Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BÀI 2



QUẢN LÝ THU CHI



TRONG DOANH NGHIỆP


<b>Tên giảng viên: TRẦN THỊ THÙY DUNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG</b>


<b>Người ni cá tra đang có nguy cơ lỗ nặng</b>


Trong thời gian gần đây (cuối năm 2014), mặc dù việc xuất bán một lứa cá tra có thể mang
về cho người nông dân từ 2 đến 3 tỷ đồng, nhưng cuộc sống của họ vẫn gặp phải rất nhiều
khó khăn, hệ lụy kéo theo là tình trạng bỏ trống ao nuôi đang lan tràn và phổ biến hơn ở
đồng bằng sơng Cửu Long, làm lãng phí một lợi thế tự nhiên của đất nước.


1. Việc thu được 2 – 3 tỷ tiền bán cá có mang lại niềm vui thực sự cho người
nông dân nuôi cá không?


2. Tại sao doanh thu lớn, nhưng người nuôi cá vẫn bị lỗ nặng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC TIÊU</b>


Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:


• Trình bày được khái niệm doanh thu nói chung cũng như các bộ phận hợp
thành tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp nói riêng, nêu được ví dụ về
từng bộ phận doanh thu.


• Trình bày được các khái niệm đồng thời lấy được các ví dụ về chi phí nói
chung và chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác nói riêng.


• Trình bày được các khoản mục và yếu tố cơ bản của chi phí sản xuất kinh doanh.
• Phân biệt được chi phí sản xuất kinh doanh với giá thành sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:


• Học đúng lịch trình của mơn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.


• Đọc tài liệu:


 Chương 2, sách “Tài chính doanh nghiệp”, PGS.TS Lưu Thị Hương và PGS.TS
Vũ Duy Hào đồng chủ biên, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2013.


 Chương 14, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS Bùi Văn Vần và TS Vũ
Văn Ninh đồng chủ biên, Nxb Tài chính, 2013.


 Các phần tài liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong mơn học “Ngun lý kế
tốn” hoặc “Kế tốn tài chính”.


 Luật thuế Giá trị gia tăng, luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp hiện hành của Việt Nam.


• Sinh viên tự học, sau đó làm việc theo nhóm, trao đổi với giảng viên trên lớp và qua email.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>NỘI DUNG</b>


Doanh thu của doanh nghiệp
Chi phí của doanh nghiệp


Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp


Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>NHẬN XÉT TRƯỚC KHI VÀO BÀI</b>


Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam hiện nay, cũng như mẫu Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành đều được xây dựng dựa
trên cách thức phân loại hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp như sau:


Hoạt động của
doanh nghiệp


Hoạt động
kinh doanh


Hoạt động
sản xuất
kinh doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP</b>


• <b>Khái niệm:</b> Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động của
doanh nghiệp trong kỳ kế tốn, góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp.


 Các khoản thu hộ bên thứ ba khơng phải là nguồn lợi
ích kinh tế, khơng làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi
người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ
hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền


hoa hồng được hưởng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng doanh thu:</b>


Doanh thu trong kỳ


Doanh thu hoạt động
kinh doanh


Doanh thu HĐSXKD
(bán hàng


và cung cấp dịch vụ)


Doanh thu hoạt động
tài chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng doanh thu:</b>


 A. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:


Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được (sau khi đã loại bỏ đi các khoản thuế
ở khâu tiêu thụ như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt) từ các giao dịch và nghiệp vụ phát
sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng,
bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá bán (nếu có).



Chất
lượng
hàng hóa


Phương
thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng doanh thu:</b>


 B. Doanh thu hoạt động tài chính:


 Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt
động tài chính trong kỳ, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.


 Ví dụ: Trái tức, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia. Lãi thu được từ
nhượng bán chứng khoán đầu tư. Lãi cho vay được nhận. Lãi bán hàng trả
chậm. Chiết khấu thanh toán được hưởng. Lãi từ kinh doanh vàng bạc, đá quý,
ngoại tệ...


 Chú ý:


Doanh thu hoạt


động kinh doanh =


Doanh thu bán hàng


và cung cấp dịch vụ +



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng doanh thu:</b>


 C. Doanh thu hoạt động khác (Thu nhập khác):


 Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh
nghiệp, phát sinh từ các hoạt động bất thường,
không thường xuyên của doanh nghiệp trong kỳ
kế tốn, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Phân biệt thời điểm ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền</b>


 Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thời điểm mà quyền
sở hữu sản phẩm, hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được thực hiện,
và người mua đã chấp nhận thanh toán số tiền hàng liên quan, không kể tại thời điểm
ấy, doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa.


 Thời điểm thu tiền là thời điểm doanh nghiệp thực sự nhận được tiền hàng của số
hàng hóa và dịch vụ cung cấp.


 <b>Ví dụ:</b> Ngày 20/01/2013, AMBIKE hoàn thành việc vận chuyển và bàn giao 100 chiếc
xe đạp cho phía Hưng Thịnh. Ngày 25/01/2013, Hưng Thịnh chuyển khoản đủ tiền,
trả cho AMBIKE.


 Ngày 20/1/2013: Thời điểm ghi nhận doanh thu. (Khoản phải thu khách hàng của


AMBIKE tăng lên, đồng thời, AMBIKE cũng tiến hành ghi nhận doanh thu)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Phân biệt doanh thu và thu tiền</b>


• Thuộc bên thứ ba
VD: <b>Thuế gián thu</b>


• Thuộc Doanh nghiệp:


<b>Doanh thu</b>


<b>Tổng số tiền</b>
<b>bán hàng, cung cấp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>1. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Phân biệt doanh thu và thu tiền:</b>


Ví dụ: Tiền bán hàng theo giá có thuế GTGT của cơng ty A trong tháng 1 năm N là
770 triệu, trong đó thuế GTGT là 70 triệu. Người mua trả ngay 60%, còn lại được trả
vào tháng sau. Tính doanh thu và số tiền thực tế thu được từ hoạt động bán hàng của
công ty A trong tháng 1 năm N.


Trả lời:


• Thuế gián thu
= 70



• Doanh thu
= 700


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng chi phí:</b>


Chi phí của
doanh nghiệp


Chi phí hoạt động
kinh doanh


Chi phí
sản xuất
kinh doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng chi phí:</b>


 A. Chi phí sản xuất kinh doanh:


 Là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí
về vật chất và lao động sống mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để tổ chức các hoạt động
sản xuất kinh doanh thơng thường trong kỳ
của mình.



 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo
cơng dụng kinh tế và địa điểm phát sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng chi phí:</b>


 A. Chi phí sản xuất kinh doanh:


 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo bản chất kinh tế:
– Chi phí lương.


– Chi phí nguyên vật liệu, vật tư.
– Chi phí khấu hao.


– Chi phí dịch vụ mua ngồi.


– Chi phí SX – KD bằng tiền khác (chi phí xuất quỹ khác của hoạt động SX – KD).


 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mơ sản xuất kinh doanh:
– Chi phí cố định (bất biến).


– Chi phí thay đổi (khả biến).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng chi phí:</b>


 B. Chi phí tài chính:



 Là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao
phí mà doanh nghiệp phải chịu, phát sinh
có liên quan đến các hoạt động tài chính
trong kỳ của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo)</b>


• <b>Các bộ phận hợp thành tổng chi phí:</b>


 C. Chi phí khác:


 Là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí mà doanh nghiệp phải chịu,
phát sinh từ các hoạt động không thường xun, có tính chất bất thường của
doanh nghiệp trong kỳ.


</div>

<!--links-->

×