Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Trào lưu xã hội dân chủ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.57 KB, 8 trang )

TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CỦ QUỐC TẾ

I.

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ QUỐC TẾ
1. Nguồn gốc hình thành

Chủ nghĩa xã hội dân chủ hoặc là chế độ dân chủ xã hội, là một trong ba trào lưu
lý luận chính trị - xã hội chủ yếu của thế kỷ XX. Từ giữa thế kỷ XX đến nay trào lưu dân
chủ xã hội đã có những bước phát triển nhanh chóng ở châu Âu, và trở thành một lực
lượng chính trị đương đại quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống
chính trị - xã hội ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phương Tây.
Khái niệm xã hội – dân chủ xuất hiện trong thời kì cao trào cách mạng 1848-1849
ở Pháp và Đức. Latxan là người đặt nền móng tư tưởng cho phong trào xã hội – dân chủ
sau này. Ông đã thành lập Tổng hội công nhân Đức 1863, chủ trương đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản chủ trương đấu tranh bằng con đường cải lương, nghị trường, lấy việc
bầu cử phổ thông đầu phiếu công bằng làm khẩu hiệu và lá cờ, coi đó là ngun lí của
Đảng. Đảng Xã hội – Dân chủ Đức được thành lập từ Đảng Công nhân Xã hội – Dân chủ
Đức và Tổng hội công nhân Đức hợp nhất vào năm 1875. Đảng này có khuynh hướng là
thỏa hiệp giai cấp, hi sinh lợi ích giai cấp công nhân, từ bỏ đấu tranh cách mạng, đối lập
với những người cộng sản, phủ nhận chủ nghĩa Mác, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, phủ nhận con đường cách mạng tự giải phóng của giai cấp vô sản. Những
quan điểm trên được Nga, Pháp và các đảng xã hội – dân chủ khác trên thế giới ủng hộ
và truyền bá.
Cơ sở giai cấp xã hội của các đảng xã hội – dân chủ trong thời kì đầu là các tầng
lớp tiểu tư sản, trí thức, trung lưu và một bộ phận của giai cấp công nhân – những người
công nhân quý tộc. Những người xã hội – dân chủ tuy không công khai tuyên bố từ bỏ
chủ nghĩa xã hội nhưng luôn giữ lập trường đối lập gay gắt với những người cộng sản,
phủ nhận quan điểm đấu tranh của chủ nghĩa Mác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công



nhân. Cương lĩnh của Đảng xã hội – dân chủ Đức cho rằng, cùng với sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản sẽ dần mất đi, và với sự xuất
hiện những hiện tượng mới trong sự phát triển của xã hội tư bản, người ta có thể thực
hiện từng phần của chủ nghĩa xã hội. Becxtanh khẳng định chủ nghĩa Mác đã lạc hậu và
không chịu đựng nổi sự thử thách của thời gian, do đó cần phải được xét lại.
2. Lịch sử phát triển trào lưu xã hội – dân chủ
a. Giai đoạn 1875 đến 1923
Là giai đoạn chủ nghĩa tư bản đang chuyển mạnh từ tự do cạnh tranh sang độc
quyền đế quốc chủ nghĩa với hai khuynh hướng cách mạng bạo lực và tiến hóa cải lương,
nghị trường tiêu biểu là Công xã Pari 1871 và Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Thời kì này, đảng có tinh thần đấu tranh cách mạng cao, có mối quan hệ gắn bó với chủ
nghĩa Mác. Sự tan rã Quốc tế II đã đánh dấu bước chuyển mới về chất của trào lưu xã hội
– dân chủ.
Đặc điểm cơ bản của thời kì này là từ chỗ xuất hiện Đảng xã hội- dân chủ đầu tiên
là Đảng xã hội – dân chủ Đức năm 1875 đến việc xuất hiện tổ chức Quốc tế đầu tiên của
trào lưu xã hội – dân chủ là Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa năm 1923. Thời kì đầu
các đảng xã hội – dân chủ có tinh thần cách mạng cao, gắn bó với chủ nghĩa Mác. Sự
phân liệt của Quốc tế II trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho những người
cộng sản và những người xã hội – dân chủ tách thành hai trào lưu riêng lẽ, đối lập nhau.
Đa số các đảng xã hội - dân chủ có lập trường dân tộc tư sản bày tỏ thái độ ủng hộ chính
phủ tư bản của họ theo đuổi Chiến tranh thế giới thứ nhất , điều đó làm Quốc tế II bị phá
sản.
b. Giai đoạn 1923 đến 1970
Nổi bật là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản từ 1929 – 1933. Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ 1939 – 1945 dẫn đến phong trào cách mạng công nhân diễn ra mạnh
mẽ, phong trào nhiều nơi đã diễn ra rộng khắp, dẫn đến cách mạng thắng lợi ở nhiều nơi,
chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống hùng mạnh. Phong trào giải phóng



dân tộc và phong trào công nhân ở các nước tư bản diễn ra hết sức mạnh mẽ, hình thành
ba dòng thác cách mạng thời đại. Chủ nghĩa đế quốc Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh
gây ra bầu không khí căng thẳng trong đời sống quan hệ quốc tế,là thời kì khó khăn của
các đảng xã hội – dân chủ, Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa đã giải thể.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trào lưu xã hội – dân chủ được phục hồi và phát
triển. Tháng 7-1951, tại Phrangphuoc thành lập Quốc tế xã hội chủ nghĩa với Cương lĩnh
mới, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lenin, tập trung thế giới quan, đề xuất con đường thứ ba,
không phải chủ nghĩa tư bản cũng không phải chủ nghĩa xã hội, đối đầu gay gắt với trào
lưu cộng sản.
c. Giai đoạn 1970 đến nay
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành
tựu. Xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa tăng mạnh, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân Việt Nam gây tiếng vang và ảnh hưởng sâu rộng.
Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, tìm kiếm con đường cải cách,
mở cửa, cải tổ, đổi mới. Quá trình này đưa lại những kết quả khác nhau, sự tan rã Liên
Xô, Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động đến quan
điểm, tư tưởng, chủ trương, phương pháp của tất cả các đảng chính trị trên thế giới trong
đó có trào lưu xã hội – dân chủ.
Giai đoạn này, các trào lưu xã hội – dân chủ phát triển mạnh mẽ mở rộng ra khắp châu
lục và thế giới, Quốc tế xã hội ngày càng lớn mạnh, với chủ trương mới như: từ chỗ
chống chủ nghĩa Mác – Lenin đến nghiên cứu tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lenin, từ chỗ
chống chủ nghĩa xã hội hiện thực, chống cộng sản đến chỗ cải thiện quan hệ với các đảng
cộng sản. Trào lưu xã hội – dân chủ có nhiều đóng góp vào cuộc đấu tranh giải quyết
những vấn đề toàn cầu, trở thành Đảng cầm quyền, tham gia chính phủ liên hiệp, là đảng
đối lập lớn trong xã hội. Tất cả những điều đó đã nói lên bước phát triển của trào lưu xã
hội – dân chủ quốc tế.


II.
BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ

1. Quan điểm lý luận chính trị
Trong quan điểm lý luận của xã hội dân chủ, yếu tố giá trị đạo đức được đề
cao và được cho rằng những giá trị đạo đức tách rời với những quan hệ của
con người như quan hệ kinh tế - xã hội.
Quan điểm cơ bản của trào lưu xã hội - dân chủ là trong điều kiện của xã hội tư
bản chủ nghĩa, có thể đấu tranh một nền dân chủ thuần khiết, không loại
trừ bất cứ giai cấp xã hội nào. Bước tiến phát triển của quan điểm này, đó là
nó phân biệt được quan điểm của những người cộng sản, với những người
trong xã hội - chủ nghĩa. Những người theo quan điểm này, họ không lấy bất
cứ học thuyết nào để làm nền tảng cho hệ tư tưởng, vì là đề cao giá trị đạo
đức nên không đề cập trực tiếp thực tế đời sống xã hội. Không bắt buộc phải
đồng nhất theo một Đảng phái, chấp nhận hình thức đa đảng và đây cũng là
yếu tố đảm bảo tính dân chủ của những người xã hội dân chủ. Họ cho rằng với
sự vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ cải thiện được địa vị của con
người. Những lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mác bị cho là lạc
hậu, họ tư bỏ đấu tranh giai cấp, khơng đi theo hướng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản
mà đi theo con đường cải biên chủ nghĩa tư bản.
Xét về điều kiện xã hội lúc bây giờ, phủ nhận đấu tranh giai cấp chính là sai
lầm của những người xã hội chủ nghĩa. Song, phong trào xã hội chủ nghĩa xây
dưng quan điểm lý luận, xây dựng chủ nghĩa xã hội dân chủ, ra sức phê phán
chủ nghĩa tư bản của những người cộng sản.

2. Quan điểm về kinh tế
Phê phán kinh tế công hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng nền kinh tế
thị trường xã hội với hình thức sở hữu hỗn hợp, khuyến khích tự do phát
triển kinh tế tư nhân, cải biến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tăng cường
vai trị điều tiết của nhà nước , khuyến khích cạnh tranh chống độc quyền,
những quan điểm về kinh tế có mang những yếu tố tích cực nhưng việc đề cao
hình thức sở hữu hỗn hợp, khuyến khích tự do phát triển kinh tế tư nhân sẽ
khơng giải phóng người lao động khỏi áp bức bóc lột, khơng thực hiện được

quyền bình đẳng và xóa bỏ ngăn cách giàu nghèo trong xã hội.


3. Quan điểm về văn hóa- xã hội
Đề cao những giá trị chung của con người, của nhân loại như tự do, dân
chủ, bình đẳng, bác ái, hướng tới hịa bình, hợp tác và sinh thái, chúng có mối
quan hệ phụ thuộc, làm tiền đề cho nhau, mở rộng ra ngồi khn khổ của
quốc gia, dân tộc và trở thành giá trị toàn cầu, là cơ sở cho nền dân chủ vô hạn.
Trào lưu xã hội – dân chủ cũng có nhiều chủ trương giải quyết những vấn đề
xã hội như: điều tiết xã hội, thực hiện chính sách tiền lương, lao động, bảo
hiểm, trợ cấp thất nghiệp, tuổi già và các rủi ro khác, được quần chúng tín
nhiệm, góp phần cải thiện đời sống người lao động.
III.

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN VÀ XÃ HỘI –

DÂN CHỦ
1. Xu hướng xích lại gần nhau giữa những người cộng sản và xã hội – dân
chủ
Những người cộng sản chủ trương quan hệ với các đảng xã hội – dân chủ nhằm
tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc trên nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh,
chống thỏa hiệp vô nguyên tắc làm suy yếu đảng cộng sản. Nguyên nhân làm xuất hiện
xu hướng xích lại gần nhau là:
+ Giai cấp công nhân và nhân dân lao động vốn có nguyện vọng và lợi ích chung, khơng
phân biệt dân tộc, chính kiến, mong muốn thống nhất lực lượng, đồn kết đấu tranh giải
phóng người lao động.
+ Những lực lượng thiên tả có thái độ thiện chí hợp tác với các đảng cộng sản đấu tranh
vì hịa bình, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các đảng cộng sản, các nước xã hội chủ
nghĩa nhận rõ những sai lầm của mình, kiên quyết đi vào cải cách mở cửa, cải tổ và đổi
mới, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tìm kiếm những giải pháp hành động chung với

những người xã hội – dân chủ.


+ Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ như vũ bão, với các yếu tố kinh tế, chính trị xã
hội khác đã thúc đẩy quan hệ quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu đang đặt ra.
Tuy những mối quan hệ dần được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn không thể tránh khỏi những
vấn đề khác nhau về các quan điểm, tư tưởng, lí luận chính trị, phương pháp tiếp cận và
con đường, biện pháp giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn.

2. Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và trào lưu xã hội – dân chủ
Về phía nước ta, xuất phát từ hồn cảnh lịch sử cụ thể, Đảng Cộng sản Việt Nam
chưa đặt quan hệ chính thức với một xã hội – dân chủ nào từ trước năm 1970. Tuy nhiên,
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nước ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ về vật
chất và tinh thần của nhiều đảng xã hội – dân chủ trên thế giới. Sau này, với những đổi
mới trong đường lối về mặt đối ngoại, Đảng ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, rộng mở, theo tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam
muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển.
Chúng ta đã tích cực triển khai hoạt động đối ngoại về Đảng. Song, Đảng Cộng
sản Việt Nam có quan hệ với khoảng 200 đảng và tổ chức chính trị trên thế giới, trong đó
có một số đảng xã hội – dân chủ. “Sẵn sàng thiết lập và mở rộng quan hệ với các đảng xã
hội – dân chủ, các phong trào dân chủ và tiến bộ trên thế giới”- Văn kiện Đại hội VII,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố. Và phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và
công nhân, các lực lượng cách mạng ,độc lập dân tộc và tiến bộ, mở rộng quan hệ với các
đảng cầm quyền và các đảng khác”- Đại hội VIII.
Cho đến hiện tại ta đã thiết lập quan hệ chính thức với các đảng như: Đảng Xã hội
Pháp, Đảng Xã hội – Dân chủ Đức, Đảng Xã hội – Dân chủ Thụy Điển, Đảng Xã hội chủ
nghĩa Thụy Sĩ, Đảng Xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha,… Việc mở rộng quan hệ đối ngoại
của Đảng góp phần thực hiện chính sách đổi mới của Việt Nam trong thời gian vừa qua,
góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ về nhà nước và đối ngoại nhân dân.



KẾT LUẬN
Trong thời đại tồn cầu hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế là một nội dung quan
trọng của các mơ hình phát triển xã hội và chỉ như vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của mơ hình trong điều kiện thế giới đang có nhiều thay đổi. Điều cần khẳng
định là lịch sử đã chứng minh mọi mơ hình phát triển của xã hội đều phải được bổ sung
hồn thiện cả về chính sách và hình thức tổ chức cho phù hợp với sự thay đổi và phát
triển của bối cảnh trong nước và quốc tế. Đồng thời, việc kế thừa, vận dụng, tham khảo
những kết quả nghiên cứu lý luận chính trị quốc tế nói chung và trào lưu xã hội dân chủ
nói riêng đòi hỏi phải đứng vững trên lập trường, quan điểm và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng
tạo, và đặc biệt là căn cứ vào hồn cảnh cụ thể và lộ trình, bước đi phù hợp.
Để làm được điều này thì chúng ta cần chỉ ra đúng bản chất, đánh giá khách quan
về trào lưu xã hội dân chủ, Đảng cần quyết tâm đổi mới, giữ vững bản chất, kiên định lập
trường, mục tiêu cách mạng. Bên cạnh đó chủ động tham khảo sách lược, chia sẽ kinh
nghiệm cầm quyền, khoa học lãnh đạo của các đảng chính trị theo con đường xã hội chủ
nghĩa. có ý nghĩa tham khảo trực tiếp cho việc nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm định hướng cho sự phát triển bền vững của
đất nước trong những năm tiếp theo. Cùng với đó, việc nhận diện đúng bản chất để chỉ ra
được những giá trị và hạn chế của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại là việc làm rất cần
thiết đối với công tác tư tưởng lý luận ở nước ta, nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên và tầng lớp nhân dân đề cao cảnh giác cách mạng, tạo sức đề kháng trong nhận thức
tư tưởng. Làm tốt điều đó sẽ đóng góp thiết thực vào việc thực hiện tốt một trong những
nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới.




×