Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sân khấu truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.66 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH </b>


<b>CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 </b>



<b>NGUYỄN HUY PHỊNG</b>
<b>Tóm tắt</b>


<i>Sân khấu truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, là sản phẩm của nền văn hóa, văn </i>
<i>minh nơng nghiệp lúa nước, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tình cảm ơng cha, góp phần làm nên nét độc </i>
<i>đáo của bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sân khấu truyền thống đã đem đến </i>
<i>những món ăn tinh thần bổ ích, ni dưỡng, giáo dục và hình thành lên những đức tính, phẩm chất </i>
<i>tốt đẹp cho con người. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, làn sóng kỹ nghệ hiện đại của cuộc </i>
<i>Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời đặt ra những thách thức cho </i>
<i>tương lai, số phận của sân khấu. Khảo sát hiện trạng hoạt động của một số loại hình nghệ thuật sân </i>
<i>khấu như Chèo, Tuồng, Cải lương, Kịch nói trong những năm gần đây trên cả hai bình diện thuận lợi và </i>
<i>khó khăn để tìm hướng đi thích hợp là việc làm cần thiết, có ý nghĩa.</i>


<b>Từ khóa</b>: Sân khấu truyền thống, Cách mạng công nghiệp 4.0


<b>Abstract</b>


<i>Traditional theater is a special art form, the product of the water rice farming culture, civilization, </i>
<i>where filters the soul, intellect, and sentiment of many generations, contributes to the unique character </i>
<i>of National cultural identity. Over the thousands years of history, the traditional theater has brought </i>
<i>the meaningful chicken soup for soul, nourished, educated and formed the virtues, good qualities for </i>
<i>man. However, in the context of global integration, the 4th<sub> industrial revolution wave has opened up </sub></i>
<i>both opportunities and challenges for the future, the fate of the theater. Surveying the current status of </i>
<i>some forms of theatrical art such as Cheo, Tuong, Cai Luong, Drama in recent years on both favorable </i>
<i>and difficult aspects to find the appropriate direction is the meaningful required deed.</i>


<b>Keywords:</b> Traditional performance, Industrial Revolution 4.0



<b>1. Thời cơ của sân khấu truyền thống trong </b>
<b>bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0</b>


S

ự ra đời của các cuộc cách mạng
công nghiệp (CMCN) đánh dấu sự
phát triển của tư duy nhân loại trong
việc không ngừng khám phá, sáng tạo những
chiều kích, đỉnh cao của khoa học, cơng nghệ,
kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tạo những chuyển
biến, đột phá lớn trong đời sống vật chất, tinh
thần, đem lại cơ hội tốt nhất để con người có
thể sống tốt đẹp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



Khơng chỉ tác động nhiều mặt đến lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng
mà trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, cuộc
CMCN 4.0 cũng đang trở thành chất xúc tác
đặc biệt để các loại hình nghệ thuật cất cánh,
thăng hoa, mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài
phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia. Bàn về
những tín hiệu tích cực của cuộc CMCN 4.0
đối với lĩnh vực sân khấu có thể nhận thấy ở
những phương diện như:


<i>Thứ nhất</i>, cuộc CMCN 4.0 đang làm cho thế
giới ngày càng thu nhỏ lại và phẳng ra, xóa
nhịa khoảng cách về không gian lãnh thổ,
giúp các quốc gia xích lại gần nhau để trao


đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu, hội nhập và
hợp tác toàn cầu về mọi lĩnh vực, trong đó có
nghệ thuật sân khấu. Với những lợi thế vượt
trội về công nghệ thông tin và khả năng kết
nối nhanh, CMCN 4.0 đang bắc những nhịp
cầu, rút ngắn con đường đi của nghệ thuật sân
khấu các nước đến gần nhau hơn. Thơng qua
những hoạt động tuần văn hóa, năm văn hóa,
nghệ thuật sân khấu truyền thống tạo “sức
mạnh mềm” trong việc quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc
tế. Trong hội nhập, giao lưu quốc tế, văn hóa
đóng vai trị quan trọng, đó là những nét riêng
biệt, độc đáo, tạo nên bản sắc, tính cách và
điệu hồn dân tộc mà loại hình nghệ thuật sân
khấu chính là phương tiện truyền tải thơng
điệp một cách sinh động, tinh tế và để lại ấn
tượng sâu đậm trong lòng du khách.


Việc giao lưu, hợp tác, học tập kinh nghiệm,
nhất là phương thức bảo tồn, lưu truyền và lan
tỏa sức sống của nghệ thuật sân khấu trong
bối cảnh thời đại công nghệ số là yêu cầu cấp
thiết với nhiều quốc gia. Cuộc CMCN 4.0 sẽ mở
ra những cánh cửa về khoa học cơng nghệ,
phương thức trình diễn hiện đại với những
công nghệ 3D, 4D, kỹ nghệ ánh sáng, âm thanh
hiện đại cộng với lối nói, lối hát và trình diễn
độc đáo của sân khấu truyền thống, đem đến
sự mới lạ, thích thú cho cơng chúng. Thời gian


qua, những vở diễn sân khấu kinh điển trong
và ngồi nước đã được khốc chiếc áo mới nhờ
sự sáng tạo, phá cách của đạo diễn, diễn viên


và sự kết hợp khéo léo, hiệu quả những hiệu
ứng từ công nghệ ánh sáng, âm thanh, sự pha
trộn sắc màu của các loại hình nghệ thuật, tạo
sức hấp dẫn lớn cho người xem. Tiêu biểu có
thể kể tới những vở diễn do Nhà hát kịch Việt
Nam dàn dựng và công chiếu: <i>Hamlet, Romeo </i>
<i>và Juliet, Vua Lia</i> của Shakespeare, <i>Chuyện nàng </i>
<i>Kiều </i>phóng tác từ Truyện Kiều của Nguyễn Du;


<i>Hồng lâu mộng</i> của Tào Tuyết Cần (sản phẩm
của sự hợp tác giữa các nghệ sỹ Việt Nam và
đạo diễn Singapore Chua Soo Pong), <i>Lão hà </i>
<i>tiện</i> (Molière), <i>Oedipus làm vua</i> (Sophocles),


<i>Mêđê</i> (Euripides), <i>Nguyễn Trãi ở Đơng Quan </i>


của Nguyễn Đình Thi,… Đặc biệt, vở ballet <i>Hồ </i>
<i>thiên nga</i> (Tchaikovsky) của nhà hát Talarium
et Lux đã trình diễn một đêm duy nhất (ngày
1/8/2015) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà
Nội đã đem đến cho khán thính giả những trải
nghiệm thú vị, khó quên khi vở diễn đã được
hiện đại hóa qua việc phối kết hợp với những
lợi thế của công nghệ ánh sáng, ứng dụng 3D
và truyền thông đa phương tiện (multimedia).



Như vậy, có thể nói cuộc CMCN 4.0 mở ra
nhiều cơ hội trong việc tăng cường hợp tác,
giao lưu, chuyển giao công nghệ giữa các nền
sân khấu trên phạm vi tồn cầu. Trên nền tảng
của cơng nghệ số, kỹ xảo hiện đại sẽ giúp cho
các loại hình nghệ thuật truyền thống cách
tân, sáng tạo, không ngừng tự làm mới chính
mình để mang đến cho cơng chúng những
món ăn tinh thần bổ ích, có ý nghĩa, phù hợp
với xu hướng, tâm lý tiếp nhận của thời đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sự tha hóa đạo đức, nhân cách con người. Xã
hội đương thời với những xung đột, khủng
hoảng về hệ giá trị, niềm tin, sợi dây gắn kết
giữa người với người lỏng lẻo, thì con người
lại có xu hướng tìm về những giá trị văn hóa
cổ truyền với mong ước, khát vọng được trở
về “<i>ký ức tuổi thơ</i>”, “<i>tìm lại tiếng nói đã mất</i>” để
làm điểm tựa tinh thần trước cuộc sống hiện
tại nhiều bon chen.


Trong bối cảnh đó, việc bảo tồn và phát huy
những giá trị vô giá của nghệ thuật sân khấu
truyền thống là cần thiết, có ý nghĩa. Bởi sức
mạnh của nghệ thuật sân khấu qua những làn
điệu chèo, xung đột kịch, câu ca cải lương, vũ
điệu tuồng đồ… sẽ giúp mỗi cá nhân, nhất là
những người xa xứ, ly hương hiểu về cội nguồn
dân tộc, hướng về cộng đồng, tổ tiên để thêm
yêu quê hương, Tổ quốc mình. Đặc biệt, nó là


điểm tựa tinh thần để con người không bị cô
đơn trong xã hội đầy bất trắc.


Trong xu thế hiện nay, khi nhu cầu du lịch,
tìm hiểu các nền văn hóa của các dân tộc được
đẩy mạnh, tăng cường thì việc phát triển các
loại hình nghệ thuật sân khấu gắn với hoạt
động du lịch là chiến lược phát triển lâu dài,
bền vững. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch
Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng
khách nước ngoài sang du lịch ở nước ta ước
đạt 5.547.314 lượt khách, tăng 29,5% so với
cùng kỳ năm 2017 (6). Đây là tín hiệu khả quan
cho thấy sức hấp dẫn của đất nước Việt Nam
tươi đẹp với bề dày lịch sử, văn hóa độc đáo
cùng sự hiện diện của nhiều loại hình di sản
phong phú, trong đó có nghệ thuật sân khấu.
Do đó, cần thiết phải kết hợp du lịch, quảng
bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam
trong quá khứ và hiện tại thông qua những
hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá với
những điểm nhấn quan trọng là những tiết
mục, trích đoạn vở diễn mang âm hưởng, đặc
trưng văn hóa vùng miền, như nghệ thuật
chèo miền Bắc, tuồng miền Trung và cải lương
miền Nam… Việt Nam tự hào là quốc gia có
nhiều di sản văn hóa, nhất là di sản văn hóa phi


cơ hội thuận lợi để loại hình nghệ thuật sân
khấu phát huy lợi thế riêng có, mang về những


khoản doanh thu lớn, góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.


Nắm bắt được tâm lý và xu thế phát triển
du lịch gắn với nghệ thuật truyền thống, Nhà
hát Múa rối Thăng Long là đơn vị tiên phong
trong việc nắm bắt thị hiếu, gắn kết du lịch với
múa rối nước. Ngay từ ngày đầu triển khai, nhà
hát đã thu hút được lượng lớn khách du lịch,
cả 365 ngày trong năm Nhà hát đều kín lịch
diễn. Trung bình mỗi tháng đón gần 10.000
lượt khách quốc tế, 3.000 lượt khách nội địa,
lượng khách tour chiếm 70 - 80% (4).


Đón nhận xu thế phát triển đó, Nhà hát
Chèo Hà Nội cũng đã xây dựng nhiều chương
trình nghệ thuật mới, hấp dẫn để thu hút du
khách. Năm 2013, Nhà hát dàn dựng tiết mục
“<i>Long Thành diễn xướng</i>” quy tụ các loại hình
nghệ thuật vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tiếp đó
là chương trình “<i>Trẩy hội ngày xuân</i>” khá công
phu, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các loại
hình nghệ thuật: chèo, xiếc, ca trù, quan họ,
phù hợp với du lịch và thu hút du khách. Giữa
năm 2017, chương trình “<i>Hà Nội đêm thứ 7</i>” của
Nhà hát tiếp tục ra mắt, diễn ra đều đặn vào tối
thứ 7 hàng tuần với đối tượng hướng đến là
khán giả Thủ đô và khách du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>




đèn các đêm diễn vở “<i>Kiều</i>” vào 20 giờ thứ 6
hàng tuần và ưu tiên dành 60% vé xem kịch
cho du khách của Vietrantour.


Như vậy, bối cảnh mới đặt ra những thời
cơ mới địi hỏi các loại hình nghệ thuật sân
khấu truyền thống muốn tồn tại, phát triển
phải không ngừng tự đổi mới, sáng tạo; tận
dụng triệt để thành tựu của cuộc CMCN 4.0
để đưa sân khấu đến gần hơn với khán giả
trong và ngồi nước. Hội nhập quốc tế về văn
hóa, trong đó có nghệ thuật sân khấu, đem lại
những cơ hội tốt để đội ngũ những nhà quản
lý văn hóa văn nghệ, đội ngũ đạo diễn, diễn
viên cọ xát, học tập kinh nghiệm và cách làm
sáng tạo của các nền nghệ thuật sân khấu tiên
tiến trong khu vực và quốc tế để từ đó tìm ra
lối đi riêng cho nghệ thuật sân khấu dân tộc.


Tuy nhiên, cuộc CMCN 4.0 cùng với việc mở
ra những chân trời mới trong lao động sáng
tạo nghệ thuật, đồng thời cũng đặt ra những
khó khăn, thử thách khốc liệt đối với sân khấu
truyền thống.


<b>2. Thách thức của sân khấu truyền thống </b>
<b>trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0</b>


Sân khấu truyền thống gắn liền với không


gian, môi trường diễn xướng dân gian, mang
âm hưởng chậm rãi của cư dân nơng nghiệp
lúa nước. Vì thế khi bối cảnh thay đổi, nhất là
sự bùng nổ của công nghệ thông tin, internet,
mạng xã hội, truyền thơng đa phương tiện với
những loại hình giải trí nghe nhìn hiện đại,
thơng minh cùng lớp cơng chúng mới đòi
hỏi nghệ thuật sân khấu truyền thống phải
chuyển mình với những cuộc cách mạng về tư
duy, nhận thức, cách làm thì mới có thể cạnh
tranh, song hành cùng các loại hình nghệ
thuật hiện đại khác.


Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI,
nhiều cuộc tranh luận, bàn thảo về số phận,
tương lai của nghệ thuật sân khấu trước
ngưỡng cửa thời đại công nghệ số đã được
đặt ra, thể hiện những day dứt, trăn trở của các
nghệ sĩ về chuyện nghề cùng nỗi niềm đau
đáu trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa
vơ giá của cha ơng để lại trước nguy cơ mai


một, chìm vào quên lãng khi sân khấu truyền
thống ngày càng thưa vắng khán giả và những
người mặn mà với loại hình nghệ thuật lâu đời
này ngày càng vắng bóng. Trước thực trạng đó,
NSƯT. Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân
khấu đã phải thốt lên rằng: “<i>Sân khấu truyền </i>
<i>thống hiện nay đang ở trong khoa hồi sức cấp </i>
<i>cứu</i>”. Bàn về những khó khăn, thách thức của


sân khấu truyền thống trong cuộc CMCN 4.0
có thể nhận thấy một số vấn đề sau:


<i>Thứ nhất</i>, là sự lấn át của các phương
tiện truyền thông, nghe nhìn hiện đại, các
gameshow truyền hình1<sub>. Đây là một trong </sub>


những thách thức lớn mà nghệ thuật truyền
thống khó có thể cạnh tranh về sự nhanh
nhạy, hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của mọi
đối tượng công chúng, nhất là tầng lớp thanh
thiếu niên. Sự ra đời của internet, mạng xã hội,
sự du nhập của các bộ phim điện ảnh đến từ
các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc,
Ấn Độ với tần số phủ sóng dày đặc trên các
kênh truyền hình quốc gia và địa phương2<sub>; các </sub>


bộ phim tâm lý, hành động của nước ngồi
cơng chiếu trong các rạp đã vơ tình đẩy lùi, lấn
át và làm lu mờ loại hình nghệ thuật sân khấu
truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đứng xứng đáng trong tâm trí nhiều thế hệ.


<i>Thứ hai</i>, là những thách thức từ chính nhận
thức phiến diện của những người có trách
nhiệm. Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH có
sự đan xen và song song tồn tại giữa cái cũ
và cái mới, truyền thống và hiện đại, quá khứ
và tương lai mà đơi khi con người khó có thể


nhận diện cái nào là tiến bộ, tích cực, cái gì là
lạc hậu, bảo thủ, lỗi thời. Vì thế cần có cái nhìn
biện chứng, đi trước đón đầu của những nhà
quản lý, các cơ quan chuyên môn, tham mưu.
Tuy nhiên trên thực tế, vì mải chạy theo lợi ích
kinh tế và chủ nghĩa cá nhân cơ hội, nhiều cán
bộ xem thường, đánh giá thấp vị trí, vai trị của
sân khấu truyền thống. Việc đầu tư về tài lực
cũng như nhân lực cho loại hình nghệ thuật
này chưa tưng xứng, cịn nặng về hình thức, hơ
hào khẩu hiệu khiến cho sân khấu phát triển
cầm chừng, tiến thoái lưỡng nan.


<i>Thứ ba</i>, là thách thức từ chính chủ thể
sáng tạo, gìn giữ nét đẹp của sân khấu. Một
thực tế mà sân khấu hiện nay đang đối diện
là sự khủng hoảng đội ngũ sáng tác kịch bản,
đạo diễn, diễn viên chuyên nghiệp khiến cho
những vở diễn trở nên cũ mịn, đơn điệu nhàm
chán, khơng thu hút được người xem3<sub>. Mặt </sub>


khác, do hoạt động quá lâu trong cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, phụ thuộc vào nguồn
biên chế, ngân sách, đặt hàng của Nhà nước
đã khơng kích thích được tính chủ động, sáng
tạo, tranh tài giữa các loại hình, các đồn nghệ
thuật và trong chính đội ngũ của một đơn vị
nghệ thuật. Đó là sự lãng phí lớn khi nguồn
ngân sách hoạt động không hiệu quả, đội ngũ
diễn viên chuyên nghiệp trở nên chây ì, già


cỗi. Do đồng lương eo hẹp, nhiều diễn viên bỏ
nghề hoặc làm thêm nghề phụ để mưu sinh
dẫn đến sự chuyên tâm và tình yêu cho nghiệp
diễn trở nên bấp bênh, phai nhạt.


Hoạt động sân khấu đòi hỏi tài năng và
niềm đam mê cháy bỏng, cống hiến hết mình
cho nghệ thuật. Tuy nhiên một trong những
điều lo ngại của những người làm sân khấu là
sự thiếu vắng của đội ngũ những diễn viên trẻ


hấp dẫn của nghề chưa tạo được tầm ảnh
hưởng đối với thanh thiếu niên. Nhà trường,
gia đình và xã hội còn chưa thực sự hiểu, trân
trọng về nghề diễn. Những ám ảnh tâm lý,
những định kiến về nghề hát (xướng ca vơ
lồi) vẫn cịn ăn sâu trong nếp nghĩ nhiều
người khiến cho cái nhìn về nghệ thuật sân
khấu cịn lệch lạc.


Về q trình đào tạo tài năng trẻ cho
lĩnh vực sân khấu, hiện nay ở một số trường
chuyên nghiệp như Đại học Sân khấu - Điện
ảnh, Cao đẳng nghệ thuật Múa Trung ương,
các trường Cao đẳng, Trung cấp văn hóa nghệ
thuật của các địa phương, các khoa nghệ thuật
của các trường Đại học cũng đã quan tâm mở
mã ngành đào tạo cho các sinh viên, diễn viên
quần chúng. Nhưng lượng người theo học có
xu hướng giảm dần, góp phần tơ thêm màu


xám cho bức tranh ảm đạm của nghệ thuật
sân khấu4<sub>.</sub>


Có thể nói, cuộc CMCN 4.0 mang đến cho
nhân loại những trải nghiệm, khám phá mới,
thú vị về thế giới và cuộc sống của con người
qua sự kết hợp tài tình của cơng nghệ. Cái mới
lại tự nó đã tạo sức hút, kích thích tâm lý tị mị
của mỗi người. Điều này khiến cho sân khấu
truyền thống bị thu hẹp tầm ảnh hưởng và
phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, mỗi loại hình
nghệ thuật dù hiện đại hay cổ điển đều có
cách đi riêng trên những con đường do người
nghệ sĩ tạo ra để chiếm lĩnh trái tim, tâm hồn
của công chúng. Sân khấu truyền thống đang
gặp khó, rơi vào khủng hoảng nhưng khơng
phải là khơng có lối thốt để tỏa sáng và vươn
ra thế giới.


<b>3. Một số giải pháp phát huy sức mạnh của </b>
<b>nghệ thuật sân khấu trong bối cảnh hiện nay</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



sáng, bài trí cảnh sắc,… có vai trị quan trọng
trong việc bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân
cách con người. Dù cuộc sống thay đổi, con
người mải chạy theo lợi ích vật chất, tiền tài,
thì đến một lúc nào đó, họ lại khát khao tìm về
những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc,


muốn được hịa mình trong những làn điệu
chèo tình tứ, thiết tha, những câu vọng cổ
chân thành, da diết; những vở kịch, điệu tuồng
mang đậm màu sắc văn hóa quê hương.


Để phát triển loại hình nghệ thuật đặc biệt
này trong cuộc sống hôm nay, cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có một số
giải pháp cơ bản như:


<i>Thứ nhấ</i>t, cần nâng cao nhận thức của các
cấp các ngành, của người dân và những người
làm nghệ thuật về vai trị, vị trí đặc biệt của
nghệ thuật sân khấu truyền thống. Đó là di sản
văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn, gìn giữ
và phát huy, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần quán triệt
sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị di
sản dân tộc được thể hiện rõ trong Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII (1998) về Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 9
khóa XI (2014) về Xây dựng, phát triển văn hóa
và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước; Chiến lược phát triển
văn hóa Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ
(ban hành năm 2009); Chiến lược phát triển các
ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ


(ban hành năm 2016), với mục tiêu chủ yếu
đến năm 2020, “Phấn đấu doanh thu của các
ngành công nghiệp văn hóa đóng góp Khoảng
3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội,
trong đó đóng góp của ngành nghệ thuật biểu
diễn đạt khoảng 16 triệu USD”. “Mục tiêu chủ
yếu đến năm 2030, phấn đấu doanh thu của
các ngành cơng nghiệp văn hóa đóng góp 7%
GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã
hội, trong đó đóng góp của ngành nghệ thuật
biểu diễn đạt khoảng 31 triệu USD” (5). Để
hồn thành mục tiêu, kế hoạch đó cần gắn kết


chặt chẽ vai trò của sân khấu với hoạt động du
lịch, trải nghiệm thực tế của du khách trong và
ngồi nước. Khơng ngừng tun truyền và lan
tỏa sức sống, sức hấp dẫn của nghệ thuật sân
khấu qua mơ hình các câu lạc bộ, sinh hoạt dân
gian, cộng đồng; đưa nghệ thuật sân khấu vào
giảng dạy trong hệ thống các cơ sở giáo dục,
thắp lên tình u và sự gắn bó với cội nguồn
lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ qua những vở
diễn sinh động, độc đáo.


<i>Thứ hai</i>, Nhà nước và các cơ quan ban
ngành cần có cơ chế, chính sách đặc thù đối
với lĩnh vực hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Đầu tư kinh phí, hiện đại hóa cơ sở vật chất,
trang thiết bị theo hướng đồng bộ, tiên tiến,
tận dụng những ưu thế của cuộc CMCN 4.0 để


làm mới nghệ thuật sân khấu. Có chính sách
đãi ngộ nghệ sĩ, nghệ nhân và tuyển chọn
những tài năng sân khấu trẻ, bổ sung nguồn
lực và đội ngũ kế cận trong việc trao truyền,
tiếp nhận di sản sân khấu của cha ông.


<i>Thứ ba</i>, nâng cao tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, đạo diễn,
diễn viên trong việc sáng tạo nhiều tác phẩm
mới, phù hợp với tâm lý và thị hiếu công
chúng. Xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật,
phối kết hợp với các tổ chức, đơn vị nghệ thuật
tư nhân để khảo sát nắm bắt tâm lý, nhu cầu
của thị trường. Mạnh dạn thử nghiệm các loại
hình sân khấu mới; tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm sản xuất, quảng bá và kinh doanh
nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật tiêu biểu
trên thế giới. Tiến tới cổ phần hóa một số nhà
hát, đồn nghệ thuật theo hướng tự chủ tài
chính, nguồn biên chế, đào tạo, tuyển chọn
diễn viên, tạo tính cạnh tranh, thi đua giữa các
đoàn, đơn vị nghệ thuật. Bên cạnh đó cần tăng
cường mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế về
văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường quảng bá
hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến
với bạn bè thế giới thông qua nghệ thuật sân
khấu truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thuật này là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tài tình
giữa truyền thống, bản sắc với hiện đại, hội


nhập toàn cầu. Việc bảo tồn vẻ đẹp tâm hồn dân
tộc, nét độc đáo của văn hóa truyền thống qua
cách thể hiện mới lạ, độc đáo cùng sự hỗ trợ của
công nghệ nghe nhìn hiện đại sẽ là hướng đi
bền vững của sân khấu trong bối cảnh hiện nay.
Điều đang chờ đợi là sự nỗ lực, cố gắng và khả
năng dự báo, đi trước đón đầu của nhà quản lý;
tình yêu, tài năng và nhiệt huyết của đội ngũ
văn nghệ sĩ; sự mặn mà của cơng chúng thì sân
khấu sẽ trở thành một trong “nguồn lực nội sinh
quan trọng” trong quá trình phát triển đất nước
hiện nay.


N.H.P


<i>(TS., Viện Văn hóa và Phát triển, </i>
<i>Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)</i>


<b>Chú thích</b>


1<sub> Theo ơng Nguyễn Bắc Son, Việt Nam là </sub>


quốc gia có nhiều loại hình báo chí, với hơn
800 cơ quan. Đặc biệt chưa nước nào có nhiều
đài truyền hình như Việt Nam, với hơn 300 kênh
phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày.
Nguồn:
/>html


2<sub> Năm 2017, Việt Nam đạt doanh thu 3.250 tỷ </sub>



đồng trong lĩnh vực điện ảnh. Trong đó, doanh
thu từ phim Việt chỉ chiếm 28%, điều đó cho thấy
phim trong nước vẫn bị phim ngoại lấn át về sức
cạnh tranh.


3<sub> Rạp Hồng Hà thuộc quyền quản lý của Nhà </sub>


hát Tuồng với sân khấu chính gồm 339 ghế ngồi
nhưng có những đêm diễn chỉ có 5 khán giả. Cịn
với Nhà hát Kịch Tuổi trẻ Hà Nội, đa số các vở diễn
phát vé mời mới đông khán giả. Theo NSƯT. Chí
Trung, một tuần nhà hát Tuổi trẻ vẫn diễn 2-3
buổi nhưng không được như ngày xưa, một vở ra
mắt diễn 70 buổi liên tục. Khán giả chỉ tập trung
mua vé các vở hài kịch, cịn chính kịch thường
thưa vắng khách. Các sàn kịch trụ cột của làng
kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh như: IDECAF,


khán giả. Mỗi suất, khán giả được nửa rạp hoặc
chỉ vài hàng ghế vẫn phải mở màn biểu diễn.


4<sub> Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành </sub>


phố Hồ Chí Minh là đơn vị đào tạo về sân khấu,
điện ảnh trình độ đại học, cao đẳng chính quy
duy nhất của khu vực phía Nam, tuy nhiên năm
2015, số thí sinh đăng ký dự thi vào trường giảm
đến 50% so với trước đó. Cịn theo thống kê của
Đại học Huế, trong đợt tuyển sinh năm 2016,


Trường Đại học Nghệ thuật chỉ tuyển sinh được
63 thí sinh, đạt 30% so với 210 chỉ tiêu đề ra.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2016), <i>Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: thời cơ </i>
<i>và thách thức đối với Việt Nam</i>, Nxb. Lý luận Chính
trị, Hà Nội.


2. Đào Mạnh Hùng (2003), <i>Sân khấu truyền </i>
<i>thống bản sắc dân tộc và sự phát triển</i>, Nxb. Sân
Khấu, Hà Nội.


3. Nguyễn Đình Thi, Lê Mạnh Hùng (2008),


<i>Tiếng nói sân khấu</i>, Nxb. Văn học, Hà Nội.


4. Đinh Thị Thuận (2007), <i>Đưa nghệ thuật </i>
<i>truyền thống thành sản phẩm du lịch hấp dẫn</i>,

/>nghe-thuat-truyen-thong-thanh-san-pham-du-lich-hap-dan-20170608114847757.htm


5. Thủ tướng Chính phủ (2016), Q<i>uyết định </i>
<i>phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành cơng </i>
<i>nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn </i>
<i>đến năm 2030</i>.


6. Tổng cục Thống kê (2019), <i>Khách quốc tế </i>
<i>đến Việt Nam tháng 4 và 4 tháng năm 2018</i>, http://


vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/26394
Ngày nhận bài: 13 - 1 - 2018


</div>

<!--links-->

×