Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng giáo viên không phải máy đa năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.94 KB, 2 trang )

Giáo viên không phải máy đa năng
TTO - Với mục đích giáo dục - vừa giảng dạy tri thức vừa giáo dục học sinh, lâu nay Bộ Giáo dục
& đào tạo đã kết hợp vai trò của giáo viên trong hai công việc, đó là công tác giảng dạy và công tác
chủ nhiệm.
Cô Trần Thị Hằng, một trong những giáo viên phải đảm nhiệm công tác chủ
nhiệm cùng lúc hai lớp tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội - Ảnh tư
liệu
>> Chủ nhiệm như “hiệu trưởng con”
Với vai trò vừa dạy học vừa chủ nhiệm, người giáo viên có thể gần gũi và quán xuyến học trò tốt
hơn, từ đó giúp việc truyền đạt kiến thức có nhiều thuận lợi. Đặc biệt với những giáo viên có tâm
huyết và năng lực chủ nhiệm tốt sẽ giúp học trò có nhiều cảm hứng với môn học, từ đó học tập tốt
hơn. Vì thề trong công tác giáo dục, vai trò của giáo viên chủ nhiệm xưa nay đã được đề cao.
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn lại thực trạng công việc mà mỗi giáo viên phải đảm trách trong vai
trò chủ nhiệm quả không nhỏ chút nào. Trong khi công việc chính của họ vẫn là giảng dạy môn
mình phụ trách, họ cần phải đầu tư vào môn dạy của mình sao cho ngoài việc đảm bảo nội dung
lên lớp còn phải tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ… nhằm thu hút học sinh và sự vươn lên không
ngừng của chính mình trong nghề nghiệp.
Vì vậy để đầu tư thêm vào công tác chủ nhiệm, họ buộc phải sử dụng quỹ thời gian đáng lý dành
cho gia đình, cho sự nghỉ ngơi. 4 tiết/ tuần là hoàn toàn không đủ khi phải thực hiện những buổi
ngoại khóa với học sinh, những buổi sinh hoạt ngoài giờ, dã ngoại hoặc đơn giản những buổi trò
chuyện để tìm hiểu được tâm tư tình cảm của tất cả học sinh mà họ chủ nhiệm.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm từ bậc THCS trở lên không phải lúc nào cũng thường xuyên có mặt
ở lớp mình được. Họ chỉ dạy theo thời khóa biểu ở một số buổi nhất định. Thời gian còn lại dành
cho việc soạn bài, chấm bài và họ thường thực hiện những việc đó ở nhà vì hầu như chưa trường
nào có đầy đủ điều kiện phòng ốc dành cho giáo viên thực hiện những công việc đó ở trường cả.
Một số trường buộc giáo viên chủ nhiệm phải có mặt ở lớp của mình 15 phút đầu buổi học để kiểm
tra học sinh. Riêng công việc này với 15 phút/ buổi thực hiện trong 6 buổi/ tuần đã lấy mất cả họ 2
tiết/ tuần. Họ chỉ còn 2 tiết để làm tất cả các việc, chưa kể để đến trường 15 phút đầu giờ ngắn ngủi
đó, họ cần phải có sự chuẩn bị trang phục và thời gian đi về là bao lâu.
Trong khi đó, nhìn sang một số chương trình bậc phổ thông ở các nước, tôi nhận thấy họ phân chia
công việc giảng dạy và giáo dục rất rõ. Vai trò của giáo viên bộ môn được đề cao. Mỗi người dạy


làm sao đảm bảo chất lượng giảng dạy của mình và được học sinh yêu mến. Chính sự cảm phục về
tri thức cũng như nhân cách người thầy đã là tấm gương cho học trò noi theo dù bản thân người đó
không hề làm công tác chủ nhiệm.
Công tác giáo dục chuyển sang vai trò của bộ phận quản lý học sinh. Trong cơ cấu bộ máy nhà
trường có một bộ phận giám thị sẽ theo dõi sát sao mọi hành vi của học sinh. Những vị giám thị
được phân công theo dõi học sinh ở các lớp cụ thể. Những mặt tích cực cũng như những biểu hiện
xấu sẽ được giám thị theo dõi kịp thời để báo cáo với ban cố vấn. Ban cố vấn sẽ trực tiếp trao đổi
hỏi han cũng như giải quyết những trường hợp cụ thể trước khi làm việc với gia đình.
Tất nhiên, khi thực hiện mô hình như thế, mỗi trường sẽ phải tăng cả số lượng lẫn chất lượng của
bộ phận giám thị và ban cố vấn. Nhưng thử làm một phép tính nếu ở trường học có 1.000 học sinh
với sĩ số mối lớp 45 em như hiện nay, chúng ta có 22 GVCN với 88 tiết/ tuần. Áp dụng theo tiêu
chuẩn của bộ mỗi giáo viên phải thực hiện 17 tiết dạy thì sẽ có hơn năm người phải đứng lớp.
Như vậy, nếu chỉ làm việc quan sát theo dõi và nhắc nhở cho 200 học sinh, mỗi giám thị sẽ có điều
kiện hơn rất nhiều người giáo viên vừa lo việc dạy vừa lo theo dõi nhắc nhở 50 học sinh, có khi
phải đến 100 học sinh như tình hình chung hiện nay.
Vai trò của người giáo viên trong giáo dục truyền thống luôn được nhìn nhận như người cha/người
mẹ bởi sự gần gũi trong công tác chủ nhiệm. Nhưng với xu hướng phát triển trong thời đại ngày
nay, sự kiêm nhiệm đó vô hình trung lại đặt nặng lên vai người dạy một khối lượng công việc quá
sức. Điều đó nếu không ảnh hưởng đến việc nghiên cứu giảng dạy thì cũng là sự tận kiệt sức lao
động của người giáo viên.
Đã đến lúc các nhà nghiên cứu giáo dục cần phải xem lại cơ cấu sự phân công vai trò trách nhiệm
trong công tác giáo dục. Bởi giáo viên bộ môn không phải là cỗ máy đa năng để hoàn thành tất cả
mọi phương diện mà gia đình, nhà trường và xã hội giao phó.
HỐ THỊ TÂM
(Giáo viên trường Quốc học - Huế)

×