Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Kiến trúc phố cổ Hội An và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở Phố cổ Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CUỐI KHÓA

ĐỀ TÀI:

DI SẢN KIẾN TRÚC ĐỒ THỊ CỔ
VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA Ở PHỐ CỔ HỘI AN

Sinh viên thực hiện: Lưu Tống Khánh Linh
Mã số sinh viên:

1656070050

Chuyên ngành:

Chủ nghĩa xã hội khoa học


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CUỐI KHÓA

ĐỀ TÀI:

DI SẢN KIẾN TRÚC ĐỒ THỊ CỔ


VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA Ở PHỐ CỔ HỘI AN

Sinh viên thực hiện:

Lưu Tống Khánh Linh

Mã số sinh viên:

1656070050

Chuyên ngành:

Chủ nghĩa xã hội khoa học


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG DI SẢN
VĂN HÓA Ở PHỐ CỔ HỘI AN .............................................................................. 6
I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHỐ CỔ HỘI AN: ..... 6
1.1.

Thời kì Tiền Hội An: .................................................................................. 6

1.2.


Thời kì hình thành và phát triển thịnh vượng của Hội An: .......................... 7

1.3.

Thời kì suy vong của phố cổ Hội An: ......................................................... 8

II. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ CỔ - DI SẢN VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA PHỐ CỔ
HỘI AN: ................................................................................................................ 9
2.1.

Khái quát về kiến trúc đô thị cổ Hội An: .................................................... 9

2.2.

Những đặc điểm kiến trúc đặc sắc của Phố cổ Hội An: ............................. 10

CHƯƠNG 2: PHỐ CỔ HỘI AN – PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ NHỮNG GIÁ
TRỊ DI SẢN GẮN LIỀN VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
VĂN HÓA. .............................................................................................................. 15
I. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI PHỐ CỔ HỘI AN 15
II. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở PHỐ
CỔ HỘI AN: ........................................................................................................ 17
2.1. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đi đơi việc đảm bảo điều kiện an
sinh xã hội và phát triển du lịch:......................................................................... 17
2.2. Nêu cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy bền vững những
giá trị di sản văn hóa của phố cổ Hội An: ........................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 21

1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phố cổ Hội An – một điểm đến du lịch nổi tiếng của đất nước Việt Nam,
khơng chỉ vậy, nơi đây cịn là một điạ điểm di sản với kho tàng di sản văn hóa đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Phát triển thịnh vượng trong lịch sử với
danh phận là thương cảng quan trọng hàng đầu của đất nước, theo thời gian, vì
những tác động của lịch sử, của thiên nhiên, danh phận này của Hội An dần mất đi
nhưng để lại đó là một quần thể di tích văn hóa mang đậm giá trị lịch sử.
Tồn tại và phát triển trong xu hướng xã hội ngày càng hiện đại, Hội An vẫn
giữ nguyên cho mình bản chất rất “Hội An” – một khu đô thị cổ trầm mặc, n
bình, hồi niệm nhưng khơng hề “cũ”, khơng hề lạc hậu. Hội An gây ấn tượng với
những người khách lần đầu ghé đến với những cái rất riêng biệt mà chỉ nơi đây
mới có, từ khơng gian đơ thị cổ với quần thể kiến trúc đặc sắc, từ những nét văn
hóa, lối sống sinh hoạt cộng đồng, từ ẩm thực, từ những con người Hội An hiền
lành, thân thiện… Song, để giữ nguyên những giá trị di sản này nguyên vẹn
những giá trị gốc thật sự không hề dễ dàng, cũng như việc tận dụng những giá trị
di sản ấy để tạo động lực phát triển du lịch, đóng góp cho kinh tế và đời sống, xã
hội của thành phố Hội An.
Từ những nghiên cứu về kiến trúc phố cổ Hội An, và vấn đề phát triển du
lịch gắn liền với việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa ấy, tơi muốn hiểu rõ hơn
về giá trị mà những di tích kiến trúc này đang nắm giữ, để trả lời cho câu hỏi vì
sao nói Hội An là một bảo tàng sống về kiến trúc, đô thị cổ. Thông qua việc bảo
tổn và phát huy giá trị di sản để phần nào hiểu thêm tầm quan trọng của những di
sản ấy, đóng góp của những di sản này đối với ngành du lịch nói riêng và kinh tế
nói chung. Hiểu thêm về những di sản văn hóa mang đậm bản chất dân tộc để thêm
trân quý đất nước của chúng ta, một đất nước với nền văn hóa tốt đẹp và rất lâu
đời.



2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
 Mục đích:
+ Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hội An
+ Tìm hiểu, khái quát những di sản và giá trị những di sản văn hóa ở phố cổ
Hội An
+ Làm rõ đóng góp về phát triển du lịch từ việc khai thác giá trị văn hóa từ
di sản, đồng thời gắn với việc bảo tồn, duy trì di sản và vai trị của cộng
đồng.
 Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp tiếp cận trực tiếp, quan sát đối tượng nghiên cứu – cụ thể
đối tượng nghiên cứu là những di tích di sản văn hóa ở phố cổ Hội An

3. Đóng góp của đề tài:
Thơng qua đề tài này để thấy rõ hơn từ những giá trị khơng chỉ ở văn
hóa, lịch sử, nghệ thuật của những di sản của phố cổ Hội An mà còn là sức ảnh
hưởng và tiềm năng phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế của địa phương từ
những di sản văn hóa đó, song từ đề tài giúp nhìn nhẫn rõ hơn những vấn đề về
công tác bảo tồn và tiềm năng phát huy giá trị di sản ở phố cổ Hội An trong
thời gian qua cũng như trong hiện tại.

4. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, đề tài có 2 chương, 4 tiết, 7 tiểu tiết và phần danh mục tài
liệu tham khảo.

1


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG DI
SẢN VĂN HÓA Ở PHỐ CỔ HỘI AN
I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHỐ CỔ HỘI AN:
Phố cổ Hội An – hay còn gọi là khu đô thị cổ Hội An- nằm ở khu vực hạ lưu

song Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 300km. Nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn
những giá trị cổ xưa. Trước khi có tên là “Hội An”, vào thể kỉ II trước công nguyên,
mảnh đất phổ cổ này nằm trong địa bàn phần bổ của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh, sau
này cũng chính là cảng thị quan trọng của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ XV. Thời
kì nay được gọi là thời kì “Tiền Hội An”.

1.1.

Thời kì Tiền Hội An:

Trong suốt thời kì nay, nơi đây tồn tại hai nền văn hóa cổ lớn là “văn hóa Sa
Huỳnh” và “văn hóa Champa”. Những di chỉ khảo cổ bị vùi lấp sau này được
các nhà khảo cổ Pháp phát hiện và riêng trong khu vực Hội An đã có hơn 50 di
chỉ khảo cổ, phần lớn tập trung ở khu vực sông Thu Bồn cũ. Đồng thời, họ tìm
được những đồng tiền cổ của nhà Hán Trung Quốc, những vật dụng bằng sắt
được xác định của thời Tây Hán đã ngấm ngầm khẳng định rằng nơi đây từ xa
xưa đã có những giao dịch ngoại thương. Tuy khơng xác định được dấu tích của
thời kì đầu hay giữ của văn hóa Sa Huỳnh, nhưng nền văn hóa này đã từng tồn
tàn và phát triển rất phồn vinh ở mảnh đất Hội An cổ này.

Tiếp nối với nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn Hóa Champa vào thế kỉ II
đến thế kỉ XIV. Lúc bấy giờ Hội An có tên gọi là “Lâm ấp Phố” – là một thương
cảng lớn và quan trong của nhà nước Champa, thu hút rất nhiều thương thuyền

từ Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc đến trao đổi, mua bán hàng hóa. Mặt hàng giao
thương chủ yếu là tơ tằm, ngọc trai, vàng, trầm hương,… Chiêm cảng Lâm ấp
này trong một thời gian dài, nó đóng vai trị quan trong nhất trong việc tạo nên


sự hung thịnh của kinh thành Trà Kiệu – Kinh đô Simhapura của Champa, đồng
thời tạo nên sự phát triển thịnh vượng của trung tâm tơn giáo tín ngưỡng Thánh
địa Mỹ Sơn. Từ những dấu tích vẫn cịn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến bây giờ
như những giếng nước, pho tượng Chăm, những mảnh vỡ thủy tinh màu của khu
vực Trung Đông, Nam Ấn Độ, những mảnh gốm sứ Trung Quốc,… có thể thấy
được nơi đây từng tồn tại một Chiêm cảng lớn với hoạt động giao thương mua
bán, mậu dịch hàng hải đầy phồn thịnh.

1.2.

Thời kì hình thành và phát triển thịnh vượng của Hội An:
Sau sự kiện năm 1603, vua Champa là Chế Mân, để lấy được công chúa

Huyền Trân của nhà Trần đã phải dâng hai châu Ơ và châu Lý làm sính lễ, vì vậy
hai vùng này trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Khi này, phần lớn dân cư ở đây
vẫn đa số là người Champa, người Việt chỉ chiếm thiểu số. Đến năm 1402, Thái
thượng hoàng Hồ Quý Ly ban lệnh cho đánh chiếm Chiêm Thành, song cho
người Việt di dân đến đây sinh sống, lập nghiệp và dần hình thành nên các làng
xã ở Hội An nói riêng, cũng như ở Quảng Nam nói chung.
Vào thế kỉ XVI, khi đất nước đang nằm dưới sự trị vì của nhà Lê sau đó bị
Mạc Đăng Dung cướp ngôi, thành lập nên nhà Mạc vào năm 1527, cho đến năm
1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê, tập hợp binh sĩ đứng lên chống lại nhà
Mạc. Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, song trao lại quyền hành cho con rể là
Trịnh Kiểm, từ đó dịng họ Nguyễn Kim cũng dần suy tàn. Con trai thứ của
Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã quyết đỉnh rời khỏi vùng đất dịng họ Nguyễn,

cùng gia quyến và binh lính của mình tiến vào vùng Thuận Hóa và từ sau năm
1570, Nguyễn Hoàn nắm giữ quyền trấn thủ Quảng Nam. Ông xây dựng thành
lũy kiên cố, ra sức phát triển kinh tế và mở rộng giao thương buôn bán với nước
ngồi, nhờ đó, Hội An được tái phồn vinh và trở thành thương cảng quốc tế lớn
nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Và năm 1567, nhà Minh ở Trung Quốc xóa bỏ chính sách Bế quan tỏa cảng,
cho hoạt động lại giao thương mua bán, tuy nhiên nhà Minh vẫn cấm xuất khẩu
1


các nguyên liệu quan trọng cho Nhật Bản. Điều này bắt buộc Mạc phủ Tokugawa
điều lệnh cho các thuyền buôn Châu Ấn cập bến các thương cảng ở vùng Đông
Nam Á để thu mua lại những nguyên liệu của Trung Quốc ở các bến cảng ấy.
Nơi mà các thuyến buôn ấy cập bến nhiều nhất là Hội An, những thương nhân
Nhật Bản họ mua bán những món đồ gia dụng tại Hội An để mua lại trầm hương,
tơ lụa, dần dà họ bắt đầu định cư sinh sống tại nơi đây để thuận tiện hơn cho việc
giao thương này. Đến năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và
phát triển. Tuy nhiên, một thời gian sau đó do chính sách bế quan tỏa cảng của
Mạc phủ Tokugawa cùng với sự đàn áp của chúa Nguyễn với những người công
giáo Nhật Bản khiến hoạt động mua bán của Nhật Bản tại Hội An bị ảnh hưởng
trầm trọng, người Nhật bản ở nơi đây cũng ít dần. Giai đoạn giữa thế kỉ XVII,
nhà Minh của Trung Quốc thất thủ, rất nhiền người Hoa đã đến miền Trung nước
ta để định cư. Ở Hội An cũng vậy, người Hoa chuyển đến ngày một đông và dần
thay thế người Nhật nắm quyền bn bán.

1.3.

Thời kì suy vong của phố cổ Hội An:
Đến thế kỉ XVIII, đất nước rơi vào chiến tranh, ở niềm Nam là cuộc khởi


nghĩa Tây Sơn, phía miền Trung thì chúa Trịnh thâu tóm tồn bộ tỉnh Quảng
Nam và cho đập phá tồn bộ những cơng trình có giá trị thương mại, chỉ chừa lại
những cơng trình tín ngưỡng. Lúc ấy, người Việt ở Hội An, những người quan
trọng của dòng họ Nguyễn và những thương nhân, những người Trung Quốc
giàu có bắt đầu di cư vào Sài Gòn – Chợ Lớn, để lại Hội An tiêu tàng. Khoảng
năm năm sau đó, những người Việt và người Hoa ở lại đây mới bắt đầu dần khôi
phục Hội An từ đống tro tàn, tuy nhiên hoạt động mua bán khơng cịn được như
trước. Họ xây dựng lại đường xá, nhà cửa theo lối kiến trúc của người Việt và
người Hoa, vì thế vơ tình làm mất đi vết tích của những khu phố Nhật Bản ở Hội
An.
Thế kỉ XIX, khi người Pháp đến Việt Nam xây dựng nên cảng biển Đà Nẵng,
thu hút rất nhiều người buôn bán giàu có ở Hội An đến đây sinh sống, làm việc.
Cùng với sự bồi lấp của cửa sông Thu Bồn, khiến các con thuyền không thể cập


bến, điều này khiến có Hội An dần mất đi vị thế của một thương cảng mua bán,
trao đổi lớn mạnh. Đến thế kỉ XX, dù khơng cịn là cảng thị quan trọng, nhưng
Hội An vẫn là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống
chính trị, quân sự của tỉnh. Tuy nhiên khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành
lập vào năm 1976, thành phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi
vào một thời kỳ bị quên lãng. Có thể nói là may mắn, chính vì sự lãng quên này
mà dưới sự thay đổi của lịch sử, Hội An đã không bị tác động và biến dạng bởi
quá trình đơ thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam vào thế kỉ XX.

II.

KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ CỔ - DI SẢN VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA PHỐ CỔ
HỘI AN:
2.1.


Khái quát về kiến trúc đô thị cổ Hội An:
Khu phố cổ Hội An với giá trị văn hóa truyền thống thể hiện qua di tích quần

thể kiến trúc Xét về mặt lịch sử hình thành và phát triển của cảng thị Hội An có
khoảng thời gian tới hơn 2000 năm, tuy nhiên qn trình diễn ra các hoạt động
giao thương, bn bán, giao lưu kinh tế - văn hóa dưới thời Việt cảng từ thế kỉ
XVI đến thế XIX đã tạo điều kiện cho Hội An lĩnh hội nhiều yếu tố nghệ thuật
truyền thống và nước ngoài, qua thời gian chắt lọc, dần dần Hội An tạo nên một
nét đẹp riêng mà chỉ có ở nơi đây. Những giá trị đó thể hiện gần như rõ nét qua
quần thể kiến trúc đặc sắc bao gồm hàng trăm ngôi nhà và các công trình kiến
trúc tơn giáo, tín ngưỡng. Hội An nổi tiếng với lối kiến trúc điển hình về thương
cảng truyền thống ở khu vực Đơng Nam Á vẫn cịn giữ ngun giá trị cho đến
hiện nay. Nói về quần thể kiến trúc ở phố cổ Hội An, đây là sự kết hợp hài hòa
giữa phong cách kiến trúc Việt Nam cùng với Nhật – Hoa – Châu Âu, sự lồng
ghép những giá trị dân tộc với nước ngồi thơng qua những gian nhà, bày trí, cấu
trúc tạo nên sự độc đáo, đa dạng mà những người đến nơi đây có thể nhìn thấy
rõ nét và cảm nhận chân thật nhất khi dạo quanh những con đường nhỏ, những
khu phố nằm đan xen hình bàn cờ ở phố cổ Hội An. Cố kiến trúc sư người Ba
Lan – Kazimiers Kwaitkowski từng nhận xét: “Vẻ đẹp không trùng lặp chứa
đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của kiến trúc, sự hoàn hỏa của
1


nghệ thuật chạm khắc trong nội thất của các di tích kiến trúc tạo nên cho phố cổ
Hội An những đặc điển nổi bật trong một không gian riêng biệt.
Loại hình kiến trúc ở phố cổ Hội An trên cơ bản có thể chia thành 3 hình
thức: Đầu tiên là hình thức kiến trúc của các cơng trình tín ngưỡng, gồm các
đình, chùa, nhà thờ tộc, lăng miếu, mộ cổ,… Được lĩnh hội nhiều giá trị văn hóa
phương Đơng, từ các nền văn hóa phía Đơng Nam Á mà hình thức kiến trúc tín
ngưỡng ở Hội An sẽ có sự giao thõa đa đạng và rõ rệt. Loại hình thứ hai là các

cơng trình bảo vệ là những tịa thành cổ bao bọc, hiện hình thức cơng trình này
di tích chỉ cịn lại đoạn thành Thanh Chiêm. Hình thức thứ ba, cũng là hình thức
đặc sắc nhất, đây là yếu tố tạo nên nét độc đáo cho quần thể kiến trúc Hội An
nhờ mật độ di tích cịn giữ được hiện trạng khá lớn và cũng là yếu tố tạo nên giá
trị đơ thị cổ ở nơi đây – đó là các cơng trình dân sự như nhà ở, các con đường,
hẻm nhỏ hẹp, cầu đường, các khu chợ... Nhà ở ở Hội An có hai loại là: Nhà rường
và nhà Phố. Nhà rường mang đậm chất truyền thống nhà cổ của Việt Nam,
thường được xây thành hai gian nhà, có ba ngái và được lợp ngói, xung quanh
sẽ có sân lát gạch và vườn cây. Còn nhà phố ở Hội An có cấu trúc “nhà ống” dài
vài chục mét, hai mặt nhà sẽ tiếp giáp với đường phố hoặc một mặt giáp đường,
mặt kia tiếp giáp với bờ sông. Loại nhà phố này thường được các thương buôn
người Hoa, người Việt sinh sống, vì vậy phong cách, nội thất nhà thường hơi
hướng văn hóa Trung Hoa. Sau này, những cơng trình của người Pháp xuất hiện,
đồng thời đem lại những nét hiện đại xen lẫn vào tổng thể kiến trúc của Hội An
tạo nên sự đa dạng

2.2.

Những đặc điểm kiến trúc đặc sắc của Phố cổ Hội An:
Ở Hội An, điểm gây ấn tượng dễ bắt gặp nhất đó là những dãy nhà cổ xây

sát nhau, đồng đều về chiều cao và gam màu trầm, cổ kính. Nhà phố ở Hội An
thường xây thành hai gian nhà và có ba nếp nhà tiếp nối nhau: đầu tiên là nếp
nhà chính - ở đây thường là nơi để hàng hóa, khu vực để mua bán nếu chủ nhà
là thương buôn. Tiếp đến sẽ có một khoảng sân tránh nắng và nối đến nếp nhà
thứ hai. Nếp nhà thứ hai là nơi sinh sống hoặc là kho hàng hóa. Cuối cùng, nếp
nhà thứ ba là khoảng sân phía sau nhà, có nhà bếp, giếng nước, các cơng trình


phục khác… vì vậy, thoạt nhìn những ngơi nhà ống thấy khá nhỏ bé, nhưng chứa

đựng cả một không gian dài rộng bên trong. Song, xét về cấu trúc, nội thất bên
trong những căn nhà, có một đặc điểm rất riêng biệt ở Hội An nhưng không phải
ai cũng để ý và nhớ đến, đó là hệ thống vì, kèo. Các vì, kèo trong nhà ở của người
dân nơi đây có nguồn gốc từ phía nam Trung Hoa, tuy nhiên nét kiến trúc Trung
Hoa này lại không mâu thuẫn hay gây sự đối chọi với tổng thể kiến trúc nhà ở
Việt Nam, thay vào đó, các tình tiết, cấu trúc này lại hòa quyện với nhau rất nhịp
nhàng và tạo nên thứ phong cách riêng biệt: “phong cách Hội An”. Họ thường
dung vì vỏ cua, vì trính chồng trụ đội là chủ yếu, đặc biệt là vì vỏ cua được xem
như một bộ phận không thể tách rời trong lối kiến trúc nhà ở đặc trưng của Hội
An. Trong các cơng trình kiến trúc ở Khu phố cổ Hội An, kiểu vì vỏ cua và vì
trính chồng trụ đội được xử lý khá tinh tế, vừa nhằm giảm bớt tính nặng nề về
công năng của các cấu kiện kiến trúc, vừa tạo ra những giá trị thẩm mỹ độc đáo.
Thông thường, khơng gian có hệ vì trính chồng trụ đội, vỏ cua được chủ nhà sử
dụng làm nơi tiếp khách, nơi thỏa mãn những nhu cầu của đời sống tinh thần.
Phần khơng gian này kết hợp với những bày trí tại sân trời (bình phong, chậu
hoa cây cảnh, hồ cá...) tạo nên một thế giới thiên nhiên riêng của chủ nhà.
Khơng thể tách rời với hệ thống vì, kèo của Hội An đó chính là mái ngói
nhà truyền thống. Khi lợp ngói nhà họ sử dụng triết lý âm dương hòa hợp khi
đầu tiên sẽ được lợp hướng lên, lớp ngói tiếp theo sẽ úp xuống tạo thành những
đường kẻ dọc theo chiều nghiêng của mái. Hệ thống mái nhà ở Hội An cũng rất
khác biệt so với các khu vực khác ở Việt Nam, độ dốc của mái sẽ là 50%, vì vậy
mái nhà sẽ có độ dốc khá nhỏ, một số nhà có thể thấy mái gần như nằm ngang.
Cùng với triết lý âm dương này, xuất hiện một điểm nhấn ở mỗi ngôi nhà trong
phố cổ Hội An, tuy khơng q xa lạ nhưng có thể nói rằng, chỉ ở Hội An mới có
nhiều đến vậy. Đó là những chiếc “ Mắt cửa” có trên cánh cửa chính đi vào ngơi
nhà, hầu hết các ngơi nhà ở đây đều có hai chiếc mắt cửa đặt đối xứng với nhau,
với những họa tiết được khắc họa bên trên, có thể là hình bát qt, hình chữ
“Phúc”, hình cánh hoa,… Kể về những chiếc mắt cửa này thì có khá nhiều sự
tích, khá nhiều cách lí giải về ý nghĩa của chúng nhưng ý nghĩa chung thì hai
chiếc mắt cửa này giống như hai vị thần giữ cửa, trấn yểm và bảo vệ ngôi nhà,

1


hai vị thần sẽ phân định chánh hay tà, xấu hay tốt và chỉ để những điều tốt đẹp,
an lành vào nhà, đuổi đi những tà khí, điều xấu để bảo vệ cho gia chủ. Qua hình
ảnh và ý nghĩa của chiếc mắt cửa, hay cách lợp mái ngói đều mang đậm chất của
người phương Đông, họ đề cao những ý niệm tâm linh vào ngôi nhà, để mong
muốn sự hịa hợp, sự bình n cho những người trong gia đình.
Kể đến điểm đặc sắc tiếp theo đó là về các trang trí nội thất, ngoại thất
của các cơng trình kiến trúc ở khu phố cổ này, họ thường lấy nội dung, cảm hứng
từ thế giới thiên nhiên và từ đời sống sinh hoạt thường nhật để chạm khắc lên
các bộ phận kiến trúc bằng gỗ, nhất là các vì, kèo nhà, hay trên các khung cửa,
mắt cửa,… Những hoa văn khắc họa hình cây cỏ, hoa lá, chim mng, đến những
hình ảnh hơi hướng tin ngưỡng như tứ linh, giao long, cá chép, mặt trời, hình bát
quát, chữ phúc, chữ thọ… những chi tiết này đối với nếp văn hóa của phương
Đơng là rất quen thuộc đã được người dân ở khu phố cổ biến tấu, cải biển từ hình
ảnh, đến cách thức chạm khắc, khắc chìm, khắc nổi, hay dùng sành sứ để đắp nổi
lên các chất liệu khác một các tinh xõa, mỹ nghệ tạo nên sức hấp dẫn, lạ mắt,
hay họ cho nội, ngoại thất của ngơi nhà. Tinh ý rằng, những chi tiết như hình mặt
trời là đặc trưng nghệ thuật của Nhật Bản, hay hình bát quát, chữ phúc là đặc
trung từ Trung Hoa,… lại một lần nữa, những nét văn hóa ngoại quốc được sử
dụng hài hịa vào văn hóa của dân tộc Việt, thật khó mà phân biệt rõ ràng những
mơ típ trang trí thuần Việt với các mơ típ trang trí du nhập từ Trung Hoa hay vay
mượn của Nhật Bản, điều đó làm cho các cơng trình điêu khắc của các di tích
lịch sử nổi tiếng ở đơ thị cổ thêm đa dạng và phong phú. Không những thế, những
chi tiết đậm nét phương Đông nay không chỉ mang vẻ đẹp, tính thẩm mĩ mà cịn
chứa đựng những ý nghĩa, tư tưởng, triết lý riêng biệt của mỗi hình ảnh: ví dụ
như chi tiết “Giao long” với hình ảnh con rồng, thể hiển cho sự quyền lực; chi
tiết “Bát quát” là sự hòa hợp giữa âm - dương, hướng đến sự hịa thuận, đồng
đều,…

Khi nói Hội An như một bảo tàng sống về kiến trúc đơ thị cổ thì quả khơng
sai, với mật độ di tích, cơng trình kiến trúc dày đặc, hiện diện mọi hướng đường,


ngõ phố ở nơi đây. Theo số liệu của Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Hội An,
tính đến nay phố cổ Hội An có 1.130 di tích đã được kiểm dịch và phân loại,
trong đó là những ngơi nhà cổ, những ngơi đình thần, giếng nước, nhà thờ gia
tộc, chùa miếu và 1 cây cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An – Chùa Cầu – còn được
gọi là cầu Nhật Bản. Hình ảnh cầu Chùa Cầu chính là hình ảnh biểu trung cho
phố cổ Hội An, với lối kiến trúc khá đặc sắc là “thượng gia hạ kiều” tức “trên là
nhà, dưới là cầu”. Sở dĩ gọi là cầu Nhật Bản vì cầu này do những người Nhật khi
họ đến đây lưu trú đã xây dựng nên, tuy nhiều sau những biến cố, bị đập phá và
được tu sửa thì chiếc cầu này dần bị mất đi những dấu tích kiến trúc Nhật Bản.
Gắn liền với chiếc cầu này là một ngôi chùa rất nhỏ, ngôi chủa này thờ Huỳnh
Thiên đại đế, được xây dựng sau chiếc cầu khoảng nửa thế kỉ, phía trước cửa
chùa có treo một bức hồnh màu đỏ có chữ “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn
Phúc Chu ban tặng, ý nghĩa rằng đây là nơi đón những người bạn ở phương xa,
vì khi xưa những thương nhân nước ngoài đến đây đề giao thương. Song, khi
xây dựng ngôi chùa này, người ta mang theo một truyền thuyết về con thủy quái
Mamazu có đầu ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và chiếc thân thì nằm ở Việt
Nam, khi con thủy quái cử động sẽ gây nên động đất, thiên tai ở Việt Nam, vì
vậy họ xây dựng thêm tượng thần Chó, thần Khỉ ở hai đầu cầu nhằm trấn yếm
con thủy quái này, giúp cho đất nước yên ổn, công việc mua bán, thương thảo
cũng không bị bất trắc. Không sai khi lấy hình ảnh chiếc cầu này làm biểu trưng
cho phố cổ Hội An, một cơng trình những gói gọn tổng thể nét kiến trúc, tín
ngưỡng và văn hóa Việt – Nhật - Hoa. Có thể nói đây khơng chỉ là nét giá trị vơ
giá về văn hóa mà cịn đậm chất giá trị về nghệ thuật của người Á Đông, trải qua
bao nhiêu niên kỉ, qua bao biến cố thì những giá trị này vẫn được bảo tồn và lưu
truyền.
Nói tóm lại, đơ thị cổ Hội An mang trong lịng mình qua nhiều thế kỷ một

kết cấu kiến trúc, trang trí kiến trúc, trang trí nội thất và ngoại thất với vẻ đẹp cổ
xưa trong mọi di tích lịch sử mà chúng thể hiện một sự giao thoa, hòa điệu của
nhiều phong cách nghệ thuật khác, nhau, từ đó tạo ra phong cách Hội An. Đó là
sự tổng hịa của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung nạp một cách chọn lọc các
1


yếu tố văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hóa ngoại
lai, giữa nền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới, các khu vực Đông
Nam châu Á và Viễn Đông. Như vậy có nghĩa là vẻ đẹp độc đáo của các di tích
kiến trúc của đơ thị cổ Hội An đã hội tụ, tổng hòa được các yếu tố của nền nghệ
thuật truyền thống được làm phong phú thêm nhờ những yếu tố nghệ thuật nước
ngoài, đa dạng về chủng loại, phong phú về đồ án, điêu luyện về đường nét. Tuy
nhiên trong quá trình du nhập, vay mượn và tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên
ngồi đó, phong cách Hội An vẫn không bao giờ để cho các yếu tố ngoại lai lấn
át các yếu tố bản địa và đã bảo tồn được vững chắc các nền tảng truyền thống
độc đáo và các yếu tố bản sắc đặc thù của dân tộc mình và vì vậy mà tạo nên
được sự hài hòa và thống nhất giữa cái riêng biệt trong cái tổng thể, giữa cái
ngoại lai trong cái nội tại.


CHƯƠNG 2: PHỐ CỔ HỘI AN – PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ NHỮNG
GIÁ TRỊ DI SẢN GẮN LIỀN VỚI VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI SẢN VĂN HÓA.
I. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI PHỐ CỔ HỘI AN
Phố cổ Hội An là vùng đất của kho tàng di sản văn hóa truyền thống của nước
ta, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Hội An vẫn giữ gần như nguyên vẹn
những giá trị văn hóa như một minh chứng sống cho các giai đoạn phát triển. Các di
sản văn hóa vật thể, phi vật thể, những giá trị truyền thống tạo nên một một bức tranh
Hội An đầy cổ kính, hấp dẫn, biến Hội An thành một tài nguyên giàu có để phát triển

du lịch, góp phần đẩy mạnh kinh tế địa phương cũng như kinh tế đất nước. Hiện tại,
hoạt đông du lịch cũng chính là mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế của
thành phố. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, năm 1985, phố cổ Hội An được Bộ
Văn Hóa cơng nhận là di tích quốc gia và đến 1999 thì được UNESCO cơng nhận là
Di sản Văn hóa thế giới. sinh sống.
Thực tế trong nhiều năm qua, phố cổ Hội An vẫn luôn là điểm đến di sản trong
bản đồ du lịch của Việt Nam, sản phẩm “du lịch văn hóa Hội An” với các di tích di
sản đặc sắc, mang giá trị cao từ mặt kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật, giá trị bản sắc văn
hóa dân tộc phát huy hiểu quả thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước
và cả những tổ chức bảo vệ di sản văn hóa trên tồn thế giới. Lượng khách đến Hội
An tăng nhanh là cơ hội để địa phương sáng tạo thêm các hoạt động thu hút và quảng
bá du lịch, nhiều hình thức hoạt động níu chân khách lưu lại khu phố cổ lâu hơn đã
được thực hiện và khá thành công. Sự tăng lên của khách du lịch vừa tạo áp lực về
sự quá tải cho khu phố cổ vừa là động lực để mở thêm các điểm du lịch vệ tinh. Ở
phố cổ Hội An có khá nhiều dịch vụ thăm quan, vui chơi giải trí lành mạnh dành cho
khách du lịch như các điểm di tích, bảo tàng lịch sử về khảo cổ, văn hóa Sa Huỳnh,
văn hóa Champa, những ngơi nhà cổ có tuổi đời hơn 2 thế kỉ, hay những khu chợ
đêm, chợ dân sinh phục vụ dịch vụ ăn uống, ngoài ra ở Hội An cũng có những món
ăn, thức uống là đặc sản, tạo nên thương hiệu riêng chỉ có ở Hội An như món cao
lầu, cơm gà, nước Mót chanh xả,… Không những thế, ở khu phố cổ cũng có những
cửa hiệu bn bán các mặt hàng khách có thể mở rộng khám phá, trải nghiệm ở các
1


vùng xung quanh. Du khách có thể lựa chọn theo tuyến du lịch đến với các làng nghề
như: mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều… Những du khách ưa
thích du lịch sinh thái được lựa chọn đến khu du lịch sinh thái Triêm Tây hoặc làng
rau Trà Quế, ở đây họ được giới thiệu quy trình trồng rau, kỹ thuật trồng trọt, chăm
sóc, thu hoạch… Du khách cũng có thể thưởng ngoạn sơng Hồi trên du thuyền, hay
ngắm phố cổ hoặc đi sâu vào rừng dừa bảy mẫu bồng bềnh trên những chiếc thuyền

thúng, hoặc ra Cù Lao Chàm khám phá khu dự trữ sinh quyển thế giới đầy bí ẩn giữa
biển khơi... Việc khách du lịch đến thăm quan, du lịch tại nơi đây cũng tạo nên nhịp
điệu hiện đại, nhộn nhịp hơn cho khu đô thị đầy cổ kính và đằm thắm này, du lịch
phát triển đồng thời kéo theo nhiều thuận lợi cho người dân ở nơi đây như tạo thêm
nhiều việc làm hơn, việc mua bán cũng phát triển. Nhiều sản phẩm của người dân
buôn bán trong khu phố cổ, trong các làng nghề sản xuất ra đạt lượng tiêu thụ dễ dàng
hơn, không cần phải nhập hàng từ các nơi khác đến. Những hoạt động kinh tế thuận
lợi hơn cũng kéo theo mức thu nhập, điều kiện sống của người dân được cải thiện và
nâng cao hơn.
Đã có những tác động tích cực từ việc phát triển du lịch tại phố cổ Hội An và
tất nhiên không thể trách được những tác động tiêu cực vẫn ln xen lẫn. Vì lượng
khách du lịch đến tham quan và hài lòng, tạo nên sự uy tín và thu hút ngày một nhiều
lương du khách đến Hội An. Để đáp ứng cho nhu cầu du lịch, xung quanh khu vực
phố cổ mọc lên rất nhiều nhà hàng, khách sạn,… tình trạng ùn tắc giao thơng, xả rác
ở ven đường, ở bờ và trực tiếp xuống sơng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh cổ
kính và khơng khí n bình vốn có của khu đơ thị cổ Hội An. Các địa điểm di tích có
lượng khách tham quan tấp nập khiến di tích xuống cấp rất nhanh và dễ mất đi những
giá trị quý báu của chúng. Không những ảnh hưởng trực tiếp đến phố cổ, tình hình
xã hội nơi đây cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cơ hội tìm việc làm ở Hội An tăng lên
kéo theo làn sóng lao động các nơi đến đây tìm kiếm việc làm, bn bán nhỏ, đã tạo
ra sự biến động về thành phần dân cư. Nhiều dịch vụ mới thâm nhập vào phố cổ, xuất
hiện các cò mồi du lịch, cò mồi may mặc, gây nên sự lộn xộn trên phố cổ. Nếp sống
trong các gia đình Hội An cũng dần biến đổi theo nhịp sống dịch vụ du lịch. Xu
hướng thương mại hóa, chạy theo kinh tế làm thay đổi dần quan niệm và lối sống vốn


yên ả của một tỉnh lỵ hành chính. Nhiều biểu hiện văn hóa mới xuất hiện trong khu
phố cổ theo chân khách du lịch từ khắp các nơi trên thế giới mang đến.
Những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực này đều là những mối quan tâm hàng
đầu của địa phương và quốc gia, đặt ra vấn đề làm như thế nào để Hội An vẫn giữ

trọn vẹn những giá trị nguyên bản của một thương cảng Việt cổ - nét đặc trưng quan
trọng nhất của dịch vụ du lịch tại Hội An – đồng thời phát triển, thu hút du lịch.

II.

VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở PHỐ
CỔ HỘI AN:
2.1. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đi đơi việc đảm bảo điều kiện an
sinh xã hội và phát triển du lịch:
Với đặc thù là một khu di tích di sản sống, gần như còn nguyên vẹn các giá trị
hiện hữu theo thời gian, trong những năm qua, công tác bảo tồn di sản, nâng cao
giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa ở Hội An ln là được chính quyền địa phương
cũng như quốc gia quan tâm hàng đầu. Công tác bảo tồn ở nơi đây cũng đã đem lại
những thành quả đáng kể, kết quả thấy rõ những di sản vẫn còn những nét đặc trưng
riêng biệt, điều này cho thấy Hội An là một trong những trường hợp thành công
trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa, đồng thời cũng từ
nhưng di sản này làm nền móng để phát triển du lịch, hướng tới phát triển du lịch
và kinh tế, ổn định điều kiện sinh sống, an sinh xã hội cho người dân ở địa phương.
Ở khu đô thị cổ Hội An vẫn diễn ra các hoạt động sinh sống thường nhật của
người dân, vì vậy đặt ra vấn đề cho chính quyền địa phương rằng phải làm sao vừa
có thể bảo tồn di sản, giữ gìn những giá trị văn hóa vốn có nhưng vẫn đảm bảo đáp
ứng được cho nhân dân về đời sống, sinh kế, sinh hoạt – đó chính là mục tiêu, định
hướng cho phố cổ Hội An trong những năm qua cũng như trong tương lai mà chính
quyền và nhà nước ln cân nhắc và triển khai thực hiện. Nhận định rõ mục tiêu và
thực hiện được công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản sâu sát và có hiệu quả thì
cần có những nhìn nhận về định hướng, vì phố cổ Hội An là trường hợp có quần
thể di tích tập trung khoảng cách khá gần và có hoạt động dân cư sinh sống xen lẫn
xuyên suốt. Vấn đề quan trọng đặt ra là cần chú ý giải quyết hài hòa việc bảo tồn,
1



đồng thời là khai thác và phát huy giá trị của những di sản đó trong phát kiển kinh
tế, du lịch. Đối với các di tích di sản vật thể, di tích kiến trúc thì cần chú ý vào việc
tu sửa và bảo vệ những giá trị nguyên bản, nhất là những giá trị kiến trúc truyền
thống của các ngôi nhà cổ, miếu chùa, nhà thờ tộc,… đồng thời vẫn đáp ứng được
các như cầu dân sinh đúng thời đại của dân cư địa phương. Nói một cách dễ hiểu
hơn, bảo vệ tối đa các giá trị lịch sử của di tích xen lẫn tiết tấu hiện đại để đời sống
của người dân khơng bị lạc hậu, cũ mịn. Đặc biệt chú ý đến các điểm di tích có
lượng du khách tham quan lớn, dễ bị xuống cấp, hư hỏng và chỉ tập trung tu sửa
khi thật sự cần thiết, hạn chế việc tu sửa chắp vá – điều này sẽ ảnh hưởng đến mĩ
quan chung của di tích, kéo theo hiệu quả du lịch, tham quan của du khách.
Do là khu quần thể di sản văn hóa, các di tích kiến trúc, các ngơi nhà cổ đa số
sẽ có người chủ riêng của mỗi ngơi nhà. Vì vậy vấn đề bảo tồn khơng chỉ là trách
nhiệm riêng của chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người chủ sở hữu di
tích đó, và là trách nhiệm chung của toàn bộ dân cư sinh sống, làm việc mưu sinh
trong khu phố cổ này. Chính quyền địa phương ngồi việc là lực lượng chính lên
kế hoạch, định hướng và thực hiện công tác bảo tồn, cần phải giúp đỡ những người
chủ sở hữu di tích trong việc bảo tồn, trùng tu nếu như họ không đủ khả năng để
thực hiện. Từ hỗ trợ những mặt chuyên môn về sữa chữa, vật liệu, thi cơng trùng
tu, cũng có thể hỗ trợ thêm về mặt tài chính. Ngoải ra, trong q trình trùng tu cần
theo sát và hạn chế nguy cơ biến dạng di tích theo khuynh hướng hiện đại quá mức
làm mất đi giá trị lịch sử, truyền thống của khu quần thể. Đối với những di tích có
giá trị cao về lịch sử, có thể kết hợp với chủ di tích phát triển di tích thành địa điểm
tham quan văn hóa, điều này cịn giúp ích cho việc tu sửa khi chủ di tích có thể thu
về tiền vé tham quan và dùng tiền này cho công tác bảo tồn di sản, đồng thời cũng
giải quyết song song việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và đảm bảo đời sống của
người dân một cách hợp lí nhất. Vấn đề bảo tồn và phát duy giá trị di sản không chỉ
tập trung ở khu quần thể di sản kiến trúc vật thể, những giá trị di sản phi vật thể và
các làng nghề truyền thống cũng cần có những sự quan tâm vì đây cũng là những
giá trị văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ngồi ra cũng mang tiềm năng

phát triển kinh tế, du lịch của thành phố Hội An. Thực chất theo tiến trình thời gian,
với xu hướng phát triển ngày càng hiện đại và tân tiến, các giá trị di sản văn hóa


phi vật thể đứng trước nguy cơ rất dễ bị mai một, lãng qn nhanh chóng nếu khơng
được chú trọng.
2.2. Nêu cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy bền vững
những giá trị di sản văn hóa của phố cổ Hội An:
Di tích lịch sử, di sản văn hóa của phố cổ Hội An chính là trái tim, là linh
hồn, là sự tự hào của người dân ở nơi đây. Phố cổ Hội An, bản thân là di tích lịch
sử thì những người dân chính là chủ nhân của di tích này, họ chứng kiến từng
ngày tháng tồn tại, thay đổi và phát triển của phố cổ và cũng là những người có
trách nhiệm lớn lao trong sự tồn tại và phát triển này. Vì vậy, vai trò của cộng
đồng trong việc bảo tồn và phát huy di sản là rất quan trọng, là nhân tố có thể gần
như quyết việc tồn tại và phát triển của phố cổ Hội An – vấn đề về vai trị của
cộng động cũng được chính quyền đề cao trong mỗi cuộc hợp, hội nghị, thảo luận
về công tác bảo tồn cũng như phát triển những giá trị di sản ở phố cổ Hội An.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, phố cổ Hội An trải qua khơng ít khó
khăn khi đối mặt với xu hướng phát triển bùng nổ về dân số, về thành phần dân
cư, việc thay đổi chủ sở hữu các di tích trong phố cổ khiến việc quản lí gặp khó
khắn nhiều phần và cịn kể đến những tác động của tiến trình đơ thị hóa và biến
đổi mơi trường. Xuất hiện những tình trạng xấu như cò mồi các dịch vụ du lịch,
phá giá dịch vụ, chèo kéo khách hàng làm ảnh hưởng đến hình ảnh chân thành,
yên bình của phố cổ. Từ tình hình này, đặt ra vấn đề cần nhìn nhận tối ưu hơn về
vai trò của cộng đồng, để những người dân ở nơi đây thực sự là chủ của di tích
lịch sử, việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa khơng chỉ góp phần
phát triển kinh tế, du lịch của địa phương mà còn là động lực để nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân. Việc phân bổ lượng du khách đến tham
quan đồng đều cả ban ngày và ban đêm, hay phân bổ đều các thời gian trong năm
cũng rất quan trọng, góp phần giảm tải về lượng du khách đổ về phố cổ, đồng thời

sẽ dễ dàng hơn cho việc kiểm sốt cũng như bảo vệ các di tích, di sản văn hóa.
Song, chính quyền cần bố trí là các cửa hàng buôn bán, khu ẩm thực đêm ở phố
cổ hợp lí hơn để tối đa hiệu quả kinh doanh, không gây mất mĩ quan đô thị, lấn
chiếm đường đi, ô nhiễm, rác thải ở vỉa hè, bờ sông…Song việc quản lí dân cư ở
1


khu đô thị cổ Hội An cũng nên được ra sốt kĩ lưỡng, hạn chế tối thiểu tình trạng
người dân ở nơi khác đến mua đất, mua nhà nhưng bỏ hoang hay lợi dụng lợi thế
du khách đông đúc để bn bán các mặt hàng thiếu văn hóa, khơng phù hợp. Điểm
cần lưu ý khi phát huy toàn vẹn giá trị di sản văn hóa thì ngồi tập trung cho
những di tích kiến trúc, di sản vật thể trong khu phố cổ, vai trò của cộng đồng sẽ
thể hiện rõ hơn khi tác động vào việc bảo tồn, duy trì và phát triển những giá trị
văn hóa phi vật thể. Trong xu hướng phát triển theo hướng hiện đại thì những giá
trị văn hóa phi vật thể dễ bị lãng quên, mai một theo thời gian, ở Hội An có những
di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật Bài chòi, những lễ hội, lễ tục dân gian,
các làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống,… mang giá trị bản sắc văn hóa
dân tộc sâu sắc. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam: cộng đồng có vai trò đặc biệt trong việc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các hoạt động liên quan đến di
sản được tổ chức bền vững là nhờ sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng
dân cư địa phương. Nhiều ví dụ cho thấy, các hoạt động bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức thiếu sự tham gia của cộng đồng, không
phù hợp với cộng đồng đều không thể tổ chức tiếp tục và khơng mang tính bền
vững. Đó chính là lý do, càng gần đây, người ta càng chú ý nhiều hơn đến vai trị
của cộng đồng, văn hóa địa phương trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể để vừa tạo ra bản sắc độc đáo của văn hóa địa phương, vừa
kích thích sự chủ động, tích cực của người dân trong việc tổ chức và tham gia
hoạt động liên quan đến di sản.


Nhìn nhận chung, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở phố cổ Hội An vẫn
luôn được chú trọng. Trong hơn 20 năm từ sau khi UNESCO công nhận phố cổ Hội An
là di sản văn hóa thế giới ( ngày 4/12/1999), Đảng bộ và chính quyền thành phố Hội
An, các lãnh đạo Trung Ương tỉnh Quảng Nam đã có những chính sách và giải pháp rất
kịp thời, phù hợp và hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn
hóa ở phố cổ Hội An, đồng thời hướng đến phát triển kinh tế lâu dài từ việc đưa Hội An
thành điểm đến di sản trong ngành du lịch, trở thành” Thành phố sinh thái – văn hóa –


du lịch”. Trong thời điểm hiện tại, sau khi trải qua những khủng hoảng, thất thoát từ đợt
bùng nổ của dịch Covid-19, chính quyền và nhân dân ở thành phố Hội An cũng như ở
phố cổ đang tích cực khắc phục những hậu quả mà dịch bệnh để lại, ảnh hưởng trực tiếp
đến cả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An. Nhưng với kinh
nghiệm tích lũy của một địa phương có thành tích tốt trong việc bảo vệ di sản văn hóa
dân tộc, với sự hỗ trợ Nhà nước, của Trung ương, Tỉnh ủy và bạn bè gần xa, với quyết
tâm cao của toàn thể cộng đồng, các hoạt động gắn với di sản nói chung, cơng tác bảo
tồn di sản nói riêng sẽ vượt qua được khó khăn, trở lực, nhanh chóng phục hồi và tiếp
tục có sự phát triển trong tình hình mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm quản lí bảo tồn di sản văn hóa Hội An ( 2019) – Đặc san Bảo tồn di
sản số 4 (48) – 2019, nxb. Đà Nẵng, tr. 6 – 11
2. Nguyễn Sự ( 2003) – Bảo tồn và phát huy phố cổ Hội An trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội hiện nay – Việt Nam học-Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai,
nxb. ĐHQG Hà Nội, tr. 231 – 240
3. Viện nghiên cứu văn hóa quốc tế (1996) – Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam,
nxb. Thế giới
4. Nguyễn Trung Hiếu (2014) – Đô thị cổ Hội An : di sản văn hóa thế giới, nxb.
Thời đại


1



×