Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở Thanh Hóa (1930-1945): Một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.9 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

89

<b>CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC </b>



<b>Ở THANH HÓA (1930 - 1945): MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ BÀI HỌC </b>


<b>KINH NGHIỆM </b>



<b>TS. Võ Văn Thật</b>1


<i><b>Tóm tắt: </b>Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa ln được </i>


<i>xem là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, từng là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng </i>
<i>chiến chống ách xâm lược, đô hộ ngoại bang. Dưới thời kỳ thực dân Pháp thống trị, cùng với </i>
<i>sự phát triển chung của cách mạng Việt Nam, nhân dân Thanh Hóa đã làm nên cuộc vận </i>
<i>động cách mạng giải phóng dân tộc (CMGPDT) vừa mang những nét chung, vừa tạo nên </i>
<i>những nét riêng biệt và tiêu biểu so với nhiều địa phương trong cả nước, đồng thời để lại </i>
<i>những bài học kinh nghiệm vẫn còn nguyên giá trị cho đến hiện nay. Bài viết tập trung làm </i>
<i>sáng rõ những đặc điểm nổi bật cũng như những bài học của cuộc vận động CMGPDT ở Thanh </i>
<i>Hóa, qua đó góp phần làm rõ hơn về quy mơ, tính chất, đặc điểm, đồng thời nâng cao hơn </i>
<i>nữa tầm vóc của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. </i>


<b>Từ khóa:</b> Thanh Hóa, cách mạng giải phóng dân tộc (1930 - 1945), bài học kinh nghiệm.


<b>1. Đặc điểm của cuộc vận động CMGPDT ở Thanh Hóa </b>


Là một tỉnh có vị trí quan trọng, với truyền thống đấu tranh bất khuất, lại nằm giáp ranh
giữa hai chế độ cai trị của thực dân Pháp nên cuộc vận động CMGPDT của Thanh Hóa cũng có
những đặc điểm riêng so với phong trào cách mạng của các tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.


<i><b>1.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời của Xứ ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳđối với cách </b></i>
<i><b>mạng Thanh Hóa </b></i>



Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Thanh Hóa đã nhận được sự chỉ đạo trực
tiếp của Xứ ủy Bắc Kỳ trong việc thành lập tổ chức Đảng. Theo đó, đồng chí Lê Công Thanh
(Xứ ủy viên) được Xứ ủy cử về bắt mối liên lạc với các hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh
niên ở Thanh Hóa, truyền đạt chủ trương của Xứ ủy[3; tr 36]. Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc
Kỳ, các tổ chức cộng sản đã ra đời, là cơ sở dẫn đến sự ra đời của Đảng bộ Thanh Hóa vào
ngày 29/7/1930. Trong khi đó, tháng 1/1931, sau những tổn thất do sự đàn áp của thực dân
Pháp, Xứ ủy Trung Kỳ đã chỉ đạo thành lập Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa vào để khơi phục
phong trào. Tiếp đó, trong bối cảnh tổ chức Đảng ở Thanh Hóa nhiều lần bị vỡ, Xứ ủy Bắc
Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ đã có những chỉ đạo kịp thời để tái lập các tổ chức Tỉnh ủy nhằm duy
trì vai trị lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với phong trào cách mạng trong tỉnh. Tháng
11/1940, Xứ ủy Trung Kỳ đã chỉ đạo hội nghị thống nhất các tổ chức “Tỉnh ủy” ở Thanh Hóa,
tạo nên sự thống nhất về tổ chức, về tư tưởng và hành động trong Đảng bộ tỉnh. Những hoạt
động nói trên đã cho thấy vai trò to lớn của các Xứ ủy đối với sự ra đời và thống nhất tổ chức
Đảng lãnh đạo ở Thanh Hóa.




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

90


Bên cạnh việc chỉ đạo thành lập và thống nhất tổ chức Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy
Trung Kỳ cịn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo q trình xây dựng lực lượng, tổ chức đấu tranh ở
Thanh Hóa. Trong những 1930 - 1931, khi theo dõi phong trào cách mạng trong tỉnh, Xứ ủy
Trung Kỳ đã chỉ ra hạn chế của Thanh Hóa: “… <i>bộ phận cách mạng Thanh Hóa có đảng viên </i>
<i>mà khơng có các hội quần chúng, mà Đảng lại khơng có cơ quan chỉ huy, chỉ cá nhân liên lạc. </i>
<i>Trong một địa phương mà khơng có cơ quan chỉ huy, thì hành động khơng thống nhất, làm việc </i>
<i>chỉ cá nhân thôi, nên công việc không tiến hành được mà lại mắc phải nhiều điều sai lầm nguy </i>
<i>hiểm</i>…” [11; tr 1]. Do vậy, Xứ ủy ra nghị quyết nêu rõ: “<i>Xứ ủy hết sức giúp đỡ, chỉ bảo cho bộ </i>
<i>phận cách mạng Thanh Hóa tiến hành cơng việc cách mạng theo chính sách cộng sản; Bộ phận </i>
<i>cách mạng Thanh Hóa phải thảo luận cho kỹ và thi hành cho đúng Điều lệ, Luận cương chính </i>
<i>trị của Đảng và các án nghị quyết của Trung ương và Xứ ủy; Bộ phận cách mạng Thanh Hóa </i>


<i>phải bầu ngay một cơ quan chỉ huy cho toàn bộ phận; Trong khi tiến hành công việc hằng </i>
<i>ngày, phải báo cáo cho Xứ ủy để xét lại những điều sai lầm mà chỉ bảo cho; Nếu bộ phận cách </i>
<i>mạng Thanh Hóa cơng nhận Điều lệ và Luận cương chính trị của Đảng và thi hành đúng án </i>
<i>nghị quyết của Trung ương và Xứ ủy, thì Xứ ủy cơng nhận cho là một chi bộ chính thức của </i>


<i>Đảng Cộng sản Đơng Dương</i>” [11; tr 2 - 3]. Tiếp đó, tháng 4/1931, sau khi nghe báo cáo tình


hình cách mạng, Xứ ủy Trung Kỳ đã chỉ thị cho Đảng bộ Thanh Hóa thực hiện một số nhiệm
vụ: “… <i>Tổ chức những cuộc biểu tình ở các địa phương có phong trào cách mạng nhằm phối </i>
<i>hợp với cao trào Xơ Viết Nghệ - Tĩnh; Nghiên cứu kỹ tình hình cụ thể ở địa phương để vạch ra </i>
<i>phương hướng hoạt động cho sát với thực tiễn; Nhanh chóng củng cố và kiện toàn các cơ sở </i>


<i>Đảng và bộ máy lãnh đạo các cấp</i>” [2; tr 40 - 41]. Những ý kiến chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ


đã kịp thời chỉ ra phương hướng hành động cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa. Từ tháng
3/1937, sau khi Trung ương Đảng “công nhận Đảng bộ Thanh Hóa là một đảng bộ chính thức
trực thuộc Xứ ủy Trung Kỳ” [2; tr 84], Thanh Hóa ngày càng nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo
nhiều hơn của Xứ ủy. Tháng 10/1938, Xứ ủy Trung Kỳ đã cử đồng chí Lê Đình Vỹ trực tiếp
chỉ đạo hội nghị cán bộ mở rộng của Thanh Hóa để bàn biện pháp thi hành chỉ thị của Xứ ủy
trong việc đấu tranh phản đối chính quyền thực dân dự định thông qua luật dự án thuế mới [2;
tr 100]. Nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy, phong trào đấu tranh đòi cải cách dân chủ, cải
thiện dân sinh của nhân dân Thanh Hóa đã thu được kết quả nhất định. Trong những năm
1939 - 1945, mặc dù phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng Xứ ủy Trung Kỳ
vẫn ln có sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp đối với phong trào cách mạng Thanh Hóa. Đầu năm
1940, đồng chí Đào Duy Dếnh - cán bộ của Xứ ủy đã trực tiếp ra Thanh Hóa để liên lạc với
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, truyền đạt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, đồng thời trao cho Đảng bộ Thanh Hóa các tài liệu quan trọng [2; tr 122].
Tiếp đó, tháng 10/1940, Xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Bùi San - Xứ ủy viên ra Thanh Hóa kiểm
tra và chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi San đã thúc
đẩy việc chắp nối liên lạc giữa các cơ sở cách mạng trong tỉnh, đẩy mạnh việc chuẩn bị xây dựng


lực lượng vũ trang trong tỉnh…, đưa cách mạng Thanh Hóa bước sang một giai đoạn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

91
Trong đó, Xứ ủy Bắc Kỳ đóng vai trị quan trọng đối với q trình xây dựng lực lượng vũ
trang và căn cứ địa cách mạng của Thanh Hóa. Thơng qua q trình chỉ đạo xây dựng chiến
khu Hòa - Ninh - Thanh, rồi Chiến khu Quang Trung, Xứ ủy Bắc Kỳ đã đào tạo, bồi dưỡng
cho Thanh Hóa một đội ngũ cán bộ quân sự làm lực lượng nòng cốt để xây dựng lực lượng vũ
trang trong tỉnh. Bên cạnh đó, thông qua Chiến khu Quang Trung, Xứ ủy Bắc Kỳ cịn cung
cấp cho Thanh Hóa các tài liệu của Mặt trận Việt Minh và nhiều vũ khí để trang bị cho lực
lượng vũ trang. Sự quan tâm, chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ đã góp phần quan trọng thúc đẩy lực
lượng cách mạng Thanh Hóa ngày càng phát triển.


Như vậy, mặc dù được giao nhiệm vụ phụ trách các khu vực khác nhau, nhưng cả Xứ ủy
Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ đều có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ đối với phong trào cách
mạng Thanh Hóa. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ đối với sự ra
đời, khôi phục và thống nhất tổ chức Đảng cùng với sự theo dõi sát sao, chỉ đạo và giúp đỡ
kịp thời của các xứ ủy đã định hướng cho phong trào đấu tranh của quần chúng, tạo điều kiện
để lực lượng cách mạng Thanh Hóa ngày càng lớn mạnh.


Có thể nói, việc Xứ ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ cùng tham gia chỉ đạo, lãnh đạo là
một nét độc đáo của cuộc vận động CMGPDT ở Thanh Hóa so với các địa phương trong cả
nước, nhất là so với các tỉnh trong cùng khu vực. Bởi vì, thực tế cho thấy, trong thời gian từ
tháng 8/1937 đến tháng 3/1938, Trung ương Đảng đã quyết định nhập 3 tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh vào Bắc Kỳ và thành lập Liên Xứ ủy Bắc - Trung Kỳ để trực tiếp phụ trách
phong trào cách mạng của 3 tỉnh này. Tuy nhiên, đến tháng 3/1938, Hội nghị Trung ương
Đảng lại quyết định “giao lại cho Xứ ủy này (Xứ ủy Trung Kỳ) trực tiếp chỉ đạo 3 tỉnh Thanh,
Nghệ, Tĩnh lúc trước vì hồn cảnh đặc biệt mà tạm thời gia nhập với xứ bộ Bắc Kỳ” [7; tr
358]. Vì vậy, có thể thấy, về thực chất, Nghệ An và Hà Tĩnh đã không nhận được sự chỉ đạo
của Xứ ủy Bắc Kỳ như là Thanh Hóa.



Việc Thanh Hóa nhận được sự chỉ đạo liên tục, trực tiếp đồng thời của cả hai Xứ ủy là
do một mặt Thanh Hóa có vị trí giáp ranh giữa hai khu vực, mặt khác là xuất phát từ chính sự
chủ động, linh hoạt của những người hoạt động cách mạng và Đảng bộ Thanh Hóa trong việc
bắt mối liên lạc với các Xứ ủy và Trung ương Đảng. Bên cạnh đó, cũng cần phải khẳng định
rằng, việc có nhiều nhà hoạt động cách mạng là người Thanh Hóa tham gia trong cả Xứ ủy
Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ cũng là điều kiện thuận lợi để các xứ ủy triển khai việc bắt mối liên
lạc với Thanh Hóa. Hơn nữa, việc có cùng chung một mục đích và đặt dưới sự chỉ đạo chung của
Trung ương Đảng là yếu tố có tính chất quyết định trong việc duy trì đồng thời sự chỉ đạo, lãnh
đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ đối với phong trào cách mạng Thanh Hóa.


<i><b>1.2. Cuộc vận động CMGPDT ở Thanh Hóa được thực hiện dưới sự lãnh đạo thường </b></i>
<i><b>xuyên, liên tục của cơ quan Tỉnh ủy </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

92


Có thể thấy, từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở nhiều
địa phương trong cả nước chịu những tổn thất rất nặng nề, phần lớn các tỉnh ủy hoặc tổ chức
Đảng bị phá vỡ. Ở Trung Kỳ, sự chống phá của những phần tử A.B2


và việc thực dân Pháp
tiến hành khủng bố đã dẫn đến nảy sinh tư tưởng hoài nghi, ngờ vực lẫn nhau trong cán bộ,
đảng viên, khiến cho khi tiến hành bắt mối để phục hồi tổ chức, “có nhiều mối không đáng
ngờ mà không dám chắp, hay chắp rồi nhưng không điều tra, nghiên cứu, khơng bình tĩnh
nhận xét, lại tin vào một cớ nhỏ mọn nào đó để nghi ngờ. Hơn nữa, một vài đồng chí phụ
trách bao biện, giữ hết các mối, chạy hết mọi nơi, vì khơng tin ai, nên không dám giao việc
cho ai cả” [6; tr 261 - 262]. Điều đó dẫn đến việc phục hồi tổ chức Đảng ở các địa phương
gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì vậy, ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế..., tỉnh ủy phải lập đi lập lại nhiều lần, thậm chí có nơi cho đến ngày
khởi nghĩa vẫn chưa được lập lại, hoặc khơng có cơ quan lãnh đạo thống nhất trong tồn tỉnh.
Cịn ở Bắc Kỳ, mặc dù được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ


nhưng một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ như Hải Phòng - Kiến An, Nam Định cho đến trước
khi diễn ra tổng khởi nghĩa còn “trắng” cả ban lãnh đạo và đội ngũ đảng viên [5; tr 218].
Trong khi đó, ở Thanh Hóa, trong những năm 1930 - 1940, tuy có lúc đã hình thành tới 3 tổ
chức “Tỉnh ủy”, hoạt động riêng rẻ, khơng có sự liên lạc, nhưng từ tháng 11/1940, Thanh Hóa
đã nhanh chóng thống nhất được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, từ đó thống nhất về tổ chức và
tư tưởng trong Đảng bộ tồn tỉnh. Từ đây, Thanh Hóa liên tục duy trì được sự ổn định của tổ
chức Đảng. Do vậy, “Thanh Hóa là tỉnh duy nhất ở Trung Kỳ đã bảo vệ và duy trì được sự
lãnh đạo của tổ chức Đảng trong suốt thời kỳ đầy cam go thử thách từ 1940 đến 1945” [12; tr
157]. Vì vậy, nếu so với các địa phương khác như Sài Gòn - Gia Định, hay với các tỉnh ở Bắc
Trung Bộ, sự thống nhất nhanh chóng và vững chắc của tổ chức Đảng là một đặc điểm nổi bật
của cách mạng Thanh Hóa.


Việc Thanh Hóa duy trì được sự lãnh đạo liên tục của tổ chức Đảng là do nhiều nguyên
nhân: sự chuẩn bị chu đáo về đường lối và tổ chức Đảng trong những năm 1930 - 1939; sự nỗ
lực của cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng Thanh Hóa; sự giúp đỡ, chỉ đạo của Xứ
ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy Trung Kỳ... Bên cạnh đó, sự lãnh đạo xuyên suốt của tổ chức Đảng là
nhân tố có tính quyết định đối với thắng lợi của q trình vận động CMGPDT ở Thanh Hóa.
Đó cũng là một trong những lý do lý giải sự khác biệt của q trình vận động CMGPDT ở
Thanh Hóa so với nhiều địa phương trong cả nước.


<i><b>1.3. Quá trình vận động CMGPDT ở Thanh Hóa đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên </b></i>
<i><b>tổng khởi nghĩa, giành và giữ vững chính quyền ở cấp huyện trước khi có chủ trương tổng </b></i>
<i><b>khởi nghĩa </b></i>


Trong thời kỳ CMGPDT ở Việt Nam 1930 - 1945, Thanh Hóa là một trong số ít địa
phương có q trình vận động cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
giành chính quyền một cách rõ nét, đồng thời là nơi giành được chính quyền cấp huyện và
bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trước khi có chủ trương tổng




2<sub>A.B là viết tắt tiếng Pháp Anti-bol -chévik có nghĩa là phần tử hoặc tổ chức giả danh cộng sản chui vào hàng </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

93
khởi nghĩa của Trung ương. Điều này không chỉ cho thấy sự sáng tạo và những đóng góp của
cách mạng Thanh Hóa đối với CMGPDT ở Việt Nam, mà còn là một trong những nét khác
biệt của quá trình vận động CMGPDT ở Thanh Hóa so với nhiều địa phương trong cả nước.


Tháng 7/1945, trong sự phát triển mạnh mẽ của cao trào kháng Nhật cứu nước, lực
lượng cách mạng tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Hoằng Hóa nói riêng đã lớn mạnh, đủ sức
áp đảo kẻ thù. Trong điều kiện ấy, “phong trào cách mạng Hoằng Hóa phát triển đến đỉnh cao
và thể hiện tính đặc thù tiêu biểu” [4; tr 17]. Ngày 24/7/1945, chi bộ Đảng và Ban cán sự Việt
Minh Hoằng Hóa đã chớp thời cơ, biến cuộc đấu tranh chống khủng bố thành cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở cấp huyện.


Diễn ra trong bối cảnh cách mạng cả nước đang trong quá trình từ khởi nghĩa từng phần
tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cuộc đấu tranh của nhân dân Hoằng Hóa đã thể
hiện đầy đủ tính chất của một cuộc khởi nghĩa từng phần. Đúng như Nghị quyết lần thứ 8 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã chỉ rõ: “… ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực
lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù…, với lực lượng sẵn
có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành
sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn” [8; tr 133 - 134], ở Hoằng
Hóa, cho đến tháng 7/1945, công việc chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đã
được thực hiện một cách chu đáo. Hơn nữa, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa
diễn ra trong bối cảnh cao trào kháng Nhật ở Thanh Hóa đang phát triển đến đỉnh cao, điều
kiện khởi nghĩa đang chín muồi, nên “phong trào Hoằng Hóa trở thành mũi nhọn tấn cơng
địch, làm cho tồn bộ hệ thống chính quyền địch thêm rệu rã… Sau sự kiện 24/7 ở Hoằng
Hóa, các vùng kiểm sốt ngày càng mở rộng ra nhanh chóng hơn. Tình thế đó đưa chính
quyền tay sai của địch ở nhiều huyện bị tê liệt hẳn” [1; tr 50 - 51]. Đặc biệt, “khởi nghĩa
Hoằng Hóa thắng lợi đã mở đầu cho thời kỳ vùng dậy giành chính quyền trong phạm vi tồn
tỉnh. Nó có tác dụng làm bộc lộ rõ sự suy yếu của quân thù” [1; tr 51]. Do đó, có thể khẳng


định, cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Hoằng Hóa ngày 24/7/1945 thực sự là một cuộc
khởi nghĩa từng phần, có vai trị quan trọng đối với thắng lợi của CMGPDT ở Thanh Hóa nói
riêng và cả nước nói chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

94


nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa đã mở đầu q trình khởi nghĩa giành chính quyền ở
Thanh Hóa, đưa cách mạng Thanh Hóa đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.


<b>2. Một số bài học kinh nghiệm </b>


<i><b>2.1. Bài học về xây dựng tổ chức Đảng </b></i>


Có thể nói, khó khăn lớn nhất đối với phong trào cách mạng Thanh Hóa trong thời kỳ
đầu là chưa có sự thống nhất về tổ chức, chủ trương và hành động giữa các cơ sở Đảng trong
toàn tỉnh. Do vậy, trong quá trình chuẩn bị cho CMGPDT, Đảng bộ Thanh Hóa đã vượt qua
mọi khó khăn, thử thách để xây dựng được một tổ chức Đảng bộ tỉnh thống nhất và kịp thời
đề ra những chủ trương lãnh đạo phong trào cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh. Đây được
xem là bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tính thống nhất của tổ chức Đảng. Trong bối
cảnh hiện nay, việc thống nhất giữa ý chí và hành động trong Đảng có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Bởi vì, nếu đảng viên khơng thật sự vững vàng về chính trị, tư tưởng, khơng thống nhất
cao về ý chí và hành động, khơng trong sạch về đạo đức thì sẽ dẫn đến sự tha hóa, biến chất,
xa rời mục tiêu chung. Chính vì vậy, mỗi Đảng bộ cần phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức công tác tư tưởng; cần chú ý tăng cường sự thống nhất giữa ý chí và hành động, nói phải
đi đơi với làm.


Bên cạnh đó, trong thời kỳ vận động CMGPDT 1939 - 1945, Ban Chấp hành Đảng bộ
Thanh Hóa đã kịp thời ban hành những chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường tính kỷ luật và
nâng cao hiệu quả của tổ chức Đảng. Nhờ vậy, Đảng bộ Thanh Hóa trở thành một tổ chức
Đảng chặt chẽ, thống nhất và kỷ luật, phát huy được vai trò là cơ quan lãnh đạo duy nhất của


phong trào cách mạng Thanh Hóa. Việc xây dựng tổ chức Đảng chặt chẽ, hiệu quả là một
trong những bài học kinh nghiệm cần được phát huy trong công tác xây dựng Đảng.


Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường tính kỷ luật, xây dựng tổ chức Đảng chặt chẽ,
hiệu quả cần được xem là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi Đảng bộ. Bởi vì, chỉ có thơng qua tổ chức thì chủ
trương, đường lối của Đảng mới biến thành hành động của cán bộ, đảng viên. Xây dựng được
tổ chức chặt chẽ, hiệu quả sẽ đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của Đảng, làm cho
sức mạnh của Đảng được nhân lên. Hơn nữa, nếu Đảng khơng chặt chẽ về tổ chức thì khơng
thể phát huy được vai trò trong việc tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân. Chính vì vậy,
mỗi Đảng bộ cần chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức, cơ cấu bộ máy đúng theo nguyên tắc
tổ chức của Đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất,
năng lực…


<i><b>2.2. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, nắm chắc thời cơ trong việc giải quyết những </b></i>
<i><b>vấn đề lịch sử</b></i>


Có thể nói, chủ động, sáng tạo và nắm chắc thời cơ là những ưu điểm nổi bật trong quá
trình lãnh đạo phong trào CMGPDT của Tỉnh ủy và Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hóa. Đây cũng
là một trong những bài học cần được phát huy trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như
việc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

95
vậy, nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đến
Thanh Hóa chậm. Mặc dù vậy, Tỉnh ủy và Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hóa ln nêu cao tính
chủ động để thực hiện một cách kịp thời và sáng tạo đường lối của Trung ương và các xứ ủy.


Năm 1941, mặc dù chưa nhận được chủ trương của Trung ương, nhưng thấm nhuần
quan điểm của Đảng về chuẩn bị lực lượng cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang sau các
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đơ Lương, Thanh Hóa đã xây dựng được lực lượng vũ


trang và căn cứ địa cách mạng với sự ra đời đội du kích và Chiến khu Ngọc Trạo. Điều đó
chứng tỏ tinh thần chủ động và sáng tạo của Thanh Hóa trong việc vận dụng chủ trương,
đường lối của Đảng. Bên cạnh đó, trong khi chưa nhận được chủ trương của Trung ương
Đảng và Tổng bộ Việt Minh nhưng Thanh Hóa đã thành lập “Thanh Hóa ái quốc hội” với tính
chất là tổ chức quá độ để từ đó thành lập Tỉnh bộ Việt Minh vào năm 1943 là một nét độc
đáo. Bởi vì, trong khi hầu hết các địa phương trong cả nước đều tổ chức các hình thức mặt
trận theo giai tầng, giai cấp, hay tính chất nghề nghiệp, cơng việc... thì Thanh Hóa lại có chủ
trương hết sức sáng tạo là tổ chức một hình thức mặt trận theo địa phương, vùng miền. Vì vậy,
“Thanh Hóa ái quốc hội” trở thành một tổ chức mặt trận rộng rãi, tập hợp tất cả các giai cấp,
tầng lớp nhân dân Thanh Hóa cùng thực hiện mục tiêu chung là chống đế quốc và phong kiến.


Trong q trình đấu tranh giành chính quyền, Tỉnh ủy Thanh Hóa khơng chỉ phát huy
tính chủ động, sáng tạo mà cịn ln nắm chắc thời cơ để đưa ra những quyết định kịp thời.
Chủ trương về việc giành chính quyền ở Hoằng Hóa ngày 24/7/1945, hay quyết định tổng
khởi nghĩa toàn tỉnh được đưa ra ngày 16/8/1945 với nhận định: “… Nhật đã đầu hàng Đồng
Minh, thì phải nhanh chóng khởi nghĩa. Nếu khơng thì Đại Việt sẽ cướp chính quyền hoặc các
thế bọn cơ hội sẽ chớp thời cơ lên nắm quyền thì mình gặp khó khăn thêm” [9; tr 97] đã thể
hiện sự nắm chắc thời cơ của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Bên cạnh đó, với tinh thần “một mặt cứ
tiến hành khởi nghĩa, mặt khác cử một đồng chí Tỉnh ủy đi báo cáo với Trung ương và các
tỉnh bạn đề nghị phối hợp hành động” [10; tr 10], đã thể hiện tính quyết đoán, chủ động của
Tỉnh ủy Thanh Hóa. Chính sự chủ động, nắm chắc thời cơ đó là yếu tố đóng vai trò quyết
định đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa.


Qua việc Tỉnh ủy và Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hóa ln nêu cao tính chủ động, sáng
tạo, nắm chắc thời cơ để đưa ra những quyết định kịp thời trong quá trình lãnh đạo CMGPDT,
chúng ta có thể thấy, trong bất cứ hồn cảnh và điều kiện nào, việc phát huy tính chủ động,
sáng tạo, nắm chắc thời cơ luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Ngày nay, việc xây dựng
và phát triển quê hương, đất nước trong bối cảnh hội nhập, việc phát huy tính chủ động, sáng
tạo lại vơ cùng cần thiết, có ý nghĩa quyết định đối với việc tranh thủ điều kiện thuận lợi để
phát triển. Bên cạnh đó, đứng trước các cơ hội và thách thức, việc nắm chắc thời cơ để đưa ra


quyết định đúng đắn và kịp thời sẽ là nhân tố có vai trị to lớn đối với sự phát triển của mỗi
ngành, mỗi địa phương cũng như đất nước.


<i><b>2.3. Chú ý tính đặc thù vùng miền để đề ra cơ chế đúng đắn, phù hợp trong sự nghiệp </b></i>
<i><b>cách mạng cũng như xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội </b></i>


</div>

<!--links-->

×