Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.09 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trị của</b>



<b> tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình </b>


<b>ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay</b>



Religion ancestor worship and its role in the education


of families in the Northern Plains today



<b>Nguyễn Thị Hảo</b>
<i>Email: </i>


<i>Trường Đại học Sao Đỏ</i>
Ngày nhận bài: 22/10/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện:13/3/2019


Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2019
<b>Tóm tắt </b>


Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở
nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này tồn tại phổ biến ở Đồng bằng Bắc Bộ
và giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục gia đình của người dân. Vai trị củatín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên thể hiện ở chỗ, nó nhắc nhở con cháu phải ln nhớ đến cội nguồn, biết kính trọng, phụng dưỡng
ơng bà, cha mẹ. Đồng thời, giúp con cháu noi theo gương sáng của tổ tiên, nỗ lực học tập và lao động
để trở thành người có ích.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là một nét tinh hoa của truyền thống
văn hóa và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Đồng bằng
Bắc Bộ nói riêng.


Bài báo đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết
lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trị của nó trong giáo dục gia đình,
qua đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.



<i><b>Từ khóa: </b>Nhân sinh quan; tín ngưỡng; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc </i>
<i>Bộ; giáo dục gia đình.</i>


<b>Abstract</b>


Ancestry worship is a popular belief of the Vietnamese in the Northern Delta. It has a positive side to
remind children to always remember the source, respect, support grandparents, parents. It is considered
as a quintessence of cultural traditions and has become the moral and living standards of the Vietnamese
people.


The worship of ancestors on the one hand contributes to preserving and promoting the good values
of traditional culture. On the other hand, it involves a number of negative factors, affecting certain
development and strengthening social relationships. This article explores the ancestor worship of the
Vietnamese in the Northern Delta through the humanistic philosophy concealed in the worship activities,
from there to clarify its role in family education, thereby contribute to preserving and promoting the
precious moral values in ancestor worship and beliefs of the inhabitants of the Northern Plains.


<i><b>Keywords: </b>Humanities; beliefs; ancestral worship of the Vietnamese in the Northern Delta; family </i>


<i>education. </i>
<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập
quốc tế của đất nước, Đồng bằng Bắc Bộ cũng
chịu những tác động to lớn của cơ chế thị trường,


sự phân hóa giàu - nghèo giữa các dân tộc, môi
trường sinh thái bị hủy diệt,… đã tạo ra tâm lý bất


an cho người dân nơi đây. Đó cũng là nguyên nhân
tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến các hoạt động
tôn giáo, tín ngưỡng có chiều hướng gia tăng.
Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dịng họ
diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Điều đó
đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đẹp của văn hóa truyền thống, nhưng mặt khác do
bị tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, nên tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân ở Đồng
bằng Bắc Bộ cũng có một vài biểu hiện tiêu cực
như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây
chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi thức cầu kỳ,
tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn
hóa của tín ngưỡng, nặng nề về mê tín,...


Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ
thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt
động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trị của nó trong
giáo dục gia đình, qua đó góp phần vào việc gìn
giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân
ở Đồng bằng Bắc Bộ là vấn đề vô cùng cần thiết.


<b>2. TÍN NGƯỠNG, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT </b>
<b>CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN </b>
<b>2.1. Quan niệm về tín ngưỡng</b>


Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh


vực tinh thần của đời sống xã hội. Tùy theo cách
tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, mà
cách hiểu về tín ngưỡng cũng khác nhau:


Chủ nghĩa duy tâm khách quan (với đại biểu là
Platơn, Hêghen) cho rằng, tín ngưỡng, tơn giáo là
một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại vĩnh
hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (đại biểu là Beccoly,
Hium) lại cho rằng, tín ngưỡng là thuộc tính vốn
có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang
tính nội sinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào
hiện thực khách quan.


Như vậy, chủ nghĩa duy tâm tư biện đã thần bí
hóa hiện tượng tín ngưỡng, khơng thấy được mối
quan hệ giữa con người với thế giới hiện thực,
không thấy được mặt xã hội của tín ngưỡng.
Bàn về tín ngưỡng, C. Mác viết: "Đời sống xã hội,
về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự
thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều
được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của
con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy" [4].
Theo quan điểm của C. Mác, tín ngưỡng về bản
chất không phải là sản phẩm của thần thánh, siêu
nhiên, thần bí, mà là sản phẩm của xã hội, một
hiện tượng xã hội, không tách rời xã hội và mang
bản chất xã hội. Tín ngưỡng là hiện tượng thuộc
đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của
đời sống vật chất.



Đặng Nghiêm Vạn xem "tín ngưỡng là một yếu
tố chính của tơn giáo, quy định sức mạnh của tơn
giáo đó với cộng đồng" [6].


Nguyễn Chính thì cho: Tín ngưỡng là tín ngưỡng


tâm linh, vì tín ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín
ngưỡng tơn giáo. Đó là niềm tin, sự trông cậy
và yêu mến một thế giới siêu nghiệm mà con
người với hình nghiệm và tri thức đã có chưa lý
giải được [2].


Kế thừa các quan niệm đó, chúng tơi đưa ra quan
niệm về tín ngưỡng như sau: <i>Tín ngưỡng là một </i>
<i>bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh </i>
<i>vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ </i>
<i>xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử - </i>
<i>văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý </i>
<i>xã hội vào cái thiêng liêng, thông qua hệ thống lễ </i>
<i>nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người </i>
<i>trong xã hội.</i>


Quan niệm này đã đề cập đến tín ngưỡng với năm
đặc trưng cơ bản sau:


(1) Tín ngưỡng ln gắn liền với đời sống tinh
thần xã hội.


(2) Tín ngưỡng là kết quả của sự hình thành và


phát triển các quan hệ xã hội, nó có tác động trở
lại các quan hệ xã hội đó.


(3) Tín ngưỡng là phương thức biểu hiện niềm tin
của con người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự
bất lực của họ trước sức mạnh thống trị của lực
lượng tự nhiên và xã hội.


(4) Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử - văn hóa.
(5) Tín ngưỡng là một bộ phận ý thức xã hội, nó
tồn tại trong mối quan hệ với tơn giáo, văn hóa,
ngơn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoa học,
chính trị,...


<b>2.2. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ </b>
<b>cúng tổ tiên </b>


<i>Tổ tiên</i> là khái niệm dùng để chỉ những người có


cùng huyết thống, đã mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha,
mẹ,... là những người có cơng sinh thành và ni
dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất
và tinh thần của các thế hệ con cháu.


Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là
tổ tiên tô-tem trong tô-tem giáo của thị tộc. Từ tổ
tiên tơ-tem chuyển sang tổ tiên người thực là q
trình chuyển từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ
thị tộc phụ hệ. Tổ tiên tô-tem giáo trong thời kỳ thị
tộc mẫu hệ là những vật trong thiên nhiên được


thần thánh hóa, được coi là tơ-tem (vật tổ) của thị
tộc, là các vật thiêng và các thần che chở của gia
đình thị tộc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những
người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy. Khi họ mất,
thì những biểu tượng về họ là ý niệm về linh hồn
người chết; thần che chở của gia đình thị tộc. Đó
là những yếu tố chính tạo nên biểu tượng về tổ
tiên được thờ cúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(gia đình, họ tộc,...), mà đã mở rộng ra trong phạm
vi cộng đồng, xã hội.


Ở Việt Nam, vua Hùng được xem là ông Tổ của
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và cũng là ông Tổ
chung của 54 dân tộc anh em.


Là người có công khai quốc, được thờ ở Đền
Hùng - Phú Thọ, Phùng Hưng được nhân dân Việt
Nam suy tôn là "Bố Cái đại vương". Trần Quốc
Tuấn, có cơng đánh giặc giữ nước, được tôn làm
"cha" của muôn dân, được thờ ở Kiếp Bạc - Hải
Dương và nhiều nơi khác.


Tổ tiên cịn là người có cơng truyền nghề, tạo
dựng cuộc sống hiện tại cho con cháu, được tôn
thành các "tổ sư", "nghệ tổ",....


<i>Thờ cúng</i> là hoạt động có ý thức của con người, là


tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên,


biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng trong
không gian thờ cúng.


<i>Thờ</i> là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh,
tình cảm hướng về cội nguồn của con cháu. Thờ
tổ tiên là sự thể hiện lịng thành kính, biết ơn,
tưởng nhớ đến tổ tiên, đồng thời, cũng là sự thể
hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của
tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên
là niềm tin về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết,
song linh hồn vẫn sống, thường lui tới gia đình và
ngự trên bàn thờ.


Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại, thống
nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Sự "thờ", "tơn thờ" chính là nội dung, còn hoạt
động "cúng" là hình thức biểu đạt của nội dung thờ
cúng. Ý thức tơn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng
nhớ, hy vọng sự trợ giúp, tránh sự trừng phạt của
tổ tiên là nội dung cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên.


<i>Thờ cúng tổ tiên</i> là hoạt động có ý thức của con


người, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên,
biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng.


Như vậy, có thể xem nguyên nhân sâu xa của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sức sản xuất hết
sức thấp kém của thời nguyên thủy. Tính hạn


chế của lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế
trong quan hệ kép giữa con người với tự nhiên và
giữa con người với nhau trong xã hội. C. Mác cho
rằng, tính chất hạn chế thực tế đó đã phản ánh
vào trong những tơn giáo cổ đại và vào trong tín
ngưỡng của nhân dân, thể hiện sự bất lực trước
thế giới hiện thực.


Nguyên nhân trực tiếp mang tính xã hội của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự phân hóa trong
xã hội thị tộc phụ quyền, dẫn tới việc đề cao vai
trị của người đứng đầu gia đình - thị tộc. Những
người này, bằng uy tín của mình đã củng cố và
thiêng liêng hóa sự thờ cúng tổ tiên đã có manh
nha trong thời kỳ thị tộc mẫu quyền. Trong xã


hội có giai cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tù
túng, hạn hẹp khơng có lối thốt hiện thực cũng
là nguyên nhân xã hội quan trọng làm nảy sinh tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.


Qua phân tích cơ sở xã hội nảy sinh tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong lịch sử, chúng ta có thể hiểu bản
chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
dân Đồng bằng Bắc Bộ như sau: <i>Tín ngưỡng thờ </i>
<i>cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ là </i>
<i>một bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín </i>
<i>ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên </i>
<i>thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết </i>
<i>sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, được thể hiện </i>


<i>thơng qua lễ nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh </i>
<i>hoang đường quyền hành của người đứng đầu </i>
<i>thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì </i>
<i>và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này, là </i>
<i>sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có </i>
<i>cơng sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như </i>
<i>kỵ, cụ, ông, bà, cha mẹ, tổ sư, tổ nghề, Thành </i>
<i>Hồng làng, Tổ nước,...</i>


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng
bằng Bắc Bộ, xét về cấp độ phản ánh chỉ là cấp
độ kinh nghiệm mang tính trực tiếp, cảm tính, linh
cảm,... Trình độ phản ánh chỉ dừng ở mức độ ý
thức thông thường và tâm lý xã hội. Các đặc trưng
khác của tơn giáo tuy có, nhưng ở mức độ mờ
nhạt. Các bài cúng tổ tiên chưa phải là kinh sách
tôn giáo; chủ lễ cúng là người gia trưởng, không
phải là giáo sĩ chuyên nghiệp, nghi lễ thờ cúng
được thực hiện một cách tự giác, tùy thuộc vào
hồn cảnh của mỗi gia đình, dịng họ,... Thờ cúng
tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện
quan niệm về bản thể, nhân sinh rằng, có sự tiếp
nối liên tục của các thế hệ, rằng sự sống là bất
diệt. Chết là sự bắt đầu của chu kỳ sinh mới.


<b>3. NHÂN SINH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN SINH </b>
<b>QUAN NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ</b>
<b>3.1. Nhân sinh quan là gì?</b>


Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân sinh quan:


Theo cách hiểu thông thường: “Nhân” là người,
“Sinh” là sống, “Quan” là quan điểm, quan niệm,
cách nhìn nhận. Nhân sinh quan là quan niệm
về cuộc sống con người bao gồm: lẽ sống, mục
đích, ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Con người ở
trong thế giới như thế nào, vai trị, vị trí của con
người ra sao?.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan - một
nội dung cấu thành thế giới quan triết học” [1].
Cách diễn đạt tuy khác nhau, song tựu chung lại
các quan niệm đều khẳng định: Nhân sinh quan là
một phạm trù dùng để chỉ những quan niệm, quan
điểm mang tính định hướng của con người về mối
quan hệ của họ với gia đình, xã hội và mơi trường
tự nhiên.


Có nhiều cách phân chia các loại hình của nhân
sinh quan. Có thể phân chia từ góc độ nhân sinh
quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có
thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan
(tích cực và tiêu cực), hoặc có thể phân chia theo
trình độ nhận thức và tư duy của con người.


<b>3.2. Đặc điểm nhân sinh quan người Việt </b>
<b>ở Đồng bằng Bắc Bộ</b>


<i>Thứ nhất</i>, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng


Bắc Bộ thường gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân


tộc, triết lý nhân sinh của họ đều đi đến giải đáp
những vấn nạn mà họ gặp phải trên con đường
dựng và giữ nước.


<i>Thứ hai</i>, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng


Bắc Bộ luôn gắn liền với các điều kiện sinh tồn của
họ, được triển khai trong một hệ thống hồn chỉnh
các mối quan hệ: xã hội, gia đình, dòng tộc,…


<i>Thứ ba</i>, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng


Bắc Bộ thường được biểu hiện qua hai dòng văn
hóa: văn hóa dân gian (Folklore) và văn hóa bác
học hàn lâm (Academic). Cả hai dịng văn hóa này
đều đan xen, thẩm thấu, tác động lẫn nhau, tạo
nên bản sắc riêng, độc đáo cho nhân sinh quan
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.


<i>Thứ tư</i>, thái độ trọng nghĩa - tình là truyền thống


của văn hóa Việt Nam, nó được phản ánh khá
đậm nét trong nhân sinh quan người Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ.


<i>Thứ năm</i>, nằm giữa hai nền văn minh Trung - Ấn,


nên trong quá trình phát triển, nhân sinh quan
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ đã tiếp thu và
cải biến nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của


hai nền văn hóa đó, thơng qua hệ thống các học
thuyết triết học của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.


<b>4. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA </b>
<b>NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - NHÌN TỪ </b>
<b>GĨC ĐỘ NHÂN SINH QUAN </b>


Đồng bằng Bắc Bộ là một trong sáu vùng văn hóa
của cả nước. Đây là vùng văn hóa độc đáo và đặc
sắc trong sự phong phú đa dạng của nền văn hóa
Việt Nam.


Đồng bằng Bắc Bộ được kiến tạo nên bởi hệ
thống sông Hồng và sơng Thái Bình, bao gồm
phần bằng, trũng của các tỉnh, thành phố: Hà Nội,
Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà


Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, một phần
Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.
Xét cả về kinh tế, xã hội và tinh thần, làng người
Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc chặt chẽ, là
những đơn vị kinh tế - xã hội - quân sự - văn hóa
hồn chỉnh. Làng là tập hợp của những họ, lấy
gia đình hạt nhân làm nền tảng. Bao quanh khơng
gian tụ cư của xóm làng là lũy tre xanh, có nơi có
hào sâu bao bọc, có chức năng của một cơng trình
qn sự bảo vệ an ninh cho xóm làng. Về tổ chức
xã hội, ngồi những tổ chức và chức danh do Nhà
nước quy định, mỗi làng cịn có nhiều những tổ
chức, những hội tự nguyện khác, đáp ứng những


nhu cầu về tâm linh và thân phận khác nhau trong
cộng đồng. Có hội được thành lập trên nguyên tắc
theo lứa tuổi, có hội theo nghề nghiệp, có hội theo
tín ngưỡng, theo giới tính,... Đình, chùa, nhà thờ,
am, miếu, từ đường,... là những trung tâm thờ tự
công cộng nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tơn
giáo và tâm linh, của từng nhóm đối tượng, nhiều
khi vượt ra khỏi phạm vi khơng gian xóm làng.
Với tư cách là một đơn vị kinh tế - xã hội và văn
hóa hồn chỉnh, làng xã Đồng bằng Bắc Bộ có vai
trị hết sức quan trọng trong việc ni dưỡng và
gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, trong
đó có ý thức về cội nguồn, lịng biết ơn tổ tiên -
những người có cơng tạo dựng và bảo vệ cuộc
sống của con người, gia đình, làng, nước. Và đây
cũng chính là cơ sở xã hội nảy sinh nhân sinh
quan trong hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người dân.


<b>4.1. Nhân sinh quan trong quan niệm “Đạo </b>
<b>hiếu” của người dân Đồng bằng Bắc Bộ</b>


Do ảnh hưởng sâu đậm bởi nền văn hóa của
Trung Quốc và Ấn Độ (mà chủ yếu là tiếp nhận
và vận dụng quan điểm của Nho giáo, Lão giáo
và Phật giáo), người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ
rất chú trọng tới việc xây dựng gia đình theo chế
độ tơng pháp - lấy gia đình, dịng họ là đơn vị cơ
sở của xã hội. Trong gia đình, dòng họ, theo Nho
giáo, điều cốt lõi là con người phải có hiếu. <i>Hiếu </i>



là biểu hiện của nhân. <i>Hiếu</i> còn gắn với trung, là
nguồn gốc của trung. Trước đây, trong các triều
đại phong kiến Việt Nam chữ <i>hiếu </i>luôn được đề


cao<i>. Hiếu</i> được xem như một chuẩn mực đạo đức


xã hội và cũng là thước đo lòng trung thành đối
với vua. Chữ <i>hiếu</i> đã được Nhà nước phong kiến
pháp chế hóa, chính sách hóa. Trong sách "Nhị
thập tứ hiếu" được in và truyền bá rộng rãi thời
Nguyễn có nêu ra nhiều tấm gương hiếu đễ như:
Nguyễn Huy Đức, Phan Hữu Tự,...


Với người dân Đồng bằng Bắc Bộ, <i>hiếu kính với </i>


<i>cha mẹ</i> còn là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

con. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... trước hết
phải cư xử đúng đắn với người đang sống.
Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, mà phải <i>hiếu đễ</i> với
anh, chị em trong gia tộc. Phải xem "anh em như
thể chân tay" do vậy "tay đứt ruột xót", "một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Trong nhà, anh em phải
biết "kính trên nhường dưới", anh, chị phải biết
thương yêu, nhường nhịn các em, gương mẫu
trước lời nói và việc làm. Nếu khơng may bố, mẹ
mất sớm phải thay cha (nếu là anh cả) và thay mẹ
(nếu là chị cả) nuôi dạy các em nên người. Người


anh trưởng được quyền thừa kế hương hỏa và có
trách nhiệm chính duy trì việc cúng giỗ. Hàng năm,
đến ngày giỗ cha, mẹ, các em khi đã có tư thất,
đến nhà trưởng góp giỗ, "giầu một bó, khó một
nén". Ngày giỗ, vì thế, chẳng những có ý nghĩa
thiêng liêng về mặt tâm linh, thể hiện sâu sắc ý
thức, lòng biết ơn cơng sinh thành của cha mẹ, tổ
tiên, mà cịn có ý nghĩa sum họp, đồn kết, thân
ái trong gia tộc.


Người dân Đồng bằng Bắc Bộ trong quan niệm,
không chỉ chú trọng việc đoàn kết, thương yêu
nhau giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc,
mà cịn chú ý tới các thành viên trong cộng đồng
làng, nước. Người trong làng, nước đều là con
Lạc, cháu Rồng do mẹ Âu Cơ sinh ra. Trước là
"trong họ" sau là "ngoài làng" phải thương yêu
giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Bà con làng xóm
như "gà cùng một mẹ" "tắt lửa tối đèn có nhau",
tình làng nghĩa xóm tương thân, tương ái. Khi
làng, xóm nhà nào có <i>việc hiếu</i> mọi người đều
đến "sẻ chia". Việc hiếu là việc giỗ chạp, tang ma.
Ngày giỗ, ngồi con cháu nội tộc, cịn có khách
khứa. Khách mời thường là người có chức sắc
trong làng, song chủ yếu là những người có quan
hệ tình cảm thân thiết. Lễ giỗ có khi chỉ là chai
rượu, thẻ hương. Khách thắp hương cúi lễ trước
bàn thờ, kính lễ vong hồn người quá cố, sau đó ăn
uống vui vẻ. Khi ăn, mọi người thường "ôn cổ tri
tân", nhắc về kỷ niệm, ca ngợi tài, đức của người


quá cố, qua đó nói về cuộc sống hiện tại, hy vọng
vào tương lai. Đạo hiếu như vậy, khơng chỉ bó hẹp
trong phạm vi gia đình, họ tộc, mà cịn được mở
rộng ra xã hội. Đó cũng là biểu hiện tích cực trong
nhân sinh quan tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người dân Đồng bằng Bắc Bộ.


<b>4.2. Nhân sinh quan trong ý thức tưởng nhớ, </b>
<b>biết ơn tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ</b>


Đối với người dân Đồng bằng Bắc Bộ: "Con
người có tổ, có tơng. Như cây có cội, như sơng
có nguồn". Từ bao đời, họ ln ý thức: “Cây có
gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới
bể rộng sơng sâu. Người ta nguồn gốc ở đâu. Có
tổ tiên trước rồi sau có mình”. Ý thức tưởng nhớ,
biết ơn tổ tiên được hình thành, phát triển và được


khẳng định thành đạo lý, lẽ sống,... Đạo lý biết ơn
và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên được thể
hiện thông qua các nghi thức thờ cúng có tính chất
huyền bí thiêng liêng.


Thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống có nhiều hình
thức và cấp độ khác nhau. Trước hết là việc <i>thờ </i>


<i>cúng tổ tiên trong mỗi gia đình (thờ cúng gia tiên</i>).


Trong mỗi gia đình người dân Đồng bằng Bắc Bộ
đều thiết lập bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là không


gian thiêng liêng để các thành viên gia đình thể hiện,
gửi gắm lòng tưởng nhớ, biết ơn tiên tổ. Bàn thờ
là nơi tổ tiên "đi", "về" và ngự trên đó. Bàn thờ tổ
tiên thường được lập cố định, ở chỗ trang trọng
nhất, gian chính giữa của nhà trên. Đây là sự khác
biệt với một số dân tộc khác. Ở Hàn Quốc, người
ta chỉ lập bàn thờ và dán bài vị khi có việc cúng
giỗ. Ở Nhật Bản, vị trí trang trọng nhất trong nhà
dành thờ Thần Đạo (Shin to), còn bàn thờ gia tiên
lại lập ở gian phụ.


Việc bài trí trên bàn thờ gia tiên của người dân
Đồng bằng Bắc Bộ cũng hồn tồn khơng giống
nhau, nó phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả
điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung, một bàn
thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, giữa
hai lớp được ngăn bằng một bức y môn bằng vải
che rủ. Lớp trong đặt long khám của thần chủ (ngai
hoặc ỷ, tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên), bộ đồ
thờ để đặt hộp trầu, chén nước, đĩa hoa quả,...
Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình hương,
đèn, ống hương, mâm bồng,... Ngày thường y
môn được vén lên, chỉ khi nào có lễ, sau khi con
cháu thắp hương khấn mời thì y mơn mới được
bng rủ xuống. Theo cách giải thích dân gian,
làm như thế để tổ tiên được hưởng lễ một cách tự
nhiên, khơng cho ai nhìn ngó, quấy nhiễu. Ngồi
ra, bàn thờ của các gia đình giàu có hoặc đại gia
khoa bảng cịn treo các bức hoành phi ở bên trên,
câu đối ở hai bên, được sơn son thếp vàng. Nếu


như hoành phi, câu đối trong nhà thờ họ, tông tộc
mang nặng tính tổng kết, phơ trương và tơn vinh
dịng họ để làm gương cho hậu thế thì hồnh phi,
câu đối ở bàn thờ gia tiên thường được viết với nội
dung bày tỏ lịng thành kính, biết ơn, hoặc lời hứa
của con cháu đối với tổ tiên.


Trong cỗ giỗ, người ta không chỉ ăn uống, mà
chính là trò chuyện. Chuyện trong nhà, xã hội,
chuyện làm ăn, chuyện giáo dục con cái,... Đây
là nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp, nên gìn
giữ và phát huy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

người ta phải dùng một chiếc địn gánh hoặc cây
mía hơ trên lửa qua lại để người chết gánh hàng
mã về cõi âm. Đồng thời, hương nến trên bàn thờ
lúc này cũng có thể tắt, vì hương hồn tổ tiên đã
trở về cõi âm để tiếp tục "sống" cuộc sống ở cõi
Hoàng Tuyền và lại phải một năm nữa, hoặc khi
cần, có lời khấn mời mới trở lại. Việc đốt vàng
mã mang tính mê tín, gây lãng phí. Nếu đốt hạn
chế, chỉ mang ý nghĩa biểu trưng thì lại là sự giải
thốt tâm lý, làm người sống được yên tâm, thoải
mái. Niềm tin vào ông bà, tổ tiên vẫn "sống và sinh
hoạt" như ở trên dương gian, khiến cho con cháu
hăng say lao động, làm ra nhiều của cải.


Người dân Đồng bằng Bắc Bộ luôn coi việc cúng
giỗ, thờ phụng tổ tiên là việc làm hàng ngày, hàng
tháng, quanh năm, tuần tiết nào, lễ vật ấy. Vì muốn


khói hương tiên tổ được đời đời tiếp nối, dịng dõi
"không đứt mạch", nên người ta coi trọng việc sinh
con trai để lập người thừa tự.


Trong việc lập tự này cũng có nhiều quy định. Ví
như trong gia đình đa thê thì người được giữ việc
hương khói phải là con trai trưởng của bà vợ cả.
Nếu bà vợ cả ngồi năm mươi tuổi mà khơng có
con trai thì mới lập tự con trai trưởng của bà vợ lẽ,
tức là "thứ trưởng tự".


Ý thức hướng về cội nguồn, về những người
có cơng sinh thành, tạo dựng cuộc sống đối với
người dân Đồng bằng Bắc Bộ cũng là ý thức
hướng về cội nguồn chung của dân tộc. Tình yêu
quê hương, đất nước cũng được hun đúc từ đây.
Gia đình - làng - nước trong tâm thức người dân
ở Đồng bằng Bắc Bộbao đỗi thân thương, chúng
được gắn quyện với nhau trong cuộc đấu tranh
chống thiên tai, địch họa. Nước mất thì nhà tan.
Nhà muốn yên ấm thì nước phải thịnh, cường.
Hơn nữa, họ có tổ họ, làng có Thành hồng, nước
có Tổ nước. Vua Hùng là Tổ của muôn dân nước
Việt. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm,
người Việt từ khắp nơi, cả ở ngoài nước "về viếng
Tổ là tỏ lịng kính hiếu tổ tiên, nhân thêm tình
thương yêu con người, xứ sở" [5].


Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: "Vua Hùng là
người có công dựng nước ta... Uống nước phải


nhớ nguồn, con cháu thì phải nhớ đến tổ tiên. Các
Vua Hùng đã có cơng dựng nước. Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước. Đó mới là uống nước
nhớ nguồn, mới là nhớ tổ tiên vậy" [3]. Lời của
Người cách đây đã gần thế kỷ, song vẫn mãi mãi
là bài học về cách ứng xử trong đạo làm người, là
sự thể hiện tập trung nhất ý thức về cội nguồn của
các thế hệ trước đây, hôm nay và mai sau.


<b>4.3. Nhân sinh quan trong bản sắc văn hóa của </b>
<b>người dân Đồng bằng Bắc Bộ</b>


Nhà - Họ - Làng - Nước là cơ cấu xã hội truyền


thống của người Việt trong lịch sử. Trong xã hội,
diện mạo của mỗi cá nhân rất mờ nhạt, dường
như người ta chỉ biết đến "anh ta" là con nhà ai,
người họ nào, làng nào. Nhà nước quản lý dân
đinh của mình thơng qua bộ máy quản lý làng xã,
việc phân bổ nghĩa vụ binh lính, phu phen tạp dịch
được căn cứ theo kê khai của bộ phận chức dịch
của làng. Trong tình hình như vậy, làng thực sự
đóng vai trò là cầu nối giữa các thành viên với
cộng đồng quốc gia.


Xét trên lĩnh vực kinh tế và tổ chức sản xuất, nếu
như mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế - tổ chức
sản xuất hoàn chỉnh, liên kết với nhau chủ yếu
bằng sợi dây tình cảm, tâm linh, thì làng là một
đơn vị kinh tế - xã hội - văn hóa thống nhất chặt


chẽ, liên kết giữa các gia đình, dịng họ lại với
nhau trong một cộng đồng lãnh thổ chung. Phong
tục tập quán, tâm lý, lối sống và tín ngưỡng là
những yếu tố tạo nên bản sắc, thần thái văn hóa
riêng của mỗi làng. Các làng ở Đồng bằng Bắc Bộ
đều thờ nhiều vị thần, trong đó có vị thần được
xem là thần bản mệnh của cả làng - đó là Thành
Hồng làng. Thành Hồng là đối tượng thờ cúng
của Nho giáo và Đạo giáo, song, trên phương diện
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng
bằng Bắc Bộ, thì Thành Hồng cịn được xem là


<i>ơng Tổ của cả làng</i>. Ông Tổ của làng có thể là
nhiên thần, hoặc nhân thần. Dù là nhiên thần hay
nhân thần, thì trong ý thức tâm linh của dânlàng,
Thành Hoàng làng là <i>những người có cơng </i>giúp
dân trị thủy, đánh giặc. Ngoài Thành Hoàng làng,
các vị Tổ nghề, Tổ sư, các anh hùng dân tộc, các
danh nhân văn hóa cũng được dân làng thờ cúng.
Họ không chỉ là những người có cơng, được xem
như tiền hiền, hậu hiền, mà cịn là những người có
sức mạnh linh thiêng che chở, phù giúp cho dân
làng trong cuộc sống.


Ngồi ý thức tơn thờ ông Tổ chung của làng,
người dân Đồng bằng Bắc Bộ còn thể hiện sự tơn
kính của mình đối với những người cao tuổi. Với
quan niệm "kính lão đắc thọ", "kính già, già để tuổi
cho", cứ mỗi độ xuân sang, các làng đều có tục
yến lão, mừng thọ. Xưa, thời phong kiến, các làng


cịn có <i>ruộng lão. </i>Hoa lợi ruộng lão dùng để sắm
sửa cỗ bàn. Các cụ từ 60 tuổi trở lên được mời ra
đình dự yến lão. Các vua triều Lý, Trần, Lê thường
ban yến, lụa, tiền cho bô lão. Hội nghị Diên Hồng
đời Trần là biểu hiện tập trung của ý thức "dưỡng
người già, xin lời hay". Kính già, yêu trẻ, ngày tết
Nguyên Đán mọi người chúc nhau già thì mạnh
khỏe, sống lâu trăm tuổi, con trẻ thì mừng thêm
một tuổi. Tết Đoan Ngọ nhiều nơi có tục làm bánh
gai, bánh rợ, bánh nếp biếu ông bà, cô, bác hai
bên nội, ngoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

của lễ hội, các cá nhân, gia đình, làng xã được
gắn quyện vào nhau qua nghi thức thờ cúng thần
bản mệnh - cũng là ơng Tổ của làng. Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên "theo nghĩa rộng, không chỉ thờ
những người có cơng sinh dưỡng đã khuất, nghĩa
là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả
những người có cơng với cộng đồng làng xã, đất
nước" [7].


Thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc
Bộ là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Tùy gia cảnh, tùy thời mà các lễ giỗ gia tiên, giỗ tổ
họ, hội làng, tổ nước được tổ chức đơn giản hay
long trọng. Song dù đơn giản hay long trọng cũng
đều lấy cái tâm, cái "đạo" làm đầu và theo một hệ
thống nhất định. Có thể mơ hình hóa hệ thống thờ
cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ
như sau:



Bảng 1.<i>Hệ thống thờ cúng tổ tiên của người dân </i>
<i>Đồng bằng Bắc Bộ</i>


<b>Cấp </b>
<b>độ</b>
<b>Không </b>
<b>gian </b>
<b>thờ </b>
<b>cúng</b>
<b>Thời </b>
<b>gian </b>
<b>thờ </b>
<b>cúng</b>
<b>Đối </b>
<b>tượng </b>
<b>thờ </b>
<b>cúng</b>
<b>Bài </b>


<b>cúng</b> <b>Chủ lễ cúng</b>


Gia


đình Bàn thờ gia tiên
- Ngày
giỗ, chạp
- Ngày lễ,
tết
- Ngày


có việc
trọng


- Gia tiên - Văn cúng
gia tiên


- Con
trai
trưởng


Họ tộc


- Nhà thờ
họ
- Nhà thờ


tổ chi


- Ngày
giỗ Tổ họ


- Ngày
giỗ Tổ
chi,
ngành


- Tổ họ
- Tổ chi,


ngành



- Văn tế
Tổ
- Tộc
trưởng
- Chi,
ngành
trưởng
Làng

- Đình
làng
- Am,
miếu
- Chùa
- Ngày
hội làng
- Các
ngày lễ,
tết
- Thành
Hoàng
- Tổ nghề


- Tổ sư
- Anh
hùng dân
tộc, danh
nhân văn



hóa


- Văn tế
thần
- Chủ
tịch xã
- Bậc
cao
niên có
uy tín
và đức
cao
Nước
- Đền
Hùng ở
Phú Thọ
- Đền thờ
vọng vua
Hùng ở
các địa
phương
- Ngày
10/3 âm
lịch
- Vua
Hùng


- Văn tế
quốc
Tổ


- Chủ
tịch tỉnh,
- Cán
bộ phụ
trách
văn hóa


<b>5. VAI TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ </b>
<b>TIÊN TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG </b>
<b>BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY</b>


Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, thực hiện
những chức năng cơ bản nhất để có thể hỗ trợ
con người phát triển tồn diện. Một trong những
chức năng đó là chức năng giáo dục.


Ngay từ khi mới ra đời, mỗi con người đều chịu
ảnh hưởng từ giáo dục gia đình với những mức độ
khác nhau. Trong một thiết chế mà cha mẹ luôn ý
thức về nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng con cái,
chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh
của con cái cả về thể chất lẫn tinh thần để con cái
trở thành những cơng dân có ích cho xã hội, con
người sẽ được tạo những điều kiện tốt nhất để trở
nên hoàn thiện. Đối với các gia đình ở Đồng bằng
Bắc Bộ, vấn đề giáo dục con cái luôn là vấn đề
được họ quan tâm. Mỗi thành viên trong gia đình
ln sống vì nghĩa vụ và trách nhiệm với những
thành viên khác, đồng thời họ lấy gia đình làm
nịng cốt để tạo lập kỷ cương xã hội. Với ý nghĩa


đó, gia đình vừa là đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế,
cũng là đơn vị giáo dục và là tế bào xã hội ở vùng
Đồng bằng Bắc Bộ.


Giáo dục gia đình là loại hình giáo dục tương đối
tồn diện. Trước hết là sự toàn diện trong nội dung
giáo dục, bao gồm: giáo dục nghề nghiệp, giáo
dục lao động, giáo dục ứng xử, giáo dục giới tính,
giáo dục quan hệ huyết thống, giáo dục đạo đức
nhân cách,... Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng
khá đa dạng trong hình thức: giáo dục bằng làm
mẫu và nêu gương, giáo dục bằng răn đe, giáo
dục bằng truyền thống gia đình, giáo dục bằng
ca dao tục ngữ, giáo dục bằng sự cảm hóa u
thương,...


Một trong những hình thức giáo dục mà các gia
đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay rất quan tâm,
đó là giáo dục nhân cách và cách ứng xử cho các
thành viên thơng qua hoạt động tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên.


<b>5.1. Vai trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên </b>
<b>giáo dục chữ “Nhân”</b>


</div>

<!--links-->

×