu như than, sắt, ỉúa mỳ, ứiỊt bò, dầu mỏ.


GDP bỉnh quân đầu người năm 2008; 37.298 đô la Mỹ.
Nhờ sự phát triển kinh tế, nhu cầu du lịch của người ú c rất cao.


<i>5.Ì.2. Một số đặc điểm tỉnh cách của người úc</i>


Sau Chiến ữanh thế giới thứ II những người di dân từ các
nước khơng nói tiếng Anh ồ ạt vào úc. Lúc đó chính phủ ú c đã
ứii hành chính sách đồng hóa, những người mới đến phải từ bỏ
nền văn hóa cũ của họ, bị ép phải sống theo khn mẫu văn hóa
Anh-ơxừâylia. Tất cả các cơ quan, sách báo, tài liệu chi đuợc
viét băng tiếng Anh. Điều này đà cản trỏ cho sự phát triển
chung, một số di dắìn như người Đức, Hà Lan và Ý đẵ rời bỏ ú c
ra đi. Mãi đến năm 1978 chính phủ mới soạn tìiảo chương trìnll
The Galbally Report. Nguyên tấc cơ bản cùa nó là tạo ra nhũng



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

cơ hội binh đẳng cho mọi cơng đân; Chính sách đồng hóa được
thay bằng chính sách đa văn hóa. Điều này đã chứng tỏ ràng
hiện nay người ú c khá linh hoạt, cời mở ừong việc tiếp nhận
những nền văn hóa khác với mình.


Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đã tạo nên
tính cách năng động, phóng khống cùa ngưịã ú c. Mặc dù sổng
giữa thiên nhiên rộng lón nhưng người ức luôn phải đổi đầu với
hạn hán, xói mịn, sa mạc hóa ( Có tới 70% iãnh thổ là khô cằn
hoặc bán khô càn). Họ phải làm việc cần cù với một nghị lực
phi thường để chinh phục miền đất hoang sơ này thành một đất
nước phát triển như ngày nay. Việc thích nghi với những nền văn
hóa xa lạ mà khơng xảy ra các cuộc xung đột lớn <i>đẵ</i> thể hiện tính
ơn hịa, dc thích ứng của người dân úc.


Với một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, ú c có nhiều nhà
khoa học dưực giải Nò ben. Họ đã sản xuất ra những đồng tiền
làm bằng chất dẻo (polyme), phát minh ra pênixiHn, và tiên phong
trong nhiều lĩnh mực (công nghệ siiứi học, năng lượng mặt ười, kỹ
thuật Nano...). Người úc cịn thể hiện tính nhân đạo của họ trong
các chính sách về giáo dục và y tế cho tất cà mọi người, giúp đỡ
người khuyết tật và những người hưu trí, giúp những người có ứiu
nhập ứiấp mua hoặc tíi nhà.


<i>5.3.3. Dặc điểm giơo tiếp cửa du khách ủ c</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

chi bắt tay phụ nữ khi họ chìa tay ra trước. Họ diễn đạt suy nghĩ
một cách thẳng thắn, lịch sự chứ không ý tứ rào trước đón sau.


Trong nhiều tình huống, ngay cả khi bị ức chế, người ú c


vẫn có cách nói hài hước để tạo ra sự thoải mái.


Phép xã giao của người ú c thường ít nghi thức, họ đối xử
với nhau rất bình đẳng. Tuy nhiên, để bày tỏ sự kính trọng, bạn
nên sử dụng từ “Thưa ông”, “Thưa bà” khi xưng hô và trao
danh thiếp khi được giới thiệu với khách. Đối với người lạ, họ
đứng ờ khoảng cách gần hcm so với người Việt và xa hcm so với
người Mỹ.


Trang phục của người úc giản dị, gọn gàng nhưng lịch sự.
Họ không thích những người ăn mặc loè loẹt, hay khoe khoang,
nói nhiều.


Người ức cịn sáng tạo ra hệ thống ngôn ngữ bằng điệu bộ,
cử chì giúp cho những người khiếm thính hoặc du khách cao tuổi
dễ dàng tiép thu thơng tin ừong mơi truờng có ứếng ồn .


Trong các cuộc tiếp xúc với người úc, bạn nên hẹn thiớc và
thực hiện chính xác về giờ giấc. Khơng nên hịi về tiền bạc, tránh
đả phá các tôn giáo, không ngắt lời người đang nói và tìánh nói
dài. Chủ đề u thích nhất cùa người ú c là thể ứiao, đặc biệt là các
ứiành tích thi đấu.


<i>5.3.4. M ột số nhu cầu, sờ thích của người úc</i>


Người Úc rất thích đi du lịch. Mục đích đi du lịch chủ yếu
là nghi dưỡng (48%), thăm thân (30%), thương mại (16%).
Điểm đến phổ biến là Niuzilân, Mỹ, Anh, Inđônêxia^^. Khách du
lịch người ú c đén Việt Nam chủ yếu là sinh viên và công chức.



</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Nhu cầu tham quan, giải trí: Năm 2007, lượng đu khách ú c
đến Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách khách Du lịch Quốc
tế đến Việt Nam (224,6 nghìn lượt người) Khách ú c thích đến
tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam; Đến
thăm những vùng dân tộc thiểu số và tiếp xúc với nhừng người
dân bản địa. Vào thời gian rỗi, họ muốn được xem hoặc chơi các
môn thể thao yêu thích như các chưofng trình thi đấu bóng rổ,
bóng đá, tennis, goif, lặn biển, đua thuyền buồm và đặc biệt là
mơn bóng bầu dục và cricke - đây là 2 môn thể thao yêu thích
nhất của người úc. Niềm say mê thể thao của người ú c cuồng
nhiệt đến mức bị ám ảnh. Ngoài thể thao, người ú c còn say mê
nghệ thuật đến mức họ có thể đặt tên một số món ăn bằng tên
nghệ sỹ mà họ yêu thích (ví dụ bánh Anna Matvena Pavlova,
món tráng miệng Nelỉi Melba). Họ tổ chức rất nhiều tễ hội âin
nhạc hàng năm trên đất úc. Du khách ú c rất thích được xem
trình diễn nghệ thuật dân gian, triển lãm nghệ thuật và các iễ hội
truyền thống được tổ chức trong khône gian mớ, gần gũi với
thiên nhiên. Vào các dịp Pesíival hàng năm, Huế, Đà Nằng thu
hút được rất nhiều sự quan tâm của dụ khách quốc tế.


Nhu cầu lưu trú; Du khách úc thường chọn những khách
sạn có chất lượng cao, tầng lớp sinh viên thì có thể nghỉ ở khách
sạn 3 sao hoặc khách sạn mini trong thành phố. Một số thanh
niên lại muốn được tận hưÒTig cảm giác lạ trong các gian phòng
sạch sẽ, tiện nghi trên thuyền hoặc được đặt ừong các miệt vườn
Nam Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Trung Hài nhưng không phái hoàn toàn Địa Trung Hải, mang
phong cách châu Á nhưng không phải là món ăn châu Á". Người
Úc gọi đó là "món Oz" hay "món ăn ồxữâylia hiện đại”... Rượu


vang là đồ uống đuợc người ú c ưa thích, Tính trung binh mội
người dân uống hết 2 thùng rượu vang mỗi năm.'’^


Sờ thích mua sắm: Ngưòd ú c khá kỹ tính, họ thường chọn
mua hàng may mặc có chất lượng cao, mua đồ dùng gia đình
như vỏ gổi, khăn bàn, ga thêu tay, một sổ tranh Đông hồ và các
nhân vật bằng gỗ trong vở rối nước mà họ đã được xem.


Một số điều kiêng kỵ; Người ú c khá thoải mái, không
kiêng kỵ nhiều. Nhìn chung, người theo đạo thiên chúa cũng
kiêng số 13 như một số dần châu Âu khác.


5.5.5. <i>Một số ngày lễ ở úc</i>


Ngày Quốc khánh: Ngày 26 tháng 1.
Tết dương lịch; Ngày 1 tháng 1.
Lễ giáng sinh: Ngày 25 tháng 12.


Ngoài ra ú c cịn có rất nhiều ngày ỉễ khác như ngày
boxing, các lễ hội âm nhạc hàng năm ,..


5.4. Đặc điểm tâm lý khách du iịch là ngirời Pháp



<i>S.4.Ỉ. Đôi nét về nước Pháp</i>


+ Điều kiện tự nhiên


Nước Pháp nằm ở ngã tư châu Âu, giữa Tây Ban Nha và
Đức, ừên một eo đất ngăn cách Địa Trung Hải với biển Măng
Sơ và Đại Tây Dương.



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Diện tích 547.030km^ (rộng nhất Tây Âu). Trên dãy Anpơ
là đinh Mông Blăng cao 4.807m (cao nhất châu Âu). Các sơng
chính là sơng Ranh, sông Loa, sông Xen, sông Rôn .


Nước Pháp có khí hậu ơn đới. Phía Nam giáp Địa Trung
Hải có mùa hạ nóng, khơ và mùa đơng ơn hịa.


+ Điều kiện xã hội


Nước Pháp là nước có lịch sử iâu địi. Tổ tiên của ngưỏã
Pháp là ngưịd Gơ Loa, họ định cư ở Pháp khoảỉig những năm
1000 ưước Công nguyên. Trong lịch sử, Pháp đã từng bị người
La Mã, người Anh và Đức xâm ỉược. Thế kỷ 18, nền vãn minh
Pháp phát triển rực rỡ ờ châu Âu với kỷ nguyên ánh sáng và các
nhà triết học nồi tiếng. Năm 1871 công xã Paris - cuộc cách
mạng vô sản đầu tiên thắng lợi ở Pháp nhưng chì tồn tại được
một thời gian ngắn. Nước Pháp ngày nay theo chế độ cộng hòa
tổng thống; Đây là nền cộng hòa thứ 5 của Pháp.


Dân số; Hơn 65 triệu ngưòà (2009). Trong đó có 94% là
ngưcri Pháp, còn lại là người Bồ Đào Nha, Algeria, Maroc, Ý,
Thổ Nhĩ Kỳ.


Thành phần tôn giáo bao gồm: Đạo Thiên Chúa chiếm'81,4%,
đạo Hồi 7%, đạo Tin Lành 1,64%, đạo Do Thái 1,29%, và đạo Phật
0,68%. Còn lại là các đạo khác


Ngày nay, con chiên có xu hướng đi lễ nhả thờ ít horn, có
khoảng 53% số người khơng tán thành một số quan điểm về các


vấn đề hiện đại cùa nhà thờ (ly hơn, phá thai...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Văn hóa Pháp là sự pha trộn phức tạp của người Xentơ, Hy
Lạp và Đức. Nó có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới Tây Âu (về
chữ viết, nghệ thuật và tư tưởng triết học). Vẫn học Pháp có một
lịch sử lâu đời và phong phú với tên tuổi của những nhà văn nổi
tiếng như Jean de la Pontaine, Denis Didero, Jean - lacques
Rousseau, Vichto Huygô. Văn học giữ một vị ừí quan trọng
ữong sinh hoạt tinh thần cùa người Pháp,


Hội họa và kiến ưúc Pháp phát ừiển rực rỡ từ hàng ngàn
năm trước. Nhiều cơng trình kiến trúc như tháp Effíel, nhà thờ
Đức Bà Paris, điện Elysées, bảo tàng Louvre, cầu Ponldes Arts...
đã trờ thành những điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Pháp cịn có
nhiều nhà điện ành có uy tín và dẫn đầu châu Âu về số lượng
các bảo tàng raỹ thuật lớn (Louvre, Orsay,


Picasso...)-v ề kinh tế, ữiu nhập quốc dân tính theo đầu người năm
2008 là 33.334 đô la Mỹ.


Tổng ứiu nhập quốc dân (2005): 2,ltỷ đô la Mỹ, dửng thứ 6
sau Mỹ, Nhật, Đức, Tning Quốc và Anh .


Pháp là cường quốc công nghiệp lớn thứ tư thế giới và là
nước xuất khẩu lưonng thực nhiều nhất trong khổi EU. Hơn một
nửa lực lượng lao động của Pháp làm trong các ngành dịch vụ.
Hiện nay nước Pháp là một ừong bày cường quốc hạt nhân ưên
thế giới.


<i>5,4.2. </i> <i>M ột số đặc điểm tính cách của khách du iịch là</i>


<i>người Pháp</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

không đồng nhất, trong quá trình nghiên cứu hết sức công phu
về tâm tính của người Pháp, nhà văn hóa Hữu Ngọc cho rằng
đây là vẩn đề hết sức phức tạp, tuy người Pháp đa dạng, họ vẫn
có những nét chung khiến cho họ khác với người Anh, người
Đức...Ông đã chi ra hai yêú tố nghịch lý tạo nên tính cách của
ngưcri Pháp, yếu tố nông dân và yếu tố hiệp sĩ:


u tố nơng dân có những đặc điểm; Thực té, tiết kiệm, thận
trọng, lo xa.


Yếu tổ hiệp sĩ thể hiện ở một số điểm như: Có lý tưỊTig (tự
do, bình đẳng, bác ái), hào hiệp (hoang phí) và ý thức cá nhân.


Ngồi hai điểm ưái nói trên, ơng cịn cho rằng người Pháp
cịn có 3 đặc điểm khá đặc trưng là:


- Tính châm biếm dí dỏm, hài ước.


Người Pháp không ứiỉch những người quá nghiêm túc,
không biết bông đùa một cách thông minh. Đầu óc châm biểm
khiến người ta tránh những gì lố bịch như khoe khoang, ngốc
nghếch.


- Vui tính, thoải mái, lạc quan, thích ăn nhậu, có tài khéo và
đầu óc ứiực dụng ( theo một cuộc điều tta ờ Pháp, 86% người tự
cho !à sung sướng, 11% cho là hồn tồn thành cơng trong cuộc
đời, 36% thành cơng phần nào, chỉ có 6% cho là thất bại)



- Tư duy lơ gích mạch lạc, tơn trọng ừí tuệ.


Người Pháp đã sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ cao như
mảy bay Concorde, tàu tốc hành cực nhanh (TOV) (giữ kỷ lục thế


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

giới về vận tốc 515 km/h), thẻ điện tử (có thể nhận dạng tiếng
nói), tàu phóng vệ tinh Ariane (Tàu Ariane 5 có ứiể mang những
vệ tinh nặng tới 5 tin)...


Tóm ỉại người Pháp là những người thông minh, hài ước,
yêu cuộc sống, vừa có'óc thực tế vừa có tỉnh lãng mạn.


Là cái nơi của văn hóa châu Âu, người Pháp luôn tự hào về
hệ thống ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, khoa học và nghệ thuật
của dân tộc mình.


<i>5.4.3. Đặc điểm giao iiểp của khách du lịch là người Pháp</i>


Trong phép xã giao, nhìn chung nguời Pháp coi trọng hình
thức và các nghi thức thưcmg mại. Cách nói của họ rất lịch
thiệp, tinh tế, nhẹ nhàng, cởi mở và hổm hỉnh. Họ thường
không gọi nhau bằng tên, chỉ trừ trường hợp rất thân thiết.
Khác với nước Anh, cái bẳt tay khá phổ biến ở người Pháp. Họ
bắt tay nhau thường xuyên, ngay cả trong những trường hợp
miễn cưỡng. Tuy nhiên, theo khảo sát của hãng lữ hành
Expedia Inc. (2009), khách đu lịch Pháp bị chê là chi tiêu hà
tiện, ngạo mạn và ngoại ngữ kém, lười nói tiếng Anh và tiếng
địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Đcn Việt Nam, khách du lịch Pháp thích được tiếp xúc vóâ


đồng bào các dân tộc thiểu số, ưẻ em vả những người nơng dân
bình dị, đặc biệt là những người dần Việt Nam nói được tiếng
Pháp.


Chủ đề giao tiếp được yêu thích: Văn hố ẩm thực, các loại
rượu ngon, thể thao, điện ảnh và đặc biệt ỉà văn chương,


Tránh hỏi về thu nhập, tuổi tác, gia đình, bệnh tật và sự thất
bại của đế quốc Pháp ờ Việt Nam.


<i>5.4.4. Mội số nhu cầu, sờ thich của du khách Pháp</i>


Là một nước kinli tế phát triển, có số ngày nghỉ được
hưởng ỉương cao (5 tuần/1 năm/1 người) nên người Pháp đi du
lịch rất nhiều. Đen Việt Nam, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng,
người Pháp thích tham quan các làng nghề, làng dân tộc thiểu
số, các di tích chiến tranh và phong cảnh sông nước đổng bằng
sông Cìai Long; Họ tị mị muốn được xem các buổi biểu diễn
nghệ ứiuật truyền thống nhu múa hát cung đình Huế, múa rối
nước, hát quan họ. Đến Hòa Binh, nhiều du khách còn thổi kèn
lá và nhảy theo các vQ điệu cùa đồng bào dân tộc thiểu số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

nấm đen và phomát. ở Pháp có tới 400 loại phomát khác nhau.
Trung bình một người Pháp tiêu thụ tới 20,4kg pho mát trong
một năm/® Ngày nay, do chịu ảnh hưởng của người Mỹ và lối
sống công nghiệp, nhiều người Pháp đă làm quen với các món
ăn nhanh.


Đồ uống ưa thích của người Pháp là rượu vang. Họ thưèoig
nói rằng: Ngày khơng có rượu vang như ngày khơng có nắng.


Rượu vang của Pháp ngon nổi tiếng thế giới, mỗi món ăn sẽ
được uổng với một loại rượu khác nhau để làm tăng thêm giá trị
của món ăn; Chẳng hạn, các món sị, hến, cá uống với rượu vang
trắng ít ngọt; Các món gà, vịt và bê được uống với rượu vang đỏ
nồng hay champagne; Khi ăn trái cây, họ thường uống loại rượu
vang dịu ngọt.


Bia và cà phê là loại đồ uống phổ thông nhất, 85% dán
Pháp uống cà phê hàng ngày (nếu uống cà phê ở Pháp khách du
lịch phải mua chỗ ngồi). Ngoài ra, phụ nữ Pháp cịn thích dùng
cooktail, nước chanh, sô đa bạc hà còn nam giới thuờng dùng
whisky vào buổi tối.


Cách ăn của người Pháp khác với người châu Á. Họ dùng
thìa, dĩa, dao để ăn theo từng xuất riêng. Đối với họ, vét nước
sốt trên đĩa bằng một miếng bánh mỳ là một cử chỉ bình
thưèmg. Sau bữa ăn, họ thường có thói quen cho thêm tiền
người phục vụ. Đoàn khách du lịch Pháp thường chọn những
nhà hàng tuyệt đối sạch sẽ, tuy nhiên cũng có một số du
khách “ba lô” ăn các món nổi tiếng của Việt nam trong các
quán ăn bình dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Hai môn thể thao được yếu thích nhất ở Pháp là bóng đá và
đua xe đạp (giải đua xe đạp Tour de Prance có số người xem
đông nhất nước Pháp), sau đó là các mồn bóng rổ, leo núi, chèo
thuyền, bơi lội.


Các sở thích khác; Người Pháp rất yêu động vật, đặc biệt là
loài chó. Họ thích chụp ảnh, quay camera ghi lại cảnh sinh hoạt
cùa người dân Việt Nam. Ngoài ra một số du khách cịn thích


sim tập đồ cổ, mua hàng tho cẩm làm bằng tay hoặc công cụ lao
động của người dân tộc thiểu số.


<i>5.4.5. M ột số điều kiêng kỵ của người Pháp</i>


Những người theo đạo Thiên Chúa thường kỵ con số 13.
Không tặng hoa vàng vì cho ràng nó tượng ưimg cho sự
thiếu trung thành. Hoa hồng vàng là biểu tượng của sự chia iy.


Khơng tặng hoa khi đến tihăm ngưịd ốm.


Không đãi khách bằng hạnh đào hoặc dùng hạnh đào làm đồ
^ _ ' 5 0


trang sức


Trong bữa ăn, du khách Pháp rất sợ niùi mắm tôm. Họ
không ăn phủ tạng động vật, không ăn trứng vịt lộn.


<i>5.4.6. M ột sế ngày lễ của Pháp</i>


Ngày tết: Ngày ỉ tháng I( dương lịch).
Ngày Quốc tể Lao động; Ngày 1 tháng 5.
Ngày Quổc khánh: Ngày 14 tháng 7.
Ngày nối dối: Ngày 1 tháng 4.


Ngày lễ các thánh; Ngày 1 tháng 11.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Ngày Nôen; Ngày 25 tháng 12.



Lễ hội rượu vang với 120 lễ hội kỷ niệm; Bắt đầu từ thứ 5,
tuần thừ 3, tháng 11.


5.5. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là ngưịi Aoh


5.5.7. <i>Đơi nét về nước A nh</i>


+ Điều kiện tự nhiên


Liên hiệp Vương quốc Anh nàm ờ phía Bắc Đại Tây
Dương với tổng diện tích 2444.044km^. Thủ đô của Anh là
London. Quốc đảo này bao gồm 2 hịn đào lón (Great Britain và
Ireland) vả hơn 4000 đảo nhỏ.


Đất canh tác chiếm 29% diện tích đất tự nhiên.


Tài nguyên thiên nhiên chù yếu bao gồm than đá, dầu mỏ,
khí gas, quặng sất, kẽm, vàng, chì, thiếc...


Khí hậu Vương quốc Anh khá ôn hòa. Mùa đông ấm áp,
tuyét chi xuất hiện ở những vùng cao. v ề mùa hè, ờ phía Nam
có ít sương mù và nóng hơn ở phía Bắc.


+ Điều kiện xã hội


Vưcmg quốc Anh là một nước quân chù lập hiến, đứng đầu
là nữ hoàng Anh. Thượng nghị viện gồm 1200 quý tộc, hạ nghị
viện gồm 651 thành viên. Thủ tướng do Nữ hoàng bổ nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

phân biệt và gia tăng sự hòa hợp cũng như hiểu biết lẫn nhau giữa
những ngưcri đến từ các nền văn hóa khác nhau nhưng xã hội Anh


vẫn có sự phân biệt đẳng cấp cao hcm so với xã hội Mỹ; Nhiều
người da trắng không muốn kết bạn với những người nhập cư và
không quan tâm tới văn hóa cùa họ. Cho đến nay, ờ Anh Ihinh
thoảng vẫn có những cuộc tấn công nhằm vào cá nhân mà động
cơ là do kỳ thị chủng tộc.


Văn hóa Anh là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nền văn hóa
khác nhau ở châu Âu. Đây là ncã đã sản sinh ra nhiều nhà khoa
học và nhà văn nổi tiéng (xếchpia, Đickens,...), nod cỏ những
trường đại học cổ kính nổi tiếng và có lịch sử lâu địả trên thế giới.


Có nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại ở Anh. Trong đó
đạo Tin Lành chiếm đa số, đạo Hồi Sunni chiếm 2% và đạo Do
Thái dưới 1%.


v ề kinh tế. Nước Anh ỉà ncri đầu tiên trên thế giới diễn ra
cuộc cách mạng công nghiệp Jần thứ nhất và nhanh chóng trở
thành một nước thực dán lớn nhất thể giới trong thế kỷ XIX. Từ
nửa sau thế kỷ XX, các ngành công nghiệp cổ truyền bắt đầu sa
sút. Cuối thế kỷ 20, nhiều ngành khoa học và công nghiệp hiện
đại mới đã được phát triển. Ngành hóa dược và viễn thơng phát
triển mạnh mẽ; Với các dịch vụ mạng toàn cầu, viễn thơng Anh
đã mở rộng hoạt động vào thị trưịmg Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á -
Thái Bình Dương, v ề tài chính, Anh có nền thương mại phát
triển; Luân Đôn là một trong những trurig tâm hàng đầu về ngân
hàng, tài chính và bảo hiểm.


Anh hiện là một trong bày nước công nghiệp phát triển
(G7). GDP toàn quổc đứng thứ 5 trên thế giới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i>5.5.2. M ột số tính cách của người A nh</i>


Nước Anh là một quốc đảo bị tách biệt với thế giới bên
ngoài bời biển cả. Người Anh phải xây dựng một lực lượng Hải
quân hùng hậu để bảo vệ đất nước và yểm ượ cho các đội thương
ửiuyền của họ. Phong cảnh xứ sưoTig mù bao phủ quanh năiĩi và
điều kiện địa lý đã góp phần hlnh thành nên sắc thái tâm lý của
dân đảo: Tính bảo thủ, tinh độc lập, tính trầm íặng, và lạnh lùng.
Khoa học và ngành thương mại phát ừiển từ rất sớm; Đây vừa là
nguyên nhân vừa là két quả của tính thực té, tính nghiêm túc, tài
tổ chức, trí thơng minh và sự tìiáo vát của người Anh. Chẳng hạn,
sự kiện hoàn thành tuyến đường iaầm xuyên qua eo biển Măng Sơ
(Charmel Tunnel) nối Anh và Pháp (1994) đã biểu hiện ừí tuệ
phi ứiường và lòng quyết tâm chinh phục tự nhiên của người Anh
nói riêng và người châu Âu nói chung.


Là một nước ỉáng giềng của Pháp, người Anh còn tự cho
ràng họ là những ngưèri lịch thiệp và có óc hài ước. Trong các
tính cách nói trên, biểu iộ rõ nét hcm cả là tính bảo thủ, kín đáo
và dè dặt; Người Anh hiếm khi biểu lộ tình cảm hoặc nói khoe
khoang về bản thân mình trước người khác, họ khơng tỏ thái độ
quá thân mật với những người mới quen biết và có thái độ thận
trọng trước những gì họ chưa biết chắc chắn .


<i>5.53. Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch là người A nh</i>


Ngôn ngữ chính ừong giao tiếp là tiếng Anh. Tuy nhiên, ta
không nên gọí họ là ngưcri Anh (English) vì người Britísh bao
gồm cà English (người Anh); Scottish (người Scotlanđ), Wales



</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

(người xứ Welsh) Irish (người Ireland). Họ cùng sống ưên lãnh
thổ cùa Liên hiệp Vưcmg quốc Anh và Bắc Ai Len (UK) Nếu bạn
gọi một ngưcri Scotland là người Anh thi họ sẽ cảm thấy bị xúc
phạm. Vì vậy nên gọi chung họ là British để làm vui lòng tất cả.


Người Anh rất coi trọng cách ứng xử, coi đó như là thước
đo giá trị của một con người. Cách nói ỉịch sự như làm ũfn
(Please), cám ơn (Thank you), xin lỗi (excuse me) được dùng
phổ biển trong rất nhiều tình huống. Đe hịi vị trí của khu vệ
sinh, người ta nói một cách khéo: "I have to spend a penny", còn
chủ nhà khéo léo chi chỗ cho khách bằng cách mời họ vào rừa
tay (wash your hanđs).


Phong cách giao tiếp lịch tihiệp cùa người Anh được biểu hiện
cả ữong hành vi ứng xử. Họ thường nhường đường cho người cao
tuổi, mở cửa xe mời phụ nữ lên ừước. Trước đám đơng họ kìm nén
cảm xúc, không tỏ ra giận dữ hoặc quá cởi mở vồ vập; Người lái
xe thi giảm tốc độ khi có ngưịd băng qua đường cịn người này ứiì
ra dấu hiệu biểu lộ sự cảm cm ngưịd lái xe...


Người Anh ln tơn trọng giờ giấc của các cuộc gặp mặt và
gọi điện thoại xin lỗi nếu phải hoãn lại cuộc hẹn.


Trong giao tiếp, những người trưởng thành gọi nhau bằng
tên riêng, trừ khi có sự cách biệt !ớn về tuổi tác và địa vị. Nấu
được giới thiệu làm quen với ai đó lần đầu hoặc trong những dịp
ừ-ọng ỉễ người Anh mới bắt tay nhau chứ không bẳt tay trong
các cuộc gặp mặt thơng thưịrng như người Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

tư thế ngồi tại bàn (không nhất thiết phải đứng lên nếu mọi


người đều ngồi).


Giao tiếp phi ngôn ngữ: Khi người Anh giơ ngón trị và
ngón giữa làm hành hình'chữ V hướng lèn trcd, gan bàn tay quay
ra phía ngồi có nghĩa là chiến thắng hoặc vinh quang. Những
nếu gan bàn tay quay vào phía ừong là hàm ý nghi ngờ khả năng
tình dục của người đối thoại với họ


Khách du lịch ngưịi Anh ứiường ít nói và điềm tĩnh hơn so
với đu khách Mỹ. Trong một cuộc hội thảo về du lịch, các nhà
nghiên cứu đã nhận xét rằng: Đoàn khách trung niên Anh bằng
đoàn khách du lịch già người Mỹ, đoàn thanh niên Anh bằng
đồn trung niên Mỹ.


Khi nói chuyện vói khách du lịch là người Aj)h, hướng đẫn
viên có thể nói về ứiời tiết, phong cảnh và động thực vật quý hiếm
ở Việt Nam... Nên ứảnh đả kích Hồng Gia và Nữ Hoàng Anh,
tránh ừanh luận về tôn giáo, chỉnh ùị và đặc biệt không được nói
đến một bộ phận nào đó trêni cơ ứiể (dù nó có đau hay khơng).


<i>5.5,4. N hu cầu, sở thích của khách du ỉịch là ngirờiAnh</i>


Người Anh rất thích đi du lịch tới những nơi có khí hậu ấm
áp. Họ thích các bẵi 'bi^'íỂịn ngun sơ, nước ttong, cát trắng
và tràn đầy nắng ấm. Họ thường đến ứiăm các bảo tàng, di tích
lịch sử văn hóa và các ỆỈiong cảnh nổi tiếng.


Với đặc tính ứiậẢ ừọng, sạch sẽ, du khách Anh thuờng ở
các khách sạn 4 hoặc 5 sao và chọn các phương tiện giao thơng
có chất lượng cao.



Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương dịch (1994). <i>phép ĩã g iao</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Sờ thích ăn uống. Trong một ngày người Anh thưÒTig ăn 3
bữa: sáng, trưa và tối. Bữa sáng (Breakfast) thường có bánh mỳ
nướng, thịt lợn muối xơng khỏi, trứng hoặc xúc xích, sơ cơ la và
uống nước trái cày hoặc càphê. Người Anh rất thích sôcôla,
lưọrng kẹo Sôcôla người Anh tiêu thụ trung binh mỗi năm tính
theo đầu người là 7,2kg. Nếu chuyến du lịch đi xa trung tâm,
bữa trưa (Lunch) họ có thể chỉ ăn bánh xăng uých và trái cây.


Bữa tối (Dinner) được coi là bữa chính đối với nhiều người.
Bừa ăn này thường có ửiỊt, cá hoặc rau trộn và một món ngọt.


Ngồi ra họ cịn có bữa phụ vào buổi chiều hoặc trước lúc
đi ngủ. Vào bữa chiều (Tea) người Anh thường uống ưà pha
đậm (chúng được coi là thức uống quốc hồn quốc túy của người
Anh), ăn nhẹ với bánh cake và bánh xốp nướng. Bữa tối muộn
(Supper) gồm 1 ly sữa với bánh bích quy.


Một số món ăn nổi tiếng cùa người Anh (ăn trưa hoặc tối):
Thịt bò nướng ăn với bánh piidding hoặc khoai tây, ran và nước
sốt. Cá nhúng bột chiên và khoai tây chiên. Bánh Xăng uých vód
Phomát và rau trộn. Haggis (làm từ phổi, tim, gan cừu nhồi vào
bao tử cừu) ăn với líhoai tây và cù cải đường (món nổi tiéng của
người Xcổtlen).


Đồ uống khai vị phổ biến của người Anh là Gin và Tơnic.
Tùy theo sở thích cá nhân, họ có thể uống bia lạnh hoặc nóng
(bia đen Guiness khá nổi tiếng, bia Ale là loại bia truyền thống


và bia lagoe ngày càng được ưa thích), v ề mùa hè, một số người
lại thích uống rượu cùng một lát chatứi, ít dưa ieo, một cành bạc
hà vả trên cùng là một lớp sồđa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Người Anh rất thích mua sắm ở các siêu thị lớn và hàng thù
công mỹ nghệ ở các khu phố cồ. Khoảng 37% số tiền ở Anh
được chi tiêu cho mua sắm và hoạt động giải trí. Tuy nhiên, sức
mua của người Anh thấp hơn so với người Mỹ. Khi mua hàng,
họ rất ngại phải mặc cả, do đó người bán hàng nên nói đúng giá
trị thật của hàng hố.


Các sờ thích khác: Nhìn chung người Anh thích hoa tươi,
đặc biệt là hoa hồng; Họ yêu động vật như chó, mèo, chim cảnh;
Ngoài ra, tùy theo từng cá nhân, có những người thích sưu tầm
đồ cồ, có nguời thích đến thăm các viện bảo tàng nổi tiếng...
Các con số được nhiều người lựa chọn là 3 và 7.


5.5.5. <i>Một sế điều kiêng kỵ của du khách là người Anh</i>


Số phòng, số ghế hoặc số người ừong nhóm là 13.
Chế giễu hồng tộc.


Nếm thử món ăn trong đĩa của ngưịd khác.


Hỏi tuổi phụ nữ, chủ động bắt tay hoặc hôn tay phụ nữ.
Thắt caravat kẻ sọc.


ĐỒ ừang sức có màu xanh ơliu, màu đen vì đó íà màu bi
thương.



<i>5.5.6. Một sổ ngày lễ ở Anh</i>


Tết dưcmg lịch: Ngày 1 tháng 1.


Ngày nói dổi; Ngày 1 tháng 4 (không quá buổi trưa).
Lễ giáng sinh: Ngày 25 ứiáng 12 được chuẩn bị rất công phu
nhưng khác vói các nuớc, ngưòd Anh chi gửi thiệp mừng chứ
không tặng quà vào dịp này mà tặng vào ngày thánh Nicolas.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Ngày quốc khánh: Ngày ỉ 1 tháng 6 (ngày sinh của Nữ
hoàng Elizabeth II).


5.6. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là agvịi Đức


<i>5.6.Ỉ. Đơi nét về nước Đức</i>


+ Điều kiện tự nhiên


Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở giữa châu Âu, có đường
biên giới với chín nước, là cầu nổi giữa phía Đơng và phía Tây.
Diện tích cùa Đức là 357,020 km^. Các sơng chính là sông
Ranh, sông Enbơ, sông Đa nuýp. Đức tưoTĩg đối nghèo tài
nguyên so với các nước châu Ẩu khác.


Đức nằm trong vùng khí hậu ôn đới, mùa đông nhiệt độ
trung binh 1,5°c ờ vùng thấp và -- 6“c ờ cùng cao. Tháng 7 là
tháng ấm nhất với nhiệt độ từ 18“c - 20®c.


+ Điều kiện xã hội



Liên bang Đức được thành lập năm 1815. Sau nhiều biến
động ÌĨTI trong lịch sử, năm 1961 Đông Đức xây bức tường
Berlin ngăn cách hai miền. Năm 1989 chính quyền Đơng Đức
sụp đổ, tường bị phá bỏ. Đến năm 1990 nước Đức được tái
thống nhất.


Hiện nay, nước Đức theo chế độ cộng hoà tổng thống.
Tổng thống do hội đồng liên bang và các đại cử tri bầu ra,
nhiệm kỳ 5 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

đạo Tin Lành chiếm 34%, người Công giáo 34%, đạo Hồi
3,7%. Các đạo khác và những người không theo tôn giáo nào
28,3%.


Nước Đức là nợi sinh ra những nhà thơ, nhạc sĩ, nhà khoa
học và nhà triết học nổi tiếng thế giới (Joahm Wolfgang,
Goethe, Heine, Prieđrich Schiller, lohann Bach, Ludwig Van
Bethoven, Albert Einsteìm, Heghen, Kant...). Trong nhiều thế
kỷ, Đức là cái nôi của âm nhạc, văn chưcmg, sân kbấu và mỹ
thuật châu Âu.•


<b>về </b>

kinh

<b>tế, </b>

Đức

<b>là </b>

cường quốc công nghiệp

<b>thứ 3 </b>

trên

<b>thế</b>


giới sau Mỹ và Nhật Bàn đồng thời lả thành viên của G7. số
người làm trong ngành du lịch gấp đôi sổ người làm ừong ngành
sản xuất. Thành phố Phxanphuốc là một trong những trung tâm
tài chính và thương mại hàng đầu thế giới.


GDP tính theo đầu người: 35.442 đô la Mỹ (2008).


<i>s.6.2. </i>

<i>M ột sỗ tinh cách đặc trưng của người Đức</i>


Đức là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại
bị chiến tranh tàn phá trong hai cuộc chiến tranh thể giới đẩu
thể kỷ XX. Nhưng nhờ có có một nền giáo đục chất lượng caọ,
một nền khoa học phát triển mạnh và ỷ chỉ vưcm lên mạnh mẽ,
nước Đức đã teờ ứiành cường quốc công nghiệp thứ 3 trên thế
giới. Người Đức có những đức tính nổi bật ỉà ý chỉ phẩn đấu và
tính tổ chức rất cao, song tiết kiệm, làm việc siêng năng, thông
minh, công bẳng và thận trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Tính chính xác và tính tổ chức cao của người Đức biểu hiện ở
việc họ luôn lập kế hoạch vả tổ chức ửiực hiện cơng việc một cách
khoa học, chi tiết, chính xác đến từng ngày, từng giờ. Họ rất ghét bị
tíiay đổi chương trình đâ được xác định từ ừước hoặc đến sai giờ
hẹn. Tính đúng giờ là kết quà cùa một ngành công nghiệp tiên tiến
và nền khoa học kỹ ửiuật được phát triển tìr nhiều thế kỷ trước ở
Đức. Mặc dù thu nhập tính ứieo đầu người của Đức rất cao nhưng
họ khơng hoang phí mà sống rất tiết kiệm; Ngay cả các tỷ phú Đức
cũng vậy. Phần lớn các tỷ phú Đức sống ờ những biệt thự khiêm
tốn, ncd không khí thống mát, ẩn sâu trong những khu vườn. Họ
khá ứiận trọng, không khoe khoang sự giàu sang của mình dưới bất
kỳ hinh thức nào. Khi đi du lịch họ thường ngồi ghế vé hạng hai
cùa khách du lịch binh dân Khách du lịch Đức chi mua đồ ăn
vừa đủ cho nhu cầu, không để thừa thức ăJi trên đĩa và chỉ mua
những gì thật cần ứũết cho sinh hoạt.


Ngưèả Đức cần cù trong cả lao động chân tay lẫn trí óc. Họ
là những người thơng minh, tư duy chặt chẽ, có thái độ trân trọng
những giá ưị tinh thần, tích cực nghiên cứu khoa học và có rất
nhiều phát minh quan trọng. (Theo thống kê của J.Ben-Đavit, tìr


năm 1900 đến 1919, số phát minh quan ừọng ừong ngành sinh lý
học ở Đức là 223, ờ các quốc gia khác là 179. Từ năm 1891 đến
1900, số phát minh trong lĩnh vực nhiệt, từ, điện học, quang học
của Đức là 968, con số này của Anh và Pháp là 687. Từ năm 1900
đến 1919, số phát minh ừong các ngành Y học của Đức là 81,
trong khi ờ các nước khác con số này là 166


Trần Như {1993). Bộ mặt các tỷ phú Đức điên hinh. “Târa lý học
kinh đoanh” . Nxb TP Hồ Chí Minh. Tr 249


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Người Đức còn rất công bằng trong các quan hệ xã hội.
Quan sát đoàn khách Đức các hướng dẫn viên nhận thấy du
khách thường tự nguyện đổi chỗ ngồi ưên ô tô cho nhau để
người nào cùng có một khoảng thời gian được ngồi ờ phía trước.
Khi có nhiều người chi tiêu cá nhân ở trong cùng một nhà hàng
thì ai tiêu dùng sản phẩm nào sẽ tự ừả tiền cho sản phẩm đó chứ
khơng để ngưịi khác thanh tốn hộ cho mình (dù đó là bạn bè
hay người quen).


Người Đúc còn là những người cẩn thận và chắc chấn.
Họ thường đóng nhiều loại bảo hiểm trong đó có bảo hiểm du
lịch. Họ quan tâm hàng đầu đến chất lượng sản phậm, yêu cầu
rất cao về vệ sinh và an toàn thực phẩm, khó tính trong việc
lựa chọn hướng dẫn viên và người lái xe. Những khách du
lịch là thưcmg gia giầu có thường rất kín đáo, họ chọn chỗ
ngồi ờ vị trí ít ai có thể nhận ra mình. Có những trường hợp
cả 2 vợ chồng cùng đi du lịch nhưng mỗi người lại đi trên một
chuyến bay khác nhau để được an toàn hơn. Khi làm việc với
du khách Đức bạn cần có những dẫn chứng hoặc con số cụ
thể, chính xảc. Lịch trình chuyến đi cần được thực hiện đúng


theo hợp đồng, chính xác về giờ giấc. Các sản phẩm và dịch
vụ phải đạt tới chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của
loại khách nảy.


<i>5.6.3. Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch là người Đức</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Khi gặp mặt, người Đức thường đứng dậy bắt tay khá chặt.
Người lớn tuổi hơn hoặc phụ nữ thường đưa tay ra trước khi
được giới thiệu. Họ không gọi người khác bằng tên mà gọi bằng
họ theo sau từ Herr (ông), Frau (bà) và Prauleiu (cô). Người Đức
rất thích được nhắc đến các chức đanh của mình, tuy nhiên bạn
iưu ý tị Doktor khơng những chì bác sĩ mà cịn được gán cho tất
cả những người có một học vị đại học hoặc tiến sĩ.


Cách nói chuyện cùa người Đức rất rồ ràng, thẳng thắn. Họ
khơng thích ai nói quá nhiều và gây ồn ào mất trật tự.


Khi đi ưên via hè, phụ nữ hoặc người giả thưÒTig ở bên tay
phải của nam giới để ưánh cho họ không bị nước từ dưới đường
bẳn lên. Lúc lên xe, phụ nữ được mời lên trước nhưng khi trèo
lên thang gác ngưcd đàn ông ứiường đi trước phụ nữ Trong
trường hợp một người có địa vị cao muốn tự lái xe thì bạn
khơng nên ngồi ị ghế phía sau mà nên ngồi ờ ghế ngang hàng
với họ.


Đề tài được khách Đức quan tâm: Bống đá, các loại bia, âm
nhạc, các loại ô tô, chế độ bào hiểm, phúc lọã xã hội và giáo dục

ở Việt Nam.



, Đề tài nên ứánh: Nói về phát xít Đức, bàn cơng việc trên


bàn ăn, hỏi về tình ừạng hồn nhân và gia đình, hỏi tuổi phụ nữ.


<i>5.6,4. N hu cầu, sở thích của khách du íịch là người Đức</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

chiếm 27% toàn bộ lượng khách châu Âu đi du lịch nước ngồi.
Năm 1998 có khoảng 41 triệu người đi du lịch. Châu Á ửiư hút
25% tổng số các cụộc hành trình của ngưịi Đức (chủ yếu là
những người ứè tuồi và có thu nhập cao)


Nhu cầu lưu trú: Cũng như nhiều nước châu Âu khác, khách
du lịch Đức ứiường ở khách sạn từ 4 đến 5 sao với tiêu chuẩn bắt
buộc !à an toàn, sạch sẽ, ngăn nắp và tiện nghi.


Sở thích ăn uống: Người Đức ăn rất nhiều. Bữa điểm tâm
của họ thường có bánh mỳ bơ, mứt cam, xúc xích lạnh, giătn
bông, trứng, pho mát. Bữa trưa được coi là bữa chính, thường có
món súp, xúc xích nướng, rau trộn, khoai tây hoặc bánh hấp, thịt
hun khói, thịt quay. Nếu thời tiết đẹp, họ thích đặt bàn ăn trong
vườn cây mát. Bữa tối lặp lại bữa điểm tâm nhưng bia được thay
cho cà phê và có nhiều ứiịt hơn.


Một số món àn Đức được nhiều người yêu thích: Wurst
salat (trộn xúc xích), klau’s Hering sa lat (món trộn cá trích), cốt
lết heo và kinh giới, bắp cải đỏ ninh nhừ.


Ngưòd Đức là những người uống bia nhiều nhất ứié giới
(trên nước Đức có khoảng 2000 nhà máy bia, trung bình một
người Đức tiêu thụ 150 lít trong một năm. Họ cuồng nhiệt tham
gia vào các lễ hội bia được tổ chức hàng năm). Ngoài bia, họ
còn uống rượu vang, nước ép trái cây, nước suối.



Nhu cầu tham quan giải trí; Đến Việt Nam, du khách Đức
thích leo núi (Sa Pa, Phanxipăng), thăm quan vịnh Hạ Long,
nhưng vỉ ở Đức rất lạnh nên họ chỉ tắm ở các biển phía Nam,
nơi có nhiều nắng ấm như Mũi Né, Vũng Tàu, Nha Trang. CXíng


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

có người chọn điểm đến là khu rừng nguyên sinh, hang động kỳ
thú, làng dân tộc thiểu số...


Môn thể thao u thích: Bóng đá, đi bộ, cẳm trại, đua
thuyền buồm, lướt ca nô trên biển, xem đua chó. Các trò chcri
mạo hiểm, tốc độ cao được các du khách trẻ tuổi tham gia một
cách rất bạo dạn và tự tin.


Là những người say mê âm nhạc, người Đức đã tổ chức
hàng trăm lễ hội âm nhạc hàng năm. Họ rất vui khi được xem
một buổi biểu diễn của dàn nhạc châu Âu hoặc nghe các nghệ sĩ
nổi tiếng hát ơpêra.


Các sở thích khác; Người Đức rất yêu động vật, đặc biệt là
lồi chó, họ đưa chó đến cả nhà hàng, đi chơi công viên và đi xe
buýt. Nhiều người Đức thích các con số 3 và số 1 (trong trường
học ờ Đức điểm 1 là cao nhất), tuy tihiên cũng có nhiều người
khơng coi trọng ý nghĩa của các con số.


<i>5.6.5. M ột số điều kiêng kỵ</i>


Người theo đạo Thiên Chúa kiêng con số 13.
Không ăn thịt chó.



Khơng ngồi xuống đất hoặc ngồi bên hè đường trong lúc
chờ nhận phòng.


Rất ghét bị người khác quấy rầy hoặc tự ý sẳp xép lại đồ
đạc cùa họ,


Khơng thích bị thay đổi lịch trình hoặc thiếu chính xảc về
giờ g iấc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<i>s.6.6. </i>

<i>M ột số ngày lễ và lễ hội quan trọng </i>

<i>ở </i>

<i>Đức</i>


Lễ hội bia tổ chức vào tháng 9 và tháng 10 hàng năm tại
Munich, kéo dài tới 16 ngày và có số lượng người tham dự lớn
nhất châu Âu.


Lễ hội âm nhạc Betthoven và hoà nhạc Moza vào tháng 8 và 9.
Le hội rượu vang diễn ra ưong suốt mùa trọng nho (mùa Hạ và
mùa Thu)


Lễ hội Camavan bắt đầu từ ngày 11 tháng 11, đây là lễ hội
quan ừọng trong năm.


Lễ giáng sinh: Ngày 25 tháng 12.
Tết dưcrag lịch: Ngày 1 tháng 1.
Quốc khánh: Ngày 3 tháng 10.


5.7. Đặc điểm tâm lỷ khách đu lịch ỉà người C anada
5.<i>7. í. Đơi nét về đất ỉiưởc Canada</i>


+ Điều kiện tự nhiên



Canada là nước có diện tích 9.984,670km^ -lớn thứ hai trên
thế giới. Phía Đơng giáp biền Đại Tây Dưcmg, phía Tây giáp với
Thái Bình Dương và Bang Alaska (Mỹ), phía Bắc giáp với biển
băng Bắc Băng Dưorng và phía Nam cùng chung biên giới với
Hoa Kỳ. VỊ trí địa lý "mở" nói ừên tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động đu lịch và thương mại của Canađa. Thủ đô của
Canada là Ottavva.


Canada được gọi là đất nước "ứiệu hồ" với hơn 2 triệu hồ
trong cả nước (Trong đó hồ Superior là hồ chứa lượng nưóc sạch
lớn nhất thế giới, nó có diện tích 82.100km^ - bằng diện tích của
Nam Triều Tiên, gấp hơn 11 lần diện tích của Singapore).


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Núi cao nhất ià Logan cao 5.959m.


Canada cịn có đường bờ biển dài nhất thế giới - 202.080
kiĩi và rất giàu về tài ngun thiên nhiên.


Khí hậu miền Nam ơn hòa còn miền Bắc rất lạnh.
+ Điều kiện xã hội


Người dân bản địa sống ờ Canada hàng ngàn năm trước khi
người châu Âu đến định cư. Năm 1534, iacques Careties- nhà
hàng hải người Pháp tuyên bố Canada thuộc về Pháp. Năm 1604
người Pháp đến Canada định cư, sau đó là các cuộc chiếm đóng
cùa ngưàã Anh (năm 1760) và Mỹ (năm ỉ 775). Đen năm 1931,
Canada mới giành được độc lập từ tay người Anh. Năm 1982,
hiến pháp mới đẫ được tất cả các vùng phê chuẩn, trừ Québec.



Hiện nay Canada là nước quân chủ lập hiến. Toàn quyền
của Canada là đại diện của Nữ hoàng Anh. Canada có 5 Đảng
được cơng nhận là Đàng chính thức.


Dân sổ năm 2009: 33,7 triệu người. Trong đó dân cư nguồn
gốc Anh chiếm 28%. Dân cư nguồn gốc Pháp 23%. Dân cư
Eskimoo vả da đò 2%. Dân cư Á, Phi, A Rập 6%. Dân cư khác
chiếm 26%.


Ngơn ngữ: Dân cư nói tiếng Anh chiếm 59,3%. Tiếng Pháp
chiếm 23,2%. Hầu hết người Canada nói được cả tiếng Anh và
tiếng Pháp. Ngồi ra cịn 50 ngơn ngữ khác chiếm 17,5% .


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Sikh 1%, đạo Do Thái 1,1%, Đạo Hinđu 1%, Cịn lại những
người khơng theo tơn giáo nào chiếm 16%.


Thế hệ trẻ của Canada chịu ảnh hưởng rất nhiều của phim
ảnh và truyền hình Mỹ. Phần lớn chương trình kịch ở truyền
hình được mua ờ Mỹ. Từ năm 1910-1950 Hollyvvood đã làm
hơn 500 phim truyện về Canada, gấp 10 lần số phim Canada tự
làm. Điều này đẵ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh ứiần của
thế hệ trẻ Canada.


về kinh tế, Canada nằm trong danh sách G7 - các nước có nền
kinh tế phát triển hàng đẩu ửiế giới. Canada là nước xuất khẩu cá
và hải sản lớn nhất ứiế gÌOT, đứng đầu thế giới về cơng nghệ phần
mềm, có ngành dầu khí và nghành du lịch phát triển mạnh.


GDP tính theo đầu người; 39.183 đơ la Mỹ. (2008)
5.7.2. <i>Đăc điểm tinh cách.</i>



Canada là một quốc gia đa văn hóa. Trong đó chù yếu là
người chầu Âu (Anh, Pháp). Họ là những người thân ứiiện hiếu
khách và không phân biệt đẳng cấp.


Những người đến định cư trước đón nhận và chung sổng với
những ngưịri đến định cư sau với một tinh thần hữu nghị. Họ tự
hào về sự đa dạng văn hóa, các tài nguyên thiên nhiên phong phú
và các di sản vân hóa thổ dân độc đáo. Những ngưịi có nguồn
gốc từ Anh, Pháp, Ý, Trung Quốc, Hy Lạp, Ả Rập... chung sống
hòa hợp với nhau một cách tìiân thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

sự năng động và tính chính xác. Với phong cách làm việc khẩn
trương, người Canada coi trọng sự đúng giờ, không đề người
khác phải đợi chờ minh là một cách tôn trộng người khác và thể
hiện thái độ quý ứiời gian của người Canada.


Canada là một trong những quốc gia quan tâm đến phức lợi
xã hội. Họ thể hiện lòng nhân đạo, sự quý trọng con người trong
các chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khoè và hoạt động từ thiện
của mình. Trẻ em và người giả từ 65 tuổi trở lên được cấp phát
thuốc miễn phí theo đơn bác sỹ, lucmg hxru ưí ở Canada cho
người già vào loại rộng rãi nhất thế giới,


Canada là một trong những nước tài trọ nhiều cho các nước
có chiến tranh và giúp đỡ các nước đang phát triển ừong đó có
Việt Nam.


Việc coi trọng sức khoè và tính năng động cúa người
Canada được bộc lộ rõ nhất trong hoạt động ứiể thao. Người ta


say mê luyện tập, tham gia các cuộc ứii thể thao và bàn luận về
các sự kiện thể thao một cách sơi nổi ờ khắp mọi nơi.


Ngồi các đặc điểm nói ữên, du khách Canada còn là
những người yêu thiên nhiên, giản dị, sạch sẽ, ưa thích phiêu lưu
và khám, phá.


Ngày nay, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, tầng lớp thanh
niên có xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân và danh vọng nghề
nghiệp; Vai trò của đạo đức và tơn giáo trayền thống có xu hướng
bị giảm sú t.


5.<i>7.3. Độc điểm giao tiếp của du khách là ngườị Canađa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

tay. Bạn bè thân thì có thể ơm nhau tìiân thiết. Trong lần đầu gặp
mặt, họ chi bát tay rất nhẹ, gật đầu và mỉm cười sau đó giống
như người Anh, họ sẽ đi thẳng vào vấn đề một cách ngắn gọn.


Người Canada gốc Anh bề ngoài thường trầm lặng, ít nói
hcm người Canada gốc Pháp. Họ thường mặc áo phơng, quần
Jean, iíhơng mặc diêm dúa, cầu kỳ.


Đặc biệt người Canada luôn đúng giờ trong các cuộc hẹn.
Neu bạn đến muộn nên gọi điện báo trước để không tạo ra ờ họ
những cảm xúc khó chịu, thiếu tin tưởng vào bạn.


Đa số người Canada không hút thuốc lá nơi cơng cộng,
khơng thích nói chuyện ầm ĩ hoặc khoa chân múa tay khi giao
tiếp với người khác.



Chủ đề giao tiếp được u thích: Nói về thể thao, ca ngợi
phong cảnh hùng vĩ của đất nước Canada là giài pháp tốt để tạo
ra sự gần gùi với khách Canada. Chủ đề nên tránh; So sánh
người Canada với ngưịã Mỹ, ưanh luận về chính trị và tơn giáo.


5.<i>7.4. M ột số nhu cầu, sở thích của du khách Canada</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Người Canada gốc Anh thích uống bia và rượu vang, người
Canada gốc Pháp rất thích rượu vang hay Champagne. Cịn phụ
nữ lại thích uống sữa và nước trái cây nhiều hcm.


Người Canada rất say mê thể thao, họ hay theo dõi các
chương trình thi đấu Lacrot, bóng đá, bóng chày, bóng rổ, trượt
băng, đua thuyền, ở Canada, câu cá !à một hoạt động giải trí
được rất nhiều người yêu thích. Đến Việt Nam họ thường chơi
lướt ván, golf, canô trên biển, lặn biển, leo núi.


Khách du lịch Canada thường đi ứieo các tour du lịch văn
hóa, du lịch sinh thái, du lịch thương mại và du ỈỊch kết hợp với
giáo dục. Các chưcmg trình du lịch đến với thiên nhiên (MêKơng
Delta) và tìm hiểu văn hóa bản địa được đáiủi giá cao. Những
nơi thu hút được nhiều khách là Thành phố Hồ Chí Minh> thánh
địa Mỹ Scnn, Huế, Sa Pa, Hạ Long.


Khách Canada có nhu cầu mua sắm khá cao, một số mặt
hàng được yêu thích là hàng thủ công mỹ nghệ, ưanh ứiêu tay,
nón lá, tượng gỗ, tranh Đơng Hồ...


Là quốc gia đa sắc tộc> nên người Canada có một số kiêng
kỵ giổng người Pháp, Anh và một số nước châu Á khác, tùy


theo nguồn gốc dân tộc cùa họ. (Xem 5.4.5 và 5.5.5.)


5.7.5. <i>M ột số ngày lễ của Canada</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<b>CÂU HỎI ÔN TẬP</b>


<i>Câu ỉ.</i> Anh, chị hây nêu ý nghĩa cùa việc nghiền cứu tâm lý
khách đu lịch đối với hoạt động du lịch nói chung và đối với bản
thân nói riêng.


<i>Câu 2.</i> Hãy nêu các phưoíng pháp nghiên cứu tâm lý du
khách và vận dụng kiến thức đã học để lập một phiếu điều tra
tìm hiểu nhu cầu ăn uống của ỉchách du lịch quốc tể trên thị
trường du lịch Việt Nam.


<i>Câu 3.</i> Hãy nêu ngắn gọn lịch sử hình thành và phát triển
của tâm lý học du lịch.


<i>Câu 4.</i> Vận dụng các quy luật tâm lý trong hoạt động du
lịch.


<i>Câu 5.</i> Phân tích ảnh hưởng của các yếu tổ tự nhiên đến
tâm lý khách du lịch.


<i>Câu 6.</i> Phân tích ảnh hưởng của các yểu tố xã hội đến tâm
lý khảch du lịch.


<i>Câu 7.</i> So sánh các khái niệm: Khách du lịch và khách
thăm quan, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.



<i>Câu 8,</i> Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhu
cầu du lịch. Hãy nêu những nhu cầu cơ bản của khách du lịch
và đề xuất một số giải pháp kích cầu trong du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i>Câu 10.</i> Nêu các nhàn tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch và
các loại động cơ du lịch.


<i>Câu ỉ I .</i> Làm thế nào để nhận biết du khách có tâm trạng
âm tính và dương tính? Phân tích các yếu tổ ảnh hường đến tàm
trạng của khách du lịch.


<i>Câu 12.</i> Căn cứ vào các nhân tố ảnh hường đến tâm trạng,
anh (chị) hăy đề xuất những biện pháp tác động đến tâm trạng
cùa khách đu lịch.


<i>Câu 13.</i> Trình bày những hiểu biết của anh, chị về nhu cầu,
sờ thích của khách du lịch châu Á trên thị trường du lịch
Việt Nam.


<i>Câu Ỉ4.</i> Nêu những hiểu biết cùa anh, chị về nhu cầu sở
thích của khách du lịch châu Âu trên thị trường du iỊch
Việt Nam.


<i>Câu ỉ 5.</i> So sánh đặc điểm tâm lý của khách du. lịch là
người Mỹ và khách du lịch là người Trung Quốc.


<i>Câu 16.</i> So sánh đặc điểm tâm lý của khách du lịch là
người Nhật và khách du lịch ỉà ngưcri Pháp.


<i>Câu 17.</i> So sánh đặc điểm tâm ỉý của khách du lịch là


người Hàn Quốc và khách du lịch là ngí Đức.


<i>Câu 18.</i> Phân tích đặc điểm tâm lý của khách du lỊch là
người Anh và khách du lịch là người úc.


<i>Câu 19.</i> Phân tích đặc điểm tâm lý của khách du lịch Đông
Nam Á.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


ỉ . Allan Pease (1998), <i>Thuật xẻí người qua điệu bộ,</i> Nxb Trẻ.
2. Cheralier Jean, Alain Gheerbrant(l 997), <i>Từ điển biểu tượng</i>


<i>vân hoả Thể giới,</i> Nxb Đà Năng .


3. Esther Warming (1995), <i>sốc vân hoá Mỹ,</i> Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


4. Pichou Rean Pieưe (1998), <i>Văn minh Hoa Kỳ,</i> Nxb Thế
giới, Hà Nội.


5. Prancois Peron (1996), <i>Thực trạng châu Âu,</i> Nxb Khoa học
xâ hội, Hà Nội.


6. John C.CrottsAV.Pred van Raaij (1994), <i>Economìc</i>
<i>Psychoỉogy o f Traveỉ and Tourism,</i> The Havvorts Press, Inc.
New York - lx)nđon - Norwood(Australia).


7. Lennkh Annie, Marie Prance Toinet (1995), <i>Thực trạng</i>
<i>nước Mỹ,</i> Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.



8. Oh Chui Ho (1999), <i>Korea annual,</i> Published by Yonhap
news Agency


9. Paul Albon (1997), <i>Tâm lý học kinh tế,</i> Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.


10. Robert H.Bella (1998), <i>Văn hoá và tinh cách của người Mỹ,</i>


Nxb Khoa học xẵ hội, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

12. V.A.Pronnikov, I.D.Ladanov (1998), <i>Người Nhậty</i> Nxb
Tổng họp Hậu Giang, Hậu Giang.


[3. Yijulin, Fang Cai, Zhouli (1998), <i>Phép lạ Trung Quốc,</i> Nxb
TP Hồ Chí Minh.


14. Chu Tiến Anh, Phạm Khiêm ích (1990), <i>Văn hoá và tỉnh</i>
<i>cách cùa người Mỳ,</i> Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


15. Nguyễn Văn Anh (1996), <i>Hàn Quốc ỈỊch sử</i> và <i>văn hoá,</i>


Nxb Văn hoá, Hà Nội.


16. Vĩnh Bá, Lê Sỹ Tuấn (2005), 50 <i>tay các nước trên thế giới,</i>


Nxb Giáo dục, Hà Nội.


17. Trần Vĩnh Bảo dịch (2004), <i>một vòng quanh các nước trên</i>
<i>thế giới,</i> Nxb Thế gidri, Hà Nội.



18. Nguyễn Ngọc Bích (2002), <i>Tâm lý học nhân cách,</i> Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.


19. Đinh Thị Vân Chi (2004), <i>Nhu cầu cùa áu </i> <i>khách trong quả</i>
<i>trình du lịch,</i> Nxb Văn hỏa - Thông tin, Hà Nội.


20. Nguyễn Viết Cống (2003), <i>Hoa Kỳ và Anh Quốc: Đẩt</i>
<i>nước, con người và cuộc sống,</i> Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí
Minh.


21. Trịnh Xuân Dũng (2004), <i>Giảo trình tâm lý du lịch,</i> Nxb
Văn hố - Thơng tin, Hà Nội,


22. Trịnh Xuân Dũng, Nguyễn Hữu Viện (2001), <i>Luật kinh</i>
<i>doanh du ìịch,</i> Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

24. Phạm Hồng Hải (2003), <i>Austraỉìa đắt nước, con nptời,</i>


Nxb Thế giới, Hà Nội.


25. Phạm Hoàng Hải (2005), <i>Canada: Thanh bình và iĩỊnh</i>
<i>vượng,</i> Nxb Thế giới, Hà Nội.


26. Mã Nghĩa Hiệp (1998), <i>Tâm lí học tiêu dùng,</i> Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


27. Mai Hừu Khuê, Đinh Văn Tiển (1997), <i>Tâm ỉý học ứngdụrtg</i>
<i>trong quản lý kinh doanh,</i> Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Lê (1997), <i>Tâm lý học du lịch,</i> Nxb Trẻ.



29. VO Dương Minh (1998), <i>Lịch sù văn minh íhế giới,</i> Nxb
Giáo đục, Hả Nội.


30. VQ Đức Minh (1999), <i>Tổng quan về du lịch,</i> Nxb OiáG: dục,
Hà Nội.


31. Hữu Ngọc (1997), <i>Phác thào chân dung vồn hoá ?háp,</i>


Nxb Thế giới, Hà Nội.


32. Hữu Ngọc (2000), <i>Hồ sơ vân hóa Mỹ,</i> Nxb Thế giới, Hề Nội.
33. Mai Lý Quảng (2001), <i>J95 quốc gia</i> và <i>vùng lãnh thồ trên</i>


<i>thế giới,</i> Nxb Thế giới.


34. Đào Văn Tiến (1981), <i>Đấí nước hoa Chãmpa,</i> Nxb
Thanh niên, Hà Nội.


35. Trần Đức Thanh (1999), <i>Nhập môn khoa hộc du lịch,</i> Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.


36. Trần Vàn Thông (2002), <i>Tổng quan du lịch,</i> Trườrg ĐH
dân lập Văn Lang, TP Hồ Chí Minh, (Lựu hành nội bộ).
37. Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương (1994), <i>Phép xã</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

38. Trương Bình Trị, Dương Cành Long (2002), <i>Nguời Trung</i>
<i>Quốc tự trào,</i> Nxb Văn học, Hà Nội.


39. Lê Sĩ Tuấn, Ý Nhà (2000), <i>sổ tay các nước trên thế giới,</i>



Nxb Trẻ.


40. Nguyễn Quang uẩn (chù biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn
Vang (1995), <i>Tâm lý học đại cương,</i> Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. <i>A Imanach những nền văn minh ihế giới</i> (1997), NxbVăn hóa


- Thơng tin, Hà Nội.


42. Trung tâm nghiên cứu tâm lí học dân. tộc (2000), <i>Tâm ỉý</i>
<i>Người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ,</i> Nxb TP Hồ Chí Minh.
43. Viện Đông Nam Ả (1999), <i>Thái Lan truyền thống và hiện</i>


<i>đại,</i> Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Các trang web:


44. baodatviet.vn
45. en.wikipedia.org
46. itpc.hochiminh
47. vietbao.vn
48. vnexpress.net
49. vovnẹws.vn


50. www.booksite.com
51. www.chudu24.com
52. www.gro.gov.vn


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

MỤC LỤC


Lịi nói đầu... 3



<i>P h ằ n l</i>


Những vẩn đề chung... 5


<i>Chương ĩ: Tâm ỉý học vớỉ việc nghiên cứu iâm lý khách</i>
<i>du iịch</i>.... ... 5


1.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu... 5
1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch.. 6
1.3. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tâm iý


học du lịch... 7
1.4. Các nguyên tắc và phưofng pháp nghiên cứu tâm lý


khách du lịch... 13


<i>Chương II: Đặc điểm tâm lý của khách du lịch</i>... 21


2.1. Khái niệm chung về khách du lịch 21


2.2. Nhu cầu du lịch... 23
2.3. Động cơ du lịch... 28
2.4. Tình cảm của khách du lịch... 36


<i>Chương III: Các yểu tổ tác động đến tâm lý khách du lịch</i> 45
3.1. Các yếu tố tự nhiên... 45
3.2. Các yếu tố văn hoá - xà hội... 49
3.3. Các yếu tố tâm lý xã hội... 55



<i>Phần I I</i>


Đặc điểm xã hội - tâm lỷ của một số nhóm khách du ỉịch 61


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

4.2. Đặc điểm tâm lý khách đu lịch là ngưcri Trung Quốc. 62


4.3. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là ngưèri Nhật... 74


4.4. Đặc điểm tâm lý khách du lịch ỉà người Hàn Quốc.... 88


4.5. Đặc điểm tâm lý khách du lịch nội địa (là nguời
Việt Nam)... 100


4.6. Đặc điểm tâm lý khách du lịch một sổ nước
Đỏng Nam Á... 110


<i>Chương V: Đặc điểm tâm iý của khách du lịch một số nước</i>
<i>châu Ầu, châu ú c</i> và <i>Bẳc Mỹ.</i>... 127


5.1. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là ngưcd châu Âu
v à B ắ c M ỳ ... 127


5.2. Đặc điểm tâm lý kMch du lịch là người Mỹ... ■„ 129


5.3. Đặc điểm tâm lý khách đu lỊch là người ú c ... 140


5.4. Đặc điểm tâxn lý khách du lịch là ngưòd Pháp... 146


5.5. Đặc điểm tâm lý khách du lịch ià người A nh... 154



5.6. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Đức... 161


5.7. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Canada... 168


<i>Câu hỏi ôn tập.</i>... 174


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122></div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<i>HHỜ</i> XUiÍT aÃN DẠI HỌC ỌUỐC ỠIA hA NỘi


16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội


Đién thoai: Bíẽn tẳp-Chế bản: (04> 39714896:


Kinh doanh:(ũ41 39724770 : Tổng Biên tâp: f04) 39714897:
Fax: (04^ 39714899


<i>Chiu trách nhiêm x u a t bản:</i>


<i>Gidm đ ò i</i> PIIÙ N G QUỐC BẢO


<i>Tỏn^ hiên tập</i> PHẠM THỊ TRÂM


<i>Bỉf}tì tập</i> VẢN HÀ


TH.S NGUYỄN TH Ị QUẾ ANH


<i>Ché háii</i>


<i>Trình hày bia:</i>


<i>Đơi tác ìién kết xuất bản</i>



NGUYỄN TH Ị HÀ
QUANG HƯNG


ĨAM LÝ DU KHACH


ĐẠI HỌC VÀN HOÁ


Mà sỗ: 2L-354 ĐH2009


In 1500 cuốn, khổ Ỉ4.5 X 20,5 cm tại Xưởng in Bộ đội Biên phịng


Só xl bàn: 674 - 2009/CXB^2 - 109/ÒHQÒHN, ngày 27/7/2009
Ọuvết dịnh xuất bản s6: 354 LK -XH/XB


</div>

<!--links-->
<a href=''>www.booksite.com</a>
<a href=''>www.chudu24.com</a>
<a href=''>www.gro.gov.vn</a>

×