Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.95 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VIỆT NAM



TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



<b>Hứa Thị Khuyên, Hoàng Minh Thúy </b>


<i>Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn</i>


<i>Tóm tắt: Để bắt kịp xu thế phát triển trên thế giới, các trường đại học ở Việt Nam cần đổi </i>
<i>mới, khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó, nâng cao chất lượng đội ngũ </i>
<i>giảng viên được coi là một nhiệm vụ quan trọng. Xuất phát từ thực tế giáo dục đại học </i>
<i>Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên </i>
<i>trong giai đoạn hiện nay: Một là, xây dựng, thống nhất và ban hành bộ quy định về tiêu </i>
<i>chuẩn giảng viên trong bối cảnh mới. Hai là, thực hiện những phương pháp linh hoạt </i>
<i>nhằm tạo động lực cho giảng viên. Ba là, tạo sự chuyển biến tích cực trong tồn xã hội </i>
<i>khi bàn về vị trí của người thầy. </i>


<i>Từ khóa: Giải pháp, nâng cao, chất lượng, giảng viên, Việt Nam </i>


Nhận bài ngày 05.7.2019, gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019
Liên hệ tác giả: Hứa Thị Khuyên; Email:


<b>1. MỞ ĐẦU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dục đại học phải nhanh chóng đổi mới chương trình, mục tiêu, phương thức đào tạo; phải
“nâng cấp” đội ngũ giảng viên. Đã có nhiều nội dung được thảo luận tại các hội nghị, hội
thảo quốc gia; nhiều chủ trương, chính sách được đưa ra nhằm phát triển đội ngũ giảng
viên và giáo dục đại học. Trong bài viết, chúng tôi xin được trao đổi thêm về vấn đề này.


<b>2. NỘI DUNG </b>



<b>2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay </b>


Tính đến năm 2017, cả nước ta hiện có 219 trường đại học, 217 trường cao đẳng, trong
đó có 60 trường đại học và 28 trường cao đẳng ngồi cơng lập; có 118 cơ sở đào tạo tiến sĩ,
120 cơ sở đào tạo thạc sĩ. Tổng số giảng viên là 91.183 người, tỷ lệ giảng viên có trình độ
thạc sĩ trở lên là 53,62%, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 12,06%, số giảng viên có
chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư mới chỉ đạt 4,6%. Quy mơ sinh viên đại học là 1.824.328,
sinh viên cao đẳng là 539.614, trong đó sinh viên chính quy đại học là 1.348.937, sinh viên
chính quy cao đẳng là 519.722 [4]. Tổng số sinh viên vừa làm vừa học so với chính quy
chỉ cịn khoảng hơn 20%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Tên các đại học </b> <b>Số bài </b>


<b>Trung </b>
<b>bình trích </b>


<b>dẫn </b>


<b>Tác giả đầu ngành </b>
<b>trong nước </b>


<b>Tác giả đầu ngành </b>
<b>ngồi nước </b>


<b>Số bài </b> <b>Trung bình </b>


<b>trích dẫn </b> <b>Số bài </b>


<b>Trung bình </b>


<b>trích dẫn </b>


ĐHBK Hà Nội 13 6,7 4 2,5 9 8,6


ĐHQG Hà Nội 28 6,9 7 5,3 21 7,4


ĐHQG TP. HCM 26 4,2 19 4,1 7 4,4


ĐH Chulalongkorn 416 9,4 295 7,1 121 15,3


ĐH Mahidol 465 11 320 8,3 145 16,9


<i>Nguồn tư liệu gốc:</i> ISIKOWLEDGE


Rõ ràng, từ bảng so sánh ở trên, có thể thấy chất lượng đội ngũ giảng viên ở các đại
học hàng đầu của Việt Nam và Thái Lan cách nhau một khoảng quá lớn, riêng về số bài
báo khoa học công bố quốc tế đã chênh nhau nhiều chục lần! Cũng là công bằng nếu bổ
sung thêm rằng, về phương diện bài báo khoa học công bố quốc tế, Singapore đứng đầu
khu vực Đông Nam Á chứ không phải Thái Lan, và Việt Nam trong vài năm qua đã vượt
lên trên Indonesia và Philippines, cịn Lào, Campuchia và Mianma chưa có mặt trong danh
sách so sánh.


Sự thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có trình độ bắt kịp khu vực và quốc tế
trong bối cảnh phát triển vũ bão của khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và ngay cả các
ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đặt ra yêu cầu bức thiết cần bổ sung. Nhưng bổ
sung như thế nào mới là vấn đề. Trước đây chúng ta đã có chủ trương, kế hoạch đào tạo
cấp tốc 20.000 tiến sĩ cả ở trong và ngoài nước, nhưng với cách thức và chất lượng đào tạo
nghiên cứu sinh như ở một số cơ sở đào tạo vừa qua, dự án này xem như đổ bể. Việc tiếp
nhận các giảng viên mới thay cho đội ngũ về hưu hàng năm đều được tiến hành, song
những người thực sự có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy thì không mấy


mặn mà bởi lương bổng thấp và chế độ làm việc gị bó. Số lượng và chất lượng giảng viên
không tương ứng với sự tăng nhanh, mở mới các trường, các ngành nghề. Rốt cuộc, đội
ngũ giảng viên đại học vẫn vừa yếu vừa thiếu, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới cấp
thiết giáo dục đại học, chưa nói gì đến cập nhật, nắm bắt và hòa nhịp với những yêu cầu,
đòi hỏi của kỉ nguyên công nghệ 4.0.


<b>2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), cần đổi mới trước hết đội ngũ cán bộ làm công
tác giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục đại học là bậc cao
nhất, nơi đào tạo “máy cái”, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
xã hội. Muốn vậy, chất lượng của đội ngũ giảng viên cần được coi trọng hàng đầu. Để khắc
phục những tồn tại, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên hiện nay,
theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:


 <i>Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên thống nhất, </i>
<i>phù hợp bối cảnh mới </i>


Trước đây, Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục công lập được soạn thảo năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1
tháng 2 năm 2015 [2]. Song như đã nói, số lượng các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập đã ngày
càng tăng, hơn nữa, thực tế đã và đang có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng giữa các cơ
sở đào tạo công lập và ngồi cơng lập. Vì vậy, bản thân các tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp giảng viên quy định chỉ với các viên chức làm việc trong các cơ sở giáo dục công
lập này đã là khơng có tính bao quát; cần được điều chỉnh, bổ sung, đặt ra các yêu cầu,
nhiệm vụ phù hợp với hoàn cảnh mới.


Gần đây, tháng 2.2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo Thông tư quy



định về <i>Chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên sư phạm</i> (dự thảo lần 2) với 5 tiêu


chuẩn: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Xây dựng môi
trường giáo dục dân chủ; Năng lực phát triển quan hệ xã hội. Với những tiêu chuẩn này,
người giảng viên phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức
trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng
đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng. Tiêu chuẩn về đạo đức được đề cao và được xem là yếu
tố quan trọng hàng đầu đối với một giảng viên. Giảng viên có trình độ chun mơn, nghiệp
vụ vững vàng; thường xuyên tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ; sử dụng ngoại
ngữ và ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp. Trong bối cảnh
khoa học công nghệ phát triển từng ngày, giảng viên không thể không trang bị tri thức tin
học, ngoại ngữ để tiếp cận với những nội dung và phương pháp giảng dạy hiện đại. Nghiên
cứu khoa học cũng là một nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên. Vì vậy, họ phải thực hiện
thành công đề tài, dự án và hướng dẫn nghiên cứu khoa học; chuyển giao kết quả nghiên
cứu trong đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; đăng tải các kết quả nghiên cứu, xuất bản được
nguồn học liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.


Có thể thấy, <i>Thơng tư quy định về chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm</i> đã bổ sung


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cho người học cả tri thức khoa học lẫn hệ thống những năng lực cần thiết để giải quyết
những vấn đề thực tiễn. Điều này đòi hỏi người giảng viên cần có đầy đủ các năng lực,
phẩm chất cần thiết để thực hiện vai trị của mình. Vì vậy, khi Thơng tư được ban hành và
có hiệu lực, các tiêu chí này đã được cụ thể hóa hơn và có thể trở thành thước đo để đánh
giá năng lực của giảng viên. Dựa trên những tiêu chí xây dựng cho giảng viên trường sư
phạm, có thể bổ sung, điều chỉnh hợp lý các tiêu chuẩn, tiêu chí trở thành khung tiêu chuẩn
chung cho toàn bộ đội ngũ giảng viên thuộc các ngành nghề, các cơ sở đào tạo chuyên
ngành khác nhau.


<i> Xây dựng kế hoạch bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên </i>



Thực hiện điều này khơng dễ vì áp lực của chính sách biên chế, yêu cầu tinh giản cơ
cấu bộ máy nhân sự hiện nay. Thực tế cho thấy ở hầu hết các cơ sở giáo dục đại học, tỉ lệ
cán bộ, giảng viên trực tiếp giảng dạy so với bộ phận cán bộ phòng, ban… phục vụ đào tạo
gần như ngang nhau. Vậy nên, nếu tính tổng số cán bộ giảng viên, viên chức của một
trường thì có thể là lớn, song số cán bộ giảng dạy, nghiên cứu lại không nhiều. Hiện các
trường đại học đều vấp phải bài tốn khó trong việc cân đối, điều chỉnh đội ngũ để vừa bảo
đảm yêu cầu về tinh giản cán bộ, vừa bổ sung, tiếp nhận, nâng cao số lượng cán bộ giảng
dạy, đặc biệt cho các ngành đào tạo mới. Do vậy, cần xây dựng kế hoạch, chiến lược dài
hơi bổ sung đội ngũ bằng cách mạnh dạn đề xuất nhu cầu tiếp nhận mới thông qua thi
tuyển dụng, đồng thời khuyến khích, yêu cầu các giảng viên chưa cập chuẩn tham gia/buộc
tham gia bồi dưỡng, tự nâng cao năng lực, trình độ chun mơn. Việc chuẩn hóa các cơ sở,
đơn vị đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh cũng cần được coi trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Để cải thiện tình trạng này, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp như: thường
xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nâng cao năng
lực sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình giảng dạy; bồi dưỡng
và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên… Vấn đề đang được giáo viên,
giảng viên cả nước quan tâm và mong mỏi, đó là thay đổi chính sách tiền lương cho giáo
viên. Theo chúng tôi, vấn đề này phải trở thành nội dung tiên quyết trong cải cách giáo
dục. Nếu lương giáo viên, giảng viên khơng được thay đổi, cải thiện, thì việc thực hiện cải
cách giáo dục sẽ gặp vô vàn những khó khăn, chưa kể sẽ gây ra những tổn thất về nhân sự
do tiền lương hiện tại không đủ để giảng viên gắn bó và tâm huyết với nghề. Sự thay đổi
và chế độ ưu tiên về tiền lương trong hệ thống tiền lương sẽ là một “cú hích” mạnh mẽ và
cơ bản.


Bên cạnh đó, cần thấy rất rõ rằng, cịn q nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan


tác động đến đời sống và q trình thực hiện chun mơn nghiệp vụ của giảng viên. <i>Thứ </i>


<i>nhất</i>, một trong những hạn chế lớn của giảng viên Việt Nam trong việc giao lưu trao đổi,



chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong nghiên cứu, giảng dạy thời kì hội nhập chính là khả
năng ngoại ngữ. Cơ hội để tiếp cận, cập nhật các thông tin, tư liệu, tri thức khoa học mới
của thế giới cũng như việc công bố các bài báo, cơng trình khoa học ra quốc tế gặp nhiều
khó khăn, cịn ít… cũng vì hạn chế này. Ngoại ngữ cần được xem là một trong những yêu
cầu bắt buộc với giảng viên. Muốn vậy, cần có chủ trương, chính sách đào tạo hoặc hỗ trợ
kinh phí để giảng viên tự bồi dưỡng ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu. Từ năm 2008, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đề án bồi dưỡng ngoại ngữ (tiếng Anh) đến năm 2020,
nhưng chẳng những người dạy, mà người học cả nước, sinh viên, học sinh… cũng không


mấy được hưởng lợi. <i>Thứ hai</i>, cần đầu tư thích đáng và tương xứng về cơ sở vật chất, trang


thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên. Hiện hầu hết các trường
đại học, cao đẳng chỉ có các cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ đào tạo. Các phịng thí
nghiệm, nghiên cứu chun ngành hầu như khơng có hoặc không đầy đủ. Kinh phí cho
nghiên cứu khoa học hạn hẹp. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu cho bảo đảm đủ giờ nghiên
cứu bắt buộc; nghiên cứu bỏ xó, khơng có khả năng ứng dụng hoặc khơng thể ứng dụng…
đang là phổ biến. Điều này vừa lãng phí chất xám, vừa làm mai một các ý tưởng sáng tạo


của đội ngũ này. <i>Thứ ba</i>, cần nâng cao khả năng hội nhập quốc tế cho đội ngũ giảng viên


bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp, khóa, chương trình đào tạo; hội nghị, hội
thảo quốc tế; các chương trình hợp tác nghiên cứu, các đề tài, dự án song phương… với đối
tác nước ngoài. Những kinh nghiệm, mối quan hệ, cách thức tổ chức nghiên cứu, quản lí,
ứng dụng họ học tập, tích lũy được sẽ vừa phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ đào tạo nghiên
cứu chung, vừa là động lực để họ tiếp tục sáng tạo, nâng cao trình độ của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sẽ có phương hướng khắc phục, điều chỉnh. Việc bổ sung số lượng và nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay là quan trọng và cần thiết để đẩy nhanh quá
trình đổi mới căn bản, toàn diện; kịp thời phục vụ nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


và hội nhập.


<i> Tạo sự chuyển biến tích cực trong tồn xã hội khi bàn về vị trí của người thầy </i>


Trong xã hội truyền thống Việt Nam, người thầy có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng
và được cả xã hội tôn vinh. Truyền thống tôn sư trọng đạo trở thành truyền thống cao đẹp
của dân tộc ta. Song, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và đất nước,
nhiều khó khăn, thử thách đã nảy sinh và làm thay đổi vị trí, vai trò của người thầy trong
xã hội. Nghề giáo trở thành một nghề nhiều áp lực và có phần nguy hiểm. Có thể nhận định
như vậy, vì những năm gần đây, có nhiều những sự kiện thực tế xảy ra: giáo viên bị phụ
huynh học sinh hành hung, lăng mạ; học sinh, sinh viên vô lễ, hỗn láo, thậm chí đánh các
thầy cơ thường được báo chí và dư luận quan tâm và dễ bị cường điệu hóa… Một tình
trạng phổ biến ở các trường đại học hiện nay, đó là sự thiếu gắn kết giữa giảng viên và sinh
viên, sự thay đổi trong quan niệm về dạy và học, đặc biệt là tâm lý coi người học là “khách
hàng” đã làm cho vị trí của người thầy ít nhiều bị giảm sút.


Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự nỗ lực của gia đình, nhà trường, xã hội, người
học và chính bản thân người thầy. Về phía người thầy, cần phải luôn tự trau dồi đạo đức,
tri thức và nhanh nhạy, nắm bắt sự biến đổi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Kiến
thức của người thầy không thể so sánh với từ điển, cũng không thể khai thác trên mạng
internet,. Song, vai trò định hướng, dẫn dắt để người học có thể thu thập, xử lý thơng tin và
vận dụng vào cuộc sống thực tế thì robot, máy móc chưa thể thay thế được. Người thầy,
với những trang bị về kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý các tình huống, kiến thức chun
mơn… sẽ là người chủ động mang đến những phương pháp giáo dục mới và truyền cảm
hứng học tập cho người học. Một vai trò hết sức quan trọng khác, đó là sự ví von người
thầy như những “kỹ sư tâm hồn” cũng để khẳng định vai trị, vị trí khơng thể thay thế được
của người thầy trong tồn xã hội. Bản thân thầy cơ sẽ là những tấm gương đạo đức. giúp
các em học sinh, sinh viên hình thành, tiếp nhận và thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã
hội. Vì vậy, việc đầu tiên để thay đổi quan niệm của toàn xã hội về vị trí, vai trị của người
thầy chính là bản thân họ phải hiểu rõ thế mạnh của mình, từ đó, có sự tích cực, chủ động


trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mới.


</div>

<!--links-->

×